Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Chu de 1 - Cac thi nghiem cua Menden

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.33 KB, 33 trang )

NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC
TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2014-2015
SINH HỌC LỚP 9
Chủ đề 1. CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN
1. Nêu được nhiệm vụ, nội dung và vai trò của di truyền học
- Di truyền học nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luật của hiện tượng
di truyền và biến dị.
- Di truyền học có vai trị quan trọng khơng chỉ về lí thuyết mà cịn có giá trị
thực tiễn cho Khoa học chọn giống và Y học, đặc biệt là trong Công nghệ sinh
học hiện đại.
- Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế
hệ con cháu. Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác với nau và khác với bố mẹ
về nhiều chi tiết.
- Biến dị và di truyền là hai hiện tượng tồn tại song song, mang tính mâu thuẫn,
nhưng thống nhất, gắn liền với quá trình sinh sản.
2. Giới thiệu Menđen là người đặt nền móng cho di truyền học
Grego Menden (1822-1884) là người đầu tiên vận dụng phương pháp khoa học
vào việc nghiên cứu di truyền.
- Phương pháp độc đáo của Menđen được gọi là phương pháp phân tích các thế
hệ lai.
- Menđen đã thí nghiệm trên nhiều loại đối tượng nhưng cơng phu và hồn
chỉnh nhất là trên đậu Hà Lan. Đối tượng nghiên cứu (đậu Hà Lan) có 3 thuận
lợi cơ bản:
+ Thời gian sinh trưởng phát triển ngắn.
+ Có nhiều tính trạng đối lập nhau và đơn gen.
+ Có khả năng tự thụ phấn cao độ do vậy tránh được sự tạp giao trong lai giống,
nhờ đó mà đảm bảo được độ thuần nhất của phép lai.
Bằng phương pháp phân tích các thế hệ lai, Menđen đã phát minh ra các quy
luật di truyền từ thực nghiệm, đặt nền móng cho di truyền học.
3. Nêu được phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen: phương pháp
phân tích các thế hệ lai


- Tạo dịng thuần chủng trước khi nghiên cứu bằng cách cho các
cây đậu dùng làm dạng bố, dạng mẹ tự thụ phấn liên tục để thu
được các dòng thuần chủng.
- Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc vài cặp
tính trạng tương phản rồi theo dõi các
đời con cháu, phân tích sự di truyền của mỗi cặp tính trạng, trên
cơ sở phát hiện quy luật di truyền chung của nhiều tính trạng.


- Sử dụng phép lai phân tích để phân tích kết quả lai, trên cơ sở
đó xác định được bản chất của sự phân li tính trạng là do sự
phân li, tổ hợp của các nhân tố di truyền trong giảm phân và
thụ tinh. Từ nhận thức này đã cho phép xây dựng được giả thiết
giao tử thuần khiết.
- Dùng tốn thống kê và lí thuyết xác suất để phân tích quy luật
di truyền các tính trạng của bố mẹ cho
các thế hệ sau.
4. Lai phân tích
4.1. Một số khái niệm:
- Kiểu gen là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào cơ thể.
- Thể đồng hợp có kiểu gen chứa cặp gen tương ứng giống nhau (AA, aa).
- Thể dị hợp có kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng khác nhau (Aa).
4.2. Lai phân tích:
- Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể
mang tính trạng lặn.
+ Nếu kết quả phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu
gen đồng hợp.
+ Nếu kết quả phép lai phân tính theo tỉ lệ 1:1 thì cá thể mang tính trạng
trội có kiểu gen dị hợp.
4. Nêu được các thí nghiệm của Menđen và rút ra nhận xét

5. Phát biểu được nội dung quy luật phân li và phân li độc lập
6. Nêu ý nghĩa của quy luật phân li và quy luật phân ly độc lập.
4. QUY LUẬT PHÂN LY
1. Thí nghiệm của Menden
- Đối tượng: Đậu Hà Lan (tự thụ phấn khá nghiêm ngặt) .
- Menđen đã tiến hành giao phấn giữa các giống đậu Hà Lan khác nhau về một
cặp tính trạng thuần chủng tương phản:
+ Trước hết, ông cắt bỏ nhị từ khi chưa chín ở hoa của cây chọn làm mẹ để ngăn
ngừa sự tự thụ phấn.
+ Khi nhị đã chín, ơng lấy phấn của các hoa trên cây được chọn làm bố rắc vào
đầu nhụy của các hoa đã được cắt nhị ở trên cây được chọn làm mẹ.
+ F1 được tạo thành tiếp tục tự thụ phấn để cho ra F2.
Pt/c:
Hoa đỏ
x
Hoa trắng
F1:
Hoa đỏ (100%)
F1 x F1:
F2:
3 Hoa đỏ : 1 Hoa trắng
- Kết quả một số thí nghiệm của Menđen:
P
F1
TLKH F2
Hoa đỏ x Hoa trắng
Hoa đỏ
3 hoa đỏ: 1 hoa trắng
Thân cao x Thân lùn
Thân cao

3 thân cao: 1 thân lùn
Quả lục x Quả vàng
Quả lục
3 quả lục: 1 quả vàng
- Các tính trạng của cơ thể như hoa đỏ, hoa trắng, thân cao, thân lùn, quả lục,
quả vàng được gọi là kiểu hình.
2


- Kiểu hình là tổ hợp tồn bộ các tính trạng của cơ thể. Trên thực tế, khi nói tới
kiểu hình của một cơ thể, người ta chỉ xét vài tính trạng đang được quan tâm
như màu hoa, màu quả, chiều cao cây…
- Dù thay đổi vị trí của các giống làm cây bố và cây mẹ như giống hoa đỏ làm
bố và giống hoa trắng làm mẹ, hay ngược lại, kết quả thu được của 2 phép lai
đều như nhau.
- Tính trạng biểu hiện ngay ở F1 là tính trạng trội (hoa đỏ, thân cao, quả lục), cịn
tính trạng đến F2 mới được biểu hiện là tính trạng lặn (hoa trắng, thân lùn, quả
vàng).
→ Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản
thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, cịn F 2 có sự phân li tính trạng
theo tỉ lệ trung bình 3 trội: 1 lặn.
2. Giải thích của Menden
- F1 đều mang tính trạng trội, cịn tính trạng lặn xuất hiện ở F 2 giúp Menđen
nhận thấy các tính trạng khơng trộn lẫn vào nhau như quan niệm đương thời.
- Mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền (sau này gọi là gen) quy định.
- Trong tế bào sinh dưỡng, các nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp.
- Cơ thể lai F1 nhận được một nhân tố di truyền từ bố và một nhân tố di truyền từ
mẹ
- Giao tử của P chỉ chứa một nhân tố di truyền hoặc của bố hoặc của mẹ.
- Khi thụ tinh các nhân tố di truyền của F1 kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên

để tạo ra thể hệ F2.
Quy ước: A: Hoa đỏ; a: Hoa trắng.
Sơ đồ lai: Pt/c:
AA x
aa
Hoa đỏ
Hoa trắng
GP:
A
a
F1:
Aa
(Hoa đỏ)
F1 x F1: Aa
x
Aa
Hoa đỏ
Hoa đỏ
GF1: 1A: 1a
1A: 1a
F2:


A

a

A

AA


Aa

a

Aa

aa



F2: TLKG: 1AA: 2Aa: 1aa
TLKH: 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng
→ Menđen đã giải thích các kết quả thí nghiệm của mình bằng sự phân li và tổ
hợp của cặp nhân tố di truyền (gen) quy định các cặp tính trạng tương phản
thơng qua các quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh. Đó là cơ chế di truyền các
tính trạng.
3


+ Sự phân li của cặp nhân tố dii truyền Aa ở F 1 đã tạo ra hai loại giao tử với tỉ lệ
ngang nhau là 1A: 1a.
+ Sự tổ hợp của các loại giao tử này trong thụ tinh đã tạo ra tỉ lệ ở F 2 là 1AA:
2Aa: 1aa.
+ F2 có tỉ lệ 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng vì thể dị hợp Aa biểu hiện kiểu hình trội giống
như thể đồng hợp.
- Giao tử thuần khiết: Là hiện tượng hai giao tử của bố và mẹ cùng tồn tại trong
cơ thể con nhưng chúng khơng hịa trộn vào nhau, chúng vẫn hoạt động độc lập
với nhau.
3. Cơ sở tế bào học

