Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CẢNG KHUYẾN LƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.35 KB, 41 trang )

THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT
QUẢ KINH DOANH TẠI CẢNG KHUYẾN LƯƠNG
II.1. Sự thành lập, quá trình phát triển của Cảng Khuyến Lương
Cảng Khuyến Lương thuộc Xí nghiệp liên hiệp vận tải Biển pha sông.
Cảng Khuyến Lương là một doanh nghiệp Nhà nước hạch toán phụ thuộc và
chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động, sản xuất kinh doanh và tài chính
trước Xí nghiệp liên hợp vận tải biển pha sông.
Cảng Khuyến Lương được thành lập theo quyết định số 2030 QĐ -
TCCB ngày 11/10/1985 của Bộ GTVT, Cảng có trụ sở chính đặt tại xã Trần
Phú huyện Thanh Trì - Hà Nội.
Điện thoại liên hệ: 8612050 - 8612051
Diện tích mặt bằng xây dựng Cảng là 11 ha.
Trước đây Cảng Khuyến Lương là một bến phà. Bến phà Khuyến
Lương nằm tại địa bàn hai xã là Trần Phú và Yên Sở thuộc huyện Thanh Trì -
Hà Nội. Phà Khuyến Lương là mạch máu giao thông nối liền Hà Nội với các
tỉnh Bắc và đông Bắc Bộ. Trong những năm tháng chiến tranh xảy ra ác liệt
phà Khuyến Lương đóng vai trò quan trọng trong quân sự quốc phòng và
phục vụ đời sống của nhân dân miền Bắc nói chung và nhân dân thủ đô Hà
Nội nói riêng. Sau khi cuộc kháng chiến trường kỳ của nhân dân ta kết thúc
với các chiến thắng vẻ vang trước các thế lực xâm lược, phà Khuyến Lương
đã được ghi nhận là đã góp phần to lớn vào thắng lợi chung của dân tộc, hoàn
thành nhiệm vụ là đã góp phần to lớn vào thắng lợi chung của dân tộc, hoàn
thành nhiệm cao cả của mình trong chiến đấu. Cùng với xu thế chung của thời
đại, phà Khuyến Lương đã chuyển mình sang phát triển kinh tế xã hội, hoà
mình vào xu thế chung của đất nước.
Phà Khuyến Lương đã đổi tên thành Cảng Khuyến Lương vào ngày 11
- 10 - 1985. Từ ngày này theo quyết định của Bộ Giao Thông Vận tải thì phà
1
1
Khuyến Lương cùng 44 chiến sĩ thanh niên xung phong đã được giao cho Xí
nghiệp liên hiệp vận tải Biển pha sông quản lý cùng cơ sở vật chất ban đầu là


hai chiếc phà dã chiến, một ca nô lai dắt và 1.500m
2
đất bãi sông Hồng.
Năm 1986 là năm chuyển mình mạnh mẽ của các thành phần kinh tế
của các thành phần kinh tế nhờ các chính sách mở cửa của Nhà nước. Sau đại
hội lần thứ VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Bộ Giao Thông Vận tải phê
duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật xây dựng Cảng giai đoạn I. Sau 3 năm xây
dựng, giai đoạn I kết thúc các hạng mục đưa vào sử dụng gồm:
+ Một cầu tầu dài 20m ở độ cao 10m được sử dụng để xếp dỡ hàng cho
tầu phà sông biển loại 1000 tấn.
+ Một cầu tầu dài 20m ở độ cao 7m chuyên dùng xếp dỡ hàng cho đoàn
xà lan, tầu sông tự hành.
+ Một bến chuyên dùng xếp, kích kéo hàng nặng, hàng siêu trường siêu
trọng.
+ Hai kho chứa hàng kiên cố với tổng diện tích bằng 1.720m
2
.
+ Ba cần trục bánh lốp có sức nâng 12 tấn, 16 tấn, 25 tấn.
+ Gần 30.000m
2
bãi chứa hàng.
Như vậy, cơ sở vật chất của Cảng đã được đầu tư lên rất nhiều, cùng đó
là số nhân công tăng lên trên 160 người. Sản lượng bốc xếp tăng lên liên tục
với các loại hàng: lương thực, đồ hộp, thực phẩm, phân đạm, urê, sắt, thép,
khí vv.....Theo nguồn hàng viện trợ của Liên Xô (cũ) cho Việt Nam để xây
dựng lại, xây dựng mới đất nước sau chiến tranh.
Năm 1991 do khủng hoảng chính trị giữa các nước trong phe xã hội
Chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường mở ra cùng đó là sự tự do cạnh tranh giữa
các doanh nghiệp trong nội bộ ngành, lại thêm trong lĩnh vực kinh doanh vận
tải bốc xếp hàng hoá ngày càng có nhiều đơn vị mới ra đời. Từ đó Cảng

