Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH BẮC KẠN ĐẾN 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.1 KB, 25 trang )

MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY TĂNG
TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH BẮC KẠN ĐẾN 2010.
I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BẮC KẠN ĐẾN NĂM 2010.

1. Một số quan điểm về phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn.
Thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Đại Hội Đảng bộ tỉnh Bắc
Kạn khố 8 đã được tổ chức vào tháng 2 năm 2001 nhằm đề ra những quan điểm
chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn trong những năm tới. Tư tưởng
chỉ đạo chung là phát triển kinh tế tỉnh theo hướng phát huy nội lực, tiếp tục đẩy
mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới, tập trung khai thác lợi thế tiềm năng của Bắc
Kạn, nhất là vị trí địa lý, tài nguyên rừng và khoáng sản, quỹ đất đai, tiềm năng du
lịch... nhanh chóng xây dựng cơ cấu kinh tế thích hợp trong từng giai đọan nhằm
cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân, giữ gìn môi trường sinh thái, tạo sự
công bằng trong đời sống dân cư, giữ vững an ninh quốc phòng và trật tự an tồn
xã hội. Phấn đấu trở thành tỉnh khơng bị tụt hậu của vùng đông bắc. Cụ thể là:
a. Tiếp tục đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới, phát triển kinh tế xã hội
tỉnh Bắc Kạn phải được quán triệt theo tư tưởng nỗ lực phát huy những lợi thế và
hạn chế những khó khăn, trở lực, nhất là việc nhanh chóng, xây dựng cơ cấu kinh
tế thích hợp trong từng giai đoạn để đẩy tới một bước cơng nghiệp hố, hiện đại
hố, nhằm làm giảm dần khoảng cách chênh lệch để sau năm 2010 tiến tới ngang
bằng với chỉ tiêu
GDP/người của cả nước, cải thiện và nâng cao đời sống của
nhân dân, tạo sự công bằng trong đời sống dân cư, giữ vững an ninh quốc phòng và
trật tự an toàn xã hội.
b. Phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn phải đặt trong mối quan hệ hữu cơ
với các tỉnh thuộc vùng đông bắc và cả nước, thực hiện đường lối phát triển kinh tế
theo cơ chế thị trường có sự điều tiết và quản lý vĩ mô của Nhà nước. Trước hết
gắn nền sản xuất hàng hoá của tỉnh với thị trường trong nước. Đặc biệt là thị
trường gần 50 triệu dân ở cùng Bắc bộ, đồng thời tranh thủ mở rộng sang Trung
Quốc nhằm phát huy và sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng nguồn lực của tỉnh
vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và phát triển bền vững.


c. Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần trên cơ sở kế thừa có chọn
lọc, nhanh chóng tạo ra các nhân tố bên trong vững mạnh, tranh thủ mọi nguồn lực


bên ngoài gắn với vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và tuyến trục kinh tế để thu hút
vốn đầu tư và công nghệ mới.
d. Đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng cao, vùng sâu, vùng xa kết hợp với việc
đẩy mạnh q trình đơ thị hố và phát triển các vùng nông thôn để tạo ra sự phát
triển hài hoà giữa các tiểu vùng lãnh thổ trên toàn tỉnh.
e. Phát triển kinh tế phải đi đôi với việc giải quyết các vấn đề xã hội nhằm tạo
ra sự ổn định vững chắc cho quá trình tăng trưởng và đảm bảo sự công bằng xã
hội, bảo vệ cảnh quan môi trường sinh thái.
f. Kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với đảm bảo an ninh quốc phòng
trên địa bàn tỉnh.
2. Các phương án về mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế đến 2010
*. Mục tiêu tổng quát:
Bắc Kạn cần khai thác hợp lý và có hiệu quả các nguồn lực về tài nguyên, đất
đai, khoáng sản, tiềm năng du lịch và lao động để đạt được tốc độ phát triển kinh tế
nhanh và bền vững đưa tỉnh từ nền kinh tế có điểm xuất phát thấp đến, sản xuất
nông nghiệp là chủ yếu, cơ sở hạ tầng yếu kém, sự nghiệp y tế, giáo dục văn hoáxã hội chậm phát triển đến năm 2010 thành tỉnh có nền kinh tế phát triển với cơ
cấu kinh tế là; Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp.
Dựa trên cơ sở phát huy nội lực và hết sức coi trọng vốn đầu tư bên ngoài, các
mục tiêu phát triển đến năm 2010 có thể thực hiện thơng qua các phương hướng
trong từng giai đoạn như sau:
* Phương hướng phát triển trong giai đọan 2001 - 2005.
Đây là giai đoạn quan trọng trong suốt quá trình phát triển kinh tế của tỉnh
đến năm 2010. Giai đoạn này sẽ đặt nền móng và làm tiền đề để đào tạo cho việc
phát triển tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn tiếp theo.
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu tổng hợp giai đoạn 2001 - 2005


Chỉ tiêu

Đơn vị
tính

2000

2001 - 2005
PA1

PA2

PA3


1. Dân số

người

282.667

314.389

314.389

314.389

2. Tỷ lệ tăng DS

%/năm


2,15%

1,7

1,7

1,7

3. Tốc độ tăng GDP

%/năm

8,12

9,5

12,0

15,0

triệu đồng

412.173

648.859

759.403

903.668


USD

124

180

209

250

6. Cơ cấu kinh tế

%

100

100

100

100

Nông nghiệp

%

62,6

53,0


45,3

39,0

Công nghiệp

%

11,4

18,0

22,9

23,0

Dịch vụ

%

26,0

29,0

31,8

38,0

4. GDP

5. GDP/người

Mục tiêu đặt ra được cụ thể hoá theo ba phương án trong bản "Một số chỉ tiêu
tổng hợp".
Phương án 1: Là một tỉnh nghèo và mới được tái lập, nguồn vốn đầu tư nước
ngồi vào tỉnh cịn nhiều hạn chế, tích luỹ từ nội bộ trong tỉnh chưa có mà chủ yếu
dựa vào nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp . Với hiện trạng này, tốc độ tăng
trưởng dự kiến khoảng 9,5% đạt GDP/người khoảng 180USD và cơ cấu kinh tế
của tỉnh năm 2005 sẽ là: Nông nghiệp 53%, dịch vụ 29% và công nghiệp 18%.
Phương án 2: Phương án này có tính tới khả năng thu hút vốn đầu tư của
nước ngoài vào tỉnh trong trường hợp các nước trong khu vực sẽ hồi phục nhanh
chóng sau cơn khủng hoảng tài chính tiền tệ. Trong điều kiện này tỉnh Bắc Kạn có
điều kiện phát huy lợi thế của mình, tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 12%/năm
và đạt được một số cơ cấu kinh tế hợp lý. Nông nghiệp 45,3%, dịch vụ 31,9%,
công nghiệp 22,9%. Tổng sản phẩm trong tỉnh vào năm 2005 đạt 759.403 triệu
đồng, GDP bình quân đầu người sẽ vào khoảng 209USD.
Phương án 3: Là phương án phấn đấu rất cao, phương án này tính tới khả
năng thu hút mạnh vốn đầu tư của nước ngồi vào tỉnh, đặc biệt đầu tư vào ngành
cơng nghiệp rừng và khai khoáng. Trong điều kiện này, tỉnh Bắc Kạn có điều kiện
để đẩy nhanh tốc độ, tăng trưởng kinh tế và đạt cơ cấu kinh tế: nông nghiệp 39%,


dịch vụ 38%, cơng nghiệp 23%, GDp bình qn đầu người vào năm 20005 vào
khoảng 250USD.
* Phương án phát triển trong giai đoạn 2006 - 2010:
Đây là gia đoạn phát triển tiếp theo của thời kỳ phát triển 2001 - 2005 tương
ứng với thời kỳ này là 3 phương án được xem xét tiếp 3 phương án của giai đoạn
2001 - 2005. (xem bảng 3.2).
Phương án 1: Đây là phương án thấp. Do được đầu trong giai đoạn trước nên
tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn này sẽ tăng cao hơn, dự kiến đạt khoảng

