Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.01 KB, 34 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN
1.1 Khái niệm và đặc điểm của Công ty cổ phần:
Nền kinh tế thị trường trên thế giới từ khi thai nghén đến lúc phát triển trong
mấy trăm năm đã từng bước hình thành ba loại hình doanh nghiệp cơ bản: Doanh
nghiệp tư nhân, doanh nghiệp theo chế độ hùn vốn và doanh nghiệp theo chế độ
Công ty.
Sự diễn biến của các loại doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường cận đại và
hiện đại đã thể hiện sự hoàn thiện từng bước và sự chín muồi của loại hình Công
ty. Sự phôi thai của Công ty bắt đầu từ thế kỷ 15. Thời đó, thương mại, buôn bán ở
vùng ven biển Địa Trung Hải tương đối phát triển, chiếm địa vị chi phối trên thị
trường.
Tới thế kỷ thứ 16, do ảnh hưởng của thương mại quốc tế phát triển và chính
sách của chủ nghĩa trọng thương đã xuất hiện ở Anh một loạt Công ty thương mại
góp cổ phần nhằm phát triển buôn bán hải ngoại và cướp đoạt các nước thuộc địa.
Cùng với nước Anh, ở Hà Lan và Pháp cũng lần lượt xuất hiện những công ty như
vậy là pháp nhân độc lập, có năng lực pháp lý, một loại hình tổ chức công ty góp
cổ phần ổn định, vốn cổ phần trở thành đầu tư dài hạn, cổ phiếu chỉ có thể chuyển
nhượng mà không được rút vốn, lợi tức cổ phiếu được trả theo định kỳ, thị trường
buôn bán chuyển nhượng cổ phiếu cũng bắt đầu xuất hiện- tiền thân của thị trường
chứng khoán.
Từ thế kỷ thứ 18 đến nửa cuối thế kỷ 19 loại hình công ty cổ phần đã được
phát triển nhanh chóng ở Pháp, Đức, Mỹ không những chỉ kinh doanh thương mại
mà còn ở các ngành ngân hàng, giao thông vận tải , xây dựng đường sắt, các ngành
chế tạo cơ khí, khai thác mỏ, sự nghiệp công cộng và bảo hiểm ở các nước tư bản
phát triển, về sau xuất hiện ở các nơi trên thế giới.
Gần 400 năm đã trôi qua kể từ ngày công ty cổ phần đầu tiên trên thế giới ra
đời năm 1600 ở nước Anh. Do sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ
sản xuất lúc bấy giờ đòi hỏi một số ngành phải thành lập những doanh nghiệp mà
số vốn để hoạt động vượt quá số vốn riêng lẻ của từng doanh nghiệp tư nhân. Ngay
cả số vốn mà tư nhân đi vay cũng không thể đáp ứng được vì những doanh nghiệp


này phải sau một thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh dài mới có thể đem lại
một lượng lợi nhuận tối đa. Trong khi đó ở từng cá nhân trong xã hội vẫn luôn có
những khoản tiền nhàn rỗi ngắn hạn và dài hạn. Sự tồn tại khách quan đó đã giúp
các nhà doanh nghiệp giải quyết được mâu thuẫn về tiền vốn bằng một hình thức
sáng tạo là thành lập các công ty cổ phần mà Mác đã chỉ rõ: "...Ngay trong buổi
đầu của nền sản xuất đã đòi hỏi một số tư bản tối thiểu mà lúc bấy giờ từng cá
nhân riêng lẻ chưa thể có được. Tình hình đó một mặt dẫn đến việc Nhà nước phải
trợ cấp cho những tư nhân như ở Pháp dưới thời Côn- Be, như một số công quốc ở
Đức cho tới ngày nay. Mặt khác, nó dẫn đến việc thành lập những hội nắm giữ độc
quyền do pháp luật thừa nhận để kinh doanh trong những ngành công nghiệp
thương nghiệp nhất định. Đó là tiền thân của những công ty cổ phần hiện đại..."
