Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam thông qua phát triển du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.58 KB, 6 trang )

VĂN HÓA
NGHIÊN CỨU

VĂN HÓA DU LỊCH

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HĨA VIỆT NAM
THƠNG QUA PHÁT TRIỂN DU LỊCH
HÀ VĂN SIÊU

Tóm tắt
Việt Nam có quyền tự hào về kho tàng di sản văn hóa đồ sộ, đa dạng, độc đáo và đậm bản sắc dân
tộc. Những di sản văn hóa ấy đã và đang được bảo tồn, tôn tạo, phục dựng, lưu truyền, quảng bá và
làm thăng hoa giá trị, phục vụ chính nhu cầu thụ hưởng văn hóa của người dân và du khách. Những
cố gắng nỗ lực của Việt Nam trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản, phải vượt qua khơng ít khó
khăn thách thức nhưng đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Đóng góp vào q trình đó phải kể
đến vai trị quan trọng của hoạt động du lịch. Bài viết này bàn sâu về cách thức làm du lịch dựa vào di
sản và vì di sản, qua đó khẳng định phát triển du lịch là con đường tốt nhất để bảo tồn và phát huy giá
trị di sản văn hóa Việt Nam.
Từ khóa: Bảo tồn, phát huy, di sản văn hóa, du lịch
Abstract
Vietnam has the right to be proud of the treasure of cultural heritage that is massive, rich, unique
and national identified. These cultural heritages have been preserved, restored, passed by tradition,
promoted and increased the values to serve the needs of cultural enjoyment of people and visitors.
Efforts of Vietnam in preserving and promoting heritage values has to overcome many difficulties and
challenges but have achieved many remarkable results. It is neccessary to mention the important role
of tourism activities in this process. This article focuses on the methods of promoting tourism based
on heritage and for heritage, thereby confirming tourism development is the best way to preserve and
promote the value of Vietnamese cultural heritage.
Keywords: Conservation, promotion, cultural heritage, tourism

1. Tổng quan mối quan hệ tương tác giữa di


sản văn hóa và du lịch

D

i sản văn hóa là nguồn tài nguyên
độc đáo của du lịch (nguồn nguyên
liệu để hình thành lên hoạt động du
lịch). Khi nói di sản văn hóa là nguồn nguyên
liệu để hình thành lên hoạt động du lịch, tức
là chúng ta nói đến vật hút/đối tượng hưởng
thụ của du khách. Nguồn nguyên liệu di sản
văn hóa có hai loại cơ bản: Văn hóa vật thể là
những sáng tạo của con người tồn tại, hiện
hữu trong không gian, có thể cảm nhận bằng
66

Số 26 - Tháng 12 - 2018

thị giác, xúc giác, đó là những di tích lịch sử
văn hóa, những mặt hàng thủ cơng, các cơng
cụ trong sinh hoạt, sản xuất, các món ăn dân
tộc… Văn hóa phi vật thể như lễ hội, các loại
hình nghệ thuật, cách ứng xử, giao tiếp… Theo
quan niệm của ngành du lịch, các thành tố văn
hóa được xếp vào tài nguyên nhân văn (đối lập
với tài nguyên tự nhiên như biển, sông hồ, núi
rừng, hang động…) cụ thể là: Các di tích lịch
sử - văn hóa, hàng lưu niệm mang tính đặc thù
dân tộc; ẩm thực; lễ hội; các trò chơi giải trí;
phong tục, tập quán, cách ứng xử, giao tiếp;

