Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ ĐẦU TƯ CHO NGÀNH Y TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.65 KB, 17 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ ĐẦU TƯ CHO NGÀNH Y TẾ
Nhìn lại thực trạng đầu tư trong ngành y tế 10 năm qua, chúng ta có thể nhận
thấy được những thành tựu đáng ghi nhận. Đó là việc xây dựng một mạng lưới y tế
rộng khắp, về cơ bản đã xoá được xã trắng về y tế. Các cơ sở y tế trên toàn quốc
đang dần được đổi mới theo hướng hiện đại hoá, đặc biệt là hai trung tâm y tế
chuyên sâu là Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh trong 10 năm qua đã được đầu tư
khoảng 400 tỷ đồng nhằm cải thiện trang thiết bị cũng như đào tạo đội ngũ cán bộ
có trình độ chuyên môn.
Vốn đầu tư cho ngành y tế đã được cải thiện cả về quy mô lẫn nguồn vốn.
Bên cạnh vốn đầu tư ngân sách vẫn được duy trì ổn định, việc huy động và sử dụng
nguồn viện phí và viện trợ và đặc biệt là bảo hiểm y tế đã góp phần thúc đẩy sự
phát triển của ngành y tế và giảm bớt gánh nặng về phía nhà nước.
Nguồn nhân lực y tế đã và đang từng bước được cải thiện. Số cán bộ y tế các
năm đều tăng lên. Hiện nay cả nước có 10 trường đại học y dược, 3 trường trung
học y tế quốc gia và 50 trường trung học y tế của tỉnh hàng năm cho ra đời khoảng
4000-5000 cán bộ y tế đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.
Ngoài ra Việt Nam còn là một trong những nước làm tốt các chương trình y
tế quốc gia. Trong những năm gần đây, số các vụ dịch và số người mắc, chết do
các bệnh lây truyền giảm đáng kể. Nhờ vậy mà Việt Nam có các chỉ số sức khoẻ
như tuổi thọ, tỷ lệ chết bà mẹ, trẻ em... được đánh gía cao trong khu vực và trên thế
giới.
Y tế tư nhân trong những năm trở lại đây cũng có sự phát triển vượt bậc. Số
các cơ sở y tế tư nhân tăng nhanh, số người dân sử dụng các dịch vụ y tế tư nhân
cũng tăng. Các cơ sở y tế tư nhân ngày càng được nâng cao về chất lượng phục vụ.
Bên cạnh những thành tựu đạt được nêu trên, ngành y tế Việt nam vẫn bộc lộ
một số hạn chế. Trình độ y tế nói chung còn thấp với các nước trong khu vực,
nhiều cơ sở y tế còn đang ở trong tình trạng lạc hậu chưa tiếp cần được với kỹ
thuật hiện đại. Cơ cấu cán bộ còn nhiều bất cập.Việc huy động và sử dụng vốn đầu
tư chưa thật hiệu quả.
I> MỘT SỐ THÁCH THỨC LỚN ĐỐI VỚI NỀN Y TẾ VIỆT NAM
+Về vấn đề cung cấp tài chính cho y tế


Chi phí cho y tế cao, đặc biệt là các dịch vụ nội trú đối với người nghèo.
Mặc dù giá thuốc thực tế có giảm trong những năm gần đây, chi phí khám chữa
bệnh, đặc biệt ở các bệnh viện công có ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người
nghèo. Ví dụ, một lần đến bệnh viện công chiếm mất 22% chi phí ăn uống trong
một năm của một người thuộc nhóm có thu nhập thấp nhất. Như vậy, chỉ cần một
lần ốm nặng phải nằm viện dài ngày có thể ngốn hết số tiền giành dụm trong nhiều
năm của một người nghèo. Điều này có ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của họ
đối với những khoản chi phí không lường trước được trong tương lai.
Phần lớn ngân sách Nhà nước chi cho y tế dùng để chi tiêu cho bệnh viện,
đặc biệt ở tuyến tỉnh. Trong khi bệnh viện ngốn một phần lớn ngân sách của nhà
nước bao cấp cho y tế ở các nước đang phát triển, số liệu về chi tiêu công cộng ở
Việt Nam cho thấy phân bổ cho bệnh viện công chiếm một phần khá lớn trong
tổng ngân sách y tế hiện nay (khoảng 80%). Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng
này là do chính quyền địa phương (cấp tỉnh) phải chi tiêu nhiều cho bệnh viện
công.
