Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.16 KB, 26 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
I. KHÁI NIỆM VỀ HIỆU QUẢ PHÂN BIỆT HIỆU QUẢ VỚI KẾT QUẢ VÀ CÁC LOẠI
HIỆU QUẢ.
I.1 KHÁI NIỆM.
I.1.1. Hiệu quả.
Là phạm trù phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất.
I.1.2. Kết quả.
Là phạm trù phản ánh những cái thu được sau một quá trình kinh doanh hay
một khoảng thời gian kinh doanh nào đó.
I.1.2. Hiệu quả kinh doanh.
Là phạm trù phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất (lao động, máy
móc, thiết bị, nguyên liệu, tiền vốn) trong hoạt động kinh doanh.
I.2 PHÂN BIỆT HIỆU QUẢ VỚI KẾT QUẢ.
+ Trình độ sử dụng các nguồn lực chỉ có thể phản ánh bằng số tương đối: tỉ
số giữa kết quả và hao phí nguồn lực.
+ Chênh lệch giữa kết quả và chi phí luôn là số tuyệt đối, phạm trù này chỉ
phản ánh mức độ đạt được về một mặt nào đó nên cùng mang bản chất là
kết của quá trình kinh doanh và không bao giờ phản ánh trình độ sử dụng
các nguồn lực sản xuất.
+ Nếu kết quả là mục tiêu của quá trình sản xuất thì hiệu quả là phương tiện
để có thể đạt được các mục tiêu trên.
I.3. PHÂN BIỆT CÁC LOẠI HIỆU QUẢ.
a. Hiệu quả xã hội.
Hiệu quả xã hội là một phạm trù phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản
xuất xã hội nhằm đạt được các mục tiêu xã hội nhất định. Các mục tiêu xã hội
thường là giải quyết công ăn việc làm, xây dựng cơ sở hạ tầng ; nâng cao phúc lợi
xã hội ; nâng cao mức sống và đời sống văn hoá tinh thần cho người lao động ;
đảm bảo và nâng cao cho người lao động cải thiện điều kiện lao động ; đảm bảo vệ
sinh môi trường... Hiệu quả xã hội thường gắn với các mô hình kinh tế hỗn hợp và
trước hết thường được đánh giá và giải quyết ở góc độ vĩ mô.
b. Hiệu quả kinh tế.


Hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt các mục tiêu
kinh tế của một thời kì nào đó. Hiệu quả kinh tế thường được nghiên cứu ở góc
độ quản lí vĩ mô. Cần chú ý rằng không phải bao giờ hiệu quả kinh tế và hiệu quả
kinh doanh cũng vận động cùng chiều. Có thể từng doanh nghiệp đạt hiệu quả
kinh doanh cao song chưa chắc nền kinh tế đã đạt hiệu quả kinh tế cao bởi lẽ kết
quả của một nền kinh tế đạt được trong mỗi thời kỳ không phải lúc nào cũng là
tổng đơn thuần của các kết quả của từng doanh nghiệp.
c. Hiệu quả kinh tế- xã hội.
Hiệu quả kinh tế- xã hội phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất xã
hội để đạt được các mục tiêu kinh tế-xã hội nhất định. Hiệu quả kinh tế- xã hội
gắn liền với nền kinh tế hỗn hợp và được xem xét ở góc độ quản lý vĩ mô.
d. Hiệu quả kinh doanh.
Hiệu quả kinh doanh là đối tượng nghiên cứu của toàn bộ đề tài mà em đã
chọn, đã được khái niệm ở phần trên, gắn với hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
II. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ Ý NGHĨA.
II.1 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH.
Để đảm bảo tính đúng đắn và tính thống nhất của việc đánh giá và đo lường
hiệu quả hoạt động kinh doanh. Về phương diện tính toán thống kê chỉ tiêu đánh
giá và đo lường chỉ tiêu tương đối. Nó phản ánh một đơn vị đầu vào thì sẽ cho bao
nhiêu đơn vị đầu ra. Kết quả kinh doanh của hoạt động kinh doanh được đo bằng
nhiều đại lượng. Như chi phí đầu vào trên giá trị của các nguồn lực được sử dụng.
Vì vậy hiệu quả hoạt động kinh doanh được xác định bằng hệ thống các chỉ tiêu.
II.1.1. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp.
• Chỉ tiêu doanh lợi :
Doanh lợi toàn bộ vốn kinh doanh ( TSCĐ)
D
VKD
=
Lợi nhuận (trước thuế, sau thuế)

