Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.56 KB, 44 trang )

TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ
HÀ NỘI
I - CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG VÀ CÁC DẠNG TỔN
THẤT ĐIỆN NĂNG

Tổn thất điện năng được hiểu là lượng điện năng bị tiêu hao, thất thoát trong quá
trình truyền tai và phân phối từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ.
Để phục vụ cho công tác quản lý, người ta phân nhóm tổn thất điện năng thành
nhiều loại theo những phương pháp khác nhau.
1.1.
Căn cứ vào tính chất tổn thất
Tổn thất điện năng được chia thành 2 loại: tổn thất kỹ thuật và tổn thất phi kỹ
thuật ( tổn thất thương mại ).

Tổn thất kỹ thuật: đây là loại tổn thất do các nguyên nhân kỹ thuật gây ra.
Tổn thất kỹ thuật có các loại như:
-
Tổn thất của máy biến áp và bộ điều chỉnh
. Tổn thất khi có tải ( tổn thất đồng)
. Tổn thất khi không tải ( tổn thất sắt)
-
Tổn thất trên đường cao thế ( tổn thất vầng quang)
-
Tổn thất cách điện ( đặc biệt đối với cáp ngầm )
-
Tổn thất do hạ thế
-
Tổn thất trên đường dây
-
Các tổn thất khác


Tổn thất phi kỹ thuật hay tổn thất thương mại do các nguyên nhân quản lý gây ra.
Tổn thất thương mại gồm các loại như:
-
Tổn thất do hành động ăn cắp điện của khách hàng có công tơ
. Dùng điện không qua công tơ
. Sửa số liệu công tơ trực tiếp
. Sửa số liệu công tơ gián tiếp
-
Tổn thất do khách hàng không dùng công tơ
. Khách hàng tăng trái phép nhu cầu sử dụng ngoài hợp đồng
. Khách hàng cho người khác dùng chung bất hợp pháp
. Mức khoán điện không chính xác
-
Tổn thất do khách hàng móc nối bất hợp pháp
. Móc thẳng từ lưới
. Người tiêu dùng sử dụng điện trước khi được phép
. Người tiêu dùng vẫn sử dụng điện khi hợp đồng hết hạn
-
Tổn thất do thiết bị đo đếm
. Công tơ bị mất- chết- cháy
. Công tơ chạy chậm
. Công tơ lắp đặt không đúng
-
Tổn thất do nhân viên Điện lực làm sai quy trình
. Ghi chỉ số ít đi
. Không ghi chỉ số
. Không ra hoá đơn
1.2
Căn cứ vào giai đoạn phát sinh tổn thất
Tổn thất điện năng được phân loại ở từng khâu như sau:


Tổn thất trong quá trình sản xuất: đây là phần điện năng bị tiêu hao ngay tại nhà
máy điện, do năng lượng điện sử dụng cho sự hoạt động của máy móc thiết bị, do
không phát hết công suất máy phát…

Tổn thất trong quá trình truyền tải và phân phối điện ở giai đoạn này ngoài tổn thất
do tính tất yếu kỹ thuật gây ra, còn do các yếu tố khác như việc quản lý vận hành, các
nghiệp vụ kinh doanh kém hiệu quả.
-
Tổn thất truyền tải do tính chất vật lý của dây dẫn trong quá trình truyền điện gồm:
tổn thất đồng, tổn thất do cách điện kém, tổn thất vầng quang.
-
Tổn thất phân phối là tổn thất trong mạng phân phối gồm: phân phối sơ cấp, biến
thế phân phối, phục vụ trạm, công tư, mất cắp…

Tổn thất trong quá trình tiêu thụ điện: mức độ tổn thất ở giai đoạn này tuỳ thuộc
vào khả năng sử dụng, điều kiện phụ tải của khách hàng sử dụng điện. Đó chính là
mức độ hợp lý khi sử dụng điện, mức độ vận hành công suất thiết bị, chất lượng kỹ
thuật của các phụ tải… Tổn thất ở giai đoạn này không những chỉ gây ra thiệt hại cho
người sử dụng mà còn làm cho tổn thất điện năng của ngành điện tăng lên.
1.3
Căn cứ vào phạm vi tổn thất
Tổn thất điện năng có một số loại như:

Tổn thất của hệ thống điện:
Là tổn thất xuất hiện trong quá trình đưa điện năng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu
thụ, bao gồm các tổn thất do: phát điện, nâng hạ thế, phân phối và tổn thất mạng
tiêu thụ.

