Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Phố đi bộ thương mại du lịch - sản phẩm du lịch đặc trưng ở các thành phố lớn Trung Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.88 KB, 8 trang )

VĂN HÓA
NGHIÊN CỨU

PHỐ ĐI BỘ THƯƠNG MẠI DU LỊCH - SẢN PHẨM DU LỊCH
ĐẶC TRƯNG Ở CÁC THÀNH PHỐ LỚN TRUNG QUỐC
BÙI THANH THỦY

Tóm tắt
Hình thức đi bộ trong phố đã xuất hiện ở nhiều thành phố lớn trên thế giới, và đã sớm trở thành một
loại sản phẩm du lịch phổ biến, thời thượng. Những năm gần đây, trước tốc độ phát triển đô thị, du lịch,
sự thông thương, giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các quốc gia, việc hình thành các phố đi bộ thương
mại du lịch ngày càng nhiều. Đây là một trong những mơ hình mang bản sắc văn hóa đặc trưng, thúc
đẩy phát triển nền kinh tế trên thế giới. Ở mỗi nơi, phố đi bộ đều mang đến tính đặc trưng cùng sự đa
dạng giải trí, thân thiện và tính kết nối cộng đồng được đề cao giúp thu hút đông đảo du khách. Việc
tạo dựng và tổ chức các con phố đi bộ nhằm đáp ứng tốt những giá trị về mặt xã hội, văn hóa, kinh tế,
mơi trường, đảm bảo được tính hấp dẫn cho du lịch là nội dung của bài viết này với minh chứng được
tìm kiếm từ đất nước Trung Quốc, nơi có những phố đi bộ thương mại du lịch nhiều nhất trên thế giới.
Từ khóa: Phố đi bộ, du lịch, thương mại du lịch, Trung Quốc
Abstract
Walking in the streets has appeared in many big cities around the world, and has soon become a
popular and trending tourist product. In recent years, in the fast pace of urban development, tourism,
trading, economic and cultural exchanges between countries, the formation of commercial pedestrian
streets for tourists has been more and more flourished. This is one of the models which have unique
cultural identity, promote the economy in the world. At every place, the pedestrian streets brings
the characteristics and diversity of entertainment, friendly, and community-based connections are
heightened in order to attract a large number of visitors. So the creating and organizing pedestrian
streets to meet the social, cultural, environmental, economic values and ensure the tourism
attractiveness is the main content of this article, with evidence is sought from the China, where has the
most pedestrian commercial streets in the world.
Keywords: Pedestrian streets, tourism, travel trade, China


1. Sự phát triển và các kiểu loại phố đi bộ
thương mại ở Trung Quốc

S

au Đại chiến thế giới lần thứ hai, ở
các nước phát triển do Mỹ làm đại
diện, cùng với sự phục hưng về kinh
tế, trào lưu “hậu thành thị hóa” xuất hiện. Một
là do sự phát triển đơ thị, không gian đô thị
không ngừng mở rộng ra khu vực ngoại thành;
hai là bộ phận cư dân trong thành phố cũng có
xu hướng chuyển ra ngoại thành sinh sống để
mong có một mơi trường sống tốt hơn.
98

Số 25 - Tháng 9 - 2018

Thích ứng với phong trào ấy, ở những
quốc gia này nổi lên một hiện tượng xây dựng
những trung tâm mua bán tập trung cho cộng
đồng cư dân khu dân cư mới, giúp giải quyết
vấn đề ùn tắc giao thơng, ơ nhiễm khơng khí
trong khu vực nội thành, từ đó đã xuất hiện
phố đi bộ ở các khu trung tâm thương mại.
Không những các trung tâm thương mại mới
được xây dựng ở ngoại thành trở thành phố đi
bộ thương mại mà ngay các khu thương mại
đường phố cũ ở nội thành cũng được cải tạo
thành phố đi bộ. Phố đi bộ là một trong những



TRAO ĐỔI - NGHIỆP VỤ

mơ hình mang bản sắc văn hóa đặc trưng, và
đã sớm trở thành một loại sản phẩm du lịch
hấp dẫn. Du khách không thể bỏ qua các
tuyến phố đi bộ độc đáo, ấn tượng, hấp dẫn
như La Rambla của thành phố biển xinh đẹp
Barcelona (Tây Ban Nha), Stroget của thành
phố Copenhagen (Đan Mạch), Rue de France
của Nice (Pháp), Bintang (Malaysia), Harajuku,
Higashiyama (Nhật Bản) hay Vương Phủ Tỉnh,
Nam Kinh (Trung Quốc),...
Phố đi bộ thương mại hiện đại xuất hiện ở
Trung Quốc vào những năm 50 của thế kỷ XX,
khi có cuộc đổ bộ của hàng hóa và phong cách
kinh doanh thương mại từ các nước phương
Tây du nhập. Đến những năm 90 của thế kỷ
XX, Trung Quốc bắt đầu xây dựng phố đi bộ
thương mại mang tính quy mô như Vương Phủ
Tỉnh ở Bắc Kinh, Nam Kinh ở Thượng Hải, Hịa
Bình ở Thiên Tân, Hán Chính ở Vũ Hán, Hạ Cửu,
Bắc Kinh ở Quảng Châu, Quan Tiền (Tơ Châu),
Quảng trường Võ Lâm (Hàng Châu), Kim Mã
Bích Kê (Côn Minh), Lầu Chuông - Lầu Trống
(Tây An)…
Bước sang thế kỷ XXI, rất nhiều thành phố
ở Trung Quốc đã đua nhau xây dựng phố đi bộ
thương mại. Tính đến nay trên tồn Trung Quốc