Tổng tài sản
Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản doanh nghiệp bỏ ra thu được bao nhiêu
đồng lợi nhuận ( trước thuế, sau thuế ).
• Hệ số doanh lợi, doanh thu thuần
Hệ số doanh thu,
doanh thu thuần
=
Lợi nhuận (trước thuế, sau thuế)
Doanh thu thuần
Hệ số này cho biết doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận (trước
thuế, sau thuế) từ một đồng doanh thu.
• Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh theo chi phí
Chỉ tiêu HQKD
theo chi phí
=
Doanh thu thuần
Chi phí kinh doanh
Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu
thuần cho một đồng chi phí bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này
càng lớn nghĩa là trình độ sử dụng các nguồn lực tham gia vào quá trình hoạt động
kinh doanh càng tốt và ngược lại chỉ tiêu này càng nhỏ thì trình độ sử dụng các yếu
tố chi phí cũng kém hiệu quả.
II.1.2. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phận.
Hiu qu s dng ti sn
+ Ch tiờu hiu qu s dng ti sn kinh doanh

nsả tài Tổng
thuần thu Doanh
nsả tài ntrê thu doanh lệ Tỷ
=

+ Hiu qu s dng TSC.
TSCĐ trị Giá
nhuậnLợi
H
=
+ H s tn dng cụng sut mỏy múc thit b.
Q
Q
TK
t
=
H
s

Q
t
: sn lng thc t t c
Q
TK
: sn lng theo thit k.
+ Hiu qu s dng ti sn lu ng.
TSLĐ
nhuậnLợi
H
TSLĐ
=
+ Vũng quay TSL
BQTSL§
thuÇn thu Doanh
S

VTSL§
=
+ Số
ngày của một vòng luân chuyển
S
VTSL§
365
=
N
Hiệu quả sử dụng lao động :
Công thức :

S
GTTSL
W
=
Trong đó :
W : năng suất lao động tính một năm
S : Tổng số lao động bình quân tính một năm
GTTSL : giá trị tổng sản lượng đạt được trong một năm
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả có ích của lao động trong quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh, nó được biểu hiện bằng giá trị tổng sản lượng bình
quân của doanh nghiệp trên tổng số lao động bình quân của doanh nghiệp.
• Hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu
+ Vòng luân chuyển nguyên vật liệu
NVL
NVL
DT
SD
=

SV
NVL
Với : SV
NVL
: số vòng luân chuyển nguyên vật liệu trong kỳ
NVL
SD
: giá vốn nguyên vật liệu đã dùng
NVL
DT
: giá trị lượng nguyên vật liệu dự trữ của kỳ thanh toán
+ Vòng luân chuyển vật tư trong sản phẩm dỏ dang
VT
Z
SV
DT
HHCB
SPDD
=
với :
SV
SPDD
: số vòng luân chuyển vật tư trong sản phẩm dở dang
Z
HHCB
: Tổng giá thành hàng hoá đã chế biến
VT
DT
: giá trị vật tư dự trữ trong kỳ tính toán
Hai chỉ tiêu trên cho biết khả năng khai thác các nguồn nguyên liệu của

doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này có giá trị lớn phản ánh doanh nghiệp giảm được
chi phí kinh doanh cho dự trữ nguyên vạt liệu, giảm bớt nguyên liệu tồn kho, tăng
vòng quay của vốn lưu động. Tuy nhiên, nếu quá chú ý đến các chỉ tiêu này có thể
dẫn đến thiếu lượng nguyên vật liệu dự trữ cần thiết.
II.2 SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH.
Các nguồn lực sản xuất xã hội là một phạm trù khan hiếm : càng
ngày người ta càng sử dụng nhiều các nguồn lực sản xuất vào các hoạt
động sản xuất phục vụ các nhu cầu khác nhau của con người. Trong
khi các nguồn lực sản xuất xã hội ngày càng giảm thì nhu cầu của con
người lại ngày càng đa dạng và tăng không giới hạn. Điều này phản
ánh qui luật khan hiếm. Quy luật khan hiếm bắt buộc mọi doanh
nghiệp phải lựa chọn và trả lời chính xác ba câu hỏi : sản xuất cái gì?
sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? Vì thị trường chỉ chấp nhạn các
doanh nghiệp nào quyết định sản xuất đúng loại sản phẩm (dịch vụ)
với số lượng va chất lượng phù hợp. Mọi doanh nghiệp trả lời không
đúng ba vấn đề trên sử dụng các nguồn lực sản suất xã hội để sản xuất
sản phẩm không tiêu thụ được trên thị trường –tức kinh doanh không
có hiệu quả lãng phí nguồn lực sản xuất xã hội – sẽ không có khả năng
tồn tại.
Mặt khác, mọi doanh nghiệp kinh doanh trong cơ chế thị trường
mở của và càng ngày càng hội nhập phải chấp nhận và đứng vững
trong cạnh tranh. Muốn chiến thắng trong cạnh tranh doanh nghiệp
phải luôn tạo ra và duy trì các lợi thế cạnh tranh : chất lượng và sự
khác biệt hoá, giá cả và tốc độ cung ứng.
Để duy trì lợi thế về giá cả doanh nghiệp phải sử dụng tiết kiệm
các nguồn lực sản xuất hơn so với các doanh nghiệp khác cùng ngành.
Chỉ trên cơ sỏ sản xuất kinh doanh với hiệu quả kinh tế cao, doanh
nghiệp mới đạt được điều này.
Mục tiêu bao trùm, lâu dài của mọi doanh nghiệp hoạt động kinh
doanh là tối đa hoá lợi nhuận. Để thực hiện điều này, doanh nghiệp

phải tiến hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra sản phẩm
(dịch vụ) cung cấp cho thị trường. Muốn vậy doanh nghiệp phải sử
dụng các nguồn lực sản xuất xã hội nhất định. Doanh nghiệp càng tiết
kiệm các nguồn lực sản xuất này bao nhiêu sẽ càng có cơ hội đẻ thu
được nhiều lợi nhuận bấy nhiêu. Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản
ánh tính tương đối của việc sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất
xã hội nên là điều kiện đẻ thực hiện mục tiêu bao trùm, lâu dài của
doanh nghiệp. hiệu quả kinh doanh càng cao càng phản ánh doanh
nghiệp đã sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất. Vì vậy, nâng cao
hiệu quả là đòi hỏi khách quan để doanh nghiệp thục hiện mục tiêu bao
trùm, lâu dài là tối đa hoá lợi nhuận.
III. THỰC CHẤT PHẠM VI ỨNG DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN
TÍCH HIỆU QUẢ.
Để phân tích hoạt động kinh tế đạt kết quả tốt, chính xác và
lượng hoá có nhiều phương pháp.
Phương pháp phân tích co tính chất nghiệp vụ kỹ thuật nhằm
chính xác hoá nội dung phân tích và gồm hệ thống phương pháp tạo
thành.
III.1 PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH :
Là phương pháp sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu
hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích.
Vì vậy để tiến hành so sánh phải giải quyết những vấn đề cơ bản
như xác định gốc để so sánh, xác định điều kiện và mục tiêu so sánh.
+ thực tế năm nay so với năm trước
+ thực tế doanh nghiệp so với thực tế của ngành
Khi so sánh số liệu thành 1 dãy số, chúng ta có thể nhận định
được tình hình phát triển của hiện tượng nghiên cứu trong thời gian
dài. Phương pháp so sánh đòi hỏi điều kiện :
• Các chỉ tiêu so sánh có cùng nội dụng kinh tế
• Các số liệu thu thập trong một kỳ tương ứng.

