Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HèNH THỨC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM TẠI CễNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI THIỆU YấN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.27 KB, 42 trang )

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HèNH THỨC TRẢ LƯƠNG
THEO SẢN PHẨM TẠI CễNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI
THIỆU YấN
I) ĐẶC ĐIỂM VỀ CễNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI THIỆU YấN ẢNH
HƯỞNG ĐẾN TIỀN LƯƠNG THEO SẢN PHẨM :
1) Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
Công ty cổ phần thương mại Thiệu Yờn có nguồn gốc sơ khai từ ba đơn vị
đó là : Công ty Vật Tư ,Công ty Ngoại Thương ,Công ty XNK Thương Nghiệp
quyết định sáp nhập lại thành một công ty để duy trì phát triển sản xuất kinh
doanh ,từ đó đến nay công ty đã tồn tại và phát triển theo những giai đoạn chính
sau:
1.1. Giai đoạn từ 1991-2000:
Tháng 06/1991 sau khi các bên bàn thống nhất và đi đến quyết định thành
lập công ty Thương Mại Thiệu Yên ,dưói sự quản lý của Nhà nước.Từ tháng
06/1991 đến tháng 10/2000 cùng với sự giảm biên chế ,bố trí lại nhân sự ,đơn vị đã
dần đi vào ổn định sản xuất kinh doanh và đạt được những kết quả đáng ghi nhận
1.2. Giai đoạn từ 2000 đến nay:
Sau 10 năm đi vào ổn định và phát triển kinh doanh thương mại, cùng với sự mở
cửa của cơ chế quản lý nền kinh tế nhà nước. Nhiều đơn vị đã chuyển đổi cổ phần
tự hạch toán thu chi, độc lập về kinh tế dưới sự quản lý của nhà nước, đáp ứng thời
kì phát triển kinh tế mở cửa và hội nhập kinh tế đất nước.
Ngày 01/10/2000, đơn vị được nhất trí của các ban ngành quản lý có liên quan
chính thức kinh doanh từ hoạt đông sản xuất –kinh doanh dưới sự quản lý của nhà
nước sang hình thức tự độc lập sản xuất –kinh doanh dưới sự quản lý của nhà
nước, để bắt kịp với cơ chế thị trường và phát triển kinh tế thương mại.
Trải qua rất nhiều khó khăn công ty đến nay đã dần dần đi vào hoạt động ổn định
và có sự tăng trưởng qua các năm.Và tiền lương của người lao động cũng được
tăng lên theo thời gian.
2) Chức năng, nhiệm vụ sản xuất của công ty:
2.1. Chức năng của công ty được qui định trong điều lệ:
Công ty thực hiện chức năng sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng, cung ứng


đến tiêu thụ sản phẩm, nhập khẩu nguyên vật liệu, phụ liệu, thiết bị, phụ kiện, liên
doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Nghiên cứu ứng dụng
công nghệ tiến tiến, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật.
tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh theo qui định của pháp luật và các
nhiệm vụ khác do nhà nước giao.
2.2. Nhiệm vụ của công ty trong cơ chế thị trường:
- Sản xuất mặt hàng phõn bún phục vụ nhu cầu nụng nghiệp trong nước và
xuất khẩu sang nước ngoài.
- Kinh doanh cỏc mặt hàng xe máy (honda), đồ điện lạnh :tủ lạnh, mỏy giặt,
quạt mỏy...
- Nghiên cứu nhu cầu và khả năng của thị trường về sản phẩm sản xuất và
kinh doanh để xây dựng chiến lược phát triển của công ty.
- Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh theo ngành nghề đã đăng ký, thực
hiện đúng kế hoạch, nhiệm vụ nhà nước giao.
- Tổ chức nghiên cứu nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm
bằng cách nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị và áp dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào sản xuất.
- Chấp hành pháp luật và thực hành đúng chế độ chính sách của nhà nước
giao, sử dụng có hiệu quả tiền vốn, vật tư, tài sản và đất đai nhà nước giao. Đồng
thời có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ cho ngân sách nhà nước.
- Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh chính trị và an
toàn xã hội theo quan điểm, chính sách pháp luật của nhà nước.
- Chịu trách nhiệm về tính sát thực của các hoạt động tài chính.
3) Đặc điểm của công ty ảnh hưởng tới trả lương theo sản phẩm:
3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý:
Trước đây do sản lượng còn nhỏ, công nghệ kỹ thuật còn giản đơn, số lượng
công nhân còn ít nên cơ cấu tổ chức của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến.
Cơ cấu này đảm bảo chế độ một thủ trưởng, giám đốc trực tiếp điều hành các
phòng ban, phân xưởng. Kể từ khi công ty mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh thì
cơ chế một thủ trưởng theo kiểu trực tuyến không còn phù hợp nữa. Đến nay qui