đã có trên 200 phố đi bộ thương mại. Xây dựng
phố đi bộ thương mại không chỉ là độc quyền
của các thành phố lớn/thủ phủ, mà rất nhiều
các thành phố, thị trấn lớn nhỏ trên toàn đất
nước Trung Quốc đều xây dựng phố đi bộ. Phố
đi bộ mọc lên như nấm mọc sau mưa: phố bộ
hành Thiên Thiên ở Thiều Quan, phố đi bộ Cổ
Lâu ở Ninh Ba, phố đi bộ Thượng Hải Trường ở
Lạc Dương… Trong các phố đều xây dựng bến
xe, công viên, đài phun nước, đèn đêm, hoa,
cùng các cơ sở phục vụ ăn, uống, bưu điện, tài
chính,... Như vậy, các phố đi bộ này đã phục
vụ, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về mua sắm,
ăn uống, giải trí của du khách. Các con phố
này là một trong những yếu tố tạo nên sức hút
“thương hiệu” Trung Quốc trong lòng nhiều
du khách. Dạo một vòng qua các khu phố đi
bộ thương mại, du khách có thể vừa thư giãn,
ngắm nhìn phong cảnh, vừa sắm cho mình
những món đồ hữu ích. Dạo chơi trên phố đi
bộ dường như đã trở thành một trong những
nét văn hóa của người dân địa phương cũng
như nhu cầu chung của du khách.
Số 25 - Tháng 9 - 2018

Tại Trung Quốc có nhiều kiểu phố đi bộ
thương mại được tạo dựng:
* Phố đi bộ thương mại mua sắm:
Đây là kiểu phố đi bộ phổ biến trên toàn
thế giới, các tuyến phố được kết nối bởi hệ

thống các cửa hàng có thể bán đa dạng kiểu
loại hàng hóa, hoặc một kiểu loại nhất định.
Nó có thể được hình thành từ các khu phố
thương mại tồn tại trong lịch sử hoặc xây mới.
Đến Thượng Hải, du khách không thể
không đi dạo đường Nam Kinh. Đến Thiên Tân,
du khách không thể không dạo phố Hịa Bình.
Đến Vũ Hán, du khách khơng thể bỏ qua phố
Hán Chính. Đến Quảng Châu, du khách phải
đến phố Hạ Cửu. Những con phố này vốn là
“thương hiệu” kinh tế của thành phố Thượng
Hải, Thiên Tân, Vũ Hán, Quảng Châu, là các
khu phố buôn bán truyền thống, sau được cải
tạo thành các phố đi bộ thương mại/khu mua
sắm nổi tiếng cho người dân trong nước và
du khách nước ngồi. Hiện có rất nhiều thành
phố vừa và nhỏ của Trung Quốc cải tạo các
khu buôn bán sầm uất vốn có thành phố đi bộ
như vậy. Cho nên có thể nhận định, phố đi bộ
thương mại trở thành một yếu tố quan trọng
tạo nên thương hiệu của mọi thành phố.
“Nằm ở trục trung tâm của thành phố Bắc
Kinh, đường Qianmen là một phố đi bộ nổi
tiếng chạy từ Jianlou (tháp Bắn cung) của
Zhengyangmen ở phía bắc tới cơng viên
Tiantan ở phía nam. Con phố đi bộ này dài
840m và rộng khoảng 21m, bao gồm các tòa
nhà mang phong cách kiến trúc của triều đại
nhà Thanh (1644 - 1911). Con đường Qianmen
có lịch sử hơn 570 năm, cịn được biết đến

với tên gọi phố Zhengyangmen trong triều
đại nhà Minh và nhà Thanh, và đã đổi tên
như hiện nay vào năm 1965”1. Dưới thời nhà
Thanh, hai bên dãy phố có nhiều cửa hàng
chuyên biệt tạo thành từng khu bán thịt,
bán vải và nữ trang. Nơi đây cũng có nhiều
nhà xưởng thủ cơng, nhà kho và nhà hát ở
Hutong gần đó. Sau khi được cải tạo đổi mới
và tân trang, con phố đi bộ đã được mở cửa
vào ngày 7 tháng 8 trước Thế vận hội Bắc Kinh
2008. Ngồi tính thương mại, con phố cịn là
một biểu tượng của văn hố, minh chứng cho
một giai đoạn của lịch sử Trung Quốc.

VĂN HÓA
NGHIÊN CỨU

99


VĂN HÓA
NGHIÊN CỨU

Các con phố vốn là các khu phố thương
mại trong lịch sử Trung Quốc thường có độ dài
trung bình khoảng 1.000m. Dãy phố Vương
Phủ Tỉnh dài 810m, đường Nam Kinh dài
1.033m, phố Hán Chính dài 1.210m do ba khu
đoạn kinh doanh buôn bán hợp thành... Về sau,
thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc muốn khẳng

