Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

Xây dựng lớp học trực tuyến về chuyển động cơ học chương trình vật lý đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 161 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
_______________





Nguyễn Phạm Ngọc Thiện





XÂY DỰNG LỚP HỌC TRỰC TUYẾN VỀ
CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC – CHƯƠNG TRÌNH
VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG – NHẰM HỖ TRỢ VIỆC
HỌC VẬT LÝ BẰNG TIẾNG ANH










LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC











Thành phố Hồ Chí Minh - 2009
B GIO DC V O TO
TRệễỉNG ẹAẽI HOẽC Sệ PHAẽM TP. HO CH MINH
_______________




Nguyn Phm Ngc Thin




XY DNG LP HC TRC TUYN V
CHUYN NG C HC CHNG TRèNH
VT Lí I CNG NHM H TR VIC
HC VT Lí BNG TING ANH




Chuyờn ngnh : Lý lun v phng phỏp dy hc mụn Vt lý

Mó s : 60 14 10



LUN VN THC S GIO DC HC






NGI HNG DN KHOA HC
TSKH. Lấ VN HONG






Thành phố Hồ Chí Minh - 2009
LỜI CÁM ƠN
 

Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ và lời động
viên từ rất nhiều cá nhân và cơ quan, đơn vị.
Trước tiên, tôi xin chân thành cám ơn:
- Ban Giám Hiệu và phòng K
HCN – Sau Đại học, Ban Chủ Nhiệm cùng
toàn thể thầy cô khoa Vật lý trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã
tạo điều học tập tốt nhất cho chúng tôi.

- Ban Giám Hiệu trường Đại học An Giang, ban chủ nhiệm khoa Sư phạm
và các đồng nghiệp t
huộc Bộ môn Vật lý Đại học An Giang đã giúp đỡ, chia sẻ khó
khăn cùng tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn về sự hướng dẫn tận tình và đầy trách
nhiệm của TSKH. Lê
Văn Hoàng, TS Nguyễn Mạnh Hùng trong suốt thời gian
nghiên cứu để hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi chân thành cám ơn gia đì
nh, bạn bè đã động viê
n, giúp đỡ tôi
nghiên cứu, học tập và hoàn thành luận văn này.

Tác giả

Nguyễn Phạm Ngọc Thiện





MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng và đồ thị
Danh mục các hình vẽ
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN

1.1. Các khái niệm, các thuật ngữ chính. ....................................................................7
1.2. Cơ sở lý luận dạy học.........................................................................................10
1.2.1. Lý luận dạy học đại học
...........................................................................10
1.2.2. Tổng quan về e - learning........................................................................15
1.3. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................21
1.3.1. Lớp học trực tuyến cho nhu cầu học mọi lúc, mọi nơi..........................21
1.3.2. Sự cần thiết phải xây dựng lớp học trực tuyến phần chuyển
động cơ học thuộc chương trình Vật lý đại cương................................24
1.3.3. Thực trạng dạy và học tiếng Anh ở một số trường Đại học, Cao
đẳng và sự cần thiết hỗ trợ việc học vật lý bằng tiếng Anh.
.................30
1.4. Kết luận chương 1..............................................................................................33
Chương 2: XÂY DỰNG LỚP HỌC TRỰC TUYẾN VỀ CHUYỂN
ĐỘNG CƠ HỌC .................................................................................35
2.1. Mục đích và đối tượng của lớp học trực tuyến. .................................................35
2.1.1. Mục đích của lớp học trực tuyến .............................................................35
2.1.2. Đối tượng của lớp học trực tuyến............................................................36
2.2. Cấu trúc của lớp học trực tuyến
.........................................................................37
2.3 Tổng quan về phần mềm Moodle và xây dựng lớp học trực tuyến. ...................39
2.3.1. Tổng quan về phần mềm Moodle............................................................39



2.3.2. Cách thức tạo một lớp học trực tuyến tại website
................................................................41
2.4. Xây dựng module nội dung chính của khóa học................................................43
2.4.1. Nội dung chính của khóa học ..................................................................43
2.4.2. Xây dựng phần mô tả của khóa học.........................................................44

2.4.3. Xây dựng phần thứ nhất: Chuyển động cơ học .......................................45
2.4.4. Xây dựng phần thứ hai: Mechanical Motion...........................................48
2.4.5. Xây dựng phần thứ ba: Hỗ trợ học tập. ...................................................49
2.5. Sử dụng lớp học trực tuyến................................................................................56
2.6. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
.....................................................................59
2.7. Kết luận chương 2..............................................................................................60
Chương 2: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm. ............................................62
3.1.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm........................................................62
3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm. ......................................................62
3.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm........................................................................63
3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm...................................................................63
3.3.1. Chọn mẫu
.................................................................................................63
3.3.2. Phương pháp tiến hành ............................................................................63
3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm.............................................................64
3.4.1. Tiêu chí đánh giá .....................................................................................64
3.4.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm .................................................................65
3.5. Kết luận chương 3..............................................................................................70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. ...............................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................74
PHỤ LỤC.................................................................................................................79




DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GV

SV
CNTT
ICT
GD  ĐT
HS
TP HCM
TNSP
ĐC
TN
PPDH
HN
NXB
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
Giảng viên
Sinh viên
Công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin và truyền thông
Giáo dục và đào tạo

Học sinh
Thành phố Hồ Chí Minh
Thực nghiệm sư phạm
Đối chứng
Thực nghiệm
Phương pháp dạy học
Hà Nội
Nhà xuất bản






DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ ĐỒ THỊ

Bảng 1.1 : Bảng tổng hợp các cấp trong chương trình đào tạo. ...........................17
Bảng 1.2 : Kiến trúc trong chương trình đào tạo E – learning .............................17
Bảng 1.3 : Ưu điểm và nhược điểm của E – learning đối với cơ sở đào tạo ........18
Bảng 1.4 : Ưu nhược điểm của e – learning đối với người học............................19
Bảng 3.1 : Kết quả tính toán .................................................................................67
Bảng 3.2 : Các tham số đặc trưng
.........................................................................67
Hình 3.3 : Đồ thị phân phối tần suất.....................................................................67
Hình 3.4 : Biểu đồ phân loại học tập....................................................................68
Hình 3.5 : Đồ thị phân phối tần suất tích lũy (%) ................................................68



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ


Hình 1.1 : Mô hình người học là trung tâm .......................................................11
Hình 2.1 : Cấu trúc của lớp học trực tuyến ........................................................37
Hình 2.2 : Tạo tài khoản.....................................................................................41
Hình 2.3 : Bảng đăng kí .....................................................................................41
Hình 2.4 : Yêu cầu website cung cấp khóa học .................................................42
Hình 2.5 : Vị trí của nội dung lớp học trong chương trình cơ học.....................43
Hình 2.6 : Bật chế độ chỉnh sửa .........................................................................44
Hình 2.7 : Mô tả tổng quát .................................................................................45
Hình 2.8 : Mô tả tổng quát phần thứ nhất ..........................................................46
Hình 2.9 : Tùy chọn soạn thảo trang web ..........................................................46
Hình 2.10 : Màn hình soạn thảo trang web.........................................................47
Hình 2.11 : Các tag tùy chọn................................................................................47
Hình 2.12 : Tùy chọn soạn thảo Hot Potatoes
......................................................48
Hình 2.13 : Soạn thảo bài tập với Hot Potatoes ..................................................48
Hình 2.14 : Một phần giao diện của phần thứ hai................................................49
Hình 2.15 : Soạn thảo tài nguyên ngữ pháp tiếng Anh........................................50
Hình 2.16 : Tùy chọn Bảng chú giải thuật ngữ....................................................51
Hình 2.17 : Soạn thảo tài nguyên thuật ngữ........................................................51
Hình 2.18 : Nhấp chọn vào tên bảng chú giải thuật ngữ......................................51
Hình 2.19 : Tùy chọn Thêm một mục mới...........................................................52
Hình 2.20 : Soạn thảo thuật ngữ Acceleration .....................................................52
Hình 2.21 : Soạn thảo nội dung Liên kết website ................................................54
Hình 2.22 : Tùy chọn tạo Diễn đàn
......................................................................55
Hình 2.23 : Thêm một Diễn đàn mới ...................................................................55
Hình 2.24 : Thêm một chủ đề mới .......................................................................55
Hình 2.25 : Soạn thảo chủ đề thảo luận mới........................................................56




MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều lấy giáo dục phổ thông làm nền tảng và
coi giáo dục đại học là yếu tố quyết định chất lượng nguồn nhân lực. Ở Việt Nam,
luật Giáo dục đã khẳng nhiệm vụ của giáo dục đại học là “xây dựng nguồn nhân lực
cho công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đào tạo được đội ngũ khoa học kỹ thuật có
trình độ chuyê
n môn cao, nắm vững và ứng dụng các tri thức trong thực tiễn, đổi
mới và chuyển giao công nghệ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước”. Điều đó có nghĩa là giáo dục đại học có trách nhiệm cung cấp
nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ở thị trường lao động, nhu cầu của
cuộc sống và của công cuộc đổi mới, hội nhập. Để thực hiện tốt nhiệm vụ quan
trọng này cần chú ý nhiều và nhấn mạnh vào vai tr
ò người học và vị trí của hoạt
động học. Các nhà sư phạm đã và đang nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ
động sang học tập tích cực, chủ động, sáng tạo. Thực tế đó đòi
hỏi ngành giáo dục
phải không ngừng mở rộng các loại hình đào tạo, trong đó hình thức học tập trực
tuyến được xem như là một loại hình có nhiều ưu điểm.
Biết rằng hình ảnh của người giáo viên với phấn trắng, bảng đen đã hình thành
nên một phong cách người thầy và hình ảnh này đã khắc sâu trong tâm trí bao thế hệ
học trò. Nhưng ngày nay do tốc độ phát triển như vũ bã
o của các ngành khoa học kỹ
thuật, sự bùng nổ trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), đặc biệt
là khả năng ứng dụng internet trong giáo dục, nên điều kiện học tập đã khác trước.
Do đó nhận thức về người thầy trong nhà trường nói chung, đại học nói riêng cũng
ít nhiều thay đổi. Nếu giảng viên (GV) nào chỉ "trung thành" với giáo trình thì sẽ
không thể kịp thời cập nhật

bài giảng. Kết quả là kiến thức giảng dạy còn chậm hơn
cả những truy cập của sinh viên (SV) trên mạng internet. Vì vậy trong thời đại mới,
người thầy tuy không cần phải là một kỹ thuật viên lành nghề nhưng yêu cầu đặt ra
cho họ là phải làm chủ được công nghệ dạy học. Thực hiện hình thức dạy học trực
tuyến với sự hỗ trợ phong phú từ nhiều nguồn c
ho người dạy có thể giúp họ đáp
ứng được yêu cầu của thời đại mới, thời đại của công nghệ thông tin (CNTT).



