Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

SKKN TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG TIẾT SINH HOẠT LỚP (KÈM MINH CHỨNG)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 15 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 1
TRƯỜNG THCS VĂN LANG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BẢN MÔ TẢ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA SÁNG KIẾN

Họ và tên người thực hiện

Tống Ngọc Ngân Hà

Chức vụ

Giáo viên

Đơn vị

Trường THCS Văn Lang

1. Tên Sáng kiến: Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ sinh hoạt lớp
2. Vấn đề tồn tại trước khi thực hiện sáng kiến:
2.1. Đặt vấn đề
Trong công tác chủ nhiệm, tiết sinh hoạt lớp đóng vai trị khá quan trọng. Thực
hiện tốt tiết sinh hoạt sẽ tác động tích cực đến các tiết học khác trong toàn tuần học
của lớp và là cơ sở để theo dõi, đánh giá quá trình rèn luyện và tiến bộ của mỗi học
sinh xuyên suốt cả năm học.
Trong chương trình giáo dục phổ thơng, tiết sinh hoạt lớp được quy định như
một tiết học bắt buộc không thể thiếu ở mỗi cấp học. Đối với bậc trung học cơ sở,
đây là tiết được các nhà trường xếp ở tiết học đầu tiên hoặc tiết học cuối của mỗi
tuần học, thời điểm để mỗi học sinh thực hiện tự đánh giá và đánh giá hoạt động


học tập, rèn luyện của cá nhân và tập thể lớp của tuần học trước hoặc sau mỗi tuần
học đồng thời xây dựng kế hoạch hoạt động cho tuần học tập tiếp theo nhằm mục
tiêu hoàn thành tốt kế hoạch năm học của mỗi lớp đã đề ra.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo viên chủ nhiệm đó là việc tổ
chức giờ sinh hoạt lớp. Làm sao để gây được hứng thú cho học sinh, không làm
cho giờ sinh hoạt bị căng thẳng hoặc nhàm chán, biết lôi cuốn học sinh vào những
hoạt động tích cực trong giờ sinh hoạt lớp. Vì sinh hoạt lớp là dạng hoạt động giáo
dục tập thể, là một hình thức tổ chức tự quản cho học sinh và là một trong những
biện pháp cơ bản góp phần xây dựng tập thể học sinh đồn kết.
Điều này có thể nói lên được vai trị của giáo viên chủ nhiệm rất quan trọng và
ảnh hưởng rất nhiều đến học sinh trong tập thể lớp.Hay nói cách khác chủ nhiệm
chính là linh hồn của tập thể lớp, vừa là nhà quản lí, vừa là nhà giáo dục trong một
tập thể thu nhỏ.
Chính thơng qua các giờ sinh hoạt lớp, các em học sinh có thể bày tỏ, chia sẻ
tâm tư, tình cảm và tự đánh giá, nhận xét nhau thẳng thắn, tích cực. Các học sinh
1


trong lớp được liên kết lại với nhau, giáo viên gắn bó với học sinh trong một cộng
đồng thu nhỏ để giải quyết những vấn đề của cuộc sống thực hàng ngày ở nhà
trường, lớp học.
Học sinh được mở rộng các mối liên hệ, tăng cường sự hiểu biết, giúp đỡ lẫn
nhau, khắc phục xu hướng hẹp hòi, cục bộ, bè phái trong đời sống tập thể. Đây
cũng là dịp để học sinh làm quen với nhiều loại hình hoạt động khác nhau, giúp các
em phát triển các kĩ năng cơ bản và cần thiết cho bản thân. Các em phải được vừa
học vừa chơi, được thể hiện khả năng của mình...
Thế nhưng thơng thường, GVCN dùng tiết sinh hoạt lớp để nhận xét, nhắc nhở
những sai phạm của HS trong tuần và phổ biến kế hoạch, công việc tuần tới. Hình
thức sinh hoạt lớp chủ yếu dưới dạng sơ kết, đánh giá kết quả học tập, thi đua trong
tuần làm cho tiết sinh hoạt thường tẻ nhạt nặng nề, học sinh ít hứng thú và cảm