1.1.1 Khái niệm công ty cổ phần:
Công ty cổ phần hay còn gọi là công ty hữu hạn cổ phần, ở Anh và Mỹ gọi là
Công ty công khai hay Công ty công chúng. Vốn đăng ký của công ty trên cơ sở
các loại cổ phần khác nhau góp vốn và thông qua phát hành cổ phiếu để thu góp
vốn. Công ty dùng toàn bộ tài sản của mình để bảo đảm tính pháp nhân đối với tài
sản nợ của công ty. So sánh với các loại hình công ty khác thì công ty cổ phần là
công ty góp vốn điển hình, pháp luật các nước xem nó là pháp nhân độc lập. Nói
một cách khác, công ty cổ phần là công ty được hình thành trên cơ sở huy động
vốn cá nhân bằng cách phát hành và bán cổ phiếu, trái phiếu, mỗi chủ sở hữu chỉ
hưởng quyền lợi và trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp của mình. Lợi nhuận
của công ty cổ phần được phân phối cho các cổ đông theo số lượng cổ phiếu.
Vai trò, địa vị và tín nhiệm của cổ đông không có ý nghĩa khi gia nhập công
ty, vì bất kỳ người nào muốn bỏ vốn vào đều có thể trở thành cổ đông, không hạn
chế tư cách, cổ đông trở thành người chủ sở hữu cổ phiếu đơn thuần, quyền lợi của
họ chủ yếu thể hiện trên cổ phiếu, nó thay đổi tuỳ theo sự thay đổi của cổ phiếu.
Vậy công ty cổ phần là một công ty có số vốn được chia làm nhiều phần bằng
nhau gọi là cổ phần và được thành lập gồm nhiều thành viên là cổ đông, chỉ chịu lỗ
lãi trong số vốn mà họ đã góp. Giấy chứng nhận cổ phần gọi là cổ phiếu.
Công ty cổ phần là tế bào của nền kinh tế thị trường, là tổ chức rất phát triển ở

các nước tư bản chủ nghĩa như Mác đã đánh giá vai trò của công ty cổ phần: "..
Nếu phải chờ đợi tư bản tư nhân tích tụ cho đến lúc nó đủ sức làm các con đường
sắt thì có lẽ cho đến ngày nay châu Âu vẫn chưa có đường sắt, nhưng nhờ việc
thành lập các công ty cổ phần cho nên việc ấy đã làm được dễ dàng như trở bàn tay
vậy..".
Công ty cổ phần với tư cách là công ty hợp vốn hay còn gọi là công ty đối
vốn, chứ không phải là công ty hợp doanh (công ty đối nhân) và yếu tố chủ yếu là
cần có tiền để mua cổ phiếu và trở thành cổ đông của công ty, là một tổ chức kinh
doanh do nhiều người cùng góp vốn lập ra để cùng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Từ khái niệm trên, ta thấy có 3 nội dung pháp lý cần đặc biệt chú ý:
1. Công ty cổ phần phải do nhiều người thành lập (tối thiểu là 3)
2. Các hội viên đưa vốn của mình ra và góp vốn chung lại để kinh doanh. Đó
là vốn của các thành viên góp, không thể chuyển thành tài sản sở hữu chung của
các thành viên, song quyền sở hữu cá nhân của vốn góp không thay đổi. Có nghĩa
là công ty cổ phần trở thành người đi vay đặc biệt của các thành viên, còn các
thành viên lại trở thành người cho vay đối với công ty cổ phần. Như vậy quyền sử
dụng vốn của các thành viên cũng không còn nữa. Vậy ai là người được sử dụng
vốn chung đó? Người này là một chủ thể được lập ra theo khế ước thành lập công
ty cổ phần, đó là pháp nhân công ty, cho nên công ty cổ phần phải được pháp luật
thừa nhận thì mới có tư cách là một pháp nhân. Tổng số vốn của công ty chia đều
cho từng cổ phần có mức tiền bằng nhau, cổ đông bỏ nhiều vốn sẽ chiếm nhiều cổ
phiếu nhưng không thể tăng riêng lẻ mức tiền vốn của từng cổ phiếu.