Khuyến Lương đã rời vào tình trạng thiếu việc làm nghiêm trọng. Hàng hoá
về Cảng xếp dỡ ít đi, sản lượng bốc xếp hụt mạnh, tình hình kinh doanh rơi
vào khủng hoảng gần như thua lỗ. Cùng thời gian đó, xu hướng đô thị hoá tại
2
2
Hà Nội và các vùng phụ cận tăng nhanh, nắm bắt lấy cơ hội này lãnh đạo
Cảng đã xin phép Bộ Giao thông Vận tải, UBND thành phố Hà Nội được nạo
vét luồng sông Hồng tại vị trí vùng nước trước bến Cảng tạn thu sản phẩm là
cát san nền và cát xây dựng. Cảng Khuyến Lương đã trụ lại trong cơn khủng
hoảng và bước tiếp trên con đường phát triển của mình.
Đến ngày 03 - 09 - 1997 để phù hợp với tình hình lúc này đó là trên thị
trường có những diễn biến không thuận lợi do nhu cầu cát san nền và cát xây
dựng, kinh doanh dịch vụ vận tải bắt đầu giảm cùng với sự chuyển đổi của đất
nước Cảng được chuyển giao cho Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam và trước
đó là Bộ Giao Thông Vận Tải theo quyết định 428/TCTL của Tổng Công ty
cho tới nay.
Tới năm 2000 mặc dù Cảng có sự thay đổi nhiều về tổ chức, thị trường
có nhiều biến động song nhìn vào trang bị và số nhân công của Cảng ta thấy
Cảng đã trụ vững vàng và thực sự đang làm ăn có hiệu quả.
+ Nhân công của Cảng đã lên tới 260 người.
+ Thiết bị gồm: 7 chiếc cần trục, 3 chiếc xúc sola, 1 máy ủi, 10 ô tô tải
trên 10 tấn, 2 tàu hút nạo vét luồng vùng nướ trên bến, 2 tàu vận tải sông được
đầu tư chủ yếu bằng nguồn vốn tự có.
Cảng đã được Nhà nước ta ghi nhận bằng việc được Bộ Giao thông
Vận tải tặng bằng khen và được các cơ quan cấp trên tặng một số phần
thưởng. Đó là sự đánh giá đúng mức cho sự nỗ lự vượt khó đi lên từ truyền
thống "tự lực, tự cường" của tập thể cán bộ công nhân viên Cảng Khuyến
Lương trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tới nay ngoài nhiệm vụ chủ yếu là bốc xếp, vận chuyển hàng hoá, xây
dựng cơ bản và nhiệm vụ vận tải trong cả nước Cảng còn có nhiệm vụ: tổ