Tổn thất biến thế:

Là tổn thất do biến đổi hiệu điện thế ( nâng thế, hạ thế ) tại trạm phân phối. Tổn
thất này được tính toán theo 2 loại trạm: trạm lưới và trạm phân phối.
Ngoài ra còn có tổn thất truyền tải, tổn thất phân phối .
1.4 Ý nghĩa của việc giảm tổn thất điện năng
Giảm tổn thất điện năng có một ý nghĩa rất to lớn không chỉ đối với ngành điện
mà còn với toàn bộ nền kinh tế xã hội nói chung. Đứng trên quan điểm về hiệu quả
kinh tế thì ý nghĩa của việc giảm tổn thất điện năng được thể hiện ở những mặt sau:

Giảm tổn thất điện năng đồng thời chính là tăng sản lượng điện thương phẩm cung
cấp cho khách hàng, có nghĩa là lượng điện năng phải mua đầu nguồn sẽ giảm đi. Khi
đó, các doanh nghiệp kinh doanh điện năng sẽ tiết kiệm được một số chi phí đầu vào
khá lớn. Nhờ đó mà nâng cao được hiệu quả kinh tế trong kinh doanh. Còn đối với các
nhà máy sản xuất điện, khả năng cung ứng điện cho các cơ sở khác sẽ tăng lên. Do đó,
ngành điện sẽ giảm được chi phí cho xây dựng các mạng truyền tải và cung cấp, Nhà
nước cũng giảm bớt được vốn đầu tư cho việc phải xây dựng các nhà máy điện mới.
Tức là, nó đem lại lợi ích không những chỉ cho ngành điện mà còn cho nền kinh tế
quốc gia.

Giảm tổn thất điện năng khi nhu cầu về điện không thay đổi sẽ giúp cho nhu cầu
sản xuất điện năng giảm xuống, vì:
Điện năng sản xuất = Điện năng tiêu thụ + Điện năng tổn thất
Điều này sẽ tạo điều kiện cho ngành điện tiết kiệm được vốn cố định, tiết kiệm tài
nguyên thiên nhiên quốc gia: năng lượng dòng chảy của nước đối với các nhà máy
thuỷ điện, năng lượng than đối với các nhà máy nhiệt điện. Khi mức tiêu thụ tài
nguyên thiên nhiên giảm xuống thì mức độ ô nhiễm môi trường do khai thác các
nguồn tài nguyên cũng được giảm xuống. Đồng thời, các ảnh hưởng ngoại vi tiêu cực
do hoạt động sản xuất của các nhà máy điện cũng giảm.

Giảm tổn thất điện năng bằng cách ngăn chặn các hoạt động vi phạm sử dụng điện
sẽ góp phần làm giảm chi phí khắc phục những sự cố ( chạm chập đường dây, hỏng hệ

thống đo đếm ) và giảm các tai nạn về điện do các hoạt động đó gây ra.
Như vậy, việc giảm tổn thất điện năng có một ý nghĩa kinh tế quan trọng đối với
ngành điện nói riêng và với nền kinh tế quốc dân nói chung.
II PHƯƠNG PHÁP VÀ NGUYÊN TẮC PHÂN TÍCH TỔN THẤT
Tổn thất điện năng đòi hỏi có một phương pháp và nguyên tắc phân tích riêng để
phát hiện đúng nguồn gốc tổn thất, từ đó tìm ra các giải pháp phù hợp để giảm tổn thất
điện năng.
1.2
Phương pháp tính tổn thất
Tổn thất điện năng được biểu hiện dưới hai dạng số tuyệt đối và số tương đối.

Số tuyệt đối:điện năng tổn thất (Kwh)
Công thức tính:

Att = Ađn – Atp Trong đó:


Att : điện năng tổn thất- đây là phần điện năng bị tiêu hao trong quá trình truyền
tải và phân phối điện.
Ađn : điện nhận đầu nguồn- là sản lượng điện mua vào.
Atp : điện thương phẩm – là lượng điện bán cho các hộ sử dụng thông qua hệ thống
lưới phân phối.