10%/năm, đạt
GDP/người khoảng 272 USD và cơ cấu kinh tế vào năm 2010:
nông nghiệp 42%, công nghiệp 30%, dịch vụ 28%.
Phương án 2: Phương án này có tính đến điều kiện thuận lợi về khả năng thu
hút vốn đầu tư nước ngoài vào tỉnh Bắc Kạn. Trong điều kiện này, tỉnh Bắc Kạn có
điều kiện phát huy lợi thế của mình để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế lên
khoảng 13%/năm và đạt được một cơ cấu kinh tế hợp lý: nông nghiệp 38%, công
nghiệp 32%, dịch vụ 30%, GDP/người vào năm 2010 vào khoảng 387USD.
Phương án 3: Đây là phương án cao nhất, do thời kỳ 2001 - 2005 nền kinh tế
Bắc Kạn tăng trưởng với tốc độ cao nên giai đoạn này nền kinh tế có thể sẽ được
gia tốc và đạt tốc độ tăng trưởng cao 15%/năm, đưa GDP/người vào năm 2010
khoảng 500USD, và cơ cấu kinh tế của tỉnh sẽ là: công nghiệp: 34%, nông nghiệp
34%, dịch vụ 32%.
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu tổng hợp giai đoạn 2006 - 2010
Chỉ tiêu

Đơn vị tính

PA1

PA2

PA3

1. Dân số

người

349.670


349.670

349.670

2. Tỷ lệ tăng DS

%/năm

1,4

1,4

1,4

triệu đồng

1.068.460

1.527.410

1.964.369

USD

272

387

500


%/năm

10

13

15

6. Cơ cấu kinh tế

%

100

100

100

Nông nghiệp

%

42

38

34

3. GDP
4. GDP/người

5. Tốc độ tăng GDP


Cơng nghiệp

%

30

32

34

Dịch vụ

%

28

30

32

Các phương án trên đây được tính tốn xuất phát từ việc phát huy nội lực và
khả năng thu hút vốn đầu tư bên ngoài vào Bắc Kạn. Với điều kiện hiện nay của
Bắc Kạn thì phải phấn đấu hồn thành phương án 2 thì mới có thể tránh xa sự tụt
hậu về phát triển so với khu vực và cả nước. Nếu phấn đấu cao hơn để đạt được
phương án 3 thì đó là một điều lý tưởng để Bắc Kạn hoà chung vào phát triển
kinh tế cả nước, thực hiện thắng lợi phương án Đại hội IX của Đảng đề ra.
3. Một số phương hướng phát triển các ngành, các lĩnh vực:

Phương chung của toàn tỉnh là phấn đấu đạt các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp từ
phương án 2 trở lên trong từng giai đoạn thì Bắc Kạn cần có phương hướng tập
trung vào phát triển các ngành, các lĩnh vực sau:
a. Phát triển về kết cấu hạ tầng:
- Tiếp tục củng cố và phát triển hệ thống đường xá, nối quốc lộ tỉnh lộ, huyện
lộ và đường nông thôn thành một mạng lưới đảm bảo giao lưu kinh tế giữa tỉnh
với các địa phương và các tỉnh bạn. Cụ thể là:
+ Cải tạo nâng cấp 214,7km đường quốc lộ, nâng cấp đường sang Lạng Sơn
và Tuyên Quang để thúc đẩy giao lưu về kinh tế - văn hoá - xã hội.
+ Giải quyết 15 xã chưa có đường ơtơ đến trung tâm xã và nâng cấp các tuyến
đường liên huyện, liên xã, đảm bảo giao thơng bình thường về mùa mưa lũ.
- Trước mắt, từ nay đến năm 2005 cần ưu tiên giàng vốn thực hiện các dự án.
+ Xây dựng đường nội thị trong khu quy hoạch thị xã để ổn định cơ bản
trung tâm kinh tế - văn hố - chính trị của tỉnh.
+ Nâng cấp đường 254 từ Thị trấn Bằng Lũng huyện Chợ Đồn đến Hồ Ba Bể
để tranh thủ khai thác tiềm năng du lịch của Hồ Ba Bể.
- Phát triển điện lưới kết hợp với thuỷ lợi nhỏ, nâng cao chất lượng và hệ
thống thông tin liên lạc, phát thanh truyền hình... Hiện nay ở huyện Ba Bể và Ngân
Sơn chưa có điện lưới, cịn ở các huyện Chợ Đồn, Na Rì, Bạch Thơng lưới điện


vẫn chưa được ổn định. Để thực hiện mục tiêu đến năm 2010 các huyện và 80% số
xã miền múi trong tỉnh có điện lưới quốc gia, thì phương pháp trước mắt là lập kế
hoạch và tổ chức thực hiện để từng bước nâng cao và xây dựng thêm các đường
dây đến trung tâm các huyện và trung tâm các xã.
Về thơng tin liên lạc, phát thanh truyền hình hiện hay đang ở trong tình trạng
rất yếu kém, cho nên phương hướng trong 10 năm tới là tiếp tục nâng cao chất
lượng và xây dựng thêm các trạm Bưu điện ở các trung tâm xã, phường để đến
năm 2010, 100% các xã ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa đều có trạm điện thoại,
máy điện thoại.

- Xây dựng hệ thống nước sạch: Tồn tỉnh hiện nay chưa có điểm nào được
cung cấp nước sạch theo tiêu chuẩn quốc gia, kể cả thị xã Bắc Kạn. Vậy trước mắt
là tận dụng nước sạch bằng việc đào giếng, xây dựng bể chứa nước sạch, đồng thơì
tranh thủ các nguồn vốn xây dựng các trạm cùng cấp nước sạch ở các trung tâm và
vùng nông thôn. Phối hợp với các bộ, ngành trung ương xử lý nguồn nước bị ô
nhiễm ở các khu vực khai thác quặng, vàng.
- Tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương để xây dựng và hoàn thành các trụ sở
làm việc ổn định, đi vào hoạt động có hiệu quả.
b. Phương hướng phát triển Nông - lâm nghiệp - Thủy sản.
*. Bắc Kạn có nguồn tài nguyên thien nhiên khá phong phú, có lợi thế về khí
hậu, đất đai và lưu thông xuôi ngược. Căn cứ vào thực trạng nông, lâm nghiệp
trong giai đoạn tới, phương hướng phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh từ nay
đến 2010 là:
- Tận dung hợp lý các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, cơ sở vật chất kỹ
thuật, thâm canh cao độ diện tích đất trồng cay lương thực, thực phẩm nhằm đáp
ứng tới mức cao nhất nhu cầu lương thực, thực phẩm trong tỉnh phần thiếu hụt so
với mức cần có thể được đảm bảo bằng việc trao đổi hàng hố, các sản phẩm nơng
nghiệp khác khơng phải là lương thực, thực phẩm như chè, quế, hồi, mơ mận,
hồng và trâu bò...
- Giảm tới mức thấp nhất tiến tới xố bỏ hồn tồn nương dẫy du canh. Đất
nương rẫy và đất trống đồi núi trọc phải được phủ xanh càng sớm càng tốt bằng
khôi phục rừng, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả dài ngày, được tổ chức đồng bộ


từ sản xuất, chế biến lưu thông đến tiêu thụ. Thâm canh cao độ, lấy mục tiêu chất
lượng cao để cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới.
- Tập trung mọi khả năng khai thác các vùng đặc sản truyền thống tổ chức sản
xuất, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, tạo ra sản phẩm độc nhất, trội nhất trên thị trường
trong và ngoài nước. Tạo ra các vùng nông nghiệp truyền thống với hệ thống dịch
vụ và giao lưu các tuyến đến Hà Nội, Cao Bằng và các tỉnh xung quanh.