Độ bao phủ của báo hiểm y tế vẫn còn hạn chế. Tuy chương trình bảo hiểm y
tế ở Việt Nam phát triển nhanh chóng trong 5 năm đầu, bắt đầu từ con số không,
độ bao phủ của bảo hiểm y tế đã chững lại trong hai năm vừa rồi, ở mức 13% tổng
dân số. Hơn nữa, độ bao phủ lại lớn hơn đối với nhóm người khá giả, bởi vì nó
được thực hiện bắt buộc đối với công chức Nhà nước và nhân viên ở khu vực có tổ
chức, mà hầu hết những người nay thuộc nhóm có thu nhập cao hơn. Điều này có
nghĩa là ở Việt Nam những người thuộc tầng lớp khá giả tham gia bảo hiểm nhiều
hơn.
Chi tiêu y tế công cộng không đồng đều giữa các tỉnh. Chi tiêu y tế công cộng
cho y tế được phân bố không đồng đều giữa các tỉnh. Các tỉnh giàu có có mức chi
tiêu y tế công cộng / đầu người cao hơn nhiều so với các tỉnh nghèo. Nguyên nhân
chủ yếu của tình hình này là chi tiêu cho y tế ở tuyến tỉnh do chính quyền tỉnh cấp
từ nguồn thu riêng của họ, các nguồn thu này có quan hệ chặt chẽ với thu nhập của
tỉnh. Hơn nữa, phần ngân sách quốc gia do tỉnh quản lý được trung ương phân bổ
theo tiêu chuẩn và theo dân số của tỉnh, cách phân chia này không giúp được mấy

để giảm bớt sự bất bình đẳng về vốn chi tiêu y tế trên đâù người giữa các tỉnh.
Lương của nhân viên y tế thấp. Nhân viên y tế là một trong những đầu vào
quan trọng nhất của hệ thống y tế. Vì thế, chất lượng dịch vụ y tế thường đồng
nghĩa với vấn đề đạo đức và động cơ của nhân viên y tế. Ở Việt Nam, mức lương
tháng trung bình của nhân viên y tế không mấy thay đổi (theo giá trị thực tế) từ
năm 1994. Năm 1998, mức lương tháng trung bình của nhân viên y tế Nhà nước
chỉ bằng 29 USD. Vì thế, các nhân viên y tế nhà nước đôi khi phải tìm kiếm các
nguồn thu nhập thêm. Điều này làm giảm bớt thời gian, sự chú ý và sự tận tâm của
họ đối với công việc.
+Về vấn đề năng lực y tế.
Số lượng bệnh viện lớn. Như đã trình bày ở trên, Việt Nam có số giường
bệnh so với dân số cao hơn nhiều nước khác, kể cả những nước có thu nhập / đầu
người cao hơn rất nhiều. Các bệnh viện huyện phụ thuộc rất nhiều vào quy mô
kinh tế của đại phương, nghĩa là có quá nhiều bệnh viện trong cả nước và một số
thì quá nhỏ để cung cấp dịch vụ một cách có hiệu quả. Trong tình hình này có thể
sát nhập và củng cố các bệnh viện huyện cỡ nhỏ để mang lại hiệu quả cao hơn, đặc
biệt là khi sát nhập không làm giảm khả năng tiếp cận về mặt địa lý tới cơ sở đó.