Att, Ađn, Atp được tính theo đơn vị Kwh và có thể tính theo tháng, quý hoặc
năm.
Số tương đối0 : tỷ lệ tổn thất(%)
Công thức tính :
Ađn - Atp


Att% = ------------------ * 100%
Ađn

Att% - Điện năng tổn thất tính theo tỷ lệ % so với điện đầu nguồn.
2.2. Nguyên tắc phân tích tổn thất
Triển khai các hoạt động chống tổn thất điện năng, trong đó phân tích các dữ
kiện tổn thất xảy ra trên hệ thống lưới điện là một bước quan trọng. Dựa trên các kết
quả phân tích người ta sẽ đặt ra nhiệm vụ đối với hệ thống, tập trung sự chú ý cho việc
củng cố các trang thiết bị và đầu tư phát triển trong việc hoàn thiện lưới điện hoặc trên
các quan hệ tiêu thụ.
Đường dây tải điện nối giữa nhà máy và nơi tiêu thụ là rất phức tạp vì dòng
điện liên tục thay đổi và việc đo lường dòng điện bị hạn chế bởi các trang thiết bị trên
hệ thống có quá nhiều loại khác nhau và việc qui định đọc đồng hồ đo cũng khác nhau.
Vì vậy, việc phân tích tổn thất rất khó làm hoàn hảo và giả thích tổn thất là một việc
cực kỳ phức tạp.
Để phân tích tổn thất, cần chú ý các điểm sau đây:

Điểm gửi, điểm cung cấp, điểm nhận, điểm phân phối và điểm bán là các điểm có
thể đo điện năng bằng Kwh. Sự chênh lệnh giữa các điểm đo tương ứng với tổn thất
điện năng giữa chúng.

Xu hướng thay đổi của tỷ lệ tổn thất có thể xem xét trên hai yếu tố riêng biệt là tỷ
lệ tổn thất kỹ thuật và tỷ lệ tổn thất thương mại. Tỷ lệ tổn thất kỹ thuật dựa trên tình
trạng hoạt động của lưới điện còn tỷ lệ tổn thất thương maị dựa trên lượng điện năng
tiêu thụ ( điện thương phẩm).

Tổn thất điện năng là không thể tránh khỏi. Đặc biệt, tổn thất thương mại có quan
hệ mật thiết với điểm mua và điểm bán điện.
- Điểm mua điện đo đếm điện năng đầu nguồn được tính bằng sản lượng điện
đo đếm được ở các công tơ tổng, đặt tại các trạm biến áp và các điểm ranh giới mua

điện của Tổng công ty.
-
Điểm bán điện đo đếm điện năng thương phẩm. Điện năng thương phẩm có hai loại:
. Thương phẩm bán tổng bao gồm tất cả điện năng đã bán qua công tơ đặt tại trạm biến
áp, tính bằng Kwh.
. Thương phẩm bán lẻ đến hộ sử dụng điện, bao gồm tất cả điện năng đã bán qua công
tơ đặt tại hộ sử dụng điện.
Khi tỷ lệ tổn thất càng cao thì lợi ích kinh tế của việc giảm tổn thất càng lớn.
Khi tỷ lệ tổn thất thấp thì hiệu quả kinh tế của việc giảm tổn thất là không đáng kể. Vì
lý do này, việc tăng cường đầu tư cho các thiết bị để giảm tổn thất là có giới hạn. Do
vậy cũng cần phải tính toán xem lợi ích kinh tế do việc giảm tổn thất đem lại như thế
nào thì có thể bù đắp được vốn đầu tư.
Đối với Công ty Điện lực thành phố Hà Nội hiện nay, khi tỷ lệ tổn thất còn gấp
nhiều lần tổn thất kỹ thuật, tổn thất thương mại còn quá lớn thì thực hiện các biện pháp
giảm tổn thất là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác kinh doanh điện năng.
III . CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY RA TỔN THẤT.
Ở đây ta chỉ xét đến những nguyên nhân gây ra 2 loại tổn thất cơ bản là tổn thất
kỹ thuật và tổn thất thương mại.
4.1.Đối với tổn thất kỹ thuật
Tổn thất kỹ thuật không thể loại trừ được hoàn toàn, nó do hai yếu tố kỹ thuật gây ra.
Các nguyên nhân chính gây ra tổn thất kỹ thuật là:

Việc sử dụng nhiều cấp điện áp (220KV- 110 KV-35 KV-22KV-10KV-6KV) dẫn
đến phải biến đổi điện áp qua nhiều máy biến áp trung gian, gây nên những tổn thất
đáng kể trong lưới điện.