- Tận dụng mạng lưới cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, mạng lưới giao thơng,
thuỷ lợi và thơng tin liên lạc, tổ chức các hình thức hợp tác liên doanh, liên kết
của các cộng đồng nông dân các dân tộc, thay thế hợp tác xã kiểu cũ bằng hợp tác
xã kiểu mới có một cơ sở hạ tầng thực sự vững chắc.
- Kết hợp phát triển trước mắt và lâu dài, kết hợp phát triển nông nghiệp và
lâm nghiệp, phát triển nhanh hiệu quả và bền vững trú trọng các sản phẩm hàng
hoá xuất khẩu, nhất là chú ý tới thị trường Trung Quốc là thị trường gần.
- Phát triển nhanh nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hố đạt hiệu quả
cao, góp phần tăng trưởng chung của tồn nền kinh tế của tỉnh và ni sống được
nhiều nhân khẩu nơng nghiệp nhất. Vai trị của nông nghiệp đối với nền kinh tế
Bắc Kạn giữ vị trí quan trọng, góp phần đưa nền kinh tế của tỉnh phát triển nhanh
và bền vững. Muốn vậy cần phải đổi mới căn bản cơ cấu sản xuất nông nghiệp
theo hướng sau đây:
+ Chuyển từ tự túc sang sản xuất hàng hố, nhất là các mặt hàng có giá trị cao
đáp ứng thị trường trong nước, trước hết là thị trường trong tỉnh, vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ và xuất khẩu.
+ Phát triển nông nghiệp đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các ngành, các
lĩnh vực khác của tồn tỉnh, đặc biệt là gắn phát triển nơng nghiệp với công nghiệp
chế biến, gắn nông nghiệp với chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn.
+ Phát triển nông nghiệp với tốc độ nhanh, trên cơ sở phát huy cao nhất các
lợi thế so sánh và các yếu tố cạnh tranh, chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp
để đạt được hiệu quả cao trên một đơn vị diện tích đất nơng nghiệp.
+ Khuyến khích nơng dân làm giàu thơng qua việc khai thác, sử dụng có
hiệu quả đất đai, phát triển cây trồng vật ni có hiệu quả kinh tế, áp dụng các tiến
bộ khoa học kỹ thuật cùng các hệ thống dịch vụ nông nghiệp.


+ Phát triển mạnh các ngành nghề,, dịch vụ ở nông thôn, tạo việc làm và nâng
cao thu nhập cho nông dân, giảm bớt hộ nông dân thuần túy, tăng hộ nông dân
kiêm ngành nghề và dịch vụ, nâng cao trình độ dân trí của nhân dân, xây dựng

nơng thơn mới XHCN theo hướng vă minh hiện đại.
- Để đảm bảo thực hiện thành công các chỉ tiêu tổng hợp theo phương án 2
được nêu ra trong phương hướng chung của tỉnh thì trong ngành nơng nghiệp cần
thực hiện các mục tiêu sau:
+ Đảm bảo an toàn lương thực và tăng giá trị lên một ha gieo trồng trên cơ sở
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng cơng nghiệp hố,
hiện đại hố.
Sản xuất nơng nghiệp ở Bắc Kạn trong những năm qua đã tăng trưởng đáng
kể, nhất là về sản xuất lương thực. Tuy nhiên vì là tỉnh miền núi cao, diện tích
đất canh tác vừa ít lại bị phân tán, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên vấn đề an
toàn lương thực với Bắc Kạn là một trong các mục tiêu có tấm chiến lược lâu dài.
Dự báo đến 2010 dân số Bắc Kạn vào khoảng 349.670 người. Để đảm bảo nhu cầu
ăn, dự trữ và phát triển chăn nuôi cần phấn đấu đạt 350kg/người/năm thì nhu cầu
lương thực vào năm 2010 cần tới 122.000 tấn lương thực quy thóc, trong đó lúa
chiếm 60%.
Tập đoàn cây lương thực của Bắc Kạn chủ yếu là lúa, gạo, ngô, khoai, sắn và
một số cây chất bột khác. Với các giải pháp khai hoang, tăng vụ, sử dụng rộng rãi
ưu thế của giống lúa, ngô và các biện pháp thâm canh khác, Bắc Kạn có thể đảm
bảo an ninh lương thực theo chỉ tiêu 350 kg/người/năm.
Dự tính đến năm 2010 diện tích gieo trồng lúa, ngơ, khoai, sắn.. đạt 40.000
ha, sản lượng lương thực qui thóc là 4 tấn / ha thì sản lượng sẽ đạt 160.000 tấn.
+ Chuyền dịch cơ cấu cây trng có hiệu quả :
Với quan điểm phát triển lâu bền và đạt hiệu quả cao trên mỗi ha đất trồng
trọt thì Bắc Kạn cần phải bố trí tăng vụ, sử dụng đất từ 1,6 lần năm 2000 lên trên
hai lần trong giai đoạn tới, thực hiện chyển dich cơ cấu cây trồng theo hướng sản
xuất hàng hoá và quan tâm đến thị trường tiêu thụ sản phẩm để đạt hiệu quả cao.
Hướng cơ bản là tăng tỷ trọng cây công nghiệp, cây ăn quả và cây rau thực phẩm.


+ Chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi: Phát triển mạnh chăn nuôi theo phương

thức thâm canh và bán thâm canh, tập trung cải tạo đàn giống, phòng chống dịch
bệnh. Đẩy mạnh chăn nuôi lợn và gia cầm trên cơ sở áp dụng các tiến bộ khoa học
kỹ thuật để giảm chi phí thức ăn, nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn ni, tận
dụng rừng cỏ và diện tích đồi rừng để phát triển gia súc.
* Về lâm nghiệp : Tài nguyên rừng của Bắc Kạn khá đa dạng và phong phú,
ngoài khả năng cung cấp gỗ, tre , nứa còn nhiều loại thực vật và động vật quý được
coi là một trong các trung tâm bảo tồn gien thực vật của vùng Đông bắc. Nhưng
thời gian qua, việc khai thác tài nguyên rừng còn hạn chế và chưa sử dụng hiệu quả
nên chỉ đạt 16-17% GDP của khối nông - lâm nghiệp.
- Phướng hướng trong giai đoạn tới là đưa nông nghiệp thành ngành mũi nhọn
trong phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Kạn bằng cách bảo vệ tốt rừng hiện có, phát
triển nhanh vốn rừng, nâng độ che phủ từ 48% hiện nay lên 60% vào năm 2010.
Phát triển rừng gắn với việc tạo nguyên liệu để phát triển cây công nghiệp giấy và
công nghiệp chế biến lâm sản.
Phương hướng cho giai đoạn 2001 - 2005.
+ Nâng cao độ che rừng lên khoảng
+ Khoanh nuôi phục hồi rừng:

54%.
24.000 ha

+ Bảo vệ rừng:

100.000 ha

+ Trồng rừng mới:

35.000 ha.

+ Trồng cây ăn quả và đặc sản:


4.500 h a.

Phương hướng mục tiêu giai đoạn: 2006 - 2010:
+ Nâng cao độ che rừng lên khoảng
+ Khoanh nuôi phục hồi rừng:

60%.
30.955 ha

+ Bảo vệ rừng:

133.193 ha

+ Trồng rừng mới:

46.100 ha.

+ Trồng cây ăn quả và đặc sản:

6.510 h a.

- Trong quá trình trồng rừng nên tập trung vào trồng rừng nguyên liệu như
cây mỡ, bồ đề, keo, thông với mục tiêu đến năm 2010 sẽ trồng được 50.000 ha


rừng nguyên liệu phục vụ công nghiệp giấy và chế biến gỗ. Bên cạnh đó tập trung
vào trồng rừng đặc sản như hồi, quế và các loại cây có giá trị cao.
- Trong việc quản lý bảo vệ rừng gắn với việc thực hiện các chính sách khốn
rừng cho các họ gia đình với thời gian 30 - 50 năm để đồng bào yên tâm sản xuất,

