Tải bản đầy đủ (.docx) (275 trang)

luận án tiến sĩ sinh kế bền vững của cư dân vùng đệm vườn quốc gia phong nha kẻ bàng, quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 275 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN THỊ THU THỦY

SINH KẾ BỀN VỮNG CỦA CƯ DÂN VÙNG ĐỆM VƯỜN
QUỐC GIA PHONG NHA - KẺ BÀNG, QUẢNG BÌNH

U N N TIẾN SĨ KINH TẾ

HUẾ- NĂM 2021


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN THỊ THU THỦY

SINH KẾ BỀN VỮNG CỦA CƯ DÂN VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC
GIA PHONG NHA - KẺ BÀNG, QUẢNG BÌNH
Ngành : Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 9620115

U N N TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG HÀO
PGS.TS. NGUYỄN XUÂN KHO T

HUẾ- NĂM 2021



ỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Nội dung trình bày,
các số liệu, kết quả nghiên cứu hoàn toàn trung thực, các giải pháp đưa ra dựa trên
những nghiên cứu, phân tích chi tiết tại địa bàn nghiên cứu. Nếu có gì gian dối, tơi xin
hồn tồn chịu trách nhiệm.
Tác giả luận án

Trần Thị Thu Thủy

i


ỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án tiến sĩ ”Sinh kế bền vững của cư dân vùng đệm Vườn
quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng Quảng Bình”, tơi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu
của một số cơ quan, tập thể và cá nhân.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào và
PGS.TS. Nguyễn Xuân Khoát là tập thể người hướng dẫn khoa học đã tận tình định
hướng, giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện luận án.
Tơi xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám đốc Đại học Huế; Trường Đại học
Kinh tế, Đại học Huế; Ban Đào tạo và Phịng cơng tác sinh viên, Đại học Huế; Phịng
Đào tạo trường Đại học Kinh tế; Khoa Kinh tế và Phát triển; Bộ mơn Quản lý kinh tế;
các phịng chức năng và tập thể các nhà khoa học của Trường Đại học Kinh tế đã giúp
đỡ, tư vấn, góp ý cho tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Tơi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn đến:
-

Lãnh đạo trường Đại học Quảng Bình, Khoa Kinh tế - Du lịch, các Phịng –


Ban liên quan đã bố trí và giúp đỡ tơi trong cơng việc để tơi hồn thành nhiệm vụ.
-

Văn phịng UBND huyện Bố Trạch, Minh Hóa, Quảng Ninh; UBND của 13 xã

vùng đệm; Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng; Chi cục Kiểm lâm
Quảng Bình; Trưởng các thơn, bản và các hộ gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi
trong q trình thu thập thông tin, điều tra, phỏng vấn thu thập số liệu tại địa phương.
-

Cảm ơn gia đình, q thầy cơ, bạn bè và đồng nghiệp đã quan tâm, khích lệ,

động viên tơi trong q trình thực hiện và hồn thành luận án.
Xin trân trọng cảm ơn!
Nghiên cứu sinh

Trần Thị Thu Thủy

ii


DANH MỤC C C TỪ VIẾT TẮT
AH

Ảnh hưởng

ANLT

An ninh lương thực


BNNPTNN

Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

CN-XD

Công nghiệp – Xây dựng

CQ

Chính quyền

CS; C/s

Chính sách

DT

Diện tích

DTTS

Dân tộc thiểu số

ĐDSH

Đa dạng sinh học

HĐ/HĐSK


Hoạt động/Hoạt động sinh kế

HGĐ

Hộ gia đình

HST

Hệ sinh thái

HVS

Hợp vệ sinh

KBT/KBTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên

KTTN

Khai thác tự nhiên



Lao động

TL

Tỷ lệ


LN

Lâm nghiệp

LT

Lương thực

LTBQ

Lương thực bình qn

LSNG

Lâm sản ngồi gỗ

NK

Nhân khẩu

NN

Nơng nghiệp

TS

Thủy sản

TSSK


Tài sản sinh kế

PNKB

Phong Nha Kẻ Bàng

PT

Phương tiện

QH

Quy hoạch

iii


QSDĐ

Chứng nhận quyền sử dụng đất

SHCĐ

Sinh hoạt cộng đồng

SLSI

Chỉ số an ninh sinh kế bền vững

SK


Sinh kế

SX

Sản xuất

TĐHV

Trình độ văn hóa

TNBQ

Thu nhập bình qn

TG

Tham gia

Tr.Đ

Triệu đồng

VHĐP

Văn hóa địa phương

VQG

Vườn quốc gia


VT-TM

Vận tải – thương mại

UBND

Ủy ban nhân dân

iv


MỤC ỤC
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................iii
MỤC LỤC................................................................................................................... v
DANH MỤC BIỂU, BẢNG....................................................................................... ix
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ........................................................... x
PHẦN I. MỞ ĐẦU...................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 3
2.1. Mục tiêu chung..................................................................................................... 3
2.2. Mục tiêu cụ thể..................................................................................................... 3
3. Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................................. 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................... 4
4.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................... 4
4.2. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................. 4
5. Đóng góp của luận án.............................................................................................. 5
6. Kết cấu của luận án.................................................................................................. 5

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................... 6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SINH KẾ BỀN

VỮNG......................................................................................................................... 6
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu sinh kế bền vững trên thế giới...................6
1.1.1. Một số cơng trình nghiên cứu sinh kế bền vững dựa trên các lợi thế về nguồn lực

sinh kế của địa phương................................................................................................ 6
1.1.2. Một số cơng trình nghiên cứu sinh kế bền vững vùng đệm dựa trên việc sử dụng

mơ hình các nhân tố ảnh hưởng................................................................................... 7
1.1.3. Một số cơng trình nghiên cứu sinh kế bền vững dựa trên việc sử dụng chỉ số đo
lường sinh kế bền vững............................................................................................... 9
1.2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu sinh kế bền vững trong nước...................11
1.2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu ở các địa phương trong nước...............11

v


1.2.2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu sinh kế ở Phong Nha - Kẻ Bàng...........15
1.3. Khoảng trống cho nghiên cứu luận án................................................................ 16
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.......................................................................................... 17
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SINH KẾ BỀN VỮNG CỦA
CƯ DÂN VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA............................................................................. 18
2.1. Cơ sở lý luận...................................................................................................... 18
2.1.1. Quan điểm sinh kế bền vững, khung phân tích và tiêu chí đánh giá tính bền
vững của sinh kế........................................................................................................ 18
2.1.2. Chỉ số sinh kế bền vững.................................................................................. 27
2.1.3. Vùng đệm, vườn quốc gia và vùng đệm vườn quốc gia................................... 33
2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh kế bền vững của cư dân vùng đệm VQG.....37

