Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC HẠCH TOÁN CPSX ĐỂ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP Ở CÁC DOANH NGHIỆP XDCB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.88 KB, 29 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC HẠCH TOÁN CPSX ĐỂ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP Ở CÁC DOANH NGHIỆP
XDCB
I/ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÀNH XDCB VÀ SẢN PHẨM XÂY LẮP ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP
1. Đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản
XDCB là ngành sản xuất vật chất mang tính chất công nghiệp nhằm tạo ra
cơ sở vật chất cho xã hội như nhà cửa, vật kiến trúc, cầu cống, đường xá... Trong
các doanh nghiệp xây lắp nhận thầu giữ vai trò quan trọng, hoạt động chủ yếu
theo phương thức nhận thầu khối lượng xây lắp của chủ đầu tư. Tình hình và
điều kiện sản xuất trong xây dựng thì thiếu tính ổn định. Do các sản phẩm sản
xuất ở ngay nơi tiêu thụ nên hoạt động địa bàn của đơn vị là rất rộng và thường
cách rất xa trung tâm trụ sở chính của đơn vị, nhất là trong nền kinh tế thị trường
và trong cơ chế mới của ngành XDCB là phải đấu thầu cho nên việc phát sinh
một công trình mới ở nơi này hay nơi khác là một yếu tố khách quan. Chính vì
vậy mà doanh nghiệp phải tìm ra cách tổ chức sản xuất cho phù hợp và có hiệu
quả.
2. Đặc điểm của sản phẩm xây dựng
- Sản phẩm xây dựng là những công trình, vật kiến trúc... có qui mô lớn cả về
hình thức và tiền vốn thời gian sản xuất sản phẩm xây lắp thường lâu dài. Nó được
xây dựng và sử dụng tại chỗ đứng cố định tại địa điểm xây dựng, phân bố tản mạn
ở nhiều nơi trên lãnh thổ.
- Sản phẩm xây dựng có kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, sản xuất thiếu
tính ổn định do thiết kế thay đổi trong quá trình thi công, phụ thuộc chặt chẽ vào
điều kiện địa chất và thời tiết của địa phương có tính cá biệt cao về công dụng,
cách cấu tạo cũng như phương án thi công.
- Sản phẩm xây dựng liên quan đến nhiều ngành, cả về phương diện cung cấp
NVL đến quá trình sản xuất sản phẩm.
Từ những đặc điểm trên mà công tác tổ chức hạch toán trong các doanh
nghiệp xây lắp có những khác biệt đối với những ngành sản xuất khác.


Các sản phẩm xây dựng đều phải được lập dự toán bao gồm dự toán thiết kế
và dự toán thi công. Dẫn đến trong quá trình xây dựng các chi phí thi công phải
được đối chiếu với dự toán và lấy dự toán làm thước đo hiệu quả của quá trình sản
xuất.
+ Sản phẩm xây dựng có tính chất hàng hoá thể hiện rõ rệt ở chố người mua
đã xác định trước giá cả. Hơn nữa công tác quản lý sử dụng và hạch toán tài sản,
vật tư tiền vốn cũng hế sức phức tạp chịu ảnh hưởng của thiên nhiên.
Đặc điểm của sản phẩm xây dựng và sản xuất xây dựng ảnh hưởng đến việc
tổ chức hạch toán công tác kế toán trong các doanh nghiệp xây lắp được biểu hiện
tập trung ở nội dung, phương pháp trình tự kế toán CPSX phân loại chi phí và cơ
cấu giá thành xây lắp.
II/ BẢN CHẤT- CHỨC NĂNG CỦA CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM
1. Bản chất - chức năng của chi phí sản xuất
Cũng giống như đối với các DNSX, để tiến hành hoạt động SXKD doanh
nghiệp xây lắp cần phải có 3 yếu tố.
- Tư liệu lao động như: nhà xưởng, máy móc, thiết bị và TSCĐ khác...