- Trong tế bào lưỡng bội NST tồn tại thành từng cặp nên gen cũng tồn tại thành
từng cặp alen nằm trên cặp NST tương đồng.
- Khi giảm phân thì mỗi chiếc về một giao tử nên mỗi giao tử chỉ chứa một alen.
- Sự tổ hợp của các NST tương đồng trong thụ tinh đã khôi phục lại cặp alen
trong bộ NST lưỡng bội của loài.
- Do sự phân ly đồng đều của NST trong giảm phân nên kiểu gen Aa cho 2 loại
giao tử A, a với tỷ lệ đều bằng 50%
- Sự kết hợp ngẫu nhiên của hai loại giao tử này trong thụ tinh đã tạo ra F 2 với tỷ
lệ kiểu gen 1AA:2Aa:1aa
F1 hồn tồn đỏ do A>>a do đó AA và Aa có kiểu hình như nhau vì vậy F 2 phân
ly theo tỷ lệ 3đỏ:1trắng
4. Nội dung quy luật phân li: trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di
truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất
như ở cơ thể thuần chủng của P.
5. Điều kiện nghiệm đúng của các định luật:
- Thế hệ xuất phát phải thuần chủng khác nhau về các tính trạng tương phản.
- Gen quy định tính trạng nằm trong nhân và trên NST thường.
- Một gen quy định một tính trạng trội, lăn hồn tồn.
- Tính trạng đang xét phải mang tính di truyền bền vững, không bị thay đổi khi
môi trường sống biến đổi (không xảy ra thường biến).
- Số lượng cá thể thu được trong phép lai phải lớn.
- Trong quá trình giảm phân tạo giao tử và thụ tinh tạo hợp tử không xảy ra hiện
tượng đột biến số lượng, cấu trúc NST, đột biến gen.
- Khả năng sống và phát triển của các cá thể trong thí nghiệm là như nhau.
6. Ý nghĩa quy luật phân li :
Giải thích tại sao tương quan trội lặn l phổ biến trong tự nhiên, hiện tượng
trội cho thấy mục tiêu của chọn giống l tập trung nhiều tính trội có giá trị cao.
Khơng dùng con lai F1 làm giống vì thế hệ sau sẽ phân li do F1 có kiểu gen dị
hợp.
* Lưu ý: Trong phép lai 1 tính trạng, để đời sau có tỉ lệ phân li KH 3 trội: 1 lặn

thì cần có các điều kiện: cả bố lẫn mẹ đều phải dị hợp tử về 1 cặp alen, số lượng
con lai phải lớn, có hiện tượng trội - lặn hồn tồn, các cá thể có KG khác nhau
phải có sức sống như nhau.
- Trong thực tiễn, khi lai các giống khác nhau sẽ tập trung các tính trạng trội có
lợi của bố lẫn mẹ cho cơ thể lai F1 biểu hiện ưu thế lai, mang các đặc điểm tốt
hơn cả bố mẹ như sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, sức sống cao…
4


- Là cơ sở khoa học dùng để giải thích hiện tượng thối hóa giống do giao phối
gần: F1 có KG dị hợp tử, tính di truyền cịn dao động. Nếu cho F 1 giao phối với
nhau, F2 sẽ có hiện tượng phân li tính trạng, xuất hiện tính trạng lặn có hại, do
vậy khơng nên dung cơ thể lai F1 để làm giống (trừ các loài sinh sản sinh
dưỡng).
- Trong chăn nuôi và trồng trọt, ngay ở F 2 người ta có thể chọn những cá thể
mang tính trạng trội có lợi, loại bỏ những cá thể mang tính trạng lặn khơng có
lợi và dùng phương pháp lai phân tích để chọn lọc những cá thể mang tính trạng
trội có lợi KG AA để nhân giống thuần chủng.
- Quy luật phân li cho thấy cá thể mang tính trạng trội, KG có thể AA hay Aa
cịn cá thể mang tính trạng lặn có KG phải là aa. Do đó dùng cá thể mang tính
trạng lặn để kiểm tra KG cá thể mang tính trạng trội trong phép lai phân tích.
+ Trong phép lai phân tích, nếu kết quả F B đồng tính thì cá thể mang tính
trạng trội đang xet phải có KG đồng hợp trội AA(Áp dụng định luật đồng tính).
(Hạt vàng)
(Hạt xanh)
P:
AA
x
aa
→ F1 100% Aa (Hạt vàng)

+ Nếu kết quả FB phân li kiểu hình 1: 1 thì cá thể mang tính trạng trội đang
xét phải có kiểu gen dị hợp tử Aa (Áp dụng định luật phân li)
(Hạt vàng)
(Hạt xanh)
(Hạt vàng)
(Hạt xanh)
P:

Aa

x

aa



1Aa :

1aa

5. QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP
1. Thí nghiệm của Menđen
- Đối tượng: Đậu Hà Lan.
- Ptc: Hạt vàng, vỏ trơn x Hạt xanh, vỏ nhăn
F1: 100% hạt vàng, vỏ trơn
F2 : 9 hạt vàng, vỏ trơn
3 hạt vàng , vỏ nhăn
3 hạt xanh , vỏ trơn
1 hạt xanh, vỏ nhăn
* Nhận xét:

Từ tỉ lệ của từng tính trạng (Vàng: xanh = 3: 1; Trơn: Nhăn = 3: 1) và theo quy
luật phân li của Menđen thì hạt vàng, trơn là các tính trạng trội và đều chiếm tỉ
lệ ¾ của từng loại tính trạng, cịn hạt xanh, nhăn là các tính trạng lặn và đều
chiếm tỉ lệ ¼.
Tỉ lệ của các tính trạng nói trên có mối tương quan với tỉ lệ các kiểu hình ở F 2,
điều đó được thể hiện ở chỗ tỉ lệ của mỗi loại kiểu hình ở F 2 chính bằng tích tỉ lệ
của các tính trạng hợp thành nó, cụ thể là:
- Hạt vàng, trơn = ¾ vàng x ¾ trơn = 9/16
- Hạt vàng, nhăn = ¾ vàng x 1//4 nhăn = 3/16
- Hạt xanh, trơn = ẳ xanh x ắ trn = 3/16
- Ht xanh, nhăn = ¼ xanh x 1//4 nhăn = 1/16.
→ Các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt di truyền độc lập với nhau (không
phụ thuộc vào nhau). Điều này cũng được hiểu với nghĩa là nếu F 2 có tỉ lệ phân
li kiểu hình bằng tích tỉ lệ phân li của các cặp tính trạng thì các cặp tính trạng di
truyền độc lập.
5


→ Khi lai cặp bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản di
truyền độc lập với nhau, thì F 2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích các tỉ lệ của các
tính trạng hợp thành nó.
2. Giải thích kết quả thí nghiệm
F2 có tỉ lệ từng cặp tính trạng:
- Hạt vàng/ hạt xanh = 3/1, chứng tỏ màu hạt do một gen chi phối và hạt
vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Quy ước gen A quy định hạt vàng còn gen a
quy định hạt xanh.
- Hạt trơn/ hạt nhăn = 3/ 1, chứng tỏ hình dạng hạt do một gen chi phối và
hạt trơn trội hoàn toàn so với hạt nhăn. Quy ước gen B quy định hạt trơn, gen b
quy định hạt nhăn.
F2 có tổng tỉ lệ kiểu hình là: 9 hạt vàng, vỏ trơn + 3 hạt vàng , vỏ nhăn + 3

hạt xanh , vỏ trơn + 1 hạt xanh, vỏ nhăn = 16. Tổng tỉ lệ KH này là tương ứng
với 16 tổ hợp giao tử (hợp tử).
16 tổ hợp giao tử ở F2 là kết quả thụ tinh của 4 loại giao tử đực với 4 loại giao
tử cái của F1 . Các loại giao tử này có tỉ lệ hay xác suất ngang nhau đều bằng ¼.
Để cho 4 loại giao tử, F1 phải dị hợp tử về 2 cặp gen, chúng phân li độc lập
với nhau trong quá trình phát sinh giao tử (các gen tương ứng như A và a, B và b
phân li độc lập với nhau, cịn các gen khơng tương ứng tổ hợp tự do với nhau.
Do đó đã tạo ra được 4 loại giao tử là AB, Ab, aB và ab).
* Sơ đồ lai từ P => F2.
3. Nội dung quy luật phân li độc lập: “Các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) đã
phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử”
4. Điều kiện nghiệm đúng cho quy luật phân li độc lập của Menđen: Các cặp
alen quy định các tính trạng khác nhau phải nằm trên các cặp NST tương đồng
khác nhau.
- Các điều kiện cần có để khi lai các cá thể khác nhau về hai tính trạng sẽ thu
được đời con có tỉ lệ KH xấp xỉ 9: 3: 3: 1 là:
+ Bố mẹ phải dị hợp tử về hai cặp gen.
+ Có hiện tượng trội - lặn hoàn toàn.
+ Số lượng các thể con lai phải lớn.
+ Các cá thể có KG khác nhau phải có sức sống như nhau.
5. Ý nghĩa của quy luật phân li độc lập
- Tạo ra số loại tổ hợp về kiểu gen và kiểu hình ở đời con cháu là cực kì lớn.
- Quy luật phân li độc lập đã chỉ ra một trong những nguyên nhân làm xuất hiện
những biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở các loài sinh vật giao phối.
- Quy luật phân li độc lập là cơ sở góp phần giải thích tính đa dạng phong phú
của sinh vật trong tự nhiên, làm cho sinh vật ngày càng thích nghi với mơi
trường sống.
- Quy luật phân li độc lập cịn là cơ sở khoa học của phương pháp lai tạo để
hình thành nhiều biến dị, tạo điều kiện hình thành nhiều giống mới có năng suất
và phẩm chất cao, chống chịu tốt với điều kiện bất lợi của môi trường.