định vị thế của mình đã kéo dài đường Vương
Phủ Tỉnh về phía bắc thêm 340m, tăng tổng
chiều dài lên 1.150m. Đồng thời cũng cho cải
tạo phố lớn Sùng Văn Môn với ý đồ xây dựng
nó thành phố đi bộ thương mại lớn nhất của
cả nước. Dãy phố đi bộ thương mại này nằm ở
phố lớn Quảng An Môn. Từ Chu Thị Khẩu đến
Từ Khí Khẩu dài tất cả 1.800m, tổng diện tích
vượt 200.000m2. Đoạn phố 1.800m này cịn có
thể tiếp tục vươn dài vì phố lớn Quảng An Mơn
dài gần 4.000m. Dãy phố đi bộ này mang trọng
trách lịch sử, nó khơng chỉ là một phố thương
mại phục vụ ăn uống, vui chơi, du lịch, tham
quan, nghỉ ngơi, mua sắm hàng hóa mà còn
được xác định trở thành một trung tâm mậu
dịch quốc tế hiện đại hóa lớn nhất phía nam
thủ đơ Bắc Kinh và khu vực châu Á.
Thành phố Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc
cải tạo đường Xuân Hi vốn là một con đường
sầm uất nằm trong nội thành thành một phố
đi bộ theo mô thức như phố đi bộ của thành
phố Munich, nước Đức với các cửa hàng mua
sắm san sát nhau.
Về kiểu loại phố thương mại đi bộ chuyên
một loại hàng hóa, tạo dấu ấn riêng biệt phải
nhắc đến phố Đắc Thắng Sa thuộc thành phố
Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam. Đây là một phố đi bộ
độc nhất trong toàn Trung Quốc, chỉ bán một
mặt hàng. Ở phố này chỉ bán bn, bán lẻ một
mặt hàng quần áo, tất cả có đến hơn 1.000

gian hàng. Hay đến phố Qinghefang, thành
phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang du khách
thấy phần lớn là các mặt hàng tơ lụa, trà, gốm
sứ, sản phẩm của các ngành nghề thủ cơng
truyền thống nổi tiếng chỉ có ở thành phố này.
* Phố đi bộ thương mại trong các đơ thị cổ:
Đó là các con phố được hình thành trong
lịng các đơ thị cổ mang vẻ đẹp của những
cơng trình kiến trúc, cảnh quan cũng như
nhằm mục đích vừa bảo vệ các di sản văn
hóa, vừa phục vụ cho hoạt động tham quan
100

Số 25 - Tháng 9 - 2018

của du khách. Tiêu biểu như phố đi bộ trong
Đại Nghiên cổ trấn, thuộc thành phố Lệ Giang,
tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Nơi đây được mệnh
danh là “Venice của phương Đông”. Khu đô
thị cổ của Lệ Giang với các con đường rải đá,
những cây cầu và mạng lưới kênh rạch len lỏi
giữa dãy phố mang đậm vẻ đẹp của những
ngày xưa cũ. Trước cửa các ngôi nhà đều trồng
dương liễu và có suối nước chảy qua. Đơ thị
cổ Lệ Giang có lịch sử lâu đời hơn 800 năm,
được xây vào khoảng cuối đời Tống, đầu đời
Nguyên. Hiện nay Lệ Giang có khoảng 30.000
dân với hơn 6.200 hộ, chủ yếu là người Nạp Tây
(hay Na-xi). 30% người dân vẫn làm nghề thủ
công (đúc đồng, chạm bạc, thuộc da và lông

thú, dệt)2.
Hay như phố Vương Phủ Tỉnh của thành
phố Bắc Kinh, vốn là một con đường có 10
phủ của vương gia, cơng chúa nên được gọi
là “đường Vương Phủ”. “Tuy con đường này
không quá lớn nhưng do nằm ngay trung tâm
Bắc Kinh nên thu hút rất nhiều hoàng gia, quý
tộc tới sống. Đến triều Thanh, do trên đường
có một cái giếng mà các vương phủ thường lấy
nước để dùng nên được đổi tên thành “Vương
Phủ Tỉnh” (“tỉnh” là giếng). Từ năm 1993 đến
1999, chính phủ Trung Quốc đã cho cải tạo
con đường và thu hút nhiều thương gia nước
ngồi đến bn bán”3. Nơi đây trở thành trung
tâm thương mại sầm uất bậc nhất ở Bắc Kinh.
Đó là nơi du khách có thể thấy những giá trị
văn hóa, ẩm thực truyền thống và hiện đại đan
xen, tạo nên một nét đẹp văn hóa rất riêng của
Trung Quốc.
Trong khi đó tại cố đơ Tây An, hai khu phố
song song Lầu Chuông - Lầu Trống là khu
của người Hồi giáo, du khách được khám phá
không gian văn hoá của những người theo đạo
Hồi từ trang phục cho đến ẩm thực. Hàng Châu
có phố đi bộ cịn gọi là phố cổ Qinghefang và
đường Trung Sơn, còn gọi là đường “Hoàng
gia của triều đại Nam Tống”. Phố Quan Tiền,
Quảng trường Võ Lâm thì hấp dẫn bởi mặt
hàng tơ lụa nổi tiếng vùng đất Giang Nam, nơi
xưa nổi tiếng với danh xưng con đường tơ lụa.

Kiểu phố đi bộ này cũng giống như phố đi
bộ tại phố cổ Hà Nội hay phố cổ Hội An của
Việt Nam; phố đi bộ trong Quận Higashiyama,


TRAO ĐỔI - NGHIỆP VỤ

Kyoto, Nhật Bản; phố Ben Yehuda, Jerusalem,
Israel; phố đi bộ ở Bhaktapur, Nepal, một thị
trấn được công nhận là Di sản Thế giới bởi
UNESCO với những cơng trình cổ mang kiến
trúc độc đáo...

dài 565m, thành một thị trường chuyên kinh
doanh về di vật văn hóa lớn nhất khu Trung
Nam, thành một khu trung tâm mỹ thuật dân
gian. Trung tâm lưu giữ, trưng bày, giao lưu văn
hóa dân gian”4.