- Đối tượng lao động: nguyên vật liệu, nhiên liệu...
- Yếu tố con người hay sức lao động.
Quá trình sử dụng các yếu tố cơ bản trong sản xuất cũng đồng thời là quá
trình doanh nghiệp phải bỏ ra những CPSX tương ứng. Trong điều kiện nền kinh tế
hàng hoá và cơ chế tự hạch toán, mọi chi phí trên đều được biểu hiện bằng tiền.
Trong đó chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí NVL là biểu hiện bằng hao phí về lao
động vật hoá, chi phí nhân công là biểu hiện bằng tiền của hao phí về lao động
sống. Thực chất CPSX của doanh nghiệp là sự chuyển dịch vốn của doanh nghiệp
vào đối tượng tính giá thành nhất định.
Chi phí sản xuất là khoản doanh nghiệp phải chi ra cho quá trình sản xuất gắn
với kỳ SXKD nhất định. Chi tiêu tiền vốn của doanh nghiệp, bất kể nó được sử
dụng vào mục đích gì? Tổng số chi tiêu của doanh nghiệp trong kỳ bao gồm chi
tiêu cho quá trình cung cấp, cho quá trình SXKD và cho cả quá trình tiêu thụ sản

phẩm.
Để được đánh giá chất lượng kinh doanh của các DNSX nói chung, chi phí
còn phải được xem xét trong mối quan hệ với mặt thứ 2 đồng thời cũng là mặt cơ
bản của quá trình sản xuất đó là kết quả sản xuất thu được. Quan hệ đó hình thành
nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm.
2. Bản chất - chức năng của giá thành xây lắp
- Giá thành sản phẩm là một phạm trù kinh tế gắn liền với sản xuất hàng hoá,
giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu tính toán không thể thiếu của chế độ quản lý
theo nguyên tắc hạch toán kinh tế. Nó vừa mang tính khách quan vừa mang tính
chủ quan trong một phạm vi nhất định. Do đó cần phải xem xét đánh giá giá thành
dưới nhiều góc độ nhằm sử dụng chỉ tiêu này một cách hiệu quả. Mục đích SXKD
hay nói khác đi là mục đích bỏ ra chi phí của doanh nghiệp xây lắp được hiểu là
lượng lao động hao phí kết tinh trong một đơn vị sản phẩm. Ở góc độ này thì giá
thành sản phẩm mang tính chất khách quan vì sự di chuyển và kết tinh của giá trị
tư liệu sản xuất và hao phí lao động trong sản phẩm sản xuất là tất yếu.
- Giá thành sản phẩm luôn chứa đựng 2 mặt khác nhau vốn có bên trong của
nó là lượng CPSX đã chi ra và lượng giá trị sử dụng thu hồi được cấu thành trong
khối lượng sản phẩm xây lắp cơ bản hoàn thành. Nếu như các doanh nghiệp xây
lắp với tư cách là người sản xuất cứ duy trì cách tính toán chủ quan không phản
ánh yếu tố giá trị thì hậu quả tất yếu là không thực hiện được tái sản xuất và mở
rộng sản xuất một cách chủ động. Hạch toán CPSX để tính giá thành sản phẩm
đúng với các yếu tố giá trị được xem là nguyên tắc cơ bản.
Giá thành sản phẩm có 2 chức năng chủ yếu là. Chức năng thước đo bù đắp
chi phí và chức năng lập giá. Toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp chi ra để hoàn
thành một khối lượng công tác xây lắp phải được bù đắp bằng chính số tiền thu về
do bàn giao quyết toán khối lượng công tác xây lắp đó.
Trong các doanh nghiệp XDCB giá thành của sản phẩm là giá nhận thầu. Do
đó giá nhận thầu xây lắp sẽ biểu hiện giá trị của công trình hạng mục công trình
thông qua cơ sở giá thành dự toán để xác định. Cuối cùng giá thành xây lắp được
xem là chỉ tiêu chất lượng công tác quản lý của doanh nghiệp. Nó phản ánh tác

động tích cực của việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật và quản lý vào sản xuất.
3. Quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh
nghiệp xây lắp.
- CPSX và giá thành sản phẩm là 2 khái niệm riêng biệt về bản chất đều là
những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp chi ra rong
quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm, là 2 mặt biểu hiệu của quá trình sản xuất có
mối quan hệ chặt chẽ vừa là tiền đề, nguyên nhân kết quả của nhau.
- Các sản phẩm xây dựng đều phải được lập dự toán bao gồm dự toán thiết kế,
dự toán thi công. Dẫn đến trong quá trình xây dựng các chi phí thi công phải được
đối chiếu với dự toán và lấy dự toán làm thước đo hiệu quả của quá trình sản xuất.
- Sản phẩm xây dựng có tính chất hàng hoá thể hiện rõ rệt ở chỗ người mua
đã xác định trước giá cả. Kết cấu xây dựng có tính đặc thù đòi hỏi phải tổ chức
cung ứng vật tư đầy đủ, kịp thời để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cũng như tiến độ thi
công.
- Giá thành sản phẩm và CPSX trong xây dựng cơ bản chỉ thống nhất trong
từng trường hợp đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành là một công
trình, hạng mục công trình được hoàn thành trong kỳ tính giá thành hoặc giá trị
khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ và cuối kỳ là bằng nhau.
- Giữa CPSX và giá thành sản phẩm xây lắp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. Chi phí biểu hiện mặt hao phí còn giá
thành biểu hiện mặt kết quả của quá trình sản xuất. Đây là 2 mặt thống nhất của
một quá trình. Vì vậy chúng giống nhau về chất. CPSX và giá thành sản phẩm xây
lắp đều bao gồm các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh
nghiệp xây lắp đã bỏ ra trong quá trình thi công.
Tuy nhiên do bộ phận CPSX giữa các kỳ không đều nhau nên giá thành CPSX
lại khác nhau về lượng.
= + -
Như vậy nếu CPSX là tổng hợp những chi phí phát sinh trong một thời kỳ
nhất định thì giá thành sản phẩm lại là tổng hợp những chi phí chi ra gắn liền với
việc sản xuất và hoàn thành một khối lượng công việc xây lắp nhất định được

nghiệm thu, bàn giao và thanh toán.
Giá thành sản phẩm xây lắp và CPSX chỉ thống nhất về lượng trong trường
hợp đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành là một công trình, hạng
mục công trình dược hoàn thành trong kỳ tính giá thành hoặc giá trị khối lượng xây
lắp dở dang đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau.
III. HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP XÂY
LẮP
Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất mang tính chất công nghiệp có những
đặc điểm riêng biệt khác với các ngành sản xuất khác. Do vậy nội dung tổ chức
hạch toán CPSX trong kinh doanh xây lắp cũng có điểm khác biệt như sau:
Tổ chức hạch toán chi phí được tập hợp dưới đội sau đó mới được đưa lên
công ty kế toán đội tập hợp trực tiếp của vật liệu, nhân công, máy thi công của các
đội cho từng công trình, hạng mục, nhân công, máy thi công lên phòng kế toán tài
vụ của công ty để đối chiếu với kế toán giá thành của công ty theo từng tháng, năm
và đối chiếu từ khi bắt đầu thi công đến khi kết thúc công trình bàn giao.
1.Chi phí sản xuất trong ngành kinh doanh xây lắp
Quá trình sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp là quá trình chuyển biến của
các loại vật liệu xây dựng, thành phần dưới sự tác động của máy móc thiết bị và
sức lao động của công nhân kỹ thuật... Hay nói cách khác, các yếu tố về tư liệu lao
động, đối tượng lao động dưới sự tác động có mục đích của sức lao động qua quá
trình thi công sẽ trở thành sản phẩm xây lắp. Nhưng hao phí này được biểu hiện
dưới hình thái giá trị đó là CPSX.
