Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.91 KB, 17 trang )

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT
LONG
1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT LONG
1.1.1. Sự hình thành Công ty
Công ty Cổ phần Việt Long được thành lập ngày 10/8/2002, với hình thức
ban đầu là Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất, thương mại và xuất khẩu Việt
Long. Đến ngày 08/10/2007, Công ty chuyển đổi thành Công ty cổ phần Việt
Long.
Tên chính thức: Công ty Cổ phần Việt Long
Trụ sở chính: 20K3 - Đường Nguyễn Phong Sắc - Phường Nghĩa Tân - Quận
Cầu Giấy - Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 04. 7565841
Fax: 7568618
Email:
Website: Vietlong.net.vn
Mã số thuế: 01023843489
Số tài khoản: 482110001090 - Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín - Phòng giao
dịch số 3 - Hà Nội
Xuất phát là Công ty trách nhiệm hữu hạn với số vốn ban đầu 1 tỷ đồng. Đến
cuối năm 2007, Công ty huy động được tới 15 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Việt Long là Công ty cổ phần được hình thành với số vốn
góp của 04 cổ đông, hoạt động trên 02 lĩnh vực sản xuất và thương mại.
Trong sản xuất, Công ty thực hiện việc thiết kế các loại mẫu, các sản phẩm
theo đơn hàng.
Trong thương mại, thực hiện việc in, photo, in offset và là nhà phân phối các
loại máy móc, các linh kiện trong lĩnh vực in và photo.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty
Hội đồng quản trị
Ban Giám đốc
Phòng Kế toán
Phòng Thiết kế - kinh doanh


Phòng Kỹ thuật
Bộ phận sản xuất
Phòng Hành chính - nhân sự
Sơ đồ 1. Cơ cấu tổ chức của Công ty
Các phòng ban là cơ quan tham mưu cho Tổng Giám đốc, chuẩn bị các
quyết định cho Tổng Giám đốc chỉ huy về sản xuất kinh doanh. Công ty được tổ
chức theo mô hình trực tuyến.
+ Hội đồng quản trị: Đứng đầu Công ty điều hành mọi hoạt động của Công
ty, ra các quyết định quản trị, thống nhất hoạch định các chiến lược kinh doanh
cũng như các chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
+ Ban Giám đốc: Chịu trách nhiệm đưa ra những định hướng tổng thể cho
Công ty.
+ Phòng Thiết kế - kinh doanh: Chịu trách nhiệm phụ trách thiết kế các mẫu
theo yêu cầu và các mẫu của Công ty, thiết kế các bảng biểu, nội dung, các vấn đề
liên quan đến sản phẩm. Với bộ phận kinh doanh nghiên cứu về chiến lược phát
triển ngắn hạn, biện pháp nhằm tăng tính cạnh tranh tìm kiếm khách hàng, quan hệ
và phối hợp các bộ phận thiết kế, đặt hàng giải đáp thắc mắc khách hàng, tìm
khách hàng mới, thị trường mới, duy trình khách hàng cũ của Công ty trong mối
quan hệ làm ăn lâu dài.
+ Phòng Kỹ thuật: Là đầu mối giải quyết các công việc liên quan đến công
tác kỹ thuật như: sửa chữa, nghiên cứu, bảo trì, bảo dưỡng các máy móc thiết bị…,
tham gia xây dựng và phát triển về kỹ thuật theo dõi kiểm tra, vận hành các thiết bị
vật tư của Công ty và cho khách hàng.
+ Phòng Kế toán: Quản lý việc thu chi theo chế độ, quyết định của Nhà nước,
kiểm soát các số liệu phát sinh, theo dõi hoạt động sản xuất, kinh doanh và đề xuất
các biện pháp xử lý nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh.
+ Phòng Hành chính - nhân sự: Phụ trách các vấn đề về văn thư, hành chính
tổng hợp, các công tác về nhân sự. Lưu trữ, xử lý các văn bản của Công ty, kế
hoạch về lương, giúp Tổng Giám đốc xây dựng các phương án tổ chức cán bộ quản
lý, đề ra các biện pháp về an toàn lao động, công tác đào tạo, phát triển nâng cao

tay nghề cho lao động, trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý.
+ Bộ phận sản xuất: Là nơi trực tiếp tạo ra sản phẩm, với chức năng chính là
tiếp xúc trực tiếp với sản xuất, giải quyết và thực hiện các đơn đặt hàng, nắm bắt
cụ thể tình hình để đưa ra các đề xuất với lãnh đạo Công ty về điều kiện, thiết bị,
nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất.
1.1.3. Đặc điểm về lao động
Quy mô về lao động của Công ty được mở rộng, đội ngũ lao động được
nâng cao về trình độ và tay nghề để phù hợp với yêu cầu ngày càng đa dạng của
khách hàng.
Với số lao động ban đầu vào năm 2002 là 10 đến năm 2007 tăng lên 68 lao
động. Lao động của Công ty khi mới tuyển dụng chủ yếu là lao động phổ thông,
chưa qua đào tạo, chưa có kinh nghiệm về in, photo, nên khi tuyển vào làm việc,
Công ty phải tiến hành đào tạo, tạo điều kiện để lao động tiếp cận và học hỏi thực
tế ngay trong công việc. Vì vậy, sau một thời gian, lao động đều đáp ứng tốt những
nhiệm vụ được phân công. Chính vì thế, dù thù lao mà lao động nhận được từ
Công ty mới ở mức trung bình của xã hội, nhưng do có tính gắn kết giữa lao động
và công việc, nên số lao động bỏ việc trong những năm qua là rất ít.
Bảng 1. Số lượng lao động của Công ty
Năm
Chỉ tiêu
2002 2003 2004 2005 2006 2007
Số lao động (người) 10 12 20 25 50 68
Tỷ lệ lao động tăng (%) - 16,7 40 20 50 26,5
Nguồn: Phòng Hành chính - nhân sự
Số lao động tăng qua các năm, đặc biệt đến năm 2006 số lao động tăng 50%.
Đó là vì việc chuẩn bị chuyển đổi sang Công ty cổ phần, đồng thời việc mở rộng
thêm chi nhánh ở Thái Nguyên và hai cửa hàng phụ thuộc trên địa bàn. Dự kiến
trong năm 2008, Công ty xây dựng và đi vào hoạt động kho dự trữ tại Hà Tây. Do
đó, số lao động dự kiến sẽ tăng thêm đến hơn 80 lao động vào năm 2008.
Về độ tuổi lao động: tương đối trẻ, rất nhiều lao động đã gắn bó với doanh

