Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.6 KB, 34 trang )

TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
1.1 Khái niệm chung về quản lý môi trường.
“ Quản lý môi trường là sự tác động liên tục, có tổ chức và hướng đích của
chủ thể quản lý môi trường lên cá nhân hoặc cộng đồng người tiến hành tác động
các hoạt động phát triến trong hệ thống môi trường và khách thể quản lý môi
trường, sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội nhằm đạt được mục tiêu
quản lý môi trường đã để ra phù hợp với luật pháp và thông lệ hiện hành”.
Thực chất của quản lý môi trường là quản lý con người trong các hoạt
động phát triển và thông qua đó sử dụng có hiệu quả nhất mọi tiểm năng và cơ hội
của hệ thống môi trường.
Xét về bản chất kinh tế-xã hội, quản lý môi trường là các hoạt động
chủ quan của chủ thể quản lý vì mục tiêu lợi ích của hệ thống, bảo đảm cho các hệ
thống môi trường tồn tại hoạt động và phát triển lâu dài, cân bằng và ổn định vì lợi
ích cả vật chất và tinh thần của thế hệ hôm nay và thế hệ mai sau, vì lợi ích của cá
nhân,cộng đồng, địa phương, vùng quốc gia, khu vực và quốc tế. Mục tiêu của hệ
thống môi trường là do chủ thể quản lý môi trường đảm nhận. Họ là chủ sở hữu
của hệ thống môi trường và là người nắm giữ quyền lực của hệ thống môi trường.
Nói một cách khác, bản chất của quản lý môi trường tùy thuộc vào chủ sở hữu của
hệ thống môi trường.
1.2 Đối tượng của quản lý môi trường.
Quản lý môi trường, trước hết là quản lý một hệ thống bao gồm các phần tử
(yếu tố) nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao gồm quanh con người, có ảnh
hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại , phát triển của con người và thiên nhiên.
Đó là một hệ thống bao gồm các phần tử của thế giới vô sinh và hữu sinh hoạt
động theo những quy luật khác nhau và có con người tham dự.
Trong khi đó hệ thống môi trường có những đặc tính cơ bản sau đây.
1.2.1 Có cấu trúc phức tạp.
Hệ thống môi trường bao gồm nhiều phần tử thành phần hợp thành. Các
phần tử đó có bản chất khác nhau( tự nhiên, kinh tế, dân cư và xã hội) và bị chi
phối bởi các quy luật hoạt động khác nhau, đôi khi đối lập với nhau. Tính cấu trúc
của hệ thống môi trường đôi khi thể hiện chủ yếu ở cấu trúc chức năng và cấu trúc


bậc thang. Theo chức năng, chúng ta có thể phân hệ thống môi trường thành vô số
hệ hoạt động theo những chức năng khác nhau. Tương tự như vậy, theo bậc thang (
quy mô), chúng ta có thể phân hệ thống môi trường thành các hệ từ lớn đến nhỏ, từ
vĩ mô đến vi mô. Dù được phân theo chức năng hay phân theo theo bậc thang, các
phần tử cơ cấu của hệ thống môi trường cũng thường xuyên tác động qua lại quy
định và phụ thuộc lẫn nhau ( thông qua trao đổi năng lượng vật chất thông tin và
liên tục), làm cho hệ thống tồn tại, hoạt động và phát triển. Vì vậy mỗi sự thay đổi
nào đó dù là rất nhỏ, của một phần tử của hệ thống môi trường đều gây ra một
phản ứng dây chuyền cho toàn hệ, làm suy giảm hoặc gia tăng số lượng và chất
lượng môi trường, không phụ thuộc vào ý trí của con người.
1.2.2 Tính hoạt động.
Hệ thống môi trường không phải là một hệ tĩnh, mà luôn luôn thay đổi trong
cấu trúc của nó, trong từng phân tử và trong quan hệ tương tác của chúng. Bất kỳ
một sự thay đổi nào của hệ thống đều tiềm chứa khả năng làm cho nó lệch khỏi
trạng thái cân bằng vốn có của hệ thống và hệ thống có xu hướng lập thành một hệ
thống cân bằng mới. Đó là bản chất của quá trình vận động và phát triển của hệ
thống môi trường. Đặc tính cân bằng động cần được tính trong hoạt động cũng như
trong quản lý môi trường.
1.2.3 Tính mở.
Môi trường dù ở quy mô lớn hay quy mô nhỏ cũng để là một hệ thống mở.
Các dòng vật chất, năng lượng và thông tin liên tục “chảy’ trong không gian và
theo thời gian (từ hệ lớn như vũ trụ đến hệ nhỏ như hành tinh Trái đất đến các hệ
nhỏ hơn nữa và ngược lại, từ trạng thái này sang trang thái khác, từ các hệ quá khứ
đến cá hệ hiện tại và tiếp nối đến các thế hệ tương lai). Vì thế các vấn đề môi
trường ở các mức độ khác nhau không chỉ mang tính địa phương mà mang tính liên
vùng, liên quốc gia, toàn cầu và tính lâu dài. Chúng cần được giải quyết bằng nỗ
lực của các cộng đồng, bằng sự phối hợp liên ngành liên quốc gia, liên khu vực với
một tầm nhìn xa, trông rộng vì lợi ích của thế hệ hôm nay và lợi ích của thệ hệ mai
sau.
1.2.4 Khả năng tổ chức và điều chỉnh.