Nếu biết được các gen náo đó là phân li độc lập có thể dự đốn được kết quả
phân li kiểu hình ở đời sau.
6. Nhận biết được biến dị tổ hợp xuất hiện trong phép lai hai cặp tính trạng
của Menđen:
6


Sự phân li độc lập của các cặp tính trạng đã đưa đến sự tổ hợp lại các tính
trạng của P làm xuất hiện các kiểu hình khác P, kiểu hình này được gọi là biến dị
tổ hợp.

7


BÀI 1: MENĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC
Câu 1: Trình bày đối tượng, nội dung và ý nghĩa thực tiễn của Di truyền
học.
- Đối tượng của di truyền học là: nghiên cứu bản chất và tính quy luật của hiện
tượng di truyền.
- Nội dung của di truyền học nghiên cứu:
+ Cơ sở vật chất và cơ chế của hiện tượng di truyền.
+ Các quy luật di truyền.
+ Nguyên nhân và quy luật biến dị.
- Ý nghĩa của Di truyền học: Di truyền học đã trở thành một ngành mũi nhọn
trong Sinh học hiện đại.
+ Di truyền học đã trở thành cơ sở lí thuyết của Khoa học chọn giống.
+ Có vai trị lớn lao đối với Y học.
+ Đặc biệt có tầm quan trọng trong Công nghệ sinh học hiện đại.
Câu 2: Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của
Menđen gồm những điểm nào?

- Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng
tương phản.
- Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của
từng cặp bố mẹ.
- Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được. Từ đó rút ra quy luật di
truyền các tính trạng.
Câu 3: Hãy lấy các ví dụ về các tính trạng ở người để minh họa cho khái
niệm “cặp tính trạng tương phản”.
Người cao – Người thấp.
Da trắng – Da đen.
Tóc thẳng – Tóc xoăn.
Mắt đen – Mắt nâu.
*
Câu 4 : Tại sao Menđen lại chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực
hiện các phép lai?
Menđen lại chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện các phép lai
là để dễ theo dõi những biểu hiện của tính trạng.
Câu 5: Thế nào là tính trạng, cặp tính trạng tương phản, nhân tố di truyền,
giống (hay dịng) thuần chủng?
- Tính trạng: là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể. Ví
dụ: cây đậu có các tính trạng: than cao, quả lục, hạt vàng, chịu hạn tốt.
- Cặp tính trạng tương phản: là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của
cùng loại tính trạng. Ví dụ: hạt trơn và hạt nhăn, thân cao và thân thấp.
- Nhân tố di truyền: quy định các tính trạng của sinh vật. Ví dụ: nhân tố di
truyền quy định màu sắc hoa hoặc màu sắc hạt đậu.
- Giống (hay dịng) thuần chủng: là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các
thế hệ sau giống các thế hệ trước.
Câu 6: Hãy cho biết ý nghĩa của các kí hiệu: P, x, G, F.
+ P (parentes): cặp bố mẹ xuất phát.
+ Phép lai được kí hiệu bằng dấu x.

8


+ G (gamete): giao tử. Quy ước giao tử đực (hoặc cơ thể đực) được kí hiệu là
, cịn giao tử cái (hay cơ thể cái) kí hiệu là
+ F (filia): thế hệ con. Quy ước F 1 là thế hệ thứ nhất, con của cặp P; F 2 là thế hệ
thứ hai được sinh ra từ F1 do sự tự thụ phấn hoặc giao phấn giữa các F1.
BÀI 2. LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG
Câu 1: Nêu khái niệm kiểu hình và cho ví dụ minh họa.
Kiểu hình: là tổ hợp tồn bộ các tính trạng của cơ thể.
Ví dụ:
Hoa đỏ
Hoa trắng
Quả lục
Quả vàng
Thực tế khi nói tới kiểu hình của một cơ thể người ta chỉ xét một, hoặc
một vài tính trạng đang được quan tâm.
Câu 2: Phát biểu nội dung của quy luật phân li.
Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di
truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng
của P
(Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương
phản thì F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội: 1 lặn.)
Câu 3: Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm trên đậu Hà Lan như thế
nào?
Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm trên đậu Hà Lan bằng sự phân li của
cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp của chúng
một cách ngẫu nhiên trong thụ tinh. Sự phân li của cặp gen Aa ở F 1 đã tạo ra hai
loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau là 1A: 1a. Đây chính là cơ chế di truyền các tính
trạng.

Viết SĐL:
Qui ước:
A: Hoa đỏ
;
a: Hoa trắng.
SĐL: từ P → F2.
Câu 4: Cho hai giống cá kiếm mắt đen thuần chủng và mắt đỏ thuần chủng
giao phối với nhau được F 1 toàn cá kiếm mắt đen. Khi cho các con cá F 1
giao phối với nhau thì tỉ lệ về kiểu hình ở F 2 sẽ như thế nào? Cho biết màu
mắt chỉ do một nhân tố di truyền quy định.
Căn cứ vào F1 ta thấy F1 cho toàn cá kiếm mắt đen, nên mắt đen là tính trạng
trội, mắt đỏ là tính trạng lặn.
Quy ước gen A quy định tính trạng mắt đen.
Quy ước gen a quy định tính trạng mắt đỏ.
Ta có sơ đồ lai:
P:
AA
x
aa
Mắt đen
Mắt đỏ
GP:
A
a
9


F1:
F1 x F1 :


Aa
Mắt đen
x

Aa
Mắt đen
1A: 1a

Aa
Mắt đen
1A: 1a

F2:


A

a

A

AA

Aa

a

Aa

aa




Nhận xét F2:
Kiểu gen: 1AA: 2Aa: 1aa
Kiểu hình: 3 mắt đen: 1 mắt đỏ
Câu 5: Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần
phải làm gì?
Để xác định được kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội cần tiến hành
phép lai phân tích. Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần
xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn.
Câu 6: Tương quan trội - lặn của các tính trạng có ý nghĩa gì trong thực
tiễn sản xuất?
Tương quan trội – lặn là hiện tượng phổ biến ở thế giới sinh vật, trong đó
tính trạng trội thường có lợi. Vì vậy, trong chọn giống cần tập trung các gen trội
về cùng một kiểu gen nhằm tạo ra giống có ý nghĩa kinh tế cao.
Câu 7: Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích thì thu được:
a) Toàn quả vàng.
b) Toàn quả đỏ
c) Tỉ lệ 1 quả đỏ: 1 quả vàng.
d) Tỉ lệ 3 quả đỏ: 1 quả vàng
Hãy lựa chọn ý trả lời đúng.
Đáp án: b
Giải: Cây cà chua quả đỏ thuần chủng có KG: AA.
Lai phân tích:
P:
AA
x
aa
Quả đỏ

quả vàng
GP:
A
a
F1:
Aa
Quả đỏ
Câu 8: Hãy trình bày các khái niệm về: Tính trạng trội, tính trạng lặn, tính
trạng số lượng và tính trạng chất lượng.
1. Tính trạng trội: Là những tính trạng do gen trội quy định, biểu hiện ở kiểu
gen đồng hợp trội hay dị hợp.
VD: A là gen quy định hoa đỏ, a quy định hoa trắng. Kiểu gen AA, Aa (A-) quy
định hoa đỏ là tính trạng trội so với hoa trắng.
10


2. Tính trạng lặn: Là những tính trạng do gen lặn quy định, chỉ biểu hiện ở kiểu
gen đồng hợp lặn.
VD: Kiểu gen aa quy định thân thấp.
3. Tính trạng số lượng: Là tính trạng có thể cân, đo, đong, đếm được.
VD: Số lượng quả trên cây, số hạt trên một bong lúa, số trứng trên một lứa đẻ
của gà…
Tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng, biến đổi rõ rệt khi mơi trường sống
thay đổi.
4. Tính trạng chất lượng: Là các tính trạng thuộc về hình thái, cấu tạo, sinh lí,
sinh hóa của cơ thể, khơng cân, đo, đong, đếm được.
VD: Tính trạng về màu sắc hoa; khả năng chống chịu, hàm lượng vitamin trong
nội nhũ của hạt…
Tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp, rất ít hoặc không biến đổi khi môi
trường sống thay đổi.