Trong quá trình học tập, tùy theo năng lực của từng người học mà họ sẽ thu nhặt
được ít hay nhiều kiến thức. Và cũng tùy theo năng lực từng người mà họ có vô số
vướng mắc khác nhau. Giáo viên chỉ có một mà học sinh trong một lớp thì nhiều.
Trong một tiết học được tổ chức theo hình thức dạy học truyền thống, người giáo
viên chỉ có thể cố gắng đưa ra những kiến thức cơ bản nhất. Nhưng với mô hình lớp
học trực tuyến, rất nhiều khó khăn của cách thức tổ chức khóa học theo truyền
thống được k
hắc phục. Mặt khác, thông qua nhiều kênh cung cấp thông tin, người
học có thể dễ dàng tìm thấy những kiến thức mình cần. Do đó, họ không muốn bị áp
đặt thu nhận kiến thức như trước. Điều mà người học ngày nay cần là sự định
hướng, là sự tự do, tự giác, sáng tạo tiếp t
hu kiến thức. Hình thức học tập trực tuyến
có thể đáp ứng được yêu cầu học tập này.
Vật lý đại cương chủ yếu bao gồm các kiến thức cơ bản, nền tảng, cần thiết mà
lại tương đối dễ hiểu. Việc xây dựng một lớp học trực tuyến m
à bước đầu xây dựng
cho phần chuyển động cơ học của động học chất điểm sẽ giúp người học dễ dàng
làm quen với hình thức học tập mới. Mặt khác, cách tổ chức học tập linh hoạt theo
hình thức học tập trực tuyến phần nào đáp ứng nhu cầu học mọi lúc, mọi nơi khi
người học có điều kiện và không nhất thiết họ phải đến lớp đầy đủ các tiết học theo

thời khóa biểu đã và đang hì
nh thành trong SV ngày nay. Nếu khóa học có thêm sự
hỗ trợ học tập vật lý bằng tiếng Anh thì người học có thể vừa đồng thời học tập
hoặc ôn tập lại kiến thức vật lý vừa có cơ hội hiểu biết sâu hơn về Anh văn chuyên
ngành.
Thêm vào đó, đa số SV sư phạm vật lý đều nghĩ Anh
văn cần thiết cho nghề
nghiệp tương lai của mình ở nhiều mức độ khác nhau, như đọc hiểu tài liệu chuyên
ngành, tra cứu thêm kiến thức trên Internet, trao đổi thông tin chuyên môn với bạn
bè và chuyên gia khắp nơi trên thế giới. Họ không chỉ có nhu cầu sử dụng Anh văn
chuyên ngành trong quá trình ngồi trên ghế giảng đường mà cả trong quá trình
giảng dạy và nghiên cứu về sau. Hiện nay việc giảng dạy học phần nà
y chủ yếu do
GV Anh văn ngoài ngành vật lý phụ trách nên không tránh được khó khăn khi hiểu
các kiến thức vật lý.



Với những lý do trên, chúng tôi không có tham vọng nghiên cứu sâu vào chuyên
ngành giảng dạy Anh văn mà chỉ đơn giản là thiết kế một khóa học về vật lý đại
cương có hỗ trợ học vật lý bằng tiếng Anh cho SV. Hình thức khóa học sẽ được xây
dựng theo hình thức học tập trực tuyến. Hưởng ứng tinh thần của đổi mới phương
pháp giảng dạy thì ở hình thức dạy học này, người GV chỉ đóng vai trò hướng dẫn,

chỉ ra cách thức học tập còn người học sẽ phải tự biến tri thức chung thành tri thức
của riêng mình. Vai trò chủ yếu của người GV sẽ là định hướng và tháo gỡ vướng
mắc kịp thời cho người học. GV sẽ có thời gian theo dõi năng lực của từng người
học, kịp thời giải đáp những thắc mắc thông qua diễn đàn hoặc giới thiệu nguồn tài
liệu tham
khảo khi người học có nhu cầu.

Bản thân tác giả là GV sư phạm vật lý và đã có được những kiến thức vật lý nhất
định. Qua thời gian công tác tại trường Đại học An Giang, tác giả đã phần nào hiểu
được sự cần thiết của Anh văn và có quá trình tìm hiểu về việc dạy và học vật lý
bằng tiếng Anh. Với tất cả các lý do trên, tác giả quyết định tiến hành đề tài “Xây

dựng lớp học trực tuyến về chuyển động cơ học – chương trình Vật lý đại cương
nhằm hỗ trợ việc học vật lý bằng tiếng Anh” .
2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn có hai mục đích chính:
- Góp phần khẳng định những ưu điểm của hình thức học tập trực tuyến và
khả năng ứng dụng lớp học trực tuyến và
o thực tế giảng dạy ở trường đại học.
- Xây dựng thành công lớp học trực tuyến về chuyển động cơ học của động
học chất điểm thuộc chương trình Vật lý đại cương có hỗ trợ tiếng Anh chuyên
ngành vật lý cho người học.
Khóa học này được xây dựng dựa trên tiêu chí chọn lọc kiến thức cơ bản, cần
thiết và đầy đủ thuộc p
hần chuyển động cơ học, chương trình vật lý đại cương.
Ngoài nội dung kiến thức, khóa học còn cung cấp bài tập cả hai dạng tự luận và trắc
nghiệm. Người học còn được hỗ trợ học tập bằng nhiều hình thức để kết quả học tập
đạt được tốt nhất. Mục đích nghiên cứu c
hủ yếu là để bản thân tác giả nắm được
những quy tắc cơ bản nhất trong việc xây dựng lớp học trực tuyến, đồng thời thực



nghiệm sư phạm (TNSP) đánh giá tính khả thi và hiệu quả của khóa học. Cho nên
luận văn chỉ giới hạn trong chương chuyển động cơ học của động học chất điểm.
Các chương khác sẽ là phần phát triển tiếp của luận văn.
3. Giả thuyết khoa học và đóng góp của đề tài