Trong hệ thống môi trường có các phân tử cơ cấu là vật chất ( tổ chức ) sống
( con người giới sinh vật ) hoặc các sản phẩm của chúng. Các phần tử này có một
khả năng tự nhiên rất kỳ diệu là tự tổ chức lại hoạt động của mình và tự điều chỉnh
để thích đáng với với những thay đổi bên ngoài rộng lớn hơn theo quy luật tiến
hóa, quy luật giảm entropy nhằm hướng tới trạng thái cân bằng ổn định. Đặc tính
cân bằng này của hệ thống môi trường quy định tính chất, mức độ, phạm vi tác
động của các hoạt động phát triển, đồng thời tạo mở hướng quản lý cơ bản và lâu
dài đối với môi trường quốc gia cũng như toàn cầu.
Đây là môn khoa học mà nó dựa trên nền tảng của khoa học quản lý để nhìn
nhận những vấn đề môi trường. Do đó đối tượng quản lý môi trường là xem xét
các thành phần môi trường cũng như các nguồn tài nguyên tự nhiên để có một sự
quản lý điều hành hiệu quả đảm bảo cho việc khai thác và sử dụng tốt nhất trong
quá trình vận hành của nền kinh tế nhằm hướng tới phát triển bền vững.
Thành phần môi trường:
- Hệ thống tự nhiên: F( tự nhiên) =F( đất, nước, không khí, sinh vật...)
Hệ thống này tồn tại khách quan bên ngoài con người.
- Hệ thống nhân tạo: F(nhân tạo)=F( nhà cửa, đường xá, cầu cống...)
Hệ thống này do con người tạo ra.
Chúng ta phải quản lý các thành phần này như thế nào để hiệu tốt nhất cho
con người tốt nhất và cho con người và hệ sinh thái.
1.3. Mục tiêu của quản lý môi trường.
1.3.1 Mục tiêu duy trì chất lượng môi trường.
Tức là phải duy trì cho bằng được bản chất vốn có của môi trường. Ví dụ
như đảm bảo chất lượng của nguồn nước theo tính chất quy định.
1.3.2 Mục tiêu cho phát triển bền vững.
Đây là một trong những mục tiêu lâu dài và quan trọng nhất cần đạt đến
trong bảo quản lý môi trường. Thực ra phát triển bền vững ở mỗi nước là khác
nhau nhưng ở đó là sự hài hòa của các yếu tố kinh tế, xã hội, trường. Xã hội càng
phát triển thì yếu tố môi trường đặt trong vấn đề phát triển bền vững càng gia tăng.
Trong mục tiêu phát triển bền vững đòi hỏi lĩnh vực kinh tế phải.