Đường dây quá dài, thiết bị nhỏ lại mang tải quá lớn, thậm chí quá tải dẫn đến tổn
thất trên đường dây do dây dẫn phát nhiệt.
Chất lượng thi công lắp đặt cải tạo chưa đạt yêu cầu. Đặc biệt là những đường cáp
cũ, thiết bị cũ, máy biến áp cũ qua sửa chữa, đại tu không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật

yêu cầu, gây tổn thất lớn khi vận hành.

Lưới vận hành với hệ số công xuất (cos
ϕ
) thấp,phần lớn chỉ đạt hệ số trung bình
cos
ϕ
= 0,8, công suất tác dụng thấp, lượng điện năng tiêu hao vô ích lớn, làm tăng
tổn thất điện năng.

Trị số điện áp vận hành thấp so với trị số điện áp định mức, đo đếm sẽ không
chính xác, gây tổn thất khi khách hàng sử dụng thiết bị. Trên thực tế có thể nâng cao
điện áp vận hành bằng việc điều chỉnh các đầu phân áp tại các nguồn, song công tác
này chưa được thực hiện thường xuyên.

Mức chênh lệch phụ tải lớn (Pmax) và phụ tải nhỏ nhất (Pmin) trên đồ thị phụ tải
ngày quá lớn, công suất sử dụng thấp hơn công suất nguồn phát, dẫn đến tổn thất
điện năng do vận hành non tải.
BIỂU ĐỒ NGUYÊN NHÂN TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG
DÂY DẪN BIẾN THẾ HỘ TIÊU THỤ


4.2.Đối với tổn thất thương mại
K
Ỹ THUẬT
Cos
φ thấp
MBA cũ
Cách điện kém
Quá d ià

Quá tải MBA Quá tải
Non tải
Nâng, hạ thế
Nối nhiều
TỔN
THẤT
ĐIỆN
NĂN
G
S
ửa số liệu
Không ra HĐ
Lắp đặt sai
Câu móc
Không ghi chữ
Dùng quá
định mức
Chạy chậm
Ghi ít đi Mức khoán thấp Hỏng
nng
Nhân viên l mà
sai
Thiết bị đo
đếm điện đếm điện
L Ấ Y C Ắ P Đ I Ệ N
TH
ƯƠNG MẠI
Lượng điện tổn thất thương mại là lượng điện hao hụt trong quá trình phân phối
sử dụng điện cho khách hàng, do nguyên nhân quản lý gây ra.Các nguyên nhân chính
sau:


Một số trường hợp, khách hang chưa đủ điều kiện để lắp đặt công tơ, hoặc chỉ có
nhu cầu dùng điện tạm thời trong một thời gian nhất định cũng có thể được cung cấp
điện. Do không có thiết bị đo đếm cụ thể nên họ dùng điện lãng phí, vượt mức qui
định gây tổn thất điện.

Hệ số công suất (cos
ϕ
) được dùng để đánh giá hiệu quả của công suất tác dụng,
bằng tỷ số giữa công suất có ích và công suất danh nghĩa.

Cơ sở để tính toán tiền điện là chỉ số công tơ. Nếu công tơ bị mất, chết, cháy
không được thay thế kịp thời sẽ không đo đếm được lượng điện sử dụng của khách
hàng.

Chất lượng và độ bền của công tơ đo đếm chưa đảm bảo. Nhiều công tơ đã được
kiểm định, kẹp chì niêm phong nhưng khi vận hành trên lưới lại hoạt động không
chính xác. Hoặc do công tơ sử dụng lâu ngày không được hiệu chỉnh lại nên chạy
chậm, làm tăng tổn thất.

