Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Lớp 12 polime và vật liệu polime 32 câu từ đề thi thử năm 2018 giáo viên tòng văn sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.79 KB, 8 trang )

Câu 1: (Thầy Tòng Văn Sinh 2018) Polime của loại vật liệu nào sau đây có chứa nguyên tố nitơ?
A. Cao su bunA. B. Tơ nilon-6,6.
C. Tơ visco.

D. Nhựa PVC.

Câu 2: (Thầy Tòng Văn Sinh 2018) Trong các polime sau: xenlulozơ, nhựa phenol-fomanđehit,
xenlulozơ nitrat, mủ sao su. Polime tổng hợp là:
A. xenlulozơ. B. cao su.

C. xenlulozơ nitrat.

D. nhựa phenol-fomanđehit.

Câu 3: (Thầy Tòng Văn Sinh 2018)Trong số các loại tơ sAu: tơ tằm, tơ visco, tơ AxetAt, tơ
cApron, tơ enAng, tơ nilon-6,6 thì tơ nhân tạo là
A. tơ cApron và tơ nilon-6,6.

B. tơ visco và tơ nilon-6,6.

C. tơ visco và tơ AxetAt.

D. tơ tằm và tơ enAng.

Câu 4: (Thầy Tòng Văn Sinh 2018)Cho các monome sau: stiren, toluen, metyl axetat, etylen
oxit, vinyl axetat, caprolactam, metyl metacrylat, metyl acrylat, propilen, benzen, axit etanoic,
axit ε-aminocaproic, acrilonitrin. Số monome tham gia phản ứng trùng hợp là:
A. 8.

B. 7.


C. 6.

D. 9.

Câu 5: (Thầy Tòng Văn Sinh 2018) Khối lượng của một đoạn mạch tơ capron là 17176u và của
một đoạnmạch caosu buna-S là 19592u. Số mắt xích trong đoạn mạch tơ capron và đoạn mạch
cao su buna-S lần lượt là
A. 152 và 124.

B. 76 và 227.

C. 113 và 158.

D. 215 và 214.

Câu 6: (Thầy Tòng Văn Sinh 2018) Trong số các polime: xenlulozơ, PVC, amilopectin. Chất có
mạch phân nhánh là
A. Amilopectin. B. PVC.

C. Xenlulozơ.

D. Xenlulozơ và amilopectin.

Câu 7: (Thầy Tòng Văn Sinh 2018) Nilon-6,6 là một loại tơ
A. axetat.

B. poliamit.

C. polieste.


D. visco.

Câu 8: (Thầy Tòng Văn Sinh 2018) Trong số các loại tơ sau: [-NH-(CH2)6-NH-CO-(CH2)4-CO-]n
(1); [-NH-(CH2)5-CO-]n (2); [C6H7O2(OCO-CH3)3]n (3). Tơ thuộc loại poliamit là
A. (1), (2), (3).B. (2), (3).

C. (1), (2).

D. (1), (3).

Câu 9: (Thầy Tòng Văn Sinh 2018) Trong số các polime sau: (1) tơ tằm; (2) sợi bông; (3) len;
(4) tơ enang; (5) tơ visco; (6) tơ nilon-6,6; (7) tơ axetat. Loại tơ có nguồn gốc xenlulozơ là
A. (1), (2), (6).B. (2), (3), (7).C. (2), (3), (5).

D. (2), (5), (7).

Câu 10: (Thầy Tòng Văn Sinh 2018)Polime nào có cấu tạo mạng khơng gian:
A. Polietilen. B. Poliisopren.

C. Cao su buna-S.

D. Cao su lưu hóA.


Câu 11: (Thầy Tòng Văn Sinh 2018) Tơ nilon-6,6 là
A. hexacloxiclohexan.