VD: Trong điều kiện chăm sóc tốt, số lít sữa bị tăng nhưng tỉ lệ bơ trong sữa
không thay đổi.
Câu 9: Thế nào là giống thuần chủng, cá thể đồng hợp tử, cá thể dị hợp tử?
Nêu ví dụ.
a) Giống thuần chủng (Dịng thuần chủng):
- Dịng thuần là dịng có tính di truyền đồng nhất, khi tự thụ hoặc giao phối giữa
chúng, thế hệ sau đồng nhất chỉ có một kiểu hình và một kiểu gen.
- Khi nói đến dịng thuần nghĩa là ta chỉ đề cập đến một hoặc vài tính trạng nào
đó cần để ý vì khơng cá thể nào thuần chủng về tất cả các tính trạng.
- VD: ở đậu Hà Lan, dịng thuần về tính trạng hạt vàng có KG AA, dịng thuần
về các tính trạng hạt vàng, nhăn có KG AAbb.
b) Cá thể đồng hợp tử (đồng hợp):
- Cá thể đồng hợp tử về tính trạng nào là cá thể mang các gen giống nhau, quy
định tính trạng đó.
VD: AA, aa, AABB, AAbb,…
- Cá thể đồng hợp luôn luôn chỉ tạo một kiểu giao tử. Do vậy, khi tự thụ hoặc
giao phối giữa chúng với nhau, thế hệ sau đồng tính.
- Cá thể đồng hợp về tính trạng nào cũng có nghĩa nó thuần chủng về tính trạng
đó. Khi nói đến cá thể đồng hợp nghĩa là ta chỉ đề cập đến mơt hay vài tính trạng
nào đó, vì khơng cá thể nào đồng hợp về tất cả các tính trạng.
c) Cá thể dị hợp tử (dị hợp):
- Cá thể dị hợp về tính trạng nào là cá thể mang các gen khơng giống nhau, quy
định tính trạng đó.
VD: Aa, Bb, AaBb, AABbdd,…
- Cá thể dị hợp tạo nhiều kiểu giao tử. Do vậy, khi tự thụ hay giao phối giữa
chúng với nhau, thế hệ sau có hiện tượng phân tính.
- Khi nói đến cá thể dị hợp nghĩa là ta chỉ đề cập đến một hay vài tính trạng vì
khơng cá thể nào dị hợp về tất cả các tính trạng.
Lưu ý: - Kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống nhau gọi là thể
đồng hợp như: AA – thể đồng hợp trội, aa – thể đồng hợp lặn.

- Kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng khác nhau gọi là thể dị
hợp (Aa).
11


Câu 10: Thế nào là gen alen, gen không elen; giao tử thuần khiết; hiện
tượng đồng tính, phân tính, phân li độc lập?
a) Gen alen (cặp alen)
- Một gen có thể có nhiều alen khác nhau, nhưng trên cặp NST tương đồng, các
alen tồn tại từng cặp gồm hai alen gọi là gen alen.
- Hai alen cùng cặp có cùng vị trí (cùng locus) trên cặp NST tương đồng. Mỗi
alen nằm trên một NST của cặp tương đồng, cùng xác định sự phát triển một
tính trạng nào đó.
- Hai alen cùng cặp có các quan hệ cơ bản sau đây trong việc quy định tính
trạng:
+ Trội hồn tồn.
+ Trội khơng hoàn toàn.
+ Tương đương nhau (đồng trội): IA quy định nhóm máu A, IB quy định nhóm
máu B, hai alen IA và IB khơng át nhau, cùng quy định nhóm máu AB.
b) Gen không alen:
- Các gen khác locut, nằm trên cùng một cặp NST tương đồng hoặc trên các cặp
NST tương đồng khác nhau.
- Các gen không alen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng di truyền liên kết,
các gen không alen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau sẽ phân li độc
lập, tổ hợp tự do với nhau.
Cặp I

` Cặp II

A


a

D

d

B

b

E

e

Gen alen: Aa, Bb, Dd, Ee. Gen không alen: AD, Ad, AB, Ab, aB, ab, …
c) Giao tử thuần khiết:
- Trong quá trình giảm phân, mỗi giao tử chỉ mang một nhân tố di truyền trong
cặp nhân tố di truyền tương ứng.
- Do vậy, trông giao tử thuần khiết khơng có sự hịa lẫn nhau giữa các nhân tố di
truyền của bố mẹ, mà vẫn giữ nguyên bản chất như ở giao tử của bố, của mẹ.
d) Hiện tượng đồng tính: Là hiện tượng con lai đồng loạt xuất hiện một tính
trạng duy nhất giống nhau.
VD: Lai giữa đậu Hà Lan hạt vàng thuần chủng với đậu xanh thuần chủng, đời
F1 xuất hiện 100% hạt vàng.
e) Hiện tượng phân tính: Là hiện tượng con lai có sự phân li tính trạng theo
nhiều hướng khác nhau.
VD: Tự thụ phấn đậu hạt vàng đời F 1, F2 có sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 3
vàng: 1 xanh.
f) Hiện tượng phân li độc lập:

- Là trường hợp di truyền của cặp tính trạng này khơng phụ thuộc vào sự di
truyền của các cặp tính trạng khác và ngược lại..
- Hiện tượng phân li độc lập xuất hiện khi các cặp gen quy định các cặp tính
trạng nghiên cứu nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Do vậy, trong
12


quá trình giảm phân và thụ tinh, khi các cặp NST tương đồng phân li độc lập, tổ
hợp tự do sẽ dẫn đến các cặp gen cũng phân li độc lập, tổ hợp tự do với nhau.
Câu 11: Thế nào là lai phân tích? Nêu cách tiến hành, kết quả và ý nghĩa
của phép lai phân tích.
(- Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định
kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả của phép lai là đồng tính
thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp, cịn kết quả phép lai là
phân tính thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp).
Menđen dùng phép lai phân tích để xác định kiểu gen của những cá thể
mang kiểu hình trội ở các cá thể lai: Muốn tìm hiểu (KG) của cá thể mang tính
trạng trội, ông cho cá thể đó lai với cá thể mang tính trạng lặn tương ứng, rồi
dựa vào kết quả FB để xác định được kiểu gen.
- Nếu kết quả FB đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen
đồng hợp AA.
P: AA x aa → 100%A- Nếu kết quả FB phân li 1 trội: 1 lặn thì cá thể có kiểu hình trội sẽ có kiểu
gen dị hợp Aa. P: Aa x aa → 1A-: 1aa.
BÀI TẬP
DẠNG 1: BIẾT GEN TRỘI LẶN, KIỂU GEN CỦA P. XÁC ĐỊNH KẾT
QUẢ LAI.
a) Phương pháp giải:
- Quy ước gen.
- Xác định tỉ lệ giao tử của P.
- Lập sơ đồ lai → Tỉ lệ kiểu gen và tỉ lệ kiểu hình của thế hệ sau.

b) Bài tập áp dụng
Bài 1:
Ở một loài thực vật, A là gen trội quy định tính trạng hoa kép; a là gen lặn
quy định tính trạng hoa đơn.
a) Sự tổ hợp giữa 2 alen trên tạo ra mấy kiểu gen , viết các kiểu gen đó?
b) Khi giao phối ngẫu nhiên, có bao nhiêu kiểu giao phối khác nhau từ các
kiểu gen đó? Xác định kết quả của mỗi kiểu giao phối.
Hướng dẫn
Quy ước: A: gen quy định tính trạng hoa kép.
a: gen quy định tính trạng hoa đơn.
a) Số kiểu gen: Sự tổ hợp 2 alen A, a tạo ra 3 kiểu gen AA, Aa, và aa.
b) Số kiểu giao phối và kết quả: Có 6 kiểu giao phối khác nhau, kết quả:
1) P1:
AA
x
AA
GP1:
A
A
F1-1:
AA
TLKG: 100%AA
TLKH: 1000% Hoa kép.
2) P2:
aa
x
GP2:
a
F1-2:
aa

TLKG: 100%aa
TLKH: 1000% Hoa đơn.

aa
a

13


3) P3:
AA
x
GP3:
A
F1-3:
Aa
TLKG: 100%Aa
TLKH: 1000% Hoa kép.

aa
a

4) P4:
Aa
x
Aa
GP4:
(A , a)
(A a)
F1-4:

AA
TLKG: 1AA: 2Aa: 1aa
TLKH: 3(A-)Hoa kép: 1 hoa đơn.
5) P5:
Aa
x
GP5:
(A,a)
F1-5:
AA: Aa
TLKG: 1AA: 1Aa
TLKH: 1000% Hoa kép.