mô sản xuất tăng lên rất nhiều cơ cấu tổ chức phức tạp hơn rất nhiều, vì vậy hiện
nay công ty đã chuyển sang cơ cấu tổ chức quản lý trực tuyến chức năng. Cơ cấu
này vừa đảm bảo chế độ một thủ trưởng, vừa phát huy quyền độc lập tự chủ, phát
huy tính sáng tạo giữa các phòng ban.
- Giám đốc là người chịu trách nhiệm cao nhất trong việc điều hành quản
lý hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn công ty, giám đốc chịu trách nhiệm
trước pháp luật, trước tổng công ty và trước tập thể cán bộ công nhân viên trong
công ty về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
- Phó giám đốc trợ giúp cho giám đốc giải quyết các công việc trong toàn
công ty hoặc được uỷ quyền điều hành công ty khi giám đốc đi vắng.
- Phòng tổ chức lao động: Có chức năng chính là tham mưu cho giám đốc
công ty về việc sắp xếp và bố trí cán bộ, đào tạo và phân loại lao động cho phù hợp
công việc, thanh quyết toán chế độ cho người lao động theo chính sách, chế độ của
nhà nước và qui chế của công ty.
- Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh toàn bộ hoạt
động sản xuất kinh doanh trong đơn vị, qua đó giám sát các mặt tài chính của công
ty. Cuối kỳ lập báo cáo tổng hợp xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty.
- Phòng kinh doanh nội địa và xuất khẩu: Hai phòng này kết hợp với
phòng KCS, giám đốc xí nghiệp sản xuất khuôn thực hiện việc xem xét hợp đồng
và ký kết hợp đồng dưới sự phê duyệt của Giám Đốc công ty, lập đơn đặt hàng gửi
phòng kế hoạch đầu tư, đồng thời quản lý tiền hàng, cơ sở vật chát mà công ty giao
cho.
- Phòng ké hoạch đầu tư: Là phòng tham mưu cho Giám Đốc Công Ty về
công tác lập và tổng hợp kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty và triển khai
công tác kinh doanh tại công ty.
- Phòng kỹ thuật -KCS có chức năng giúp Giám Đốc công ty thực hiện
quản lý kỹ thuật công nghệ sản xuất và thiết bị máy móc trong toàn công ty.
- Cụng ty thực hiện các kế hoạch sản xuất và kinh doanh của phòng kế
hoạch đầu tư đã lập, kiểm soát các quá trình sản xuất đảm bảo kế hoạch sản xuất