Quá trình kinh doanh điện năng phụ thuộc rất nhiều vào ý thức trách nhiệm của
những nhân viên quản lý trực tiếp khách hàng. Nếu như họ thông đồng với khách
hàng ghi chữ không chính xác, bỏ sót công tơ không ghi hoặc tạm tính sản lượng sẽ
dẫn đến tổn thất điện năng.
• Một nguyên nhân quan trọng gây ra tổn thất điện năng thương mại là do
hành vi ăn cắp điện của người sử dụng ngày càng tinh vi khó phát hiện.
IV - TÌNH HÌNH TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 1999
TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC HÀ NỘI
Thành phố Hà Nội có vị trí quan trọng trong mạng lưới điện quốc gia. Hàng năm
Hà nội có nhu cầu rất lớn trong tiêu thụ điện. Trung bình mỗi năm có nhu cầu tiêu thụ

từ 1,5 tỷ Kwh đến 1,6 tỷ Kwh và nhu cầu này tăng lên với tốc độ 15% một năm.
Tổn thất điện năng là một chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả quản lý kinh doanh
của Công ty Điện lực Hà nội. Với một lượng điện nhận tương đối lớn như trên thì chỉ
một vài phần trăm tổn thất cũng gây một thiệt hại không nhỏ cho ngành điện. Mặt khác,
giảm tỷ lệ tổn thất cũng là biên pháp duy nhất nhằm nâng cao lợi nhuận. Việc phấn đấu
giảm tỷ lệ tổn thất xuống một vài phần trăm cũng là một công việc khó khăn đối với
Công ty Điện lực HN.
Để nghiên cứu tình hình tổn thất điện năng một cách toàn diện, cần phải đi sâu
phân tích tổn thất theo các góc độ khác nhau:

Tổn thất điện năng qua các năm

Tổn thất điện năng qua các quý trong năm

Tổn thất điện năng của các Điện lực

Sự biến động điện thương phẩm theo các thành phần phụ tải
* Phân tích tổn thất điện năng theo năm
Năm
Chỉ tiêu
1997 1998 1999 2000
- Điện đầu
nguồn
- Điện thương
phẩm
- Điện năng tổn
thất
- Tỷ lệ tổn thất
- Mức
tăng(+),giảm(-)đ

iện năng tổn thất
1.834.444.776
1.535.258.004
299.186.772
16,31%
-1,78 %
1.993.193.972
1.689.048.768
304.140.204
15,26%
- 1,05 %
2.190.657.135
1.926.263.621
264.393.514
12,07%
-3,19 %
2.549.309.019
2.271.182.404
267.999.524
11.8 %
- 0.9 %
* Tỷ lệ tổn thất điện năng theo năm
Qua bảng trên ta thấy điện nhận đầu nguồn tăng lên hàng năm
Năm 1997 so với năm 1996 tăng 283.989.735 Kwh hay 18,32%
Năm 1998 so với năm 1997 tăng 158.749.196 Kwh hay 8,65 %
Năm 1999 so với năm 1998 tăng 197.463.163 Kwh hay 9,91%
Tốc độ tăng bình quân là 12,21% năm. Đây là mức tăng khá lớn thể hiện khả
năng cung ứng điện cho nhu cầu tiêu thụ của thành phố.
Điện thương phẩm cũng tăng lên qua các năm:
Năm 1997 so với năm 1996 tăng 265.297.503 Kwh hay 20,89%

Năm 1998 so với năm 1997 tăng 153.790.764 Kwh hay 10,02%
Năm 1999 so với năm 1998 tăng 237.214.853 Kwh hay 14,04%
Tốc độ tăng bình quân là 14,9% năm. Tốc độ tăng tương đối cao hàng năm cho
thấy nhu cầu sử dụng điện của thành phố ngày một tăng lên.
Tốc độ tăng bình quân và rốc độ tăng hàng năm của sản lượng điện thương
phẩm đều lớn hơn tốc độ tăng của sản lượng điện đầu nguồn. Chứng tỏ việc quản lý sử
dụng điện của khách hàng và việc thực hiện các biện pháp giảm tổn thất đã mang lại kết
quả tốt. Cụ thể là tỷ lệ tổn thất đã giảm được 6,02% , từ 18,09% năm 1996 xuống còn
12,07% năm 1999
Năm 1997 so với năm 1996 giảm 1,78%
Năm 1998 so với năm 1997 giảm 1,05 %
Năm 1999 so với năm 1998 giảm 3,19%
Kết quả giảm 3,19% của năm 1999 so với năm 1998 đã chứng tỏ sự cố gắng
vượt bậc của Công ty Điện lực Hà nội trong việc thực hiện chương trình giảm tổn thất
Tuy nhiên xét về mặt lượng thì sản lượng điện tổn thất mỗi năm đều xấp xỉ 300
triệu Kwh, tương ứng với khoảng 200 tỷ đồng. Đây là một con số thiệt hại khá lớn đối
với ngành điện.