tín ngưỡng, tôn giáo; văn học nghệ thuật…


VĂN HĨA DU LỊCH

Vì vậy mà di sản văn hóa là điều kiện và môi
trường để cho du lịch phát sinh và phát triển.
Cùng với tài nguyên tự nhiên, tài nguyên văn
hóa là một trong những điều kiện đặc trưng
cho phát triển du lịch của một quốc gia, một
vùng, một địa phương. Giá trị của những di
sản văn hóa: di tích lịch sử, các cơng trình kiến
trúc, các hình thức nghệ thuật, các tập quán, lễ
hội, ngành nghề truyền thống… cùng với các
thành tựu kinh tế, chính trị, xã hội, các cơ sở
văn hóa nghệ thuật, các bảo tàng… là những
đối tượng cho du khách khám phá, thưởng
thức, để du lịch khai thác và sử dụng. Sự khai
thác và thu lợi nhuận từ tài nguyên, việc xây
dựng các khu điểm du lịch đều phản ánh trí
tuệ và sức sáng tạo của lồi người. Chính
những tài ngun này khơng chỉ tạo ra môi
trường và điều kiện cho du lịch phát sinh và
phát triển mà cịn quyết định quy mơ, thể loại,
chất lượng và hiệu quả của hoạt động du lịch
của một quốc gia, một vùng, một địa phương.
Ngược lại, đối với văn hóa, du lịch cũng
thể hiện vai trị hết sức quan trọng trong mối
quan hệ này. Du lịch trở thành phương tiện để
truyền tải và trình diễn các giá trị văn hóa của

một địa phương, một dân tộc để mọi khách du
lịch trong nước và quốc tế khám phá, chiêm
ngưỡng, học tập và thưởng thức. Nhờ có du lịch
mà sự giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng, các
quốc gia được tăng cường và mở rộng.
Du lịch còn là phương tiện để đánh thức và
làm trỗi dậy các giá trị văn hóa dân tộc đang
bị chìm lắng hoặc mai một dần theo thời gian
trước những biến cố của lịch sử, biến động
của mơi trường thiên nhiên. Đấy có thể là một
cơng trình kiến trúc cổ, một tập qn sinh
hoạt, một làn điệu dân ca, một món ăn dân
tộc… thể hiện trình độ văn hóa, mỹ thuật, kỹ
thuật của các thời đại đã qua. Nhờ có du lịch
mà các tài sản văn hóa đó được khơi phục, khai
thác và tơn tạo, phục vụ cho nhu cầu được
thẩm nhận giá trị của những di sản đó. Xét ở
Số 26 - Tháng 12 - 2018

góc độ kinh tế, nhờ có du lịch đã tạo ra một
nguồn thu nhập cho phép các địa phương tích
lũy và phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có
văn hóa. Nhờ đó các tài sản văn hóa được bảo
vệ, tu sửa, tôn tạo đồng thời với việc xây dựng
mới các cơ sở văn hóa và làm phong phú thêm
các giá trị văn hóa đương đại.
Chính vì di sản văn hóa và du lịch có mối
quan hệ tương tác lẫn nhau như vậy nên văn
hóa và du lịch không thể tách rời nhau và càng
không thể đối lập nhau.

2. Phát triển du lịch đồng nghĩa với việc bảo
tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa
Du lịch phát huy giá trị di sản văn hóa:
Trên thế giới, du lịch văn hóa đã từ lâu và sẽ
mãi mãi là trường phái hay dòng sản phẩm
du lịch cơ bản. Đặc biệt đối với các quốc gia,
vùng lãnh thổ có chiều sâu văn hóa đo bằng
hệ thống di sản đậm đặc như nước ta thì du
lịch di sản trở thành một trong những thế
mạnh nổi trội. Ngày nay, du lịch di sản hướng
tới thu hút khách tìm đến những giá trị về
nguồn, tìm hiểu, tương tác, trải nghiệm để
thẩm thấu những giá trị di sản văn hóa đậm
đà bản sắc của các dân tộc, các tộc người. Ở
nước ta, chủ trương phát triển du lịch trên cơ
sở bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn
hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc đã được
thể hiện trong Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày
16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du
lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Du lịch
văn hóa vì vậy là một dịng sản phẩm chủ đạo
của du lịch Việt Nam từ tham quan di tích lịch
sử văn hóa, hệ thống bảo tàng, các cơng trình
văn hóa, hoạt động nghệ thuật, cho tới tìm
hiểu, tương tác, trải nghiệm văn hóa, lễ hội, lối
sống địa phương, thưởng thức ẩm thực, sản
vật vùng miền…
Du lịch tạo nguồn lực tài chính, sự đam
mê, trí tuệ để thúc đẩy việc bảo tồn và phát
huy các giá trị di sản: Chính nhu cầu tham


