Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAOHIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH Ở NHÀ MÁY IN DIÊN HỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.49 KB, 17 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAOHIỆU
QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH Ở NHÀ MÁY IN DIÊN HỒNG
Trong nền kinh tế thị trường cùng với sự phát triển của rất nhiều những loại
hình sản xuất kinh doanh, cùng với tính chất khắc nghiệt của cơ chế thị trường đòi
hỏi mỗi một Nhà máy, một doanh nghiệp cần phải có những quyết định đúng đắn
mang tính chiến lược phù hợp với sự phát triển doanh nghiệp, doanh nghiệp cần
đưa ra những mục tiêu cụ thể và kết qủa mà doanh nghiệp phấn đấu đạt được trong
khoảng thời gian định trước. Đó chính là kết quả mà doanh nghiệp mong muốn và
có khả năng đạt được.
Hiệu quả kinh doanh là một trong các công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị
thực hiện các chức năng của mình. Việc xem xét và tính toán hiệu quả kinh doanh
không những chỉ cho biết việc sản xuất đạt ở trình độ nào mà còn cho phép các nhà
quản trị phân tích, tìm ra các nhân tố để đưa ra các biện pháp thích hợp trên cả hai
phương diện tăng kết quả và giảm chi phí kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả. Với
tư cách là một công cụ đánh giá và phân tích kinh tế , phạm trù hiệu quả không chỉ
được sử dụng ở góc độ tổng hợp, đánh giá chung trình độ sử dụng tổng hợp đầu
vào trong phạm vi toàn doanh nghiệp mà còn được sử dụng để đánh giá trình độ sử
dụng từng yếu tố đầu vào ở phạm vi toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận cấu thành của doanh nghiệp. Vì vậy, cần có
những chính sách hay những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả của doanh
nghiệp.
Dưới đây là một số biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả của một doanh
nghiệp.
Biện pháp 1: Đổi mới trang thiết bị để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh .
Đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất có ý nghĩa rất lớn đối
với mỗi doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm, tăng
sản lượng, tăng năng suất, sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguyên vật liệu.
Qua việc phân tích, đánh giá năng lực máy móc thiết bị ở Nhà máy in Diên
Hồng ta thấy:
Mặc dù số lượng máy móc thiết bị của Nhà máy hiện nay tương đối nhiều,


nhưng hầu hết đã cũ kỹ, lạc hậu. Một số thiết bị mới được đầu tư không những còn
hạn chế về số lượng. Vì vậy để đáp ứng yêu cầu cho việc nâng cao chất lượng, hạ
giá thành cũng như đa dạng hoá sản phẩm thì việc cải tiến đổi mới máy móc thiết
bị, nâng cao năng lực sản xuất là một việc làm cần thiết khách quan đối với Nhà
máy. Nhà máy có thể thực hiện điều này trên các hướng sau:
- Nhà máy cần sử dụng biện pháp đầu tư theo chiều sâu, thay đổi công nghệ
sản xuất, mua sắm thiết bị mới. Đây là giải pháp cần thiết nhưng không phải một
sớm một chiều có thể thực hiện được. Bởi vì nguồn tiềm lực tài chính của Nhà máy
quá ít, đầu tư lại cần lượng vốn rất lớn. Do vậy Nhà máy cần phải tiến hành từng
bước để đảm bảo cho hoạt động sản xuất diễn ra bình thường. Nhà máy nên nghiên
cứu, kiểm tra, đánh giá số lượng, chất lượng, khả năng thực tế của từng thiết bị, rà
soát lại các bước dây chuyền sản xuất, từ đó phân loại ra những máy móc nào trong
công đoạn nào của dây chuyền là kém nhất, bộ phận nào ảnh hưởng lớn nhất, quan
trọng nhất đến năng suất, chất lượng sản phẩm làm ra. Tìm xem chỗ nào chưa hợp
lý, chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật thì bổ xung hoặc thay thế.
- Để tận dụng triệt để máy móc thiết bị sẵn có của Nhà máy cần tiến hành
nâng cấp chúng nhằm khắc phục tình trạng hỏng hóc, ảnh hưởng đến tiến độ sản
xuất và chất lượng sản phẩm.
Nếu có thể, Nhà máy nên đầu tư một số máy móc thiết bị chuyên dùng,
đồng bộ để phục vụ trong quá trình sản xuất, sản phẩm có tính chất phức tạp và đòi
hỏi có chất lượng cao. Khi đầu tư cần hết sức chú ý trong việc nghiên cứu
nhu cầu thị trường, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng về chủng loại, mẫu mã, kiểu
dáng để có những biện pháp tích cực phù hợp với dây chuyền, công nghệ của Nhà
máy.
Điều kiện để thực hiện giải pháp này là phải hết sức chú ý trong việc lựa chọn
công nghệ, bởi vì nguyên liệu là yếu tố đầu tiên quyết định đến chất lượng sản
phẩm, nếu công nghệ không phù hợp hoặc nguyên liệu kém chất lượng không
những gây tốn kém cho Nhà máy do chi phí đầu tư mà còn ảnh hưởng đến chất
lượng sản phẩm, làm giảm hiệu quả kinh doanh.
Đối với các thiết bị không dùng hoặc hiệu quả sử dụng thấp Nhà máy cần tiến