4. Mục đích của việc thành lập công ty cổ phần là để thu lợi nhuận và chia
cho các cổ đông. Cổ đông của công ty bất kể họ là ai đều phải có trách nhiệm đối
với công ty, không thể trả cổ phiếu nhằm bảo đảm ổn định vốn của công ty.
Đây là những nội dung cơ bản gắn liền với công ty cổ phần, từ lúc hình
thành, phát triển cho đến khi giải thể. Ngoài ra, cũng như các thành phần kinh tế
khác, công ty cổ phần cũng có những đặc điểm chung tương tự như các công ty
trách nhiệm hữu hạn và những đặc trưng riêng của loại hình công ty cổ phần.
1.1.2 Đặc điểm của Công ty cổ phần

Mô hình tổ chức các doanh nghiệp dưới dạng công ty có một lịch sử phát triển
lâu dài đi từ thấp đến cao, từ giản đơn đến phức tạp, từ quy mô nhỏ đến quy mô
lớn, từ giản đơn đến phức tạp, từ một người sở hữu đến nhiều người sở hữu, từ
công ty hợp doanh đến Công ty hợp vốn, từ Công ty trách nhiệm vô hạn đến công
ty trách nhiệm hữu hạn, từ công ty quốc gia đến công ty đa quốc gia. Công ty cổ
phần là một doanh nghiệp được thành lập theo đúng pháp luật của nhà nước, nhà
nước phê duyệt điều lệ hoạt động của công ty, đó là tài liệu pháp lý mà nhà nước
cho phép thành lập công ty cổ phần.
Công ty cổ phần có 4 đặc trưng cơ bản sau:
1. Trách nhiệm pháp lý hữu hạn: Nghĩa là những cổ đông chỉ trịu trách nhiệm về
những công nợ của công ty trong phần vốn đóng góp của mình. Nếu công ty bị phá
sản hoặc giải thể, chủ nợ của công ty chỉ có thể đòi nợ trên cơ sở số tài sản của
công ty chứ không có quyền đòi nợ trực tiếp cổ đông.
2. Tính có thể chuyển nhượng của cổ phiếu: Nói chung các cổ phiếu có thể tự do mua
bán, khi người ta có tiền nhàn rỗi họ có thể mua cổ phiếu để hi vọng kiếm được cổ
tức. Song khi họ cần tiền, họ không thể bắt công ty hoàn lại vốn đã mua cổ phiếu,
nhưng họ có thể bán cổ phiếu ấy cho một người khác trên thị trường chứng khoán.
3. Tư cách pháp nhân: Mọi công ty cổ phần đều có tư cách pháp nhân, có đăng ký
hoạt động, có con dấu riêng, có quyền ký kết các hợp đồng sản xuất kinh doanh với
các đơn vị khác. Công ty có quyền đi kiện và bị kiện (nếu vi phạm pháp luật).
Công ty được trao đổi ở Sở giao dịch chứng khoán trên thị trường, công ty có thể
công khai phát hành cổ phiếu và có thể chuyển nhượng tự do trên thị trường chứng
khoán.
4. Thời gian không hạn định: Nói chung thời gian tồn tại của một công ty cổ phần dài
hơn khả năng đóng góp của từng cổ đông. Đó chính là ưu thế quan trọng của công
ty cổ phần. Nhờ ưu thế này mà các công ty mới có khả năng tập trung sức lực vào
việc đẩy mạnh hiệu quả sản xuất - kinh doanh.