B. poliamit của axit ađipic và hexametylenđiamin.

C. poliamit của axit ε-aminocaproiC.D. polieste của axit ađipic và etylen glicol.

Câu 12: (Thầy Tòng Văn Sinh 2018)Dãy gồm các chất dùng để tổng hợp cao su buna-S là
A. CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5CH=CH2. B. CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh.
C. CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2.
D. CH2=CH-CH=CH2, CH3CH=CH2
Câu 13: (Thầy Tòng Văn Sinh 2018) Khối lượng của một đoạn mạch tơ nilon–6,6 là 55.370
đvC. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch nilon–6,6 là:
A. 285

B. 245

C. 205

D. 165

Câu 14: (Thầy Tòng Văn Sinh 2018) Trong các polime sau, polime nào được dùng để tráng lên
chảo, nồi để chống dính?
A. PVC.

B. PE.

C. PVA

.

D. Teflon.

Câu 15: (Thầy Tòng Văn Sinh 2018)Cho các polime sau: tơ nilon–6,6; poli(vinyl clorua); thủy
tinh plexiglas; teflon; nhựa novolac; tơ visco; tơ nitron, cao su bunA. Trong đó số polime được
điều chế bằng phản ứng trùng hợp là:
A. 5.


B. 6.

C. 7.

D. 4.

Câu 16: (Thầy Tòng Văn Sinh 2018) Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Vật liệu compozit gồm chất nền (là polime), chất độn, ngồi ra cịn có các chất phụ gia kháC.
B. Stiren, vinyl clorua, etilen, butađien, metyl metacrylat đều có thể tham gia phản ứng trùng hợp
để tạo ra polime.
C. Tơ tằm và tơ nilon-6,6 đều thuộc loại tơ poliamit.
D. Etylen glicol, phenol, axit ađipic, acrilonitrin đều có thể tham gia phản ứng trùng ngưng để
tạo ra polime.
Câu 17: (Thầy Tòng Văn Sinh 2018)Trong số các polime sau: (1) tơ tằm; (2) sợi bông; (3) len;
(4) tơ enang; (5) tơ visco; (6) tơ nilon-6,6; (7) tơ axetat. Loại tơ có nguồn gốc xenlulozơ là
A. (1), (2), (6).B. (2), (3), (7).C. (2), (3), (5).

D. (2), (5), (7).

Câu 18: (Thầy Tòng Văn Sinh 2018) Trong số các polime nào cho dưới đây polime nào không
phải là polime tổng hợp.
A. Tơ capron.

B. Tơ xenlulozơ axetat.

C. Polistiren.

D. Poli(vinyl clorua).


Câu 19: (Thầy Tòng Văn Sinh 2018) Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ
axetat, tơ capron, tơ enang, những loại tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo?


A. Tơ visco và tơ axetat.

B. Tơ nilon-6,6 và tơ capron.

C. Tơ tằm và tơ enang.

D. Tơ visco và tơ nilon-6,6.

Câu 20: (Thầy Tòng Văn Sinh 2018) Trùng hợp 1,5 tấn etilen thu được m tấn polietilen với hiệu
suất phản ứng 80%. Giá trị của m là
A. 1,5.

B. 0,96.

C. 1,2.

D. 1,875.

Câu 21: (Thầy Tòng Văn Sinh 2018) Cho các tơ sau: tơ axetat, tơ capron, tơ nitron, tơ visco, tơ
nilon-6,6; tơ enang hay tơ nilon-7, tơ lapsan hay poli(etylen-terephtalat). Số tơ thuộc loại tơ
poliamit là:
A. 1.

B. 3.

C. 4.


D. 2.

Câu 22: (Thầy Tịng Văn Sinh 2018) Ở một loại polietilen có phân tử khối là 420000. Hệ số
trùng hợp của loại polietilen đó là
A. 15290.

B. 17886.

C. 12300.

D. 15000.

Câu 23: (Thầy Tịng Văn Sinh 2018) Dãy nào sau đây chỉ gồm các polime thuộc loại chất dẻo?
A. PVC, poli stiren, PE, PVA.

