Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Chu de 4 Biến dị Sinh học lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.28 KB, 14 trang )

CHỦ ĐỀ 4. BIẾN DỊ
1. Phát biểu được khái niệm đột biến gen và kể được các dạng đột biến gen
2. Kể được các dạng đột biến cấu trúc và số lượng nhiễm sắc thể (thể dị bội).
3. Nêu được nguyên nhân phát sinh và một số biểu hiện của đột biến gen và đột biến
nhiễm sắc thể
4. Định nghĩa được thường biến và mức phản ứng
5. Nêu được mối quan hệ kiểu gen, kiểu hình và ngoại cảnh; nêu được một số ứng
dụng của mối quan hệ đó.
Biến dị
Biến dị

di truyền được

Biến dị tổ hợp
Đột biến gen

Biến dị không di truyền (thường biến)

Đột biến
Đột biến NST

Đột biến cấu trúc NST
Đột biến thể dị bội

Đột biến số lượng NST
Đột biên thể đa bội

1. ĐỘT BIẾN GEN
- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc
một số cặp nucleotit. Đột biến gen là biến dị di truyền được.
- Các dạng đột biến gen:


+ Mất một cặp nucleotit.
+ Thêm một cặp nucleotit.
+ Thay thế một cặp nucleotit.
Câu 1
a. Đột biến gen là gì ? Thường gặp những dạng nào ?
b. Nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen.
c. Cơ chế biểu hiện đột biến gen trên kiểu hình.
d. Vai trị của đột biến gen. Vì sao đa số đột biến gen là có hại cho cơ thể ?
e. Cho biết ảnh hưởng của mỗi loại đột biến gen đến số lượng và trình tự sắp
xếp của các axit amin trong protein được tổng hợp.
1


Đáp án :
a. Khái niệm, các dạng :
- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc
một số cặp nucleotit. Đột biến gen là biến dị di truyền được.
- Các dạng đột biến gen:
+ Mất một cặp nucleotit.
+ Thêm một cặp nucleotit.
+ Thay thế một cặp nucleotit
b. Nguyên nhân : Đột biến gen phát sinh do ảnh hưởng của các tác nhân lí, hóa
trong ngoại cảnh, hoặc do rối loạn mơi trường trong. Các nguyên nhân nói trên gây ra
sự sao chép nhầm lẫn hoặc làm biến đổi trực tiếp cấu trúc của gen.
- Cơ chế phát sinh đột biến gen:
Các tác nhân gây đột biến làm rối loạn quá trình tự nhân đôi của ADN, hoặc
làm đứt phân tử ADN, hoặc nối đoạn bị đứt vào ADN ở vị trí mới.
Đột biến gen phụ thuộc vào : loại tác nhân, cường độ, liều lượng của tác nhân
và đặc điểm cấu trúc của gen.
Có những gen bền vững, ít bị đột biến.

Có những gen dễ bị đột biến sinh ra nhiều alen.
Cũng có những sai sót được sửa chữa ngay bởi ba cơ chế : sửa chữa ngoài ánh
sáng, cắt bỏ bazo có hại, sửa chữa sau tái bản. Nhờ những cơ chế trên đã loại bỏ được
sai sót làm tiền đột biến trở lại dạng ban đầu.
c. Cơ chế biểu biện đột biến gen trên kiểu hình:
Đột biến gen khi đã phát sinh được tái bản do cơ chế tự nhân đôi của ADN và
được di truyền qua các thế hệ tế bào và thế hệ của loài.
- Đột biến phát sinh trong giảm phân gọi là đột biến giao tử: xảy ra ở một giao
tử nào đó, qua thụ tinh đi vào hợp tử:
Nếu là đột biến gen trội, nó sẽ biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể mang đột biến
đó.
Nếu đột biến gen là gen lặn, nó sẽ đi vào hợp tử và bị gen trội át chế, qua giao
phối, đột biến gen lặn được nhân lên và lan rộng trong các cá thể của quần thể, đến
khi 2 cá thể dị hợp có cùng loại gen đột biến lặn giao phối với nhau thì thể đồng hợp
lặn hình thành biểu hiện ra kiểu hình.
- Đột biến phát sinh trong nguyên phân :
+ Đột biến xoma: phát sinh trong một tế bào sinh dưỡng được nhân lên trong
một mơ, có thể biểu hiện ở một phần cơ thể, tạo nên thể khảm.
Dạng đột biến xoma không thể di truyền được qua sinh sản hữu tính.
+ Đột biến tiền phôi: xảy ra ở lần phân bào 1, 2 hoặc 3 của hợp tử sẽ đi vào quá
trình hình thành giao tử và di truyền qua các thế hệ bằng sinh sản hữu tính.
d. Vai trị của đột biến gen
- Sự biến đổi cấu trúc phân tử của gen có thể dẫn đến biến đổi cấu trúc của loại
protein mà nó mã hóa, cuối cùng có thể dẫn đến biến đổi ở kiểu hình.
- Đa số đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình thường là có hại cho bản thân sinh
vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và
2


duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng

hợp protein.
Đa số đột biến gen tạo ra các gen lặn. Chúng chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở thể
đồng hợp và trong điều kiện mơi trường thích hợp.
Một số đột biến gen có lợi.
Qua giao phối, nếu gặp tổ hợp gen thích hợp, một đột biến vốn có hại có thể
thành có lợi.
Nhờ q trình giao phối, các đột biến gen được phát tán trong quần thể tạo ra vô
số biến dị tổ hợp. Do vậy có thể nói, đột biến gen là nguyên liệu sơ cấp, còn biến dị tổ
hợp là nguồn nguyên liệu thứ cấp của chọn lọc tự nhiên.
e. Ảnh hưởng của các loại đột biến gen:
- Đột biến thêm hoặc bớt một nucleotit thường dẫn đến thay đổi số lượng và
trình tự các axit amin vì mã di truyền bị đọc sai kể từ điểm xảy ra đột biến.
- Đột biến thay thế: có thể dẫn đến thay thế 1 axit amin, nhưng cũng có thể dẫn
đến thay đổi số lượng axit min nếu đột biến làm xuất hiện sỡm mã kết thúc.
- Đột biến đảo vị trí thường làm thay đổi vị trí của 1 vài axit amin, nhưng nếu
nó làm xuất hiện mã kết thúc cũng dẫn đến thay đổi số lượng axit amin.
g. Vai trị của đột biến gen đối với tiến hóa và chọn giống
- Đối với tiến hóa: đột biến gen là nguồn ngun liệu chủ yếu của q trình tiến
hóa vì so với đột biến NST thì chúng phổ biến hơn, ít ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức
sống và sự sinh sản của cơ thể.
- Đối với chọn giống:
+ Tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống cây trồng và vi sinh vật.
+ Xây dựng các phương pháp gây đột biến nhân tạo bằng các tác nhân vật lí, tác
nhân hóa học để tạo nên các đột biến có giá trị cao trong sản xuất.
Câu 2
1. Vì sao đột biến gen thường xảy ra ở gen lặn ?.
- Tính trạng có lợi được chọn lọc tự nhiên bảo tồn và thường là tính trạng trội.
- Thường đột biến chỉ xảy ra ở 1 trong 2 gen ở trạng thái đồng hợp tử
AA
Aa.

- Đột biến gen thường có hại, nếu là tính trạng trội sẽ biểu hiện ra kiểu hình và
bị chọn lọc tự nhiên đào thải.
- Đột biến gen tồn tại ở trạng thái dị hợp sẽ dễ dàng lan truyền trong quần thể
qua q trình sinh sản.
2. Đột biến khó áp dụng ở vật ni vì:
- Vật ni có hệ thần kinh phát triển, nên phản ứng rất phát triển, phản ứng rất
phức tạp với tác nhân đột biến.
- Xử lí bằng tác nhân đột biến thường gây chết.
- Đột biến gen lặn ở vật nuôi ở thể đồng hợp thường gây chết, qi thai do đó
khó nhận được kiểu hình đột biến.
- Cơ quan sinh sản nằm sâu trong cơ thể nên khó xử lí.
3. Phương pháp gây đột biến dễ áp dụng ở thực vật vì:
- Dễ xử lí, dễ gây các biến dị di truyền.
3


- Cơ quan sinh sản lộ ra ngoài.
- Thời gian sinh trưởng ngắn.
- Xử lí cơ quan sinh dưỡng cũng gây ra biến dị di truyền.
- Khả năng thích ứng và chịu đựng cao.
- Mỗi cá thể thực vật cho nhiều hạt,
Câu 3 (sgk-84): Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật?
(Các đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình thường là có hại cho bản thân sinh vật vì
chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì
lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp
protein).
2. ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ
Câu 1
a. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là gì ? Các dạng đột biến cấu trúc NST.
b. Nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc NST ?

c. Cơ chế và Hậu quả của đột biến cấu trúc NST.
d. Vì sao đa số đột biến cấu trúc NST là có hại. Trong các dạng đột biến cấu
trúc NST thì dạng nào gây hậu quả lớn nhất.
e. ý nghĩa của đột biến số lượng cấu trúc nhiễm sắc thể
Đáp án
a. Khái niệm: Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc nhiễm sắc
thể. Gồm các dạng: Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn.
b. Nguyên nhân: do tác nhân vật lí và hóa học trong ngoại cảnh hoặc biến đổi
sinh lí nội bào làm phá vỡ cấu trúc nhiễm sắc thể hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn
của chúng.
c. Cơ chế và hậu quả
- Mất đoạn : Một đoạn NST bị đứt ra làm giảm số lượng gen trên NST. Đoạn
mất đi có thể ở phía ngồi hoặc phía trong của cánh. Đột biến mất đoạn thường giảm
sống hoặc gây chết.
Ví dụ : mất đoạn ở NST 21 gây ung thư máu.
- Lặp đoạn : Một đoạn NST nào đó được lặp lại một lần hay nhiều lần, sự lặp
đoạn làm tăng số lượng gen cùng loại. Đột biến lặp đoạn do đoạn NST bị đứt được
nối xen vào NST tương đồng hoặc do NST tiếp hợp không bình thường, do trao đổi
chéo khơng đều giữa các cromatit. Đột biến lặp đoạn có thể làm tăng cường hay giảm
sức mức biểu hiện tính trạng.
Ví dụ : Lặp đoạn 16A ở ruồi giấm làm cho mắt lồi thành mắt dẹt, càng lặp
nhiều đoạn mắt càng dẹt.
- Đảo đoạn : Một đoạn NST bị đứt rồi quay ngược lại 180 độ và gắn vào chỗ bị
đứt làm thay đổi trật tự phân bố gen trên NST. Đoạn bị đảo ngược có thể mang tâm
động hoặc khơng ... Đột biến đảo đoạn, NST ít ảnh hưởng tới sức sống của cơ thể vì
vật chất di truyền khơng bị mất đi. Sự đảo đoạn NST tạo nên sự đa dạng giữa các nịi
trong phạm vi một lồi.
- Chuyển đoạn : có thể xảy ra trong phạm vi một NST, hoặc giữa hai NST
không tương đồng gồm : chuyển đoạn tương hỗ, không tương hỗ và chuyển đoạn
4