* Phố đi bộ thương mại kết hợp tham quan
ngắm cảnh:

Phố đi bộ của thành phố Côn Minh được
lát bởi những tấm đá xanh, hai bên đường
rộng 15m với những ngôi nhà 2 - 3 tầng, rải
rác hai bên đường là những nhóm tượng bằng
đồng đen trơng sinh động như thật, chúng đã
tái hiện quang cảnh sinh hoạt chợ búa được
ghi lại từ những bức ảnh cũ. Do đó nơi đây đã
tạo một khơng khí lịch sử, khiến du khách cảm

thấy lý thú khi biết được quang cảnh sinh hoạt
xưa kia với nội hàm văn hóa sâu sắc. Tại đây
du khách khơng chỉ thỏa thích mua sắm, mà
cịn có thể tham quan các cơng trình kiến trúc
truyền thống, thưởng thức các món ăn vặt ở
Cơn Minh, các tiết mục biểu diễn của các dân
tộc ít người, đậm đà bản sắc riêng của họ.

Thành phố Quảng Châu có lẽ là nơi có
nhiều phố đi bộ nhất Trung Quốc. Phố đi bộ
thương mại sớm nhất là đường Bắc Kinh, nằm
ở trung tâm thành phố Quảng Châu. Trước nay
đây vẫn là nơi tập trung và phân phối hàng hóa
đi các nơi sầm uất nhất ở địa phương. Xung
quanh phố có rất nhiều các di chỉ văn hóa lịch
sử, ví như thành Phiên Ngung đời Tấn, di chỉ
cơng trường đóng thuyền đời Tần Hán, di chỉ
ngự hoa viên Nam Hán… Căn cứ vào nguồn
gốc lịch sử văn hóa đặc biệt của nó và ưu thế
kinh tế rõ ràng, thành phố Quảng Châu xác
định quy hoạch đường Bắc Kinh thành “Khu đi
bộ thương mại đường Bắc Kinh, Quảng Châu”.
Ngày 8 tháng 2 năm 1997 khu này chính thức
được đưa vào sử dụng.
Phố đi bộ thương mại “Đệ Thập Phủ” ở
đường Hạ Cửu được coi là phố đi bộ dài nhất
tỉnh Quảng Đông. Hai bên phố có hàng trăm
cửa hàng với các phong cách kiến trúc, kiểu
trang trí kiến trúc đa dạng được thịnh hành
vào thập niên 20, 30 của thế kỷ XX. Phố đi bộ

thương mại thứ nhất Quảng Châu này đã trở
thành một khu du lịch cấp quốc gia.
Phố đi bộ thương mại Hoàng Hưng Nam
của tỉnh Hồ Nam vốn được cải tạo lại từ một
con đường đã có trên trăm năm lịch sử. Đường
Hoàng Hưng Nam nằm ở ngay trung tâm
thành phố, xưa nay vốn là nơi tập trung cơ sở
kinh doanh của các thương gia. Cùng với đó,
chính quyền thành phố còn quyết định cải tạo
Thanh Thủy đường, cũng ở trung tâm thành
phố, thành một phố đi bộ du lịch văn hóa.
“Thanh Thủy đường là một nơi kỷ niệm những
ngày hoạt động cách mạng trước kia của Mao
Trạch Đông, trong khu có Viện Bảo tàng của
thành phố. Ngồi ra tại đây cịn có nhiều điểm
du lịch như khu viên lâm Thanh Thủy đường,
Quảng trường chân dung Mao Trạch Đông…
Với những giá trị văn hóa, chính quyền địa
phương đã xây dựng Thanh Thủy đường, chiều
Số 25 - Tháng 9 - 2018

Thành phố Thiên Tân đã cải tạo con đường
cổ Hịa Bình sát liền bên sông biến thành một
phố thương mại kiểu châu Âu dài 1.240m nối
liền với phố đi bộ đường Tân Giang, cả hai phố
này hình thành một phố đi bộ Thiên Tân hình
chữ T, tất cả dài hơn 2.100m với cảnh đẹp sông
nước thi vị, hấp dẫn.
* Phố đi bộ thương mại trong nhà:
Thành phố Phúc Châu (Phúc Kiến) đã cải

tạo phố Trung Đình Thành thành một phố đi
bộ thương mại “trong phịng”, có thể dạo chơi
dưới mọi thời tiết, lớn nhất eo biển phía tây
của Trung Quốc. Nó do ba phố chạy xuyên
trong phòng theo chiều dọc và hàng chục phố
đi bộ tiếp nối mang phong cách khác nhau
hợp thành. Khu phố về cơ bản đã bảo lưu được
dáng dấp của các con phố thương mại truyền
thống, các khách hàng dạo bộ thong thả trong
những dãy phố với kiểu dáng kiến trúc “Trung Tây phối hợp”. Khách bộ hành đi dạo trong phố
đi bộ thương mại như đi trong phòng, hành
lang vòm ở hai bên đường phố nối liền các cửa
hàng lại với nhau, kéo dài hàng nghìn mét. Cịn
có những phố lại kết hợp hai kiểu khơng gian
trên, chỉ che phủ một nửa, hành lang hở lối liền
các cửa hàng. Đi trên phố như vậy, đường như
thông suốt các nhà; nhà trong cửa ngoài, cửa
ngoài, nhà trong, đi liền một mạch.