Năm 1996 là năm có ý nghĩa sâu sắc đối với CBCNV ngành điện thủ đô.
Từ 1/6/1996 nhà nước điều chỉnh giá bán điện, đặc biệt là việc tính thêm mức
giá bậc thang đối với các hộ sử dụng điện sinh hoạt – thành phần phụ tải chiếm tỷ trọng
lớn nhất và gây nhiều tổn thất. Do có nhiều yếu tố tác động nên mặc dù đã có nhiều cố
gắng, năm1996 đã không thực hiện được việc cải tạo hoàn thiện lưới điện hạ thế. Điều
này có tác động trực tiếp đến việc thực hiện chỉ tiêu tổn thất điện năng của toàn Công
ty. Tỷ lệ tổn thất năm 1996 khá cao: 18,09 % ứng với 280.494.539Kwh.

Bước sang năm 1997, Công ty điện lực Hà Nội vừa ổn định về tổ chức theo
điều lệ hoạt động vừa triển khai thực hiện các nhiệm vụ Tổng Công ty điện lực Việt
Nam giao. Công ty đã xây dựng được quy trình kinh doanh điện năng mới, phù hợp với
tình hình thực tế. Tỷ lệ tổn thất điện năng năm 1997 đã giảm thấp hơn so với năm 1996

là 1,78% nhưng lượng điện tổn thất lại tăng cao hơn so với năm 1996 là 1,78% nhưng
lượng điện tổn thất lại tăng cao hơn so với năm 1996 là 18.692.233 Kwh do còn một số
mặt tồn tại sau:
-
Công tác quản lý công tơ tuy có nhiều tiến bộ , các đơn vị đã làm đủ thủ tục khi
nhập, xuất và thanh lý công tơ song việc thay công tơ mất ,chết , cháy đôi khi còn
chưa kịp thời dẫn đến khách hàng dùng điện thẳng. Chất lượng công tơ có trường
hợp không đảm bảo, công tơ vừa treo trên lưới đã chết hoặc lúc chaỵ lúc dừng.
-
Việc quản lý tổn thất các trạm công cộng của 4 điện lực nội thành còn nhiều thiếu
sót nên chưa giải quyết dứt điểm được số trạm công cộng có tỷ lệ tổn thất cao trên
30% .
-
Việc kiểm tra vi phạm sử dụng điện có một số trường hợp truy thu và phạt không
dứt điểm.
-
Việc triển khai các công trình cải tạo lưới điện còn chậm so với kế hoạch đề ra.


Tỷ lệ tổn thất năm 1998 giảm so với năm 1997 được 1,05 % , Điện năng tổn thất chỉ
tăng hơn năm 1997 là 4.958.432 Kwh. Để đạt được kết quả này toàn Công ty cũng đã
phải cố gắng rất nhiều. Mô hình tổ quản lý điện phường đã phát huy được nhiều ưu
điểm. Do gần dân, nắm vững địa bàn quản lý nên tổ đã sửa chữa hư hỏng kịp thời , đề
xuất được nhiều biện pháp chống lấy cắp công tơ, ngăn chặn kịp thời việc khách hàng
lấy cắp điện hoặc có hành vi phá hoại hệ thống đo đếm điện. Các trạm công cộng có tỷ
lệ tổn thất cao mặc dù đã giảm nhưng vẫn ở mức 25% trở lên. Trong năm 1997, do có
sự thay đổi về cơ chế, phương thức và tổ chức hoạt động nên công tác kiểm tra sử dụng
điện bị nhiều ảnh hưởng. Lượng điện năng truy thu được giảm rất nhiều so với năm
1996, gần 2tr.Kwh.