trong cùng một NST. Sự chuyển đoạn làm phân bố lại các gen trong phạm vi một cặp
NST hay giữa các NST khác nhau tạo ra nhóm gen liên kết mới. Chuyển đoạn lớn
thường gây chết hoặc làm mất khả năng sinh sản.
Chuyển đoạn nhỏ ứng dụng để chuyển những nhóm gen mong muốn từ NST
của lồi này sang NST của loài khác.
d. Đa số đột biến cấu trúc NST là có hại vì làm rối loạn sự liên kết các cặp NST
tương đồng trong giảm phân, làm thay đổi tổ hợp các gen trong giao tử, dẫn tới biến
đổi trong kiểu gen và kiểu hình.
Trong các đột biến cấu trúc NST thì đột biến mất đoạn và chuyển đoạn NST gây
ra hậu quả nhiều nhất. Đặc biệt là đột biến mất đoạn vì chúng làm giảm đi một số gen,
cấu trúc lại NST, phá vỡ tính cân đối và hài hòa về cấu trúc vật chất di truyền.
e. ý nghĩa của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- Trong q trình tiến hóa của lồi, các gen đã được sắp xếp trên nhiễm sắc thể
một cách hợp lí. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể làm biến đổi cách sắp xếp bình
thường nên thường gây hại. Ví dụ: Mất đoạn NST 21: ung thu máu.
- Tuy đột biến cấu trúc NST gây hại cho bản thân sinh vật, nhưng khơng phải tất
cả đều gây chết cơ thể. Do đó loại đột biến này góp phần tạo ra sự sai khác về cấu trúc
NST giữa các cá thể trong loài. Trong sản xuất, người ta có thể chọn lựa và tìm gặp
những dạng đột biến cấu trúc có lợi cho mình.
Ví dụ: Enzim amilaza thủy phân tinh bột ở một giống lúa mạch có hoạt tính cao
hơn nhờ hiện tượng lặp đoạn NST mang gen kiểm soát enzim này, con người ứng
dụng trong sản xuất thực phẩm, rượu, bia ..
Câu 2. Tại sao biến đổi cấu trúc NST lại gây hại cho con người, sinh vật?
Đột biến cấu trúc NST gây hại cho con người và sinh vật vì trải qua q trình
tiến hóa lâu dài, các gen đã được sắp xếp hài hòa trên NST. Biến đổi cấu trúc NST đã
làm đảo lộn cách sắp xếp nói trên, gây ra các rối loạn trong hoạt động của cơ thể, dẫn
đến bệnh tật, thậm chí gây chết.
3. ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ

Đột biến số lượng NST là những biến đổi số lượng xảy ra ở một hoặc một số
cặp NST nào đó hoặc ở tất cả bộ NST.
Câu 1:
a. Thế nào là thể dị bội ? Các dạng thường gặp.
b. Cơ chế phát sinh thể dị bội ? Hậu quả thể dị bội ở NST thường, NST giới tính
của người và hậu quả thể dị bội ở thực vật.
Đáp án :
a. Thể dị bội: là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST
bị thay đổi về số lượng.
Các dạng thường gặp: là thể có sự tăng, giảm số lượng NST ở 1 cặp NST.
- Thể khuyết nhiễm : 2n - 2.
- Thể một nhiễm: 2n - 1.
- Thể ba nhiễm : 2n + 1.
- Thể đa nhiễm.
5


b. - Ngun nhân: là do tác nhân lí, hóa học của mơi trường ngồi, hoặc rối loạn
mơi trường bên trong tế bào và cơ thể
- Cơ chế phát sinh thể dị bội: Do các tác nhân gây đột biến dẫn đến một cặp
NST nào đó khơng phân ly trong quá trình giảm phân tạo giao tử. Kết quả là hình
thành hai loại giao tử: loại giao tử thừa 1 NST (giao tử n + 1) và giao tử thiếu 1 NST (
n-1).
- Trong thụ tinh:
+ Giao tử n + 1 kết hợp với giao tử bình thường n tạo hợp tử 2n + 1 phát triển
thành thể ba nhiễm.
+ Giao tử n -1 kết hợp với giao tử bình thường n tạo hợp tử 2n - 1 phát triển
thành thể 1 nhiễm.
+ Giao tử n -1 kết hợp với giao tử n -1 tạo hợp tử 2n -2 phát triển thành thể
khuyết nhiễm.

+ Sơ đồ mình họa: HS tự vẽ.
c. Hậu quả :
- Thể dị bội ở NST thường của người : Người có 3 NST số 21 trong tế bào 2n bị
hội chứng Đao. Nếu mất 1 NST ở 1cặp NST thường bất kì: hợp tử bị chết.
- Thể dị bội ở NST giới tính của người : gây ra những hâu quả nghiêm trọng
Hội chứng 3X : nữ, buồng trứng và dạ con kém phát triển, khó có con.
Hội chứng Tơcno: XO.
Hội chứng Claiphento. XXY: nam, thân cao, tay chân dài, mù màu, tinh hồn
nhỏ, vơ sinh, si đần.
Hội chứng OY : có lẽ hợp tử bị chết.
- ở thực vật : Thường gặp ở các chi cà, chi lúa, đậu, cà chua.
Câu 2 (sgk-68). Sự biến đổi số lượng NST ở một cặp NST thường thấy những dạng
nào?
Thường thấy ở dạng thể (2n + 1) và thể (2n - 1).
Câu 3 (sgk-68). Cơ chế nào dẫn đến sự hình thành thể dị bội có số lượng NST của
bộ NST là (2n + 1) và (2n - 1)?
Cơ chế dẫn đến sự hình thành thể (2n + 1) và (2n - 1) là sự không phân li của 1
cặp NST tương đồng nào đó. Kết quả là 1 giao tử có cả 2 NST của 1 cặp, cịn 1 giao
tử khơng mang NST nào của cặp đó. Sự thụ tinh của các giao tử bất thường này với
các giao tử bình thường sẽ tạo ra các thể dị bội.
Câu 4 (sgk-68). Hãy nêu hậu quả của đột biến dị bội
Dạng thể đột biến (2n + 1) và (2n - 1) có thể gây ra những biến đổi về hình thái
(hình dạng, kích thước, màu sắc) ở thực vật hoặc gây bệnh NST ở người: bệnh Đao và
bệnh Tocno.
Câu 5
a. Thể đa bội là gì ? Đặc điểm thể đa bội. Sự hình thành thể đa bội.
b. Cơ chế phát sinh thể đa bội.
c. Cơ thể đa bội khác cơ thể lưỡng bội như thế nào ?
d. Những đặc điểm của thể đa bội.
e. ứng dụng (ý nghĩa) của phương pháp gây đột biến đa bội trong chọn giống.