Khóa học được tổ chức theo hình thức truyền thống với một tiết 45 phút ít ỏi
chưa cung cấp đủ kiến thức mà một SV cần. Mặt khá
c, do vai trò quan trọng của
tiếng Anh đối với người học – người dạy Vật lý mà cần thiết có sự hỗ trợ việc học
vật lý bằng tiếng Anh.
Hình thức học tập trực tuyến là hình thức học tập có nhiều ưu điểm. Nếu tổ chức
lớp học trực tuyến phần chuyển động cơ học có hỗ trợ việc học vật lý bằng tiếng
Anh thì ngoài việc đạt được mục đích giảng dạy kiến thức vật lý, khóa học sẽ phần
nào đáp ứng được nhu cầu ôn tập, nghiên cứu sâu, tham
khảo thêm hoặc thực hành
Anh văn chuyên ngành cho SV sư phạm vật lý, kể cả SV đã tốt nghiệp ra trường.
Người học phải phát huy tính tích cực, tự giá
c, chủ động của mình dưới sự hỗ trợ
của người dạy để lĩnh hội những kiến thức cần thiết.
Muốn tổ chức lớp học trực tuyến thành công, GV phải có nhiều đầu tư cho việc
giảng dạy hơn. GV cũng phải thường xuyên có sự tương tác GV – SV để điều chỉnh
kịp thời nội dung yêu cầu đối với người học, giúp cho người học có nhiều điều kiện
học tập t
huận lợi hơn và lĩnh hội kiến thức dễ dàng hơn.
4. Đối tượng nghiên cứu
- Khách thể: quá trình dạy và học phần chuyển động cơ học thuộc động học
chất điểm – chương trình Vật lý đại cương ở một vài trường đại học, cao đẳng.
- Đối tượng:
+ Nghiên cứu cơ sở lý
luận của dạy học đại học có liên quan.
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn giảng dạy theo hình thức lớp học
trực tuyến.
+ Nghiên cứu kỹ thuật xây dựng lớp học trực tuyến.




+ Nghiên cứu nội dung cơ bản, cần thiết để xây dựng lớp học trực tuyến về
chuyển động cơ học của động học chất điểm – chương trình Vật lý đại cương nhằm
hỗ trợ việc học Vật lý bằng tiếng Anh.
5. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi sẽ nghiên cứu cơ sở lý luận dạy học đại học
có liên quan. Đồng thời chúng tôi còn tìm hiểu lý thuyết về e – le
arning và nghiên
cứu phần mềm Moodle dùng để thiết kế lớp học trực tuyến. Sau đó tiến hành xây
dựng lớp học trực tuyến về nội dung chuyển động cơ học của động học chất điểm,
chỉ khảo sát chuyển động thẳng của chất điểm, thuộc chương trình Vật lý đại cương
trên cơ sở chương trình Vật lý đại cương của một số trường đại học Việt na
m như
Đại học sư phạm TP HCM, Đại học khoa học tự nhiên TP HCM, Đại học Công
nghiệp TP HCM, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn Thông, Đại học An Giang.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích đã đặt ra, chúng tôi cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu về lý luận dạy học đại học có liên qua
n.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của e – learning.
- Nghiên cứu thực tiễn giảng dạy học phần Tiếng Anh cho vật lý ở một số
trường Đại học, Cao đẳng hiện nay.
- Nghiên cứu cách thức xây dựng lớp học trực tuyến.
- Nghiên cứu xây dựng nội dung lớp học trực tuyến phần Chuyển động cơ học
của động học chất điểm th
uộc chương trình vật lý đại cương nhằm hỗ trợ
việc học vật lý bằng tiếng Anh.
- Thu thập những ý kiến, nhận xét về mô hình đã thiết lập.
- Thực nghiệm sư phạm.
7. Phương pháp nghiên cứu

Chúng tôi sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
7.1. Phương
pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của dạy học đại học và lớp học trực tuyến.



- Nghiên cứu nội dung, chương trình sách giáo khoa vật lý lớp 10, sách vật lý
đại cương của một số trường đại học.
- Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn xây dựng lớp học trực tuyến.
7.2. Phương pháp điều tra quan sát.
- Xây dựng mẫu các phiếu điều tra và các câu hỏi phỏng vấn để nắm bắt tình
hình thực tiễn, từ đó có biện pháp sử dụng lớp học trực tuyến thật sự hiệu quả.
- Phát và thu các phiếu điều tra học tập của SV, thực hiện phỏng vấn giảng viên
và SV bằng các câu hỏi đã chuẩn bị.
7.3. Phương
pháp thực nghiệm sư phạm.
- Chọn mẫu TNSP.
- Tiến hành TNSP có đối chứng để kiểm tra tính khả thi của luận văn.
7.4. Phương pháp thống kê toán học.
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để xử lý kết quả T
NSP và thống kê kiểm
định nhằm kiểm chứng giả thuyết khoa học và xác định tính khả thi của đề tài.
8. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 3 phần chính: mở đầu, nội dung và kết luận.
* Phần mở đầu
* Phần nội dung: phần này gồm có 3 chương
Chương I: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của luận văn.
Chương II: Xây dựng lớp học trực tu
yến về chuyển động cơ học

Chương III: Thực nghiệm sư phạm
* Phần kết luận
* Tài liệu tham khảo
* Phụ lục



Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN

1.1. Các khái niệm, các thuật ngữ chính
- Anh văn chuyên ngành hoặc tiếng Anh chuyên ngành: tên gọi ngắn gọn của
Anh văn cho SV chuyên ngành vật lý (English for students of physics). Đây cũng là
tên gọi ngắn gọn của học phần Anh văn cho SV chuyên ngành vật lý. Tuy tên gọi
chính thức của học phần này có thể khác nhau tùy theo trường đại học đào tạo
nhưng nội dung kiến thức thường giống nha
u ở một số điểm như cung cấp cho sinh
viên các kiến thức, từ vựng của riêng chuyên ngành vật lý, rèn luyện cho SV một số
kĩ năng như đọc hiểu, dịch thuật, học vật lý bằng tiếng Anh… Thông thường, học
phần này do GV chuyên ngành tiếng Anh (GV chuyên ngữ) giảng dạy.
- Công nghệ dạy học: khái niệm này được hiểu theo hai nghĩa:
* Theo nghĩa hẹp: công nghệ dạy học đư
ợc hiểu là việc sử dụng vào giáo
dục – dạy học các phát minh, các sản phẩm công nghệ hiện đại của công nghệ
thông tin và các phương tiện kỹ thuật dạy học [21].
* Theo nghĩa rộng: công nghệ dạy học được hiểu theo UNESCO, 1987 là
“một tập hợp gắn bó chặt chẽ những phương pháp, phương tiện và kỹ thuật học tập
và đánh giá, được nhận thức và được sử dụng tùy t
heo những mục tiêu đang theo
đuổi và có liên hệ với những nội dung giảng dạy và những lợi ích của người học;
đối với người dạy, sử dụng công nghệ dạy học thích hợp có nghĩa là biết tổ chức