- Giảm đểu đặn mức tiêu phí năng lượng và các nguồn tài nguyên khác thông qua sử
dụng những công nghệ tiết kiệm và thông qua thay đổi lối sống.
- Thay đổi các mẫu hình tiêu thụ và ảnh hưởng đến đa dạng sinh học của các nước.
- Giảm hàng rào nhập khẩu thuế quan hay chính sách bảo hộ mậu dịch gây hạn chế
thị trường thị trường cho các sản phẩm của những nước nghèo.
- Sử dụng tài nguyên nhân văn, kỹ thuật và tài chính để phát triển công nghệ sạch và
sử dụng ít tài nguyên.
- Làm cho mọi người được tiếp cận tài nguyên một cách bình đẳng.
- Giảm chênh lệch về thu nhập và làm cho mọi người được tiếp cận y tế.
- Chyển bớt các khoản chi phí về quân sự an ninh và cho các nhu cầu về phát triển.
- Sử dụng tài nguyên cho việc can thiệp mức sống thường xuyên.
- Xóa đói giảm nghèo.
- Cải thiện tiếp cận ruộng đất, giáo dục và các dịch vụ xã hội
- Hình thành và phát triển các ngành công nghiệp có hiệu suất cao để tạo ra nhiều
công an việc làm và sản xuất ra nhiều hàng hóa và dịch vụ cho thương mại và tiêu
thụ.
Trong lĩnh vực nhân văn xã hội đòi hỏi.
- Ổn định dân số, giảm di cư đến các thành phố, đặc biệt là các thành phố lớn, thông
qua việc nghiên cứu xây dựng và thực thi các chương trình phát triển nông thôn.
- Xây dựng các chính sách, biện pháp và kỹ thuật để giảm nhẹ hậu quả môi trường
của quá trình đô thị hóa.
- Nâng cao tỷ lệ người biết chữ.
- Tạo điều kiện cho viêc tiếp cận dễ dàng và nhanh chóng với chăm sóc sức khỏe
ban đầu.
- Cải thiện phúc lợi xã hội, bảo vệ tính đa dạng văn hóa và tăng cường đẩu tư vào
phát triển vốn con người.
- Đầu tư vào sức khỏe và giáo dục của phụ nữ.
- Khuyến khích sự tham gia của công chúng vào các quá trình ra quyết định.
Trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ.
- Chuyển dịch sang nền kỹ thuật và công nghệ sạch có hiệu suất hơn để giảm tiêu

thụ năng lượng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và không làm ô nhiễm
không khí, nước và đất.
- Giảm phát thải khí CO2 để giảm tỷ lệ tăng phát thải của khí nhà kính; đồng thời
giảm nồng độ của các khí này trong khí quyển.
- Cùng với thời gian phải giảm thải đáng kể để sự dụng nhiên liêu hóa thạch và tìm
ra những nguồn năng lượng mới.
- Loại bỏ việc sử dụng CFCs để tránh làm tổn thương đến tầng ozon bảo vệ trái đất.
- Bảo tồn những kỹ thuật truyền thống với ít chất thải và chất ô nhiễm, những kỹ
thuật tái chế chất thải và phù hợp với các hệ thống tự nhiên hoặc hỗ trợ cho các hệ
thống tự nhiên.
- Nhanh chóng ứng dụng các kỹ thuật và công nghệ đã được cải thiện cũng như
những quy chế của chính phủ đã ban hành và sửa đổi, thực hiện nghiêm túc những
quy chế đó.
Trong lĩnh vực môi trường.
- Sử dụng có hiệu quả hơn đất canh tác và cung cấp nước.
- Cải tiến các phương pháp canh tác nông nghiệp và kỹ thuật nông nghiệp nhằm
nâng cao sản lượng lương thực thực phẩm.
- Tránh dùng quá mức phân bón hóa học và thuốc trừ sâu.
- Bảo vệ nước thông qua các biện pháp hiện hữu nhằm chấm dứt tình trạng sử dụng
lãng phí nước và nâng cao hiệu quả sử lãng phí nước và nâng cao hiệu suất của hệ
thống nước.
- Tránh các hoạt động phát triển của con người gây mất ổn định của khí hậu, hủy
diệt tầng ozone.
- Hạn chế mở mang đất nông nghiệp trên đất dốc hoặc đất bạc màu.
- Làm chậm lại, tiến tới chặn đứng sự hủy hoại rừng nhiệt đới hệ sinh thái san hô,
rừng ngập mặn ven biển, những vùng đất
- Ngập nước nơi cư trú độc đáo khác để bảo vệ đa dạng sinh học.
- Đảm bảo tính đa dạng sinh học.
Đa dạng sinh học là sự giàu có của giống loài động thực vật mà bản thân
thiên nhiên đã tạo ra hoặc có sự can thiệp của bàn tay con người. Theo thống kê