* Chi phí sản xuất trong XDCB là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về
lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến khối
lượng xây lắp hoàn thành trong kỳ kinh doanh.
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp xây lắp phát sinh thường xuyên trong suốt
quá trình tồn tại và hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, nhưng để phục vụ cho
quản lý và hạch toán kinh doanh, CPSX phải được tính toán tập hợp theo một kỳ
nhất định và luôn phải là chi phí thực. Như vậy có nhiều khoản chi ra trong quá
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng không được coi là CPSX như

cái khoản chi trả về phạm vi hợp đồng, hao hụt NVL ngoài định mức.
2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh
CPSX kinh doanh có rất nhiều loại, nhiều khoản khác nhau cả về nội dung
tính chất, công dụng, vai trò, vị trí... trong quá trình kinh doanh. Để thuận lợi cho
công tác quản lý và hạch toán cần thiết phải tiến hành CPSX. Xuất phát từ mục
đích và yêu cầu khác nhau của quản lý, CPSX cũng được phân loại theo những tiêu
thức khác nhau. Đối với các doanh nghiệp xây lắp - thông thường CPSX sản phẩm
được phân loại theo các tiêu thức sau:
2.1. Phân loại theo nội dung tính chất kinh doanh của chi phí (hay còn gọi
là phân loại CPSX theo yếu tố)
Theo cách phân loại này, căn cứ vào tính chất nội dung t của các chi phí giống
nhau xếp vào một yếu tố, không phân biệt chi phí đó phát sinh trong lĩnh vực nào?
ở đâu và mục đích hoặc tác dụng của nó như thế nào? Theo cách phân loại này thì
toàn bộ CPSX trong doanh nghiệp xây lắp được chi thành các yếu tố.
- Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm các chi phí về các loại đối tượng lao động
như NVL chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ - dụng cụ thuộc TSLĐ và
các vật liệu thiết bị XDCB khác đã hao phí trong quá trình sản xuất.
- Chi phí nhân công: là toàn bộ số tiền công và các khoản phải trả cho người
lao động trong doanh nghiệp.
- Chi phí khấu hao TSCĐ: là giá trị hao mòn của máy móc thiết bị tham gia
vào quá trình sản xuất, kết tinh vào sản phẩm cần tái tạo và đầu tư mới.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là số tiền phải trả về các loại dịch vụ mua
ngoài, thuê ngoài phục vụ cho sản xuất hoạt động của doanh nghiệp như chi phí
dịch vụ, tiền điện nước, điện thoại.
- Chi phí bằng tiền khác: là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất
ngoài các yếu tố trên như các chi phí bằng tiền mặt, TGNH, thông qua công tác
tiếp khách, hội họp...
Phân loại chi phí theo nội dung này có tác dụng cho biết kết cấu, tỷ trọng từng
loại chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra để lập bảng thuyết minh báo cáo tài chính
phục vụ cho yêu cầu thông tin và quản trị doanh nghiệp.

2.2. Phân loại CPSX theo mục đích, công dụng của chi phí
Mỗi yếu tố CPSX phát sinh trong kỳ đều có mục đích và công dụng nhất định,
theo cách phân loại này người ta chia CPSX thành chi phí trực tiếp và chi phí gián
tiếp.
- Chi phí trực tiếp: là những khoản chi phí có liên quan trực tiếp tới quá trình
sản xuất và tạo ra sản phẩm bao gồm chi phí về NVL xây dựng, tiền lương công
nhân sản xuất.
- Chi phí gián tiếp: Gồm những khoản chi phí phục vụ chung cho việc thi
công và không được tính trực tiếp cho từng đối tượng cụ thể. Các chi phí này bao
gồm: chi phí quản lý hành chính, chi phí phục vụ nhân công, chi phí phục vụ thi
công, chi phí về các khoản thiệt hại và các chi phí chung khác.