thực hiện các mô hình nơng lâm kết hợp, mở rộng đầu tư trang trại rừng.
* Về thuỷ sản: Cần sớm được khôi phục, nâng cấp trại cá giống để chủ động
cung ứng giống cho các địa phương sử dụng có hiệu quả gần 1.500 ha diện tích
mặt nước. Đầu tư vùng hồ Ba Bể để kết hợp du lịch vơi nuôi trồng thuỷ sản đáp
ứng nhu cầu cá của địa phương.
c. Phương hướng phát triển công nhiệp:
- Trong thời kỳ đến năm 2010, công nghiệp Bắc Kạn sẽ là mũi đột phá để
phát triển kinh tế xã hội, góp phần thực hiện cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá trên
địa bàn tỉnh. Muốn vậy trước hết phải chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng linh
hoạt đáp ứng được các yêu cầu của thị trường. Phát triển công nghiệp phải đặt
trong mối quan hệ mật thiết với sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác, cần phải
coi trọng cả hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài.
- Huy động mọi nguồn lực, mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển công
nghiệp, tạo ra cơ cấu kinh tế nhiều thành phần linh hoạt và để thích nghi trong cơ
chế thị trường, năng động và có hiệu quả cao.
- Kết hợp nhiều loại quy mô (nhỏ - vừa) phù hợp với đặc điểm của tình vùng
núi cao và đảm bảo hiệu quả kinh tế ổn định.
- Cơ sở vật chất - kỹ thuật, công nghệ sản xuất và trang thiết bị của ngành
nông nghiệp phải từng bước được hiện đại hố, nhanh chóng đào tạo đội ngũ lao
động đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển công nghiệp trong điều kiện cơ chế
thị trường, đồng thời trú trọng đào tạo đội ngũ các nhà quản lý có năng lực đưa sản
xuất nơng nghiệp của tỉnh phát triển nhanh, vững chắc.
- Phát triển công nghiệp với tốc độ cao nhưng phải gắn với mục tiêu bảo vệ
môi trường sinh thái, bảo vệ cảnh quan môi trường để phát triển du lịch.
- Phát triển công nghiệp gắn liền với phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp,
trú trọng vào việc chế biến các sản phẩm đầu ra của hai ngành này nhằm tạo mối
quan hệ hữu cơ phát triển đồng bộ và tăng trưởng nhanh của tất cả các ngành.


Cơ cấu cơng nghiệp cần thiết phải có sự chuyển dịch và cấu trúc lại theo

hướng phát triển các ngành có lợi thế về nguyên liệu, có khả năng thu hồi vốn
nhanh, dễ có cơ hội hợp tác đầu tư và hạn chế khả năng gây ô nhiễm môi trường.
Cụ thể là tập trung vào các ngành cơng nghiệp có khả năng phát triển với quy mơ
thích hợp như: vật liệu xây dựng, sản xuất đồ gỗ, tre trúc, nứa, nguyên liệu giấy,
nước hoa quả... công nghiệp quốc doanh cần được sắp xếp lại và củng cố các
doanh nghiệp chủ đạo đồng thời sớm chuẩn bị hình thành các cụm cơng nghiệp ở
các vùng có điều kiện tự nhiên như khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây
dựng, chế biến nông lâm sản, khai thác và chế biến gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ....
- Thực hiện chiến lược tạo vốn cho phát triển công nghiệp, trên cơ sở mở rộng
các hình thức hợp tác liên doanh liên kết với bên ngồi, có các cơ chế khuyến
khích nhằm huy động mạnh các nguồn vốn trong dân, trong các thành phần kinh tế
để phát triển công nghiệp.
- Phát triển công nghiệp gắn đơ thị nhỏ nơng thơn, khuyến khích các ngành
nghề truyền thống như: sản xuất đồ mộc dân dụng, chế biến thực phẩm... để phục
vụ nhu cầu tại chỗ và xuất khẩu, thu hút thêm lao động, tăng thêm thu nhập góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng thơn theo hướng tăng dần tỷ trọng công
nghiệp và dịch vụ.
- Cơng nghiệp khai khống và cơng nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng nhất là
gỗ, đá xây dựng... phải trở thành khâu đột phá trên con đường phát triển kinh tế
tỉnh Bắc Kạn.
- Bắc Kạn có đến 42 mỏ chì, kẽm tập trung ở huyện Chợ Đồn và các khoáng
sản khác như vàng, atimon... trải dọc theo Sông Cầu từ Ngân Sơn đến Na Rì, mỏ
thiếc ở Chợ Đồn, sắt và măng gan ở Ngân Sơn, Ba Bể ngoài ra cịn có đá q ribi,
Saphia.
Trong giai đoạn 2001 - 2005 cần tập trung vốn thăm dị khai thác có hiệu quả.
+ Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng nhằm tận dụng tốt tiềm năng về tài
nguyên thiên nhiên và lao động để tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn và đa dạng,
từng bước đáp ứng nhu cầu về xây dựng, tiến tới giao lưu với các tỉnh trong nước
và xuất khẩu, trú trọng phát tẻiển các chủng loại vật liệu xay dựng mà tỉnh có thế
mạnh trong sản xuất như: gỗ, đá xây dựng, gạch ngói các loại.... ngoài tiêu thụ



trong tỉnh cịn có thể xuất ra thị trường ngồi tỉnh, góp phần tăng tích luỹ địa
phương và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá.
Tổ chức sắp xếp lại sản xuất vật liệu xây dựng ở ngoài quốc doanh, đặc biệt là
cơ sở sản xuất vôi và đá xây dựng ở các huyện có núi đá vơi nhằm tăng thêm sản
xuất cho xã hội, đồng thời quản lý tốt nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn nước và
môi trường sinh thái.
+ Phát triển công nghiệp chế biến nơng lâm sản:
Bắc Kạn có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp và cây ăn
quả. Trước mắt cần tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của đồng bào các dân
tộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa phục vụ vùng đô thị và khu cơng nghiệp nhỏ. Vì
vậy nhu cầu thị trường về các loại sản phẩm chế biến nông lâm sản của Bắc Kạn là
rất lớn. Tuy nhiên các cơ sở chế biến ở tỉnh cịn ít, chưa tạo ra động lực thúc đẩy
sản xuất nông lâm nghiệp phát triển, cho nên xu hướng chung của Bắc Kạn cần tập
trung bào hai ngành chế biến: chế biến lâm sản như sản xuất giấy, gỗ gia dụng, xử
lý các loại đặc sản của rừng... chế biến nông sản như là chế biến chè, bảo quản hoa
quả tươi, chế biến nước giải khát từ hoa quả, chế biến thức ăn gia súc, sơ chế thịt,
da, sữa cung cấp cho các Xí nghiệp cơng nghệ cao.
d. Phương hướng phát triển ngành dịch vụ:
Các ngành thuộc khối dịch vụ giữ vai trò ngày càng quan trọng đối với sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn đến năm 2010 và những
năm tiếp theo. Khối sản xuất phát triển đòi hỏi khối dịch vụ phát triển theo và
ngược lại, khối dịch vụ phát triển nhanh càng kích thích và tạo điều kiện thuận lợi
hơn cho sự phát triển của khối sản xuất.Theo các nhà kinh tế thì giữa khối sản xuất
và khối dịch vụ có mối quan hệ hữu cơ, nếu khối sản xuất tăng trưởng 1% thì khối
dịch vụ phải tăng từ 1 - 1,5%. Hiện nay khối dịch vụ Bắc Kạn còn đang ở điểm
xuất phát thấp. Trong thời gian xu hướng chung của cả nước, Bắc Kạn đẩy mạnh
thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị
trường, sự phân công và hợp tác diễn ra mạnh mẽ, tạo điều kiện thúc đẩy đồng

thời đòi hỏi khối dịch vụ phải phát triển rất nhanh mới đáp ứng được yêu cầu của
sự phát triển, đặc biệt là các ngành thương mại, vận tải, thơng tin liên lạc, tài
chính, ngân hàng, du lịch ... do vậy khối dịch vụ phải tăng trưởng nhanh trong đoạn
2001 - 2005 để có tỷ trọng của khối dịch vụ trong GDP vào năm 2010 sẽ tăng gấp
2 lần hiện nay.