hàng tháng, sản xuất thử nghiệm và bảo đảm chế độ công nghệ được duy trì.
Mỗi bộ phận trong công ty là một mắt xích quan trọng bảo đảm cho công ty
hoạt động một cách nhịp nhàng thống nhất và đúng kế hoạch.
3.2. Hoạt động sản xuất sản phẩm và thị trường tiêu thụ:
- Hoạt động sản xuất sản phẩm:
Chiến lược sản xuất sản phẩm của công ty là chuyên sản xuất phõn bún để phục vụ
nhu cầu người nụng dõn. Công ty chọn hương sản xuất sản phẩm là phải đạt chất
lượng cao.
- Về thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty:
Đến nay thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty rộng khắp cả nước. Sản
pẩm của công ty đã đạt tiêu chuẩn về chất lượng đó được kiểm định. Đây là một
lợi thế của công ty trên thị trường trong nước và quốc tế. Đó là sức mạnh để sản
phẩm của công ty cạnh tranh với các sản phẩm trong nước và quốc tế.
Trong đó sản phẩm tiêu thụ tại thị trường tiêu thụ tại miền bắc chiếm khoảng
14,3%, miền trung chiếm khoảng 65,8% miền nam chiếm khoảng 19,9% tổng sản
lượng tiêu thụ của công ty.
Với thị trường xuất khẩu, sản phẩm của công ty mới ở giai đoạn thăm dò,
phát triển thị trường, do vậy sản lượng tiêu thụ ở thị trường này còn thấp.
Cùng với sự phát triển đó, ban lãnh đạo công ty đã đề ra mục tiêu phấn đấu
tương lai của công ty và nâng cao hơn nữa sản lượng và chất lượng, tăng cường
hơn nữa công tác tiêu thụ trong nước và ngoài nước, xây dựng mối quan hệ: Công
ty- đại lý – cửa hàng tiêu thụ, nâng cao uy tín mặt hàng của công ty trên thị trường
trong và ngoài nước, mục tiêu phấn đấu đưa thị phần lên 40% đến năm 2012. Đồng
thời mở rộng qui mô của công ty, tăng số lượng và chất lượng lao động, nâng cao
mức thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty và có chiến lược thu
hút nhân tài ở bên ngoài vào công ty.
3.3. Đặc điểm về qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm:
Đối với mỗi công ty, qui trình công nghệ là yếu tố cơ bản tác động mạnh mẽ
và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm. Mức độ chất lượng sản phẩm của
công ty và năng suất lao động phụ thuộc trình độ hiện đại, cơ cấu, khả năng làm

việc theo thời gian của máy móc thiết bị. Muốn sản phẩm có chất lượng, đủ khả
năng cạnh tranh thì phải có công nghệ mới, hiện đại, phù hợp với nhu cầu ngày
càng cao của người tiêu dùng va khả năng của công ty. Trong khi nguồn tài nguyên
cạn kiệt, khan hiếm, đòi hỏi phải ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để đạt
chất lượng cao với mức chi phí hợp lý.
Chiến lược sản xuất sản phẩm của công ty là sản xuất sản phẩm chất lượng
cao. Nâng cao chất lượng sản phẩm là một trong những mục tiêu chủ yếu của công
ty để nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy công ty đã không ngừng
thay đổi và nhập ngoại máy móc thiết bị hiện đại của nước ngoài . Đây là những
dây chuyền công nghệ rất hiện đại và đông bộ, có khả năng đáp ứng được nhu cầu
ngày càng cao về chất lượng cũng như số lượng ngày càng cao của thị trường. Tuy
nhiên việc khai thác hết khả năng của máy móc hiện nay của công ty còn hạn chế
rất nhiều chỉ đạt khoảng 67% công suất thiết kế.
3.4. Đặc điểm của đội ngũ lao động:
Lực lượng lao động của công ty là một trong những nhân tố quan trọng,
quyết định quá trình sản xuất và kinh doanh. Khi còn trong thời kỳ kinh tế bao cấp,
Các công ty đều có bộ máy cồng kềnh, hoạt động kếm hiệu quả. Bởi vậy khi
chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhiệm vụ đầu tiên và đặc biệt quan trọng của
công ty là cố gắng sắp xếp lại bộ máy tổ chức và lực lượng lao động sao cho phù
hợp với thiết bị công nghệ mới và cơ chế làm việc mới sao cho có hiệu quả kinh tế
cao nhất, giảm chi phí tới mức thấp nhất về lao động trong giá thành sản phẩm, góp
phần đẩy mạnh sản xuất kinh doanh để có thể cạnh tranh được trong cơ chế thị
trường như hiện nay.
Công ty đã có những biện pháp đổi mới về kỹ thuật công nghệ, tổ chức lại
lao động, đào tạo và đào tạo lại tay nghề cho cán bộ công nhân viên, có kế hoạch
cải tiến phương pháp lao động để người lao động làm việc có hiệu quả hơn. Mặt
khác công ty cũng rất chú ý đến việc sắp xếp kiện toàn bộ máy sản xuất, các bộ
phận công việc trong các bộ phận.
Từ bảng tổng hợp trên ta thấy do đặc điểm của công ty là sản suất, công
việc đòi hỏi người lao động bắt buộc phải có sức khoẻ, do đó người lao động trong