2.2. Cơ sở thực tiễn................................................................................................... 42
2.2.1. Kinh nghiệm phát triển sinh kế bền vững của cư dân vùng đệm Vườn quốc gia
trên thế giới và ở Việt Nam....................................................................................... 42
2.2.2. Bài học rút ra cho Vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng...............45
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.......................................................................................... 47
CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........48
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu............................................................................. 48
3.1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................................... 48
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................................ 52
3.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 55
3.2.1. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích....................................................... 55
3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu, thông tin.......................................................... 57
3.2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu, thơng tin........................................................ 62
3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.............................................................................. 65
3.3.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh các nguồn lực sinh kế........................................... 66
3.3.2. Hệ thống chỉ tiêu đo lường sinh kế bền vững.................................................. 68
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.......................................................................................... 71
CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG SINH KẾ BỀN VỮNG CỦA CƯ DÂN VÙNG ĐỆM
VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA - KẺ BÀNG, QUẢNG BÌNH................................... 72

vi


4.1. Thực trạng các nguồn lực cơ bản của vùng đệm tác động đến phát triển sinh kế .. 72

4.1.1. Cơ sở hạ tầng, vật chất của vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. 72
4.1.2. Tình hình sản xuất của vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng........74
4.1.3. Tình hình vệ sinh mơi trường của cư dân vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha -

Kẻ Bàng, Quảng Bình............................................................................................... 75

4.1.4. Thực hiện chương trình, chính sách đối với phát triển sinh kế của vùng đệm
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng....................................................................... 76
4.1.5. Nguồn lực khác............................................................................................... 77
4.2. Đánh giá guồn lực sinh kế, chiến lược sinh kế, kết quả sinh kế của cư dân vùng
đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng............................................................... .79
4.2.1. Đặc điểm chung của các hộ cư dân vùng đệm Vườn quốc gia......................... 79
4.2.2. Thực trạng các nguồn lực cơ bản tác động đến sinh kế bền vững của cư dân
vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng....................................................... 83
4.2.3. Kết quả thực hiện các chiến lược của cư dân vùng đệm Vườn quốc gia Phong
Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình...................................................................................... 99
4.3. Đánh giá mức độ bền vững sinh kế của cư dân vùng đệm Vườn quốc gia Phong
Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình.................................................................................... 105
4.3.1. Chỉ số sinh kế bền vững của các hộ cư dân vùng đệm...................................105
4.3.2. Chỉ số đo lường sinh kế bền vững theo hoạt động sinh kế.............................110
4.3.3. Chỉ số đo lường sinh kế bền vững của hộ...................................................... 111
4.3.4. Mối quan hệ giữa chiến lược đa dạng hóa sinh kế với chỉ số sinh kế bền vững112
4.4. Một số hạn chế trong thực hiện sinh kế bền vững của cư dân Vùng đệm và nguyên

nhân......................................................................................................................... 113
4.4.1. Một số hạn chế............................................................................................... 113
4.4.2. Nguyên nhân.................................................................................................. 116
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4........................................................................................ 117
CHƯƠNG 5. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN
VỮNG ĐỐI VỚI CƯ DÂN VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA - KẺ
BÀNG, QUẢNG BÌNH................................................................................................................... 119

vii


5.1. Phương hướng phát triển sinh kế bền vững đối với cư dân vùng đệm Vườn quốc

gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình................................................................... 119
5.1.1. Bối cảnh thực hiện phát triển sinh kế bền vững của vùng đệm Vườn quốc gia
Phong Nha Kẻ Bàng, Quảng Bình........................................................................... 119
5.1.2. Mục tiêu, chỉ tiêu phát triển sinh kế bền vững đối với cư dân vùng đệm Vườn
quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình.......................................................... 120
5.1.3. Phương hướng phát triển sinh kế sinh kế bền vững đối với cư dân vùng đệm
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình................................................ 121
5.2. Giải pháp tăng cường sinh kế bền vững đối với cư dân vùng đệm Vườn quốc gia
Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình......................................................................... 123
5.2.1. Nhóm giải pháp hồn thiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm tạo
tiền đề thúc đẩy phát triển sinh kế bền vững đối với cư dân vùng đệm...................123
5.2.2. Nhóm giải pháp phát huy và sử dụng hiệu quả các nguồn lực sinh kế của cư dân

vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình................................ 127
5.2.3. Thực hiện các chiến lược sinh kế theo hướng bền vững đối với cư dân ở vùng
đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.............................................................. 130
5.2.4. Thực hiện đồng bộ, hiệu quả chương trình phát triển nông thôn mới, chiến lược
phát triển bền vững của địa phương là cơ sở để tăng cường sinh kế bền vững đối với
cư dân vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng......................................... 132
5.2.5. Kế thừa các kinh nghiệm phát triển bền vững trên thế giới và ở Việt Nam....137
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5........................................................................................ 138
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................ 139
1. Kết luận............................................................................................................... 139
2. Kiến nghị............................................................................................................. 141
2.1. Đối với cơ quan quản lý Trung ương và cấp tỉnh.............................................. 141
2.2. Đối với cơ quan quản lý địa phương................................................................. 142
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN.........................143
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 144

viii



DANH MỤC BIỂU, BẢNG
Bảng 2.1. Thang đánh gia tầm quan trọng tương đối của các chỉ tiêu...........................31
Bảng 2.2. Quan hệ chỉ số RI (Random Index) do Saaty đề xuất..................................... 32
Bảng 3.3. Tình hình dân số và lao động của vùng đệm giai đoạn 2013 – 2018..........52
Bảng 3.2. Tình hình đất đai của vùng đệm giai đoạn 2013 – 2018................................. 53
Bảng 3.3. Chọn mẫu khảo sát........................................................................................................ 61
Bảng 3.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích về nguồn vốn sinh kế.................................... 66
Bảng 3.5. Tiêu chí phản ánh bền vững về sinh kế................................................................. 68
Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu chủ yếu về cơ sở hạ tầng của vùng đệm năm 2018...........72
Bảng 4.2. Một số tài sản và phương tiện sinh hoạt bình quân của cư dân...................73
Bảng 4.3. Một số chỉ tiêu chủ yếu về vệ sinh môi trường.................................................. 75
Bảng 4.4. Tác động của chương trình, chính đến người dân vùng đệm........................76
Bảng 4.5. Đặc điểm chung của các hộ cư dân vùng đệm................................................... 80
Bảng 4.6. Tỷ lệ các hoạt động sinh kế điển hình của cư dân vùng đệm.......................81
Bảng 4.7. Tình hình nguồn lực con người của các hộ cư dân vùng đệm......................83
Bảng 4.8. Tình hình về nguồn lực con người theo các hoạt động sinh kế...................84
Bảng 4.9. Tình hình nguồn lực tài chính theo nhóm hộ...................................................... 85
Bảng 4.10. Tình hình nguồn lực tài chính phân theo hoạt động sinh kế.......................87
Bảng 4.11. Tình hình về nguồn lực xã hội phân theo nhóm hộ........................................ 89
Bảng 4.12. Tình hình nguồn lực xã hội phân theo hoạt động sinh kế............................90
Bảng 4.13. Tình hình về nguồn lực vật chất phân theo nhóm hộ.................................... 91
Bảng 4.14. Tình hình nguồn lực vật chất theo hoạt động sinh kế................................... 94
Bảng 4.15. Tình hình nguồn lực tự nhiên phân theo nhóm hộ......................................... 96
Bảng 4.16. Tình hình về nguồn lực tự nhiên phân theo hoạt động sinh kế..................98
Bảng 4.17. Thu nhập từ hoạt động chăn nuôi của người dân vùng đệm....................... 100
Bảng 4.18. Hoạt động sinh kế lâm nghiệp và khai thác tự nhiên.................................... 101
Bảng 4.19. Thu nhập từ một số hoạt động phi nông nghiệp.............................................. 103
Bảng 4.20. Thu nhập hàng năm của một hộ gia đối với các hoạt động sinh kế.........104