Ngoài 4 đặc trưng cơ bản trên, người ta còn có thể nhận thấy điểm khác biệt
rõ ràng giữa công ty cổ phần với các loại hình công ty khác, đặc biệt là khi so sánh
với công ty trách nhiệm hữu hạn, là ở tính "mở" của nó. Nếu như các công ty trách

nhiệm hữu hạn thường là một pháp nhân mang tính "đóng"- nghĩa là các thành viên
của công ty trách nhiệm hữu hạn thường là thành viên trong một gia đình hoặc một
nhóm người có sự quen biết, tin cậy lẫn nhau thì công ty cổ phần lại được coi là có
tính "mở"- thể hiện ở việc nó có thể bán cổ phần của mình cho cả nhà đầu tư mà
thậm chí không mấy quan tâm đến công ty. Qua nghiên cứu, một số người cho
rằng lý do khiến các nhà đầu tư lựa chọn loại hình công ty cổ phần là: thứ nhất, các
nhà đầu tư không phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của công ty,
do đó, công ty có thể đầu tư vào ngành nghề kinh doanh mang tính rủi ro cao như
ngành sản xuất, chế biến; thứ hai, nhà đầu tư có thể chỉ đơn thuần là người góp
vốn, không phải chịu trách nhiệm vô hạn, không cần phải tham gia quản lý, điều
hành công ty, đồng thời dễ dàng rút lui khỏi hoạt động kinh doanh bằng việc
chuyển nhượng phần vốn góp của mình một cách tự do.
Mặc dù những đặc trưng của công ty cổ phần đã thể hiện những lợi thế, song
bên cạnh đó, công ty cổ phần cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro cho những người
tham gia góp vốn và người quản lý công ty hay mua bán cổ phiếu, thậm chí có thể
gây ra những rủi ro cho nền kinh tế nếu như việc sử dụng các phương tiện tài chính
mạnh mẽ này không nhằm vào mục đích chung.
* Các công ty cổ phần ở Việt Nam:
Nước ta do ảnh hưởng của nền kinh tế Liên Xô và Đông Âu xây dựng theo
một mô hình tổ chức quản lý thống nhất từ Trung ương tới cơ sở doanh nghiệp với
cơ chế gắn chặt bộ máy của Đảng, đoàn thể quần chúng và Nhà nước (người ta
thường gọi là "bộ tứ"), lấy tinh thần làm chủ tập thể trên cơ sở động viên chính trị
làm chính. Do vậy bộ máy điều hành từ Trung ương đến các doanh nghiệp trên cơ
sở kế hoạch hoá tập trung bao cấp, lao động được coi là có tính chất xã hội trực
tiếp, Nhà nước thu tất cả và chi tất cả. Với các tiền đề trên, mỗi doanh nghiệp quốc
doanh có nhiệm vụ sản xuất được chuyên môn hoá theo ngành kinh tế - kỹ thuật;
Giám đốc chỉ biết điều hành sản xuất và lo giao nộp sản phẩm đúng số lượng và
thời gian quy định, không cần biết các sản phẩm đó được tiêu thụ ra sao (việc tiêu
thụ hàng hoá trong nước là do các công ty thương nghiệp, hoặc công ty vật tư...
đảm nhiệm; còn hàng hoá xuất nhập khẩu thì do cơ quan xuất nhập khẩu thuộc Bộ

Ngoại thương cũ phụ trách), hoàn toàn tách biệt sản xuất với tiêu thụ ngược hẳn
với cơ chế thị trường.
Ngày 21/12/1990 Quốc Hội ta đã thông qua Luật Công ty. Đây là một mốc
quan trọng trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao
cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, có sự quản lý của nhà nước theo
định hướng XHCN.
