Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Một số ý kiến đề suất nhằm hoàn thiện hạch toán ngoại tệ và chênh lệch tỷ giá hối đoái ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.79 KB, 13 trang )

Một số ý kiến đề suất nhằm hoàn thiện hạch toán ngoại tệ và chênh lệch tỷ giá hối đoái ở
Việt Nam
1/ Sự cần thiết phải hoàn thiện
Hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đã và đang mở ra nhiều cơ hội cũng như
thách thức đối với các doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh những thuận lợi cơ bản,
các doanh nghiệp trong nước cũng gặp không ít những khó khăn trên nhiều mặt
trong đó có khó khăn về kế toán các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ. Mặc dù, kế
toán các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ được đề cập đến từ lâu trong chế độ kế
toán Việt Nam và thường xuyên được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp nhưng trong
thực tế các doanh nghiệp có quan hệ mua, bán với nước ngoài gặp không ít khó
khăn khi phản ánh các nghiệp vụ này. những khó khăn các doanh nghiệp gặp phải
một phần do tỷ giá hối đoái ngoại tệ với đồng Việt Nam (NVD) thường xuyên biến
động, phần nữa là do việc hướng dẫn của chế độ kiểm toán về ngoại tệ còn quá
cứng nhắc nên thực sự chưa phù hợp với khu vực nhạy cảm này.
II. Hoàn thiện
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam Số 10 "ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối
đoái", trong trường hợp các doanh nghiệp phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến
các đơn vị tiền tệ khác với các đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán và
lập báo cáo tài chính, khi qui đổi từ đơn vị tiền tệ khác sang đơn vị tiền tệ sử dung
trong kế toán sẽ phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái. Chênh lệch tỷ giá hối đoái là
chênh lệch từ việc trao đổi thực tế hoặc qui đổi cùng một lượng tiền tệ kháchênh
lệch sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau. Cũng theo Chuẩn
mực kế toán Số 10, một giao dịch bằng ngoại tệ phải được thanh toán và ghi nhận
ban đầu theo đơn vị tiền tệ kế toán bằng việc áp dụng tỷ giá hối đoái giữa đơn vị
tiền tệ kế toán với đơn vị tiền tệ tại ngày giao dịch. Việc qui đổi đồng ngoại tệ ra
đồng Việt Nam, hoặc ra đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán phải căn cứ
vào tỷ giá giao dịch thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc tỷ giá giao dịch
bình quân trên thị trường ngoại tệ đến ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế gọi tắt là tỷ giá giao dịch ,
để ghi sổ kế toán doanh nghiệp có thể sử dụng tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá hối đoái
ngoại tệ để ghi các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ(ví dụ tỷ giá trung bình tuần hoặc


tháng).
Những qui định trên đây của Chuẩn mực kế toán Số 10, theo tôi là hoàn toàn
hợp lý, có cơ sở khoa học và phù hợp với Chuẩn mực kế toán Số 21 "ảnh hưởng
của thay đổi tỷ giá, hối đoái ngoại tệ "(ISA21: the effects of changes rates). Tuy
nhiên, khi hướng dẫn vận dụng Chuẩn mực số 10 vào công tác kế toán các nghiệp
vụ liên quan đến ngoại tệ tại thông tư 105/2003/tiền tệ-BTC của bộ tài chính là có
nhiều vấn đề cần phải trao đổi. Thông tư này qui định như sau:
- Đối với bên Có của các tài khoản vốn bằng tiền : khi phát sinh các nghiệp vụ
kinh tế bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán bằng đồng Việt Nam, hoặc
bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá ghi trên sổ kế
toán (tỷ giá bình quân gia quyền, tỷ giá nhập trước xuất trước,…)
- Đối với bên Có của các tài khoản nợ phải trả hoặc bên Nợ của các tài khoản
nợ phải thu phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế
toán bằng tiền Việt Nam hoặc đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán
theo tỷ giá giao dịch. Cuối năm các số dư Nợ phải trả hoặc dư Nợ phải thu
ngoại tệ đượcđánh giá lại theo tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên
ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cuối năm
tài chính.
- Đối với bên Nợ của các tài khoản Nợ phải trả hoặc bên có của các tài khoản
nợ phải thu khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phải được ghi sổ
kế toán bằng Đồng Việt Nam, hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng
trong kế toán theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán
- Đối với các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ : cuối năm tài chính, doanh
nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục này theo tỷ giá giao dịch bình quân
trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
công bố tại thời điểm lập bảng cân đối kế toán cuối năm tài chính .
- Đối với các trường hợp mua, bán ngoại tệ bằng Đồng Việt Nam : kế toán ghi
sổ theo tỷ giá thực tế mua, bán.
Thông tư 105/2003/tiền tệ-BTC còn hướng dẫn khá chi tiết phương pháp kế
toán các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ phát sinh cũng như cách thức