6


a. Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n (lớn hơn
2n). Có 2 dạng: đa bội lẻ và đa bội chẵn.
b. Nguyên nhân : phát sinh do tác động của các tác nhân vật lí hoặc tác nhân hóa học
của mơi trường ngồi cơ thể hoặc rối loạn môi trường trong tế bào và cơ thể.
* Đặc điểm thể đa bội: Tế bào đa bội có số lượng NST tăng gấp bội, số lượng ADN
cũng tăng tương ứng, vì thế quá trình tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ hơn,
dẫn tới kích thước tế bào của thể đa bội lớn, cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng phát
triển mạnh và chống chịu tốt.
* Sự hình thành thể đa bội: Do sự không phân li của tất cả các cặp NST trong quá
trình phân bào.
-Trong nguyên phân: NST nhân đôi nhưng không xảy ra sự phân li của tất cả các cặp
NST ở kì sau làm cho số lượng NST trong tế bào tăng gấp bội.
-Trong giảm phân: sự hình thành giao tử khơng qua giảm nhiễm và có sự phối hợp
giữa chúng trong thụ tinh đã dẫn đến hình thành các thể đa bội.
c. Cơ chế tạo thể đa bội: Do các nguyên nhân gây đột biến dẫn đến khơng hình
thành được thoi vơ sắc trong q trình phân bào làm cho tồn bộ NST không phân li
được.
* Phát sinh đa bội chẵn:
- Trong nguyên phân: NST tự nhân đôi nhưng không phân li do thoi vơ sắc
khơng hình thành, kết quả bộ NST tăng gấp đôi (4n).
+ Nếu xảy ra ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử thì sẽ tạo thể tứ bội.
+ Nếu xảy ra ở một bộ phận nào đó của cây sẽ tạo nên một phần tứ bội trong cơ
thể lưỡng bội.
- Trong giảm phân và thụ tinh:
Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, sự khơng hình thành thoi vô sắc ở một
trong hai lân phân bào của giảm phân sẽ tạo nên giao tử 2n.
Thụ tinh: 2 loại giao tử trên thụ tinh sẽ tạo nên hợp tử 4n.

* Phát sinh đa bội lẻ: là do sự thụ tinh giữa giao tử bình thường (n) với giao tử
khơng bình thường (2n) tạo nên hợp tử tam bội (3n)
d. Điểm khác nhau giữa cơ thể đa bội với cơ thể lưỡng bội.
Cơ thể đa bội
- Bộ NST tăng lên một số nguyên lần
bộ NST đơn bội ( >2).
- Mỗi cặp gen tương ứng tồn tại trên
NST có số lương gen tăng lên theo
mức bội thể.
- Tế bào có kích thước lớn.
- Cơ quan sinh dưỡng, sinh sản có
kích thước lớn.
- Thời gian sinh trưởng và phát triển
kéo dài.

Cơ thể lưỡng bội
- Bộ NST 2n.
- Mỗi cặp gen tương ứng tồn tại trên
NSt gồm 2 gen khác nguồn gốc.
- Tế bào có kích thước bình thường.
- Cơ quan sinh dưỡng, sinh sản bình
thường.
- Thời gian sinh trưởng và phát triển
bình thường.
7


- Chống chịu tốt.
- Kém hơn.
- Tính bất thụ cao, kể cả dạng đa bội - Tính bất thụ thấp.

chẵn.
- Hàm lượng các chất dinh dưỡng - Hàm lượng các chất ít hơn.
tích lũy được nhiều.
Trao đổi chất mạnh.
- Trao đổi chất bình thường.
e. Gây đột biến đa bội thể trong sản xuất và ý nghĩa
- Gây đột biến bằng cách dùng tác nhân vật lí, hóa học ( consixin) vào tế bào
trong quá trình nguyên phân hoặc quá trình giảm phân và thụ tinh.
- ý nghĩa:
+ Tạo ra các cây trồng có giá trị: cây ăn quả, cây lấy hạt, .. có năng suất, phẩm
chất cao, thích nghi tốt với điều kiện môi trường.
+ Khắc phục hiện tượng bất thụ của cơ thể lai xa.
Câu 6 (sgk-71): Sự hình thành thể đa bội do nguyên phân và giảm phân khơng bình
thường diễn ra như thế nào?
Do sự khơng phân li của tất cả các cặp NST trong quá trình phân bào.
-Trong nguyên phân: NST nhân đôi nhưng không xảy ra sự phân li của tất cả
các cặp NST ở kì sau làm cho số lượng NST trong tế bào tăng gấp bội.
-Trong giảm phân: sự hình thành giao tử khơng qua giảm nhiễm và có sự phối
hợp giữa chúng trong thụ tinh đã dẫn đến hình thành các thể đa bội.
Câu 7 (sgk-71): Có thể nhận biết các thể đa bội bằng mắt thường thông qua những
dấu hiệu nào? Có thể ứng dụng các đặc điểm của chúng trong chọn giống cây trồng
như thế nào?
- Có thể nhận biết các thể đa bội bằng mắt thường thông qua dấu hiệu tăng kích
thước cơ quan của cây như thân, cành, lá, đặc biệt là tế bào khí khổng và hạt phấn.
- Có thể ứng dụng sự tăng kích thước thân, cành trong việc tăng sản lượng gỗ
cây rừng; sự tăng kích thước thân, lá, củ trong việc tăng sản lượng rau, củ cải đường;
đặc điểm sinh trưởng mạnh và chống chịu tốt được ứng dụng trong chọn giống có
năng suất cao và chống chịu tốt với các điều kiện không thuận lợi của mơi trường.
Câu 8.
a. Thường biến là gì ? Trình bày nguyên nhân, đặc điểm, ý nghĩa của thường

