Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Khái niệm chung về mạng và hệ thống điện tiêu chuẩn của mạng lưới điện nông thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131 KB, 14 trang )

Khái niệm chung về mạng và hệ thống điện tiêu chuẩn của mạng lưới điện nông
thôn
1. Hệ thống điện, mạng điện
Điện năng là dạng năng lượng được sử dụng rộng rãi nhất trong tất cả các lĩnh vực
hoạt động kinh tế và đời sống của con người.
Điện năng được sản xuất trong các nhà máy điện. Căn cứ nguồn năng lượng sơ cấp
dùng để sản xuất điện năng, các nhà máy điện được phân thành các nhà máy nhiệt
điện, thuỷ điện và điện nguyên tử. Nguồn năng lượng sơ cấp dùng trong các nhà
máy nhiệt điện là nhiên liệu hữu cơ (than, dầu, khí), trong các nhà máy thuỷ điện là
sức nước, trong các nhà máy điện nguyên tử là năng lượng hạt nhân.
Ngoài các nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện và điện nguyên tử còn có các nhà máy
điện khác (năng lượng sơ cấp là mặt trời, gió, địa nhiệt, thuỷ triều…). Công suất
của các nhà máy điện này không lớn.
Phần điện của các nhà máy điện có các thiết bị chính và phụ. Các thiết bị chính là:
các máy phát điện đồng bộ, các hệ thống thanh góp, các thiết bị đóng cắt, các dao
cách ly và các thiết bị tự dùng. Các thiết bị chính được dùng để sản xuất và phân
phối điện năng, đóng và cắt các mạch điện v.v… Các thiết bị phụ được sử dụng để
thực hiện các chức năng đo lường, phát tín hiệu, bảo vệ, tự động v.v…
Hệ thống điện gồm có các nhà máy điện, các mạng điện và các hộ tiêu dùng điện,
được liên kết với nhau thành một hệ thống để thực hiện quá trình sản xuất, truyền
tải, phân phối và tiêu thụ điện năng.
Hệ thống điện là một phần của hệ thống năng lượng. Hệ thống năng lượng gồm có
hệ thống điện và hệ thống nhiệt.
Mạng điện là một tập hợp gồm có các trạm biến áp, trạm đóng cắt, các đường dây
trên không và các đường dây cáp. Mạng điện được dùng để truyền tải và phân phối
điện năng từ các nhà máy điện đến các hộ tiêu dùng. Đường dây truyền tải có điện
áp lớn hơn 1kV là đường dây điện áp cao. Đường dây có điện áp nhỏ hơn 1kV là
đường dây điện áp thấp.
Như vậy mạng lưới điện nông thôn là tập hợp các trạm biến áp, trạm đóng cắt,
các đường dây trên không và các đường dây cáp. Nó có nhiệm vụ truyền tải điện
năng từ các nhà máy điện đến các hộ dân nông thôn.


2. Chỉ tiêu thiết kế lưới điện nông thôn ở Việt Nam
- Tỷ lệ số được cấp điện
Tại những xã sẽ thực hiện việc cấp điện, chỉ tiêu về tỷ lệ số hộ được cấp điện lưới
được xác định trên mục tiêu chung của toàn quốc và khả năng huy động vốn để
thực hiện. Chỉ tiêu này cũng khác nhau đối với các xã có đặc điểm khác nhau, cụ
thể:
Loại xã Giai đoạn
1996-2000
Giai đoạn
2000-2010
Mật độ dân cư cao
(trên120 người/km
2
)
80% Trên 90%
Mật đọ dân cư thấp
(dưới 120 người/km
2
)
50-60% Trên 80%
Ở đây ta không chia loại xã theo khu vực miền núi hay đồng bằng mà phân loại các
xã theo mật độ dân số bởi ở nông thôn Việt Nam, mật độ dân số cũng phản ánh số
dân - địa hình – hình thể bố trí dân cư và chính nó cũng phản ánh đến tổng mức
đầu tư cần thiết cho việc phủ điện
- Mức độ dự phòng tương lai
Việc xác định mức độ dự phòng cho tương lai của lưới điện được xây sẽ dựa trên
nhu cầu phụ tải dự kiến và quan điểm của nhà thiết kế trong lĩnh vực kinh tế – kỹ
thuật của lưới điện.
Hiện nay định mức tiêu thụ cho nhu cầu gia dụng trên phạm vi toàn quốc được dự
báo như sau:

STT Khu vực Đến năm 2000 2001-2005
Kwh/hộ/năm W/hộ Kwh/hộ/năm W/hộ
1 Thị xã 540 300 900 500
2 Thị trấn, huyện lỵ 400 240 650 400
3 Nông thôn đồng bằng 300 200 500 330
4 Nông thôn trung du 220 180 360 300
5 Nông thôn miền núi 160 150 275 250
6 Thành phố công nghiệp 900 600 1600 900
- Độ tin cậy cung cấp điện
Tính chất đặc thù của hộ phụ tải nông thôn ở các xã chủ yếu là ánh sáng sinh hoạt,
do đó trường hợp mất điện không gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, trừ một số
trường hợp đặc biệt khi ở thời kỳ bơm tưới tiêu. Chính vì lý do đó mà hộ phụ tải
nông thôn được xếp là hộ phụ tải loại 3.
- Chất lượng điện năng cung cấp.
Tuân thủ theo các quy định về điều kiện kỹ thuật cơ bản trong việc cung ứng và sử
dụng điện.
- Giá bán điện: Vì kinh doanh điện ở nước ta không chỉ nhằm múc đích lợi nhuận
mà còn phải đảm bảo nhiều mục tiêu khác đó là các mục tiêu công bằng, phát triển
kinh tế xã hội ở nông thôn. Chính vì vậy tiêu chuẩn giá điện là vô cùng quan trọng.
I. Tại sao phải chuyển đổi mô hình quản lý điện nông thôn hiện nay
- Điện nông thôn không những chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế mà nó có
ảnh hưởng rất lớn đến những hoạt động xã hội. Đầu tư phát triển điện nông thôn
thuộc loại đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội có hiệu quả về mặt chính trị-an
ninh, văn hoá, xã hội, tạo tiền đề để phát triển kinh tế nhưng về mặt tài chính
không có khả năng hoàn vốn đầu tư.
- Thế nhưng dường như mạng lưới điện nông thôn vẫn chưa tương xứng với tầm
quan trọng của nó.
+Lưới điện nông thôn phần lớn cũ nát, chắp vá và không đảm bảo tiêu chuẩn
kỹ thuật – kinh doanh, đặc biệt là lưới điện hạ áp (gồm đường trục, nhánh rẽ vào
hộ dân, công tơ, trang thiết bị đóng cắt và bảo vệ), dẫn đến vận hành kém an toàn,

