Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

Đề thi chuyên Sinh học Kiên Giang 2011-2012 - Học Toàn Tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.32 KB, 1 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO</b>
<b>KIÊN GIANG </b>


<b>--- </b>


<b>ĐỀ CHÍNH THỨC </b>
<i>(Đề thi có 01 trang)</i>


<b>KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT </b>
<b>NĂM HỌC 2011-2012 </b>


<b>--- </b>


<b>MƠN THI: SINH HỌC (chun) </b>
Thời gian: <b>150 phút </b>(khơng kể thời gian giao đề)


Ngày thi: 23/6/2011
<b>Câu 1: (2 điểm) </b>


a) Nêu ý nghĩa của các quá trính nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.


b) Ở một loài giao phối, giả sử bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội gồm 2 cặp nhiễm sắc thể tương
đồng, có kí hiệu là AaBb. Một cơ thể thuộc loài này khi giảm phân và thụ tinh bình thường,
sẽ hình thành các tổ hợp nhiễm sắc thể nào trong các giao tử và các hợp tử?


<b>Câu 2: (2điểm) </b>


a) Kĩ thuật gen là gì? Trình bày cụ thể các khâu trong kĩ thuật gen.


b) Nêu tên các lĩnh vực chính của ứng dụng cơng nghệ gen, cho một ví dụ minh họa ở một
trong các lĩnh vực đó.



<b>Câu 3: (2 điểm) </b>


Thế nào là một hệ sinh thái? Nêu các thành phần chủ yếu của một hệ sinh thái hoàn chỉnh.
Hãy kể tên các hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu ở Việt Nam và các loại cây trồng chính của
từng hệ sinh thái đó?


<b>Câu 4: (2 điểm) </b>


Một lồi thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 28. Trong quá trình giảm phân hình
thành tinh trùng, đã có một cặp NST khơng phân li nên cơ thể bố hình thành hai loại giao tử
đực có kí hiệu chung là (n +1) và (n - 1). Cơ thể mẹ giảm phân bình thường hình thành giao
tử cái (n).


a) Sự thụ tinh giữa các loại giao tử đực và giao tử cái nói trên sẽ tạo thành những loại hợp
tử nào? Tính số lượng nhiễm sắc thể có trong tế bào của từng hợp tử.


b) Nếu các hợp tử này đều phát triển thành cơ thể mới thì các cơ thể này có tên gọi chung
là gì? Có thể xảy ra tối đa bao nhiêu khả năng xuất hiện những dạng hợp tử nói trên?


<b>Câu 5: (2điểm)</b>


Ở một giống lúa, tính trạng hạt trịn (gen A quy định) là trội hồn tồn so với tính trạng
hạt dài (gen a quy định).


a) Cho cây lúa có hạt trịn thụ phấn với cây lúa có hạt dài, hãy xác định tỉ lệ kiểu hình thu
được ở thế hệ con nếu chỉ xét theo quy luật Men đen?


b) Một em học sinh nói: khi cho thụ phấn giữa hai cây lúa hạt trịn đều có kiểu gen dị hợp
tử, thì tỉ lệ trung bình về kiểu hình ở đời con ln ln xấp xỉ là 3 cây hạt trịn: 1 cây hạt


dài. Em có đồng ý với ý kiến này hay khơng? Vì sao?


--- HẾT---


</div>

<!--links-->

×