Theo cách phân loại này thì CPSX là những chi phí cần thiết cấu thành sản
phẩm xây lắp như CPNVLTT, CPNCTT và CPSXC.
2.3. Phân loại chi phí theo khoản mục giá thành
Theo cách phân loại này căn cứ vào mục đích và công dụng của chi phí trong
sản xuất kinh doanh để chia ra các khoản mục chi phí khác nhau.
Toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ đựoc chia làm các khoản mục chi phí:
- Chi phí NVLTT là tất cả những chi phí về NVL chi ra để cấu tạo nên thực
thể công trình như: Gạch, cát, xi măng... các cấu kiện bê tông và các phụ gia khác.
Giá trị vật liệu kể trên tính theo giá thực tế như vận chuyển, bốc dỡ...
- Chi phí nhân công trực tiếp: Là toàn bộ tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp
và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất.
- Chi phí sử dụng máy thi công: là các chi phí trực tiếp liên quan đến việc sử
dụng máy để hoàn thành sản phẩm xây lắp. Tiền khấu hao sử dụng máy để hoàn
thành sản phẩm xây lắp. Tiền khấu hao máy móc thiết bị, tiền thuê máy, tiền lương
công nhân điều khiển máy thi công, chi phí về nhiên liệu động lực dùng cho máy
thi công.
- Chi phí sản xuất chung: Là những khoản mục chi phí trực tiếp chi phí trực
tiếp phục vụ cho sản xuất của đội, chi phí liên quan đến nhiều công trình bao gồm.
Chi phí tiền lương nhân viên quản lý đội, các khoản trích tiền lương, khấu hao

TSCĐ, dùng chung cho đội, chi phí vật liệu công cụ- dụng cụ dùng chung cho
quản đội...
Do đặc điểm của sản phẩm xây lắp và phương pháp lập dự toán trong XDCB
là dự toán được lập cho từng đối tượng xây dựng theo các khoản mục giá thành
nên phương pháp phân loại chi phí khoản mục là phương pháp được sử dụng rất
phổ biến trong các doanh nghiệp xây lắp.
2.4. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung cấu thành chi phí.
- Chi phí đơn nhất là chi phí do một yếu tố cấu thành như chi phí nguyên vật
liệu dùng trong sản xuất, chi phí nhân công sản xuất.
- Chi phí tổng hợp là chi phí do nhiều yếu tố cấu thành được tập hợp lại theo
cùng một công dụng như chi phí sản xuất chung.
Cách phân loại chi phí theo nội dung cấu thành chi phí giúp cho việc nhận
thức cơ cấu của từng loại chi phí trong giá thành sản phẩm để tổ chức công tác kế
toán hạch toán CPSX thích hợp với từng loại.
Ngoài các cách phân loại trên, còn có cách phân loại CPSX như:
- Phân loại chi phí sản xuất theo chi phí cố định và chi phí biến đổi
- Phân loại chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất
- Phân loại chi phí sản xuất theo thời kỳ và chi phí theo sản phẩm
* Mỗi một cách phân loại chi phí sản xuất có ý nghĩa riêng phuc vụ cho từng
yêu cầu quản lý và từng đối tượng cung câp thông tin cụ thể nhưng chúng luôn
luôn bổ sung cho nhau nhằm quản lý chi phí một cách có hiệu quả trong phạm vi
doanh nghiệp xây lắp trong từng thời kỳ nhất định.
3. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất xây lắp
- Công tác kế toán CPSX để tính giá thành sản phẩm xây lắp có đáp ứng được
nhu cầu quản lý của doanh nghiệp hay không còn phụ thuộc vào việc xác định đối
tượng hạch toán CPSX để tính giá thành sản phẩm.
- Đối tượng tập hợp CPSX là phạm vi giới hạn mà chi phí sản xuất phát sinh
được tập hợp theo phạm vi giới hạn đó.