Ngày 02/01/1991 Hội đồng Nhà nước đã công bố Luật công ty của Việt Nam
quy định hai hình thức tổ chức công ty ở Việt Nam: công ty trách nhiệm hữu hạn
và Công ty cổ phần. Cả hai loại công ty này đều được định nghĩa theo Luật là "
doanh nghiệp trong đó các thành viên cùng góp vốn, cùng chia nhau lợi nhuận,
cùng chia lỗ tương ứng với phần góp vốn và chỉ chịu các khoản nợ của công ty
trong phần vốn của mình góp vào công ty"
Để phát huy nội lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà các
kỳ họp Đại hội Đảng toàn quốc đề ra, đẩy mạnh quyền tự do bình đẳng trứoc pháp
luật trong kinh doanh của các doanh nghiệp, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước
đối với các hoạt động kinh doanh, Quốc hội đã thông qua Luật doanh nghiệp ngày
12/6/1999 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2000. Kể từ đó, Luật doanh nghiệp
được coi là văn bản pháp quy có giá trị lớn nhất quy định trách nhiệm và quyền lợi
của các loại hình doanh nghiệp, trong đó bao gồm cả công ty cổ phần.
1.2 Chính sách cổ tức của công ty cổ phần
1.2.1 Khái niệm cổ tức và chính sách cổ tức:
Trước khi nghiên cứu những vấn đề về cổ tức, ta hãy xem cổ phần, cổ phiếu
trong công ty cổ phần được định nghĩa như thế nào.
* Cổ phần:
Vốn điều lệ của Công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau và
mỗi phần này được gọi là cổ phần. Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông;
người sở hữu cổ phần phổ thông gọi là cổ đông phổ thông.
Công ty cổ phần cũng có thể có cổ phần ưu đãi; người sở hữu cổ phần ưu đãi
gọi là cổ đông ưu đãi.
Cổ phần ưu đãi gồm có:

 Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều
hơn so với cổ phần phổ thông, do điều lệ công ty quy định.
 Cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so
với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hàng năm.
 Cổ phần ưu đãi hoàn lại là cổ phần sẽ được công ty hoàn lại vốn góp
bất kỳ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi lại
tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại.
 Cổ phần ưu đãi khác do công ty quy định.
Sở dĩ phải nghiên cứu các loại cổ phần bởi vì khi phân chia cổ tức, hội đồng
quản trị của công ty cổ phần luôn luôn phải đảm bảo lợi ích của các cổ đông đặc
biệt, tức là những cổ đông đang nắm giữ những cổ phần ưu đãi. Họ có thể là cổ
đông sáng lập, hoặc là những cổ đông có vai trò đặc biệt quan trọng mà công ty
cần phải giữ mối quan hệ, do đó, mặc dù số lượng cổ đông này không nhiều, song
họ cũng là những thành phần không thể thiếu khi nói đến công ty cổ phần.
* Cổ phiếu:
Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp đối
với thu nhập và tài sản của một công ty cổ phần.
Cổ phiếu được chia thành 2 loại cơ bản là cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi,
tương ứng với cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi.
Cổ phiếu thường là cổ phiếu mà người sở hữu có thể tham gia Đại hội cổ đông
của Công ty cổ phần và được hưởng lợi tức cổ phần theo nguyên tắc " Lời ăn lỗ
chịu" vì lợi tức cổ phần này phụ thuộc rất nhiều vào lợi nhuận của Công ty cổ phần
trong năm đó. Người mua cổ phiếu thường phải chấp nhận tính mạo hiểm rủi ro,
cho nên cần suy tính kỹ, xem xét thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và phát
triển của Công ty cổ phần mà mình có ý định mua cổ phiếu (đối với các công ty cổ
phần đã tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán). Cổ phiếu thường gồm có:
 Cổ phiếu tiền: Cổ đông góp bằng tiền mặt, góp tối thiểu là một nửa
mệnh giá cổ phiếu khi thành lập công ty, phần còn lại góp theo sự góp vốn công ty.
Theo luật của một số nước như Pháp thì thời hạn tối đa để gọi hết vốn công ty cổ
phần là 5 năm. Còn trong luật công ty cổ phần Việt Nam chưa thấy đề cập đến giới

hạn tối đa này.
