Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Nghiên cứu xây dựng trường học trực tuyến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN HUY

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC TRỰC TUYẾN

Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM KỸ THUẬT
Chuyên sâu: SƯ PHẠM KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN KIM KHÁNH
PGS.TS THÁI THẾ HÙNG

Hà Nội - Năm 2012

1


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. 4
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ............................................................................................... 5
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................................... 6
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................ 6
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 7
1. Lý do lựa chọn đề tài ................................................................................................. 7
2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................... 10
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 10
4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 10


Chương 1 - TỔNG QUAN .................................................................................................. 11
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................. 11
1.1.1 Lý luận về đào tạo trực tuyến ............................................................................. 11
1.1.2 Phương pháp luận chuyển đổi từ đào tạo truyền thống sang đào tạo từ xa ........ 14
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................... 22
1.2.1 Các giai đoạn phát triển của E-Learning: ........................................................... 22
1.2.2. Tình phát triển e-Learning tại một số khu vực: ................................................. 24
1.2.3. Tình hình phát triển E-Learning tại Việt Nam:.................................................. 28
1.2.4. Những khó khăn trong việc phát triển E-Learning ở Việt Nam: ....................... 29
1.2.5. Các hướng nghiên cứu và kết quả đạt được: ...................................................... 29
2.1 QUAN ĐIỂM VỀ ĐÀO TẠO TỪ XA QUA MẠNG INTERNET:.......................... 32
2.2 MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐÀO TẠO TỪ XA QUA MẠNG INTERNET: ................ 34
2.2.1 Hệ quản trị học LMS: ......................................................................................... 35
2.2.2 Hệ quản trị nội dung LCMS: .............................................................................. 37
2.2.3 Mối quan hệ giữa hệ Quản trị học LMS và hệ quản trị nội dung học LCMS trong
giải pháp E-Learning: .................................................................................................. 38
2.3 QUY TRÌNH XÂY DỰNG MỘT HỆ THỐNG ĐÀO TẠO TỪ XA QUA MẠNG
INTERNET ...................................................................................................................... 39
2.3.1 Xác định đối tượng và khảo sát nhu cầu của đối tượng ...................................... 39
2.3.2 Xác định mục tiêu và nội dung đào tạo: ............................................................. 41
2.3.3 Lựa chọn giải pháp: ............................................................................................ 42
2.3.4 Xây dựng hạ tầng kỹ thuật: ................................................................................. 43
2.3.5 Thiết kế hệ thống phần mềm đào tạo qua mạng: ................................................ 44
2.2.6 Thiết kế hệ thống giáo trình điện tử:................................................................... 47
2.2.7 Tập hợp, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý: ........................................................... 57
2.2.8 Tổ chức thực hiện: .............................................................................................. 58
Chương 3- XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC TRỰC TUYẾN ............................................... 59
3.1 KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG, XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU, YÊU CẦU CỦA HỆ
THỐNG ........................................................................................................................... 59
3.1.1 Khảo sát một trường đào tạo thực tế: .................................................................. 59

3.1.2 Mục tiêu, yêu cầu, phạm vi cùa hệ thống trường học trực tuyến ........................ 60
3.2 PHÂN TÍCH HỆ THỐNG ......................................................................................... 61
3.2.1 Phân tích chức năng của hệ thống: ..................................................................... 61
3.2.2 Phân tích dữ liệu của hệ thống: ........................................................................... 70
3.3 THIẾT KẾ HỆ THỐNG ............................................................................................ 76
3.3.1 Thiết kế dữ liệu của hệ thống .............................................................................. 76
3.3.2 Thiết kế xử lý của hệ thống................................................................................. 82

2


3.4 CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH: ................................................................................... 86
3.4.1 Cài đặt trang chủ của hệ thống: .......................................................................... 86
3.4.2 Cài đặt chức năng quản lý học viên: ................................................................... 87
3.4.3 Cài đặt chức năng quản lý khóa học: .................................................................. 88
3.4.4 Cài đặt chức năng quản lý bài học: ..................................................................... 90
3.4.5 Cài đặt chức năng quản lý Kiểm tra – Đánh giá: ................................................ 92
CHƯƠNG 4 - KẾT LUẬN .................................................................................................. 93
4.1 Về cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu ............................................ 93
4.2 Về kiến trúc, mơ hình của hệ thống E-Learning ................................................... 93
4.3 Về thiết kế, cài đặt thử nghiệm một hệ thống E-Learning trong thực tế ............. 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 95

3


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan, những gì mà tơi viết trong luận văn này là do sự tìm hiểu
và nghiên cứu của bản thân. Mọi kết quả nghiên cứu cũng như ý tưởng của các tác
giả khác nếu có đều được trích dẫn từ nguồn gốc cụ thể.

Luận văn này cho đến nay chưa được bảo vệ tại bất kỳ hội đồng bảo vệ luận
văn thạc sỹ nào và chưa được công bố trên bất kỳ một phương tiện thơng tin nào.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm với những gì mà tơi đã cam đoan ở
trên.
Hà Nội, ngày 25 tháng 03 năm 2012
Tác giả

Nguyễn Văn Huy

4


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình

Nội dung

1.1

Mơ hình tổng thể hệ thống E-Learning

12

1.2

Sơ đồ phương pháp luận chuyển đổi sang đào tạo từ xa

22

1.3


Tỉ trọng của Web-base Training trong các hình thức e-Learning

24

1.4

Doanh thu của các nhà cung cấp hệ thống của Nhật Bản

26

1.5

Doanh thu của các nhà cung cấp nội dung của Nhật Bản

26

2.1

Kiến trúc hệ thống E-learning

34

2.2

Mơ hình hệ quản trị LMS

35

2.3


Mơ hình trao đổi và tương tác trong hệ thống E-Learning

45

2.4

Sơ đồ quy trình xây dựng một giáo trình điện tử

51

3.1

Sơ đồ tổ chức của đơn vị thực nghiệm

59

3.2

Sơ đồ phân cấp chức năng của hệ thống trường trực tuyến

61

3.3

Biểu đồ luồng dữ liệu của hệ thống

62

3.4


Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh

63

3.5

Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh-Chức năng quản lý học viên

64

3.6

Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh-Chức năng quản lý giáo viên

65

3.7

Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh-Chức năng quản lý khóa học