Năm 1999 Công ty Điện lực Hà Nội đã đạt được một thành tích đáng kể trong việc
thực hiện giảm tổn thất. Tỷ lệ tổn thất giảm 3,19% - gấp 3 lần so với năm 1998 và gần
gấp đôi so với năm 1997. Lượng điện năng tổn thất cũng giảm đáng kể:
39.751.690Kwh so với năm 1998. Tỷ lệ tổn thất và điện năng tổn thất năm 1999 là thấp
nhất kể từ năm 1996, mặc dù sản lượng điện nhận đầu nguồn là cao nhất. Có được kết
quả này là do nỗ lực của toàn thể CBCNV toàn Công ty trong hoạt động kinh doanh
sản xuất điện năng .
-
Công tác kiểm tra sử dụng điện đã dần đi vào nề nếp đã phát huy tác dụng ngăn
ngừa và xử lý kịp thời các hiện tượng tiêu cực của một số khách hàng. Ngoài ra, các
điện lực còn tổ chức kiểm tra theo diện rộng, cuốn chiếu những khu vực có tổn thất
cao, mở hòm kiểm tra hàng chục ngàn công tơ đang vận hành.
-
Lưới điện hạ thế cũng được cải tạo khá hơn các năm trước như ở khu vực Tây Hồ,
Từ Liêm, Thanh Trì. Lưới trung áp quận Đống Đa cũng được hoàn thiện, củng cố.
Nhờ vậy mà đã hạn chế được tình trạng ăn cắp điện, góp phần làm giảm tổn thất
điện năng.
Tuy nhiên vẫn còn một số mặt tồn tại cần khắc phục :
-
Công tác quản lý khách hàng đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn chưa là một công việc
thường xuyên, cần nâng cao chất lượng toàn diện hơn nữa.
-
Chất lượng công tơ trên lưới ở nhiều khu vực chưa cao, cần được thay thế, nên dẫn
đến tổn thất điện năng ở một số trạm công cộng còn lớn hơn 25%.
-
Công tác điều hoà phụ tải chưa được quan tâm đúng mức.
-
Công tác kiểm tra chống lấy cắp điện ở ngoại thành còn yếu, hiện tượng lấy cắp
điện ở các xã nông nghiệp còn chưa được ngăn chặn .
-

Công tác kiểm tra, phúc tra ghi chỉ số công tơ chưa được đẩy mạnh.
*Phân tích tổn thất điện năng theo quý
Năm QuýI QuýII QuýIII QuýIV
1997
1998
1999
2000
17,41
15,26
11,56
9.66
17,76
18,09
15,75
11,22
16,99
12,77
12,02
11,15
15,03
13,6
8,41
11.35
Trung bình 15,93 18,24 14,58 13,40
Tổn thất điện năng xảy ra ở tất cả các thời điểm trong năm nhưng tỷ lệ tổn thất
xảy ra giữa các quý là không đều đặn. Điện năng cung cấp và tiêu thụ của các thành
phần phụ tải khác nhau biến đổi theo từng thời kỳ: điện cho sinh hoạt tăng cao vào vào
dịp tết, mùa he, điện cho nông nghiệp cũng cần nhiều vào mùa hè. Do đó, cần nắm chắc
đặc điểm này để quản lý điện năng tốt hơn.
Qua bảng trên ta thấy, tỷ lệ tổn thất điện năng của quý II là cao nhất và tỷ lệ tổn

thất quý IV là thấp nhất trong năm.

Tỷ lệ tổn thất quý II tăng lên cao một phần do nhu cầu sử dụng điện thời kỳ này rất
lớn. Quý II là thời gian sau Tết, các doanh nghiệp bắt đầu một chu kỳ sản xuất mới, sản
lượng điện tiêu thụ tăng lên. Điện cần cho sinh hoạt cũng bắt đầu tăng lên do yếu tố
thời tiết, ít nhiều gây tới tâm lý hộ sử dụng. Mặt khác, thời gian này, các biện pháp
giảm tổn thất điện năng mới được xây dựng và thực hiện, chưa phát huy được hiệu quả.
Do đó , tuy sản lượng điện nhận đầu nguồn chỉ lớn thứ 2 sau quý III nhưng tỷ lệ tổn thất
lại cao nhất trong năm.

Tỷ lệ tổn thất quý IV giảm thấp nhất trong năm. Thời kỳ này, 2 thành phầnphụ tải chủ
yếu là phụ tải công nghiệp và phụ tải sinh hoạt đều giảm nhu cầu tiêu thụ, điện cho
nông nghiệp cũng giảm thấp. Do vậy, lượng điện tổn thất cũng giảm. Hơn nữa trong
quý IV, hầu hết các công trình cải tạo lưới điện đều được hoàn thành, công tác kiểm tra
sử dụng điện cũng được đẩy mạnh, do đó việc quản lý điện đạt kết quả tốt. Nhờ vậy
quý IV có tỷ lệ tổn thất thấp nhất trong năm mặc dù lượng điện nhận đầu nguồnkhông
phải là thấp .
Sau đây ta đi sâu nghiên cứu tổn thất điện năng trong quý II thông qua tỷ lệ tổn
thất của các tháng.
Biểu : Tỷ lệ lệ tổn thất của các tháng trong quý II.
Năm Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6
Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%)
1997
1998
16,16
15,18
17,97
22,31
17,17
16,37