 Cổ phiếu hiện vật: Cổ đông góp bằng hiện vật hay bản quyền sở hữu
công nghiệp, phải góp đủ 100% ngay khi thành lập công ty. Theo thông lệ quốc tế
các cổ phiếu hiện vật phải là cổ phiếu ký danh và không giao ngay cho cổ đông mà
gửi lại tại gốc trong vòng 2 năm (để đảm bảo tính chân thực và trách nhiệm trong
việc đánh giá giá trị hiện vật dùng để mua cổ phiếu).
Cổphiếu ưu đãi: Là cổ phiếu mà người mua được hưởng một số quyền lợi đặc
biệt nào đó về quyền lực hoặc về kinh tế.
 Cổ phiếu ưu đãi về quyền lực (biểu quyết) thường là của những cổ
đông giữ các cương vị lãnh đạo trong các cơ quan quản lý công ty như Hội đồng
quản trị, Hội đồng kiểm soát, Giám đốc hiện hành... Mức độ ưu đãi, thời gian có
hiệu lực và mọi thể thức thực hiện đều do điều lệ của Công ty quyết định như được
hưởng siêu lợi tức cổ phần hay được chia các khoản dự trữ và thanh lý lúc giải thể
công ty. Cổ phiếu ưu đãi về quyền lực bảo đảm cho cổ đông có nhiều quyền lực
hơn trong việc bàn bạc và quyết định mọi công việc của công ty.
 Cổ phiếu ưu đãi về kinh tế (cổ tức, hoàn lại) thường dành cho những
cổ đông có nhiều cống hiến và làm việc lâu năm ở công ty, có thể đã nghỉ hưu, như
được ưu tiên hoàn vốn trước cổ đông thường hoặc có thể được chia lãi theo tỷ lệ cố
định theo điều lệ quy định.
Ngoài 2 loại cổ phiếu trên, các công ty cổ phần còn có một loại cổ phiếu quỹ,
đây là loại cổ phiếu của chính công ty đã phát hành và được công ty mua lại bằng
nguồn vốn hợp pháp theo quy định.
* Cổ tức:
Cổ tức là số tiền hàng năm được trích từ lợi nhuận của công ty để trả cho mỗi
cổ phần mà các cổ đông đang nắm giữ, phần lợi nhuận này phải tương ứng với số
lượng cổ phần mà họ đang có.
Theo lý thuyết, cổ tức được coi là khoản lãi chia cho mỗi cổ phần hàng năm
dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh của DN. Cổ tức theo đó là tỷ lệ phần trăm
tính trên mệnh giá cổ phiếu. ở đây, cần phân biệt thị giá cổ phiếu là giá trị thị
trường của mỗi cổ phiếu có thể trao đổi trên thị trường chứng khoán tại thời điểm

nhất định. Hay nói cách khác, thị giá cổ phiếu là giá có thể bán hoặc mua trên thị
trường chứng khoán tại một thời điểm nhất định. Thị giá cổ phiếu không phụ thuộc
mệnh giá cổ phiếu mà phụ thuộc:
+ Hoạt động của Công ty
+ Tốc độ tăng trưởng của Công ty
+ Xu hướng phát triển của Công ty
+Các chính sách kinh tế của chính phủ
+ Các nhân tố mang tính chất tự nhiên và xã hội.
+ Cũng như các loại giá cả khác, thị giá cổ phiếu cũng chịu sự điều tiết
của quy luật cung cầu trên thị trường, nạn đầu cơ tích trữ...
Thí dụ, mệnh giá 1 cổ phiếu của tập đoàn MICROSOFT trong thời điểm bắt
đầu phát hành năm 1975 là 10$ nhưng đến năm 1998, thị giá cổ phiếu này được
xác định theo chỉ số DOWNJOHN quy đổi là 189,7$, tức là có thể mua cổ phiếu
đó với giá là 189,7 $.