VĂN HÓA
NGHIÊN CỨU

67


VĂN HĨA
NGHIÊN CỨU

quan, tìm hiểu, trải nghiệm của du khách
đã thơi thúc chính quyền và người dân biết
q trọng, tự hào, quan tâm chăm lo gìn giữ
bảo tồn, phục dựng và làm sáng tỏ, phát huy
những giá trị vốn quý của di sản văn hóa. Hoạt
động du lịch dựa vào di sản ở nhiều nơi như
Huế, Hội An, Hạ Long… đã và đang trở thành
cơ sở, động lực sinh kế chính, ngành nghề
chủ yếu của người dân cũng như ngành kinh
tế chủ lực của địa phương. Du lịch di sản vừa
tạo ra thu nhập, việc làm, vừa tạo động cơ, vừa
tạo ra nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá
trị di sản; đồng thời hỗ trợ tích cực nâng cao
chất lượng cuộc sống, tăng cường hiểu biết,
tôn trọng đa dạng và giao thoa các nền văn
hóa, làm cơ sở hình thành quy tắc ứng xử phù
hợp giữa người dân với khách du lịch và với di
sản. Những lợi ích của du lịch di sản là không
nhỏ và được chia sẻ đến doanh nghiệp, người
dân và một phần doanh thu từ du lịch di sản

được quay trở lại tái đầu tư vào việc bảo tồn,
tôn tạo, tôn vinh, phục dựng và quản lý di sản.
Với ý nghĩa đó, du lịch di sản đóng góp to lớn
cho việc bảo tồn và phát huy bền vững di sản
văn hóa.
Di sản văn hóa tạo động lực cho du lịch: Di
sản văn hóa là tài nguyên du lịch có sức hấp
dẫn mạnh mẽ, là động lực thu hút ngày càng
nhiều khách tham quan trong nước và khách
du lịch quốc tế đến Việt Nam. Hiện nay, ngành
du lịch xem đây là nền tảng, trụ cột quan trọng
để phát triển kinh tế du lịch bên cạnh các yếu
tố về hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên
ngành và nguồn nhân lực. Di sản văn hóa cũng
là cơng cụ hỗ trợ tích cực trong việc định vị hình
ảnh, xây dựng thương hiệu du lịch Việt Nam.
Chúng ta có quyền tự hào về bề dày lịch sử
ngàn đời của đất nước với 54 dân tộc anh em
đã để lại cho hôm nay một kho tàng di sản văn
hóa đồ sộ, vơ cùng phong phú, đa dạng và độc
đáo. Đến nay đã có 27 di sản văn hóa vật thể,
phi vật thể và di sản thiên nhiên được UNESCO
68

Số 26 - Tháng 12 - 2018

vinh danh là di sản thế giới, trong đó có 8 di
sản thiên nhiên và di sản văn hóa vật thể (Vịnh
Hạ Long, Khu trung tâm Hoàng thành Thăng
Long - Hà Nội, Quần thể danh thắng Tràng An,