điều chỉnh và xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái cuối năm tài chính. Tôi cho
rằng: những hướng dẫn này là kịp thời và cần thiết giúp cho các doanh
nghiệp có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế có liên quan đến ngoại tệ có cơ sở
và căn cứ ghi sổ kế toán cũng như xác định các khoản trách nhiệm, nghĩa vụ
đóng góp với ngân sách được chính xác. tuy nhiên, theo tôi những hướng
dẫn này còn khá nhiều tồn tại. Có thể kể ra một vài tồn tại chính như sau
- Về phạm vi áp dụng
Những qui định và cách thức ghi sổ theo hưỡng dẫn của Thông tư
105/2003/tiền tệ-BTC nói trên chỉ thích hợp với doanh nghiệp phát sinh ít
nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ và tỷ giá ngoại tệ mang tính ổn định. Đối với
các doanh nghiệp phát sinh nhiều nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ và tỷ giá
ngoại tệ biến động thường xuyên phức tạp như hiện nay, những hướng dẫn nói
trên không thể vận dụng được, nhất là trong điều kiện kế toán thủ công. Ngay cả
trong điều kiện doanh nghiệp đã áp dụng các phần mềm kế toán, ngay cả trong
trường hợp này, kế toán cũng phải mất rất nhiều công sức để nhập dữ liệu và xử
lý các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ. Bởi vì, trên thực tế, tại cùng một thời
điểm, tỷ giá hối đoái của một loại ngoại tệ ở các thị trường khác nhau(trong cùng
một quốc gia hay trong cùng một khu vực hay giữa các quốc gia đã có sự khác
biệt đáng kể chưa nói đến tại cùng một thời điểm đó, các doanh nghiệp có thể
phát sinh rất nhiều giao dịch liên quan đến ngoại tệ khác nhau tại nhiều thị
trương khác nhau.
-Về khối lượng ghi sổ
Do việc ghi sổ các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái
thực tế mà tỷ giá hối đoái biến động hàng giờ hàng ngày, nên khối lượng tính
toán và ghi sổ kế toán tăng lên đáng kể. Kế toán phải theo chi tiết cụ thể sự biến
động về tỷ giá từng loại ngoại tệ theo thời gian tại các thị trường khác nhau và
theo từng đối tượng khác nhau. đối với các doanh nghiệp đã áp dụng phần mềm
kế toán phù hợp, khối lượng tính toán này có thể giải quyết không mấy khó khăn.
tuy nhiên, ở Việt Nam, số lượng các doanh nghiệp này không nhiều. Ngay bản
thân các phần mềm kế toán hiện đang áp dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam, cơ