66

3.8

Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh-Chức năng quản lý bài học

67

3.9


Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh-Kiểm tra đánh giá

68

3.10

Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh-Thanh toán

69

3.11

Sơ đồ thực thể liên kết

70

3.12

Xử lý đăng nhập

77

3.13

Kiểm soát đăng ký học

78

3.14


Kiểm soát yêu cầu học bài

79

3.15

Xử lý kiểm tra

80

3.16

Kết quả cài đặt trang chủ của hệ thống

81

3.17

Kết quả cài đặt trang đăng ký học viên

82

Trang

5


3.18


Trang tạo mới khóa học

83

3.19

Trang đăng ký khóa học

84

3.20

Trang tạo mới bài học

85

3.21

Trang nội dung chi tiết bài học

86

3.22

Trang chi tiết bài kiểm tra

87

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng


Nội dung

1.1

Mức độ phổ biến e-Learning các nước trong khu vực

27

3.1

Hồ sơ học viên

75

3.2

Hồ sơ giáo viên

76

3.3

Thơng tin khóa học

77

3.4

Thơng tin bài giảng


78

3.5

Thơng tin bai kiểm tra

79

3.6

Kết quả học tập

80

3.7

Tài khoản thanh toán

80

Trang

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT

TỪ VIẾT TẮT

NGHĨA CỦA TỪ VIẾT TẮT


1

LCMS

2

LMS

Learning Context Management
System
Learning Management System

3

CBT

Computer-Based Training

4

IMS

Global Learning Consortium, Inc

6


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Nhân loại đang bước vào kỷ nguyên của công nghệ thông tin với xu thế tồn

cầu hóa, của nền kinh tế tri thức với sự phát triển mạnh mẽ giáo dục đào tạo.
Những tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin và viễn thông cùng với sự phát
triển nhảy vọt của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã tác động to lớn và tích
cực đến tất cả các lĩnh vực, làm biến đổi một cách sâu sắc và nhanh chóng đến đời
sống vật chất và tinh thần của toàn xã hội. Các phát minh khoa học ngày càng được
ứng dụng nhanh chóng và rộng rãi vào thực tiễn.
Sự phát triển của khoa học và cơng nghệ, cùng với q trình hội nhập tồn cầu
hóa nền kinh tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc rút ngắn khoảng cách về trình độ
phát triển giữa các quốc gia. Khoa học và công nghệ đã trở thành động lực cơ bản
để phát triển kinh tế và xã hội. Giáo dục là nền tảng của sự phát triển khoa học-công
nghệ, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại và đóng vai trị
chủ yếu trong việc nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm, năng lực của các thế
hệ hiện nay và mai sau.
Chính sự phát triển trong cơng nghệ và trong lĩnh vực xã hội địi hịi hỏi phải đổi
mới giáo dục. Phương pháp dạy học truyền thống đã bộc lộ những hạn chế cơ bản
bởi vì kiến thức ngày nay phát triển nhanh chóng, địi hỏi cả thày và trị phải khơng
ngừng cập nhật, đặc biệt là nhu cầu học tập suốt đời, học tập mọi nơi mọi lúc của
người lao động là rất lớn trong khi đào tạo truyền thống không thể đáp ứng được.
Do đó, việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm đáp ứng những nhu cầu mang tính
lịch sử đó là tất yếu. Chính q trình đổi mới đã tạo nên những thay đổi sâu sắc
trong giáo dục, từ quan niệm về chất lượng giáo dục, xây dựng nhân cách người học
đến việc tổ chức các quá trình đào tạo và tổ chức hệ thống giáo dục. Cơ sở đào tạo
hay nhà trường từ chỗ khép kín chuyển sang hệ thống mở, gắn kết chặt chẽ với nhu
cầu của các thành phần khác trong xã hội, gắn kết chặt chẽ với nghiên cứu khoa học
và cơng nghệ mang tính ứng dụng, Nhà trường trước đây chỉ đơn thuần truyền đạt
kiến thức cho người học thì nay đã chuyển sang cung cấp cho người học phương

7



pháp thu nhận tri thức một cách có hệ thống, có tư duy phân tích và tổng hợp. Đầu
tư cho giáo dục từ chỗ được xem là hoạt động mang tính phúc lợi xã hội đã chuyển
sang việc đầu tư phát triển. Chính vì vậy các quốc gia đều xác định cần phải đổi
mới và đầu tư thỏa đáng cho giáo dục nhằm đáp ứng năng động hơn, hiệu quả hơn,
trực tiếp hơn nhu cầu phát triển của đất nước. Trong bối cảnh đó, dạy học hiện đại
đã hình thành với năm xu thế sau:
- Sự chuyển hướng từ dạy học tập trung vào các hoạt động đào tạo sang dạy
học hiệu quả. Với mục đích nâng cao chất lượng đào tạo, người thày không chỉ
truyền đạt kiến thức một chiều mà cịn phải lựa chọn chính xác các cơng cụ hỗ trợ
dạy học phù hợp, cung cấp cho người học động cơ, phương pháp để chiếm lĩnh tri
thức, khuyến khích và tiếp nhận thơng tin phản hồi từ phía người học để từ đó điều
chỉnh q trình dạy học cho thật sự hiệu quả. Đó chính là nền tảng cơ bản của chiến
lược nâng cao hiệu quả đào tạo được đề cập đến như là một công nghệ để phát triển
con người.
- Sự chuyển hướng từ việc theo học tại trường lớp truyền thống sang học bất
kỳ nơi nào, ở bất kỳ nơi đâu và cho bất cứ ai muốn học khi hội đủ điều kiện. Sự
chuyển đổi này đề cập đến quyền được học tập đó là trong xu thế xã hội hóa giáo
dục và xây dựng xã hội học tập, mọi người đều có quyền tham gia vào quá trình học
tập để thỏa mãn nhu cầu nâng cao trình độ của mình. Tuy nhiên, khơng phải người
nào có nhu cầu học tập cũng có sẵn quỹ thời gian để tham gia vào các lớp học
truyền thống, vì vậy,mong muốn của những người học đó là có giairi pháp đào tạo
vừa đáp ứng nhu cầu học tập, vừa đáp ứng quỹ thời gian eo hẹp của họ. Quá trình
đào tạo đó phải đáp ứng sẵn sàng mọi lúc, với khả năng phân phối ở mọi nơi dựa
trên nền tảng công nghệ cho phép.
- Sự chuyển hướng từ học tập trên giấy, qua phấn bảng sang học tập tại môi
trường trực tuyến thông qua mạng Internet. Sự xuất hiện của Internet đã mang lại
cho nhân loại những khả năng kỳ diệu, đó là việc chia sẻ, cập nhật thơng tin liên
tục. Vì vậy, người học khơng cần dựa trên các tài liệu phát tay trên lớp học truyền