Bảng 4.21. Trọng số của các chỉ tiêu phân tích (Wi)........................................................... 106
Bảng 4.22. Hệ số nhất quán của các tiêu chí đối với ba nhóm hộ................................... 107
Bảng 4.23. Chỉ số phán ánh mức độ đo lường sinh kế bền vững.................................... 108
Bảng 4.24. Chỉ số phán ánh mức độ đo lường sinh kế bền................................................ 110
Bảng 4.25. Chỉ số đo lường sinh kế bền vững theo tỷ lệ hộ.............................................. 111
Bảng 5.1. Một số chỉ tiêu quy hoạch về phát triển sinh kế của vùng đệm VQG.......122

ix


DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Hình 2.1. Các yếu tố cấu thành khung phân tích sinh kế bền vững.................................. 20
Hình 2.2. Khung phân tích sinh kế nơng thơn bền vững (Scoones, 1998).......................24
Hình 2.3. Khung sinh kế bền vững (DFID, 2001)..................................................................... 25
Hình 3.4. Mơ tả vùng đệm và vùng lõi.......................................................................................... 48
Hình 3.5. Sơ đồ phân bố các địa phương nghiên cứu............................................................... 60
Hình 4.6. Sơ đồ về một số di tích lịch sử cách mạng trong bán kính 20 km...................78
Biểu đồ 3.1. Diễn biến mức thu nhập bình quân vùng đệm................................................... 54
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ hộ cận nghèo và hộ nghèo toàn vùng đệm (%)..................................... 54
Biểu đồ 4.1. Một số chỉ tiêu về kết quả phát triển sản xuất của vùng đệm năm 2018. 74
Biểu đồ 4.2. Tình hình đa dạng hóa sinh kế của các nhóm hộ.............................................. 82
Biểu đồ 4.3. Thang đo chỉ số sinh kế bền vững của cư dân vùng đệm............................ 109
Biểu đồ 4.4. Chỉ số sinh kế bền vững của cư dân vùng đệm theo nhóm hộ..................109
Biểu đồ 4.5. Chỉ số đo lường các hoạt động sinh kế bền vững........................................... 111
Biểu đồ 4.6. Phân bố tỷ lệ hộ theo chỉ số (%)........................................................................... 112
Sơ đồ 2.1. Quy trình xác định trọng số theo phương pháp AHP........................................ 31
Sơ đồ 3.2. Mơ hình phân tích SKBV của cư dân vùng đệm Vườn quốc gia.................56
Sơ đồ 3.3. Khung phân tích chỉ số sinh kế bền vững.............................................................. 65

x



PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vùng đệm dựa theo Luật Lâm nghiệp tại Điều 2, khoản 25 giải thích: “Vùng đệm
là vùng rừng, vùng đất, vùng mặt nước nằm sát ranh giới của khu rừng đặc dụng có tác
dụng ngăn chặn, giảm nhẹ sự tác động tiêu cực đến khu rừng đặc dụng” [24]. Theo Luật
Đa dạng sinh học quy định tại Điều 3, Khoản 30 thì “Vùng đệm là vùng bao quanh, tiếp
giáp khu bảo tồn, có tác dụng ngăn chặn, giảm nhẹ tác động tiêu cực từ bên ngoài đối với
khu bảo tồn” [23]. Đến năm 2006, ranh giới vùng đệm được quy định trong Quyết định
186/2006/QĐ-TTg tại Điều 24, Khoản 2 “Vùng đệm là vùng rừng, vùng đất hoặc vùng
đất có mặt nước nằm liền kề với Vườn Quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên; bao gồm
toàn bộ hoặc một phần các xã, phường, thị trấn nằm sát ranh giới với Vườn Quốc gia và
khu bảo tồn thiên nhiên” [9]. Vườn Quốc gia (VQG) Phong Nha - Kẻ Bàng thành lập
năm 2001 theo Quyết định 189/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nằm ở phía Tây
Bắc tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới trên 50 km về phía Tây Nam, thuộc địa
phận ba huyện Bố Trạch, Minh Hoá và Quảng Ninh, với diện tích vùng lõi và một vùng
đệm rộng 343.595 ha thuộc 13 xã, có hơn 71.000 người. VQG Phong Nha - Kẻ được
UNESCO công nhận năm 2003 là Di sản thiên nhiên thế giới với nhiều tiêu chí nổi trội
về địa chất, địa mạo và lần thứ 2 năm 2015 về tiêu chí đa dạng sinh học [28]. Vườn quốc
gia Phong Nha - Kẻ Bàng có ý nghĩa lớn với nền du lịch Việt Nam và cả thế giới, thu hút
sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều tổ chức, nhà đầu tư và nhiều khách du lịch.
Hàng năm có trên 1000 sinh viên và nghiên cứu sinh đến tìm hiểu và nghiên cứu, trên
500 nhà nghiên cứu, khảo cổ học và các viện nghiên cứu, có thể nói đây là lợi thế rất lớn
để thực hiện nhiệm vụ phát triển bền vững của vùng đệm Vườn quốc gia [29]. Vườn
quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là khu bảo tồn thiên nhiên gắn với sự ra đời của nhiều
tộc người (Rục, Arem, Khùa, Ma coong…). Hiện nay, vùng đệm Vườn quốc gia là nơi
sinh sống của 3 nhóm dân tộc (Kinh, Bru-Vân Kiều, Chứt) với những nét văn hoá đặc
trưng, độc đáo; các tộc người Rục, Arem (dân tộc Chứt) cịn lưu giữ những nét văn hố
gắn với thời tiền sử của loài người [28].

Vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng Quảng Bình có trên 60% dân số
tham gia vào các hoạt động sinh kế phụ thuộc tài nguyên thiên nhiên, với gần 20% là người
dân tộc thiểu số có điều kiện sống vơ cùng khó khăn và trên 41% là người nghèo và

1


cận nghèo. Thực trạng trên cho thấy, nguồn lực sinh kế của người dân còn nghèo,
nhiều hoạt động sinh kế phụ thuộc tài nguyên và thiếu bền vững đã ảnh hưởng rất lớn
đến tính bảo tồn và duy trì đa dạng sinh học của Vườn quốc gia.
Trước bối cảnh phải bảo tồn tính đa dạng sinh học và đảm nhiệm thiên chức là
Di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận. Trách nhiệm của vùng đệm là
phải bảo vệ những tác động tiêu cực đến giá trị bảo tồn và làm suy giảm nguồn lực tự
nhiên thì tất yếu phải phát triển bền vững sinh kế vùng đệm. Trước nhiều thách thức
đối với xu hướng và mục tiêu phát triển theo hướng bền vững đã có gần 100 các
chương trình, chính sách, dự án hỗ trợ người dân phát triển sinh kế từ năm 2008 đến
nay. Điều này đã làm thay đổi tình hình kinh tế - xã hội vùng đệm đáng kể, giảm tỷ lệ
hộ nghèo gần 50% trong vịng 5 năm, tăng thu nhập bình qn 2%/năm, dịch chuyển
cơ cấu lao động nông, lâm nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp gấp đôi, cơ sở hạ
tầng phát triển…Tuy nhiên, nhìn tổng thể nguồn lực sinh kế của cư dân vùng đệm
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cịn rất nghèo; q trình tố chức, quản lý và sử
dụng nguồn lực còn nhiều bất cập; nhiều tiêu chí được đánh giá thấp hơn Vùng đệm
Vườn quốc gia Xuân Sơn, Vườn quốc gia Tam Đảo hay một số vùng đệm Vườn quốc
gia khác trong nước như an ninh lương thực, thu nhập của người dân tộc thiểu số.
Trong thời gian qua, vấn đề thực hiện đồng thời nhiệm vụ bảo tồn và nâng cao
đời sống, tăng phúc lợi và hạnh phúc cho cư dân sống xung quanh vườn quốc gia
đang là bài toán mà nhiều vùng, nhiều quốc gia có các bối cảnh tương tự đặt ra.
Trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều cơng trình nghiên cứu sinh kế bền vững cả về
lý luận và thực tiễn. Hầu hết các nghiên cứu chỉ ra rằng, sinh kế thiếu bền vững là do sự phụ
thuộc quá lớn vào khai thác nguồn lực tự nhiên đã làm giảm đi tính đa dạng sinh học và suy

