Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC VÀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG TY DỆT 8-3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.35 KB, 14 trang )

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC VÀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN
CÔNG TY DỆT 8-3
I. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN
LƯỢC VÀ KẾ HOẠCH PHÁT TRỂN DOANH NGHIỆP
1. Môi trường kinh tế và môi trường ngành :
1.1 Môi trường kinh tế quốc dân :
1.1.1 Môi trường kinh tế :
Môi trường kinh tế là môi trường có liên quan trực tiếp đến thị trường tiêu thụ
sản phẩm của Công ty Dệt 8/3, nó quyết định những đặc điểm chủ yếu của thị
trường như: dung lượng, cơ cấu, sự phát triển trong tương lai của cầu, của cung,
khối lượng hàng hoá và giá trị hàng hoá trao đổi trên thị trường .
Một số nhân tố kinh tế quan trọng ảnh hưởng đến hoạch định chiến lược của
Công ty :
+ Nguồn tài nguyên, nguyên liệu, tài chính.
+ Sự phân bổ và phát triển của lực lượng sản xuất.
+ Sự phát triển của sản xuất hàng hoá.
+ Thu nhập quốc dân.
+ Thu nhập bình quân đầu người.
1.1.2 Môi trường văn hoá xã hội, dân cư.
a. Văn hoá xã hội :
Các nhân tố văn hoá xã hội gắn liền với lịch sử phát triển của từng bộ phận dân cư
và sự giao lưu giữa các bộ phận dân cư khác nhau. Các nhân tố này ảnh
hưởng đến thị hiếu tập quán tiêu dùng của dân cư. Trong số các nhân tố văn
hoá xã hội phải kể đến :
- Phong tục tập quán , truyền thống văn hoá xã hội , tín ngưỡng .
- Các giá trị xã hội .
- Sự đầu tư của các công trình, các phương tiện thông tin văn hoá .
- Các sự kiện văn hoá , hoạt động văn hoá môi trường
b. Dân cư:
Dân cư có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành cung cầu trên thị trường,
đồng thời nó có khả năng ảnh hưởng đến sự cung ứng hàng hoá trên thị trường một


các gián tiếp thoong qua sự tác động của nó.
Các nhân tố dân cư bao gồm:
- Dân số và mật độ dân số.
- Sự phân bổ của dân cư trong không gian.
- Cơ cấu dân cư ( độ tuổi , giới tính…).
- Sự biến động của dân cư.
- Trình độ của dân cư .
1.1.3 Môi trường pháp lý.
Môi trường pháp lý ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường thông qua việc quy
định, kiểm soát các quá trình, các hoạt động và các mối quan hệ thị trường. Đồng
thời nó còn có thể hạn chế hoặc khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát
triển của thị trường. Cụ thể của môi trường pháp lý đó là:
- Tình hình chính trị, an ninh.
- Các quy định, tiêu chuẩn, điều lệ.
- Hệ thống thể chế pháp luật.
- Các chế độ chính sách kinh tế xã hội.
- Các nhân tố pháp lý khác.
1.1.4 Môi trường khoa học công nghệ:
Đây là môi trường có vai trò quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong cạnh
tranh của Công ty bởi nó ảnh hưởng sâu sắc và toàn diện trên các lĩnh vực hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Những ảnh hưởng của khoa học công nghệ cho ta thấy được các cơ hội
và thách thức cần phải được xem xét trong việc soạn thảo và thực thi chiến lược
sản xuất kinh doanh.
Những phát minh mới về khoa học công nghệ làm thay đổi nhiều tập quán
và tạo xu thế mới trong tiêu dùng và cho ra nhiều sản phẩm mới.
1.2 Môi trường ngành
1.2.1 Sự cạnh tranh giữa các Công ty trong ngành:
Ngành Dệt may là một trong những ngành trọng điểm được nhà nước chú
trọng đầu tư, cộng với sự điều tiết của thị trường đã làm cho số lượng Công ty Dệt

may trong những năm gần đây tăng vọt. Điều đó có nghĩa là tình hình cạnh tranh
trong ngành càng trở nên khó khăn và khốc liệt hơn. Vì vậy, Công ty nào cũng phải
đưa ra những chiến lược thị trường riêng cuả mình để đảm bảo vị trí cũng như lợi
ích cho Công ty mình.
Một số công cụ cạnh tranh :
- Cạnh tranh về chất lượng sản phẩm.
- Cạnh tranh về giá bán.
- Cải tiến phương thức bán hàng.
- Cải tiến về dịch vụ sau bán hàng.
- Quảng cáo khuyếch trương sản phẩm.
- Cung cấp sản phẩm kịp thời đúng lúc.
1.2.2 Khách hàng
a. Khách hàng truyền thống.
Khách hàng truyền thống là những khách hàng có mối hệ tương đối lâu dài
với Công ty. Giữa Công ty và họ đã có sự hiểu biết khách hàng khá kỹ về nhau và
tin tưởng nhau ở một mức độ nhất định.
Đối với Công ty Dệt 8/3 việc tăng cường, củng cố quan hệ với khách hàng
truyền thống luôn là mục tiêu, nhiệm vụ của toàn Công ty trong hiện tại và trong
tương lai.
b. Khách hàng mới.
Khách hàng mới là những khách hàng có sự hiểu biết ít về Công ty, về
sản phẩm của Công ty. Do vậy giữa Công ty và khách hàng mới chưa thiết lập
được mối quan hệ bền vững.
Khi nghiên cứu sự ảnh hưởng của nhân tố khách hàng đến sự phát triển thị
trường, Công ty cần phải xem xét trên các khía cạnh sau :
- Thu nhập của khách hàng.
- Giá cả hàng hoá có liên quan.
- Giá cả của hàng hoá mà Công ty đã, đang và sẽ sản xuất, tiêu thụ.
- Thị hiếu của người tiêu dùng.
- Kỳ vọng của người tiêu dùng.