8



thống mà thay vào đó, có thể khai thác, sự dụng các học liệu trực tuyến với yêu cầu
các học liệu đó được cập nhật thường xuyên, liên tục và đảm bảo tính chính xác
- Sự chuyển hướng từ việc sử dụng các phịng học, phịng thí nghiệm và các
trang thiết bị thật sang sử dụng các phòng học, phòng thí nghiệm, các trang thiết bị
ảo được tích hợp trên máy tính. Với khả năng ưu việt của kỷ nguyên kỹ thuật số cho
phép xây dựng mơ phỏng các phịng học, phịng thí nghiệm và các trang thiết bị ảo
mang đầy đủ tính năng của thiết bị thật qua đó giúp người học dễ dàng tiếp cận các
thiết bị này qua môi trường mạng Internet.
- Sự chuyển hướng từ việc chuẩn bị nội dung giảng dạy theo thời gian định kỳ
sang thời gian thực. Trước để chuẩn bị một khóa học cần có một khoảng thời gian
dài và khóa học này thường có chu kỳ sống một vài năm trước khi cần chỉnh sửa
Cách làm này chỉ phù hợp với những nội dung có tính ổn định như các mơn khoa
học cơ bản. Yêu cầu hiện nay cần đầu tư để xây dựng các các chương trình học tập
sao cho lôi cuốn người học. Tuy nhiên, trong các trường hợp khác, chúng ta không
đủ thời gian để chuẩn bị cho một khóa học tương tự vì thơng tin khi đưa ra đơi khi
khơng cịn chính xác và đã trở nên lạc hậu so với thực tế. Mặt khác, khối lượng kiến
thức không thể dạy hết ngày càng nhiều. Điều này thúc đẩy chúng ta phải làm việc
trong thời gian thực, và chỉ có thể thực hiện khi chúng ta sử dụng cơng nghệ và kỹ
thuật thiết kế có cấu trúc và thông tin phù hợp với các thay đổi diễn ra xung quanh
Việc tổ chức quá trình học tập dự trên nền tảng là công nghệ mạng Internet đã
cho ra đời một hình thức học tập mới, đó là E-Learning( Electronic learning ). Có
nhiều định nghĩa khác nhau nhưng có thể hiểu E-Learning là một phương thức đào
tạo sử dụng các phương tiện điện tử và tiện ích của cơng nghệ thông tin. Dựa trên
sự hỗ trợ của các phần mềm dạy học cùng với việc tích hợp các bài giảng trên
mạng, E-learning có thể giúp mọi người học có thể tiếp cận nội dung học tại bất cứ
nơi đâu, bất cứ lúc nào dựa trên sự đáp ứng về mặt công nghệ. E-Learning ra đời để
đáp ứng những xu hướng tiến bộ của công nghệ dạy học hiện đại và việc tìm hiểu,
nghiên cứu mơ hình, kiến trúc của hệ thống đó là rất quan trọng, đó là lý do tác giả

lựa chọn đề tài này.

9


2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu của đề tài “Nghiên cứu và xây dựng trường học trực tuyến” tìm hiểu
những lý luận cơ bản về dạy học từ xa quan mạng Internet, phương pháp luận
chuyển đổi từ mơ hình đào tạo truyền thống sang đào tạo từ xa qua mạng. Đề tài
cũng cần tìm hiểu, phân tích các kết quả của việc ứng dụng E-Learning trên thế
giới, trong khu vực và tại Việt Nam, tạo cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu. Đề tài
cũng tập trung nghiên cứu, phân tích kiến trúc của một hệ thống E-Learning, các
thành phần chức năng trong hệ thống, quy trình xây dựng một hệ thống E-Learning.
Từ các kết quả tìm hiểu, nghiên cứu, đề tài cũng tập trung vào việc khảo sát một cơ
sở đào tạo thực tế, tìm hiểu thực trạng và nhu cầu, đề xuất xây dựng một hệ thống
đào tạo trực tuyến. Đề tài tiến hành phân tích, thiết kế các thành phần chức năng và
dữ liệu và đưa vào ứng dụng thử nghiệm.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Khoa học về đào tạo trực tuyến, các thành phần chức
năng trong một hệ thống đào tạo trực tuyến, mơ hình và quy trình xây dựng một hệ
thống đào tạo trực tuyến
- Phạm vi nghiên cứu: Tổng quan về E-Learning, thực trạng đào tạo trực tuyến
hiện nay trên thế giới và khu vực, những ứng dụng và tình hình phát triển tại Việt
Nam, xây dựng một hệ thống đào tạo trực tuyến.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện thông qua việc kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết( nghiên
cứu, tìm hiểu, phân tích, tổng hợp…) và nghiên cứu thực tiễn( quan sát thực nghiệm
trên nội dung giảng dạy cụ thể, khảo sát thực trạng, phân tích, thiết kế, cài đặt thử
nghiệm…) để giải quyết nhiệm vụ của đề tài.


10


Chương 1 - TỔNG QUAN
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.1 Lý luận về đào tạo trực tuyến
a. Vấn dề đào tạo từ xa:
“Công nghệ thông tin cũng sẽ làm thay đổi rất lớn việc học của chúng ta.
Những nguời cơng nhân sẽ có khả năng cập nhật các kỹ thật trong lĩnh vực của
mình. Mọi nguời ở bất cứ nơi đau sẽ có khả năng tham gia các khoá học tốt nhất
đuợc dạy bới các giáo viên giỏi nhất”
(The Road Ahead, Bill Gate)
Đào tạo từ xa(E-Learning) là phuơng pháp giáo dục đào tạo mới đuợc đánh giá
là cuộc cách mạng trong giáo dục thế kỷ 21. Đây là giải pháp sử dụng công nghệ
cao để hỗ trợ quá trình học tập, cung cấp các dịch vụ đào tạo, đặc biệt khoá học qua
mạng internet hoặc Intranet cho nguời dùng máy tính. Có hai hình thức giao tiếp
giữa nguời dạy và nguời học: giao tiếp đồng bộ(Synchronouns) và giao tiếp không
đồng bộ (Asynchronous).
- Giao tiếp đồng bộ( Synchronouns ): là hình thức giao tiếp trong đó có
nhiều nguời truy cập mạng tại cùng một thời và trao đổi thông tin trực tiếp với nhau
như: thảo luận trực tuyến, hội thảo video, nghe đài phát sóng trực tiếp,....
- Giao tiếp khơng đồng bộ(Asynchronous ): là hình thức mà những những
nguời giao tiếp không nhất thiết phải truy cập mạng tại cùng một thời điểm, ví dụ
như: các khố tự học qua internet,CD-ROM,email,diễn đàn. Đặc trưng của kiểu học
này là giảng viên phải chuẩn bị tài liệu khoá học truớc khi khoá học diễn ra. Học
viên đuợc tự do lựa chọn thời gian tham gia khoá học.
b. Các khái niệm cơ bản trong đào tạo trực tuyến
Nền kinh tế thế giới đang buớc vào giai đoạn kinh tế tri thức, do đó việc
nâng cao hiệu quả chất luợng giáo dục, đào tạo sẽ là nhân tố sống còn quyết định sự
tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, công ty, gia đình và cá nhân. Học tập khơng

chỉ bó gọn trong việc học phổ thông, học đại học mà là học suốt đời và E-Learning
chính là một giải pháp hữu hiệu giải quyết vấn đề này.