chức phòng cháy, chữa cháy, cấp cứu tai nạn phương tiện vận tải, xếp dỡ, tổ
chức điều tra, xử lý các vụ tai nạn gây tổn thất tài sản của Nhà nước xảy ra
trong phạm vi Cảng phụ trách, kinh doanh hành nghề xây dựng gồm: đào đắp
3
3
đất đá, san lấp mặt bằng tạo bãi, xây lắp các kết cấu công trình, thi công nền
móng mặt đường bộ, xây dựng công trình dân dụng...
Cơ cấu tổ chức Cảng Khuyến Lương.
II.2.1. Trước thời kỳ đổi mới:
Sự phát triển của Cảng cùng với các Cảng khác trước đây do chịu sự
quản lý của cơ chế bao cấp các hoạt động kinh doanh vận tải mang tính thụ
động cao, phụ thuộc quá nhiều vào sự quản lý của Nhà nước, công tác tạo
nguồn hàng vận tải cũng như công tác dịch vụ vận tải đều bị điều tiết theo chỉ
tiêu vận tải, bốc xếp, do Nhà nước chỉ đạo.
II.2.2. Sau thời kỳ đổi mới:
Sau nghị quyết VI và VII của Đại hộ Đảng, nền kinh tế nước ta chuyển
sang kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước. Cũng từ
đây đánh giá được trình độ quản lý dẫn dắt của ban lãnh đạo của doanh
nghiệp. Bước đầu, trong quá trình thích ứng Cảng và các doanh nghiệp khác
đều gặp phải những khó khăn nhất định song Cảng cũng như ban lãnh đạo
Cảng đã làm cho các hoạt động của Cảng dần đi vào ổn định đáp ứng được
với thị trường. Nắm bắt nhanh môi trường kinh doanh để vận dụng vào tình
hình mới của Cảng, tổ chức bộ máy hoạt động theo môi trường mới. Chính vì
vậy Cảng đã hoà nhập tốt vào thị trường tạo được cho mình chỗ đứng vững
chắc riêng.
Mô hình tổ chức hoạt động kinh doanh của Cảng Khuyến Lương
(Xem sơ đồ số 1)
Giải thích sơ đồ:
II.3.1. Bộ máy quản lý:
* Giám đốc

4
4
Giám đốc Cảng là người có quyền điều hành cao nhất trong Cảng, chịu
trách nhiệm trước pháp luật về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của
Cảng Khuyến Lương. Đồng thời phụ trách trực tiếp.
Phòng Tài chính - Kế toán: Trực tiếp thực hiện các quyết định của lãnh
đạo Cảng, theo dõi, giám sát, tham mưu và báo cáo Giám đốc trong các lĩnh
vực:
Thống kê kế toán tài chính
Các hoạt động tài chính
Quan hệ với cơ quan ngân hàng
Nhiệm vụ của phòng kế toán:
+ Tính toán, ghi chép đầy đủ chính xác kịp thời tất cả các nghiệp vụ
kinh doanh phát sinh theo trình tự một cách hệ thống.
+ Giám sát tình hình hoạt động tài chính của Xí nghiệp
+ Tổng hợp báo cáo tài chính vào cuối mỗi chu kỳ kinh doanh theo yêu
cầu của giám đốc Xí nghiệp các cơ quan chủ quản và các cơ quan quản lý của
Nhà nước.
+ Lập kế hoạch tài chính chu kỳ kinh doanh tiếp theo.
Phòng kỹ thuật - vật tư: Tham mưu và báo cáo giám đốc trong các lĩnh
vực:
Khoa học kỹ thuật công nghệ.
Cung ứng vật tư công nghệ
Quản lý thiết bị, phương tiện và vật tư.
Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch sửa chữa thiết bị.
Xưởng sửa chữa cơ khí:
Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện trong toàn Cảng.
Bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, phương tiện, công cụ phục vụ sản xuất.
Giải quyết các sự cố về cơ khí, điện.
Phó giám đốc: Có 2 phó giám đốc giúp việc điều hành các hoạt động