giảm nguồn lực, thiếu tự chủ về các nguồn lực sinh kế [40], [59], [72]. Một số nghiên cứu
sinh kế bền vững tại vùng đệm thực hiện đánh giá nguồn lực sinh kế, từ đó nhận định những
lợi thế, hạn chế của nguồn lực đối với việc thực hiện các hoạt động sinh kế theo hướng bền
vững [57], [65], [14], [17], [22]. Các nghiên cứu mới hơn đã sử dụng thang đo chỉ số nhằm
đo lường mức độ an ninh sinh kế, bền vững của sinh kế [32], [47], [31], [68], [64], [51].
Nghiên cứu trong nước và ở địa phương có những cách thức đánh giá sinh kế bền vững khác
nhau, nhưng hầu hết các nghiên cứu cũng tập trung phân tích thực trạng các nguồn lực sinh
kế; đánh giá kết quả thực hiện sinh kế; từ đó nhận định kết

2


quả và mục tiêu thực hiện sinh kế. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu sinh kế bền
vững tại vùng đệm chưa có một hệ thống chỉ tiêu đánh giá rõ ràng, các thang đo thiếu
thống nhất, số lượng và chất lượng các chỉ tiêu nghiên cứu phụ thuộc vào ý kiến chủ
quan của người nghiên cứu, do vậy có nhiều kết quả đánh giá khác nhau về SKBV.
Mặt khác, theo các nhà quy hoạch và hoạch định chính sách, Vườn quốc gia
Phong Nha - Kẻ Bàng (PNKB) đang bị đe dọa về tính đa dạng sinh học và tài nguyên
bảo tồn bởi 13 nguy cơ [27], trong đó phần lớn các nguy cơ đều liên quan đến các hoạt
động sinh kế của người dân vùng đệm, đây cũng là những nguyên nhân dẫn đến phát
triển thiếu bền vững ở vùng đệm. Vấn đề cốt lõi mà cơ quan, chính quyền địa phương
cần quan tâm là phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm mà vẫn bảo tồn các nguồn lực, trong
đó bảo tồn, duy trì nguồn lực tự nhiên là vấn đề quan trọng trong bối cảnh hiện tại.

Trước thực tế đó, các nhà hoạch định chính sách đã quan tâm việc thực thi thể
chế chính sách đối với việc thúc đẩy các nguồn lực sinh kế cho cư dân vùng đệm, tạo
cơ hội để cư dân thực hiện hoạt động sinh kế bền vững. Tuy nhiên, hiệu quả thực thi
và ứng dụng tại các vùng đệm Vườn quốc gia nói chung và vùng đệm Vườn quốc gia
Phong Nha - Kẻ Bàng nói riêng chưa được như mong muốn, kết quả thực hiện sinh
kế của cư dân vẫn còn nhiều hạn chế và chưa bền vững. Cho đến nay, vẫn chưa có

một nghiên cứu nào tồn diện về vấn đề sinh kế bền vững của cư dân vùng đệm
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng Quảng Bình.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu:“Sinh kế
bền vững của cư dân vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình”
làm luận án tiến sỹ kinh tế, chuyên ngành kinh tế nông nghiệp.
2.

Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá đúng thực trạng các hoạt động sinh kế; đo lường mức độ bền vững
sinh kế của người dân vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng; trên cơ sở đó,
luận án đề xuất các giải pháp và hàm ý chính sách nhằm tăng cường sinh kế bền vững
cho người dân vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình, từ đó
giảm phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về sinh kế bền vững của

3


cư dân vùng đệm Vườn quốc gia.
-

Đánh giá đúng thực trạng nguồn lực và kết quả hoạt các động sinh kế điển

hình của cư dân vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình.
-

Đo lường mức độ bền vững về sinh kế của cư dân vùng đệm Vườn quốc gia


Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình.
-

Đề xuất giải pháp và hàm ý chính sách nhằm tăng cường sinh kế bền vững của

cư dân vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình thời gian tới.

3.

Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu chung của đề tài, các câu hỏi nghiên cứu là:

-

Thực trạng về nguồn lực và kết quả các hoạt động sinh kế cho thấy những lợi

thế và thách thức nào?.
- Mức độ bền vững sinh kế của cư dân vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ

Bàng như thế nào? Những hạn chế và nguyên nhân còn tồn tại?.
-

Kết quả đạt được của các chiến lược sinh kế như thế nào? Đa dạng hóa sinh

kế tác động như thế đến khả năng bền vững của sinh kế?.
-

Những giải pháp và chính sách nào để phát triển sinh kế bền vững của cư dân


vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình trong thời gian tới?.
4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là sinh kế của cư dân vùng đệm Vườn quốc gia
Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình; Đối tượng tiếp cận nghiên cứu là các hộ gia đình.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Luận án tập trung nghiên cứu sinh kế bền vững của cư
dân vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình.
Phạm vi thời gian: Thơng tin dữ liệu đánh giá tình hình cơ bản của vùng đệm
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng giai đoạn 2013-2018; thông tin khảo sát thực
trạng được thực hiện năm 2018; các giải pháp được đề xuất trong thời gian tới.
Phạm vi nội dung: Luận án nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực tiễn về sinh kế
bền vững của cư dân vùng đệm, tập trung các hoạt động sinh kế điển hình mà cư dân đang
thực hiện để sinh sống, trong đó phân tích thực trạng các nguồn lực sinh kế và kết quả đạt
được; đo lường mức độ bền vững sinh kế của cư dân vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha

4


- Kẻ Bàng, Quảng Bình trên khía cạnh ba nhóm hộ (nghèo, cận nghèo và khá) và các
chiến lược sinh kế điển hình (nơng nghiệp, lâm nghiệp và khai thác LSNG, thủy sản
và hoạt động phi nơng nghiệp).
5. Đóng góp của luận án
-

Luận án hệ thống hóa và phát triển các vấn đề lý thuyết về sinh kế bền vững cho


cư dân vùng đệm, làm cơ sở lý luận để xây dựng mơ hình lý thuyết phát triển sinh kế
bền vững của cư dân vùng đệm vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình.