11


- Khái niệm E-Learning: là một thuật ngữ bao hàm một tập hợp các ứng dụng
và quá trình, như học qua web, học qua máy tính, lớp học ảo và sự liên kết số trong
đó bao gồm việc phân phối nội dung các khoá học tới học viên qua mạng internet
hoặc intranet, băng audio và video, vệ tinh quảng bá, truyền hình tuơng tác, CDROM, và các loại hố liệu điện tử khác. E-Learning còn là một thuật ngữ dùng để
mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông
E-Learning nghĩa là việc học tập hay đào tạo đuợc chuẩn bị, phân phối hoặc
quản lý sử dụng nhiều công cụ của công nghệ thông tin, truyền thông khác nhau và
đuợc thực hiện ở mức cục bộ và tồn cục, là sự ứng dụng cơng nghệ tin học,
internet vào dạy và học nhằm làm cho công việc giáo dục trở nên dễ dàng, rộng rãi
và hiệu quả hơn. Với E-Learning, người học có thể học mọi nơi, mọi lúc và phù hợp
với mọi lứa tuổi, đối tượng.
E-Learning gắn liền với cung cấp thông tin, tài liệu, cập nhật kiến thức khi
cần, bao gồm tập hợp đa dạng các phuơng tiện, công nghệ kỹ thuật cho giáo dục
như văn bản, âm thanh, phim, thư điện tử. Để tạo ra các khoá học thật gần gũi với
phuơng pháp dạy học truyền thống, các nhà cung cấp
E-Learning thường đưa ra các khoá học kết hợp các chức năng như: làm bài
tập, lớp học có giáo viên,....
Mơ hình tổng quát của một hệ thống E-Learning:
NỘI DUNG

PHÂN PHỐI

NGƯỜI HỌC


HỢP TÁC

QUẢN LÝ

Hình 1.1- Mơ hình tổng thể hệ thống E-Learning

12


- Nội dung: các nội dung đào tạo, bài giảng( soạn thảo theo cấu trúc, theo
chuẩn), nội dung học thông qua quá trình huớng dẫn thực hiện đuợc thể hiện duới
dạng các phuơng tiện truyền thông điện tử, đa phuơng tiện.
- Phân phối: Việc phân phối các nội dung đào tạo đuợc thực hiện thông qua
các phuơng tiện điện tử. Ví dụ tài liệu đuợc gửi cho học viên bằng email, học viên
trên website, học qua đĩa CD-Rom,....
- Quản lý: Q trình quản lý đuợc thực hiện hồn tồn nhờ phuơng tiện truyền
thơng điện tử. Ví dụ như việc đăng ký học qua mạng, bắng bản tin nhắn SMS, việc
theo dõi tiến độ học tập đuợc thực hiện qua mạng internet
- Hợp tác: Sự hợp tác trao đổi của người học trong q trình học tập cũng đuợc
thơng qua phuơng tiện truyền thơng điện tử. Ví dụ như việc trao đổi thảo luận thông
qua chat, forum trên mạng,…
c Đặc trưng và khả năng của E-Learning
- E-Learning được phát triển dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. cụ
thể hơn là công nghệ mạng, kĩ thuật đồ hoạ,....
- Hiệu quả của E-Learning cao hơn so với phuơng pháp học truyền thống do ELearning có tính tuơng tác cao dựa trên multimedia
- E-Learning tạo điều kiện cho nguời học trao đổi thông tin dẽ dàng hơn,cũng
như đưa ra nội dung học tập phù hợp với khả năng và sở thích của từng nguời
- E-Learning sẽ trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức. Hiện nay, ELearning đang thu hút đuợc sựu quan tâm đặc biệt của các nuớc trên thế giớivới
nhiều tổ chức, nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực E-Learning ra đời
d Sự khác biệt của E-Learning so với đào tạo truyền thống

Có thể thấy rằng, E-learning khác với đào tạo truyền thống ở 3 điểm sau:
(1)- Không bị giới hạn bởi không gian và thời gian: một khoá học E-learning
được chuyển tải qua một máy tính tới cho người đọc, điều này cho phép các học
viên có thể linh hoạt lựa chọn khố học từ một máy tính để bàn hoặc từ một máy
tính xách tay với một modem di động chạy pin trên một bãi biển.

13


(2)- Tính linh hoạt :Một khố học E-learning được phục vụ theo nhu cầu người
học,không nhất thiết phải bám theo một thời gian biểu cố định. Người học có thể
lựa chọn, tham gia khố học tuỳ theo hồn cảnh của mình.
(3) - Truy nhập ngẫu nhiên:Bảng danh mục bài giảng sẽ cho phép học viên lựa
chọn phần bài giảng, tài liệu một cách tuỳ ý theo trình độ kiến thức và điều kiện
truy nhập mạng của mình. Học viên tự tìm ra các kĩ năng học cho riêng mình với sự
giúp đỡ của những tài liệu trực tuyếnNgồi ra, có một số cách học khác.như: Các
lớp học thông qua trang Web dùng phần mềm hội thảo video trên mạng và các phần
mềm khác cho phép các học viên từ xa tham gia một khoá học trên lớp học truyền
thống. Một số khố học trên trang Web theo u cầu có giảng viên (hoặc người
hướng dẫn ) tương tác thường xuyên với từng học viên hoặc với các nhóm học viên.
1.1.2 Phương pháp luận chuyển đổi từ đào tạo truyền thống sang đào tạo từ xa
a. Chiến lược phát huy nội lực của người học:
Trong việc học thì kiến thức, kỹ năng, cách học, tư duy, nhân cách vừa là mục
tiêu cần đạt đến, vừa là công cụ, động lực để đạt đến mục đích. Để đạt được kiến
thức mới thì cần phải vận dụng những kiến thức hoặc/và kỹ năng cũ, các kiến thức
này, vốn là mục đích trong lần đọc trước, nay trở thành phương tiện, ta tư duy để đi
từ kiến thức cũ đến kiến thức mới là mục đích. Người học cũng vận dụng nhiều
phẩm chất để thắng các lực cản trong học tập thì phẩm chất đó cũng được củng cố
và phát triển. Học bao giờ cũng gắn liền với tự học , tự rèn luyện để làm biến đổi
nhân cách của mình. Học là một chuỗi dài liên tục những công đoạn chiếm lĩnh các

năng lực và phẩm chất mới( coi như mục đích). Học trên cơ sở vận dụng những
năng lực và phẩm chất có ở cơng đoạn trước( coi như phương tiện ). Người dạy giỏi
là người biết làm cho những gì “ẩn” phải “hiện ra” một cách phù hợp với tâm, sinh
lý người đọc. Để người đọc biết cách tập làm các thao tác tư duy để rèn luyện tư
duy, biết tự phê bình và sửa chữa để phấn đấu nâng cao các phẩm chất nhân cách.
Có như vậy, tư duy và phẩm chất của người học mới phát triển , dần dần họ đủ sức
để tự mình chiếm lĩnh và phát triển kiến thức “ học một biết mười”. Nói cách khác
là biết cách tự học, tự nghiên cứu, tự giáo dục .