VĂN HÓA
NGHIÊN CỨU

101


VĂN HĨA
NGHIÊN CỨU

Phố Cao Tăng nằm trong khn viên chùa
Phổ Ninh - một ngôi chùa nổi tiếng tại Thừa

Đức, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, tuy nhỏ nhưng
khá độc đáo vì khu vực này trước đây là tịnh xá
của các vị sư trong chùa, nay đưa vào phục vụ
du khách. Các nhân viên bán hàng trong các
trang phục truyền thống, cùng các chương
trình biểu diễn xiếc, võ vật đời Mãn Thanh ln
thu hút sự quan tâm của du khách5.
Ngồi ra cịn một số dạng phố đi bộ khác
như Thượng Hải xây dựng một phố đi bộ “bỏ
túi” mang phong cách độc đáo. Phố đi bộ “bỏ
túi” này tên là phố đi bộ đường Ngô Giang,
song hành với đường Nam Kinh Tây, dài hơn
200m. Chỗ độc đáo của dãy phố này là đường
phố rất nhỏ, dáng uốn lượn với phong cảnh rất
nên thơ. Phố không mang dáng dấp của một
con đường giao thơng cơng cộng mà như một
con đường mịn nhỏ phía sau một vườn hoa,
và lại càng khơng có khơng khí của một nơi
bn bán, khơng có các mặt hàng đủ màu sắc,
chỉ có nhiều nhà hàng cung cấp các món ăn
ngon rất hấp dẫn như mì kéo Lan Châu, bánh
ú Đài Loan, cà phê kiểu Pháp,… ở đây món gì
cần có đều có.
Nhìn chung, các phố đi bộ thương mại
ở Trung Quốc đều mang những nét đặc sắc
riêng biệt của từng thành phố và hàm chứa
tính lịch sử. Các phố đi bộ thương mại đủ các
kiểu loại này, như đã phân tích, phần nhiều
là từ các trung tâm thương mại đường phố
truyền thống cải tạo, sửa chữa mà thành. Hoặc

do chính quyền thành phố thơng qua hình
thức đi bộ giúp phục hưng các trung tâm hoạt
động thương mại xưa, cũng có khi là những
trung tâm thương mại mới xuất hiện. Thực tế,
phố đi bộ thương mại hiện đại phát triển theo
hướng có lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội
và quảng bá quốc tế.
2. Cách thức kiến tạo, tổ chức các con phố đi
bộ thương mại
Mục đích của chính quyền các thành phố
lập ra các phố đi bộ, mua sắm nhằm phục vụ
nhu cầu vui chơi giải trí cho cộng đồng cư dân
địa phương và du khách. Một điều dễ nhận
thấy là công tác quy hoạch những khu phố
này khá tốt, vừa thuận tiện trong việc buôn
bán của các doanh nghiệp, chủ cửa hàng, vừa
102

Số 25 - Tháng 9 - 2018

thuận lợi cho người dân địa phương, du khách
có dịp tham quan, khám phá, chủ yếu là mua
sắm, ăn uống. Ngồi ra đây cịn là nơi mọi
người đến dạo bộ để giảm stress.
Phố đi bộ thương mại hiện đại chính là một
trong những cách thể hiện cho xu hướng phát
triển giao thơng xanh. Trong đó đi bộ là một
hình thức giao thơng xanh ngun thủy nhất
và cũng cổ điển nhất. Do quy mô, khả năng của
các thành phố nên điều kiện giao thông khác

nhau, phương thức giao thông của các đường
đi bộ cũng mang nhiều diện mạo khác nhau.
Có phố đi bộ triệt để cấm các loại xe có động
cơ đi qua, có phố đi bộ cho phép một số ít các
xe động cơ chuyên dụng, chủ thể giao thơng
là đi bộ. Có phố đi bộ phân riêng đường đi bộ
và đường đi xe. Có phố lại kết hợp hai loại với
nhau. Ngồi ra, có loại phố đi bộ không những
cho phép loại xe cơ động chuyên dụng đi qua
mà còn cho phép một bộ phận xe giao thơng
cơng cộng đi theo giờ. Nhưng nhìn chung, đi
bộ là phương thức giao thơng chủ yếu.
Nhìn về mặt kết cấu không gian, các phố đi
bộ hiện đại của Trung Quốc cũng mang những
nét đặc sắc khác nhau. Có phố như Vương Phủ
Tỉnh của Bắc Kinh, đường Hịa Bình của Thiên
Tân thì hồn tồn thơng thống, hịa cùng với
thiên nhiên thành một khối. Cây cối hai bên
đường vừa là nơi để du khách tránh nắng, vừa
là nơi để chim đậu, tạo cảnh quan và cảm giác
thư thái, trong lành. Có phố lại được thiết kế
thơng nhau dưới các tồ nhà như Trung Đình
Thành ở Phúc Châu, Nam Bình ở Trùng Khánh...
Do ảnh hưởng về quy mô thành phố và
điều kiện địa lý của loại phố này khơng giống
nhau nên chúng có độ dài, ngắn, rộng, hẹp
khác nhau. Trong khi ở các nước châu Âu các
phố đi bộ thường có độ dài vừa phải, thì ở
Trung Quốc các phố đi bộ thường rất dài. Đối
với các phố đi bộ thương mại, điều cần đạt

tới được là cự ly tâm lý của du khách. Phố quá
dài, quá rộng dễ làm du khách mệt; q ngắn,
q hẹp thì phải chen lấn nhau, nhưng đó
cũng chưa phải là điều quan trọng nhất, mà
quan trọng nhất có lẽ là tác dụng tâm lý đối
với họ. Vì vậy, đã có nhiều nghiên cứu, điều tra
đối với khách bộ hành về vấn đề này. “Kết quả
cho thấy, với mức độ mà du khách vừa lòng