Trị giá cổ phiếu được xác định trên cơ sở xác định giá trị của doanh nghiệp và
cũng chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố. Thí dụ, một DN cổ phần ban đầu phát
hành 1.000 cổ phiếu với mệnh giá là 100.000 đồng, giá trị doanh nghiệp sẽ là
100.000.000 đồng. Sau ba năm hoạt động, giá trị tài sản tích luỹ được bổ sung
hàng năm làm tổng tài sản của doanh nghiệp lên đến 200.000.000 đồng. Với một
phép tính thuần tuý, ta có thể thấy giá trị cổ phiếu lúc này không còn là 100.000
đồng nữa mà là 200.000 đồng. Tuy nhiên, thị giá của cổ phiếu có thể không phải
là con số này. Sau khi xem xét các nhân tố tác động, thị trường chứng khoán xác
định thị giá cổ phiếu này. Chẳng hạn, nếu Công ty cổ phần đó có tốc độ tăng
trưởng hàng năm 10% và xu hướng còn cao hơn, ngành nghề mà Công ty đang
hoạt động có xu hưóng phát triển mạnh, sản phẩm có vị trí và danh tiếng trên thị
trường... thì thị giá xác định có thể là 220.000 đồng.Tuy nhiên, nếu công ty bắt đầu
lâm vào tình trạng làm ăn sa sút, sản phẩm không tiêu thụ được, ngành nghề đang
bị Nhà nước thu hẹp, không có khả năng phát triển thì thị giá có thể xuống tới
150.000 đồng, thậm chí còn xuống thấp hơn mệnh giá. Hãng sản xuất hàng tiêu
dùng nổi tiếng NESTLE (Thuỵ Sĩ), sau khi thị trường thế giới loan ra một thông tin

là sản phẩm bánh ngọt của hãng này có chứa những vi khuẩn nhiễm độc, lập tức thị
giá cổ phiếu tại thời điểm đóng cửa so với thời điểm mở cửa của Công ty giảm
18,9%.(Nguồn:Các thông tin thị trường chứng khoán thế giới-www.aol.com)
Cũng theo nguyên tắc trên, thì cổ tức sẽ được thanh toán dựa trên cơ sở mệnh
giá cổ phiếu được thẩm định qua Uỷ ban chứng khoán và được niêm yết trên thị
trường chứng khoán. Hàng năm, trên cơ sở lợi nhuận sau thuế,Hội đồng quản trị
Công ty sẽ quyết định trích một phần lợi nhuận chia đều cho các cổ đông, phần còn
lại được tái đầu tư. Hiện tại, các công ty cổ phần của Việt Nam cũng đang áp dụng
hình thức này. Tuy nhiên, do còn hạn chế trong công khai tài chính, các cổ đông
chỉ biết tỉ lệ cổ tức công bố chứ chưa được biết đầy đủ về tình hình kinh doanh của
Công ty và theo đó không đủ cơ sở để đánh giá tỷ lệ cổ tức được công bố có hợp lý
hay không, xu hướng phát triển của công ty ra sao?
Việc đánh giá đúng trị giá cổ phiếu, thị giá cổ phiếu, cơ sở tính toán cổ tức
hàng năm đang là vấn đề đặt ra trước Uỷ ban chứng khoán nhà nước và là vấn đề
cơ bản của mỗi công ty cổ phần mặc dù một số công ty đã bắt đầu lựa chọn một
chính sách cổ tức thích hợp song đây là một vấn đề khá mới mẻ đối với phần lớn
các công ty.