hiện nay Việt Nam là nước có đa dạng sinh học đứng thứ năm trên thế giới nên
việc duy trì quản lý đa dạng sinh học ở Việt Nam là hết sức quan trọng không chỉ
là vấn đề cho riêng Việt Nam mà cho cả thế giới.
1.4 Các biện pháp quản lý môi trường.
1.4.1 Khái niệm.
Các phương pháp quản lý môi trường là tổng thể các cách thức tác động có
thể và có chủ đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý ( cấp dưới và tiềm năng
có được của hệ thống) và khách thể quản lý ( các hệ thống khác) các ràng buộc của
điều kiện bên ngoài... để đạt được các mục tiêu đã đề ra.
1.4.2 Các phương pháp quản lý nội bộ hệ thống môi trường.
 Các phương pháp tác động lên con người
 Các phương pháp hành chính: là các phương pháp tác động dựa vào các mối quan
hệ về tổ chức của hệ thống quản lý. Các phương pháp hành chính trong quản lý
môi trường là cách tác động trực tiếp của chủ thể quản lý lên tập thể của những
người dưới quyền bằng cách quyết địng dứt khoát mang tính bắt buộc đòi hỏi họ
phải chấp hành nghiêm chỉnh và nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời đích đáng.
Vai trò của phương pháp hành chính trong quản lý môi trường là hết sức to
lớn. Nó xác lập trật tự, kỷ cương làm việc trong hệ thống, khâu nối các phương
pháp khác lại thành một hệ thống, dấu được bí mật ý đồ hoạt động và giải quyết
nhanh chóng các vấn đề đặt ra trong quản lý môi trường.
Các phương pháp hành chính tác động vào đối tượng quản lý theo hai
hướng: tác động về mặt tổ chức quản lý và tác động điều chỉnh hành vi của đối
tượng.
Sử dụng các phương pháp hành chính đòi hỏi các cấp quản lý phải nắm vững
một số yêu cầu chặt chẽ.
Một là, quyết định hành chính chỉ có hiệu quả cao khi quyết định đó có căn
cứ khoa học và thực tiễn.
Hai là, khi sử dụng các phương pháp hành chính phải gắn chặt quyền hạn và
trách nhiệm của người ra quyết định.
 Các phương pháp kinh tế.

Các phương pháp kinh tế tác động vào đối tượng quản lý thông qua lợi ích
kinh tế để cho đối tượng bị quản lý tự lựa chọn phương án hoạt động có hiệu quả
nhất trong phạm vi hoạt động của họ.
Thực chất phương pháp kinh tế là tạo ra động lực thúc đẩy con người hoạt
động bảo vệ môi trường. Động lực đó càng lớn, nếu như nhận thức đầy đủ và kết
hợp đúng đắn các lợi ích tồn tại khách quan trong hệ thống.
Chủ thể quản lý môi trường tác động lên đối tượng môi trường bằng các
phương pháp kinh tế theo các hướng khác nhau.
- Định hướng phát triển chung bằng các mục tiêu, nhiệm vụ phù hợp với điều kiện
của hệ thống, bằng những chỉ tiêu cụ thể cho từng thời gian cho từng phân hệ, từng
cá nhân của hệ thống.
- Sử dụng các định mức kinh tế các biện pháp đòn bẩy, kích thích kinh tế để lôi
cuốn, thu hút, khuyến khích các cá nhân cộng đồng hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ
môi trường.
- Bằng chế độ thưởng, phạt vật chất, trách nhiệm kinh tế chặt chẽ để điều chỉnh hoạt
động của các bộ phận, các cộng đồng, các cá nhân, xác lập trật tự kỷ cương, xác
định chế độ trách nhiệm cho mọi bộ phận, cho đến từng người trong hệ thống.
Ngày nay xu hướng chung của các nước là mở rộng việc áp dụng các
phương pháp kinh tế trong quản lý môi trường. Muốn vậy cần chú ý đến một số
khía cạnh quan trọng sau.
Một là, việc áp dụng các phương pháp kinh tế luôn luôn gắn liền với việc sử
dụng các đòn bầy kinh tế như giá cả, lợi nhuận, tín dụng, lãi suất, tiền lương,..nói
chung việc sử dụng các phương pháp kinh tế có liên quan chặt chẽ đến việc sử
dụng các quan hệ hàng hóa tiền tệ. Để nâng cao sử dụng các phương pháp kinh tế,
nâng cao năng lực vận dụng các quan hệ hàng hóa tiền tệ, quan hệ thị trường.
Hai là, để áp dụng phương pháp kinh tế phải thực hiện sự phân cấp đúng đắn
giữa các cấp quản lý.
Ba là, sử dụng phương pháp kinh tế đòi hỏi cán bộ quản lý môi trường phải
có trình độ và năng lực về nhiều mặt, và thông thạo nhiều kiến thức và kinh
nghiệm quản lý, đồng thời phải có bản lĩnh rõ ràng.