* Về ngành thương mại:
- Tận dụng những lợi thế của tỉnh để phát triển về thương mại, khắc phục
những khó khăn, yếu kém, tận dụng triệt để thời cơ để hoàn thành mục tiêu chung
của tỉnh đến năm 2010.
- Mục tiêu phấn đấu của ngành là từng bước ổn định và phát triển thị trường,
mở rộng giao lưu hàng hoá trên tất cả các vùng trong tỉnh, đặc biệt là cung ứng vật
tư, hàng tiêu dùng thiết yếu cho đồng bào miền núi, vùng cao và tiêu thụ sản phẩm
cho nông dân, tăng nhanh sức mua xã hội mở rộng quan hệ giao với các địa
phương trong cả nước, xác định nguồn hàng và đối tác xuất khẩu. Phát triển dịch
vụ du lịch, trước mắt là dịch vụ phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp và phục vụ đời
sống. Khai thác tốt tiềm năng du lịch một cách có hiệu quả trên cơ sở giữn gìn
được bản sắc văn hoá truyền thống và tạo ra sản phẩm du lịch có tính độc đáo, có
sức thu hút và hấp dẫn.
Hướng phấn đấu của toàn ngành từ nay đến năm 2010 là mỗi năm tăng bìh
quân 20% tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội, đảm bảo kế hoạch dự trữ hàng thiết
yếu từ 10 - 15%, tăng cường thêm các mặt thêm các mặt hàng tiêu dùng phục vụ
cho nhân dân các dân tộc như nhóm vật liệu xây dựng và các mặt hàng về lương
thực, dụng cụ gia đình, phương tiện đi lại, xăng dầu, chất đốt, điện tử... gắn mua
với bán trên từng địa bàn để tiêu thụ nơng sản, hàng hố cho nhân dân, lấy vai trị
quốc doanh làm chủ đạo, kết hợp với khuyến khích các thành phần kinh tế tham
gia vào thị trường nông thôn, miền núi, đặt biệt là bán lẻ hàng tiêu dùng và thu
gom nông sản phẩm.
Mở rộng mạng lưới cung ứng để có thêm nhiều đại lý ở các xã và cụm xã,

hình thành các trợ sẽ là hình thức trao đổi thích hợp và phổ biến, đây khơng phải
chỉ là nơi trao đổi hàng hố mà cịn là nơi diễn ra các các hoạt động văn hoá truyền
thống. Các trung tâm thương mại lớn do thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã
mua bán quản lý, còn ở các xã, phường thfi thương nghiệp quốc doanh chỉ phục vụ
theo phương thức lưu động ở quy mô nhỏ. Hiện nay đã có 16 cụm thương nghiệp
xã được xây dựng, trong giai đoạn tới một số cụm thương nghiệp xã cần được xây
dựng và đi vào hoạt động phục vụ cho đồng bào các dân tộc, đặc biệt là ở các
huyện Ba Bể, Ngân Sơn, Bạch Thông.


- Thương nghiệp quốc doanh phải đảm bảo cung ứng các mặt hàng chính
sách, đảm bảo 100% cho vùng cao, vùng sâu, vùng xa được cung ứng đầy đủ,
thường xuyên các mặt hàng thiết yếu như: muối, dầu hoả, sách vở học sinh, thuốc
chữa bệnh cho đồng bào.
- Sắp xếp lại hệ thống thương nghiệp quốc doanh theo hướng mỗi huyện có
từ 3 cửa hàng thương nghiệp chuyên cung ứng chính sách xã hội, nghiên cứu tổ
chức các hợp tác xã mua bán ở các xã hoặc cụm xã theo mơ hình kinh doanh tổng
hợp cơng nơng thương tính theo thời vụ sản xuất, lưu thơng hàng hố dưới hình
thức đóng góp cổ phần tự quản.
Để làm được các vấn đề trên, Bắc Kạn cần tập trung vào xây dựng thị xã Bắc
Kạn trở thành một trung tâm thương mại dịch vụ, tiền tệ của tỉnh, để lưu thơng
hàng hố với các tỉnh ngồi đồng thời phân phối hàng hố tới các trung tâm
huyện.
* Về phát triển du lịch:
Trong công tác quy họach cần gắn du lịch, Bắc Kạn với mạng lưới du lịch
của vùng đông bắc và cả nước. Tổ chức các tuyến du lịch dọc theo quốc lộ 3 từ
Cao Bằng đi qua Bắc Kạn rồi đến Thái Nguyên và các tỉnh khác xa hơn.
Hướng chủ yếu là xây dựng một số cụm du lịch có đủ sức thu hút khách và
cạnh tranh được với các vùng du lịch lân cận đem lại hiệu quả cao về các mặt kinh
tế, xã hội và môi trường. Trong giai đoạn 2001 - 2005 tập trung quy hoạch và xây

dựng cơ sở hạ tầng ku du lịch sinh thái Hồ Ba Bể để tổ chức hợp lý các tuyến nội
tỉnh, liên tỉnh như Núi Cốc - Ba Bể gắn với du lịch Pắc Bó Cao Bằng. Các cơ sở
lưu trú (khách sạn, nhà nghỉ) cần được xây dựng mang tính truyền thống, phát huy
bản sắc dân tộc.
* Về phát triển các dịch vụ khác:
- Phát triển dịch vụ tài chính ngân hàng, luồng tiền tệ ra vào của Bắc Kạn
trong thời kỳ đến năm 2010 là đáng kể. Điều này đòi hỏi lĩnh vực tài chính ngân
hàng phải phát triển đáp ứng nhu cầu đòi hỏi và phát triển kinh tế xã hội, lĩnh vực
tài chính ngân hàng phải tăng cường tạo các nguồn thu trên cơ sở khuyến khích
phát triển sản xuất kinh doanh, chống thất thu thuế và đồng thời tạo ra môi trường
thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế có vốn đều có thể đầu tư vào sản xuất kinh


doanh theo đúng pháp luật của Nhà nước, phải tạo được thị trường vốn, mở rộng
hình thức thu hút nhàn rỗi trong các tầng lớp nhân dân và các tổ chức kinh tế,
tăng thêm các điểm giao dịch thu hút vốn, cho vay vốn và thu đổi ngoại tệ. Mở
rộng hình thức bảo hiểm và giảm các thủ tục phiền hà không cần thiết, thu hút
được nhiều người mua bảo hiểm. Đặc biệt hệ thống ngân hàng nông nghiệp và
ngân hàng chính sách phục vụ người nghèo phải thực sự hoạt động có hiệu quả để
tích cực xố đói giảm nghèo trong 94 xã đặc biệt khó khăn của tỉnh, tạo điều kiện
cho nhân dân vay vốn sản xuất và ổn định cuộc sống lâu dài.
- Phát triển dịch vụ vận tải, thơng tin, bưu chính viễn thơng:
Phát triển vận tải để mở rộng quy mô và phạm vi vận tải liên tỉnh, nội tỉnh. Đa
dạng hố các hình thức và các thành phần kinh tế tham gia lĩnh vực vận tải nhất là
vận tải cung ứng các mặt hành chính sách, đưa khách đi tham quan các danh lam
thắng cảnh, vận tải từ thị xã, thị trấn, thị tứ đến trung tâm cụm xã.
Đẩy mạnh phát triển dịch vụ bưu chính viễn thơng bao gồm cả thơng tin nội
tỉnh, nội huyện, thông tin liên tỉnh và quốc tế nhằm đáp ứng các nhu cầu về thông
tin bưu điện cho nhân dân, cho khách du lịch, cho các nhà doanh nghiệp trong và
ngồi nước.

Phát triển dịch vụ thơng tin, nhất là thông tin kinh tế (giá cả thị trường, sản
xuất kinh doanh, lưu thơng hàng hố... ) đến tận tay người sản xuất kinh doanh.
Mở rộng hình thức tư vấn kinh tế, kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, tư vấn tìm
các đối tác và tìm bạn hàng trong việc đầu tư và tìm kiếm thị trường, phát triển
dịch vụ sửa chữa dân dụng đến tận các hộ gia đình.
d. Phát triển các lĩnh vực xã hội:
Phương hướng phát triển các lĩnh vực xã hội là hướng tới văn minh hiện đại
nhưng vẫn giữ được các truyền thống và bản sắc dân tộc.
Các lĩnh vực xã hội trở thành yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
phát triển giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực có
trình độ cao, đáp ứng u cầu phát triển, thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố,
phát triển y tế chăm sóc sức khoẻ cộng đồng nhằm tăng thể chất cho mọi người
dân, phát triển các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao, phát thanh truyền hình đáp