AA
A

6) P6:
Aa
x
aa
GP6:
(A, a)
a
F1-6:
Aa: aa
TLKG: 1Aa: 1aa
TLKH: 1 Hoa kép: 1 hoa đơn.
DẠNG 2: BIẾT KIỂU HÌNH CỦA CON. XÁC ĐỊNH KIỂU GEN CỦA
BỐ MẸ
a) Phương pháp giải:

- Xác định tính trạng trội, lặn (Vận dụng quy luật đồng tính và phân li).
- Quy ước gen.
- Từ tỉ lệ phân li kiểu hình ta suy ra kiểu gen của thế hệ trước.
- Lập sơ đồ lai.
b) Bài tập áp dụng:
Bài 2:
a) Khi khảo sát tính trạng hình dạng quả, do một gen quy định. Người ta
đem lai giữa cây quả tròn với cây quả bầu, thu được F 1 đồng loạt có quả
trịn.
- Từ kết quả trên, ta có thể kết luận được điều gì?
- Cho biết kết quả F2?
b) Dựa vào kiểu hình cây quả trịn đời F2 ta có thể biết chắc chắn kiểu gen
của chúng hay khơng? Vì sao? Hãy nêu phương pháp xác định kiểu gen
của chúng.
Hướng dẫn:
a) * Kết luận từ kết quả:
- Khi lai giữa cây quả tròn với cây quả bầu, thu được đời F 1 100% quả
trịn. Tính trạng di truyền theo định luật đồng tính của Menđen. Suy ra:
+ P đều thuần chủng.
14


+ Tính trạng quả trịn trội hồn tồn so với tính trạng quả bầu.
+ F1 là những cá thể dị hợp về tính trạng này.
* Kết quả F2:
- Quy ước: A: quả tròn.
a: quả bầu.
- Kiểu gen của P : AA(quả tròn) x aa(quả bầu).
- Sơ đồ lai: P : AA(quả tròn) x aa(quả bầu).
GP:

A
a
F1:
Aa (100% quả tròn).
GF1 : ♀ (1A: 1a)
x
♂ (1A: 1a)
F2:
1AA: 2Aa: 1aa
(3 quả tròn: 1 quả bầu)
b) Dựa vào kiểu hình cây quả trịn đời F 2, ta chưa biết được chắc chắn kiểu
gen của chúng.
- Vì kiểu gen có thể AA hoặc Aa.
- Muốn xác định gen, ta dựa vào một trong 2 phương pháp sau:
Phương pháp 1: Lai phân tích.
- Tiến hành lai cây quả tròn đời F 2 với cây quả bầu đồng hợp lặn, kiểu gen
aa.
- Dựa vào kết qủa FB để xác định kiểu gen:
+ Nếu FB xuất hiện 100% quả trịn → cây quả trịn đời F2 có kiểu gen đồng
hợp.
Sơ đồ lai: F2: : AA(quả tròn) x aa(quả bầu).
GF2:
A
a
F B:

Aa (100% quả tròn)

+ Nếu FB xuất hiện 1 quả tròn: 1 quả bầu → cây quả tròn đời F 2 có kiểu gen
dị hợp.

Sơ đồ lai: F2: : Aa(quả tròn) x aa(quả bầu).
GF2:
A, a
a
F B:
50% Aa (quả tròn): 50% aa (quả bầu).
Phương pháp 2: Tự thụ phấn
- Cho tự thụ phấn cây quả tròn đời F2.
+ Nếu F3 đồng tính quả trịn ta suy ra kiểu gen đồng hợp AA .
Sơ đồ lai: AA(quả tròn) x AA(quả tròn).
+ Nếu F3 phân tính quả trịn: quả bầu xấp xỉ 3: 1 ta suy ra kiểu gen dị hợp.
Sơ đồ lai: Aa(quả tròn) x Aa (quả tròn).
Bài 3:
a) Khi lai giữa F1 có kiểu gen giống nhau với ba cây I, II, III có kiểu gen
khác nhau, người ta thu được kết quả:
Phép lai 1:
F1
x
cây I
F2-1:
147 cây chín sớm
Phép lai 2: :
F2-2:

F1
x
cây II
98 cây chín sớm
102 cây chín muộn
15



Phép lai 3:

F1
x
cây III
F2-3:
297 cây chín sớm
101 cây chín muộn.
Biết tính trạng thời gian chin do một gen quy định. Xác định kiểu gen F 1, các
cây I, II, III.
b) Muốn ngay F1 đồng loạt xuất hiện cây chín sớm, kiểu gen của P có thể
như thế nào?
c) Muốn ngay F1 chỉ xuất hiện một kiểu hình, kiểu gen của P có thể là gì?
Hướng dẫn:
a) Kiểu gen cây F1, I, II, III:
- Xét phép lai 3: F2-3 phân li kiểu hình theo tỉ lệ: chín sớm: chín muộn =
297: 101 ≈ 3:1
Đây là tỉ lệ của định luật phân li. Suy ra tính trạng chín sớm trội hồn tồn
so với chín muộn; kiểu gen của F1 và cây thứ III đều dị hợp.
Phép lai 1:
F2-1: 100% chín sớm → kiểu gen cây I phải đồng hợp AA.
Quy ước: A: chín sớm; a: chín muộn.
- Sơ đồ lai: F1: Aa (chín sớm)
x
AA (chín sớm)
GF1: A, a
A
F2: 1AA: 1Aa (100% chín sớm)

Phép lai 2:
F2-2: phân li chín sớm: chín muộn = 98: 102 ≈ 1:1
Đây là tỉ lệ của phép lai phân tích cá thể dị hợp.
- Sơ đồ lai:
F1:
Aa
x
aa
(chín sớm)
(chín muộn)
GF1: A, a
a
F2:
1Aa :
1aa
(chín sớm) (chín muộn)
Phép lai 3:
F1
x
cây III
Aa
x
Aa
(chín sớm)
(chín sớm)
GF1: A, a
A, a
F2: TLKG:
1AA: 2Aa: 1aa
TLKH: 3 chín sớm: 1 chín muộn

b) F1 đồng tính trội → kiểu gen P: Muốn ngay F 1 đồng loạt xuất hiện một tính
trạng trội chín sớm, chỉ cần một trong hai bên P có kiểu gen đồng hợp trội AA,
cá thể cịn lại có kiểu gen bất kì.
Vậy kiểu gen của P có thể là:
P:
AA
x
AA
(chín sớm)
(chín sớm)
Hoặc:
AA
x
Aa
(chín sớm)
(chín sớm)
Hoặc:
AA
x
aa
(chín sớm)
(chín muộn)
16


(Tự lập các sơ đồ lai).
c) F1 chỉ xuất hiện một tính trạng → kiểu gen P:
Kiểu gen của P có thể là 1 trong 4 trường hợp sau:
P:


AA
(chín sớm)
AA
(chín sớm)
AA
(chín sớm)

x

aa
(chín muộn)

x

x
x

AA
(chín sớm)
Aa
(chín sớm)
aa
(chín muộn)
aa
(chín muộn)

Bài 4:
Tính trạng màu sắc hạt ở một loài đậu do một gen quy định. Qua thực
nghiệm, người ta thực hiện một số phép lai và thu được kết quả theo số liệu
sau:

1/ P1: Hạt xám x hạt trắng → F1-1: 199 xám, 202 trắng.
2/ P2: Hạt xám x hạt trắng → F1-2: 298 xám, 101 trắng.
3/ P3: Hạt trắng x hạt trắng → F1-3: 0 xám, 134 trắng.
4/ P4: Hạt xám x hạt trắng → F1-4: 319 xám, 0 trắng.
5/ P5: Hạt xám x hạt xám → F1-5: 158 xám, 0 trắng.
Xác định kiểu gen có thể có của các cặp bố mẹ trong các phép lai trên.
Đáp số:
1/ P1: Aa x aa
2/ P2: Aa x Aa
3/ P3: aa x aa
4/ P4: AA x aa
5/ P5: AA x Aa hoặc AA x AA
Bài 5:
Ở một loài, gen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với mắt trắng do gen
a quy định. Cho cá thể mắt đỏ thuần chủng giao phối với cá thể mắt trắng thì
kết quả về kiểu gen và kiểu hình ở F 1 và F2 như thế nào? Từ đó có nhận xét gì
về sự phân bố kiểu hình của F2 ở 2 giới tính? Cho biết gen quy định màu mắt
nằm trên NST thường.
Lời giải:
gen A quy định mắt đỏ; a: mắt trắng.
P:

Mắt đỏ
AA
A

x

Mắt trắng
aa

GP:
a
F1:
Aa – Mắt đỏ
F1 x F1 :
Aa
x
Aa
GF1:
1A: 1a
1A: 1a
F2:
1AA :
2Aa :
1aa
TLKH: 3 Mắt đỏ: 1 mắt trắng.
17


Kết quả F2 cho thấy tỉ lệ phân bố các tính trạng đồng đều ở 2 giới tính,
nghĩa là trong t l ắ s con mt cú ẵ s con là con cái và ½ số con là con
đực; cịn trong tỉ lệ ¼ số con mắt trắng thì có ½ là con cái và ½ là con đực.
Bài 6: Khi lai hai thứ hoa thuần chủng màu đỏ và màu trắng với nhau được F 1
đều hoa đỏ. Cho các cây F1 thụ phấn với nhau, ở F2 thu được tỉ lệ sau:
103 hoa đỏ: 31 hoa trắng.
a) Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
b) Bằng cách nào xác định được cây hoa đỏ thuần chủng ở F2?
Lời giải:
a) F2 có 103 hoa đỏ: 31 hoa trắng ≈ 3: 1.
Kết quả giống thí nghiệm của Menđen, nên hoa đỏ là tính trạng trội.

Qui ước: A – hoa đỏ; a – hoa trắng.
Vậy sơ đò lai từ P đến F2 như sau:
P:
Hoa đỏ
x
Hoa trắng
AA
aa
GP:
A
a
F1:
Aa – Hoa đỏ
F1 x F1 :
Aa
x
Aa
GF1:
1A: 1a
1A: 1a
F2:
1AA :
2Aa :
1aa
TLKH: 3 Hoa đỏ: 1 Hoa trắng.
b) Muốn xác định được cây hoa đỏ thuần chủng ở F2 ta thực hiện phép lai phân
tích, nghĩa là cho cây hoa trắng lai với bất kì cây hoa đỏ nào ở F 2, nếu kết quả là
đồng tính về hoa đỏ thì chứng tỏ đó là cây hoa đỏ thuần chủng (AA).
F2:
Hoa đỏ

x
Hoa trắng
AA
aa
GF2:
A
a
F a:
Aa – Hoa đỏ
Bài 7: Cho hai nòi thuần chủng lông đen và lông trắng lai với nhau được F 1 đều
lông đen.
a) Cho F1 tiếp tục giao phối với nhau được F 2 cũng chỉ xuất hiện lông đen và
lơng trắng. Xác định tỉ lệ kiểu hình ở F2.
b) Cho F1 lai phân tích thì kết quả về kiểu gen và kiểu hình của phép lai như thế
nào? Biết rằng, màu lông do một gen quy định và nằm trên NST thường.
Lời giải:
a) F1 đều lông đen, chứng tỏ lơng đen là tính trạng trội. Qui ước: A – lông đen, alông trắng.
P:
Lông đen
x
Lông trắng
AA
aa
GP:
A
a
F1:
Aa – Lông đen
F1 x F1 :
Aa

x
Aa
GF1:
1A: 1a
1A: 1a
F2:
1AA :
2Aa :
1aa
TLKH: 3 Lông đen: 1 Lơng trắng.
b) Lai phân tích:
18


P:
GP:
F B:

Lông đen
Aa
A, a

x

Lông trắng
aa
a

1 Aa : 1aa
(1 lông đen : 1 lông trắng)

Bài 8: Sau đây là kết quả của một số phép lai ở ruồi giấm
a) P: cái mắt nâu x đực mắt đỏ thẫm → F1 : 100% mắt đỏ thẫm.
b) P: cái mắt đỏ thẫm x đực mắt nâu → F1 : 100% mắt đỏ thẫm.
1. Xác định kiểu gen của P của 2 cặp lai trên.
2. Cho F1 của phép lai a tiếp tục giao phối với nhau thì kết quả ở F 2 như thế
nào? Cho biết màu mắt do 1 gen quy định.
Đ/a: Qui ước: N: mắt đỏ thẫm; n: mắt nâu.
1. a) P: nn x NN .
b) P: NN x nn.
2. 3 mắt đỏ thẫm: 1 mắt nâu.
Bài 9: Theo dõi sự di truyền màu sắc thân ở cà chua, người ta thu được những
kết quả sau:
- Phép lai 1: Thân đỏ x Thân đỏ → F1 đều thân đỏ.
- Phép lai 2: Thân xanh x Thân xanh → F1 đều thân xanh.
- Phép lai 3: Thân đỏ x Thân xanh → F1: 50% thân đỏ: 50% thân xanh.
Có xác định được kiểu gen của P trong các phép lai trên không? Bằng cách nào
để xác định được kiểu gen của P. Viết sơ đồ lai của từng trường hợp. Cho biết
màu sắc thân do một gen quy định.
Đ/a: - Phép lai 1: P: AA x AA, P: AA x Aa
- Phép lai 2: P: aa x aa
- Phép lai 3: P: Aa x aa.
BÀI 3. LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG
I. LÍ THUYẾT
Câu 1: Căn cứ vào đâu mà Menđen lại cho rằng các tính trạng màu sắc và hình
dạng hạt đậu trong thí nghiệm của mình di truyền độc lập với nhau?
Câu 2: Biến dị tổ hợp là gì? Nó được xuất hiện ở hình thức sinh sản nào?
Câu 3: Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của mình
như thế nào?
Câu 4: Nêu nội dung của quy luật phân li độc lập.
Câu 5: Biến dị tổ hợp có ý nghĩa gì đối với chọn giống và tiến hóa? Tại sao ở

các lồi sinh sản giao phối, biến dị lại phong phú hơn nhiều so với những lồi
sinh sản vơ tính?
Câu 6: Trình bày cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập của Menđen.
Câu 7: Nêu các điều kiện nghiệm đúng và ý nghĩa của định luật phân li độc lập
của Menđen.
Trả lời:
Câu 1: Căn cứ vào đâu mà Menđen lại cho rằng các tính trạng màu sắc và
hình dạng hạt đậu trong thí nghiệm của mình di truyền độc lập với nhau?
Sở dĩ tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu trong thí nghiệm của
Menđen di truyền độc lập với nhau vì: Tỉ lệ của mỗi loại kiểu hình ở F 2 bằng
tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.
Câu 2: Biến dị tổ hợp là gì? Nó được xuất hiện ở hình thức sinh sản nào?
19


Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ, làm xuất hiện
kiểu hình khác bố mẹ.
- Biến dị tổ hợp được xuất hiện trong các hình thức sinh sản hữu tính.
Câu 3: Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của
mình như thế nào?
Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm của mình bằng sự phân li độc lập và tổ
hợp tự do của các cặp gen quy định các cặp tính trạng đó trong q trình phát
sinh giao tử và thụ tinh.
Câu 4: Nêu nội dung của quy luật phân li độc lập.
Các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) đã phân li độc lập trong quá trình phát
sinh giao tử.
Câu 5: Biến dị tổ hợp có ý nghĩa gì đối với chọn giống và tiến hóa? Tại sao ở
các loài sinh sản giao phối, biến dị lại phong phú hơn nhiều so với những
lồi sinh sản vơ tính?
- Biến dị tổ hợp cung cấp nguyên liệu phong phú cho q trình tiến hóa và chọn

giống.
- Ở các loài sinh sản giao phối biến dị lại phong phú hơn nhiều so với những lồi
sinh sản vơ tính là do biến dị được nhanh chóng nhân lên qua quá trình giao
phối.
Câu 6: Trình bày cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập của Menđen.
- Trong tế bào 2n, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng
Câu 7: Nêu các điều kiện nghiệm đúng và ý nghĩa của định luật phân li độc
lập của Menđen.
II. PHÂN LOẠI BÀI TẬP
Loại 1: Tính số loại và tìm thành phần gen của giao tử.
1. Số loại giao tử
Không tùy thuộc vào số cặp gen trong kiểu gen mà tùy thuộc vào số cặp gen
dị hợp trong đó:
- KG của cá thể gồm 1 cặp gen dị hợp sinh ra 21 loại giao tử.
- KG của cá thể gồm 2 cặp gen dị hợp sinh ra 22 loại giao tử.
- KG của cá thể gồm 3 cặp gen dị hợp sinh ra 23 loại giao tử.