TRAO ĐỔI - NGHIỆP VỤ

thì chiều dài của các con phố trước hết phải
chịu ảnh hưởng của hình thức, kết cấu khơng
gian. Phố đi bộ hồn tồn bị che phủ một nửa
nên ngắn hơn phố hoàn toàn khai mở. Con số
cụ thể như sau: phố đi bộ thương mại trong
nhà có chiều dài tương đối thích hợp là vào
khoảng 750m, quãng đường này du khách đi
bộ mất 10 phút là vừa. Phố đi bộ hồn tồn mở
có chiều dài tương đối thích hợp là vào khoảng
1.500m, quãng đường du lịch đi bộ khoảng 20
phút là vừa. Về chiều rộng, cần xét đến chiều
cao của 2 cạnh cơng trình kiến trúc. Nói chung
cũng giống như chiều cao của cơng trình này,
độ rộng của nó khơng thể nhỏ hơn ½ chiều
cao của cơng trình, cũng khơng nên vượt q
2 lần chiều cao cơng trình. Vì vậy, hai cạnh của
loại phố này khơng nên xây cao”6. Theo số liệu
thống kê, các phố đi bộ thương mại ở Mỹ chiều

dài thường trong khoảng 700m. Ở Nhật con
số này phần nhiều trong khoảng 600m, còn
ở Pháp, Đức, Ý thì con số này trong khoảng
900m. Chiều rộng phần nhiều là 10m.
Khu thương mại không chỉ cần thiết có một
hệ thống giao thơng xanh mà cịn cần kiến
trúc xanh, sản phẩm xanh và hành vi tiêu dùng
xanh. Đó là một vấn đề mà hầu hết hiện nay
các cấp quản lý Trung Quốc chú ý trong xây
dựng phố đi bộ thương mại. Đầu tiên là trong
kiến trúc, các cơng trình nhà phố thiết kế kiểu
dáng như thế nào, sử dụng bằng vật liệu, kỹ
thuật gì? Lựa chọn loại cây xanh nào, trồng ở
đâu? Ví như xây dựng các ngôi nhà theo phong
cách truyền thống hay Tây Âu; nguyên vật liệu
sơn quét, gạch lát, kính dùng cho các cửa sổ có
đảm bảo yếu tố “xanh”; việc xử lý nguồn nước,
khơng gian có phù hợp với u cầu bảo vệ môi
trường... Tức làm thế nào để khu phố mang nét
đặc trưng riêng, văn minh, mơi trường xanh,
sạch, đẹp. Sau đó là thương phẩm, phố đi bộ
nên trở thành nơi tập trung hàng hóa xanh.
Thực tế hiện nay phải xem xét vấn đề bao
gói sản phẩm có phù hợp với mơi trường hay
khơng, những giấy bao gói đó có sử dụng quay
vịng được khơng, có bị vi sinh vật làm tan rã
khơng, có gây ơ nhiễm mơi trường khơng.
Nhiều nơi đề xướng việc khơng sử dụng ống
hút nhựa; khuyến khích sử dụng các giấy/túi
xanh, cấm sử dụng túi đựng bằng chất dẻo,

Số 25 - Tháng 9 - 2018

khó phân hủy. Hơn hết, vấn đề bảo vệ phố đi
bộ, vấn đề lưu hành sản phẩm xanh, đều phải
dựa vào hành vi của người tiêu dùng nên công
tác tuyên truyền và xử lý vi phạm được áp
dụng nghiêm ngặt. Các nội quy, nguyên tắc,
đội tự quản được thiết lập. Đó là vấn đề hết sức
quan trọng của việc xây dựng, quản lý phố đi
bộ. Với mục tiêu xây dựng phố đi bộ trở thành
cơ sở của sự giáo dục, bồi dưỡng ý thức xanh
cho người tiêu dùng, nhiều thành phố Trung
Quốc đã thực hiện tốt vấn đề này.
Việc mua hàng hóa khơng phải là hành vi
thương mại đơn nhất, mà nó cịn là việc hưởng
thụ văn hóa, thỏa mãn nhu cầu tinh thần, biểu
lộ phong cách của người tham gia. Vì vậy, chính
quyền các địa phương cũng hết sức coi trọng
việc xây dựng không gian, môi trường cảnh
quan cho các phố đi bộ thương mại. Trong
thiết kế quy hoạch, từ trung tâm hành chính,
địa điểm thương mại, giao thơng đường xá…
đều được tiến hành thiết kế tổng thể, xem xét
sửa sang kỹ càng, khiến các phố có cảnh quan
đẹp, rực rỡ. Khi màn đêm bng xuống, tồn
bộ đèn được bật sáng, các cửa hàng rực rỡ sắc
màu, đường phố lung linh, mọi cảnh vật hòa
vào một khối. Các phố thương mại thường là
những khu đất vàng, lãnh đạo các thành phố
đã sát nhập các cửa hàng với nhau để tạo quỹ

đất dôi dư nhằm thiết kế xây dựng quảng
trường, vườn hoa, bãi cỏ, tạo dựng lên một
môi trường không gian thương mại xanh.
Thông thường, dọc hai bên tuyến phố là
các dãy boutique hotel và shophouse nối tiếp
với nhiều điểm nhấn nổi bật như đài phun
nước, vườn hoa, cây xanh, tượng điêu khắc cổ
điển được đan xen và sắp xếp một cách tinh
tế. Đảm bảo khi thiết kế phố đi bộ là sự hài
hòa giữa yếu tố “động” và “tĩnh” trong sự tương
tác với người bộ hành, nghĩa là đủ “sôi động”
để du khách trải nghiệm nhưng cũng đủ “yên
tĩnh” để du khách thư giãn. Tuyến phố luôn
đảm bảo râm mát ở mọi thời điểm, luân phiên
che chắn cùng tầng sinh thái đa dạng, đan xen
các loại cây tầng thấp, cây tầng cao, cây bóng
mát. Sao cho dù ở lứa tuổi nào du khách cũng
chọn được loại hình hoạt động phù hợp theo
thời gian thuận tiện nhất.