-

Luận án xác định nội dung và rút ra được 30 chỉ tiêu phân tích nguồn lực sinh

kế và 33 chỉ tiêu đo lường sinh kế bền vững. Trong đó, yếu tố thể chế chính sách
được xem là một trong bốn yếu tố quan trọng trong phân tích sinh kế bền vững
-

Làm rõ thực trạng nguồn lực sinh kế và kết quả hoạt động sinh kế điển hình

của cư dân vùng đệm. Đo lường mức độ bền vững sinh kế của cư dân vùng đệm
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng bằng phương pháp chỉ số có trọng số theo
phương pháp phân hạng thứ bậc (AHP); Chỉ ra được những kết quả đạt được, mặt
hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế.
-

Luận án đề xuất 5 nhóm giải pháp và một số kiến nghị, đề xuất nhằm phát

triển sinh kế bền vững cho cư dân vùng đệm Vườn quốc gia PNKB, Quảng Bình.
6.

Kết cấu của luận án
Kết cấu của luận án gồm 3 phần:
Phần I. Mở đầu
Phần II. Nội dung và kết quả nghiên cứu:
Chương 1: Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về sinh kế bền vững.

Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về sinh kế bền vững của cư dân vùng đệm

Vườn quốc gia.
Chương 3: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Thực trạng sinh kế bền vững của cư dân vùng đệm Vườn quốc gia
Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình.
Chương 5: Phương hướng giải pháp phát triển sinh kế bền vững đối với cư dân
vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình
Phần III. Kết luận và kiến nghị.

5


PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN C

C CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SINH KẾ BỀN VỮNG

Hầu hết các nghiên về sinh kế bền vững tiếp cận dựa trên 3 hướng cơ bản: (1)
Dựa vào tài sản sinh kế và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sinh kế; (2) Dựa vào
phân tích tính bền vững của sinh kế; (3) Phương pháp đo lường sinh kế bền vững.
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu sinh kế bền vững trên thế giới
1.1.1. Một số công trình nghiên cứu sinh kế bền vững dựa trên các lợi thế về
nguồn lực sinh kế của địa phương
Dựa vào các lợi thế về nguồn lực sinh kế của địa phương để thực hiện cải thiện,
chuyển đổi hay phát triển các hoạt động sinh kế, các nghiên cứu đã xây dựng hoặc sử
dụng cơng cụ khung phân tích như một phương pháp nghiên cứu.
Teresa–Chang Hung Tao (2006), Fujun Shen (2009) [71], [75] nhận định hoạt
động du lịch như là một chiến lược sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư sinh sống ở

Đài Loan, Trung quốc. Nghiên cứu cho rằng, lợi thế nguồn lực phát triển du lịch là cơ sở
để thực hiện mục đích chuyển đổi sinh kế và cải thiện hoạt động sinh kế kém bền vững
trong lĩnh vực nơng nghiệp nơng thơn. Từ đó, địa phương cần thực hiện các chính sách
hỗ trợ chuyển đổi sinh kế. Nghiên cứu chỉ ra rằng, thực hiện sinh kế du lịch bền vững
phải kết hợp sự giao thoa về “sinh kế nông thôn bền vững; Du lịch bền vững; Du lịch
nơng thơn”. Trong đó, vốn thể chế được xem trọng như các nguồn vốn sinh kế khác, đây
cũng là sự khác biệt lớn nhất của nghiên cứu so với DFID (1999) [71].

Muhammad Asiful Basar (2009) ở Bangladesh chú trọng đến nguồn lực đất đai,
cho rằng năm nhóm đất đai với quy mơ khác nhau sẽ có những lợi thế khác nhau để
lựa chọn phát triển sinh kế, đồng thời thực hiện phân tích năm nguồn vốn sinh kế để
nhận định điểm mạnh và điểm yếu theo mức sống của các địa phương. Kết quả là có
bốn mức thu nhập khác nhau [59].
Như vậy các nghiên cứu trên chú trọng đến việc phân tích lợi thế các hoạt động sinh
kế trên cơ sở nguồn lực mặt nước, nguồn lực đất đai, địa danh thắng cảnh…để đánh giá
những lợi thế và hạn chế của các hoạt động sinh kế, chỉ ra các kết quả sinh kế, từ đó đưa ra
hàm ý chính sách và giải pháp nhằm phát triển sinh kế bền vững. Tuy nhiên các nghiên

6


cứu này chỉ đánh giá các hoạt động sinh kế riêng lẻ, bối cảnh nghiên cứu tập trung
trên 70% người dân tham gia các hoạt động thủy sản, hoặc một số đối tượng là những
người có đào tạo và khả năng đầu tư, thiếu tính cộng đồng (trừ người nghèo) [46],
hoặc xem trọng nguồn lực tự nhiên [59].
1.1.2. Một số cơng trình nghiên cứu sinh kế bền vững vùng đệm dựa trên việc sử
dụng mơ hình các nhân tố ảnh hưởng
Các nghiên cứu này chú trọng việc sử dụng các mơ hình nhân tố ảnh hưởng để
đánh giá mối quan hệ giữa các yếu tố tác động đến hoạt động sinh kế, mà chủ yếu là
các sinh kế phụ thuộc nguồn lực tự nhiên của khu bảo tồn hoặc vườn quốc gia như:

Obong Linus Beba và cộng sự (2013) phân tích thực trạng sinh kế của vùng đệm
tại Vườn quốc gia Cross River. Nghiên cứu chỉ ra rằng, các hoạt động sinh kế của người
dân vùng đệm ảnh hưởng đến vườn quốc gia, trong đó sản xuất nơng nghiệp xâm lấn đất
rừng chiếm 20%; săn trộm 15,2%; thu hoạch dược liệu 6,4%; khai thác gỗ 3,6% và hoạt
động khác 12,8%. Các hoạt động này bị ảnh hưởng của các nhân tố về quy mơ khai thác,
diện tích đất canh tác, trình độ giáo dục, giới tính của chủ hộ…[63]. Teija Reyes (2008)
đã nhận định hoạt động nông, lâm truyền thống của người dân vùng đệm có thể có
những thay đổi tích cực hơn nếu chính quyền địa phương có những chính sách hợp lý
như: (1) Quản lý rừng có sự tham gia của người dân để nâng cao vai trò quản lý tài
nguyên thiên nhiên; (2) Thay đổi ý thức của người dân thơng qua sự hồn chỉnh các thể
chế chính trị của tổ chức trong việc nâng cao vai trị của nơng nghiệp và lâm nghiệp
trong giảm nghèo. Các hoạt động sinh kế này có sự khác nhau giữa các địa phương do
khoảng cách từ nơi ở đến khu bảo tồn, quy mô đất, thu nhập, lương thực…; Trong đó chỉ
6% số người được khảo sát cho là khơng có sự sụt giảm của năng suất; 65% ý kiến cho
rằng sụt giảm do biến đổi khí hậu và 19% năng suất sụt giảm do suy thối mơi trường.
Ngun nhân về những kết quả trên là do thiếu vốn (37%), thiếu thị trường (37%), thiếu
đào tạo (37%), thiếu nhận thức (37%), thiếu phân bón (33%), thiếu nhân lực (28%),
thiếu đất canh tác (12%) và độ tin cậy của việc giải thích này lên đến 73% [66].
Taruvinga. A và Mushunje. A (2015) đưa ra 4 mơ hình hồi quy Tobit với 11 nhân tố
ảnh hưởng xác suất mà người dân sẽ tham gia khai thác kết hợp các sản phẩm lâm sản
ngồi gỗ. Kết quả 4 mơ hình phản ánh sự kết hợp (số loài) lâm sản ngoài gỗ được khai

7


thác sẽ ảnh hưởng đến tài nguyên rừng và khu bảo tồn khác nhau. Trong đó nhân tố
dân số và quy mơ nhân khẩu hộ gia đình giải thích đến 73% [78].
Việc tiếp cận phân tích sự bền vững sinh kế của các nghiên cứu chỉ ra rằng: tính
bền vững của sinh kế được phản ánh trên các phương diện về kinh tế, xã hội, môi trường
và cấu trúc thể chế và quy trình chính sách. Các tiêu chí này cho phép nhận định một

cách toàn diện về tác động tiêu cực và tích cực đến sự bền vững của sinh kế.