Phương pháp so sánh thực hiện các nghiệp vụ sau:
+ Đánh giá tình hình hoàn thành kế hoạch. Bước đầu tiên quan trọng
phân tích hoạt động kinh tế.
+ Đánh giá tình hình phát triển kinh tế của đơn vị trong một kỳ hoặc
nhiều kỳ.
+ Đánh giá sâu sắc trình độ công tác đơn vị kinh tế.
Bởi lẽ sau khi so sánh tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tình hình chỉ
tiêu phân tích.
III.2 Phương pháp loại trừ :
Trong phân tích kinh doanh, nhiều trường hợp cần nghiên cứu
ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả kinh doanh nhờ phương pháp
loại trừ. Loại trừ là phương pháp xác định và mức độ ảnh hưởng của
một nhân tố đến kết quả kinh doanh bằng cách loại trừ ảnh hưởng của
nhân tố khác.
Để nghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tố phải loại trừ ảnh
hưởng của nhân tố khác. Muốn vậy, có thẻ trực tiếp dựa vào mức biến
động ở từng nhân tố hoặc dựa vào phép thay thế lần lượt từng nhân tố.
Cách thứ nhất gọi là “ số chênh lệch ’’. Cách thứ 2 là thay thế “ liên
hoàn”.
Phương pháp loại trừ thực hiện nhiệm vụ sau :
+ Các nhân tố có quan hệ với chỉ liệu phân tích dưới dạng một
tích số (hoặc một thương số).
+ Việc sắp xếp và định hướng ảnh hưởng các nhân tố cần tuân
theo qui luật “ lượng biến dẫn đến chất biến ’’.
III.3 Phương pháp liên hệ
Mọi kết quả kinh doanh đều có mối liên hệ mật thiết với nhau
giữa các mặt các bộ phận. .. Để lượng háo các mối liên hệ đó ngoài các
phương pháp đã nêu trong phân tích kinh doanh còn sử dụng phổ biến
các cách nghiên cứu liên hệ phổ biến như liên hệ cân đối, liên hệ trực
tuyến và liên hệ phi tuyến.

+ Liên hệ cân đối : có cơ sở là sự cân bằng về lượng giữa mặt
của các yếu tố và quá trình kinh doanh : giữa tổng số vốn và tổng số
nguồn ; giữa nguồn thu, huy động và tình hình sử dụng các quỹ, các
loại vốn ; giữa nhu cầu và khả năng thanh toán ; giữa nguồn mua sắm
và tình hình sử dụng các loại vật tư ; giữa thu chi và kết quả kinh
doanh v.v.. Mối liên hệ cân đối vốn có về lượng của các yếu tố. ..dẫn
đến sự cân bằng cả về mức biến động (chênh lệch) về lượng giữa các
mặt của các yếu tô trong quá trình kinh doanh. Dựa vào nguyên tắc đó
cũng có thể xác định ảnh hưởng của các nhân tố có quan hệ dưới dạng
“ tổng số “ bằng liên hệ cân đối.
+ Liên hệ trực tuyến : là mối liên hệ theo một hướng xác định
giữa các chỉ tiêu phân tích. Chẳng hạn lợi nhuận có quan hệ cùng
chiều với lượng hàng bán ra giá bán có quan hệ ngược chiều vè giá
thành tiền thuế v.v.. Trong mối liên hệ trực tuyến này theo mức phụ
thuộc giữa các chỉ tiêu có thể phân tích thành 2 loại quan hệ chủ yếu :
a) Liên hệ trực tiếp giữa các chỉ tiêu như giữa lợi nhuận với
gia bán, giá thành tiền thuế v.v.. Trong trường hợp này các nối liên hệ
không qua một chỉ tiêu liên quan nào : giá bán tăng ( hoặc giá thành
hay tiền thuế giảm ) sẽ làm lợi nhuận tăng.
b) Liên hệ gián tiếp là quan hệ giữa các chỉ tiêu trong đó mức
độ phụ thuộc giữa chúng được xác định bằng một hệ số riêng.
Trong trường hợp cần thống kê số liệu nhiều lần để đảm bảo tính
chính xác của mối liên hệ thì hệ số này được tính theo công thức
chung của hệ số tương quan.
+ Liên hệ phi tuyến : là mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trong mức
độ liên hệ không được xác định theo tỷ lệ và chiều hướng liên hệ luôn
biến đổi : liên hệ giữa các mức năng suất thu hoạch với năm kinh
doanh của vườn cây lâu năm hoặc súc vật sinh sản, giữa lượng vốn sử
dụng với sức sản xuất và sức sinh lời của vốn.vv..

×