tổn thất điện năng tăng cao.
+Tổ chức quản lý điện nông thôn rất phức tạp: HTX (Ban quản lý điện
HTX), chính quyền thôn xóm trực tiếp quản lý, tư nhận thầu trung gian của UBND
xã và các HTX bán điện đến hộ dân. Đa số các tổ chức quản lý điện nông thôn ở
các xã, thị trấn chưa đăng ký và chưa được cấp giấy phép hoạt động, chưa có đủ tư
cách pháp nhân kinh doanh bán điện đến hộ dân. Đặc biệt 2 hình thức không hợp
pháp là UBND xã bán điện và hình thức khoán thầu lại là 2 hình thức phổ biến
rộng rãi nhất
+Phần lớn các Tổ chức quản lý điện nông thôn chưa ký hợp đồng bán điện
đến hộ sử dụng điện hoặc đến nay không còn phù hợp với quy định của Bộ Công
nghiệp. Việc mở sổ sách theo dõi hạch toán kinh doanh bán điện của các tổ chức
quản lý bán điện còn sơ sài. Đội ngũ thợ điện đông về số lượng nhưng nghiệp vụ
chuyên môn còn hạn chế và chưa thực hiện đúng quy định củ nhà nước nên hiệu
quả quản lý nhiều nơi còn thấp,dễ phát sinh tiêu cực và vi phạm.
+Phần lớn các tổ chức quản lý điện chưa thực hiện hạch toán đúng đủ và
công khai kết quả kinh doanh bán điện đến các hộ dân làm cho công tác quản lý
điện nông thôn còn nhiều bất cập và gây bất bình trong nhân dân. Giá điện sinh
hoạt của các hộ dân nông thôn lung tung không kiểm soát được. Điều này ảnh
hưởng rất lớn đến vấn đề chính trị, đến mục tiêu công bằng giữa thành thị và nông
thôn
- Trước tình hình trên các cơ quan chức năng đã nghiên cứu thí điểm giúp Chính
phủ đưa ra Nghị định 45NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 16/8/2001 về
chuyển đổi mô hình quản lý điện nông thôn với 4 mục tiêu chính
Đưa hoạt động quản lý điện nông thôn vào khuôn khổ pháp luật với 5 mô hình
chính
Đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người bán điện
Đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người mua điện
Đảm bảo công bằng giữa Thành phố và Nông thôn với giá điện ở nông thôn tương
đương với giá điện ở thành phố (Mức giá trần là 700 đ/kWh)
II. Nội dung nghị định 45 CP của chính phủ

Điều 1. Điện năng là hàng hoá đặc biệt. Nhà nước thống nhất quản lý các hoạt
động điện lực và sử dụng điện trong phạm vi cả nước bằng pháp luật, chính sách,
quy hoạch và kế hoạch phát triển điện lực. Sản xuất kinh doanh điện là ngành nghề
kinh doanh có điều kiện.
Điều 2. Nghị định này quy định về hoạt động điện lực và sử dụng điện được áp
dụng cho mọi tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tại nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, trử trường hợp điều ước quốc tế mà nước cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
Điều 3.
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực trong các lĩnh vực sau phải có giấy phép
hoạt động điện lực:
a) Tư vấn lập quy hoạch, thiết kế công trình điện;
b) Sản xuất, truyền tải, phân phối, kinh doanh và cung ứng điện.
2. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động điện lực được quy định như
sau:
a) Bộ công nghiệp cấp giấy phép hoạt động điện lực cho:
- Các tổ chức hoạt động tư vấn quy hoạch, thiết kế, giám sát và các hình thức tư
vấn khác đối với các dự án, công trình điện.
- Doanh nghiệp thuộc các tổng công ty nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài hoạt động sản xuất, truyền tải, phân phối, kinh doanh và cung ứng
điện.
- Các doanh nghiệp sản xuất điện có công suất phát điện từ 10 MW trở lên và
doanh nghiệp quản lý vận hành lưới truyền tải điện có điện áp từ 110 kV trở lên
- Các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu điện.
b) Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp giấy phép hoạt
động điện lực cho các tổ chức, cá nhân ngoài các tổ chức đã quy định tại điểm
a, có hoạt động điện lực trong các lĩnh vực quy định tại điểm 1 điều này.
3. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở phát điện để sử dụng, không bán điện
cho tổ chức cá nhân khác hoặc cơ sở phát điện có công suất lắp đặt thấp hơn
mức công suất do bộ công nghiệp quy định, thì không phải có giấy phép hoạt

động điện lực.
4. Bộ công nghiệp hướng dẫn điều kiện, trình tự và thủ tục cấp giấy phép hoạt
động điện lực.
Điều 4. Hoạt động điện lực và sử dụng điện trên lãnh thổ Việt Nam phải thực hiện
theo các quy định của nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên
quan đồng thời phải tuân thủ các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật,
môi trường do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Điều 5.
1. Việc sử dụng điện phải đúng mục đích ghi trong hợp đồng. Các trường hợp cần
sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ phải được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cho phép. Bộ công nghiệp quy định cụ yhể việc sử dụng điện trong
trường hợp này

×