công ty chủ yếu la nam giới. Trong đó chất lượng lao động của công ty là tương đối
thấp, đội ngũ lao động tại công ty có trình độ ĐH, CĐ còn rất ít so với tổng số lao
động trong toàn công ty, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc cũng
như năng suất công việc, từ đó làm ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động
tại công ty do việc kiểm tra chất lượng sản phẩm cũng như việc theo dõi người lao
động trong quá trình làm việc tại công ty, dễ xảy ra tình trạng không theo dõi được
toàn bộ người lao động, làm cho họ rơi vào tình trạng làm việc thiếu tự giác chạy
theo số lượng sản phẩm mà không quan tâm nhiều đến chất lượng hoặc làm lãng
phí nguyên vật liệu.
II) PHÂN TÍCH THỰC TRẠNH HèNH THỨC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN
PHẨM TẠI CễNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI THIỆU YấN :
1. Qui mô trả lương theo sản phẩm tại công ty:
Do đặc điểm của công ty là sản xuất và kinh doanh sản phẩm có tính chất dễ
kiểm tra về số lượng, do đó người lao động hưởng lương theo sản phẩm là rất lớn,
chủ yếu người lao động của công ty đều hưởng lương theo sản phẩm trực tiếp cá
nhân và hưởng lương theo sản phẩm tập thể, về thời gian làm việc của các tổ trong
công ty thì tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng tổ và từng thời vụ mà thời gian làm
việc là khỏc nhau.
2. Phân tích điều kiện trả lương theo sản phẩm tại công ty :
2.1. Định mức lao động tại công ty:
Việc định mức lao động hiện nay của công ty đang áp dụng cả hai phương
pháp là phương pháp tổng hợp và phương pháp phân tích. Tuy nhiên việc định mức
tại công ty hiện nay được làm chưa tốt, cán bộ định mức lao động hiện tại của công
ty do chưa được đào tạo qua lớp định mức, chủ yếu dựa trên các kinh nghiệm tích
luỹ được và các số liệu thu thập được từ các năm trước và bảng kế hoạch thực hiện
trong năm nay của công ty để tiến hành định mức cho các công việc điển hình,
chính vì vậy mà mức hiện nay của công ty là chưa phù hợp:
Qua việc tiến hành phỏng vấn qua 15 người tại cụng ty thu được ý kiến của
người lao động như sau về tình hình mức lao động tại công ty:
− Số người đánh giá mức cao:11 người

− Số người đánh giá mức trung bình: 4 người
− Số người đánh giá mức thấp: 0
Đơn giá tiền lương được sử như sau:
− 60% đơn giá tiền lương trả cho công nhân sản xuất và bỏn hàng
− 10% trả cho công nhân phục vụ
− 30% trả cho cán bộ quản lý
Qua quá trình định mức tại công ty ta thấy công ty đã có áp dụng phương
pháp phân tích vào công tác định mức, có sự kết hợp giữa phương pháp so sánh
điển hình và phương pháp phân tích khảo sát, tuy nhiên trong công tác định mức tại
công ty còn tồn tại một số nhược điểm, làm ảnh hưởng đến không phù hợp đối với
người lao dộng là:
- Do việc tiến hành khảo sát bấm giờ các bước công việc chưa được tiến hành .
- Do tiến hành khảo sát dựa trên kinh nghiệm, không chú ý đến các nhân tố
ảnh hưởng tới công tác định mức như nhân tố về tâm sinh lý người lao động, yếu tố
kinh tế, xã hội.
- Trước khi tiến hành định mức không có sự sắp xếp lại quá trình sản xuất
kinh doanh cho phù hợp để hạn chế loại bỏ các thao tác không cần thiết, giảm thời
gian lãng phí trong quá trình làm việc ở thời kỳ trước.
- Việc phân chia các bước công việc điển hình chưa chính xác.
- Trong quá trình tiến hành định mức không có sự thảo luận với người lao
động về mức qui định, mà chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của mìnhvà công suất
thiết kế của máy móc thiết bị hiện đại.
Chính từ các nguyên nhân trên đẫn đến tại công ty mức hiện nay là cao hơn
so với khả năng thực hiện, khiến người lao động phải làm thêm giờ để hoàn thành
mức của mình.
2.2. Công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc:
Tổ chức phục vụ nơi làm việc là khâu đầu tiên quan trọng đồng thời diễn ra
trong suốt quá trình sản xuất ra sản phẩm.
Do đặc điểm của công ty là sản xuất theo dây chuyền công nghệ nên công ty
không chú ý nhiều đến việc tổ chức nơi làm việc, chủ yếu tổ chức nơi làm việc do