Thành nhà Hồ, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ
Bàng, Quần thể di tích Cố đơ Huế, Khu Phố cổ
Hội An, Khu Di tích Mỹ Sơn); 12 di sản văn hóa
phi vật thể (Nhã nhạc, Âm nhạc cung đình Việt
Nam (Triều Nguyễn), Khơng gian văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên, Dân ca Quan họ Bắc Ninh,
Hát Ca trù, Hội Gióng ở Đền Phù Đổng và Đền
Sóc, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú
Thọ, Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ, Nghi
lễ và trò chơi kéo co, Thực hành tín ngưỡng
Thờ Mẫu tam phủ của người Việt, Hát Xoan
Phú Thọ, Nghệ thuật Bài Chòi miền trung Việt
Nam; và 3 di sản Tư liệu thế giới (Mộc bản Triều
Nguyễn, Bia Tiến sĩ Văn Miếu Thăng Long,
Châu bản triều Nguyễn) (1, tr.33-34). Cùng với
đó là hàng vạn di tích lịch sử, văn hóa và danh
lam thắng cảnh được cơng nhận di sản. Số
liệu thống kê cho thấy hiện nay trên cả nước
có 3.463 di tích lịch sử văn hóa và danh lam
thắng cảnh được xếp hạng di tích cấp quốc
gia, gần 10.000 di tích xếp hạng cấp tỉnh, hơn
bốn vạn di tích và 61.669 di sản văn hóa phi vật
thể trên cả nước được kiểm kê theo Luật Di sản
văn hóa, trong đó có 249 di sản văn hóa phi
vật thể được ghi vào danh sách di sản văn hóa
phi vật thể quốc gia (1, tr.4) và hệ thống các lễ
hội, làng nghề truyền thống; văn hóa ẩm thực
các vùng miền, dân tộc; các di sản văn hóa văn
nghệ dân gian…
Trên cơ sở phát huy các giá trị di sản văn

hóa đặc trưng riêng có của mỗi loại hình di
sản, những năm gần đây, du lịch di sản đã
phát triển mạnh mẽ, lượng khách tham quan
trong nước và quốc tế không ngừng gia tăng,
đặc biệt di sản sau khi được Nhà nước lập hồ
sơ công nhận và được UNESCO vinh danh.
Sức hấp dẫn của di sản đã tạo động lực cho
phát triển du lịch, mang lại nhiều lợi ích về thu


VĂN HÓA DU LỊCH

nhập, việc làm và phát triển kinh tế - xã hội địa
phương. Cụ thể: Quần thể di tích cố đơ Huế,
năm 2017 đón 3 triệu lượt khách du lịch, trong
đó 1,8 triệu khách du lịch quốc tế, thu được
320 tỷ đồng từ bán vé tham quan di sản; Phố
cổ Hội An đón 1,96 triệu lượt khách, thu về 219
tỷ đồng từ bán vé tham quan (1, tr.9). Các di
sản nổi tiếng như Vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia
Phong Nha - Kẻ Bàng, Khu Danh thắng Tràng
An, Khu di tích danh thắng Yên Tử, khu Di tích
Núi Bà Đen… những năm gần đây không
ngừng được đầu tư phát triển. Qua đó du lịch
di sản đã đóng góp to lớn vào sự phát triển
vượt bậc của ngành du lịch. Giai đoạn từ 2010
đến nay, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã
tăng gấp hơn 3 lần, từ 5 triệu lượt năm 2010
lên 15,6 triệu lượt năm 2018. Khách du lịch
nội địa tăng gấp 2,85 lần, từ 28 triệu lượt năm

2010 lên 80 triệu lượt năm 2018. Tổng thu du
lịch tăng trên 6 lần, từ 96.000 tỷ 2010 lên hơn
620.000 tỷ đồng 2018 (8); đóng góp trên 7%
GDP và tác động lan tỏa trên 13,9% GDP; tạo
ra trên 1,2 triệu việc làm trực tiếp và 3,6 triệu
việc làm gián tiếp (5). Nhiều sản phẩm du lịch
di sản đã trở thành thương hiệu đặc trưng cho
du lịch Việt Nam. Đặc biệt, di sản văn hố cịn
là yếu tố quan trọng tạo nên sự khác biệt cho
hệ thống sản phẩm du lịch Việt Nam, kết nối
và đa dạng hoá các tour, tuyến du lịch xuyên
vùng và quốc tế.

kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hoá sâu
sắc,…”; đồng thời “bảo đảm phát triển du lịch
theo hướng du lịch văn hoá, du lịch sinh thái,
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hố, thuần
phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam” (7), cũng
như trong Luật Du lịch năm 2005, theo đó, một
trong những nguyên tắc cơ bản để phát triển
du lịch là “phát triển có trọng tâm, trọng điểm
theo hướng du lịch văn hóa - lịch sử,… bảo tồn,
tơn tạo, phát huy giá trị của tài nguyên du lịch”
(3). Luật Du lịch 2017 có nhiều điểm mới, theo
đó, tại Khoản 2, Điều 4, một trong năm nguyên
tắc phát triển du lịch là: “Phát triển du lịch gắn
với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
dân tộc, tài nguyên thiên nhiên, khai thác lợi
thế của từng địa phương và tăng cường liên
kết vùng” (4). Đồng thời, Nghị Quyết 08-NQ/

TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát
triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn,
cũng đã xác định: “Phát triển du lịch bền vững;
bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các
giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ
môi trường và thiên nhiên….”(2).

3. Quan điểm đường lối, chủ trương, chương
trình, nghị quyết, định hướng phát triển du
lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị di
sản văn hóa Việt Nam

Dựa trên quan điểm về phát triển bền vững
và kế thừa những tư tưởng và kết quả đạt được
từ Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam thời
kỳ 2001 - 2010, Chiến lược phát triển du lịch
Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm
2030 đưa ra một số quan điểm phát triển trong
đó có quan điểm về “Phát triển du lịch phải gắn
với bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống
dân tộc, tơn trọng văn hố trong mối quan hệ
với cộng đồng điểm đến…”; “Phát triển du lịch
gắn với giảm nghèo…” được nhấn mạnh (6).

Nhận thức được vai trò của việc phát huy
các giá trị di sản văn hoá, Nhà nước Việt Nam
luôn xác định phát triển du lịch phải gắn liền
với mục tiêu bảo tồn và phát huy các giá trị
văn hố, góp phần phát triển bền vững. Chủ
trương này đã được cụ thể hoá trong nội dung

của Pháp lệnh Du lịch năm 1999, theo đó: “Nhà
nước Việt Nam xác định du lịch là một ngành

Để thực hiện những quan điểm và nguyên
tắc trên, Chiến lược về tổ chức lãnh thổ du
lịch trong giai đoạn tới sẽ tập trung vào một
số địa bàn trọng điểm, trong đó có những địa
bàn ưu tiên nơi có tiềm năng du lịch, đặc biệt
về văn hố truyền thống song cuộc sống của
cộng đồng cịn nhiều khó khăn như địa bàn
miền núi Tây Bắc với giá trị văn hoá các dân tộc

Số 26 - Tháng 12 - 2018

VĂN HÓA
NGHIÊN CỨU

69


VĂN HÓA
NGHIÊN CỨU

Thái, Mường, Dao, v.v.; địa bàn Tây Nguyên với
khơng gian cồng chiêng Tây Ngun và văn
hố dân tộc Ba Na, Ê Đê, v.v.; địa bàn duyên hải
Nam Trung Bộ với các di sản văn hoá thế giới
và văn hố dân tộc Chăm và Đồng bằng sơng
Cửu Long với giá trị văn hố sơng nước.
Với định hướng ưu tiên phát triển du lịch