ứng yêu cầu xã hội ngày càng cao. Giải quyết cơ bản việc làm, tăng thu nhập,
tăng số hộ giàu, giảm hộ nghèo, xố cơ bản hộ đói.
Kinh tế tỉnh Bắc Kạn hiện nay vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp, tỷ lệ hộ đói
cịn khá cao (khoảng trên 15%) đặt biệt là vùng sâu, vùng xa. Còn 15 xã chưa có
đường ơ tơ đến trung tâm, chưa có trường học, cuộc sống du canh du cư còn bạn
đồng hành của nhiều dân tộc thiểu số vùng cao. Bên cạnh trình độ dân trí thấp,
phong tục lạc hậu ở các vùng khai thác khoáng sản tự do, người lao động bị bóc
lột và bạc đãi. Tuy vậy cũng có một bộ phận dân cư có đời sống khá lên do biết tận
dụng các lợi thế, có vốn và sức lao động phần lớn tập trung vào các vùng thị trấn,
thị xã gần đường giao thơng, sự phân hố giàu nghèo đã bắt đầu có xu hướng giãn
ra ngày càng xa, giảm khoảng cách giàu nghèo giữa cuộc sống của người vùng
thấp và người vùng cao, vùng sâu, vùng xa, là vấn đề Đảng đặt ra cho việc phát
triển Bắc Kạn càn sớm được tháo gỡ.Phương hướng cụ thể là:
- Giải quyết việc làm: Trước mắt là tận dụng và tranh thủ số vốn vay từ quỹ
"Quốc gia hỗ trợ và giải quyết việc làm" đưa vào thực tế phát triển các mơ hình

sản xuất theo kinh tế cá thể , hợp tác xã... Hiện nay còn 25% lao động chưa có việc
làm, phấn đấu trong giai đoạn 2001 - 2005 giảm tỷ lệ này xuống còn 15% và cho
đến năm 2010 cịn 10% lao động chưa có việc làm. Hệ thống ngân hàng và chính
quyền các cấp cần tạo điều kiện giúp đỡ các hộ cịn nhiều khó khăn vay vốn và xó
xu hướng phát triển hợp lý, tích cực nêu cao tinh thần "thanh niên lập nghiệp" làm
giàu cho địa phương với phương châm "ly nông bất ly thôn" đa dạng hố các
ngành nghề thủ cơng mỹ nghệ tại chỗ ở nông thôn để thu hút lao động chưa có
việc làm. Bên cạnh đó phải tăng cường hiệu quả của mạng lưới khuyến nông,
khuyến lâm, nâng cao hiểu biết cho người lao động để tiếp thu khoa học công
nghệ mới, nâng thời gian lao động ở nông thôn lên 90%.
- Thực hiện xố đói giảm nghèo kết hợp với định canh định cư, phần lớn các
hộ đói nghèo sinh sống ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, trình độ học vấn thấp và có
ít đất canh tác. Trên tồn tỉnh còn 37 điểm với 679 hộ và 4.455 nhân khẩu sông du
canh du cư. ổn định công tác định canh định cư, xố đói giảm nghèo: Thơng qua
việc rà soát, điều chỉnh quỹ đất vùng thấp, giao đất giao rừng cho đồng bào vùng
cao, tập trung vào xã đặc biệt khó khăn. Phấn đấu đến năm 2005 tỷ lệ đạt 80% và
năm 2010 đạt 100 khu rừng nào cũng có chủ thực sự, phấn đấu năm 2005 đạt
100% số hộ định canh định cư được ổn định.


- Phòng chống tệ nạn xã hội: Cũng với PTKT thì tệ nạn xã hội cũng xuất
hiện, Bắc Kạn là một tỉnh rộng, dân cư thưa thớt nên việc quản lý gặp nhiều khó
khăn, phức tạp. Trong giai đoạn 2001- 2005 có nguy cơ gia tăng các tệ nạn xã hội
như ma t, mại dâm, bn lậu ....
Vì vậy phương hướng chung là hạn chế tới mức tối đa các tệ nạn xã hội bằng
việc tích cức thực hiện nghị quyết 06 của Chính phủ về việc phịng chống tệ nạn xã
hội.
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN:

1. Huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển.

Để thực hiện nhữnh mục tiêu đã nêu trong phương án 2 giai đoạn 2001 2010 bình quân nhu cầug vốn đầu tư hàng năm là 340 tỷ đồng. Đây là một số vố
rất lớn, vượt quá khả năng kinh tế của tỉnh, đề nghị Trung ương tạo điều kiện, hỗ
trợ từ ngân sách Nhà nức, giúp đõ tìm thị trường và đối tác đầu tư để thực hiện
phương án này.
Trong điều kiện thu trên địa bàn chưa đủ chi thường xuyên thì vốn đấu tư
cho phát triển trở thành một vấn đề đặc biệt quan tâm để có giải pháp cho phù
hợp.
- Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng là việc cần làm ngay và nó phải đi trước
việc đầu tư cho các ngành kinh tế trong tỉnh. Về phía địa phương, có thể tăng thu,
tiết kiệm chi hàng năm để tập trung vốn đấu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng
khoảng 20%/năm. Phần còn lại đề nghị TW hỗ trợ thêm từ ngân sách Nhà nước,
từ việc xây dựng các dự án có tính khả thi cao để tranh thủ nguồn hỗ trợ phát triển
chính thức và các nguồn vốn từ bên ngoài.
- Coi trọng việc huy động mọi khả năng về nguồn vốn trong dân để phát
triển mạnh các doanh nghẹp vừa và nhỏ. Thực hành tiết kiệm để tạo tích luỹ, huy
động nguồn vốn nhàn rỗi và tiềm năng của mọi thành phần kinh tế, các tầng lớp
dân cư đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Có chính sách đẩy mạnh hơn q trình
tích luỹ, tập trung các nguồn vốn vào các ngành mũi nhọn và khu vực trọng điểm
tạo sức bật cho toàn bộ nền kinh tế của tỉnh.
Với phương thức huy động tối đa mọi nguồn vốn trong nhân dân vào việc
phát triển kinh tế là hướng rất quan trọng nhưng thực tế Bắc Kạn là một tỉnh


nghèo nên phải tranh thủ mọi khả năng và bằng nhiều hình thức xây dựng các dự
án đầu tư nhằm thu hút vốn nước ngồi, trước mắt khuyến khích nước ngồi đầu
tư vào cơng nghiệp chế biến nơng lâm sản, đầu tư khai thác một số khoáng sản
(nhưng phải chú ý vấn đề môi trường). Vốn vay ODA nên tập trung vào giao
thông, hệ thống thông tin liên lạc, thuỷ lợi, hệ thống điện, cấp thốt nước, các
cơng trình về cơ sở hạ tầng cơng cộng...
- Vốn đầu tư có thể được huy động từ các nguồn sau:

+ Vốn ngân sách Nhà nước (kể cả vốn của các chính phủ và tổ chức quốc tế
tài trợ).
+ Vốn vay tín dụng.
+ Vốn huy động từ các tổ chức và cộng đồng dân cư.
+ ....vv
2. Phát triển nguồn nhân lực:
Lao động là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến nhịp độ phát
triển chung của nền kinh tế. Bắc Kạn là tỉnh có dân số trẻ, lực lượng lao động dồi
dào,phần lớn là lao động nơng nghiệp. Nắm trong tình trạng các ngành nghề chậm
phát triển nên lao động nông nghiệp nói riêng và lao động nói chung chưa qua đào
tạo do đó kỹ năng lao động rất hạn chế, khó đáp ứng được u cẩu của sự nghiệp
cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá. Để đáp ứng được nhu cầu về lao động tỉnh cần có
chính sách đào tạo nguồn nhân lực để:
- Phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, tiếp cận được với khoa học và công
nghệ tiên tiến, từ đó có cơ sở để mở rộng thị trường.
- Phát triển kinh tế - xã hội giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội
ở vùng cao, vùng đồng bào các dân tộc.
- Phát triển kinh tế nhiều thành phần, tạo thêm công ăn việc làm cho người
lao động.
Để thực hiện được mục tiêu trên, Bắc Kạn cần thực hiện phát triển nguồn
nhân lực theo hướng:


Nâng cao dân trí và trình độ học vấn cho tồn bộ dân số trong tỉnh, bằng
các hình thức thơng tin đại chúng, các hoạt động văn hố, thơng tin tuyên


truyền... (Cụ thể như: các cháu học sinh các xã đặc biệt khó khăn đến
trường học sẽ được miễn học phí, được cấp sách giáo khoa...)
• Đào tạo tay nghề cho người lao động bằng nhiều cách: thông qua đào tạo ở

các trường lóp như trường đại học, cao đẳng, trường dạy nghề và các
trường hướng nghiệp. Chú ý thực hiện xã hội hố giáo dục bằng nhiều
hình thức để đảm bảo cho người lao động được tiếp cận được với cơng
nghệ tiên tiến.
• Phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp và đào tạo việc làm cho người
lao động để thu hút lao động dư thừa ở khu vực nông nghiệp. Nghiên cứu
cải thiện cơ sở hạ tầng để thu hút vốn đầu tư nhằm mở rộng thêm ngành để
phát triển kinh tế địa phương và giải quyết lao động. Nhà nước cần hỗ trợ
kinh phí để mở lớp dạy nghề cho con em đồng bào dân tộc nhằm khai thác
tiềm năng tại chỗ.
• Đề nghị Nhà nước hỗ trợ thêm cho tỉnh kinh phí để mở trường dạy nghề
cho con em đồng bào dân tộc nhằm khai thác tiềm năng tại chỗ. Ưu tiên
đào tạo cán bộ là người dân tộc. Có chính sách thoả đáng nhằm thu hút cán
bộ kinh tế, khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề... về tỉnh công tác và
tham gia phát triển kinh tế.
• Chính sách phát triển nguồn nhân lực cần tập trung vào:
- Nâng cao thể lực của nguồn nhân lực, thực hiện tốt cơng tác chăm sóc sức
khoẻ nhân dân và cơng tác kế hoạch hố gia đình, cải thiện vệ sinh và môi trường
sống. Do đặc thù của tỉnh là địa bàn dàn trải nên việc bảo vệ môi trường sống,
cung cấp nước sạch và xử lý nước thải có ý nghĩa rất quan trọng.
- Nâng cao trình độ học vấn: Tập trung xoá mù chữ cho đồng bào các dân tộc
ít người và các vùng khó khăn.
- Mở rộng đào tạo và nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động.
- Triển khai có trọng điểm chương trình xố đói giảm nghèo, thực hiện tốt
cơng tác định canh định cư.
• Từng bước xây dựng trung tâm cụm xã, ổn định đời sống dân cư, hạn chế
đến mức thấp nhất dân di cư tự do, thực hiện định canh định cư.


3. Thực hiện chính sách về chuyển giao khoa học - Công nghệ và ứng dụng

khoa học kỹ thuật:
Công cuộc phát triển kinh tế - xã hội phải thật sự dựa vào khoa học và công
nghệ. Đây là công cụ chỷ yếu để nâng cao năng xuất, chất lượgn và hiệu quả của
mọi hoạt động kinh tế xã hội. Vì vậy cần đẩy nhanh việc ứng dụng các tiến bộ kỹ
thuật và đổi mới công nghệ trong mọi lĩnh vực từ sản xuất, dịch vụ đến quản lý.
Định hướng phát triển khoa học - công nghệ cần hướng vào.
- Cải tạo những khâu cơ bản trong công nghệ và kỹ thuật sản xuất, loại bỏ
những phần đã lạc hậu, tiêu hao nhiều nguyên vật liệu và gây ô nhiễm môi trường.
Từng bước đồng bộ hố cơng nghệ tiên tiến vào những ngành chế biến nông sản
thực phẩm, vật liệu xây dựng... nhằm tạo ra những sản phẩm mũi nhọn xuất khẩu
như: chè, hồi, tinh dầu, đồ gỗ, trang trí nội thất, sứ cách điện và xây dựng, khai
thác và chế biến đá quý và các khoáng sản phi kim loại. Cần đặc biệt trú trọng đến
công nghệ và thiết bị ít hoặc không gây ô nhiễm môi trường.
- Ứng dụng cơng nghệ sinh học vào q trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
vật nuôi, kinh doanh trên đất dốc, nuôi thuỷ sản nước ngọt... Thay thế dần các
giống cu bằng các giống cây trồng vật ni có năng xuất cao, thích hợp với điều
kiện ngoại cảnh, thích hợp với từng vùng núi sinh thái trong tỉnh. Phát triển hệ
canh tác trên cơ sở nơng lâm kết hợp với nhiều hình thức đa dạng như trồng rừng
trên đỉnh đồi, trên sườn dốc.... để hạn chế xói mịn và rửa trơi đất.
Khai thác gắn với bảo vệ tài ngun giữ gìn mơi trường sinh thái là vấn đề có
ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm bảo đảm cho sự phát triển bền vững trước mắt
cũng như lâu dài.
- Xây dựng các chính sách để bảo vệ tài nguyên và cảnh quan thiên nhiên,
khai thác có kế hoạch và bước đi thận trọng để tránh phá vỡ cảnh quan,gây ô
nhiềm môi trường.
- Chú trọng phát triển vốn rừng (rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, rừng đặc
dụng, rừng kinh tế.... ). Có kế hoạch cải tạo đất, chống xói mịn rửa trơi, bạc màu,
đặc biệt là vấn đề chống thoái hoá tài nguyên đất và bảo vệ nguồn nước.



- Duy trì và phát triển cảnh quan tự nhiên nhằm giữ vững cân bằng sinh thái.
Tỉnh cần chuẩn bị các nguồn lực để đào tạo các đội ngũ cán bộ quản lý và khai
thác tài ngun, mơi trường.
4, Chính sách đất đai và các chính sách khuyến khích mơ hình sản xuất tiên
tiến đạt hiệu quả cao.
Thực hiện việc giao đất giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử đất, gắn
với công tác định canh định cư, tạo điều kiện cho đồng bào có đất sản xuất và ổn
định cuộc sống:
- Bắc kạn là một tỉnh miền núi, nơi có dự án bảo vệ rừng và trồng rừng, hộ
nơng dân được nhận khốn bảo vệ, khoanh ni, tái sinh kết hợp trồng bổ sung
được giao đất để trồng rừng và rừng sản xuất theo quy định tại Quyết định số
661/199/QĐ- TTg ngày 29 /7/1998 của Thủ Tướng Chính phủ về "mức tiêu, nhiệm
vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 rừng". Mức diện tích giáo
khốn tuỳ theo điều kiện cụ thể ở mỗi nơi mỗi địa phương mà Tỉnh Quyết định.
- ở những nơi đất hoang hố cịn có thể khai thác để phát triển sản xuất nơng
lâm nghiệp thì Nhà nước hỗ trợ việc đầu tư khai hoang, phục hoá giao đất giao cho
hộ ssản xuất.
- Chính sách đất đai có liên quan đến ruộng lúa nước, rừng núi, trình đọ cánh
tác và hiêuỵ quả sản xuất. Nếu chỉt "giao khốn"mà bng lỏng trong việc quản lý
trong việc sở hữu và sở dụng đất thì chắc chắn chính sách đất đai sẽ không phục vụ
đúng yêu cầu ổn định sản xuất và đời sống nhân dân. Do trình độ sản xuất của
đồng bảo dân tộc còn ở mức thấp kém, cho nên khi giao quyền sử dụng đất cho
đồng bào phải gắn liền với công tác khuyến nông, khuyến lâm, địng cach định cư.
Có như vậy mới guấp được đồng bào sản xuất đúng hướngvà đất đai khai thác tốt
hơn.
Qua điểm của Đảng ta là chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà
nước theo quy định hưoứng xax hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiếu dân giàu nước
mạnh, xã hội công bằng và văn minh. Phát triển kinh tế theo xu hướng tích cực,
tăng nhanh tỷ trọng các ngành CN và dịch vụ ( rất chú trọn và quy mô vừa và nhỏ,
CN- tiểu thủ công nghiệp đại phương, các hộ gia đình làm gia cơng,...) Chuyển

nơng nghiện sang sản xuất hàng hóa cũng phải theo cơ chế thị trường đó là một địi
hỏi khách quan và chỉ như thế thì nơng nghiệp mới phát triển được.