biến.
b. Trình bày mối quan hệ giữa kiểu hình, kiểu gen và mơi trường ?
c. Mức phản ứng là gì ? Phân tích vai trị của giống và kĩ thuật canh tác trong
việc tăng năng suất cây trồng.
Đáp án: a. Thường biến :
- Khái niệm: Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời cá
thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.
- Đặc điểm: thường biến biểu hiện đồng loạt theo hướng xác định, tương ứng với
điều kiện ngoại cảnh, không di truyền được.
- Nguyên nhân : là do khả năng phản ứng của kiểu gen dưới ảnh hưởng trực tiếp
của các điều kiện môi trường.
8


- ý nghĩa: có lợi cho bản thân sinh vật, giúp cơ thể phản ứng linh hoạt về kiểu
hình và có thể tồn tại trước những thay đổi nhất thời hoặc theo chu kỳ của điều kiên
sống môi trường.
b. Mối quan hệ giữa kiểu gen, mơi trường và kiểu hình.
- Sự nghiên cứu thường biến cho thấy, bố mẹ không truyền cho con những tính
trạng (kiểu hình) đã được hình thành sẵn mà truyền một kiểu gen quy định cách phản
ứng trước mơi trường.
- Kiểu hình (tính trạng hoặc tập hợp các tính trạng) là kết quả của sự tương tác
giữa kiểu gen và mơi trường.
- Các tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen, thường ít chịu ảnh
hưởng của mơi trường. Ví dụ :
+ Giống lúa nếp cẩm trồng ở miền núi hay đồng bằng đều cho hạt gạo bầu tròn
và màu đỏ.
+ Lợn Ỉ Nam Định nuôi ở miền Bắc, miền Nam và ở các vườn thú của nhiều
nước châu Âu vẫn có màu lơng đen.
+ Hàm lượng lipit trong sữa bị khơng chịu ảnh hưởng rõ ràng của kĩ thuật ni

dưỡng.
- Các tính trạng số lượng (phải thông qua cân, đong, đo, đếm…mới xác định
được), thường chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường tự nhiên hoặc điều kiện trồng
trọt và chăn nuôi nên biểu hiện rất khác nhau. Ví dụ :
+ Số hạt lúa trên một bông của một giống lúa.
+ Lượng sữa vắt được trong một ngày của một giống bò phụ thuộc vào điều
kiện trồng trọt và chăn ni.
Vì vậy, trong sản xuất phải chú ý tới ảnh hưởng khác nhau của mơi trường đối
với từng loại tính trạng.
c. Mức phản ứng: là giới hạn thường biến của một kiểu gen (hoặc chỉ một gen
hay nhóm gen) trước những điều kiện khác nhau của môi trường. Mức phản ứng do
kiểu gen quy định.
- Phân tích vai trị của giống, kĩ thuật canh tác :
+ Giống : Mỗi giống có một kiểu gen nhất định, quy định mức phản ứng của
năng suất trước những điều kiện canh tác khác nhau.
+ Kĩ thuật sản xuất :là điều kiện thực tế của môi trường, xác định năng suất cụ
thể trong giới hạn của mức phản ứng do kiểu gen quy định.
+ Năng suất : là kết quả tác động của giống và kĩ thuật sản xuất.
Do đó :
Có giống tốt mà khơng ni trồng đúng yêu cầu kĩ thuật sẽ không phát huy hết
khả năng của giống.
Ngược lại, khi đã có kĩ thuật sản xuất cao, muốn vượt giới hạn năng suất của
giống thì phải đổi giống, cải tiến giống cũ hoặc đổi giống mới.
Tùy tình hình địa phương, chú ý yếu tố kĩ thuật hay yếu tố giống.
Câu 9 (sgk-73) : Thường biến là gì ? Phân biệt thường biến với đột biến.
- Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh
hưởng trực tiếp của môi trường.
9



- Phân biệt thường biến với đột biến :

Thường biến
- Là những biến đổi về kiểu hình của
cùng một kiểu gen dưới tác động của điều
kiện sống.
- Xảy ra do tác động trực tiếp của mơi
trường ngồi như đất đai, khí hậu, thức
ăn…
- Khơng di truyền được
- Giúp sinh vật thích nghi thụ động trước
sự biến đổi của điều kiện mơi trường nên
có lợi cho bản thân sinh vật .
- Xảy ra đồng loạt, theo một hướng xác
định.
Chỉ xảy ra trong q trình sống của cơ thể
- Do khơng di truyền nên ít có ý nghĩa với
q trình tiến hóa và chọn giống.

Đột biến
- Là những biến đổi đột ngột trong vật
chất di truyền xảy ra ở cấp độ phân tử
(gen, ADN) hay cấp độ tế bào (NST).
- Do tác nhân gây đột biến ở mơi trường
ngồi (tác nhân vật lí, hóa học) hay tác
nhân mơi trường trong (các rối loạn trong
q trình sinh lí, hóa sinh của tế bào).
- Di truyền được.
- Phần lớn gây hại cho sinh vật, số ít có
lợi hay trung tính.