14


Như vậy , việc “dạy”, “phụ trách” hay “hướng dẫn bao giờ cũng chỉ là “ngoại
lực” tác động đến người đọc. “Ngoại lực” đó sẽ đưa lại hiệu quả cao nhất khi nó tạo
được sự cộng hưởng của sự tự lực (nội lực ) ở người đọc. Để khắc phục cách truyền
thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, trước tiên người
giáo viên phải là một tấm gương tự học, tự nghiên cứu. Có thực tiễn tự học, tự
nghiên cứu thì giáo viên mới biết cách tạo long ham muốn học và phương pháp tự
học, tự nghiên cứu ở học viên.
Tóm lại, từ mục tiêu ban đầu là khơi dậy nội lực của học viên dẫn đến việc
khơi dậy nội lực của giáo viên và đây là vấn đề quan trọng trong phát triển hình
thức đào tạo từ xa. Đào tạo từ xa có khó khăn ở chỗ “thầy, trị cách xa nhau” và dù
thầy, trị có những cách thơng tin cho nhau tiện lợi nhất thì trị cũng thiệt so với khi
giáp mặt thầy. Vì chỉ có khi giáp mặt nhau, nhân cách tồn diện của thầy mới toả
hết đến trị. Nhưng đồng thời trong cái khó đó lại tiềm ẩn một thuận lợi”xa thầy nên
trị khó ỷ lại vào thầy”. Nghĩa là học viên có khuynh hướng khơng tự mình đào sâu
suy nghĩ đến cùng mà thường phản ánh để thầy giải đáp. Đó là phép biện chứng của
hình thức đào tạo từ xa.
c. Chiến lược “Học”:
Mục tiêu cơ bản của học là “học kiến thức” và “ học kỹ năng” , nhưng để đạt tới

mục tiêu và cách vận dụng mục tiêu đạt được vào trong thực tiễn , học viên phải học
cách đọc , cách tư duy và rèn luyện những phẩm chất. Hiện nay , có một số cách
học cơ bản như sau :
(1)- Học giáp mặt với thầy: Thầy trò giáp mặt nhau trên lớp, thầy truyền kiến
thức cho học viên và dẫn giải cả cách tư duy để đi đến kiến thức, đào tạo cho học
viên những phẩm chất cần có để thắng các lực cản trong q trình học. Cách học
giáp mặt thầy có thuận lợi là khi nghe thầy giảng , học viên có gì khơng hiểu thì có
thể hỏi ngay để thầy giảng lại kỹ hơn. Nói rộng hơn, khi thầy trị giáp mặt nhau thì
tồn bộ nhân cách của thầy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến học viên. Nhưng mặt hạn chế
của cách học này là: lớp thì đơng. Nếu nhiều học viên hỏi thầy thì thầy thì thầy cũng
khơng thể trả lời hết mọi thắc mắc của học viên. Hơn nữa trình độ học viên cũng có

15


thể chênh lệch nhau. Thầy khó dạy thế nào cho phù hợp với tiếp thu của từng học
viên và gặp những vấn đề khó học viên thường ỷ lại vào sự giải đáp của thầy.
(2)- Học với sách tài liệu , khơng có thầy bên cạch, tự học: Sách cũng là do
một hoặc một số thầy giáo biên soạn. Học với sách tức là học với thầy là tác giả của
sách. Hạn chế là nếu khơng hiểu thì khơng có thầy bên cạnh để hỏi. Nhưng như vậy
thì người đọc phải cố động não mà hiểu và nếu cần , tra cứu thêm những sách có
liên quan. Do đó, có khi lâu nhưng bù lại, phải động não nhiều và quen dần với tác
phong làm việc độc lập với sách. Đó là năng lực cần thiết để phát huy hình thức học
suốt đời. Học với tài liệu , khơng có thầy bên cạnh thường gọi là tự học. Nhưng nếu
hiểu theo nghĩa rộng hơn , thì ngay cả khi có thầy bên cạnh cũng cần phát huy khả
năng tự học của học viên. Như vậy,t hầy chỉ đóng vai trị ngoại lực tác động đến quá
trình học tập của học viên. Tự học , hiểu như vậy , thì có thể xảy ra khi có thầy, có
sách, cả khi khơng có thầy, khơng có sách. Trong trường hợp này , người học vẫn
có thể tích luỹ được thêm nhiều kinh nghiệm, thêm kiến thức nhờ cọ sát thực tiễn
.Tự học có thể có kết quả tích cực nhưng nếu tài liệu biên soạn khơng phù hợp sẽ

dẫn đến khơng có hệ thống, thiếu chiều sâu, ít kế thừa sự hiểu biết của những người
đi trước.
Tự học có thể diễn ra ở hai mức : tự học có hướng dẫn nghĩa là tuy thầy ở xa ,
nhưng vẫn có các quan hệ trao đổi thông tin giữa thầy và học viên dưới nhiều hình
thức truyền thơng khác nhau .
Tự học hồn tồn tương ứng với việc học khơng có hướng dẫn , khi gặp khó
khăn phải tự động não , tra cứu tài liệu liên quan, tự mình làm thử , tự mình quan sát
hoặc có thể gặp người khác ( chuyên gia) để trao đổi ý kiến.
(3)- Học-Hỏi-Hiểu: Khi học viên nghe giảng , đọc sách , quan sát, xem xét và
có thể hiểu ngay, nhưng thường là trong đầu xuất hiện những câu hỏi, nếu trả lời
được các câu hỏi thì mới gọi là hiểu. Người học tự hỏi mình , trường hợp vẫn chưa
hiểu mà có thầy bên cạnh thì hỏi thầy trực tiếp bằng lời nói. Nếu thầy ở xa thì sử
dụng các phương tiện truyền thơng để hỏi và có thể hỏi nhiều lần mới hiểu. Tự hỏi
mình có thể mất nhiều thời gian và có thể không đạt được kết quả như mong muốn,

16


nhưng vẫn rất bổ ích vì đó là q trình rèn luyện tư duy và nhăn cách, đồng thời
cũng là quá trình mà kiến thức hay vấn đề khoa học , dù chưa được giải đáp của
thầy sẽ thấm sâu hơn. Nếu khơng có thầy thì hỏi sách, hỏi sách này khơng được thì
hỏi sách khác. Vấn đề hỏi sách , tài liệu nào và bằng cách nào tìm được tài liệu ,
trong đó đoạn nào có thể giải đáp câu hỏi,biết độc lập làm việc với tài liệu là vấn đề
quan trọng Như vậy , biết cách “hỏi sách” hay học cách tìm hiểu tài liệu từ các kho
dữ liệu (trên mạng Internet, trong thư viện ,…) là điều kiện không thể thiếu để tự
học và học suốt đời).
Nếu khơng có thầy , khơng có sách thì có thể tìm đến thực tiễn là nơi các hiện
tượng , sự việc xảy ra thông qua quan sát ,cân, đo, đếm, so sánh. Thơng qua thực
tiễn thì những đúc kết kinh nghiệm của người làm thực tế dưới dạng tài liệu báo cáo
, ghi chép hoặc trao đổi trực tiếp. Tóm lại, người học phải học cách tự hỏi mình ,