Cơ cấu y tế hỗn hợp. Trong 20 năm qua, số lượng bác sĩ tăng nhanh hơn so
với y sĩ và dược sĩ, trong khi đó số lượng y tá và nữ hộ sinh / đầu dân lại có xu
hướng giảm. Điều này là cho Việt Nam có tỷ lệ bác sĩ / y tá rất cao. Vì đào tạo bác
sĩ tốn kém hơn rất nhiều so với y tá, cho nên cần phải xem xét lại cơ cấu nhân viên
y tế hỗn hợp có cân nhắc tới vấn đề chi phí so với hiệu quả. Một điều quan trọng
hơn là cơ cấu nhân viên y tế hỗn hợp có thể làm giảm khả năng tiếp cận của người
nghèo tới các dịch vụ y tế, vì nhiều bác sĩ được đào tạo chính quy không muốn
chuyển về nông thôn làm việc. Điều này có nghĩa là các xã nghèo nhất trong cả
nước không chỉ không có bác sĩ mà còn cả y tá, nữ hộ sinh và dược sĩ- những
người có thể đã được đào tạo bằng những nguồn lực hạn hẹp hiện nay phân bổ cho
công tác đaò tạo nhân viên y tế.
Khả năng tiếp cận dịch vụ y tế về mặt địa lý thấp ở các vùng xa xôi hẻo lánh.
Trong khi khả năng tiếp cận (về mặt địa lý) tới các dịch vụ y tế của người dân Việt

Nam nói chung là tốt thì việc tiếp cận về mặt địa lý ở một số vùng vẫn còn bị hạn
chế. Những vùng này chủ yếu thuộc Tây Nguyên và miền núi phía Bắc nơi có 55
dân tộc thiểu số đang sinh sống. Trên những vùng này, mật độ dân số thấp và địa
hình khó khăn cho nên thời gian để đi đến một cơ sở y tế địa phương thường rất
dài. Hơn nữa vì nghèo cho nên các vùng này khó có thể thu hút được y tế tư nhân,
và vì thế khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế là rất thấp.
Đào tạo nhân viên y tế. Mặc dù Việt Nam đã cung cấp số nhân viên y tế so
với dân số khá cao nhưng vẫn cần phải cải thiện nhiều cho công tác đào tạo và
nâng cao năng lực cho nhân viên y tế trong cả nước. Các chương trình đào tạo ban
đầu trong lĩnh vực y tế đôi khi chỉ hoàn toàn mang tính lý thuyết, có rất ít tác động
qua lại và kích thích sinh viên tìm cách ứng dụng các kiến thức được học. Phương
tiện và giáo viên thực hành còn rất hạn chế, không có một viện trường chính thức
nào, hầu hết những người tốt nghiệp bắt đầu ra làm có quá ít kinh nghiệm thực
hành. Ngoài ra các nguồn lực phân bổ cho đào tạo lại quá ít cho nên cơ hội cho các
nhân viên y tế được cập nhật với sự phát triển mới trong lĩnh vực của mình là rất
hạn chế.
Quy chế đối với những người cung cấp dịch vụ. Tuy đã có nhiều nghị định và
quy chế quy định các tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu và các quy trình kỹ thuật đối
với các nhà cung cấp dịch vụ, việc thực hiện các luật lệ này thông qua công tác
thanh tra thường xuyên đối với các cơ sở y tế vẫn chưa đạt yêu cầu. Một phần là do
sự tăng nhanh số lượng các cơ sở y tế, nhất là các nhà cung ứng và quầy thuốc tư
nhân, trong mấy năm gần đây. Sở Y tế, người có trách nhiệm tiến hành thanh tra
thường xuyên đối với tất cả các cơ sở y tế tư nhân, lại không có đủ nhân lực cũng
như ngân sách để tiến hành các hoạt động này.
Điều phối các nhà quản lý viện trợ. Viện trợ nước ngoài cho ngành y tế Việt
Nam đã tăng lên nhanh chóng (theo giá trị tuyệt đối) từ rất thấp. Đến cuối năm
1998 có 179 dự án ODA đang được thực hiện trong lĩnh vực y tế. Quy mô viện trợ
lớn đã làm tăng lên gánh nặng quản lý đối với Bộ Y tế.
II> MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ ĐẦU TƯ TRONG NGÀNH Y TẾ
Để cải thiện tình hình trên, Nhà nước cần có một số biện pháp tích cực, hiệu

quả theo các nhóm giải pháp sau:
1. Nhóm các giải pháp về đầu tư phát triển nhân lực y tế.
2. Nhóm các giải pháp về kinh tế y tế.
3. Nhóm các giải pháp về kỹ thuật y tế.
4. Nhóm giải pháp đầu tư nghiên cứu, xây dựng và ban hành các cơ chế quản
lý và chính sách y tế.