thấy khơng có ích.
Vì những vấn đề nêu trên, tôi đưa ra đề tài: “Tạo hứng thú cho học sinh trong
giờ sinh hoạt lớp”
2.2. Thực trạng hiện nay
Tiết sinh hoạt lớp đặt ở đầu hoặc cuối mỗi tuần học, tiết học khơng có phân
phối chương trình hay nội dung yêu cầu cụ thể lại đi đơi với tâm lí mỏi mệt cho
ngày đầu tuần hoặc HS muốn xả hơi cuối tuần nên dễ bị thực hiện qua loa đại khái,
do đó dễ bị đánh mất mục tiêu, ý nghĩa và nhiệm vụ quan trọng của tiết học. Làm
mất tác dụng vốn có của tiết học đó.
Nội dung giờ sinh hoạt lớp cịn khơ cứng lặp đi lặp lại, không thực sự gắn với
nhu cầu của học sinh. Các em không thực sự cảm nhận được vấn đề trong chủ đề là
vấn đề của chính họ phải giải quyết mà là vấn đề của thầy, cơ.
Hình thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp đơn điệu, nhàm chán, không hứng thú với
học sinh bởi các em không được cùng nhau tổ chức, tham gia vào giờ sinh hoạt
lớp.
Giáo viên quá nghiêm khắc, không gần gũi, thân thiện, khơng đặt mình vào vị
trí của học sinh để hiểu các em.
3. Nội dung cơ bản của sáng kiến
3.1. u cầu đối với GVCN
- Người GVCN phải có lịng yêu mến trẻ, phải am hiểu, nắm bắt sâu sắc chủ
trương đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước, phải có niềm tin ở các em.
Chính niềm tin ấy sẽ tiếp thêm nghị lực để giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của
mình.
- Người GVCN lớp phải khéo léo ứng xử sư phạm, mà biểu hiện cụ thể là phải tôn
trọng và yêu mến học sinh. Khi yêu mến học sinh thì ta mới thực sự cảm hóa được
2


các em, bởi đặc biệt là đối với các em ở cấp THCS, con đường dễ tác động đến các
em chính là sự nghiêm khắc và con đường tình cảm.

- Người GVCN phải là người có chun mơn vững vàng, có tay nghề cao và khơng
ngừng học hỏi. Có dạy tốt, có kiến thức sâu thì học sinh mới phục và chấp nhận sự
giáo dục của mình. Đối với học sinh lưa tuổi THCS, các em đã nhận thức được
những tác động xung quanh đối với mình và tự đưa ra yêu cầu riêng cho bản thân,
nếu chúng ta không “Học, học nữa, học mãi” thì sẽ khơng theo kịp, không đáp ứng
được yêu cầu của thời đại, cũng như của học sinh.
- Giáo viên chủ nhiệm phải là tấm gương sáng cho các em noi theo, phải là ngọn
đèn soi đường chỉ lối cho các em.
- Biết khen - chê đúng mực sẽ khiến học trò hứng thú trong học tập. Về nguyên tắc,
khen phải nhiều hơn chê để tạo tâm lý tích cực cho HS. Khi khen chê HS cần lưu ý
một số vấn đề sau:
+ Khen ngợi phải cụ thể, gọi tên các phẩm chất;
+ Khen ngợi phải chân thật, gây được cảm xúc tích cực nơi người khen ;
+ Cần khen ngay hành vi tích cực mới khi nó vừa xuất hiện nhất là với những em
hay mắc khuyết điểm, những em học yếu, nhút nhát;
+ Khi phê bình HS cũng cần lưu ý là phê bình hành vi cụ thể chứ khơng khái qt
hố thành phẩm chất nhân cách;
+ Khi phê bình khơng được chì chiết, nhắc đi nhắc lại những khuyết điểm đã xảy
ra từ lâu;
+ Khi phê bình các lỗi của học sinh đồng thời mở ra hướng khắc phục và động viên
sự tiến bộ của các em để các em cảm thấy khơng nặng nề.
3.2. Hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp tạo hứng thú cho học sinh
Bước 1: Chuẩn bị của GVCN
+ Rà soát nhiệm vụ giáo dục của tháng, của tuần theo chủ đề;
+ Nắm bắt tình hình hoạt động và học tập của tồn lớp trong tuần thơng qua các
nguồn: Sổ đầu bài, sổ cờ đỏ, thầy cô bộ môn và cán bộ lớp. Cần nắm và phân loại
các thơng tin trong giờ học và ngồi giờ học: Tiến bộ, sa sút, yếu có cố gắng, thiếu
tập trung… và việc thực hiện nội quy của tập thể lớp cũng như cá nhân học sinh
trong lớp ;
+ Trao đổi, định hướng trước với cán bộ lớp về nhiệm vụ của tiết sinh hoạt chuẩn