VĂN HÓA
NGHIÊN CỨU

103


VĂN HÓA
NGHIÊN CỨU

Họ xây dựng phố đi bộ theo lối sống, tính

cách của cư dân bản địa để từ đó nâng cao
ý thức của phố thương mại và đề cao vai trị
văn hóa thành phố, đồng thời tạo dựng hình
tượng mơi trường văn minh. Trên tồn đất
nước Trung Quốc, tất cả các phố đi bộ sau
khi cải tạo, đều trở thành những phố đi bộ có
phong cảnh đẹp, đáp ứng nhu cầu du khách
về các phương diện mua bán, giải trí, thưởng
ngoạn, giao lưu văn hóa.
Bên cạnh đó, phố đi bộ thương mại du lịch
hiện đại nói chung đều chú ý đến tạo nét độc
đáo riêng của từng phố. Cá tính này thể hiện
thơng qua các tính cách, các điều kiện địa hình
đặc hữu của đường phố, như phong cách kiến
trúc đặc thù (giống như ván khuôn mặt đất là
đặc trưng phố thương mại bến tầu của ngư
dân San Francisco nước Mỹ, nó tồn tại trong
mấy chục năm; hành lang vòm trong suốt là
phong cách của 4 đoạn phố đi bộ tại Tiên Đạt
ở Nhật…), di tích lịch sử văn hóa đặc biệt, tính
chất hàng hóa, ngơn ngữ thương mại đặc thù,
phương thức chiếu sáng đặc thù, nền lát, các
cây trồng đặc biệt… Tất cả những phong cách
đó đều để lại ấn tượng sâu sắc cho du khách
và tạo nên thương hiệu cho các thành phố đó.
Đi dạo trên dãy phố đi bộ Hịa Bình (Thiên
Tân), dãy phố Nam Kinh (Hàng Châu), đi qua
các cửa hàng mang phong cách châu Âu… du
khách như được đi vào viện bảo tàng. Khung
cảnh sầm uất hòa với sự tĩnh lặng của lịch sử,

những hình ảnh biến động của lịch sử sẽ được
cảm nhận trước mắt du khách. Đi dạo trên
phố Vương Phủ Tỉnh (Bắc Kinh) du khách luôn
được nghe lời chào “mời lên xe” của những
người phu xe trong trang phục mang đậm nét
văn hóa truyền thống của Bắc Kinh. Riêng phố
Nam Kinh (Hàng Châu), sức hấp dẫn còn thể
hiện qua những chương trình trình diễn văn
nghệ của các nghệ sĩ thổi kèn đứng trên các
cửa sổ toà nhà dọc hai bên phố, hoặc các nghệ
sĩ trong các trang phục rối cao kều đi qua đi lại
trên đường để khách chụp hình lưu niệm… Du
khách sẽ được hịa mình trên sàn diễn đường
phố, festival âm nhạc đến từ các nghệ sĩ trong
nước và thế giới. Buổi tối là khoảng thời gian
hoạt động náo nhiệt của khu phố với các quán
bar sôi động, những buổi nhạc live và các
trận đấu thể thao sôi động, quyết liệt. Đây là
104

Số 25 - Tháng 9 - 2018

khoảng thời gian để du khách chia sẻ khoảnh
khắc đáng nhớ với người thân, bạn bè trong
hành trình khám phá.
Vấn đề vệ sinh môi trường của phố đi bộ
thương mại cũng rất được quan tâm bởi điều
đó khơng chỉ đảm bảo sự văn minh của đường
phố, mà còn là vấn đề tạo hình ảnh cho thành
phố sở tại, nhất là giai đoạn phát triển đô

thị hiện nay và tạo những khu vực dành cho
khách du lịch khi đến các thành phố lớn, các
điểm du lịch. Vì vậy, phố đi bộ chính là “thương
hiệu” của các thành phố, các điểm du lịch phát
triển. Đó vừa là sự thách thức, vừa là cơ hội.
Giữ gìn bảo vệ hình tượng danh dự thương
hiệu của thành phố, điểm du lịch để phục vụ
khách hàng tốt hơn trở thành nhiệm vụ quan
trọng, công tác hàng ngày của chính quyền địa
phương. Như phố Vũ Chính ở Hán Khẩu, chính
quyền đã nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của người
dân, du khách để thay đổi các trang thiết bị
như thùng rác, đèn chiếu sáng, thiết bị vệ sinh.
Không những thay đổi về kiểu dáng, mà ngay
cả những tác dụng của nó cũng được thay đổi.
Số lượng thùng rác tăng lên, chức năng, tác
dụng của thùng rác được cải tiến, thuận tiện
cho người dạo phố sử dụng.
Quang cảnh phố đi bộ ở thành phố Thương
Khâu, tỉnh Hà Nam được diễn tả qua hai câu
thơ: “Tại phố bộ hành có hàng ngàn con chim.
Phân chim rơi xuống như mưa lên người”. Phố
đi bộ ở thành phố Thương Khâu đã trở thành
một nơi có phong cảnh nên thơ ở địa phương,
khơng những cư dân, du khách thích đến đây
ung dung tản bộ, mà rất nhiều loại chim cũng
biết đây là nơi “đất lành”. Buổi chiều đến dưới
ánh hoàng dương, người ta thấy có hàng vạn
con chim tranh nhau đậu xuống các ngọn cây
ở hai bên đường phố, trông rất lạ mắt. Những

con chim đó khơng những đậu la liệt khắp nơi
mà cịn đại, tiểu tiện thoải mái, khiến cho phân
của chúng rơi rào rào như mưa, xuống cả đầu
tóc khách bộ hành.
Giống như Thương Khâu, quang cảnh trên
cũng xuất hiện ở đoạn đường kéo dài sang
phía tây của phố Trường An, Bắc Kinh. Mỗi khi
màn đêm buông xuống, những con chim tu hú
và quạ đậu xuống những ngọn cây dương cao
to trông như những đóa hoa hồng đen. Hàng


TRAO ĐỔI - NGHIỆP VỤ

ngàn, hàng vạn du khách đi trong tiếng hót
của các lồi chim với cảm giác thư giãn tuyệt
vời cùng mối giao hòa với thiên nhiên.

lịch, các phố đi bộ này sẽ ngày càng xuất hiện
nhiều tại các thành phố, địa phương trong cả
nước, tại các khu vực phát triển du lịch.