.
- Xảy ra riêng lẻ, khơng định hướng, tần
số thấp.
Có thể phát sinh trong q trình sống của
cá thể hay bẩm sinh do yếu tố di truyền
- Tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá
trình tiến hóa và chọn giống => có ý
nghĩa trực tiếp cho chọn lọc tự nhiên.

Giống nhau :
- Đều dẫn đến làm biến đổi kiểu hình của cơ thể.
- Đều có liên quan đến tác động của môi trường sống.
Câu 10 (sgk-73) : Mức phản ứng là gì ? Cho ví dụ về mức phản ứng ở cây trồng.
- Mức phản ứng: là giới hạn thường biến của một kiểu gen (hoặc chỉ một gen
hay nhóm gen) trước những điều kiện khác nhau của môi trường. Mức phản ứng do
kiểu gen quy định.
- Ví dụ : Giống lúa DR2 được tạo ra từ một dịng tế bào (2n) biến đổi, có thể đạt
năng suất tối đa gần 8 tấn/ha/vụ trong điều kiện gieo trồng tốt nhất, cịn trong điều
kiện bình thường chỉ đạt năng suất bình quân 4,5 - 5,0 tấn/ha.
Câu 11 (sgk-73) : Người ta đã vận dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của mơi
trường đối với tính trạng số lượng, về mức phản ứng để nâng cao năng suất cây trồng
như thế nào ?
- Người ta đã vận dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường đối với
các tính trạng số lượng trong trường hợp tạo điều kiện thuận lợi nhất để đạt tới kiểu
hình tối đa nhằm tăng năng suất và hạn chế các điều kiện ảnh hưởng xấu, làm giảm
năng suất.
- Người ta vận dụng những hiểu biết về mức phản ứng để tăng năng suất vật
nuôi, cây trồng theo hai cách : áp dụng kĩ thuật chăn ni, trồng trọt thích hợp hoặc
cải tạo, thay giống cũ bằng giống mới có tiềm năng năng suất cao hơn.
Câu 12.

1. Phân biệt thường biến và mức phản ứng.
10


Chỉ tiêu
Khái niệm

Thường biến
Là những biến đổi kiểu hình của
cung một kiểu gen, phát sinh trong quá
trình phát triển cá thể, dưới ảnh hưởng
của môi trường.
Khả năng Không di truyền được
di truyền
Biểu hiện KH biểu hiện ở các mức độ khác nhau
KH
theo từng môi trường.

Mức phản ứng
Là giới hạn thường biến của cùng một kiểu
gen trước những điều kiện khác nhau của
môi trường.

Mức phản ứng do kiểu gen quy định nê di
truyền được.
Sự phản ứng tối đa của kiểu gen ra kiểu
hình trong điều kiện mơi trường thích hợp
nhất.
Tính chất Biểu hiện đồng loạt, theo hướng xác định Mỗi gen có mức phản ứng riêng. Tính trạng
tương ứng với mơi trường.

chất lượng có mức phản ứng hẹp, tính trạng
số lượng có mức phản ứng rộng.
Vai trị
Thường biến có ý nghĩa thích nghi, giúp - Mức phản ứng rộng giúp sinh vật dễ thích
sinh vật thay đổi kiểu hình phù hợp với nghi với môi trường sống.
điều kiện của môi trường sống.
Nhân tố Môi trường là nhân tố quyết định.
Kiểu gen là nhân tố quyết định.
quyết định
2. So sánh các loại biến dị không thay đổi cấu trúc và vật chất di truyền.
Đáp án: Biến dị đó là biến dị tổ hợp, và thường biến.
Thường biến
Biến dị tổ hợp
- Là những biến đổi KH của cùng một KG, do - Là sự tổ hợp lại các tính trạng, do có sự tổ hợp
ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.
lại các gen của P.
- Biểu hiện đồng loạt, có hướng xác định.
- Xuất hiện ngẫu nhiên, riêng lẻ, khơng có hướng
- Phát sinh trong đời cá thể,không di truyền được. xác định.
- Giúp cơ thể thích ứng kịp thời với mơi trường.
- Xuất hiện qua sinh sản hữu tính, di truyền được.
- Là nguồn nguyên liệu của tiến hoá và chọn
giống.
Câu 13. So sánh các loại đột biến
1. So sánh đột biến gen và đột biến nhiễm sẵc thể
1.1. Giống nhau:
- Đều là biến đổi vật chất di truyền do tác nhân gây đột biến tác động.
- Đều do các tác nhân vật lí, hóa học của ngoại cảnh hoặc mơi trường trong cơ thể gây ra.
- Đều biểu hiện đột ngột, gián đoạn, riêng lẻ, vô hướng, và di truyền được cho thế hệ sau.
- Phần lớn đều có hại, một số ít có lợi hoặc trung tính.

- Đều là nguồn ngun liệu cung cấp cho q trình tiến hóa và chọn giống.
- Đều góp phần làm tăng tính đa dạng cho loài.
1.2. Khác nhau
Chỉ tiêu
Đột biến gen
Đột biến NST
Cấp độ
- Biến đổi vật chất di truyền ở cấp độ phân tử - Cấp độ tế bào.
Cơ chế xuất - Xảy ra do sao chép nhầm lẫn hoặc biến đổi - Do sự phân li khơng bình thường,
hiện
cấu trúc ADN.
đứt, gẫy NST ...
Sự biểu hiện - Thể đột biến xuất hiện tùy thuộc kiểu gen.
- Thể đột biến xuất hiện ở tất cả
Hậu quả, vai - ít ảnh hưởng đến sức sống và sự sinh sản các dạng đột biến.
trò
của cơ thể nên là nguồn nguyên liệu chủ yếu - Ảnh hưởng lớn đến sức sống và
của q trình tiến hóa và chọn giống.
sự sinh sản của cơ thể, có vai trị
nhất định trong tiến hóa và chọn
giống thực vật.
Phát hiện
- Khơng thể phát hiện bằng mắt thường và - Có thể
kính hiển vi.
11