bị thực hiện và kế hoạch tuần tiếp theo;
+ Thay đổi tên gọi của các bộ lớp sao cho thú vị. Ví dụ: Tập đồn (lớp), Chủ tịch
hội đồng quản trị (lớp trưởng), Hội đồng quản trị học tập (lớp phó học tập), Hội
đồng quản trị kỉ luật (lớp phó kỉ luật), Trưởng ban/ Phó ban (Tổ trưởng/ Tổ phó),
Ban (tổ/nhóm).
3


Bước 2: Tiến hành giờ sinh hoạt
Hoạt động 1: Tổng kết và đánh giá hoạt động trong tuần (dự kiến 15 - 20 phút)
* GVCN định hướng nội dung sinh hoạt: Nhận xét, đánh giá thực hiện các nề nếp:
vệ sinh, trực nhật, ra vào lớp; ý thức học tập, chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập…
phương hướng, kế hoạch tuần tới.
* Chủ tịch HĐQT điều khiển lớp
- Chủ tịch HĐQT cho các bạn đóng góp ý kiến về các hoạt động của lớp; phản ánh
đúng sai của quá trình theo dõi của các ban. Những trường hợp sai phạm chưa
được báo cáo, các cá nhân cần tuyên dương…
- Các trưởng ban báo cáo về hoạt động của các ban trong tuần, những ưu điểm, tồn
tại… Tuần cuối tháng trưởng ban tự nhận xét, đánh giá; cá nhân nhận xét các
trưởng ban.
Chủ tịch HĐQT tổng kết : Dựa trên q trình theo dõi, quản lí lớp trực tiếp trong
suốt tuần học và qua báo cáo của các Phó HĐQT trưởng Ban, các thành viên trong
lớp. Cần nêu rõ những mặt nổi bật trong tuần đồng thời vạch rõ những khiếm
khuyết của tập thể, cá nhân trong lớp. Cuối cùng đề xuất tuyên dương cá nhân điển
hình của lớp cũng như phê bình cá nhân vi phạm với GVCN
* Đây là hoạt động quan trọng nhất của tiết sinh hoạt, thể hiện tốt khả năng tự quản
của học sinh. Nêu cao được tinh đánh giá, tự đánh giá trước tập thể, giúp các em có
được sự đồn kết, thấy rõ trách nhiệm của mỗi thành viên trong xây dựng tập thể,
đồng thời ngăn ngừa được mầm móng của những sai phạm về đạo đức học đường.
* Đây cũng là điểm khó khăn nhất của tiết sinh hoạt tự quản vì:

Thứ nhất: GVCN không điều hành trực tiếp hoạt động này.
Thứ hai: Tâm lý học sinh thường e ngại khi tiến hành phê bình bạn, sợ bạn ghét,
bị cơ lập hoặc có thể có những hành động “trả thù” nên có xu hướng bao che.
Như vậy để hoạt động này được hiệu quả thì ngay từ đầu năm học GVCN cần
phải xây dựng đội hình cán bộ lớp vững vàng, uy tín có thể thu hút, thuyết phục
được tập thể. Đồng thời có sự tập dượt cho lực lượng cán bộ lớp phương pháp làm
việc, phương pháp theo dõi đánh giá, phương pháp nhận xét trước tập thể như:
tuyên dương thì cần làm nổi bật, phê bình thì nhẹ nhàng thuyết phục không nên
dùng từ ngữ gay gắt gây tổn thương trực diện đến đối tượng bị phê bình. Bên cạnh
đó GVCN cũng phải giảng giải cho tập thể lớp hiểu đó là cơng việc phải làm với
mục tiêu xây dựng tập thể, đoàn kết giúp đỡ nhau tiến bộ. Mọi người trong tập thể
lớp bình đẳng, việc phê bình chỉ giúp hồn thiện chứ khơng mang tính chất chỉ
trích, trù dập hay cơ lập một thành viên nào đó trong tập thể.
Hoạt động 2: Xây dựng kế hoạch tuần học tiếp theo.(dự kiến 5-10 phút)
- Dựa trên sự định hướng trước của GVCN, nhiệm vụ đặt ra của nhà trường,
mục tiêu thi đua rèn luyện, chủ tịch HĐTQ) phác thảo kế hoạch thực hiện bao
4


gồm: nhiệm vụ phải thực hiện và mục tiêu phấn đấu đạt được trên tinh thần khắc
phục những mặt yếu kém tuần qua và phát huy những lợi thế đạt được của tập thể
lớp.
- Tập thể lớp trao đổi và đi đến phương án thực hiện.
- Kết thúc hoạt động 2, chủ tịch HĐTQ mời GVCN cho ý kiến
Hoạt động 3: GVCN góp ý ,nhận xét và đánh giá (dự kiến 5-10 phút)
Dựa trên những thông tin thu thập được về hoạt động học tập của các em
+ GVCN đánh giá góp ý phương pháp làm việc của cán bộ lớp, uốn nắn điều
chỉnh để rèn luyện kĩ năng tự quản cho lớp.
+ Cần phát hiện và tuyên dương, động viên kịp thời các học sinh đã có sự cố
gắng phấn đấu trong tuần.

+ Cần phê bình nhẹ nhàng nhưng cương quyết những cá nhân sai phạm , chây
lười, lơ là trong học tập và thiếu tính thần trách nhiệm với tập thể. Phát hiện và
ngăn chặn kịp thời hiện tượng học sinh cá biệt.
+ Thưởng, phạt công minh đảm bảo được tính thuyết phục, thu hút và ràng
buộc học sinh
+ Tiếp tục rút kinh nghiệm với những kết quả đạt được đồng thời góp ý bổ sung
kế hoạch hoạt động theo định hướng đã có.
Hoạt động 4: Hoạt động bổ trợ (thời gian dự kiến còn lại)
Tùy vào lượng thời gian cịn lại là bao nhiêu, chúng ta có thể thiết kế hoạt động
cho phù hợp. Để tránh sự nhàm chán, căng thẳng của tiết sinh hoạt, dựa vào kinh
nghiệm vài năm được chủ nhiệm, đúc kết được nhu cầu học tập và vui chơi của các
em học sinh cấp THCS, tôi đề xuất một số hoạt động bổ trợ sau:
- GVCN có thể tổ chức sinh nhật cho các em có ngày sinh thuộc tháng hoặc tuần
đang sinh hoạt.
- GVCN cần định hướng cho lớp có những tiết mục văn nghệ thư giãn như: hát,
kể chuyện vui, mỗi tuần do một nhóm phụ trách biểu diễn. Có thể áp dụng ca hát
thông qua: karaoke tập thể, hát nối, hát đối đáp…
- Mỗi tuần ban phụ trách đội có phát cho lớp báo Khăn Quàng Đỏ. GVCN có thể
cho các cá nhân luân phiên đọc trước báo, sau đó chọn ra những hoạt động nổi trội
của Đoàn – Đội, những câu chuyện hay, ý nghĩa trong báo đọc lên cho các bạn
trong lớp cùng nghe. Thơng qua đó các em có thể học hỏi thêm về những đức tính
tốt của học sinh thông qua sự chia sẻ thông tin.
- Nếu các em học sinh u thích cơng nghệ thơng tin, thích xem phim ảnh,
GVCN có thể tận dụng thực hiện hoạt động “Mỗi tuần 1 video học tập và kĩ năng
sống”. Vì kĩ năng sống là nội dung giáo dục thiết yếu cho học sinh cấp THCS.
5


