Tải bản đầy đủ (.ppt) (40 trang)

SINH lý CHU kỳ KINH NGUYỆT (sản PHỤ KHOA) (chữ biến dạng do slide dùng font VNI times, tải về xem bình thường)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.83 KB, 40 trang )

SINH LÝ CHU KỲ
KINH NGUYỆT


SINH LÝ CHU KỲ KINH NGUYỆT

1.

CÁC YẾU TỐ CỦA CHU
KỲ KINH NGUYỆT

2.

SỰ ĐIỀU HÒA CỦA CHU
KỲ BUỒNG TRỨNG

3.

CHU KỲ KINH NGUYEÄT


CÁC YẾU TỐ CỦA
CHU KỲ
KINH NGUYỆT
1. Nội mạc tử cung
2. Estrogen
3. Progesterone
4. Buồng trứng


NỘI MẠC TỬ CUNG


 Nội mạc tử cung là mô chỉ có hoạt động
thực sự dưới ảnh hưởng của các hormones
sinh dục, chỉ là một mô nghỉ ngơi, gần như
teo và chỉ dày 1/10 – 2/10 mm, cấu tạo gồm
vài tuyến rãi rác trong mô đệm chứa các
tế bào nằm yên và không phân bào.
 Luôn tiến triển dưới ảnh hưởng của
Estrogen thường trực xen kẽ với Progesterone.
Hai hormones này có tác dụng đối kháng
nhau.
 Trong nội mạc tử cung có hai dạng thụ thể:
một đặc hiệu cho 17 - β Estradiol và một cho
Progesterone.


ESTROGEN


Là các nội tiết tăng trưởng, có
khả năng tác độïng lên nội mạc
tử cung vì dưới ảnh hưởng của 17- β
Estradiol.



Estrogen làm nội mạc tử cung tăng
về chiều dài, tăng sinh và kéo dài
các ống tuyến, tăng sinh mô đệm,
kích thích biệt hóa các mao mạch.




Cường độ các thay đổi này phụ
thuộc vào số lượng Estrogen trong
máu.


PROGESTERONE


Ngược lại không có tác dụng
trên nội mạc tử cung nghỉ ngơi.



Muốn Progesterone có tác
dụng thì nội mạc TC phải được
Estrogen tác động trước.



Thực tế tác động của
Progesterone trên nội mạc TC là
kết quả của tác dụng kép
Estro – Progestalif.


PROGESTERONE
Trong thực hành, tác dụng của
Progesterone là tác dụng kép:

a) Tác dụng “kháng Estrogen”,
kháng tăng trưởng:
- Biểu hiện: trên các tuyến,
mô đệm
- Làm ngưng phân bào
- Tác dụng này là do giảm thụ
thể với 17 - β Estradiol


PROGESTERONE
b) Tác dụng đặc hiệu ở 3 vị trí:
-

Tuyến: gây chế tiết trong tế bào
tuyến

-

Mô đệm: gây phù nề mô đệm

-

Mạch máu: làm thành các tiểu động
mạch dày lên giống các vòng xoắn
nên có tên các tiểu động mạch
xoắn


PROGESTERON
+ Dưới tác dụng Estro – Progestalif đầu đủ,

nội mạc TC cũng chịu một chuỗi các biến
đổi theo hai mặt: làm tăng nội mạc TC để
phôi làm tổ vài ngày sau hiện tượng thụ
tinh, nếu không có thụ tinh thì nội mạc TC
rụng đi.
+ Tóm lại, nội mạc TC chỉ sống được nhờ
các hormones, nếu không có sẽ nghỉ ngơi,
nếu có sẽ biến đổi do các tác động nội
tiết khác nhau và khi các homones này mất
đi thì nội mạc tử cung đã được chuẩn bị sẽ
rụng đi: hiện tượng chảy máu kinh.


BUỒNG TRỨNG
 Tuyến sinh dục nữ có hai chức
năng nội tiết và ngoại tiết hoàn
toàn bổ sung cho nhau. Hoạt động
này dựa trên những đơn vị căn
bản là các nang nguyên thủy nằm
sâu trong mô đệm, mỗi nang gồm
một tế bào mầm (tế bào noãn
Ovogonic), được bao bọc bởi 2 lớp tế
bào: lớp đệm và lớp tế bào vỏ.


BUỒNG TRỨNG
 Các tế bào noãn bắt đầu

nhân lên từ tháng thứ hai
của phôi thai, buồng trứng

phôi thai chứa từ 6 - 7 triệu
nang vào tháng thứ 8, thoái
hóa mạnh lúc gần sanh và
chỉ còn 1 – 2 triệu lúc sanh.


BUỒNG TRỨNG
 Sự thoái hóa tiếp tục ở tuổi
thiếu niên, vị thành niên và đến
dậy thì chỉ còn 300.000 – 500.000
nang và chỉ có 400 – 500 nang sẽ
biến đổi hoàn toàn đến phóng
noãn, số còn lại chỉ phát triển,
biến đổi ít nhiều và sẽ teo đi.


BUỒNG TRỨNG
a) Chức năng ngoại tiết làm
phóng thích tế bào sinh dục
mầm để thụ tinh.
b)
Chức
năng
nội
tiết
Progesterone.