1999
2000
17,19
13.45
15,68
11,56
14,58
10.23
Bảng trên cho ta thấy tình hình tổn thất điện năng quý II một cách cụ thể hơn. Nếu như
tỷ lệ tổn thất theo quý còn mang tính chất quy luật một cách tương đối thì tỷ lệ tổn thất
các tháng trong quý lại rất không ổn định .
Năm 1996 tỷ lệ tổn thất tháng 4 là cao nhất và tháng 6 là thấp nhất.
Năm 1997 tỷ lệ tổn thất tháng 5 là cao nhất và tháng 4 là thấp nhất
Năm 1998 tỷ lệ tổn thất tháng 5 là cao nhất và tháng 4 là thấp nhất
Năm 1999 tỷ lệ tổn thất tháng 4 là cao nhất và tháng 6 là thấp nhất.
Tuy nhiên tỷ lệ tổn thất tháng 4 và tháng 5 năm 1996 là cao hơn cả. Sở dĩ như vậy là
từ tháng 4/1995, cùng với Sở điện lực Hà Nội được chuyển thành Công ty Điện lực Hà
Nội, cách tính tổn thất cũng có sự thay đổi. Trứơc tháng 4/1995, Sở điện lực Hà Nội,
mua điện đầu nguồn của Công ty Điện lực 1 tại lưới 35, 10, 6KV. Từ tháng 4/1995
Công ty Điện lực Hà Nội mua điện đầu nguồn của Tổng Công ty Điện lực Việt nam tại
lưới 110KV. Do chưa kịp thích ứng với tình hình mới, chưa áp dụng những biện pháp
quản lý phù hợp nên tổn thất điện năng cho đến tháng 4/1996 cao tới 28,46%. Và cũng
chính vì thế mà tỷ lệ tổn thất của các tháng trong quý II/1997,1998,1999 tương đối
đồng đều. Tỷ lệ tổn thất các tháng quý II/1999 là thấp nhất và có sự giảm dần. Điều
này phù hợp với tình hình tổn thất chung của năm 1999.
Quý IV là quý có tỷ lệ tổn thất thấp nhất trong năm
Biểu : Tổn thất điện năng các tháng trong quý IV
Năm Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12
Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%)
1996

1997
1998
1999
2000
17,58
17,12
17,04
12,99
11,45
17,47
17,00
15,76
8,95
13,77
17,45
16,23
12,22
8,31
10.03
Nhìn chung, tỷ lệ tổn thất điện năng các tháng trong quý IV khá ổn định và có sự giảm
dần từ tháng 10 đến tháng 12. Tỷ lệ tổn thất tháng 10, 11, 12 năm 1996, 1997 không có
sự thay đổi đáng kể. Năm 1998, 1999 tỷ lệ này có chiều hướng giảm rõ rệt. Đặc biệt tỷ
lệ tổn thất tháng 11, 12 năm 1999 rất thấp: 8,95% và 8,31%. Điều đó chứng tỏ Công ty
có nhiều tiến bộ trong việc quản lý kinh doanh điện năng và chống tổn thất điện năng.
Thông thường, tỷ lệ tổn thất tháng 12 là thấp nhất trong năm. Vì điện năng tiêu
thụ cho nông nghiệp không đáng kể và đặc biệt điện sinh hoạt giảm nhiều. Vậy, Công
ty cần thực hiện các biện pháp phân phối điền hoà công suất sử dụng hợp lý, có thể
khuyến khích tăng cường sử dụng điện cho sản xuất vào thời kỳ này để tránh lãng phí
điện, nhằm giảm thấp hơn nữa tỷ lệ tổn thất.
+. Tổn thất điện năng của các Điện lực

Điện lực 1997 1998 1999 2000
Hoàn Kiếm
Hai Bà Trưng
Ba Đình
Đống Đa
17,25
16,08
16,18
17,53
15,98
14,28
14,07
16,04
13,36
8,79
10,66
12,64

×