Khuyến khích tất cả các bạn trong lớp, bạn nào hoặc nhóm nào có video hay và
ý nghĩa, nội dung bao quanh phương pháp học tập và kĩ năng sống thì chia sẻ với

lớp. Với chủ đề như “Rèn luyện sự tập trung”, “Cách học từ vựng tiếng anh hiệu
quả”, “Bí quyết rèn luyện não bộ”, “Cách phịng vệ khi gặp người lạ bắt chuyện”…
Qua đó các em có thể chia sẻ kinh nghiệm về học tập hay kĩ năng sống, sau khi
xem video các em có thể đặt câu hỏi thắc mắc, cùng nhau giải đáp vấn đề về học
tập cũng như cuộc sống. Điều này có thể tạo cho các em cảm thấy háo hức, tò mò
về chủ đề về video sẽ chiếu ở tuàn đó. Tạo cho khơng khí giờ sinh hoạt lớp sơi nổi
và đáng trơng đợi hơn.
- Nếu giờ sinh hoạt lớp nằm trong tuần có nhiều mơn kiểm tra mười lăm phút
một tiết, GVCN đề nghị một vài bạn học sinh giỏi lên chia sẻ bí quyết để học bài,
nhớ bài tốt mơn đó.
- Đối với lớp 6A4, các em rất thích hội họa. GVCN có thể tổ chức các hoạt động
liên quan đến hội họa như: Trang trí nội quy lớp học, trang trí poster nhắc nhở
trong lớp học (khơng xả rác, tắt đèn quạt, điều hòa khi ra khỏi lớp…) thiết kế,
trang trí chủ điểm tháng… dưới hình thức cuộc thi để tang sự cạnh tranh giữa các
tổ, nhóm. Những sản phẩm làm ra có thể dùng để trang trí lớp học, góc học tập…
- Thường xun tổ chức các trị chơi, hoạt động tập thể.
Mỗi tổ sẽ chịu trách nhiệm tổ chức sinh hoạt lớp một tuần. Kế hoạch sinh hoạt
lớp sẽ được giáo viên chủ nhiệm thông qua và thực hiện. Khi các em tự tổ chức các
em sẽ cảm thấy vai trị của mình quan trọng hơn. Các em có khả năng sáng tạo theo
cách các em mong muốn. Chính các em đã biến giờ sinh hoạt lớp đơn thuần và
nhạt nhẽo thành thú vị, sôi động.
Một số hoạt động, trò chơi như:
+ Trò chơi tập thể:
* Vỗ tay theo nhịp 1-2,1-2-3. Quản trò hướng dẫn tập thể vỗ tay như sau: vỗ 2
nhịp, nhịp đầu vỗ 2 cái, ngừng một nhịp rồi vỗ tiếp 3 cái liền. Lần vỗ đấu tập dợt,
quản trò mới tập thể vừa vỗ vừa đếm số (1 2 – 1 2 3) Khi tiếng vỗ tay nhịp nhàng
rối không cần đếm số tiếp. Muốn sinh động quản trò điều khiển vỗ từ chậm đến
nhanh dần.
* Vỗ tay theo nhịp 1-2-3,1-2-3-4-5 - Cách vỗ tay giống như cách vỗ tay trên
nhưng khó hơn vì nhịp vỗ tay dài hơn : 12 nhịp đầu vỗ 3 cái liên tiếp, ngưng một