1. Nhóm các giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực y tế
Trong mọi lĩnh vực hoạt động, đặc biệt là trong ngành y tế, nguồn nhân lực
là một yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của ngành. Xây dựng một đội ngũ
cán bộ y tế có trình độ chuyên môn vững vàng, có khả năng tiếp cận với kỹ thuật y
tế hiện đại là một trong những mục tiêu phát triển của ngành y tế hiện nay. Ngoài
ra cán bộ quản lý trong ngành y tế cũng cần được đào tạo lại để nâng cao trình độ
quản lý trong thời kỳ mới.
Như đã đề cập ở phần trên, hàng năm ngân sách nhà nước đầu tư gần một
trăm tỷ đồng cho sự nghiệp đào tạo cán bộ y tế. Con số này tuy chưa đáp ứng được
nhu cầu của ngành song đã là sự cố gắng lớn của nhà nước. Trong thời gian tới,
một mặt chúng ta phải tận dụng kinh phí và các nguồn khác, đặc biệt là nguồn viện
trợ cho công tác đào tạo. Chỉ có như vậy, chúng ta mới nâng cao được chất lượng
trình độ của cán bộ y tế.
Mặc dù số bác sĩ trung bình trên 100000 dân của nước ta ở vị trí khá cao
trong khu vực song hiện nay chỉ có 30% số xã trong cả nước có bác sĩ thấp hơn
mục tiêu đề ra cho năm 2000 là 40%. Sở dĩ mục tiêu trên không đạt được là có 2 lý
do. Thứ nhất, đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu.Thứ hai là sự mất cân đối trong
phân phối các cán bộ y tế khi ra trường.Vì vậy trong thời gian tới các trường đại
học và trung học y dược cần tiếp tục tuyển sinh nâng cao chất lượng đào tạo. Bên
cạnh đó cần có chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với các cán bộ y tế làm việc tại
các vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn.
Để khắc phục sự mất cân đối trong tỷ lệ giữa bác sĩ và y tá, trong những năm
tiếp theo các trường đại học và trung học cần khuyến khích tuyển sinh y tá không
chỉ ở trình độ trung cấp mà còn ở cả trình độ đại học. cán bộ y tá khi ra trường

được khuyến khích làm việc tại các vùng khó khăn bằng chế độ lương thưởng phụ
cấp thoả đáng. Ngay cả tại các thành phố lớn, các cán bộ y tá cũng phải được đãi
ngộ hợp lý, tránh có sự chênh lệch quá lớn trong thu nhập giữa bác sĩ và y tá.
Riêng đối với công tác đào tạo cán bộ y tế có trình độ đại học và sau đại học
cần làm tốt một số nhiệm vụ sau:
- Sắp xếp mạng lưới các trường khoa: xây dựng trường cấp 3 tại trường
Đại học y Hà Nội, trường Đại học y dược Thành phố Hồ Chí Minh và trường Đại
học y Huế, xúc tiến nhanh việc thành lập trường Đại học y học cổ truyền và Đại
học răng hàm mặt; đổi tên trường Quản lý y tế thành trường y tế công cộng, xác
định quy mô đào tạo, phân vùng đào tạo của các trường đại học y tế.
- Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy: ban giám hiệu các trường có
trách nhiệm xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy. Bộ y tế có kế
hoạch sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí đào tạo đội ngũ cán bộ này, đặc biệt đầu
tư bồi dưỡng đội ngũ cán bộ bằng nguồn kinh phí trong nước.
- Có những quy định phù hợp để tổ chức thực hiện sự ưu tiên đầu tư đại học
và sau đại học cho các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa.
- Phát huy hệ thống bệnh viện sẵn có, tăng cường đầu tư và chuẩn hoá đội
ngũ các bệnh viện được chọn là bệnh viện thực hành của các trường đại học, tạo
điều kiện tốt nhất cho thầy và trò giảng dạy, học tập.
- Đầu tư điều chỉnh lại chương trình giảng dạy cho phù hợp. Đảm bảo cân
đối mục tiêu đào tạo về khoa học cơ bản, y học cơ sở, y học lâm sàng và các môn
học khác.

×