quá trình học tập và đảm bảo sự thành công của quá trình đó” [21].
- Chuyển động cơ học có nhiều định nghĩa:
* Chuyển động cơ học
hay còn gọi là chuyển động cơ là sự dời chỗ của vật
theo thời gian [19].
* Hoặc có thể định nghĩa Chuyển động cơ học của vật thể là sự dịch chuyển
tương đối của vật thể này đối với vật thể khác trong không gian theo thời gian.
- CMS (Course Management System): là hệ thống quản lý các khóa học (tức
hệ thống E - learning): nó bao gồm LMS và LCMS.



- Cơ sở đào tạo là một tổ chức thiết kế và cung cấp các lớp học trực tuyến e -
learning. Đó có thể chỉ là một phòng ban trong công ty khi muốn đào tạo nội bộ,
hoặc là toàn bộ Trường/Viện/Công ty nếu cơ sở đó bán chương trình đào tạo cho
các người học độc lập hoặc cơ sở khác.
- E – learning.
Có nhiều quan điểm, định nghĩa khác nhau về e - learning, dưới đây sẽ trích

ra một số định nghĩa e - learning đặc trưng nhất:
 E - learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa
trên công nghệ thông tin và truyền thông (Compare Infobase Inc).
 E - learning nghĩa là việc học tập hay đào tạo được chuẩn bị, truyền tải
hoặc quản lý sử dụng nhiều công cụ của công nghệ thông tin, truyền thông khác
nhau và được thực hiện ở mức cục bộ hay toàn cục ( MASIE Center).
 Việc sử dụng công nghệ để tạo r
a, đưa các dữ liệu có giá trị, thông tin,
học tập và kiến thức với mục đích nâng cao hoạt động của tổ chức và phát triển khả
năng cá nhân.
Một trong những hình thức đào tạo bằng e - learning là hình thức đào tạo

trực tuyến (Online learning/Training), đây là hình thức đào tạo có sử dụng kết nối
mạng để thực hiện việc dạy và học. Người học có thể học trực tuyến qua Internet,
có thể lấy tài liệu tự học trên mạng, giao tiếp giữa người học và người dạy,
giữa
người học với nhau thông qua các diễn đàn học tập, phòng chat, E-seminar...
- Internet: là một hệ thống gồm các mạng máy tình được liên kết với nhau trên
phạm vi toàn thế giới. Với hai mạng máy tính bất kì kết nối với nhau the
o kiểu
Internet có thể tiếp xúc và trao đổi dữ liệu với nhau nhờ giao thức TCP/IP
(Transmisssion Control Protocol/ Internet Protocol) thông qua các hệ thống kênh
truyền thông. TCP/ IP là một giao thức chuẩn trên Internet, cho phép truyền dữ liệu
từ máy tính này đến máy tính khác trên mạng. Nhờ giao thức này mà các máy chủ
(Server) trên Internet được kết nối với nhau một cách dễ dàng.
- Giao tiếp đồng bộ (Synchronous): Giao tiếp đồng bộ là hình thức giao tiếp
trong đó có nhiều người truy cập mạng tại cùng một thời và trao đổi thông tin trực



tiếp với nhau như: thảo luận trực tuyến, hội thảo video, nghe đài phát sóng trực tiếp,
xem tivi phát sóng trực tiếp…
- Giao tiếp không đồng bộ (Asynchronous): là hình thức mà những người giao
tiếp không nhất thiết phải truy cập mạng Internet tại cùng một thời điểm, ví dụ như:
các khoá tự học qua Internet, CD-ROM, e-mail, diễn đàn.
- Learning Management System (LMS) là phần mềm quản lý, theo dõi và
tạo các báo cáo dựa trên tương tác giữa người học với nội dung và giữa người học
với giảng viên.
- Learning Content M
anagement System (LCMS) là hệ thống dùng để tạo, lưu
trữ, tổng hợp, và phân phối nội dung e - learning dưới dạng các đối tượng học tập.
- PPDH đại học là tổng hợp các cách thức hoạt động tương tác được điều

chỉnh của giảng viên và SV, trong đó hoạt động dạy là chủ đạo, hoạt động học là tự
giác, tích cực, tự lực và sáng tạo, nhằm thực hiện tốt c
ác nhiệm vụ dạy học ở đại
học, góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật, cán bộ quản lý, nghiệp vụ
có trình độ đại học [21].
- Phương pháp dạy: là cách thức hoạt động của giảng viên: truyền đạt cho SV
nội dung trí dục và tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức v
à thực tiễn của SV
nhằm đạt được mục đích dạy học [21].
- Phương pháp học: là cách thức hoạt động của SV dưới sự chỉ đạo sư phạm
của giảng viên tự giác, tích cực, tự lực tiếp thu (lĩnh hội) nội dung trí dục và tự tổ
chức tự điều khiển quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn của bản thâ
n nhằm
đạt được mục đích dạy học [21].
- Theo mục tiêu nhận thức của Bloom, có 6 mức độ đánh giá từ thấp đến cao,
trong đó, 4 mức độ đánh giá đầu tiên là:
* Biết (Knowledge): yêu cầu người học có thể nhớ, nhắc lại những điều
được học. Chẳng hạn: người học có thể nhớ nghĩa của một thuật ngữ (glossary)
hoặc định nghĩa nà
o là định nghĩa của thuật ngữ đó.
* Hiểu (Understanding): yêu cầu người học hiểu được ý nghĩa của một công
thức, giải thích một thí nghiệm, một hiện tượng. Chẳng hạn: người học có thể cho