 Các phương pháp giáo dục.
Các phương pháp giáo dục là các cách tác động vào nhận thức và tình cảm
của cá nhân và cộng đồng nhằm nâng cao tính tự giác và nhiệt tình của họ trong
việc quản lý và bảo vệ môi trường.
Các phương pháp giáo dục có ý nghĩa to lớn trong quản lý môi trường, vì đối
tượng của quản lý môi trường là con người-một thực thể năng động, là tổng hòa
của nhiều mối quan hệ xã hội. Do đó không chỉ tác động lên con người bằng những
biện pháp kinh tế hành chính mà còn phải có tác động tinh thần tình cảm tâm lý...
Các phương pháp giáo dục được tiến hành dựa trên cơ sở vận dụng các quy
luật tâm lý. Đặc trưng của các phương pháp này là tính thuyết phục, tức là làm cho
cá nhân và cộng đồng phận biệt được phải trái, đúng sai, lợi hại , đẹp xấu, thiện ác,
để từ đó nâng cao tính tự giác làm việc và sự gắn bó với hệ thống.
Các phương giáo dục thông thường được sử dụng kết hợp với các phương
pháp khác một cách uyển chuyển, linh hoạt nhẹ nhàng vừa sâu sắc đến từng người,
từng cộng đồng , có tác động xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường. Đây là một
trong những bí quyết thành công của nhiều nước Đông Nam Á và Bắc Âu.
 Các phương pháp tác động lên các yếu tố khác của hệ thống môi trường.
Đó là các phương pháp quản lý đi sâu vào từng yếu tố chi phối lên các đầu
vào của quá trình quản lý môi trường ( tài chính, lao động, công nghệ, thông tin,
pháp chế vật tư, sản phẩm rủi ro...). Các phương pháp quản lý này mang tính chất
nghiệp vụ, gắn liền tính kỹ thuật của quản lý chuyên ngành theo các thành phần
môi trường và thường gắn với việc sử dụng các phương pháp toán-một loại không
thể thiếu trong việc lựa chọn các phương pháp quản lý kinh tế ngày nay.
 Các phương pháp tác động lên hệ thống môi trường khác.
Đó là cách tác động bên ngoài hệ thống. Nó không thể sử dụg các tác động
trực tiếp như đã sử dụng trong nội bộ mà tủy thuộc vào mối tương quan hệ thuộc
và phụt thuộc cụ thể diễn ra như thế nào ( mình lệ thuộc họ hay họ lệ thuộc mình
và họ là quan hệ tương đồng), mà có cách sủ dụng phương pháp thích hợp. Các
phương pháp sử dụng chủ yếu ở đây là sự biến dạng của ba phương pháp đã biết:
các phương pháp kinh tế các phương pháp tác động tâm lý thay cho các phương

pháp giáo dục, các phương pháp quan hệ hợp lý-thay cho các phương pháp hành
chính. Ngoài ra có thể sử dụng các phương pháp khác như phương pháp cạnh
tranh, phương pháp marketing, phương pháp xã hội học, phương pháp truyền
thông...
CHƯƠNG II
HIỆN TRẠNG KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI
CÁC XÃ NGHÈO TẠI HÀ NỘI
(ĐÁNH GIÁ TẠI BA XÃ KIM QUAN, CẨM YÊN, ĐẠI ĐỒNG)
1. Tình hình kinh tế xã hội
1.1. Địa hình.
Vị trí của ba xã, nằm phía Nam và Tây Nam của Hà Nội mở rộng (Hà Tây
cũ), có địa hình rất đa dạng, vùng đồi núi phía tây và vùng đồng bằng phía đông,
độ cao giảm từ tây bắc xuống đông nam.
1.2. Tình hình kinh tế- xã hội.
Tổng diện tích đất tự nhiên của ba xã là 136154ha, trong đó đất nông nghiệp
là 90563ha chiếm 66.52% đất tự nhiên, đất phi nông nghiệp khoảng 45591ha,
chiếm khoảng 33.48%. Dân số 20677 người, mật độ dân số 1.519người/km2, chi
tiết được biểu thị như trong bảng 1 dưới đây.
Đất đai của các xã có độ phì nhiêu cao, có nhiều địa hình có thể bố trí
được nhiều loại cây trồng. Nông dân có trình độ thâm canh khá, nền nông nghiệp
đã, và đang sẽ cung cấp đáng kể sản phẩm nông nghiệp thit cá, rau, hoa, quả cây
cảnh cho Hà Nội.
Biểu 1: Tình hình sử dụng đất tự nhiên và mật độ dân số
T
T Tên xã Diện tích đất tự nhiên(km2)
Dân số
(người)
mật độ
(người/km2
) tổng diện tích đất nông nghiệp