của Cảng theo sự phân công và uỷ quyền của ban giám đốc Cảng cụ thể:
5
5
Phó giám đốc sản xuất kinh doanh: phụ trách, chỉ đạo, theo dõi, giám
sát và tham mưu giúp Giám đốc trong các lĩnh vực:
+ Kế hoạch - Điều độ sản xuất kinh doanh
+ Tổ chức tiếp cận thị trường
+ Tiếp xúc với khách hàng trước khi giám đốc làm việc ký kết hợp
đồng.
Phó Giám đốc nội chính: Phụ trách, chỉ đạo, theo dõi, giám sát và tham
mưu giúp giám đốc trong các lĩnh vực.
+ Tổ chức - lao động, tiền lương
+ Bảo vệ chính trị nội bộ - đời sống, hành chính.
+ Xây dựng cơ bản
Phòng Nhân chính: Trực tiếp thực hiện các quyết định của lãnh đạo
Cảng, theo dõi, giám sát, tham mưu và báo cáo Giám đốc trong lĩnh vực:
Quản lý hồ sơ nhân sự, tổ chức cán bộ.
Lao động, tiền lương
Các hợp đồng kinh tế: Văn thư, tạp vụ, lưu trữ, ý tế, thông tin.
Công tác an toàn và bảo hộ lao động
Các loại hình bảo hiểm.
Phòng Kế toán - Thường vụ: tham mưu và báo cáo Giám đốc trong các
lĩnh vực.
Xây dựng các kế hoạch sản xuất.
- Chỉ đạo các nghiệp vụ sản xuất hàng ngày.
Công tác Cảng vụ, thương vụ: (là công tác đón tàu từ nơi khác về, kiểm
tra kiểm định các thủ tục về tàu, giao dịch với tầu).
Thực hiện các kế hoạch sản xuất.
Lập kế hoạch xây dựng cơ bản, kế hoạch phát triển sản xuất kinh
doanh, tiếp cận thị trường.

Phòng Bảo vệ đời sống: Theo dõi, giám sát, tham mưu và báo cáo Giám
đốc trong các lĩnh vực
6
6
Bảo vệ cơ quan, an ninh khu vực Cảng và khu vực lân cận.
Phụ trách đời sống: nhà ăn ca, kinh doanh dịch vụ.
Lập và thực hiện kế hoạch phòng chống cháy nổ.
Thiết lập quan hệ với các cơ quan công an, chính quyền địa phương
phối hợp công tác an ninh trật tự.
Đội khái thác:
Thực hiện các nhiệm vụ theo lệnh sản xuất
Trực tiếp sử dụng và bảo quản các thiết bị công cụ sản xuất
Thực hiện các biện pháp an toàn cấp Đội.
Đội kho hàng:
Giao nhận hàng hoá
Kinh doanh cát xây dựng
Quản lý kho, bãi, nhà cân và hàng hoá lưu kho bãi
Ban xây dựng cơ bản:
Kinh doanh xây dựng các công trình vừa và nhỏ
Tham gia lập các dự án đầu tư xây dựng cơ bản phát triển Cảng.
Trong những năm vừa qua, ban lãnh đạo Cảng đã thực hiện việc quản
lý hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả, tạo điều kiện tăng
doanh thu và lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn của Cảng, cụ thể như sau:
Qua phân tích tài chính và báo cáo kết quả kinh doanh của năm 1999 -
2000.
7
7
Biểu 1: Bảng phân tích tình hình tài chính
TT Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002
So sánh

Số tiền (đồng) Tỷ lệ
1 Tổng doanh thu (đồng) 11.959.352.36
7
14.756.005.63
9
2.796.653.27
2
23,39
2 Các khoản giảm trừ 0 0 0 0
3 Doanh thu thuần (đồng) 11.959.352.36
7
14.756.358.92
7
2.797.006.56
0
23,39
4 Giá vốn hàng bán (đồng) 10.630.962.71
9
13.061.957.13
8
2.430.994.41
9
22,86
5 Lợi nhuận trước thuế (đồng) 82.255.536 94.569.267 12.313.713 14,9
6 Lợi nhuận sau thuế (đồng) 82.255.536 94.569.267 12.313.713 14,9
7 Thu nhập bình quân người
lao động (đồng)
728.900 954.800
225.800 30,99
8 Vòng quay của vốn kinh