Bruce K. Downie (2015) sử dụng thuyết hành vi dự định để thăm dò hành vi
của người dân vùng đệm Vườn quốc dân Saadani về khả năng mở rộng hay chuyển
đổi sinh kế cũng như mục tiêu sản xuất lâu dài. Từ đó đưa ra bốn khuyến nghị là nên
thay đổi một phần, tăng cường nguồn lực, giữ nguyên hiện trạng hoặc nên thay thế
sinh kế mới. Bốn lĩnh vực sinh kế mà người dân vùng đệm tham gia gồm sinh kế phụ
thuộc tài nguyên, thu nhập từ lương, từ các hoạt động kinh doanh và nguồn khác
[38]. Lamsal và cộng sự (2015) chỉ ra rằng thu nhập từ hoạt động khai thác từ tài
nguyên vùng bảo tồn chiếm 12,4% tổng thu nhập của hộ gia đình [56].
Winin Zakiah và cộng sự (2015) nghiên cứu sinh kế bền vững tại vùng đệm vườn
quốc gia Sebangau, đó là một vùng đầm lầy than bùn. Nghiên cứu đánh giá thực trạng của 5
nguồn vốn sinh kế và cho rằng 5 nguồn vốn sinh kế đều ảnh hưởng đến mọi hoạt động sinh
kế của con người, năm nguồn vốn này cũng được phát triển thành chỉ số chính trong cách
tiếp cận của khung phân tích sinh kế. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng khả năng tiếp cận các
nguồn vốn đến phát triển kinh tế của ngư dân vùng đệm rất thấp cận dưới 50%. Tác giả cũng
nhận định, kích thước bền vững của sinh kế thực sự phải dựa các trên tiêu chí về bền vững
về mơi trường, về xã hội, về kinh tế và cấu trúc và quy trình thể chế diễn ra theo hướng tăng
cường tính bền vững các hoạt động sinh kế [80]. Đây được xem là nghiên cứu thực tiễn điển
hình về sinh kế bền vững của người dân vùng đệm VQG.
Các nghiên cứu này chỉ tập trung phân tích mơ hình nhân tố ảnh hưởng của các sinh
kế truyền thống và chú trọng các sinh kế phụ thuộc nguồn lực tài nguyên Vườn quốc gia, các
nhân tố ảnh hưởng chỉ phản ánh tính quy mơ về vốn nhân lực, tự nhiên, xã hội, tài chính ở
một số hoạt động sinh kế; hoặc xuất phát từ việc khai thác thiếu bền vững và quy trình thể
chế chính sách chưa rõ ràng. Mục tiêu của nghiên cứu làm rõ lợi thế hoạt động khai thác ít
tác động tiêu cực đến tài nguyên vườn quốc gia [63]. Nghiên cứu cũng nhận định các nhân
tố ảnh hưởng lớn đến quy mơ khai thác và số lồi khai thác [76]. Phương

8



pháp khảo sát về hành vi dự định được xem là phương pháp định tính có ý nghĩa cho
việc quy hoạch, định hướng trong phát triển sinh kế theo hướng bền vững [38]. Winin
Zakiah và cộng sự (2015) làm rõ hơn về các tiêu chí đánh giá mức độ bền vững về
sinh kế và xem vai trò của năm nguồn vốn sinh kế phản ánh đến mọi quá trình phát
triển các hoạt động sinh kế, bên cạnh đó nghiên cứu cũng chỉ ra được kích thước
đánh giá bền vững sinh kế dựa trên 4 tiêu chí đánh giá về bền vững môi trường, bền
vững kinh tế, bền vững xã hội và bền vững về thể chế - chính sách [80].
Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chỉ tập trung phân tích các mơ hình nhân tố ảnh
hưởng một số hoạt động sinh kế truyền thống, chú trọng đến sinh kế phụ thuộc nguồn
lực tài nguyên đối với một số các hoạt động sinh kế. Bên cạnh đó, chưa có khung lý
thuyết hoàn chỉnh làm cơ sở để đánh giá sinh kế bền vững ở vùng đệm, hệ thống chỉ
tiêu về chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp đánh giá sinh kế bền vững chưa rõ ràng.
1.1.3. Một số cơng trình nghiên cứu sinh kế bền vững dựa trên việc sử dụng chỉ số
đo lường sinh kế bền vững
Thời gian gần đây, nhiều nghiên cứu về sinh kế bền vững đã sử dụng chỉ số tổng
hợp để đo lường mức độ bền vững về sinh kế. Các đánh giá sinh kế bền vững theo chỉ số
đầu tiên được CARE ở Ấn Độ và Sri Lanka sử dụng từ năm 1995 đến 1997. CARE đã
đưa ra chỉ số an ninh sinh kế (Security Livelihoods Index_SLI) với mục đích của chỉ số
là để cung cấp rõ ràng hơn về hạn chế đối với an ninh sinh kế hộ nghèo ở nông thôn.

Đến nay, chỉ số này được nhiều nghiên cứu sử dụng để đánh giá như: Suresh
Kumara & A. Raizadaa & H. Biswasa (2014) [73], Lindenberg (2002)[57], Saijad
Haroon, et al. (2010) [68]. Chỉ số đo lường dựa trên năm khía cạnh: an ninh kinh tế,
an ninh lương thực, an toàn sức khỏe, an ninh giáo dục và phân quyền (Lindenberg,
2002), việc phát triển các thành phần của chỉ số được sử dụng như nghiên cứu của
Hahn et al. (2009) [44]. CARE cho rằng, phát triển bộ chỉ tiêu để đánh giá mỗi hộ gia
đình dựa vào cuộc họp, thảo luận liên quan của một số tổ chức phi chính phủ (CARE,
2004). Việc xây dựng này dựa trên tiếp cận khảo sát dữ liệu từ việc xây dựng các chỉ
số an ninh sinh kế, đánh giá nhanh nông thôn (CARE, 2004).