Do vậy, tỉnh sẽ đi sâu vào nghiên cứu để XD mơ hình sản xuất kinh doanh
tiên tiến, đạt hiệu quả và bền vững như:
- Mơ hình đồi rừng, thế mạnh của các tỉnh miền núi phía bắc.
- Mơ hình kinh tể trang trại, kinh doanh tổng hợp nông lâm nghiệp đối với
từng vùng và tiểu vùng.
- Mơ hình hợp tác trong sản xuất nơng nghiệp.
- Mơ hình cơ sở chế biến gắn với vùng ngun liệu.
- Mơ hình liên kết giữa nghiên cứu ứng dụng và đưa tiến bộ KHKT vào sản
xuất.
- Mơ hình liên kết kinh doanh trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
5. Chính sách về thị trường
Tìm kiếm để xâm nhập vào thị trường, mở rộng thị trường là điều kiện hết
sức quan trọng đối với phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Kạn. Tỉnh đã có quan hệ
hàng hố với các tỉnh trong vùng, với thủ đơ Hà Nội, với Cảng Hải Phịng và một
số mặt hàng có thị trường trong nước. Chính sách thị trường hướng vào việc thúc
đẩy sự gắn kết giữa thị trường trong tỉnh với thị trường ngoài tỉnh. Phát triển thị
trường trên cơ sở phát triển kinh tế hàng hoá, thoả mãn nhu cầu tiêu dùng đối với
các tầng lớp dân cư, các đơn vị kinh tế trên địa bàn tỉnh. Cần tiếp tục ổn định và
mở rộng quan hệ thông qua các hợp đồng liên kết sản xuất và mua bán hàng hoá.
Phát huy lợi thế của tỉnh để tăng khối lượng và nâng cao chất lượng các mặt
hàng truyền thống như: Chè, sản phẩm chế biến từ gỗ và lâm sản... Có chính sách
khen thưởng cụ thể cho việc tìm kiếm, tạo lập và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Đặc biệt quan tâm đến thị trường nông thôn, vùng sâu, vùng xa và vùng cao. Xúc
tiến việc hợp tác trong XD cơ sở phát triển ngành du lịch với các tỉnh Thái
Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Nội, Hải Phòng.
Cụ thể hơn là việc phát triển giao thông vận tải và mạng lưới các HTX mua

bán, đặc biệt chú trọng các vùng giao lưu cịn khó khăn như các xã vùng cao,
đồng bào dân tộc thiểu số. Kèm theo đó là việc phát triển các dịch vụ thơng tin
kinh tế nhằm nắm bắt và dự báo tình hình thị trường trong nước, trong vùng và
trong khu vực có liên quan đến khả năng sản xuất và cung cấp các mặt hàng chủ


lực của tỉnh như: các sản phẩm chế biến và khai khoáng, sản xuất vật liệu xây
dựng, đặc biệt là các mặt hàng gỗ và mặt hàng lâm sản...
6. Phát triển kinh tế - xã hội vùng cao gắn với chương trình định canh định
cư và chương trình xố đói giảm nghèo.
Phát triển kinh tế xã hội vùng cao, ổn định cơng tác định canh định cư gắn
với chương trình xố đói giảm nghèo thơng qua việc ra sốt, điều chỉnh quỹ đất
vùng thấp, giao đất giao rừng cho đồng bào vùng cao, tập trung vào các xã đặc biệt
khó khăn. Phấn đấu đến năm 2005 đạt tỷ lệ 80% và năm 2010 đạt 100% khu rừng
nào cũng có chủ thực sự. Năm 2010, cơ bản khơng cịn hộ đói, khơng có hộ nghèo
và chấm dứt tình trạng đốt phá rừng làm nương rẫy.
Công tác định canh định cư: Bắc Kạn có 122 xã, phường, thị trấn thì có 100
xã thuộc vùng cao (chiếm 82% số xã toàn tỉnh), trong đó có 84 xã thuộc diện đặc
biệt khó khăn. ở đây mức sống thấp, dân trí lạc hậu, phương thức sản xuất kém, cơ
sở vật chất thiếu thốn. Hướng chủ yếu là tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng, xây dựng
các trung tâm cụm xã làm nòng cốt để phân bố lại dân cư gắn với chương trình xố
đói giảm nghèo. Các trung tâm cụm xã sẽ là những hạt nhân tổ chức ổn định cuộc
sống cho đồng bào các dân tộc. Cố gắng ổn định sản xuất và đời sống, hướng dẫn
đồng bào thực hiện bảo vệ và phát triển rừng.
7.Phát triển kinh tế kết hợp với bảo đảm an ninh quốc phòng:
Thực hiện phát triển kinh tế - xã hội giữ vững quốc phòng an ninh là u cầu
tất yếu khách quan, có tính quy luật lịch sử và là một quan điểm có ý nghĩa chiến
lược vơ cùng quan trọng. Xét về tổng thểt lợi ích chung thì hai nhiệm vụ xây dựng
tinh tế và củng cố an ninh - quốc phòng phải thống nhất trong một mục tiêu chung.
Nếu xem nhẹ và tách rời một trong hai nhiệm vụ trên sẽ không đảm bảo được các

mục tiêu phát triển Bắc Kạn nói riêng và của cả nước nói chung. Hai nhiệm vụ cần
được phát triển một cách hài hoà, nếu coi nhẹ một mặt nào tất yếu sẽ dẫn tới việc
phát triển mất cân đối và ảnh hưởng đến mục tiêu chung về phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh.
An ninh quốc phòng được hiểu một cách tồn diện bao gồm ;an ninh chính trị,
kinh tế - xã hội trong toàn tỉnh. Quan điểm này đã và đang được quán triệt trong
tất cả các khâu, từ việc xác định chiến lược đến cácc bước triển khai quy hoạch
tổng thể và bố trí từng ngành, từng cơng trình kinh tế - văn hố - xã hội trên các địa


bàn, nhất là tại các vùng đồng bào dân tộc sinh sống để tạo nên một sức mạnh tổng
hợp trên địa bàn toàn tỉnh.
Bắc Kạn là tỉnh miền núi cao thuộc vùng Đơng bắc, là căn cứ cách mạng, nơi
có nhiều đồng bào các dân tộc cùng chung sống nên việc đảm bảo an ninh quốc
phòng phải được đặt ra trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trước
hết để đảm bảo cộng đồng dân cư trong tỉnh. Bắc Kạn có vị trí là nước đệm để đi
lên Cao Bằng và về Hà Nội giao lưu với các tỉnh miền núi, biên giới phía bắc. Các
tỉnh này lại là cửa ngõ giao lưu với Trung Quốc. Trong quy hoạch phát triển kinh
tế - xã hội của vùng đông bắc, tỉnh Bắc Kạn được xác định là tỉnh có vị trí quan
trọng về an ninh - quốc phịng. Đảm bảo an ninh quốc phịng khơng những bảo vệ
rừng núi có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên quý mà cịn đảm bảo an ninh cho
các xí nghiệp, các cơ quan trong tỉnh và cộng đồng dân cư đóng trên địa bàn. Vì
vậy tỉnh sẽ phối hợp chặt chẽ với các quân khu để xây dựng các phương án đảm
bảo an ninh - quốc phòng gắn liền với việc phát triển kinh tế địa phương.
Kết luận
Tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội là một quá trình liên tục, lâu dài, nó
ln gắn bó với lịch sử phát triển của loài người. Mỗi quốc gia, mỗi khu vực ở vào
thời điểm nhất định có mục tiêu riêng, nhưng mong muốn chung là đạt được tốc
độ tăng trưởng cao và bền vững. Để đạt được những mong muốn biết kết hợp
những nguyên lý cơ bản của sự phát triển kinh tế với nhưng vấn đề được đặt ra

trong thực tiễn của đất nước, từ đó hoạch định ra đường lối phát triển đúng đắn,
thích hợp cho từng giai đoạn, từng khu vực.
Bắc Kạn là một tỉnh miềm núi mới được thành lập, kinh tế còn yéu kếm về
nhiều mặt. Vì vậy cần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng cao trong những năm tới để
tránh không bị tutj hậu quá xa về kinh tế so với cả nước. Điều này đòi hỏi các cấp
lãnh đạo của tỉnh phải nỗ lực có gắng hoạch định đường lói phát triển đúng đắn.
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề cơ bản về tăng và phát triển kinh tế, sau
quá trình tình hình thực trạng nền kinh tế tỉnh Bắc Kạn, đề tài đã đóng góp mộy số
phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy tawng trưỏngkinh tế của tỉnh. Em mong
rằng những ý kiến đóng góp của mình được xem xét và ghi nhận, đồng thời cũng
hy vọng Bắc Kạn sẽ không ngừng khẳng vai trò của một tỉnh miền núi và đóng góp
chung của cả nước.



×