đất phi
nông
nghiệp
Tổng cộng 136154 90563 45591 20677 1.519
1 Kim Quan 46104 29478 16626 6526 1.415
2 Cẩm Yên 39228 22800 16428 4651 1.185
3 Đại Đồng 50822 38285 12537 9500 1.869
Nguồn số liệu: trích báo kinh tế xã hội hàngnăm của xã và quy hoạch đất đai đến
năm 20010 và 2015.
Với vị trí thuận lợi, có thị trường lớn là thủ đô Hà Nội tiêu dùng trực tiếp
nhiều loại nông-lâm-thủy sản, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ
nghệ. Là một trong những địa phương có nguồn nhân lực dồi dào và có kiến thức
kỹ thuật. Với chuỗi đô thị Miếu Môn-Xuân Mai-Hòa Lạc-Sơn Tây và các khu công
nghệ cao được xây dựng sẽ là cơ hội, động lực thúc đẩy các mặt hoạt động kinh tế
đặc biệt là ngành công nghiệp và phát triển đô và là địa bàn xây dựng mới, di
chuyển xí nghiệp công nghiệp của Thủ đô. Khi đường Láng –Hòa Lạc giai đoạn 2
được xây dựng, hệ thống đường sắt, xa điện ngầm từ Hà Nội đi Hòa Lạc được xây
dựng sẽ là tiền đề tạo bước phát triển đột phá kinh tế về kinh tế xã hội của địa
phương.
Tốc độ tăng trưởng của ba xã nghèo trên bình quân là12,46%/năm trong đó
tăng trưởng bình quân của xã Kim Quan là 14,57%/năm, xã Cẩm Yên là
13,41%/năm, xã Đại Đồng là 9,4%/năm , được thể hiện trong bảng 2 sau:
Biểu 2: Giá trị sản lượng và tốc độ tăng trưởng kinh tế (2005-2007)
Tên xã
Tổng giá trị sản lượng Tốc độ tăng trưởng %
2005 2006 2007
2006/
2005
2007/
2006

2007/
2005
Bình
quân/năm
Tổng cộng 321.408 373.279 706.432 16,14 89,25 219,79 73,26
Kim Quan 30.510 43.125 43.848 41,34 1,68 43,72 14,57
Cẩm Yên 11.426 14.567 16.023 27,49 10,00 40,23 13,41
Đại Đồng 53.931 61.952 69.135 14,87 11,59 28,19 9,40
Nguồn số liệu: Trích báo cáo kinh tế - xã hội hàng năm của xã
Bình quân thu nhập tính theo đầu người của 3 xã là 5,547 triệu
đồng/người/năm, chi tiết được thể hiện ở biểu 3 dưới.
Biểu 3: Dân số và thu nhập bình quân đầu người
Tên xã
Số hộ gia
đình
Dân số
(người)
Thu nhập bình quân
triệu đồng/người/năm
Tổng cộng 4824 20677 4.93
Kim Quan 1.630 6.526 4,60
Cẩm Yên 987 4.651 2,24
Đại Đồng 2.207 9.500 7,92
Nguồn số liệu: Trích báo cáo kinh tế - xã hội hàng năm của xã
Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp của 3 xã năm 2005 là 44 %/năm, năm
2006 là 47%/năm, năm 2007 là 47%/năm. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp và thương mại dịch vụ năm 2005 là 56 %/năm, năm 2006 là 53%/năm, đến
năm 2007 là 53 %/năm.Chi tiết từng xã thể hiện tại Biểu 4, dưới đây

×