Chức năng ngoại tiết
làm phóng thích tế bào

sinh dục mầm để thụ
 Đó là hiện tượng
tạo nang noãn. Ở
tinh
mỗi chu kỳ thường chỉ có một nang
noãn vượt trội, phát triển đầy đủ và
phóng noãn.

 Phải cần một quần thể từ 400 – 500
nang noãn, tăng trưởng từ 3 chu kỳ
trước, có hiện tượng biệt hóa lớp vỏ
trong và tạo hang từ 80 và 60 ngày
trước. Quần thể này giảm dần do teo đi,
chỉ còn một nang noãn vượt trội vài
ngày trước phóng noãn. Nang này vượt
qua các giai đoạn sau:


Chức năng ngoại tiết
làm phóng thích tế bào
sinh dục mầm để thụ
Sự huy động: tinh
Nang này được huy động:
 Từ cuối giai đoạn hoàng thể
của chu kỳ trước (N25 – N28)
 Từ một đám nang (2-5
nang/mỗi buồng trứng, kích
thước từ 2–5 mm, khác với các
nang khác ở hoạt động phân
bào mạnh và dự nhạy cảm với

FSH


Chức năng ngoại tiết
làm phóng thích tế bào
sinh dục mầm để thụ
tinh
Sự chọn lọc:
Nang này được chọn lọc ngay từ lúc
đầu của giai đoạn nang noãn (N1 – N5),
có đường kính 5,5–8 mm, có kích thước
nhỉnh hơn các nang khác, nhạy cảm FSH
nhưng phát triển chậm hơn, có khả
năng tổng hợp Estrogen.


Chức năng ngoại tiết
làm phóng thích tế bào
sinh dục mầm để thụ
tinh
Hiện tượng vượt trội:
Ở giai đoạn nang noãn, nang
này có đường kính khoảng 13
mm, có khả năng phát triển
khi nồng độ FSH tụt xuống.


Chức năng ngoại tiết
làm phóng thích tế bào
sinh dục mầm để thụ

tinh
Phóng noãn:
Nang trưởng thành vỡ ra ở 37 – 40 giờ
sau đỉnh LH và giải phóng tế bào noãn.


Chức năng ngoại tiết
làm phóng thích tế bào
sinh dục mầm để thụ
Hoàng thể:
tinh
 Sự hoàng thể hóa nang

noãn đã bắt đầu trước
lúc phóng noãn và đi kèm
các thay đổi đặc thù của
lớp tế bào hạt.
 Có hai loại tế bào hoàng
thể:


HOÀNG THỂ
+ Tế bào của lớp hạt có kích thước
lớn hơn, tạo ra Progesterone cao nhưng
đáp ứng kém với kích thích của LH or
HCG.


HOÀNG THỂ
+ Tế bào vỏ nhỏ hơn, tiết

Progesterone ít hơn nhưng bị
Gonadotrophins kích thích mạnh hơn.
 Sự tiết ra Progesterone làm ức
chế các nang noãn nguyên thủy.
 Tuổi thọ hoàng thể cố định 14
ngày khi không thụ thai.
 Khoảng 500 nang noãn được huy
động chỉ có một nang noãn có
quyền ưu tiên chịu sự biến đổi
hoàn toàn, được chọn lọc từ đầu
chu kỳ dưới ảnh hưởng của FSH.


Chức năng nội tiết
Progesteron
Bình thường buồng trứng tiết ra 3 loại
Steroids sinh dục:


Estrogen: bao gồm Estradiol và
Estrone, Estradiol là thành phần chủ
yếu.



Progesterone: duy nhất do hoàng
thể chế tiết và chỉ có khi phóng
noãn.




Androgenes: do mô đệm và tế bào
Berger ở rốn buồng trứng tiết ra.


SỰ ĐIỀU HÒA CỦA
CHU KỲ BUỒNG
TRỨNG

Những hiện tượng nêu trên là kết quả
của sự tương tác phức tạp giữa buồng
trứng và trục vùng dưới đồi – tuyến
yên trong lòng các thành phần của
buồng trứng và bên trong các tế bào.

1. Buồng trứng
2. Tuyến yên
3. Vùng dưới đồi


BUỒNG TRỨNG
 Điều hòa lân cận: xảy ra ngay
tại buồng trứng Cytbernines hay
Parahormones được tiết ra trong lòng
buồng trứng và điều hòa đáp ứng
của nang noãn với Gonadotrophine.

 Tự điều hòa: xảy ra ở ngay
tế bào.
 Các tiến trình chính của điều

hòa kép này là:


Các tiến trình chính của
điều hòa kép
1. Ức chế tổng hợp Estrogen:
Kéo theo tích tụ Androgenes, Progesterone,
Prolactine, Proteine điều hòa nang noãn,
Inhibine, các yếu tố tăng trưởng peptide.
Quan trọng nhất là FSH-RBI có vai trò:
ngăn chặn sự kết dính FSH với thụ thể
tế bào hạt, làm giảm hoạt động FSH ở
tế bào hạt, giảm phân bào, giảm hoạt
động thơm hóa, làm tích tụ Androgenes,
nang ngừng tăng trưởng và teo đi.


×