người lao động tự sắp xếp cho hợp lý, dưới sự hướng dẫn của tổ trưởng và qui định
về số lượng lao động trong tổ đó . Điều này cũng có ưu điểm là kích thích khả năng
sáng tạo của người lao động, tuy nhiên như vậy cũng có nhược điểm là nếu việc bố
trí của người lao động hợp lý thì điều này sẽ làm tăng năng suất lao động, còn
ngược lại sẽ làm giảm năng suất lao động và khó tìm được biện pháp tổ chức lại
nơi làm việc cho hợp lý.
Công tác phục vụ nơi làm việc tại công ty, do đặc điểm của công ty là sản
xuất hàng loạt nhỏ và đơn chiếc nên công ty đang áp dụng hình thức phục vụ phân
tán, không thành lập các trung tâm phục vụ mà chủ yếu khi có nhu cầu phục vụ thì
đáp ứng, do vậy tại các phân xưởng sản xuất hay bị thiếu nguyen vật liệu mà
lượng lao động phục vụ là tương đối nhiều, do vậy dẫn đến lãng phí người lao động
và không sử dụng hết công suất của máy móc thiết bị.
VD: Tại tổ đổ rót của công ty có 17 người lao động thì có dến 2 lao động
phục vụ cho tổ. Nhưng vẫn xảy ra tình trạng thiếu nguyên vật liệu tại công ty do
công ty chưa có kế hoạch phục vụ một cách hợp lý.
Theo kết quả điều tra tại phân xưởng nghiền men có 13 người thì chỉ có:
− 7 người có đầy đủ áo mũ và khẩu trang khi làm việc
− 6 người thiếu khẩu trang, hoặc mũ bảo hiểm.
Điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả làm việc của người lao động và sức
khoẻ của họ. Tuy nhiên, công tác vệ sinh tại công ty thực hiện tương đối tốt với
nguyên vật liệu được đưa tới tận nơi bằng các xe goòng và gía đỡ, tại nơi làm việc
hệ thống đèn điện được trang bị đầy đủ, không bị thiếu ánh sáng, công tác phục vụ
nhu cầu sinh hoạt tương đối tốt, điều này có tác dụng rất tốt đối với người lao động,
họ làm việc thoải mái, năng suất lao động tăng lên.
2.3. Công tác kiểm tra nghiệm thu sản phẩm:
Công tác kiểm tra nghiệm thu sản phẩm tại công ty rất được coi trọng, hoạt
động kiểm tra luôn được tổ kỹ thuật - KCS tiến hành thường xuyên trong quá trình
sản xuất từ khi nhập nguyên vật liệu vào công ty , nguyên vật liệu phải được tổ
KCS kiểm tra chất lượng trước khi được đưa vào công ty.
Trong quá trình sản xuất sản phẩm các nhân viên trong tổ KCS được phân