hành thanh lý hoặc tận dụng phụ tùng ở các thiết bị này để giảm chi phí cho phụ
tùng thay thế. Quá trình đổi mới công nghệ trên phải gắn liền với việc sử dụng hiệu
quả công nghệ hiện có và phải phù hợp với điều kiện của Nhà máy. Trên thực tế,
Nhà máy sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc đầu tư theo chiều sâu, tuy vậy đây
chỉ là giải pháp mang tính định hướng, cần hoạch định thường xuyên trong kế
hoạch dài hạn.
Biện pháp 2: Huy động thêm vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Để tiến hành sản xuất kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một lượng
vốn nhất định gồm có vốn cố định, vốn lưu động. Nhà máy có nhiệm vụ tổ chức
huy động các loại vốn cần thiết cho nhu cầu kinh doanh. Đồng thời tiến hành phân
phối, quản lý vận dụng vốn một cách hợp lý, có hiệu quả cao nhất trên cơ sở chấp
hành các chế độ, chính sách quản lý tài chính của nhà nước.
Nhà máy in Diên Hồng cũng giống như các đơn vị khác đang phải vật lộn với
tình trạng thiếu vốn và phải làm sao để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
Một số bước thực hiện của giải pháp nhằm giúp Nhà máy thoát ra khỏi tình
trạng khó khăn:
Bước 1 : Nhà máy cần xác định nhu cầu về vốn kinh doanh
Trong cơ cấu vốn kinh doanh, nhu cầu về vốn cố định và vốn lưu động
thường khác nhau. Doanh nghiệp cần một lượng vốn cố định và vốn lưu động khác
nhau ở mỗi khâu, mỗi giai đoạn phát triển và việc xác định được nhu cầu thực tế
của mỗi loại vốn này là việc làm khó nhưng sẽ giúp cho Nhà máy biết rõ lượng
vốn cần dùng, từ đó xem xét lượng vốn thiếu cần huy động.
- Đối với nhu cầu về vốn cố định, Nhà máy có thể dựa vào kế hoạch đầu tư tài
sản cố định trong những năm tới và nhu cầu về vốn cố định chủ yếu đổi mới, đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng của Nhà máy. Cụ thể như dựa vào biện pháp thứ nhất và
kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của Nhà máy trong thời gian gần đây, ta có
thể tính được lượng vốn cố định mà Nhà máy cần thêm như sau:
Bảng 17: Nhu cầu về vốn cố định
Chỉ tiêu
Lượng VCĐ