doanh (vòng)
0,932 0,941
9 Hệ số sinh lời của vốn kinh
doanh
0,015 0,018
10 Hệ số phục vụ của chi phí
kinh doanh
1,124 1,129
11 Hệ số phục vụ của vốn kinh
doanh
1,049 0,063
12 Hệ số lợi nhuận của chi phí
kinh doanh
0,017 0,019
13 Mức bảo toàn và tăng
trưởng vốn
50.327.985 57.474.008
14 Tốc độ bảo toàn và tăng
trưởng vốn
0,007 0,008
Nhận xét:
Trong năm 2001 một đồng vốn quay được 0,932 vòng còn năm 2002
quay đượ0,941 vòng. Như vậy, năm 2002 vòng luân chuyển vốn nhanh hơn
so với năm 2001 là 0,009 vòng do khâu thanh toán nhanh. Trong năm 2001 cứ
đầu tư một đồng tiền vốn, thì thu được 0,015 đồng lợi nhuận sau thuế còn
năm 2002 thu được 0,018 đồng lợi nhuận. Hoạt động kinh doanh của Cảng
Khuyến Lương là có hiệu quả mặc dù hiệu quả ấy chưa cao so với các doanh
nghiệp khác. Bình quân trong năm 2001 cứ một đồng tiền vốn tạo ra 1,049
8
8

đồng doanh thu, năm 2002 một đồng tiền vốn tạo ra 1,063 đồng doanh thu.
Qua đó có thể thấy rằng việc quản lý vốn của Cảng là tốt. Hệ số phục vụ của
chi phí kinh doanh trong năm 2001 cứ bỏ ra một đồng chi phí kinh doanh thì
thu được 1,124 đồng doanh thu, năm 2002 cứ một đồng chi phí kinh doanh
tạo ra 1,129 đồng doanh thu. Trong năm 2001 cứ một đồng chi phí tạo ra
được 0,017 đồng lợi nhuận sau thuế, còn năm 2002 tạo ra được 0,019 đồng lợi
nhuận. Như vậy việc quản lý chi phí của Cảng là tốt nhưng bên cạnh đó Cảng
cần có sự quản lý chặt chẽ hơn nữa để giảm bớt chi phí kinh doanh.
Bảng 2: Kết quả kinh doanh của Cảng Khuyến Lương qua một số năm.
Chỉ tiêu
Năm 2001 Năm 2002
KH TH KH TH
Doanh thu 10.088.500.00
0
11.959.352.36
7
14.130.200.00
0
14.756.358.92
7
- Hoạt động SXKD 8.452.100.000 10.606.745.70
2
11.398.300.00
0
12.823.144.24
4
- Xây dựng cơ bản 1.626.400.000 1.352.606.665 2.740.900.000 1.933.214.683
Chi phí kinh doanh và Tổng
sản phẩm
9.999.300.000 10.630.962.71

9
12.979.595.00
0
13.061.957.13
8
- Hoạt động SXKD 9.412.300.000 9.927.342.12 11.031.400.00 11.591.765.20
0
- XD cơ bản 587.000.000 703.620.598 1.948.159.000 1.470.11.938
Lợi nhuận 159.600.000 180.225.536 205.976.000 254.604.335
Nộp ngân sách 501.000.000 590.586.290 698.400.000 796.570.000
Thu nhập bình quân 647.900 728.900 830.000 954.800

Hoạt động sản xuất kinh doanh qua số liệu báo cáo về thực hiện các
chỉ tiêu chủ yếu trong kinh doanh của Cảng, một điều để nhận thấy là Xí
nghiệp luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra.
Cụ thể doanh thu kỳ thực hiện tăng so với kỳ kế hoạch làm cho lợi
nhuận của xuất khẩu cũng tăng lên đáng kể đồng thời mức thu nhập bình quân
của mỗi công nhân viên ngày càng được nâng cao.
9
9
Điều đó thể hiện mức độ quan tâm của lãnh đạo Cảng đối với yếu tố
con người, yếu tố đầu vào quan trọng của quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Biểu 3: Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước
Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002
So sánh
Số tiền Tỷ lệ
Thuế GTGT 513.587.230 704.110.860 190.523.630 37,1
Thu tiền vốn 26.562.760 41.544.140 14.981.380 56,4
Tiền thuê đất 49.561.300 50.040.000 478.700 0,97