công đến các phân xưởng sản xuất, các bước công việc để kiểm tra chất lượng của
từng bước công việc.
Tuy nhiên, trên thực tế việc kiểm tra chất lượng sản phẩm vẫn chưa đạt yêu
cầu, sản phẩm không đạt tiêu chuẩn về chất lượng tuy khối lượng là rất nhỏ .
Như vậy, công tác kiểm tra nghiệm thu sản phẩm tại công ty hiện nay là
chưa tốt, công ty cần có biện pháp khắc phục như nâng cấp máy móc thiết bị hoặc
tiến hành bồi dưỡng trình độ cho các cán bộ công nhân viên trong tổ KCS để khắc
phục tình trạng trên.
2.4. Công tác giáo dục ý thức, tinh thần trách nhiệm cho người lao động:
Ý thức, tinh thần trách nhiệm của người lao động đối với công việc không
những ảnh hương đến chất lượng sản phẩm, an toàn lao động mà còn ảnh hưởng
trực tiếp đến năng suất lao động của người lao động .
Việc giáo dục tinh thần làm việc tại công ty đã được thực hiện rất tốt thông
qua các tổ trưởng sản xuất, kết hợp với qui chế và hình thức kỷ luật tại công ty,
năng suất lao động, ý thức làm việc gắn liền với tiền lương của người lao động,
thông qua việc phân loại lao động A,B,C. Tuy nhiên việc tiến hành phân loại lao
động cũng còn rất khó kiểm soát, khó chính xác tuyệt đối.
3. Phân tích các chế độ trả lương theo sản phẩm tại công ty :
3.1. Qui chế trả lương theo sản phẩm ở công ty:
Hình thức trả lương theo sản phẩm ở công ty đang áp dụng hai chế độ trả
lương theo sản phẩm là: chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân và chế độ
trả lương theo sản phẩm tập thể. Tuỳ theo tính chất của sản phẩm làm ra và doanh
số bỏn (được phân theo mức độ phức tạp của công việc) mà áp dụng chế độ trả
lương cho từng tổ:
− Chế độ trả lương trực tiếp sản phẩm cá nhân trả cho các trạm
− Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể trả cho các trạm
− Ngoài lương theo đơn giá sản phẩm công ty còn áp dụng lương xếp
loại theo phân loại A,B,C theo kết quả bình chọn hàng tháng đối
với từng người lao độngtrong công ty.
 Các chỉ tiêu để xếp loại lao động A,B,C:Có 3chỉ tiêu để xếp loại

1. Hoàn thành khối lượng và chất lượng công việc được giao.
2. Thực hiện đúng định mức vật tư, đảm bảo vệ sinh an toàn lao động.
3. chấp hành đúng nội qui, qui chế của đơn vị.
 Tiêu chuẩn xếp loại:
Loại A: Thực hiện đủ 3chỉ tiêu trên
Loại B: Thực hiện thiếu 1 chỉ tiêu: Hoặc 2, hoặc 3.
Loại C: Thực hiện thiếu 2 chỉ tiêu hoặc thiếu một chỉ tiêu thứ nhất.
 Không xếp loại lao động trong các trường hợp sau:
1. Không hoàn thành nhiệm vụ, công việc được giao.
2. Đạt năng suất chất lượng quá thấp, dưới 50% so với kế hoạch
(không áp dụng với người làm sản phẩm mới)
3. Làm hư hỏng, mất mát thiết bị, vật tư gây thiệt hại cho công ty.
4. Làm mất an toàn cho bản thân và người khác.
5. Nghỉ việc tự do nhiều ngày.
Tuỳ theo mức độ vi phạm và thiệt hại, ngoài việc cắt thưởng còn bị phạt
bồi thường thêm hoặc xử lý kỷ luật khác.
 Qui định chế độ thưởng phạt theo phân loại lao động A,B,C:
Loại A: Tính bằng 25% * Lương đơn giá
Loại B: Tính bằng 25% * Lương đơn giá * 0,6
Loại C: Tính bằng 25% * Lương đơn giá * 0,3
3.2. Các chế độ trả lương theo sản phẩm tại công ty:
3.2.1. Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân:

×