nhịp vỗ tay tiếp 5 cái liền. - Cách vỗ tay theo nhịp có thể sáng tạo nhiều cách rất
hay như; vỗ tay theo nhịp trống nghi thức
* Vỗ tay làm mưa nhân tạo: Quản trị cầm một đồ vật (khăn qng, nón …) để
tập thể chú ý hướng điều khiền nhịp vỗ tay. Quản trò để vật dưới thấp, tập thể vỗ
tay nhỏ (mưa nhỏ). Quản trò đưa tay cao khỏi đầu quay vòng tròn, vỗ tay to và
nhanh (mưa to). Quản trò phất tay một cái qua một bên, tập thể vỗ to một tiếng,
quản trò phát qua bên kia, vỗ tay một tiếng khác (mưa rào). Quản trò phối hợp 3
6


loại mưa (nhỏ, to, rào) thật nhịp nhàng và sinh động và chấm dứt một tiếng sấm
bằng cách tập thể hơ to (đùng). Vỗ tay làm mưa có một hình thức khác, vỗ từng
ngón tay từ ít đến nhiều ngón để làm mưa từ nho đến to.
* Tìm số nhà: Trò chơi cảm giác, vận động nhẹ trong phòng, khoảng 08 người
tham dự. Rèn luyện: Sự quan sát, ghi nhớ các sự vật. Giáo dục: Dùng các giác quan
để nhận ra các sự vật hiện tượng. Luật chơi: Cho những người dự chơi đứng quan
sát 3 phút. Sau đó đi ra xa 3m rồi 13 bịt mắt lại. Có cịi hiệu mỗi người đi lần về
chỗ để các hình, tìm lấy 1 hình, sờ kỹ rồi nói hình đó mang số mấy.Ai nói sai bị
phạt. Mục đích: Gây bầu khí sôi động, linh hoạt trong khi chơi. Vật dụng: Lấy giấy
cát tơng cắt làm 6 hoặc 10 hình khác nhau. Mỗi hình có ghi 1 số: từ 1-10. Có thể áp
dụng để ôn lại kiến thức của các bài học.
* Truyền tin: Trò chơi cảm giác, vận động nhẹ trong phịng, khoảng 08 người
tham dự. Rèn luyện: Nhận định chính xác các cử điệu từ người khác. Giáo dục:
Tương trợ nhau,phải có sự nhanh nhẹn và hiểu ý nhau trong lời nói và hành động.
Luật chơi: Đứng thành từng đội và mỗi đội cử 01 người đến quản trò nhận bản tin,
rồi trở về đứng cách những người của đội mình 1,5m và truyền lại bản tin đó bằng
cử điệu mà khơng được nói, cũng như khơng được nhép miệng. Đội nào nhận được
bản tin và thực hiện theo bản tin trước là thắng. Mục đích: Gây bầu khí sơi động để
dẫn vào chiều sâu lắng sau đó. Vật dụng: Các vật dụng của các bản tin. Lưu ý:
Không nên nói những lời khó hiểu và khó thực hiện.

* Một số trò chơi trong tiếng anh: Truth or Dare, Stop the bus, Hangman,
Passing ball…
…v..v…
- GVCN có thể tổ chức hoạt động tọa đàm, đối thoại nóng
Cứ mỗi cuối tuần thứ tư của tháng, giáo viên chủ nhiệm lại tổ chức một cuộc
“đối thoại nóng” với cán bộ lớp và thành viên trong lớp, vừa để nắm được một
cách cụ thể chi tiết hơn tình hình của từng học sinh trên lớp, vừa tạo cơ hội để các
cán bộ lớp thể hiện tâm tư nguyện vọng.
Giống như một cuộc nói chuyện cởi mở, cuộc đối thoại thường bắt đầu bằng
gợi ý “mềm” của cơ chủ nhiệm: “Các bạn nói cho cơ nghe lịch sự trong giao tiếp,
thế nào là đúng, thế nào là không được?”….
Hoặc cho các em tự bày tỏ ý kiến cá nhân của mình bằng cách cụ thể sau (thực
hiện trước khi đến tiết sinh hoạt lớp):
Cho mỗi học sinh viết ra giấy những ý kiến cá nhân của mình (khơng ghi rõ họ
tên để mang tính khách quan hơn).
Học sinh sẽ ghi theo quy tắc 4 3 2 1. Tức là: 4 điểm mạnh của em, 3 điểm yếu
của em, 2 điều em chưa làm được, 1 yêu cầu của em đối với GVCN. (Chúng ta có
thể thay những câu hỏi đó thành những câu hỏi khác như: 4 điều em thích nhất, 3
điều em ghét nhất, 2 ước mơ của em, 1 điều em mong muốn nhất hiện giờ….)
7