ví dụ một chuyển động cơ học (mechanical motion) hoặc sự rơi tự do (free fall)
trong thực tế.
* Vận dụng (Application): yêu cầu người học áp dụng những điều đã học để
giải quyết một vấn đề, hoặc giải thích một tình huống, một hiện tượng…
* Phân tích (Analysis): yêu cầu người học biết mổ xẻ vấn đề thành các yếu

tố và xác định được mối liên hệ giữa các yếu tố đó.
- Website: website là một tập hợp các trang web có một địa chỉ duy nhất trên
Internet dùng để định rõ vị trí của nó. Một trang we
b (web page) là một hồ sơ web.
Trang chủ của website thường gọi là Home Page tức là trang chính đóng vai trò giới
thiệu về website. Trang này sẽ liên kết với tất cả các trang khác trong cùng website.
Hầu hết các website chứa hàng chục, hàng trăm, hay hàng ngàn trang web.
1.2. Cơ sở lý luận dạy học
1.2.1. Lý luận dạy học đại học
Lý l
uận dạy học đại học là lý thuyết chung của trí dục và dạy học ở trường đại
học, là một bộ phận của giáo dục học đại học. Lý luận dạy học đại học nghiên cứu
bản chất và phát hiện tính quy luật của quá trình dạy học; nghiên cứu những phạm
trù cơ bản thuộc lĩnh vực dạy học đại học (như quá
trình dạy học, nội dung dạy học,
nguyên tắc dạy học, phương pháp và phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy
học, cách kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của người học) – nhằm trả lời các câu
hỏi: dạy cái gì? dạy để làm gì? dạy như thế nào? và dạy bằng hình thức nào?[21]
Hoạt động học là một hoạt động đặc thù của
con người nhằm tiếp thu những
tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm mà loài người đã tích lũy được, đồng thời phát triển
những phẩm chất năng lực của người học [30]. Người học trong hệ thống giáo dục
đại học có điểm xuất phát rất khác nhau về kiến thức. Trình độ học vấn và kiến thức
kinh tế xã hội của họ rất đa dạng. Sự đa dạng đó tạo ra sự bất cập về cách thức ứng
xử, cách thức học tập của họ. Mong m
uốn của người dạy là đảm bảo cho tất cả mọi
người học đều tìm thấy giá trị của việc học tập và chứng tỏ được khả năng sau khi
nhận được tấm bằng tốt nghiệp cuối khoá học [22]. Với mo
ng muốn đó, từ sau
những năm 1970, PPDH đại học đã phát triển khá nhanh. Trên thế giới cũng như ở




nước ta, PPDH đại học đang được đổi mới theo hướng trọng tâm là phát huy cao độ
tính tích cực, độc lập, sáng tạo của SV. Tức là trong quá trình đào tạo, SV cần
được hướng dẫn, rèn luyện, phát triển phương pháp, kỹ năng, thói quen, học tập chủ
động. Cách dạy, cách chỉ đạo hoạt động học và phương pháp học được xem là một
bộ phận quan trọng, không thể thiếu trong nội dung đổi mới PPDH đại học.
Quá trình dạy/
học như một quá trình truyền thông mà nhân vật trung tâm,
mục tiêu của quá trình truyền thông này là người học. Mọi tác nhân có liên quan
đến quá trình dạy/học đều hướng tới sự hoàn thiện cá nhân người học thông qua sự
tiếp thu kiến thức, rèn luyện kỹ năng và hình thành nhân cách của người học. Trước
đây khi các phương tiện truyền thông và máy tính chưa phát triển, người học muốn
tiếp thu kiến thức chỉ có một cách là phải đến trường ngồi nghe thầy giảng, nhưng
ngà
y nay mọi việc đã khác. Trong hình 1.1 bên dưới, chúng ta có thể thấy người học
ở trung tâm của mọi con đường kiến thức. Người học có thể tìm thấy kiến thức
mình cần qua thầy cô giáo, máy tính và mạng máy tính, sách vở, hoạt động nghệ
thuật, môi trường tự nhiên, xã hội, gia đình, các phương tiện nghe nhìn, ... trong đó
người dạy giữ vai trò quan trọng nhất vì khi đó tuy hoạt động dạy của người dạy là
hoạt động có mục tiêu và c
ó định hướng rõ ràng nhất nhưng người học lại là trung
tâm của hoạt động dạy/học chứ không phải thầy cô giáo.

Hình 1.1. Mô hình người học là trung tâm
Cũng theo hình 1.1 thì hoạt động dạy của thầy cô giáo chỉ là một phần của
môi trường học tập của người học. Từ phân tích trên cho thấy có thể hiểu từ "dạy"