Thuế môn bài 875.000 875.000 0 0
Tổng 590.586.290 796.570.000 205.983.710 0

Nhận xét:
Tổng số thuế phải nộp trong năm 2002 tăng so với năm 2001 là
205.983.710 đồng, trong đó thuế giá trị gia tăng tăng 190.523.630 ứng với tỷ
lệ tăng là 37,1%. Như vậy tình hình kinh doanh của Cảng qua số liệu hai năm
cho thấy doanh thu tăng, lợi nhuận tăng, các khoản nộp ngân sách tăng đồng
thời thu nhập bình quân đầu người cũng tăng. Qua đó có thể thấy rằng doanh
nghiệp đã thực hiện tốt ba lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người lao
động.
Những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp:
1. Một số thuận lợi.
Sau 3 năm tổ chức lại cơ cấu sản xuất, đổi mới phương thức quản lý
điều hành sản xuất, XNLH Vận Tải biển pha sông đã bước sang một giai đoạn
mới ổn định và phát triển.
Thường vụ Đảng uỷ và Tổng giám đốc XNLH thường xuyên quan tâm
và dành được nhiều thuận lợi cho Cảng trong việc chỉ đạo xác lập phương án
sản xuất kinh doanh, phương hướng đầu tư phát triển và tạo nguồn vốn đầu tư
cũng như củng cố bộ máy quản lý.
10
10
Kết quả đầu tư phát triển năm 2002 và năm 2003 về phương tiện vận
tải thuỷ, bộ, kho bãi, thiết bị bốc xếp đã góp phần nâng cao năng lực sản xuất
kinh doanh, khả năng cạnh tranh trên thương trường, giúp đỡ Cảng mở rộng
phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện đa dạng hoá loại hình sản
xuất, đa dạng hoá sản phẩm.
Các hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải, đại lý bán lẻ xăng dầu, kinh
doanh cát vàng, sỏi, kinh doanh xây dựng cơ bản và san lấp mặt bằng đã và
đang được khách hàng tín nhiệm. Kết quả là tạo được nhiều việc làm và tăng

doanh thu cho Cảng.
Tập thể người lao động an tâm, phấn khởi tích cực đóng góp sức lao
động, công cuộc xây dựng phát triển sản xuất kinh doanh, phát triển Cảng, tin
tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng bộ, bộ phận và ban lãnh đạo Cảng ra sức lao
động sản xuất phấn đấu vì lợi ích của doanh nghiệp và của người lao động.
Tổng Công ty hàng hải Việt Nam thường xuyên theo dõi quan tâm giúp
đỡ tạo điều kiện giúp đỡ Cảng phát triển sản xuất.
Bộ giao thông vận tải, các cơ quan quản lý Nhà nước hữu quan, các cơ
quan chính quyền địa phương cấp xã, huyện, thành phố đã giúp đỡ tạo môi
trường pháp lý, cho thuê mặt bằng, phối hợp bảo vệ an ninh....
2. Những khó khăn chính.
Thị trường bốc xếp vận tải hàng hoá, thị trường khai thác kinh doanh
cát, đó, sỏi, thị trường san lấp mặt bằng và xây dựng bị cạnh tranh gay gắt mà
bất lợi thuộc về các doanh nghiệp Nhà nước do ngày càng tăng số lượng các
doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân tham gia vào các hoạt động này tạo ra
nhiều tiền lệ không đáng có.
Tuy đã được hội đồng quản trị tổng Công ty hàng hải giao nhiệm vụ
nạo vát vùng nước trước Cảng, được chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho
phép đăng ký kinh doanh tận thu sản phẩm nạo vét, song các bước thủ tục nạo
vét vẫn gặp muôn vàn khó khăn, hiện tại vẫn chưa được chuẩn hoá bởi các
văn bản pháp quy của Nhà nước.
11
11
Một số thiết bị bốc xếp đã quá già cũ và lạc hậu về kỹ thuật, thời gian
và chi phí sửa chữa tăng năng suất hạn chế. Giá cước các loại dịch vụ đang
vận động theo xu hướng giảm dần trong khi đó các phương tiện thiết bị mới
đầu tư giá trị lớn. Chi phí nhiên liệu, chi phí vật tư lại tăng, nó làm ảnh hưởng
lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến thu nhập của Cảng cũng
như của người lao động.
Số lượng lao động nhiều, tuổi đời bình quân cao, thừa lao động quản lý,