Mỗi công ty hoạt động kinh doanh có thể trả cổ tức theo một tỷ lệ nhất định
hoặc giữ lại cổ tức này cho hoạt động đầu tư nếu được cổ đông chấp thuận thông
qua Đại hội cổ đông hàng năm. Thậm chí các công ty cổ phần còn có quyền trả cổ
tức dưới nhiều dạng, nếu được Đại hội cổ đông chấp nhận. Thông thường, các
công ty cổ phần thường lựa chọn trả cổ tức bằng tiền mặt theo quý, theo tháng hoặc
định kỳ. Việc trả cổ tức bằng tiền mặt có nhiều thuận lợi, nhất là đối với những cổ
đông chỉ mong muốn nhận được tiền lãi hàng năm đối với phần vốn mà mình đóng
góp; tuy nhiên, ở một số công ty lớn, đặc biệt là ở các nước phát triển, trả cổ tức
bằng cổ phiếu lại được ưa chuộng hơn, có lẽ một phần là do thị trường chứng
khoán ở các nước này khá phát triển và hấp dẫn các nhà đầu tư hơn là những khoản
tiền mặt nhỏ.
Mọi cổ đông đều có quyền được nhận cổ tức theo quyết định của Đại hội
đồng cổ đông. Tuy nhiên, tuỳ theo tính chất của số cổ phần mà cổ đông nắm giữ,

cổ tức được chi trả dưới các hình thức khác nhau. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi
cổ tức được ưu tiên trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ
thông hoặc mức ổn định hàng năm và mức cổ tức này bao gồm cổ tức cố định và
cổ tức thưởng, trong đó cổ tức cố định hoàn toàn không phụ thuộc vào kết quả kinh
doanh của công ty. Tuy nhiên, cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết lại không
được nhận ưu đãi về cổ tức như cổ phần ưu đãi cổ tức.
* Chính sách cổ tức:
Một doanh nghiệp tồn tại và phát triển vì nhiều mục tiêu khác nhau như: tối
đa hóa lợi nhuận, tối đa hoá doanh thu trong ràng buộc tối đa hoá lợi nhuận, tối đa
hóa hoạt động hữu ích của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp v.v.. song tất cả các mục
tiêu cụ thể đó đều nhằm mục tiêm bao trùm nhất là tối đa hoá giá trị tài sản cho các
chủ sở hữu. ở các công ty cổ phần, mục tiêu tối đa hoá giá trị tài sản cho các chủ sở
hữu này thể hiện ở giá của cổ phiếu trên thị trường, do đó, mục tiêu tăng tối đa giá
cổ phiếu trên thị trường chính là cái đích cuối cùng của các công ty cổ phần khi
tiến hành hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên trong thực tế, hoạt động kinh doanh
không đơn thuần chỉ là việc đặt ra mục tiêu trước mắt, mà phải kết hợp chặt chẽ
các quyết định tài chính, bao gồm: quyết định đầu tư, quyết định huy động vốn,
quyết định về phân phối, ngân quỹ. Bản thân các quyết định tài chính này cũng có
mối liên hệ chặt chẽ với nhau và buộc các nhà quản lý phải cân nhắc các yếu tố
bên trong và bên ngoài để đưa ra các quyết định làm tăng giá trị tài sản của chủ sở
hữu, hay tăng giá cổ phiếu của công ty cổ phần trên thị trường.
Muốn thực hiện kế hoạch đầu tư, bên cạnh việc tính toán độ khả thi của dự án,
các công ty luôn phải đứng trước vấn đề nguồn vốn. Doanh nghiệp có thể có được
vốn bằng cách nào để đầu tư dài hạn? Thông thường doanh nghiệp có thể lựa chọn
3 cách huy động vốn để đầu tư:
o Nguồn vốn từ lợi nhuận không chia
o Phát hành cổ phiếu - trái phiếu
o Huy động nợ thông qua tín dụng ngân hàng và tín dụng thương
mại.
Trong thực tế, các doanh nghiệp thường sử dụng linh hoạt 3 phương thức trên

sau khi đã cân nhắc lợi - hại của từng phương thức huy động. Chẳng hạn nếu như
huy động nợ để bổ sung vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp sẽ
luôn phải chịu một áp lực rất lớn từ phía các chủ nợ, ở đây có thể là ngân hàng

×