B. Polibutađien, nilon -6,6, PVA, xenlulozơ.

C. PE, polibutađien, PVC, PVA.

D. PVC, polibutađien, nilon-6, nhựa bakelit.

Câu 24: (Thầy Tòng Văn Sinh 2018) Trong các loại tơ sau: tơ visco, tơ xenlulozơ axetat, tơ
nitron, tơ lapsan, tơ nilon-6,6. Số tơ được điều chế bằng phương pháp trùng ngưng là:
A. 3.

B. 2.

C. 4.


D. 1.

Câu 25: (Thầy Tòng Văn Sinh 2018) Trong các loại tơ: bông, tơ capron, tơ xenlulozơ axetat, tơ
tằm, tơ nitron, nilon–6,6. Số tơ tổng hợp là:
A. 3.

B. 5.

C. 4.

D. 2.

Câu 26: (Thầy Tòng Văn Sinh 2018)Hệ số trùng hợp của polietilen là bao nhiêu nếu trung bình
một phân tử polime có khối lượng khoảng 120000 đvC?
A. 4280.

B. 4286.

C. 4281.

D. 4627.

Câu 27: (Thầy Tịng Văn Sinh 2018) Polime nào sau đây có tên gọi “tơ nitron” hay “tơ olon”
được dùng dệt may quần áo ấm?
A. Polimetacrylat.

B. Poliacrilonitrin.

C. Poli(vinyl clorua).


D. Poli(phenol-fomanđehit).

Câu 28: (Thầy Tịng Văn Sinh 2018) Dãy gồm các polime có cấu trúc mạch phân nhánh là:
A. amilopectin, glicogen, poli(metyl metacrylat).
B. amilopectin, glicogen.


C. tơ visco, amilopectin, poliisopren.
D. nhựa novolac, tơ nitron, poli(vinyl clorua).
Câu 29: (Thầy Tòng Văn Sinh 2018)Cho các sản phẩm: (a) tơ visco, (b) tơ xenlulozơ axetat, (c)
nilon-6,6, (d) tơ nitron, (e) tơ tằm, (g) cao su buna, (h) len, (i) thuốc súng khơng khói. Số tơ tổng hợp và
bán tổng hợp lần lượt là:
A. 3 và 4.

B. 2 và 1.

C. 3 và 5.

D. 2 và 2.

Câu 30: (Thầy Tòng Văn Sinh 2018) Trong các polime: polistiren, amilozơ, amilopectin,
poli(vinyl clorua), tơ capron, poli(metyl metacrylat) và teflon. Những polime có thành phần
nguyên tố giống nhau là:
A. Amilozơ, amilopectin, poli(vinyl clorua), tơ capron, poli(metyl metacrylat).
B. Tơ capron và teflon.
C. Polistiren, amilozơ, amilopectin,tơ capron, poli(metyl metacrylat).
D. Amilozơ, amilopectin, poli(metyl metacrylat).
Câu 31: (Thầy Tòng Văn Sinh 2018) Cho các polime sau: tơ nilon-6,6 (a); poli(phenolfomanđehit) (b); tơ nitron (c); teflon (d); poli(metyl metacrylat) (e); tơ nilon-7 (f). Dãy gồm các
polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là:
A. (b), (c), (d). B. (a), (b), (f).


C. (b), (c), (e).

D. (c), (d), (e).

Câu 32: (Thầy Tòng Văn Sinh 2018) Cho các polime sau: PE, PVC, cao su buna, PS, amilozơ,
amilopectin, xenlulozơ, nhựa novolac, cao su lưu hóa, tơ nilon-7. Số chất có cấu tạo mạch thẳng
là:
A. 6.

B. 7.

C. 8.

D. 9.


HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1:
Chọn B: (-NH-[CH2]6-NH-CO-[CH2]4-CO-)n.
Câu 2:
Xenlulozơ và mủ cao su là polime thiên nhiên; xenlulozơ nitrat là polime nhân tạo; nhựa phenolfomanđehit là polime tổng hợp

Chọn D.

Câu 3:
Chọn C: 2 tơ nào chế tạo từ xenlulozơ.
Câu 4:
Để có thể trùng hợp các chất cần phải có liên kết π hoặc mạch vịng khơng bền.
Chọn A gồm stiren, etylen oxit, vinyl axetat, caprolactam, metyl metacrylat, metyl acrylat,

propilen, acrilonitrin.
Câu 5:
Số mắt xích tơ capron = 17176/113 = 152

Chọn A.