hỏi thầy , hỏi sách-tài liệu, hỏi nơi thực tiến thông qua các sự vật, hiện tượng. Ta
học không những ở kết quả trả lời câu hỏi mà còn học được trong cả quá trình đi từ
câu hỏi đến lời giải đáp , đó là học cách tư duy, cách tổ chức làm việc. Có hỏi như
vậy mới hiểu sâu , hiểu rộng vấn đề và lại tiếp tục có những câu hỏi mới xuất hiện
với một năng lực “hỏi” ngày cang cao, đó chính là q trình Học-Hỏi-Hiểu.
(4)- Học và nghiên cứu khoa học: Học khơng chỉ có một mục đích là kế thừa
những kiến thức mà lồi người đã biết. Mà cịn có mục đích rèn luyện óc thơng
minh sang tạo va nhiều đức tính cần thiết khác để khơng chỉ kế thừa mà cịn phát
triển cái vốn tri thức mà nhân loại đã có. Vì vậy , việc học không chỉ đơn thuần là
lao động tiếp thu, mà còn bao hàm cả lao động tập dượt để tự mình tìm ra cái mới.
Lao động học như vây tuy chưa có tầm vóc như lao động nghiên cứu khoa học ,
nhưng về mặt bản chất giống với nghiên cứu khoa học. Để có được kiến thức mới
khơng do thầy hay sách truyền cho: Người học cũng phải tập dần những thao tác tư
duy , cách làm việc mà khoa học quen dung để phát hiện vấn đề. Tìm hướng giải
quyết và cuối cùng la giải quyết vấn đề. Nói tóm lại là tập dượt nghiên cứu khoa
học , tạo nên thói quen tìm cách tự lực trả lời các vấn đề phát hiện.
d. Chiến lược “Dạy”:

17


Chiến lược dạy cần tập trung vào những nội dung cơ bản mà người học cần đạt
được bao gồm: biết hợp tác với người khác để học, để nghiên cứu, để thực hành .
Do đó , nhiệm vụ của giáo viên chủ yếu là :
- Dạy kiến thức cơ bản ;
- Dạy cách học, cách tư duy và cách tổ chức làm việc , nghiên cứu;
- Dạy cách tự phê bình, sửa chữa để người học có thể tự mình hoặc hợp tác với
người khác đạt đến đích mong muốn trên con đường thực hiện nhiệm vụ học tập
hay công việc được giao.
- Dạy kiến thức cơ bản:Trên cơ sở nội dung chương trình học, giáo viên biên

soạn những kiến thức cơ bản và sắp xếp vừa theo một trình tự logic khoa học và vừa
hợp logic sư phạm
- Dạy óc thông minh: Thông minh là nhanh nhạy nhận ra các mối quan hệ giữa
các sự vật và biết tận dụng các mối quan hệ đó theo hướng có lợi nhất để đạt đến
mục tiêu . Ĩc thơng minh có phần bẩm sinh , nhưng phần lớn là do rèn luyện mà có
+ Dạy cho người học cách quan sát và so sánh
+ Dạy quy nạp và suy diễn.
+ Dạy suy luận theo tương tự .
+ Dạy phân tích và tổng hợp.
+ Dạy phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Dạy “học và hành”: Dạy học viên cách vận dụng kiến thức để giải các bài tập .
Vận dụng các kiểu tư duy và các phẩm chất cần thiết để học với hiệu suất cao, nói
cách khác , có “hành” cả ba mặt “kiến thức” , “tư duy” , và “phẩm chất” (hay văn
hố) thì mới có thể học kiểu “sáu mọi” được.
e. Cách tiếp cận và quan điểm về “Học”
- Học là một q trình bí ẩn,q trình đó diễn ra trong đầu óc người học nên
khơng thể quan sát trực tiếp được,chỉ có sự biến đổi trên lĩnh vực hành vi của chủ
thể mới có thể quan sát hoặc định lượng. Mặc dù, học là một q trình “hộp đen”
khó xác định nhưng đầu ra của quá trình này được biểu hiện bằng sản phẩm học là

18


tri thức,kĩ năng hay thái độ là khả năng giải thích,biết cách làm,hay biết tồn tại,tức
là một hành vi có thể quan sát được. Có ba cách tiếp cận chủ yếu về việc học:
- Cách tiếp cận thứ nhất, quan tâm đến kết quả cuối cùng đạt được là sản phẩm
học hay hành vi nhận biết.
- Cách tiếp cận thứ hai, tiếp cận về trí tuệ, đề cập đến cách tìm hiểu những gì
đã xảy ra trong óc người học,học là tích hợp, đồng hố, điều ứng,”nhập nội” những
dữ liệu mới làm biến đổi cấu trúc nhận thức nội tại hiện có.

- Cách tiếp cận thứ ba có xu hướng kết hợp hai cách tiếp cận trên. Học là tự
tạo ra khả năng xác định vấn đề cần giải quyết, thu nhận, xử lý thơng tin và ứng
dụng chương trình giải quyết vấn đề. Có sáu định nghĩa chủ yếu về “học là gì”,
phân loại và sắp xếp theo trình độ nhận thức từ đơn giản đến phức tạp, như sau:
(1)- Học là chiếm lĩnh thông tin càng nhiều càng tốt. Càng học càng nắm được
nhiều thông tin.Học là thu nhận,tích luỹ,gia tăng số lượng kiến thức.
(2)- Học là ghi nhớ, lặp lại và thuộc lịng. Học là q trình tích luỹ thơng tin
mà ta có thể tái hiện như những mẩu kiến thức tách biệt nhau.
(3)- Học là quá trình chiếm lĩnh, ứng dụng hay sử dụng kiến thức.Học là nắm
bắt sự kiện,kỹ năng hay quy trình có thể lưu trữ và sử dụng khi cần.Học là tích luỹ
thơng tin vào bộ nhớ để sử dụng mỗi khi có tình huống địi hỏi.
(4)- Học là q trình trừu tượng hoá, định hướng, định giá trị.Học là liên kết
cái đang học với cái đã biết và với thực tiễn cuộc sống.Học là hiểu bản chất sự
vật,nối liền sự vật với nhau;lý giả và kiểm nghiệm giá trị của sự vật trong thực tiễn.
(5)- Học là tạo ra sự biến đổi về nhận thức để hiểu biết thế giới bằng cách lý
giải và thông hiểu thực tiễn.Học là xác định mô hình thơng tin và liên kết mơ hình
đó với thơng tin và liên kết mơ hình thơng tin từ các tình huống và hồn cảnh khác
nhau.Hệ quả của việc xác định các mối quan hệ mới chưa được thừa nhận trước đây
là người học thay đổi nhận thức của mình.
(6)- Học là biến đổi con người.Học là thông hiểu thế giối bằng nhiều con
đường khác nhau mà kết quả làm biến đổi bản thân con người .Học là quá trình tự

19


tạo ra sự biến hoá tổng hợp về tri thứ,kĩ năng,thái độ và giá trị của một con người.
đi vào chiều sâu,học có bản chất cốt lõi là tự học.
Tóm lại, học, cốt lõi là tự học, là quá trìnhphát triển nội tại, trong đó người học
tự thể hiện và biến đổi mình, tự làm phong phú giá trị của mình bằng cách thu nhận,
xử lý và biến đổi thơng tin bên ngoài thành tri thứ bên trong con người mình.