1.2.3 Mặt hàng thay thế.
Trong những năm gần đây, Công ty luôn tìm tòi để đưa ra các mặt hàng thay
thế, mặt hàng có khả năng thoả mãn tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Trong
nền kinh tế thị trường, mặt hàng thay thế ra đời là một đòi hỏi tất yếu nhằm đáp
ứng sự thay đổi của nhu cầu thị trường ngày càng biến động nhanh theo hướng đa
dạng hơn, phong phú hơn và ngày càng cao cấp hơn. Các mặt hàng thay thế tạo
thuận lợi cho Công ty và mang lại thế mạnh cạnh tranh so với các đối thủ khác.
Tuy nhiên, đối với các mặt hàng bị thay thế vẫn có thể được phát triển theo hai
hướng sau :
- Đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hoá để cạnh tranh
bình đẳng với các mặt hàng thay thế.
- Tìm kiếm và rút về phân đọan thị trường thích hợp hay thị trường “ngách”.
- Xem xét, nghiên cứu về mặt hàng thay thế là điều kiện, tiền đề để Công ty đưa ra
chiến lược kinh doanh đúng đắn và hiệu quả.
2. Phân tích và dự báo nội bộ Công ty
2.1 Phân tích và dự báo nguồn nhân lực.
Mục đích của việc phân tích, dự báo nguồn nhân lực trong Công ty là nhằm
thực hiện các mục tiêu chiến lược một cách có hiệu quả nhất.
Trong Công ty Dệt 8/3 các nguồn lực về tiền mặt, năng lực sản xuất, tiềm
lực nghiên cứu, công nhân, kỹ sư, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu vẫn còn
hạn chế ở các mức độ khác nhau. Để phục vụ tốt cho sản xuất và bảo đảm đủ các
nguồn lực hợp lý trong thực hiện chiến lược Công ty đã tiến hành đánh giá và điều
chỉnh các nguồn lực của mình. Do đó, việc đánh giá, phân tích, dự báo tổng quát
các nguồn lực luôn là công việc thường xuyên liên tục của Công ty.
Trước khi thực hiện chiến lược của mình Công ty cần xác định các nguồn lực
cần thiết. Nếu thiếu nguồn lực nào thì phải có biện pháp điều chỉnh kịp thời để đảm
bảo số lượng và chất lượng các nguồn lực.
Như vậy, phân tích và dự báo nguồn lực trong nội bộ Công ty đòi hỏi mỗi bộ
phận mỗi phòng ban trong Công ty phải có ý thức xác định đánh giá nguồn lực của
bộ phận mình nói riêng và của toàn Công ty nói chung. Cụ thể :

- Ban giám đốc : Nhiệm vụ lớn đối với những người lãnh đạo trong Công ty là
làm thế nào để nhân viên hiểu được một cách tốt nhất những ý đồ mục tiêu mà lãnh
đạo đặt ra. Điều đó đòi hỏi Ban lãnh đạo phải có những giải pháp mang tính
nguyên tắc nhằm hoàn thiện phương pháp quản lý, khuyến khích và động viên
công nhân viên làm việc với tinh thần hăng say. Khi đó sẽ tạo ra sáng kiến trong
đội ngũ nhân viên.
Đối với người lãnh đạo, yêu cầu hàng đầu là phải có khả năng quản lý tốt, có
trình độ cao để phân tích và dự báo nguồn lực ở cấp vĩ mô nhằm đưa ra những
quyết định quan trọng cho Công ty. Để lãnh đạo tốt công tác quản lý trong Công ty
thì lãnh đạo phải là người có bản lĩnh, có tính quyết đoán cao đồng thời là người có
nhiều kinh nghiệm.
- Đội ngũ cán bộ quản lý trực tiếp : Ngoài yêu cầu về khả năng quản lý còn
đòi hỏi họ có trình độ chuyên môn cao. Người quản lý chủ chốt phải có khả năng
ra quyết định và sự hiểu biết cần thiết để phát huy vai trò chủ chốt của mình.
- Đội ngũ cán bộ quản lý gián tiếp, đốc công công nhân:
Đội ngũ cán bộ quản lý gián tiếp là những người chịu sự chỉ đạo của các cấp
trên và có trách nhiệm đôn đốc cấp dưới.

×