thiếu công nhân lành nghề, năng lực của bộmáy quản lý chưa tương xứng với
nhiệm vụ.
Kết quả sản xuất kinh doanh của Cảng trong năm qua
TT Chỉ tiêu
Đơn
vị
Năm 2003
Thực hiện năm
2002
So sánh
2003/200
2
Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ
1 Tấn thông
qua
Tấn 220.000 199.556 90,7 213.762 93,3
2 Tấn bốc
xếp
Tấn 748.000 972.373 129,9 888.392 109,4
3 Khai thác
cát
m
3
50.000 836.322 127,6 602.668 105,9
4 Vận tải
thuỷ
Tấn 54.000 58.495 108,3 48.715 120
Thuê ngoài Tấn 45.200 40.060 88,6 48.715 88,6
Tàu KL
061 thực

hiện
m
3
8.800 18.435 209,4
5 Vận tải bộ Tấn 238.000 201.161 84,6 230.976 87,2
Thuê ngoài Tấn 188.200 122.581 65,1 182.241 67,2
Cảng thự
hiện
Tấn 48.800 78.880 158,3 48.735 161,8
6 XDCB 1000.
đ
2.330.000 2.526.008.793 95,5 1.932.861.395 115,1
7 KD cát
vàng, sỏi
1000.
đ
672.000 1.073.782.752 160 647.566,8 165,8
8 KD xăng
dầu và thu
1000.
đ
272.730 1.830.262.114 661 758.137.222 237,8
12
12
khác
9 Doanh thu 1000.
đ
15.000.00
0
17.360.254.71

5
115,7 14.756.005.63
9
117,6
10 Nộp Ngân
sách
1000.
đ
507.000 212.845.121 42 434.601 48,9
11 Lợi nhuận 1000.
đ
100.000 111.819.874 111,8 94.569.267 118,2
12 Thu nhập
bình quân
1000.
đ
987 1.021,7 103,4 954,8 106,9



II.4. Tổ chức bộ máy kế toán của Cảng Khuyến Lương
II.4.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Cảng Khuyến Lương
Sơ đồ bộ máy kế toán


13
Trưởng phòng
kế toán
Kế
toán

tổng
hợp
Kế toán
chi phí
v tínhà
giá
th nhà
Kế toán
TGNH
kiêm kế
toán vật

Kế toán
lương,
BHXH,
TSCĐ
Thống kê
đội, xưởng
Thủ quỹ
13
II.4.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
- Trưởng phòng kế toán: chịu trách nhiệm toàn bộ trước giám đốc chỉ
đạo chung, tổ chức thực hiện công tác kế toán thống kê của doanh nghiệp.
- Kế toán thanh toán tiền lương và bảo hiểm xã hội kiêm kế toán tài sản
cố định: có nhiệm vụ theo dõi tình hình thăng giảm khấu hao tài sản cố định,
tổng hợp phân bổ lương cho các đối tượng sử dụng.
- Kế toán tiền gửi ngân hàng kiêm kế toán kho vật tư: có nhiệm vụ theo
dõi tình hình thu chi tiền gửi ngân hàng, tình hình nhập, xuất tồn kho vật tư.
- Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành: có nhiệm vụ tập hợp chi phí
sản xuất phát sinh, phân bổ và tính giá thành.