- Lĩnh vực học: Có nhiều cách phân loại khác nhau về lĩnh vực học, trên quan
điểm của quản trị tri thức, lựa chọn nghiên cứu phép phân loại của Brien (theo
Dictionnary Education.R. Legendre, Guerin1993) có các lĩnh vực học: Tri thức(
thông tin -> nhận thức -> tri thức ), Kỹ năng trí tuệ; Kỹ năng vận động; Thái độ;
Phương pháp nhận thức(phườn pháp học,phương pháp giải quyết vấn đề).
- Cơ chế học: Tương ứng với ba cách tiếp cận chủ yếu về học là ba cơ chế học:
+ Cơ chế học phản xạ có điều kiện: Sinh học cho rằng quá trình học về căn
bản là quá trình hình thành các phản xạ có điều kiện. Theo đó,ta có hai mơ hình và
hai cơ chế học là q trình học là hình thành những phản xạ trả lời mới chưa từng
có trong vốn phản xạ khơng điều kiện được di truyền. Trong đó cơ chế học là cơ
chế hình thành những hành vi-đáp lại phản xạ có điều kiện trong môi trường sống
của chủ thể
+ Cơ chế học biến đổi cấu trúc nhận thức: Cấu trúc nhận thức phát triển theo
một quá trình kép bao gồm: (1)- Quá trình đồng hố:tác động của người học đến
mơi trường ,thu nhận thông tin từ môi trường sống của người học và xử lý các thơng
tin mới đó từ cái vốn cấu trúc nhận thức đã tiếp thu được từ trước.
(2)- Quá trình đồng hố giúp cho người học tích hợp được các thông tin từ môi
trường vào các thông tin,kiến thức cũ đã nắm bắt được. (4)- Quá trình điều ứng:
ngược lại với đồng hố,là tác động của mơi trường đến người học,làm cho người
học phải biến đổi và thích ứng các cấu trúc nhận thức đối với môi trường. Qúa trình
điều ứng địi hỏi người học thích ứng với u cầu của môi trường bằng cách biến
đổi cấu trúc nhận thức của mình. Do đó, học là q trình biến đổi cấu trúc nhận
thức, điều ứng sự mất thăng bằng nhận thức để thích nghi với mơi trường. Cơ chế

20


học tương ứng là cơ chế học đồng hoá và điều ứng,biến đổi và cân bằng cấu túc
nhận thức,thích nghi mơi trường.
Tóm lại, học là q trình phát triển nội tại,quá trình kết hợp học cá nhân với

học hợp tác,trong đó người học tự biến đổi mình từ trình độ phát triển hiện tại đến
trình độ tiềm năng. Cơ chế học là cơ chế kết hợp học cá nhân với học hợp tác.
- Hoạt động học: là tác động của người học đến đối tượng nhằm đạt được mục
tiêu nhất định. Tuỳ theo nhu cầu và nội dung mà hoạt động học có thể thuộc một
trong các dạng là học cá nhân hay tự nghiên cứu, học thầy,bhọc bạn,bhọc hợp tác,
học từ thông tin phản hồi hay tự kiểm tra, tự điều chỉnh. Hoạt động học gắn liền với
đối trượng học. Đối tượng học là nội dung học, vấn đề học hay kiến thức, tri thức.
Cách học là cách tác động của ngưồi học đến đối tượng học hay cách thực hiện hoạt
động học. Khả năng học là khả năng sử dụng cách học tác động đếnh nội dung học
hay là khả năng thực hiện một hoạt động học. Mục tiêu học là yêu cầu hay kết quả
mong muốn khi người học sử dụng cách học và kỹ năng tác động đến nội dung học.
Năng lực là sự tích hợp tổng thể cách học và kỹ năng tác động đến nội dung trong
hàng loạt tình huống - vấn đề khác nhau.
Hoạt động học bao giờ cũng có mục tiêu,từ mục tiêu riêng của từng tình
huống,từng bài học đến mục tiêu chung của một khoá học,một cấp học,cho đến mục
tiêu cuối cùng hay mục đích học. Có bốn mục đích chủ yếu mà người học cần đạt
được bao gồm: học để hiểu, học để làm, học để hợp tác và học để làm người. Mục
tiêu học,thể hiện những định hướng lớn của mục đích trên ba mặt là tri thức, cách
học và kỹ năng.
- Chu trình học: Chu trình học là chu trình người học tìm hiểu,xử lý,giải quyết
vấn đề hay tình huống học với sự hợp tác của tác nhân và sự hỗ trợ của mơi
trường sư phạm. Chu trình học diễn biến theo ba giai đoạn:
Tự nghiên cứu;
Tự thể hiện,hợp tác với bạn và thầy;
Tự kiểm tra,tự điều chỉnh.

21


Tự nghiên cứu:Nhận biết vấn đề,thu nhận thông tin liên quan đến vấn đề

đó,xử lý thơng tin,xây dựng các giải pháp,thử nghiệm giải pháp,kết quả, đưa ra kết
luận và giải quyết vấn đề.
Tự thể hiện,hợp tác với bạn và thầy: Triển khai giải quyết vấn đề,trình bày
vấn đề,tranh luận (có chuyên gia,thầy giáo kết luận).
Tự kiểm tra, tự điều chỉnh:Tổng hợp lại vấn đề, điều chỉnh và rút kinh
nghiệm về cách học,cách tư duy,cách giải quyết vấn đề của mình,sẵn sàng cho một
tình huống học mới.
Chiến lược phát huy nội lực
học:
- Phát huy nội lực
- Chiến lược học
- Chiến lược dạy

Biên soạn
nội dung

Người dạy
Chu trình
học

HỆ
THỐNG
ĐÀO
TẠO
TỪ XA

Người học

Học:
- Quan điểm và cách tiếp cận

- Lĩnh vực học
- Cơ chế học
- Hoạt động học
- Mục tiêu.