nghiệp từ năm 2002, lao động chủ yếu từ 20 - 35 tuổi, do đặc trưng của công việc
cần đi nhiều, giao tiếp với khách hàng trẻ, cần sự sáng tạo về màu sắc, phục vụ chủ
yếu cho lứa tuổi thanh niên, do đó, cũng tác động đến cơ cấu về giới tính.
Bảng 2. Cơ cấu lao động theo giới tính
Năm
Chỉ tiêu
2002 2003 2004 2005 2006 2007
Nam (người)
8 9 15 20 42 50
Nữ (người)
2 3 5 5 8 18
Tổng (người)
10 12 20 25 50 68
Tỷ lệ nữ so với tổng
lao động (%)
20 40 25 20 16 25
Nguồn: Phòng Hành chính - nhân sự
Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ lao động nữ có tăng qua các năm nhưng so với
lao động nam trong mỗi năm vẫn chiếm tỷ lệ thấp. Tỷ lệ lao động nữ năm 2002 là
20% đã tăng lên 25% năm 2004 nhưng đến năm 2006 giảm xuống còn 16% và đến
năm 2007 là 25%.
Nguyên nhân trên là do Công ty chuyên sâu về nghiệp vụ kỹ thuật photo, các
loại máy móc, việc đi lại phục vụ cho giao hàng nên nhu cầu về lao động nam là
rất lớn. Còn lao động nữ chủ yếu làm tại các phòng, ban như: kế toán, thiết kế, thư
ký… nên nhu cầu là không cao.
Cơ cấu về độ tuổi và giới tính có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty, nhưng bên cạnh đó trình độ lao động cũng đang
là mối quan tâm của Công ty, tác động trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh.
Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không đòi hỏi lao động
có trình độ chuyên môn sâu, tuy nhiên lãnh đạo Công ty vẫn rất chú trọng đến tay

nghề của người lao động trong mỗi vị trí và môi trường làm việc. Hiện nay, Công
ty đã thu hút được những lao động có trình độ, đặc biệt là nhân viên kỹ thuật, vị trí
đòi hỏi phải có kiến thức vì thường xuyên thực hiện việc bảo trì, bảo dưỡng và
phân phối sản phẩm cho khách hàng và cho chính Công ty. Do đó, nhân viên
Phòng Kỹ thuật khi được tuyển vào Công ty sẽ được ưu tiên hơn khi có trình độ
cao đẳng hoặc cao hơn và có kinh nghiệm làm việc từ một năm trở lên.
Đối với nhân viên trực tiếp sản xuất thì việc tuyển dụng và đào tạo lao động
cũng có những thay đổi so với trước đây.
Đối với những công việc đòi hỏi phải làm việc thường xuyên bên máy như
đứng in, photo, đóng gáy tài liệu, làm những tài liệu có sẵn theo yêu cầu, hay cóp
file trong máy thì chỉ cần tuyển những công nhân phổ thông sau đó sẽ đào tạo cho
phù hợp chuyên môn.
Đối với các nhân viên tại các phòng, ban đòi hỏi tính chuyên môn cao, tính
linh hoạt và sáng tạo như Phòng Kỹ thuât, Phòng Thiết kế - kinh doanh, Phòng Kế
toán thì Công ty tuyển dụng lao động có trình độ từ trung cấp trở lên và có kinh
nghiệm làm việc trong lĩnh vực đó.
Bảng 3. Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo
Năm
Chỉ tiêu
2002 2003 2004 2005 2006 2007
Lao động có trình độ phổ thông và sơ cấp
(người)
8 11 15 18 38 53
Lao động có trình độ trung cấp (người) 1 2 3 5 8 10
Lao động có trình độ cao đẳng trở lên
(người)
1 1 2 2 4 5
Tổng số lao động (người) 10 12 20 25 50 68
Tỷ lệ lao động có trình độ từ trung cấp trở
lên (%)

20 25 25 28 24 22,1
Nguồn: Phòng Hành chính - nhân sự
Như vậy, số lao động có trình độ tăng qua các năm nhưng đáng chú ý
nhất là năm 2006 và 2007 số lao động có trình độ tăng cao hơn rất nhiều so với các
năm trước. Sự gia tăng này đưa số lao động có trình độ từ trung cấp trở lên của
Công ty chiếm tỷ lệ đáng kể 20% năm 2006 và 22,1% năm 2007. Điều này thể hiện

×