đồng nghĩa với “dạy cách học” chứ không phải “dạy kiến thức”, bởi vì kiến thức sẽ
đến với người học từ nhiều nguồn khác nhau và người học phải có phương pháp học
riêng – không nhất thiết kiến thức, kỹ năng phải luôn luôn đến với người học là từ
người dạy. Nói tới phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học, kể cả trong
điều kiện c
ó sự hướng dẫn của người thầy. Nếu rèn luyện cho người học có được
phương pháp, kỹ năng, thói quen, ý chí tự học, biết linh hoạt vận dụng điều đã học
vào những tình huống mới thì sẽ khơi dậy được tiềm năng vốn có ở mỗi người, phát
huy nội lực, làm cho kết quả học tập được nâng lên gấp bội, đồng thời làm cho
người học sớm thích ứng với cộng đồng. Ngày nay trong quá trình dạy học, người ta
nhấn mạnh vai trò người học và vị trí của hoạt động học, nỗ lực tạo ra sự chuyển
biến từ học tập thụ động sang học tập tích cực, chủ động, sáng tạo. Vì s
ao sự
chuyển biến này là cần thiết? Nhằm mục đích bảo đảm cho SV có những kiến thức
khoa học cơ bản và kiến thức chuyê
n môn tương đối hoàn chỉnh; có phương pháp
làm việc khoa học; có năng lực vận dụng lý thuyết vào công tác chuyên môn, trên
thế giới cũng như ở nước ta, PPDH đại học đang được đổi mới theo hướng trọng
tâm là phát huy cao độ tính tích cực, tự giác, độc lập, sáng tạo của SV. Nguyên tắc
tính tự giác và tính tích cực trong dạy học bắt nguồn từ luận điểm
cho rằng “Mỗi tác
động sư phạm đều có thể mang lại kết quả không bằng cách nào khác ngoài cách
thông qua đầu học sinh” [30]. Đây là quan điểm phổ biến trong lý luận dạy học hiện
đại. Như vậy là kết quả học tập của người học sinh do chính bản thân họ quyết định.
Vai trò chính của người giáo viên là ở chỗ làm sao cho những tác động sư phạm (lời
giảng, bài thí nghiệm…) biến thành những tác động tâm lý để khơi gợi tính tự giác
và tính tích cực của người học sinh trong quá trình học tập ở lớp cũng như ở nhà.
Tất nhiên, đề cao tính tự giác không có nghĩa giảm nhẹ, càng không có nghĩa loại
trừ các biện phá

p cưỡng bách học sinh học tập [30].
Các biện pháp cụ thể để kích thích, phát huy tính tự giác và tích cực học tập
của học sinh thì rất phong phú và đa dạng. Song điều cơ bản nhất để thúc đẩy và

duy trì hứng thú học tập của học sinh là những điều có tác dụng đem lại sự phát
triển trí tuệ, mở mang tầm hiểu biết, phát huy trí thông minh [30]. Thông qua công



tác giảng dạy Vật lý, ngoài việc cung cấp kiến thức, phát triển tư duy, hình thành
các kĩ năng, chúng ta có thể từng bước và ở một mức độ nhất định rèn luyện cho
học sinh một lề lối làm việc khoa học, rất cần thiết cho họ sau này lúc bước vào
cuộc sống [30]. Vì vậy, trước hết cần phải xem việc dạy cách học, dạy cách tự học
là tiêu chí hàng đầu của việc dạy và học ở đại học. Mọi p
hương pháp dạy, phương
pháp học, nội dung cần dạy, nội dung cần học đều phải xuất phát từ quan điểm đó.
Tương tự, kỹ năng cơ bản là công cụ để học suốt đời (chẳng hạn, kỹ năng đọc hiểu,
kỹ năng về một ngoại ngữ quan trọng… chứ không phải kỹ năng sử dụng một cái
máy
cụ thể, kỹ năng thao tác một quy trình cụ thể). Chỉ hai từ “Vật lý” nhưng lại có
mênh mông các nội dung, các vấn đề để học, người giảng viên sẽ chọn nội dung,
vấn đề mà khi học thì người học sẽ được rèn luyện năng lực tư duy cao cấp, được
học cách học tốt nhất. Tính nghệ thuật của việc dạy đại học thể hiện ở năng lực
truyền đạt của người dạy. Giảng viên đại học phải làm sao khơi dậy được tiềm năng
tiếp thu, phát triển khả năng tự học và sáng tạo của người học để họ nhận t
hức, cảm
nhận và có kỹ năng lĩnh hội tri thức cao. Giáo viên nào nắm vững tính khoa học và
nghệ thuật của việc dạy học sẽ dạy cho S
V có được các bậc nhận thức, bậc cảm
nhận hay bậc kỹ năng cao và giáo viên đó sẽ có chất lượng giảng dạy cao.

Cần lưu ý là không chỉ đổi mới PPDH đại học, nội dung giáo dục đại học
cũng phải có tính hiện đại và phát triển, bảo đảm cơ cấu hợp lý giữa kiến thức khoa
học cơ bản, ngoại ngữ và công nghệ thông tin với kiến t
hức chuyên môn và các bộ
môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kế thừa và phát huy truyền thống
tốt đẹp, bản sắc văn hoá dân tộc; tương ứng với trình độ chung của khu vực và thế
giới.
Thêm một lưu ý nữa là hoạt động học tập của người học chỉ có thể trở thành
tích cực nhờ những hoạt động nghiêm túc và sáng tạo của GV. GV đóng vai trò
định hướng (chỉ ra những điều cần đư
ợc lý giải của vấn đề), trợ giúp (chỉ ra nguồn
thông tin, giải đáp thắc mắc,…), đánh giá (kiểm tra các giả thuyết và kết luận của
SV), hệ thống hóa kiến thức, khái quát hóa các kết luận, tổ chức và điều khiển quá



trình dạy học. Vì vậy, mỗi GV đều phải học tập, tự bồi dưỡng để ngang tầm với yêu
cầu của công tác giảng dạy.
Hình 1.1. cũng cho thấy rằng môi trường CNTT là một phần của môi trường
học tập của người học. Ứng dụng CNTT để đổi mới phương pháp dạy – học không
còn là vấn đề xa lạ mà thậm chí đa số các trường đại học, cao đẳng trong nước đã
thực hiện việc ứng dụng và đạt được ít nhiều thành tích. Mạng m
áy tính, internet,
website vừa là môi trường thông tin vừa là diễn đàn trao đổi, hợp tác có tính tương
tác mạnh. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học giáo dục, những thư viện tranh
ảnh, video clip, những thí nghiệm mô phỏng, những vấn đề về nội dung, phương
pháp… đã được đưa lên website [31]. Việc nghiên cứu ứng dụng CNTT trong giáo
dục ở nước ta hiện nay m
à đặc biệt là việc sử dụng máy vi tính, mạng intetnet,
website… cũng chính là xác định con đường để đi đến sự hội nhập trong xu thế toàn