2. So sánh đột biến gen và đột biến cấu trúc NST
Đap án
1. Giống nhau:

- Đều là những biến đổi xảy ra trong cấu trúc vật chất di truyền.
- Đều do các tác nhân vật lí, hóa học của ngoại cảnh hoặc môi trường trong cơ thể gây ra.
- Đều biểu hiện đột ngột, gián đoạn, riêng lẻ, vô hướng, và di truyền được cho thế hệ sau.
- Phần lớn đều có hại, một số ít có lợi hoặc trung tính.
2. Khác nhau
Đột biến gen
Đột biến cấu trúc NST
- Làm biến đổi cấu trúc của gen, xảy ra trên AND.
- Là biến đổi cấu trúc NST xảy ra trên NST
-Cơ chế: Do rối loạn trong q trình tự nhân đơi của - Do đứt gãy NST, do trao đổi chéo không
AND dẫn đến sao chép nhầm lẫn ,...
cân, do NST đứt đoạn ...
- Các dạng: Mất, thêm, thay thế, đảo vị trí một cặp - Các dạng: mất đoạn. lặp đoạn, đảo đoạn,
nucleotit.
chuyển đoạn.
- Sự biểu hiện: Thể đột biến xuất hiện tùy thuộc kiểu - Thể đột biến xuất hiện ở tất cả các dạng đột
gen
biến.
3. So sánh đột biến gen và đột biến số lượng NST.
1. Giống nhau
- Như phần 1.
2. Khác nhau
Đột biến gen
Đột biến số lượng NST
- Làm biến đổi cấu trúc của gen, xảy ra trên AND.
- Là biến đổi cấu trúc NST, xảy ra trên
- Cơ chế: Do rối loạn trong quá trình tự nhân đôi của NST.
AND dẫn đến sao chép nhầm lẫn
- Do NST nhân đôi, nhưng không phân
- Các dạng: Mất, thêm, thay thế, đảo vị trí một cặp li trong quá trình phân bào

nucleotit
- Thể dị bội, thể đa bội
- Sự biểu hiện: Sự biểu hiện: Thể đột biến xuất hiện
tùy thuộc kiểu gen
- Thể đột biến xuất hiện ở tất cả các
- Đối tượng: tìm thấy ở tất cả cơ thể động vật và thực dạng đột biến
vât.
- Đối tượng: Chủ yếu tìm thấy ở thực
vật.
4. So sánh đột biến cấu trúc NST và đột biến số lượng NST.
1. Giống nhau
- Đều là biến đổi vật chất di truyền ở cấp độ tế bào, xảy ra ở NST.
- Đều do các tác nhân vật lí, hóa học của ngoại cảnh hoặc môi trường trong cơ thể gây ra.
- Cơ chế xuất hiện đều do hoạt động khơng bình thường của NST trong quá trình phân bào.
- Đều biểu hiện đột ngột, gián đoạn, riêng lẻ, vô hướng, và di truyền được cho thế hệ sau.
- Phần lớn đều có hại, một số ít có lợi hoặc trung tính.
- Đều là nguồn nguyên liệu cung cấp cho quá trình tiến hóa và chọn giống.
- Đều góp phần làm tăng tính đa dạng cho loài
2. Khác nhau
Chỉ tiêu
Cấu trúc NST
Số lượng NST
Khái niệm
Là biến đổi cấu trúc của NST
Là biến đổi về số lượng của NST.
Các dạng
Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển Thể dị bội, thể đa bội.
đoạn
Cơ chế
Do đứt gãy NST, do trao đổi chéo Do NST nhân đôi, nhưng không phân li

không cân, do NST đứt đoạn ...
trong q trình phân bào
Hậu quả
Đa phần có hại
Đối tượng
Tìm thấy ở người, giới thực vật, động Chủ yếu tìm thấy ở thực vật.
vật
ở động vật, thường gây chết.
12


5. So sánh giữa đột biến thể dị bội với đột biến thể đa bội
1. Giống nhau:
- Đều làm biến đổi số lượng NST, tế bào sinh dưỡng có bộ NST khác 2n.
- Đều là biến dị di truyền được cho thế hệ sau.
- Đều xuất hiện do NST nhân đơi,nhưng khơng phân li trong q trình phân bào.
- Đều do tác nhân lí hóa mơi trường bên ngồi hoặc do biến đổi sinh lí, sinh hóa mơi trường
bên trong tế bào.
- Đều làm biến đổi kiểu hình, làm tăng tính đa dạng cho lồi.
- Đều cung cấp ngun liệu cho q trình chọn giống và tiến hóa.
- Các thể đột biến đều có thể có lợi, có hại hoặc trung tính.
2. Khác nhau
Chỉ tiêu
Thể dị bội
Thể đa bội
Số lượng Trong tế bào sinh dưỡng, một hoặc Biến đổi số lượng NST xảy ra ở toàn bộ
NST
một số cặp NST bị biến đổi.
các cặp NST.
Số lượng NST có thể tăng hoặc giảm: Số lượng NST chỉ tăng và tăng theo bội