Sau đó học sinh nộp lại cho GVCN, GVCN sẽ lọc ra những ý kiến hay, đọc cho
cả lớp nghe, cùng trò chuyện với các bạn, vừa tạo sự tò mò hứng thú cho các em,
vừa giải đáp được những thắc mắc, bức xúc trong tâm lí của học sinh, đặc biệt là
học sinh ở lứa tuổi dậy thì.
Làm được điều này, GVCN sẽ càng hiểu học sinh của mình hơn, người thầy sẽ
tạo được sự gần gũi và niềm tin của học sinh.
- Ngoài những hoạt động liên quan đến học tập, vui chơi, GVCN có thể hướng
các em đến chữ “Tâm” , tinh thần “Tương thân tương ái” vào những tháng mưa lũ,

bằng cách cùng nhau quyên góp tiền ủng hộ đồng bào lũ lụt miền, đồng bào bị
thiên tai, nuôi heo đất…
4. Các đơn vị/lĩnh vực khác có thể áp dụng sáng kiến:
Đây là sáng kiến về phương pháp làm cho học sinh hứng thú hơn với tiết sinh
hoạt lớp hàng tuần, nên các đơn vị khác có thể áp dụng được.
5. Đánh giá phạm vi ảnh hưởng của Sáng kiến:
Đã được áp dụng tại trường THCS Văn Lang.
6. Các chứng cứ đính kèm để minh họa về phạm vi ảnh hưởng
Sáng kiến này đã được áp dụng chính thức vào đầu học kì II năm học 20182019, qua tiết sinh hoạt lớp hàng tuần. (minh chứng đính kèm)
Bộ phận/Đơn vị áp dụng

Quận 1, ngày 01 tháng 11 năm 2018
Người yêu cầu công nhận

Tống Ngọc Ngân Hà

8


MINH CHỨNG MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TẠO HỨNG THÚ
CHO HỌC SINH TRONG GIỜ SINH HOẠT LỚP
Đã được thực hiện vào học kì 2
tại lớp 6A4 trường THCS Văn Lang

Lớp trưởng Minh Anh quản trò, đặt các câu hỏi đố vui
và trò chơi tập thể cho lớp.

9



Bạn Tạ Minh Hà đang đọc một số
tin tức, câu chuyện bổ ích từ báo
KHĂN QUÀNG ĐỎ cho cả lớp
nghe và cùng trao đổi.

Học sinh cùng nhau thực hiện hoạt động “Let’s share”
Viết ra giấy note (giấu tên):
4 ưu điểm của em
3 khuyết điểm của em
2 yêu cầu của em đối với GVCN
1 ước mơ của em

10


11


Từng nhóm tham gia buổi tọa đàm ngắn
cùng cơ chủ nhiệm
Làm thế nào để giải quyết một số vấn đề liên
quan đến học tập và cuộc sống.
Các nhóm thảo luận và ghi ra trước, mỗi thành
viên sẽ đưa ra một vấn đề.

12


MỘT BUỔI CHIA SẺ NHỮNG VIDEO CLIP
NÓI VỀ KINH NGHIỆM TRONG HỌC TẬP

VÀ NHỮNG THÓI QUEN TỐT – XẤU TRONG CUỘC SỐNG

Nhóm bạn Huy Khang đang
chia sẻ về tác hại và lợi ích
của việc chơi game

13


Nhóm bạn Chánh Tâm đang chia sẻ
bí quyết nhớ lâu

Nhóm bạn Sỹ Hào đang chia sẻ
ảnh hưởng của thể thao đến sức khỏe

14


15



×