Phương
pháp học

Hình 1.2 - Sơ đồ phương pháp luận chuyển đổi sang đào tạo từ xa
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1 Các giai đoạn phát triển của E-Learning:
Có thể nói, q trình phát triển của e-Learning gắn liền với quá trình ứng dụng
các thành tựu của công nghệ thông tin và truyền thông vào giáo dục. Có thể nêu ra
một số giai đoạn phát triển chính trong giáo dục cũng như trong e-Learning như
sau:
- Giai đoạn trước năm 1983, “Kỷ nguyên giảng viên làm trung tâm”: Trước
khi máy tính được sử dụng rộng rãi, phương pháp giáo dụng “Lấy giảng viên làm
trung tâm” là phương pháp phổ biến nhất trong các trường học. Học viên học tập

22


trung trên lớp, chỉ có thể trao đổi với giảng viên và các bạn học trên lớp. Công nghệ
thông tin chỉ xuất hiện trong một số môn học chuyên ngành ( tính tốn, điều khiển
…) ở một số trường đại học lớn.
- Giai đoạn 1984-1993, “Kỷ nguyên đa phương tiện”: Sự xuất hiện của hệ điều
hành Windows, máy tính Macintosh, phần mềm trình diễn Powerpoint … khiến
việc sử dụng máy tính trở nên dễ dàng, phù hợp với nhiều đối tượng. Đây là các
công nghệ cơ bản trong kỷ nguyên đa phương tiện. Nó cho phép tạo ra các bài giảng
tích hợp hình ảnh và âm thanh trên máy tính. Công nghệ CBT(Computer Base

Training) được áp dụng, một số giáo trình, bài giảng, tài liệu được phân phối qua
đĩa CD-ROM hoặc đĩa mềm để người học cũng có thể mua và học bất kỳ đâu và bất
kỳ thời gian nào. Tuy nhiên, với hình thức CBT, sự giám sát việc tự học của học
viên là không thể thực hiện được.
- Giai đoạn 1994-1999, “Làn sóng e-Learning thứ nhất”: Sau khi mạng
Internet và công nghệ Web ra đời vào năm 1993, các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo
bắt đầu nghiên cứu cách thức cải tiến phương pháp giáo dục bằng công nghệ này.
Một số nội dung học tập đã được phân phối thông qua mạng. Khái niệm WBT (Web
Base Training) ra đời trong gia đoạn này. Tuy nhiên, do còn chưa phát triển nên môi
trường mạng lúc này chủ yếu mới đóng vai trị thơng tin liên lạc và chia sẻ tài
nguyên giữa các học viên và giáo viên thông qua các phương tiện: E-mail, văn bản
và hình ảnh đơn giản.
- Giai đoạn 2000-đến nay “ Làn sóng e-Learning thứ hai”: Thuật ngữ eLearning chính thức ra đời vào giai đoạn này. Các công nghệ tiên tiến (như JAVA,
.NET) và các ứng dụng mạng IP, mạng băng thông rộng và sự bùng nổ của Internet,
công nghệ thiết kế Web tiên tiến đã tạo nên bộ mặt mới cho e-Learning. Học viên
giờ đâu có thể tham gia khóa học hồn tồn trên mạng. Với đường truyền tốc độ
cao, giáo viên có thể gửi hướng dẫn trực tuyến với hình ảnh, âm thanh, các cơng cụ
trình diễn tới mọi học viên, nâng cao hơn chất lượng dịch vụ đào tạo. Càng ngày,

23


các dịch vụ đào tạo ngày càng tăng lên về số lượng và chất lượng, tạo ra một cuộc
cách mạng trong đào tạo với giá thành rẻ, chất lượng và hiệu quả.
Trong các hình thức e-Learning ( CBT, WBT …) thì hình thức đào tạo qua mạng
(Web-base Traning -WBT) đang trở phát triển nhanh chóng và được dự đốn sẽ là
xu hướng chủ yếu e-Learning. Ta có thể thấy được sự tăng trưởng của xu hướng
này qua biểu đổ sau:

Hình 1.3 - Tỉ trọng của Web-base Training trong các hình thức e-Learning

(Nguồn: IDG)[7]
1.2.2. Tình phát triển e-Learning tại một số khu vực:
- Hoa Kỳ: là nước mà e-Learning xuất hiện sớm và phát triển nhất. Vấn đề ứng
dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng giáo dục sớm được sự ủng hộ và
trợ giúp của chính phủ ngay từ cuối những năm 90. Theo số liệu thống kê của Hội
Phát triển và Đào tạo Mỹ (American Society for Training and Development-ASTD)
gần 47% các trường đại học và cao đẳng Mỹ đã đưa ra các dạng khác nhau của mơ
hình học từ xa (distance learning) tại thời điểm năm 2000, tạo nên 54000 khoá học
trực tuyến. Theo các chuyên gia phân tích của cơng ty Dữ liệu Quốc tế
(International Data Corporation - IDC), vào cuối năm 2004 gần 90% các trường đại
học và cao đẳng Mỹ đã đưa ra mơ hình e-Learning, số người tham gia học tăng 33%

24


hàng năm trong khoảng từ năm 1999 đến 2004. E-Learning không chỉ phát triển
mạnh mẽ trong các đại học mà cịn được ứng dụng mạnh mẽ trong các cơng ty và
doanh nghiệp, phục vụ cho việc đào tạo kỹ năng nghiệp vụ. Nhận thấy tiếm năng
của thị trường e-Learning, rất nhiều công ty phần mềm đã đầu tư nghiên cứu và phát
triển các giải pháp cho lĩnh vực này: Click2Learn , GlobalLearning Systems,
SmartForce, Saba,ThinQ, DigitalThink
- Châu Âu: Châu Âu có thị trường e-Learning phát triển rất nhanh do ở đây
tập trung nhiều công ty lớn, nhu cầu đào tạo nhân lực cao. Theo IDC, thị trường eLearning của Châu Âu đạt 4 tỷ USD trong năm 2004 với tốc độ tăng 96% hàng
năm. Tuy nhiên, Châu âu khơng có nhiều công ty tin học hoạt động trong lĩnh vực
e-Learning như Mỹ. Việc nghiên cứu và phát triển các giải pháp e-Learning chủ yếu
diễn ra trong các trường đại học. Có thể kể ra một số website đào tạo trưc tuyến của
một số trường đại học như: www.hvmba.edu (Heriot-Watt University),
www.nottingham.ac.uk (University of Nottingham), www.lon.ac.uk (University of
London External Programme) của Anh hay www.virtualcampus.ch/(Swiss Virtual
Campus) và www.eduswiss.ch/ (Eduswiss) của Thụy Sỹ. Lợi thế của Châu Âu có sự

hợp tác đa quốc gia trong lĩnh vực e-Learning. Điển hình là dự án xây dựng mạng
xuyên Châu Âu EuroPACE. Đây là mạng e-Learning của 36 trường đại học hàng
đầu Châu Âu thuộc các quốc gia như Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Anh, Pháp cùng hợp
tác với công ty e-Learning của Mỹ Docent nhằm cung cấp các khoá học về các lĩnh
vực như khoa học, nghệ thuật, con người phù hợp với nhu cầu học của các sinh viên
đại học, sau đại học, các nhà chuyên mơn ở Châu Âu.[7]
- Châu Á: có thị trường e-Learning chưa được phát triển, nhưng được đánh
giá có rất nhiều tiềm năng. Nhu cầu học tập tăng nhanh ở Châu Á đã được các nhà
bán sản phẩm e-Learning và các đại học phương Tây chú ý đến. Một số thị trường
đang được các công ty e-Learning phương tây chú ý đến như : Nhật Bản, Trung
Quốc, Hàn Quốc, các nước Đơng Nam Á. Bên cạnh đó, việc tự nghiên cứu, phát
triển các giải pháp e-Learning của các nước Châu Á cũng được đẩy mạnh trong vài

25


×