Đặc biệt, Trung Quốc còn tiến hành hiện
đại hóa các phố đi bộ, nhất là trong bối cảnh
của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện
nay. Điều này đã khiến cho thương hiệu thành
phố, phố đi bộ, văn hóa tiêu dùng xanh của
phố đi bộ được truyền bá rất sâu rộng. Thành
phố Quảng Châu đã đầu tư kinh phí lớn để xây
dựng phố đi bộ ở đường Hạ Cửu thành phố đi

bộ thương mại điện tử. Ở đây có một chuỗi các
cửa hàng thương vụ điện tử hàng đầu và một
trung tâm vận chuyển hàng hóa hiện đại. Bất
luận ở đâu, nếu ai muốn mua hàng ở đường
Hạ Cửu, chỉ cần ngồi tại nhà hay văn phòng,
rồi cùng với “con chuột” máy tính họ sẽ đi ngao
du phố Hạ Cửu, hơn 5.000 cửa hàng, mấy chục
vạn mặt hàng, tất cả đều hiện ra trước mắt, tùy
khách lựa chọn, thậm chí khách có thể mặc cả
với người bán hàng.

Tuy nhiên, như hai mặt của cuộc sống, các
khu phố ngồi những mặt tích cực thì cũng sẽ
đối mặt những vấn đề phức tạp nảy sinh. Để
phố đi bộ trở thành điểm đến/sản phẩm du
lịch hấp dẫn, được nhiều người biết đến, đáp
ứng mọi nhu cầu của du khách là mục đích
và mong ước của ngành du lịch bất cứ nước
nào, bởi đó là doanh thu và lợi nhuận, là hiệu
quả kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm và kích
thích tiêu dùng. Đó cũng là mong muốn của
các cấp chính quyền các thành phố, khu vực
phát triển trong vấn đề xây dựng thương hiệu
xanh, sạch, đẹp, văn minh; thương hiệu điểm
đến. Vì vậy, học tập kinh nghiệm trong cơng
tác xây dựng, tổ chức, quản lý các phố đi bộ
thương mại du lịch từ các nước là một vấn đề
cần thiết và hữu ích.

Nhiều phố đi bộ ở Trung Quốc đã hòa mạng

với quốc tế, đáp ứng được nguyện vọng của
người dân trong, ngồi nước khi họ khơng có
điều kiện đến thăm các con phố nổi tiếng. Mọi
người khơng cịn bị hạn chế về khoảng cách
không gian, bất luận ở đâu, du khách đều có
thể tận mắt nhìn thấy đường Nam Kinh, Vương
Phủ Tỉnh, Hịa Bình, Hạ Cửu… nổi danh khắp
xa gần. Như vậy, các con phố đó khơng phải là
một dãy phố, mà là hai dãy phố, một dãy là phố
đi bộ hiện thực, một dãy là phố đi bộ giả định.
Đây là một cách quảng bá hiệu quả lớn đối với
các con phố đi bộ này, cũng như địa phương có
nó trên phạm vi quốc gia và quốc tế.

(PGS.TS, Trưởng khoa Gia đình & Cơng tác xã hội,
Trường ĐHVHHN)

Kết luận
Loại hình phố đi bộ thương mại du lịch đã
phổ biến ở các nước nhưng Việt Nam mới bước
đầu triển khai. Những năm gần đây, việc hình
thành các tuyến phố đi bộ như Nguyễn Huệ,
Bùi Viện (quận I, thành phố Hồ Chí Minh), các
tuyến phố đi bộ ở khu vực Hồ Gươm, khu Tạ
Hiện, Trịnh Công Sơn (Hà Nội), phố cổ Hội An
(Quảng Nam),... phục vụ người dân và du khách
đã tạo thành địa điểm u thích, khơng thể
bỏ qua của du khách mỗi khi đến đây. Trong
tương lai với tốc độ phát triển đô thị và du
Số 25 - Tháng 9 - 2018


B.T.T

Chú thích
Một ngày trải nghiệm phố đi bộ lịch sử
Qianmen, lịch vietnam.com.vn
1

10 phố đi bộ nổi tiếng Châu Á, https://news.
zing.vn
2

Phố đi bộ Vương Phủ Tỉnh ở Trung Quốc,
http://Tổ quốc.vn
3

Sách hướng dẫn du lịch: giới thiệu Du lịch Hồ
Nam, Trung Quốc
4

10 phố đi bộ nổi tiếng Châu Á, https://news.
zing.vn
5

Tư liệu cung cấp từ bài nói chuyện của GS
trường Đại học Nam Ninh, Vân Nam, Trung Quốc.
6

Ngày nhận bài: 13 - 6 - 2018
Ngày phản biện, đánh giá: 15 - 9 - 2018

Ngày chấp nhận đăng: 23 - 9 - 2018

VĂN HÓA
NGHIÊN CỨU

105



×