- Kế toán tiêu thụ và tổng hợp: có nhiệm vụ theo dõi tổng hợp nhập
xuất, tồn kho thành phẩm tiêu thụ, theo dõi công nợ và tính toán kết quả sản
xuất kinh doanh để lập báo cáo tài chính.
- Thủ quỹ: có nhiệm vụ thu, chi bảo quản tiền mặt của Xí nghiệp.
- Ngoài ra dưới bộ phận phân xưởng, đội còn có một nhân viên thống
kê làm nhiệm vụ tập hợp chứng từ, số liệu gửi về phòng kế toán.
Nhiệm vụ của phòng tài chính kế toán.
Nghiên cứu, xây dựng trình Giám đốc phê duyệt phương án tổ chức
công tác kế toán và bộ máy kế toán tài chính của doanh nghiệp.
Phân tích hoạt động kinh tế tài chính đánh giá đúng hiệu quả sản xuất
kinh doanh của Xí nghiệp và xây dựng giá thành sản phẩm.
Theo dõi quản lý chặt chẽ các nguồn vốn (vốn cố định, vốn lưu động,
vốn vay, vốn tham gia liên doanh (nếu có) các quỹ và công nợ.
Trực tiếp tính toán, ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời mọi hoạt
động tài chính của Xí nghiệp.
14
14
Tổng hợp phân tích, báo cáo kết quả hoạt động tài chính tuần, tháng,
quý, năm theo quy định của Xí nghiệp và Xí nghiệp Liên Hợp.
Tính toán, đăng ký, báo cáo và nộp các khoản nghĩa vụ đối với ngân
sách Nhà nước và với Xí nghiệp Liên Hợp theo quy đinh.
Lập báo cáo quyết toán quý, năm định kỳ theo đúng biểu mẫu do Nhà
nước, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam và XNLH quy định.
Trích nộp đầy đủ, đúng hạn chế độ BHXH cho người lao động, trích
nộp kinh phí công đoàn, BHYT, thuế các loại....
Cân đối đảm bảo vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Đồng thời tham
mưu cho Giám đốc trong việc sử dụng đồng vốn sao cho có hiệu quả nhất.
Quan hệ mật thiết với Ngân hàng nhằm khai thác tối đa khả năng tín dụng
Ngân hàng khi Cảng có nhu cầu đầu tư phát triển.
15

15
Tổ chức bảo quản, lưu giữ, giữ gìn bí mật các số liệu, tài liệu kế toán phục
vụ cho việc điều hành hoạt động sản xuất của Giám đốc và theo yêu cầu của các cơ
quan có thẩm quyền kiểm tra, kiểm soát.
Thực hiện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo phân cấp của XNLH về quản
lý tài chính bao gồm:
Kế toán vốn bằng tiền
Kế toán các khoản đầu tư ngắn hạn
Kế toán hàng tồn kho
Kế toán TSCĐ và đầu tư dài hạn
Kế toán mọi nguồn vốn.
Hướng dẫn, kiểm tra việc ghi chép các chứng từ ban đầu nhằm phản ánh
đúng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phù hợp với chế độ, pháp luật quy định.
Tổ chức hướng dẫn thực hiện luân chuyển kế toán trong Xí nghiệp.
Báo cáo công khai hoạt động tài chính trước CBCNV theo định kỳ quy định
của Cảng và phân cấp quản lý của XNLH.
Bảo quản giữ gìn sổ kế toán tài chính theo đúng quy định.
Mở sổ kế toán, ghi chép hạch toán vốn, tài sản, thu chi, kết quả kinh doanh,
phân phối lợi nhuận.... Thực hiện báo cáo kế toán định kỳ theo pháp lệnh kế toán
thống kê, các quy định của Bộ tài chính, hướng dẫn của Tổng Công ty Hàng Hải
Việt Nam và các XNLH, chịu trách nhiệm về tính xác thực và hợp pháp của báo
cáo thống kê kế toán.
Thường xuyên kiểm tra đối chiếu tình hình công nợ, xác minh phân loại các
khoản nợ tồn đọng, phân tích khả năng thu hồi.... để Giám đốc Cảng có biện pháp
xử lý thích hợp, đảm bảo cho việc quản lý sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn và
tài sản được giao. Đối với các khoản nợ khó đòi tham mưu cho giám đốc trong
việc thành lập Hội đồng xử lý để xác định số nợ khó đòi, nguyên nhân, trách nhiệm
và kiến nghị biện pháp xử lý.
16
16

×