cần huy động
(tỉ đồng)
1. Dây chuyền máy in 4 màu, 2 màu 8
2. Máy in chế bản, in film 0,46
3. Đầu tư xây dựng nâng cấp xưởng sản xuất 0,3
4. Đầu tư hệ thống thoát nước 0,1
5. Đầu tư nâng cấp hệ thống văn phòng 0,3
Tổng 9,16
Như vậy lượng vốn cố định Nhà máy cần phải huy động thêm là 9,16 tỉ đồng.
Bước 2: Huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau
+Vay ngân hàng:
“Người kinh doanh giỏi không phải là người kinh doanh bằng vốn tự có của
mình, mà kinh doanh bằng vốn của người khác. Nhưng bạn hãy nên nhớ khi bạn
ăn nên làm ra, bạn cần bao nhiêu vốn họ sẵn sàng bỏ vốn cho bạn, nhưng nếu bạn
gặp khó khăn, thất bại nào đó thì chính họ lại là người giết bạn trước tiên”.
Qua câu nói trên, ta thấy rõ được vai trò quan trọng của nguồn vay vốn, bởi vì
nó bổ sung cho vốn cơ bản trong suốt quá trình kinh doanh. Tuy nhiên vốn vay có
ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp luôn phải mang gánh
nặng lãi suất.
Hơn nữa vốn vay càng lớn càng chứng tỏ sự bất cân đối của cơ cấu vốn và
càng chứa đựng sự bấp bênh, rủi ro từ yếu tố này.
+Huy động vốn bằng phương thức chiếm dụng vốn của khách hàng .
Vì Nhà máy sản xuất kinh doanh theo đơn đặt hàng của khách hàng nên trong
hợp đồng ký kết mua bán, Nhà máy có thể đưa ra điều lệ quy định khách hàng trả
trước một phần giá trị hợp đồng. Phương thức này có tác dụng giúp Nhà máy vừa
chiếm dụng vốn của khách hàng vừa là điều kiện giúp Nhà máy nhanh chóng thu
hồi khoản phải thu còn lại của khách hàng. Tuy nhiên phương thức này không làm
hấp dẫn khách hàng và Nhà máy phải đặt chữ tín lên hàng đầu.
+ Nhà máy có thể huy động vốn bằng nguồn vay của các cán bộ công nhân
viên trong Nhà máy.

+ Nhà máy phải giải quyết tốt các công việc như thu hồi nợ từ các đơn vị
khác, giải phóng hàng tồn kho. Chống chiếm dụng vốn từ các đơn vị khác, chú ý
đầu tư chiều sâu, đầu tư vào các hoạt động có khả năng đem lại hiệu quả và thu hồi
vốn nhanh.
+ Rút ngắn chu kỳ kinh doanh có tác dụng làm giảm nhu cầu về vốn
Với mỗi đơn đặt hàng của khách hàng từ 500.000-1.000.000 sản phẩm vốn
lưu động cần huy động là:
Số sản phẩm Giá thành
Số vốn lưu động cần huy động = x
trong một đợt hàng Đợt Sản phẩm
Vậy nếu rút ngắn được chu kỳ kinh doanh ta có thể giảm được nhu cầu về
vốn, chu kỳ kinh doanh được rút ngắn tới mức khi mỗi chu kỳ kinh doanh mới
bắt đầu thì cũng là thời điểm chu kỳ kinh doanh trước kết thúc, lúc đó ta có khả
năng sử dụng được một lượng vốn lưu động :
Số vốn lưu động có khả năng sử dụng được = số vốn lưu động cần huy động
trong 1 đợt hàng *số chu kỳ kinh doanh (số vòng quay của vốn lưu động).
Bước 3: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn:
Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Nhà máy cần làm tăng vòng quay của vốn
lưu động, cần áp dụng đồng bộ các biện pháp nhằm rút bớt số vốn và thời gian lưu
lại ở từng khâu, từng giai đoạn trong qúa trình sản xuất kinh doanh. Nhà máy nên
giảm tối đa dự trữ nguyên vật liệu, hàng hóa tồn kho, thúc đẩy nhanh hợp đồng in
ấn với NXBGD, nâng cao năng suất lao động nhằm giảm bớt thời gian làm thêm
giờ. Ngoài ra, hạn chế tới mức tối đa sự lãng phí nguyên vật liệu trong quá trình
sản xuất, trong chi phí hành chính, góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu

×