- Đối với các doanh nghiệp xây lắp do các đặc điểm về sản xuất như:
Có quy trình công nghệ phức tạp, loại hình sản xuất đơn chiếc, mỗi hạng mục

công trình có thiết kế dự toán riêng, cấu tạo vật chất khác nhau, tổ chức sản xuất
thường phân chia làm nhiều khu vực, bộ phận thi công... nên đối tượng hạch toán
CPSX là các công trình, hạng mục công trình, đơn đặt hàng.
Thực chất của xác định đối tượng hạch toán CPSX là xác định nơi chịu chi
phí.
4. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
Là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp
và phân loại các chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng hạch toán
chi phí. Trong doanh nghiệp kinh doanh xây lắp thường sử dụng một số phương
pháp hạch toán chi phí sản xuất sau:
- Phương pháp hạch toán CPSX theo công trình, hạng mục công trình hàng
tháng CPSX phát sinh liên quan đến công trình, hạng mục công trình đó thì các
khoản chi phí đó được phân chia theo các khoản mục giá thành. Giá thành thực tế
của đối tượng đó chính là tổng số chi phí cho từng đối tượng kể từ khi khởi công
cho đến khi hoàn thành.
- Phương pháp hạch toán CPSX theo đơn đặt hàng. Chi phí phát sinh hàng
tháng sẽ được tâp hợp và phân loại hoặc theo đơn đặt hàng riêng biệt.Khi đơn đặt
hàng hoàn thành, tổng chi phí phát sinh tập hợp theo đơn đặt hàng từ lúc khởi công
đến khi hoàn thành là giá thành thực tế của đơn đặt hàng đó.
- Phương pháp hạch toán CPSX theo đơn vị thi công (công trường, đội thi
công) các chi phí phát sinh được tập hợp theo từng đơn vị thi công. Trong từng đơn
vị đó chi phí lại được tập hợp theo từng đối tượng chịu chi phí như: hạng mục công
trình, nhóm hạng mục công trình...
Cuối tháng tổng hợp CPSX phát sinh ở từng đơn vị thi công so sánh với dự
toán cấp phát để xác định hạch toán kế toán nội bộ. Khi công trình, hạng mục công
trình hoàn thành phải tính giá riêng cho công trình, hạng mục công trình đó bằng
các phương pháp tính giá thành thích hợp.
5. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xây lắp bao gồm
nhiều loại có tính chất và nội dung khác nhau, phương pháp hạch toán để tính

CPSX vào giá thành khác nhau. Khi phát sinh trước hết CPSX được biểu hiện
theo yếu tố chi phí sau đó mới biểu hiện thành khoản mục giá thành sản phẩm.
Trình tự hạch toán CPSX là thứ tự các bước công việc
Đối với ngành XDCB công việc này được thực hiện qua các bước.
- Bước 1: Tập hợp chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng công trình,
hạng mục công trình.
- Bước 2: Tính toán và phân bổ lao vụ của các ngành sản xuất kinh doanh phụ
và có liên quan trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình trên cơ sở khối
lượng lao vụ và giá thành đơn vị lao vụ.
- Bước 3: Tập hợp và phân bổ CPSX chung cho các công trình, hạng mục
công trình có liên quan.
- Bước 4: Xác định CPSX dở dang cuối kỳ
5.1. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên
a)*Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí NVL trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong CPSX sản phẩm xây lắp
chi phí NVL trực tiếp bao gồm giá trị thực tế của vật liệu chính, vật liệu phụ, các
cấu kiện.
Nếu trong điều kiện thực tế không cho phép tính trực tiếp chi phí NVL cho
từng công trình, hạng mục công trình thì áp dụng phương pháp phân bổ theo tiêu
thức hợp lý (như tỷ lệ với định mức tiêu hao vật liệu...)
= x
Tỷ lệ (hệ số) phân bổ =
Để theo dõi các khoản CPNVL trực tiếp kế toán sử dụng TK621 “chi phí
NVL trực tiếp”, tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi
phí (công trình, hạng mục công trình).

×