2n + 1, 2n - 1, ....
số của n: 3n , 4n, ....
Cơ chế
Do rối loạn phân li NST trong giảm Do rối loạn phân li NST trong quá trình
phân, tạo giao tử bất thường, sau đó là phân bào làm thoi vơ sắc khơng hình
hợp tử bất thường.
thành.
Vai trị
Đa phần có hại, làm giảm sức sống Thể đa bội ở thực vật sinh trưởng và p
của thể đột biến.
hát triển mạnh, sức sống cao, phẩm chất
tốt.
Câu 14. Trong một quần thể ruồi giám người ta phát hiện ở nhiễm sắc thể số III có các gen phân bố
theo những trình tự khác nhau như sau :
1. ABCGFEDHI
2. ABCGFIHDE
3. ABHIFGCDE
Cho biết đây là những dạng đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể. Em hãy viết các đoạn gen trên
vào bài làm và gạch dưới những đoạn bị đảo và xác định mối liên hệ trong quá trình phát sinh các
dạng bị đảo đó.
Câu 15. So sánh biến dị tổ hợp và biến dị đột biến. Vai trò của các loại biến dị trên trong tiến hóa
và chọn giống.
Đáp án:
1. Điểm giống nhau giữa biến dị tổ hợp và biến dị đột biến
- Cả hai đều là biến dị di truyền, qua giao tử vào hợp tử để di truyền qua các thế hệ.
- Cả hai đều thuộc biến dị vô hướng, có thể có lợi, có hại hay trung tính.
- Có thể xuất hiện những biến dị mới chưa có ở bố mẹ hoặc tổ tiên.
- Đều là những biến dị có liên quan đến biến đổi vật chất di truyền.
2. Điểm khác nhau giữa biến dị tổ hợp và đột biến.
- Về nguyên nhân: Biến dị tổ hợp xuất hiện nhờ quá trình giao phối, biến dị đột biến xuất

hiện do tác động của mơi trường trong và ngồi cơ thể.
- Về cơ chế: Biến dị tổ hợp phát dinh do cơ chế phân li độc lập, tổ hợp tự do, hốn vị gen
trong q trình tạo giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên giữa giao tử đực và cái trong q trình thụ tinh.
Cịn biến dị đột biến phát sinh do rối loạn quá trình phân bào hoặc do rối loạn quá trình tái sinh NST
đã làm thay đổi số lượng, cấu trúc vật chất di truyền ( đột biến số lượng NST, cấu trúc NST, đột biến
gen).
- Về tính chất biểu hiện:
+ Biến dị đột biến thể hiện một cách đột ngột, ngẫu nhiên, cá biệt, khơng định hướng. Phần
lớn đột biến là có hại, tần số đột biến có lợi rất thấp. Cịn biến dị tổ hợp dựa trên cơ sở tổ hợp lại các
gen vốn có ở bố mẹ và tổ tiên tạo ra các kiểu hình mới.

13


+ Biến dị tổ hợp có thể dự đốn được quy mô xuất hiện, tần số xuất hiện nếu biết trước được
kiểu di truyền của bố mẹ. Còn biến dị đột biến không thể chủ động xác định trước khả năng xuất
hiện ở đời con với loại đột biến và tần số đột biến là bao nhiêu.
+ Biến dị tổ hợp thường xuất hiện ở mức độ nhỏ, đa dạng tạo nguồn biến dị thường xuyên, vô
tận cho chọn lọc tự nhiên.
3. Vai trị của các loại biến dị đó trong tiến hóa và chọn giống.
- Biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu biến dị di truyền thứ cấp cung cấp cho tiến hóa. Nhờ
các biến dị này mà trải qua lịch sử dài từ vài loài ban đầu có thể tạo ra nhiều lồi mới. Trong chọn
giống, dựa trên cơ chế xuất hiện biến dị tổ hợp đề xuất các phương pháp lai giống nhằm nhanh
chóng tạo ra giống có giá trị.
- Biến dị đột biến là nguồn nguyên liệu biến dị di truyền sơ cấp cung cấp cho tiến hóa. Đặc
biệt đột biến gen là nguồn nguyên liệu cơ bản. Trong chọn giống dựa trên cơ chế xuất hiện, giá trị
của các loại đột biến, người ta đã xây dựng các phương pháp gây đột biến nhằm nhanh chóng tạo ra
những đột biến có giá trị, góp phần tạo ra giống cây trồng và vi sinh vật có năng suất, phẩm chất
cao, thích nghi tốt.
Câu 16. Những biểu hiện bộ NST của người trong tế bào bình thường và khơng bình thường.

Đáp án:
1. Những biểu hiện bộ NST của người trong tế bào bình thường
- Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng cặp, có số lượng NST 2n= 46. Trong 23
cặp NST thì có 22 cặp NST thường, cặp số 23 là cặp NST giới tính. ở nữ là XX. ở đàn ơng là XY.
Trên cặp XX, gen phân bố thành từng cặp tương ứng.
Trên cặp XY gen phân bố thành 3 vùng:
+ Vùng tương đồng trên X và Y: có cả gen trên X và Y, gen tồn tại thành cặp.
+ Vùng không tương đồng trên X: gen chỉ có trên X mà khơng có trên Y.
+ Vùng khơng tương đồng trên Y: gen chỉ có trên Y mà khơng có trên X.
-. Trong tế bào giao tử, tồn tại bộ NST đơn bội n = 23.
- Trong quá trình nguyên phân : NST đơn trong mỗi cặp tương đồng nhân đôi tạo nên 46 NST
kép. Trong giảm phân: khi nhân đoi tạo nên 23 cặp NST tương đồng kép.
- Trong nguyên phân, giảm phân và thụ tinh NST biến đổi hình thái, nhân đơi, phân li, tổ hợp.
Trong giảm phân, vào kì đầu: xảy ra hiện tượng tiếp hợp và trao đổi đoạn.
2. Những biểu hiện bộ NST của người trong tế bào khơng bình thường
- Do tác nhân gây đột biến hoặc rối loạn môi trường trong gây nên đột biến cấu trúc nhiễm
sắc thể, đột biến số lượng nhiễm sắc thể ( thể dị bội)
Ví dụ:
Mất NST số 21 gây nên ung thư máu.
Bệnh Đao: nêu đặc điểm, ý nghĩa.

14



×