Số mắt xíchcao su buna-S là 19592/(C4H6 + C8H8) = 124
Câu 6:
Polime mạch nhánh gồm amilopectin và glicogen

Chọn A.

Câu 7:
(-CO-[CH2]4-CO-NH-[CH2]6-NH-)n có nhóm amit –CO–NH– nên thuộc loại tơ poliamit
Chọn B .
Câu 8:
Poliamit có nhóm –CO–NH–

Chọn C.

Câu 9:
Chọn D.
Câu 10:
Polime có cấu tạo mạng khơng gian là cao su lưu hóa, nhựa rezit (nhựa bakelit)

Chọn D.

Câu 11:
nHOOC-[CH2]4-COOH + nNH2-[CH2]6-NH2
2nH2O

Câu 12:

Chọn B.

(-CO-[CH2]4-CO-NH-[CH2]6-NH-)n +


Cao su buna-S là sản phẩm đồng trùng hợp buta-1,3-đien và stiren

Chọn C.

Câu 13:
Nilon–6,6 là (–NH–[CH2]6–NH–CO–[CH2]4–CO–)n có n =

Chọn B.

Câu 14:
Chọn D: (-CF2-CF2-)n.
Câu 15:
Chọn A gồm poli(vinyl clorua); thủy tinh plexiglas; teflon; tơ nitron, cao su bunA.
Câu 16:
Chọn D vì acrilonitrin không trùng ngưng.
Câu 17:
Chọn D.
Câu 18:
Chọn B: tơ nhân tạo hay bán tổng hợp.
Câu 19:
Tơ tằm là tơ thiên nhiên.
Tơ visco và tơ axetat là tơ bán tổng hợp hay còn gọi là tơ nhân tạo.
Tơ nilon-6,6; tơ capron và tơ enang là tơ tổng hợp.

Chọn A.
Câu 20:
m = 1,5.80% = 1,2

Chọn C.

Câu 21:
Tơ poliamit có nhóm -CO-NH-

Chọn B gồm tơ capron, tơ nilon-6,6 và tơ enang.

Câu 22:
Chọn D.
Câu 23:
Chọn A.
Loại B, C, D vì polibutađien là cao su, nilon-6, nilon-6,6 và xenlulozơ là tơ.
Câu 24:
Chọn B gồm tơ lapsan và tơ nilon–6,6.


Câu 25:
Chọn A gồm tơ capron, tơ nitron, nilon–6,6.
Caprolactam

Capron-HN-(CH2)5-CO-

Câu 26:
Chọn B.
Câu 27:
Chọn B: (-CH2-CH(CN)-)n.

Câu 28:
Chọn B.
Loại A, C, D vì poli(metyl metacrylat), tơ visco, poliisopren, nhựa novolac, tơ nitron, PVC đều
mạch không phân nhánh.
Câu 29:
Tơ tổng hợp: (c) nilon-6,6 và (d) tơ nitron.
Tơ bán tổng hợp (nhân tạo): (a) tơ visco và (b) tơ xenlulozơ axetat.
(e) tơ tằm: tơ thiên nhiên.
(g) cao su buna: polime tổng hợp nhưng không phải tơ .
(h) len: thiên nhiên.
(i) thuốc súng khơng khói: khơng phải tơ.
Chọn D.
Câu 30:
Chọn D, chỉ chứa C, H, O.
Câu 31:
Chọn D.
Tơ nilon-6,6: trùng ngưng.


Poli(phenol-fomanđehit): trùng ngưng.
Tơ nitron: trùng hợp.
Teflon: trùng hợp.
Poli(metyl metacrylat): rùng hợp.
Tơ nilon-7: trùng ngưng.
Câu 32:
Chọn C gồm PE, PVC, cao su buna, PS, amilozơ, xenlulozơ, nhựa novolac, tơ nilon-7.




×