văn hoá và du lịch cộng đồng trong Chiến lược
phát triển du lịch Việt Nam và với sự hỗ trợ của
Chính phủ phủ thơng qua Chương trình Hành
động quốc gia về du lịch và nâng cấp hạ tầng
du lịch, hoạt động phát triển du lịch nói chung,
du lịch văn hố và du lịch cộng đồng nói riêng,
sẽ tiếp tục có cơ hội phát triển. Kết quả hoạt
động của những mơ hình về phát triển du lịch
văn hóa cộng đồng ở Sa Pa (Lào Cai), du lịch
văn hoá ở Hội An (Quảng Nam), v.v. là những
thí dụ minh chứng cụ thể cho nỗ lực bảo tồn
di sản văn hố truyền thống và xố đói giảm
nghèo thơng qua hoạt động phát triển du lịch
ở Việt Nam trong thời gian qua. Ở một số điểm
du lịch văn hóa, hoạt động du lịch đã có những
hỗ trợ tích cực về vật chất, đóng góp cho cơng
tác bảo tồn. Ví dụ điển hình về vấn đề này là
du lịch Hội An, theo đó ngồi nguồn kinh phí
từ Nhà nước, nguồn thu từ bán vé tham quan
phố cổ mỗi năm được trích 55% cho việc sửa
chữa, trùng tu các di tích, nhà cổ. Có những
ngơi nhà cổ được hỗ trợ tới 300 triệu đồng.
Trong kế hoạch phát triển tới đây, du lịch
Việt Nam sẽ đẩy mạnh hơn việc nghiên cứu
khai thác các giá trị văn hoá làng quê để phát
triển những sản phẩm du lịch văn hoá đậm bản
sắc dân tộc, hấp dẫn và có sức cạnh tranh để
thu hút nhiều hơn nữa khách du lịch, đặc biệt
là khách du lịch quốc tế, góp phần thực hiện
những mục tiêu chiến lược đặt ra. Song quan

trọng hơn là thông qua phát triển du lịch làng
quê, sẽ góp phần bảo vệ và phát huy được các
giá trị văn hoá truyền thống và tạo cơ hội cho
cộng đồng người dân ở nông thôn, hiện chiếm
phần lớn dân số ở Việt Nam, tham gia tích cực
70

Số 26 - Tháng 12 - 2018

hơn vào hoạt động du lịch, có thêm thu nhập
để cải thiện được cuộc sống của mình.
4. Giải pháp tạo sức sống cho di sản văn hóa
thơng qua con đường du lịch
Thực tế minh chứng di sản văn hóa tạo
sức hấp dẫn vơ cùng tận cho điểm đến du
lịch; di sản văn hóa là động cơ (duyên cớ) cho
chuyến đi, là môi trường tương tác và trải
nghiệm đáng giá cho du khách và trở thành tài
nguyên, nguồn lực chiến lược cho phát triển
du lịch. Cũng chính sức cuốn hút ấy của di sản
văn hóa đã tạo nên những làn sóng đầu tư
vào du lịch di sản, những dòng khách du lịch
tấp nập đổ về; người người, nhà nhà làm du
lịch... Điều đó mang lại khơng chỉ những kết
quả tăng trưởng lan tỏa nhiều mặt về kinh tế
- xã hội, mà cịn bảo tồn chính di sản văn hóa.
Nhưng cũng chính q trình vận động du lịch
ồ ạt thiếu kiểm sốt ở nhiều nơi đang gieo rắc
khơng ít những tác động tiêu cực tới di sản
văn hóa, tạo ra những hệ lụy phải trả giá đắt.

Vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay đòi hỏi các bên
cùng hành động, có những biện pháp kiểm
sốt thích đáng để bảo tồn và phát huy bền
vững đối với di sản văn hóa trong phát triển du
lịch. Do đó, phát huy thế mạnh về tài nguyên
di sản văn hóa, trong đó lấy du lịch di sản là
hướng trọng tâm có tính chìa khóa hướng tới
mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn, đòi hỏi các bên cùng hành
động, có những giải pháp hữu hiệu về bảo tồn
và phát huy bền vững đối với di sản văn hóa
trong phát triển du lịch, cụ thể:
Một là, quan tâm đến việc ban hành văn
bản quy phạm pháp luật, hoạch định chính
sách quản lý và quy hoạch bảo tồn và phát
huy bền vững giá trị của di sản văn hóa trong
phát triển du lịch; bảo tồn và phát huy giá trị
di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, giá trị văn
hóa truyền thống gắn với quy hoạch phát triển
du lịch.