Mical B. Hahn (2009) đã xây dựng chỉ số tổn thương sinh kế (LVI) trên cơ sở phân
tích những ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu, tác giả chỉ ra 8 thành phần gồm: thông
tin về dân tộc, nhân khẩu, sức khỏe, mối quan hệ xã hội, thức ăn, nguồn nước, thiệt

9


hại tự nhiên và biến đổi khí hậu với 28 chỉ tiêu đánh giá [44]. Kumar Lamichane (2010) chỉ
ra 44 chỉ tiêu dựa trên 13 thành phần chính thuộc năm nguồn vốn sinh kế. Chỉ số tổn thương
là tổng hợp trên 3 chỉ số thành phần (biểu hiện, tính nhạy cảm và chỉ số năng lực thích ứng).
Kết quả cho thấy có 8/13 thành phần có chỉ số tổn thương trên 0,5, nguồn vốn tài chính tổn
thương cao nhất (0,7), nguồn lực con người và nguồn lực tự nhiên có chỉ số tổn thương lớn
hơn 0,5. Cơng thức tính: VLI=∑VI(Hi)/∑w i. (với VI là chỉ số tổn thương thành phần; wi là
trọng số)[55]. Như vậy, những sinh kế thích ứng với những biến đổi khí hậu sẽ là những sinh
kế có ít rủi ro, khả năng bền vững cao hơn những sinh kế khác và chỉ ra chiến lược đa dạng
hóa sinh kế là phương pháp tốt nhất để hạn chế rủi ro.

Hiện nay, việc sử dụng chỉ số để đo lường sinh kế bền vững được tiếp cận trên
nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó việc sử dụng chỉ số an ninh sinh kế bền vững,
chỉ số sinh kế bền vững được xem là chỉ số xã hội quan trọng nhất để đánh giá chất
lượng cuộc sống, phản ánh đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người, đồng thời thể hiện
những hạn chế về khả năng tăng phúc lợi và sự phát triển của hộ gia đình.
Pramod K. Singh *, B.N. Hiremath (2010) [64] xác định chỉ số dựa trên 3 tiêu chí: an
ninh sinh thái, hiệu quả kinh tế và cơng bằng xã hội. Trong đó, (1) An ninh sinh thái gồm: độ
che phủ rừng, chất lượng nước, tiềm năng tăng thêm, thói quen và tiềm năng tái tạo nước
ngầm; (2) Hiệu quả kinh tế: tổng sản lượng lương thực có hạt (kg/ha); sản lượng sữa trên
một vật ni (kg/ngày), tỷ lệ diện tích gieo lưới (%); (3) Cơng bằng xã hội: tỷ lệ dân số có
việc làm (%), tỷ lệ nữ biết chữ (%), tỷ lệ sống của các bà mẹ (%). Anisul Haque, M. Shah
Alam Khan và Cộng sự (2016) đánh giá chỉ số an ninh sinh kế bền vững của các HGĐ ven
biển ở Banladesh cũng dựa trên 5 thành phần khác nhau: (1) Thực phẩm, (2) Thu nhập, (3)

Đời sống & sức khỏe, (4) Nhà & tài sản và (5) An ninh nguồn nước [32].
Shaheen Akter và Sanzidur Rahman(2012) [31] cho rằng, các vấn đề về an ninh kinh
tế, thực phẩm, dinh dưỡng, sức khỏe, giáo dục, trao quyền, an tồn mơi trường, … ảnh
hưởng đến khả năng đo lường mức bền vững của sinh kế. Mỗi chỉ số được đo trên quy mơ
khác nhau, các chỉ số được tiêu chuẩn hóa theo cách tiếp cận đo lường khác nhau. Roslina
Kamaruddin và cộng sự (2014) sử dụng chỉ số sinh kế bền vững như là một công cụ đánh
giá khả năng bền vững của sinh kế dựa trên 5 nguồn vốn (tự nhiên, con người, vật chất, xã
hội, tài chính) và nhân tố kết quả sinh kế. Kết quả đánh giá SLI dựa theo Hahn cộng sự
(2009): LSI = {[(Index H *wH) + (Index P *wP) + (Index S *wS) + (Index F *wF)

10


+ (Index N *wN)]:[wH + wP + wS + wF + wN]} (wi là thành phần nhân tố phụ trong
từng nhân tố chính). Kết quả cho thấy chỉ số SLI thấp hơn 0.5 và chỉ ra rằng khơng
phải hộ có thu nhập cao đều có chỉ số SLI cao [51].
Haroon Sajjad & I. Nasreen (2016) [69] nghiên cứu đánh giá mức độ bền vững trong
nông nghiệp dựa trên 3 tiêu chí: an ninh sinh thái, hiệu quả kinh tế và công bằng xã hội với
15 chỉ tiêu. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích tương quan và hồi quy Pearson
để xác định mức độ liên kết giữa Chỉ số an ninh sinh kế bền vững với các chỉ số thành phần.
Kết quả cho thấy, mối tương quan giữa SLSI và chỉ số hiệu quả kinh tế là rất cao; giữa SLSI
và chỉ số công bằng xã hội là quan trọng và cao. Phân tích hồi quy hệ số
2

beta của hiệu quả kinh tế và công bằng xã hội ở mức 99%. Giá trị của R trong hiệu quả
kinh tế cao nhất (0,829) theo sau là công bằng xã hội (0,759). Vì vậy, có thể kết luận
rằng an ninh sinh kế bền vững của nông dân phụ thuộc nhiều hơn vào hiệu quả kinh tế và
công bằng xã hội. Theo kết quả khảo sát, có 33% người là có chỉ số sinh kế cao, 31% rất
thấp, 28% bền vững ở mức trung bình, trong đó 7% có mức sinh kế bền vững cao.
Heyuan You và Xiaoling Zhang (2017) sử dụng 16 chỉ tiêu để tính tốn các trọng số theo

phương pháp toán vector. Kết quả cho thấy sự khác nhau về mức độ bền vững ở 3 khía
cạnh sinh thái, hiệu quả kinh tế và cập nhật xã hội của 31 tỉnh là khác nhau [47].
Như vậy chỉ số đánh giá mức độ sinh kế bền vững được nhiều tác giả sử dụng và ngày
càng hoàn thiện về bộ chỉ tiêu đánh giá dựa trên năm nguồn lực, kết quả sinh kế, phân tích
một cách chi tiết, có chất lượng ở phạm vi quy mô lựa chọn hợp lý. Nghiên cứu chỉ số cho
phép đánh giá một cách tổng hợp, tồn diện các khía cạnh trên nhiều thang đo khác nhau.
Tuy nhiên, hạn chế của dạng nghiên cứu này là phần lớn được đo lường định tính, số câu hỏi
hay chỉ tiêu có thể quyết định làm tăng độ tin cậy của thông tin trên quan điểm của các vấn
đề liên quan. Mặt khác, các nghiên cứu trên được thực hiện ở nhiều bối cảnh, cách tiếp cận
phân tích chỉ số khác nhau nên dẫn đến số lượng, quy mô và chất lượng chỉ tiêu được lựa
chọn để đo lường khác nhau. Bên cạnh đó, việc xác định phương pháp tính trọng số đối với
các nghiên cứu khơng giống nhau nên có nhiều kết quả.