cần hóa nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực GD - ĐT. Trong dạy học vật lý, GV có
thể khai thác internet dưới nhiều hình thức khác nhau [31]. Một trong số các hình
thức khai thác internet phục vụ giảng dạy là tổ chức học tập theo hình thức học tập
trực tuyến.
Ngày nay, công nghệ dạy học với tư cách là một khái niệm
công cụ của giảng
viên để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học đại học. Công nghệ mới
có thể mang lại những lợi ích sau đây cho giáo dục đại học:
- Tăng thêm sự tiếp cận với các nguồn tư liệu giảng dạy thông qua Internet,
- Chia sẻ kinh nghiệm thông qua các công nghệ như trường đại học ảo,
- Tăng thêm sự tiếp cận với đào tạo đại học thông qua việc dạy và học từ xa,
- Tăng thê
m tính linh hoạt trong việc học cái gì, học như thế nào, khi nào học.
- Thúc đẩy người học tiềm năng tham gia vào giáo dục đại học.
- Tăng cường tương tác người dạy – người học để phát huy vai trò chủ động
của người học.
Mặt khác, trong thời đại hiện nay, công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) là
giải phá
p quan trọng để khai thác làm phương tiện khi dạy và học ở đại học. Ứng
dụng ICT trong giáo dục không chỉ đơn giản là trình chiếu slide thay thế viết bảng,



mà nhiệm vụ chính của ICT là giúp người học chọn nhập và xử lý thông tin nhanh
chóng để biến thành tri thức. Hình thức đào tạo trực tuyến hay e – learning là một
trong số các hình thức đào tạo đáp ứng được yêu cầu này. Cả người dạy và người
học đều phải làm chủ được ICT để phục vụ cho quá trình dạy và học hiệu quả. Nhà
giáo đại học hiện nay có sứ mạng đi đầu để chuẩn bị cho
một cuộc cách mạng thực
sự về giáo dục như đã dự báo, vai trò tiên phong đó sẽ nâng vị trí của nhà giáo đại

học lên rất nhiều so với trước đây. Với cơ hội mà ICT mang lại cho lĩnh vực giáo
dục, xu hướng đào tạo trực tuyến ngày càng phổ biến. Xu hướng này sẽ giúp cho
những kinh nghiệm và ý tưởng sáng tạo thật sự có giá trị của bất kỳ nhà giáo nào
cũng dễ dà
ng được truyền bá rộng rãi đến số lượng người học đông hơn nhiều so
với trước đây, không chỉ giới hạn trong bốn bức tường khóa học mà có thể lan rộng
ra cả nước và thậm chí vượt qua mọi biên giới quốc gia.
1.2.2. Tổng quan về e – learning
Ở Việt Nam, phong trào e - learning đã nhen nhóm từ những năm 90 với
hàng loạt phần mềm hỗ trợ đào tạo do các công t
y tin học sản xuất. Thông thường,
một hệ thống e – learning, trong đó có cả hình thức học tập trực tuyến, bao gồm hệ
thống quản lý học tập (Learning Management System – LMS) và hệ quản lý nội
dung học tập (Learning Content Management System – LCMS). Giữa LMS và nội
dung bài học (content) có quan hệ chặt chẽ. Mỗi LMS cụ thể chỉ chấp nhận content
có dạng nhất định, ngược lại, một content chỉ sử dụng được trên một LM
S xác
định. Do vậy nội dung bài học phải được xây dựng tuân theo những chuẩn có tính
toàn cầu nhằm đảm bảo tính chia sẻ, tái sử dụng và khả năng quản lý. LCMS và
LMS khác biệt nhau nhưng bổ sung cho nhau, khi được thiết kế kết hợp chặt chẽ
với nhau, thông tin từ hai hệ thống có thể trao đổi với nhau, cung cấp nội dung đào
tạo linh động hơn và tính năng quản trị bao quát hơn.
Chương trình đào
tạo e - learning được chia thành 5 cấp. Mỗi cấp đều có yêu
cầu đối với người tạo chương trình, phân phối quản lý nội dung, phương thức học
viên truy cập cũng như công cụ tạo và quản lý riêng biệt. Dưới đây là bảng tổng hợp
các cấp trong chương trình đào tạo [69]:




Cấp
Yêu cầu đối với
cấp
Phân phối và
quản lý nội dung
Phương thức
truy cập
Chương
trình
Chương trình học
phải tích hợp các
khoá học một cách
chặt chẽ.
Nội dung phải thể
hiện mối quan hệ
logic giữa các
khoá học mà học
viên hoàn thành
hay đang học.
Học viên phải
đăng ký truy cập.
Khoá
học
Tạo khoá học yêu
cầu kết hợp với
các trang nội
dung, các cơ chế
duyệt (mục lục)
Theo dõi đựơc
quá trình học của

học viên (khoá
học nào học viên
đã hoàn thành
hoặc chưa hoàn
thành)
Truy cập vào
khoá học, học
viên có thể mở
để xem và chọn
khoá học cho
mình
Bài học
Tạo bài học bảo
đảm bảo các yêu
cầu chọn và kết
nối các trang, đối
tượng khác thành
một cấu trúc duyệt
chặt chẽ, logic.
Đưa các bài học
lên đòi hỏi khả
năng biểu diễn
nhiều trang hay
các thành phần
khác như một thể
thống nhất
Truy cập bài học
đòi hỏi học viên
chọn một trong
các trang của bài

học.

Trang
Tạo trang phải đưa
được text vào và
tích hợp nó với
các media khác
Cung cấp các
trang cho học
viên theo yêu cầu
Phải có một cách
để yêu cầu một
trang và thể hiện
nó khi nhận
được.
Media
Tạo các ảnh, hình
ảnh động, âm
Đòi hỏi phải lưu
trữ nó hiệu quả và
Truy cập media
đòi hỏi khả năng

×