sở xây dựng và cách thức xây dựng phần mềm kế toán các nghiệp vụ liên quan
đến ngoại tệ cũng chưa hẳn là khoa học và có căn cứ.
- Về xác định tỷ giá hối đoái ngoại tệ xuất dùng:
Theo qui định đối với ngoại tệ xuất sử dụng trong kỳ báo cáo cho các mục
đích kế toán có thể sử dụng một trong các phương pháp tính tỷ giá thực tế tương
tự như tính giá thực tế vật tư, hàng hoá xuất dùng(phương pháp giá đơn vị bình
quân, nhập trước xuất trước, nhập sau xuất trước,..) .Những qui định này,theo tôi
là hoàn toàn cứng nhắc và máy móc. Bởi vì, bản thân ngoại tệ không phải là
hàng hoá đơn thuần mà là một loại hàng hoá đặc biệt, vừa được sử dụng để thanh
toán nhưng cũng có thể đem trao đổi, mua bán trên thị trường. Hơn nữa, khác với
các loại vật tư, hàng hoá, tỷ giá của ngoại tệ không ổn định mà biến động thưỡng
xuyên, lên xuống thất thường nên việc xác định tỷ giá ngoại tệ xuất dùng theo
các phương pháp trên không phản ánh chính xác giá trị thật của ngoại tệ.
Dù những lý do đã nêu mà trên thực tế, mặc dầu đã có hướng dẫn cụ thể về
cách hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ nhưng hầu hết các doanh
nghiệp –nhất là các doanh nghiệp phát sinh nhiều nghiệp vụ liên quan đến ngoại
tệ – vẫn lúng túng và khó khăn ghi sổ kế toán. Nhiều doanh nghiệp bỏ qua qui
định phải ghi sổ kế toán ngoại tệ theo tỷ giá thực tế, họ cứ ghi theo tỷ giá hối
đoái cố định mà không hề điều chỉnh. Có doanh nghiệp ghi sổ theo tỷ giá thực tế
tại thời điểm tăng, giảm ngoại tệ nên dẫn đến tình trạng phát sinh số dư 'ảo" hoặc
số dư "âm" đối với những ngoại tệ có tỷ giá tăng. Nhiều doanh nghiệp để dồn
các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ đến cuối năm hay cuối quí mới ghi sổ theo
tỷ giá thực tế tại thời điểm ghi sổ. Thực trạng đó không những không phản ánh
đúng tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp gây kém cả về thời gian,
công sức, tiền bạc cho doanh nghiệp mà quan trọng hơn các doanh nghiệp không
xác định được chính xác nghĩa vụ phải nộp đối với ngân sách, thông tin do kế
toán cung cấp không đảm bảo độ tin cậy, thời gian quyết toán kéo dài.
Để giúp doanh nghiệp giảm bớt nhứng khó khăn trong hạch toán kế toán nói
chung và kế toán các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ nói riêng chung tôi đua ra
giải pháp" Kết hợp tỷ giá " để hoàn thiện kế toán các nghiệp vụ liên quan đến

ngoại tệ. Giải pháp "Kết hợp tỷ giá " được xây dựng trên cơ sở quán triệt chế độ
tài chính hiện hành và tinh thần của Chuẩn mực kế toán sổ 10 cũng như thông tư
105/2003/tiền tệ-BTC .Nội dung chính của giải pháp này là việc kết hợp linh
hoạt giữa tỷ giá hối đoái thực tế với tỷ giá hạch toán ghi trong sổ các nghiệp vụ
phát sinh liên quan đến ngoại tệ. Bằng cách kết hợp này, các doanh nghiệp
không những giảm bớt được khối lượng ghi sổ, tính toán mà quan trọng hơn, các
doanh nghiệp dễ dàng xác định được một cách chính xác nghĩa vụ đối với Ngân
sách, các chỉ tiêu do kế toán cung cấp đảm bảo độ tin cậy cao. Cách thức vận
dụng giải pháp "Kết hợp tỷ giá " trong ghỉ sổ có thể tóm lược như sau:
-Ghi sổ theo tỷ giá hối đoái thực tế:
Các đối tượng bắt buộc phải ghi sổ theo tỷ giá hối đoái thực tế thường là
những đối tượng liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến việc xác định nghĩa vụ của
doanh nghiệp đối với ngân sách nhà nươc về các khoản phí, lệ phí, thuế. Mức phí

×