1.2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu sinh kế bền vững trong nước
1.2.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu ở các địa phương trong nước
Nghiên cứu sinh kế trong nước được thực hiện vào những năm 90, đầu tiên tập
trung vào việc xóa đói giảm nghèo ở các vùng nơng thơn Việt Nam, đồng bào dân tộc

11


thiểu số. Việc hỗ trợ cho phát triển sinh kế thông qua các dự án phát triển nông thôn
hướng tới cải thiện đời sống người nghèo, tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội,
giáo dục và y tế... Tuy nhiên các hoạt động hỗ trợ vẫn mang tính bao cấp dẫn đến
nhiều vùng đồng bào trở nên phụ thuộc, hiệu quả và năng suất công việc thay đổi
không nhiều. Khi hết dự án, người nghèo vùng cao, vùng sâu lại trở về với thói quen
củ, các hoạt động hỗ trợ trở nên kém hiệu quả vẫn không cải thiện. Vì vậy vấn đề
xây dựng, lựa chọn sinh kế bền vững cho người dân vùng nông thôn, đặc biệt đồng
bào dân tộc thiểu số đang được nhiều tác giả quan tâm.
Đặng Thị Kim Phụng (2012) [65], nghiên cứu sinh kế người dân vùng đệm tại

Vườn quốc gia Lò Gò Xa Mát. Khảo sát trên 150 hộ gia đình cho thấy, có 23 hoạt
động sinh kế chính, trong đó 5 HĐSK nông nghiệp và 18 HĐSK phi nông nghiệp.
Hoạt động sinh kế chính gồm trồng trọt, chăn ni, lao động tiền lương. Kết quả
nghiên cứu trên 4 nhóm hộ (giàu, khá, trung bình, nghèo) chỉ ra thực trạng vốn con
người thấp chỉ có 46%, người giàu và 33% người khá; 23% người nghèo; tỷ lệ mù
chữ cao chiếm 32%; số người có trình độ đại học chủ yếu là hộ giàu và khá; chỉ có
6% chủ hộ có kỹ thuật sản xuất nông nghiệp; người giàu sở hữu đất gấp 3-4 lần người
nghèo và có đến 33% số hộ khảo sát khơng có đất và chủ yếu làm cơng ăn lương.
Bên cạnh đó người nghèo cũng bất lợi hơn trong tiếp cận vốn vì thiếu tài sản đất đai,
84% người nghèo, 83% cận nghèo và 54% hộ khá còn sống ở nhà tạm. Nguyễn Đăng
Hiệp Phố (2016) khi nghiên cứu về sinh kế của người Châu Mạ ở vùng đệm Vườn
quốc gia Cát Tiên cũng đã phân tích điểm mạnh và điểm yếu của 5 nguồn vốn sinh
kế: (1) Vốn con người gồm: đội ngũ y tế, cơ sở y tế, trình độ văn hóa và học vấn; (2)
Vốn xã hội: mạng lưới xã hội, quan hệ đoàn thể, quan hệ vay mượn; (3) Vốn vật chất:
điện, đường, trường, trạm; (4) Vốn tài chính gồm trợ cấp…; (5) Vốn tự nhiên [22].
Nguyễn Xuân Hòa (2018) [17] nghiên cứu về sinh kế của người Sán Dìu ở vùng đệm
Vườn quốc gia Tam Đảo, tác giả đã chỉ ra nguồn thu của người Sán Dìu từ 6 từ các hoạt
động sinh kế gồm: (1) Ruộng, (2) Vườn nhà, (3) Vườn Rừng, (4) Thu nhập từ hoạt động
chăn nuôi gia súc, (5) Chăn nuôi gia cầm, (6) Thu từ khai thác tự, tổng thu bình quân của
một hộ gia đình là 12,5 triệu đồng ở năm 2016. Ngoài ra, nghiên cứu sử dụng phương pháp
so sánh các tiêu chí theo thời gian trước và sau thành lập Vườn quốc gia nhằm làm rõ khả
năng thay đổi các hoạt động sinh kế của người dân vùng đệm. Trong khi đó nghiên cứu của
Đinh Thị Hà Giang (2017) [14] tại cộng đồng cư dân tại vùng đệm Vườn quốc

12


gia Xuân Sơn cho thấy, nguồn thu nhập chủ yếu là từ các hoạt động trồng trọt và chăn
ni, có 88,9% có thu nhập dưới 1 triệu đồng/tháng/người. Nghiên cứu cũng chỉ ra 5
nguồn vốn sinh kế mà người dân vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Sơn cho thấy, vốn

sinh kế nghèo. Nghiên cứu đánh giá tính bền vững sinh kế được chia thành 4 mức:
(1) Chưa bền vững; (2) bền vững ở mức thấp; (3) bền vững ở mức trung bình; và (4)
bền vững ở mức cao và có hơn 50% số chỉ tiêu đặt ra là chưa bền vững.
Như vậy, các nghiên cứu về sinh kế vùng đệm ở Vườn quốc gia tập trung phân tích
thực trạng nguồn lực các hoạt động sinh kế, tiến hành đánh giá và so sánh kết quả sinh kế,
đánh giá thực trạng và lợi thế của các nguồn lực sinh kế trước và sau thành lập vườn quốc
gia [20], hoặc dựa trên thực trạng các kết quả đạt được với mục tiêu đặt ra [14], một số
nghiên cứu khác đánh giá các nguồn lực sinh kế giữa các nhóm hộ [17], [14], [65]. Tuy
nhiên, các nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức đánh giá thực trạng các nguồn lực sinh kế, thực
trạng kết quả các hoạt động sinh kế, chưa làm rõ cơ sở để đánh giá mức độ bền vững của
sinh kế cũng như chưa có hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu đo lường mức độ sinh kế bền vững.

Đặng Đình Đào và Cộng sự (2014) xây dựng mơ hình phân tích sinh kế bền vững
cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam. Nghiên cứu đánh giá các nguồn lực ảnh
hưởng trực tiếp đến năm hoạt động sinh kế gồm: trồng trọt, chăn nuôi, tiểu thủ công
nghiệp, TMDV và mơ hình sinh kế khác. Từ đó nhận định các lợi thế về nguồn lực sinh
kế trồng trọt là ngành có điều kiện và thế mạnh hơn các hoạt động sinh kế khác, là ngành
tạo thu nhập chính cho người dân. Trong đó, thể chế chính sách tác động tích cực đến
mọi mặt của đời sống của người dân nhưng cũng tạo ra tư tưởng ỷ lại, lười thay đổi,
thiếu mạnh dạn để cải thiện sinh kế và thu nhập cho hộ gia đình [13]. Phan Xuân Lĩnh
(2015) cũng xây dựng mơ hình sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Đắk
Lắk gồm ba thành phần chính: nguồn vốn sinh kế làm trung tâm chịu tác động của thể
chế, chính sách và các thách thức về tính bền vững (kinh tế, mơi trường, xã hội). Chiến
lược sinh kế được đề cập gồm: nông nghiệp, phi nông nghiệp, đa dạng hóa [18].
Nguyễn Đăng Hào (2016) thực hiện đánh giá các nguồn lực và kết quả sinh kế của 5
hoạt động sinh kế gồm: dựa vào nông nghiệp; kết hợp nông nghiệp với ngành nghề, dịch vụ;
chiến lược dựa vào nuôi trồng thủy sản; chiến lược hỗn hợp. Cơ sở xác định các tiêu chí
đánh giá dựa vào khung lý thuyết của Ellis (2000) và Scoones (1998) [16]. Trong khi Vũ Thị
Hoài Thu (2012) đưa ra các chỉ tiêu phản ánh tác động tích cực của biến đổi khí


13


×