VĂN HĨA DU LỊCH

Hai là, có chiến lược phát triển du lịch văn
hóa phù hợp, trong đó lựa chọn sản phẩm du
lịch dựa trên phát huy giá trị di sản văn hóa;
phát triển du lịch có trách nhiệm gắn với văn
hóa cộng đồng; tơn trọng đa dạng văn hóa,
đề cao vai trị văn hóa bản địa; nâng cao nhận

thức, bảo vệ lợi ích và phát huy vai trị của
cộng đồng dân cư địa phương trong phát triển
du lịch văn hóa.

truyền thông. Đồng thời, du khách cũng cần
nêu cao ý thức để “du lịch có trách nhiệm” như
phản xạ có trong mỗi người nhằm phát huy
các giá trị động lực, tạo sức lan tỏa của hoạt
động du lịch, tăng cường đóng góp tích cực từ
các hoạt động này cho sự nghiệp bảo tồn giá
trị văn hóa thơng qua con đường du lịch nhằm
phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phương
nói riêng và của quốc gia nói chung.

Ba là, định hướng hoạt động du lịch và các
hoạt động dân sinh khác trong lòng di sản một
cách bền vững; quy định chi tiết về quy tắc
ứng xử với di sản; những gì được làm, khơng
được làm, những gì nên, khơng nên làm; kiểm
sốt nghiêm ngặt tác động về sức chứa, loại
hình hoạt động và cân bằng nhịp sống của hệ
sinh thái tại di sản; khuyến khích cộng đồng
địa phương chủ động cùng tham gia quản lý
di sản, gắn lợi ích của cộng đồng địa phương
với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

H.V.S

Bốn là, xây dựng hệ thống dữ liệu số hóa về
di sản văn hóa Việt Nam, ứng dụng công nghệ

4.0 trong quản lý khai thác di sản văn hóa và
phát triển du lịch di sản; tăng cường đào tạo kỹ
năng thuyết minh và ứng dụng thuyết minh tự
động để làm thăng hoa giá trị cho di sản trong
hoạt động hướng dẫn du lịch và phát triển sản
phẩm du lịch thông minh.
Năm là, xử lý nghiêm, triệt để những vi
phạm đối với di sản, gắn liền với quá trình
tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức
cho doanh nghiệp, người dân và du khách;
khuyến khích, tơn vinh các hoạt động du lịch
tình nguyện, tự nguyện đóng góp nguồn lực,
trí tuệ cho việc bảo tồn và phát huy giá trị di
sản văn hóa.
Du lịch có trách nhiệm sẽ là con đường đạt
tới phát triển du lịch bền vững. Để thực hiện
được mục tiêu này, bên cạnh chính sách hỗ trợ
cho nguồn lực bảo vệ văn hóa, mơi trường, cần
có sự hợp tác của các doanh nghiệp du lịch,
Số 26 - Tháng 12 - 2018

(TS., Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch)
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2018), Báo
cáo về công tác bảo vệ và phát huy gía trị di sản
văn hóa Việt Nam vì sự phát triển bền vững, trong
Kỷ yếu Hội nghị Bảo vệ và phát huy giá trị di sản
văn hóa Việt Nam vì sự phát triển bền vững, Hà
Nội, tháng 7 năm 2018.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2017), Nghị quyết

của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn (Nghị quyết số 08-NQ/
TW ngày 16/01/2017).
3. Quốc hội Nước CHXHCNVN (2005), Luật Du
lịch (Luật số 44/2005/QH11 ngày14/6/2005).
4. Quốc hội Nước CHXHCNVN (2017), Luật Du
lịch (Luật số 09/2017/QH14 ngày 19/6/2017).
5. Hà Văn Siêu (2018), Yêu cầu đặt ra trong xây
dựng Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai
đoạn tới, />php/items/26876
6. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định
phê duyệt “Chiến phát triển lược phát triển du lịch
Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”
(Quyết định số 2473/QĐ-TTg, ngày 30/12/2011).
7. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1999), Pháp
lệnh Du lịch (Pháp lệnh số 11/1999/PL-UBTTQH10
ngày 08/02/1999).
8.
Ngày nhận bài: 6 - 10 - 2018
Ngày phản biện, đánh giá: 15 - 11 - 2018
Ngày chấp nhận đăng: 23 - 12 - 2018

VĂN HÓA
NGHIÊN CỨU

71




×