Số loại giao tử của cá thể có KG gồm n cặp gen dị hợp = 2n tỉ lệ tương đương.
2. Thành phần gen (KG) của giao tử.
Trong tế bào của cơ thể, gen tồn tại thành từng cặp còn trong giao tử, mỗi
giao tử chỉ còn mang 1 gen trong cặp.
- Đối với cặp gen đồng hợp AA (hoặc aa): cho 1 loại giao tử A (hoặc cho 1
loại giao tử a).
- Đối với cặp gen dị hợp Aa: cho 2 loại giao tử tỉ lệ bằng nhau là giao tử A
và giao tử a.
Suy luận tương tự đối với nhiều cặp gen nằm trên các cặp NST khác nhau, thành
phần gen của các loại giao tử được ghi theo sơ đồ phân nhánh (sơ đồ Auerbac)
hoặc bằng cách nhân đại số.
Thí dụ: cơ thể có KG là AaBBDdee thì thành phần gen của mỗi loại giao tử của
nó là:

20


 Sơ đồ phân nhánh:
Đối với cặp gen 1:

A

a

Đối với cặp gen 2

B

B

Đối với cặp gen 3:

D

d

D

d

Đối với cặp gen 4:

e


e

e

e

Thành phần gen của mỗi loại giao tử:
aBde

ABDe

ABde

aBDe

 Nhân đại số: (A+a)B(D+d)e = ABDe + ABde + aBDe + aBde.
Loại 2: Tính số kiểu tổ hợp, kiểu gen, kiểu hình và các tỉ lệ phân li ở đời
con.
1. Số kiểu tổ hợp
Mỗi loại giao tử đực tổ hợp tự do với các loại giao tử cái tạo thành nhiều
kiểu tổ hợp trong các hợp tử. Vì vậy số kiểu tổ hợp giữa các loại giao tử đực của
cha với các loại giao tử cái của mẹ là:
Số kiểu tổ hợp = Số loại giao tử đực x Số loại giao tử cái.
Chú ý: - Biết số kiểu tổ hợp → biết số loại giao tử đực, giao tử cái → biết số
cặp gen dị hợp trong KG của cha mẹ.
- Kiểu tổ hợp khác nhau nhưng có thể đưa đến KG giống nhau → Số KG ≤ Số
kiểu tổ hợp.
2. Số loại và tỉ lệ phân li về KG, KH
Sự di truyền của các cặp gen là độc lập với nhau → Sự tổ hợp tự do giữa các
cặp gen cũng như giữa các cặp tính trạng. Vì vậy, kết quả về KG cũng như về

KH ở đời con được tính như sau:
- Tỉ lệ KG chung của nhiều cặp gen = các tỉ lệ KG riêng rẽ của mỗi cặp
gen nhân với nhau.
*Suy ra, số KG tính chung = Số KG riêng của mỗi cặp gen nhân với nhau.
- Tỉ lệ KH chung của nhiều cặp tính trạng = các tỉ lệ KH riêng rẽ của mỗi
cặp tính trạng nhân với nhau.
*Suy ra, số KH tính chung = Số KH riêng của mỗi cặp tính trạng nhân với
nhau.
VD: A: Hạt vàng;
B: Hạt trơn;
D: thân cao
a: Hạt xanh;
b: Hạt nhăn;
d: Thân thấp
P: AabbDd
x
AaBbdd
TLKG riêng
Số KG riêng
TLKH riêng
Số KH riêng
Aa x Aa 1AA: 2Aa: 1aa
3
3 vàng: 1 xanh
2
bb x Bb 1Bb: 1bb
2
1 trơn: 1 nhăn
2
Dd x dd 1Dd: 1dd

2
1 cao: 1 thấp
2
TLKG chung = (1AA: 2Aa: 1aa)(1Bb: 1bb)(1Dd: 1dd)=…
Số KG chung = 3 x 2 x 2 = 12.
TLKH chung = (3 vàng: 1 xanh)(1 trơn: 1 nhăn)(1 cao: 1 thấp) = …
Số KH chung = 2 x 2 x 2 = 8
21


Loại 3: Tìm kiểu gen của bố mẹ
1. Kiểu gen riêng của từng loại tính trạng.
Xét riêng kết quả đời con F1 của từng loại tính trạng
a) F1 đồng tính.
- Nếu P có KH khác nhau thì F1 nghiệm đúng định luật đồng tính của Menđen →
Tính trạng biểu hiện ở F1 là tính trạng trội và thế hệ P đều thuần chủng: AA x
aa.
- Nếu P cùng KH và F1 mang tính trạng trội thì 1 trong 2 P có KG đồng hợp AA,
P cịn lại có thể là AA hoặc Aa.
- Nếu P không nêu KH và F1 mang tính trạng trội thì 1 trong 2 P là đồng hợp trội
AA, P còn lại tùy ý: AA hoặc Aa hoặc aa.
b) F1 phân li có nêu tỉ lệ
* F1 phân li theo tỉ lệ 3: 1
F1 nghiệm đúng định luật phân li của Menđen → Tính trạng chiếm ¾ là
tính trạng trội và P đều dị hợp.
Chú ý: Trong trường hợp trội khơng hồn tồn thì tỉ lệ F1 là 1: 2: 1. Trong trường
hợp có gen gây chết ở trạng thái đồng hợp thì F1 là 2: 1.
* F1 phân li theo tỉ lệ 1: 1
F1 là kết quả đặc trưng của phép lai phân tích thể dị hợp → 1 bên P là dị
hợp Aa, P cịn lại đồng hợp lặn.

* F1 phân li khơng rõ tỉ lệ
Dựa vào cá thể mang tính trạng lăn ở F 1 (aa) → P đều chứa gen lặn a, phối
hợp với KH P suy ra KG P.
2. Kiểu gen chung của nhiều loại tính trạng
a) Trong phép lai khơng phải là lai phân tích
Kết hợp kết quả về KG riêng của từng loại tính trạng với nhau.
VD: A: quả đỏ, a: quả vàng; B: quả tròn, b: quả bầu dục.
Cho lai hai cây chưa rõ KH, KG với nhau thu được F 1 gồm có 3/8 cây quả đỏ,
trịn: 3/8 quả đỏ, bầu dục: 1/8 vàng, tròn: 1/8 vàng, bầu dục. Các cặp gen nằm
trên cặp NST khác nhau. Tìm KG 2 cây thuộc P.
- Xét riêng từng loại tính trạng:
+ Màu sắc: F1 có: Đỏ: vàng = (3+3): (1+1) = 3: 1 (Theo định luật phân li)
→ P: Aa x Aa.
+ Hình dạng: F1 có: Trịn: bầu dục = (3+1): (3+1) = 1: 1 (Lai phân tích dị hợp).
→ P: Bb x bb.
- Xét chung: Kết hợp kết quả về KG riêng của mỗi loại tính trạng ở trên
→ KG của P là: AaBb x Aabb.
b) Trong phép lai phân tích
Khơng xét riêng từng loại tính trạng mà phải dựa vào kết quả của phép lai
để xác định tỉ lệ và thành phần gen của mỗi loại giao tử sinh ra → KG của cá thể
đó.
VD: (theo qui ước gen ở VD trên)
Cho lai phân tích 1 cây thì được kết quả gồm: 25% đỏ, trịn: 25% đỏ, bầu
dục: 25% vàng, tròn: 25% vàng, bầu dục. Hãy xác định KG của cây đó.
22


Hướng dẫn: Kết quả F1 chứng tỏ cây nói trên cho 4 loại giao tử tỉ lệ bằng nhau là
AB, Ab, aB và ab. Vậy KG của cây đó là: AaBb.
Loại 4: Cách nhận định quy luật di truyền

1. Căn cứ vào phép lai không phải là phép lai phân tích.
- Tìm tỉ lệ phân tính về KH ở thế hệ con đối với mỗi loại tính trạng.
- Nhân tỉ lệ KH riêng rẽ của loại tính trạng này với tỉ lệ KH riêng rẽ của loại tính
trạng kia. Nếu thấy kết quả tính được phù hợp với kết quả của phép lai → 2 cặp
gen quy định 2 loại tính trạng đó nằm trên 2 cặp NST khác nhau, di truyền theo
quy luật phân li độc lập (trừ tỉ lệ 1: 1 nhân với nhau).
VD: Cho lai hai thứ cà chua quả đỏ, thân cao với quả đỏ, thân thấp thu được
37.5% quả đỏ, thân cao: 37.5% quả đỏ, thân thấp: 12.5% quả vàng, thân cao:
12.5% quả vàng, thân thấp.
Biết rằng mỗi tính trạng do một gen quy định. Xác định quy luật di truyền chi
phối phép lai.
Hướng dẫn:
- Xét riêng từng loại tính trạng:
Thế hệ con có:
+ Màu sắc: Đỏ: vàng = (37.5% + 37.5%): (12.5% + 12.5%) = 3: 1
+ Chiều cao: Cao: thấp = (37.5% + 12.5%): (37.5% + 12.5%) = 1: 1
- Xét chung: Nhân 2 tỉ lệ KH riêng của mỗi loại tính trạng:
(3 đỏ: 1 vàng) x (1 cao: 1 thấp) = 3 đỏ, cao: 3 đỏ, thấp: 1 vàng, cao: 1 vàng,
thấp.
→ Phù hợp với kết quả của phép lai trong đề bài.
Vậy 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng nằm trên 2 cặp NST khác nhau.
2. Căn cứ vào phép lai phân tích
Khơng xét riêng từng loại tính trạng mà dựa vào kết quả của phép lai để xác
định tỉ lệ và loại giao tử sinh ra của cá thể cần tìm.
Nếu kết quả lai chứng tỏ cá thể dị hợp kép cho ra 4 loại giao tử có tỉ lệ bằng
nhau → 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau.
VD: Cho thỏ lông đen, xù lai với thỏ lơng trắng trơn thì thu được thế hệ con có tỉ
lệ: 25% đen, xù: 25% đen, trơn: 25% trắng, xù: 25% trắng, trơn.
Cho biết A: lông đen là trội so với lông trắng, B: lông xù là trội so với lông trơn
b.

Xác định quy luật di truyền chi phối phép lai.
Hướng dẫn:
- Lơng trắng, trơn đều thuộc tính trạng lặn → phép lai này là phép lai phân
tích.
- Cá thể lông trắng, trơn này chỉ cho một loại giao tử ab → kết quả lai tùy
thuộc tỉ lệ và loại giao tử của cá thể lông đen xù cần tìm.
- Thế hệ con gồm có 25% đen, xù: 25% đen, trơn: 25% trắng, xù: 25%
trắng, trơn → đen, xù cần tìm cho 4 loại giao tử AB, Ab, aB và ab.
Vậy 2 cặp gen Aa và Bb của đen, xù này nằm trên 2 cặp NST khác nhau.
→ Quy luật di truyền chi phối phép lai là quy luật phân li độc lập.
BÀI TẬP
Bài 1: Ở người, gen A quy định tóc xoăn, gen a quy định tóc thẳng, gen B quy
định mắt đen, gen b quy định mắt xanh. Các gen này phân li độc lập với nhau.
23


Bố có tóc thẳng, mắt xanh thì mẹ phải có kiểu gen như thế nào để con sinh ra
đều có mắt đen, tóc xoăn.
Lời giải:
gen A quy định tóc xoăn, gen a quy định tóc thẳng;
gen B quy định mắt đen, gen b quy định mắt xanh.
Bố có tóc thẳng, mắt xanh có KG: aabb → chỉ cho 1 loại giao tử ab.
Vậy để con sinh ra 100% mắt đen, tóc xoăn (KG: A – B - ) thì mẹ phải cho một
loại giao tử AB → mẹ có KG là: AABB.
Sơ đồ lai:
P:
AABB
x
aabb
(tóc xoăn, mắt đen)

(tóc thẳng, mắt xanh)
GP:
AB
ab
F1:
AaBb
100% tóc xoăn, mắt đen
Bài 2:
Ở chó, lơng ngắn trội hồn tồn so với lơng dài.
P: Lơng ngắn thuần chủng x Lông dài, kết quả ở F1 như thế nào?
Giải: Theo đề ra lơng ngắn trội hồn tồn so với lơng dài. Chó lơng ngắn thuần
chủng có KG đồng hợp trội.
Quy ước:
Gen A: lông ngắn.
a: lông dài.
Sơ đồ lai:
P:
AA
x
aa
(lông ngắn)
(lông dài)
GP:
A
a
F1:
TLKG: 100%Aa
TLKH: 100% Lơng ngắn.
Đ/s: tồn lơng ngắn
Bài 3: Ở cà chua, gen A quy định thân đỏ thẫm, gen a quy định thân xanh lục.

Theo dõi sự di truyền màu sắc của thân cây cà chua, người ta thu được kết quả
sau:
P: Thân đỏ thẫm x Thân đỏ thẫm → 75% thân đỏ thẫm: 25% thân xanh lục.
Xác định kiểu gen có thể có của P và viết sơ lai từ P → F1.
Giải:
gen A quy định thân đỏ thẫm,
gen a quy định thân xanh lục
Theo đề ra: F1: 75% đỏ thẫm: 25% xanh lục = 3 đỏ thẫm: 1 xanh lục.
Kết quả này tương ứng với F2 trong quy luật phân li của Menđen. Vậy sự di
truyền của tính trạng màu thân tuân theo quy luật phân li → 2 bên P đều dị hợp
về 1 cặp gen (Aa).
Sơ đồ lai:
P:
Aa
x
Aa
(đỏ thẫm)
(đỏ thẫm)
GP:
A
a
F1:
24


TLKG: 1AA: 2Aa: 1aa
TLKH: 3 đỏ thẫm: 1 xanh lục
Bài 4: Ở người, gen A quy định mắt đen trội hoàn toàn so với gen a quy định
mắt xanh. Để con sinh ra có người mắt đen, có người mắt xanh mẹ và bố phải có
KG và KH nào?

Giải:
gen A quy định mắt đen .
gen a quy định mắt xanh
Theo đề ra, người con có cặp mắt xanh phải có KG aa. Muốn có người con
mang gen aa thì cả bố và mẹ phải mang gen a. Con có người mắt đen có KG A
- , thì một trong 2 bên P phải mang A. Vậy có thể xảy ra các trường hợp sau:
+ Trường hợp 1:
P:
Aa
x
Aa
GP:
F1:

A

a
TLKG: 1AA: 2Aa: 1aa
TLKH: 3 mắt đen: 1 mắt xanh.

+ Trường hợp 2:
P:
Aa
GP:
F1:

A

x


aa
a

TLKG: 1Aa: 1aa
TLKH: 1 mắt đen: 1 mắt xanh.
Bài 5: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ, a quy định quả vàng; B quy định quả
tròn, b quy định quả bầu dục. Khi cho lai hai giống cà chua quả đỏ, dạng bầu
dục và quả vàng, dạng tròn với nhau được F 1 đều cho cà chua quả đỏ, dạng trịn.
F1 giao phấn với nhau được F2 có 901 cây quả đỏ, tròn; 299 cây quả đỏ, bầu dục;
301 cây quả vàng, tròn; 103 cây quả vàng, bầu dục.
Xác định kiểu gen của P và quy luật di truyền chi phối phép lai. Viết sơ đồ
lai từ P đến F2.
Giải:
gen A quy định quả đỏ, a quy định quả vàng;
B quy định quả tròn, b quy định quả bầu dục.
- Xét riêng từng tính trạng:
+ Màu sắc quả:
Đỏ: vàng = (901 + 299): (301 + 103) ≈ 3: 1
→ Tính trạng màu sắc quả chịu sự chi phối của quy luật phân li.
F1 dị hợp về cặp gen quy định màu sắc quả (Aa).
+ Hình dạng quả:
Trịn: Bầu dục = (901 + 301): (299 + 103) ≈ 3: 1
→ Tính trạng màu sắc quả chịu sự chi phối của quy luật phân li.
F1 dị hợp về cặp gen quy định hình dạng quả (Bb).
- Xét chung 2 loại tính trạng:
(3 đỏ: 1 vàng)(3 tròn: 1 bầu dục) = 9 đỏ, tròn: 3 đỏ, bầu dục: 3 vàng, tròn: 1
vàng, bầu dục → Phù hợp với kết quả của phép lai trong đề bài.
25



×