Tải bản đầy đủ (.ppt) (26 trang)

DỊ vật ĐƯỜNG ăn (TAI mũi HỌNG)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.33 KB, 26 trang )

DỊ VẬT
ĐƯỜNG ĂN


1. Sơ lược giải phẫu vùng họng và thực
quản:
1.1. Giải phẫu vùng họng
Họng có tầm quan trọng đặc biệt và nó là
ngã tư đường ăn và đường hơ hấp. Họng
được chia làm 3 phần: Họng mũi, họng
miệng và họng thanh quản (hạ họng). Sau
họng là lớp cơ trước cột sống. Giữa thành
họng và lớp cơ này có một lớp tổ chức
lỏng lẻo gọi là khoảng Henké.


- Vịm họng được ni dưỡng bởi động
mạch họng lên (nhánh của động mạch
cảnh ngoài) và động mạch chân bướm
khẩu cái, động mạch khẩu cái lên (nhánh
của động mạch hàm trên).
- Thần kinh có thần kinh cảm giác: dây
số X (màn hầu, thành sau họng), dây IX
(nền lưỡi, phần dưới của amiđan), dây số
V (màn hầu, khẩu cái cứng) và thần kinh
vận động: bao gồm đám rối quanh họng.


1.2. Các chỗ hẹp của thực quản:
- Miệng thực quản: cách cung răng trên 15
cm.


- Phế quản gốc trái: cách cung răng trên 23
cm.
- Eo động mạch chủ: cách cung răng trên
24-25 cm.
- Eo cơ hoành.
- Tâm vị.


2. Sinh lý nuốt
- Động tác nuốt gồm có 2 thì:
+ Thì thứ nhất là thì miệng.
+ Thì thứ 2 là thức ăn đi qua
họng để vào thực quản.
- Thì thứ 2 của động tác nuốt là một
phản xạ do hành não điều khiển, trái
lại thì thứ nhất chúng ta có thể dừng
lại được vì nó phụ thuộc và ý muốn và
chịu sự điều khiểu của vỏ não.


3. Dị vật học
3.1. Nguyên nhân:
- Dị vật học thường xảy ra trong sinh
hoạt vì đường vào là đường miệng.
- Đa số là do dị vật nhỏ và nhọn:
mảnh xương, đầu cá, đầu tăm,… xảy
ra ở người lớn. Ở trẻ em thường là do
đồ chơi.



3.2. Vị trí
- Đa số vướng lại ở họng với những dị
vật nhỏ, dài, sắc… cắm vào trụ,
amidan, thành họng, đáy lưỡi, rãnh
lưỡi amidan.
- Mơt số ít có thể đi lên vòm.
- Một số khá nhiều dị vật mắc ở hạ
họng, đáy xoang lê như: đồ chơi, đồng
xu, hàm răng giả, bánh ít…


3.3. Triệu chứng:
3.3.1 Dị vật ở họng miệng:
- Bệnh nhân thường nuốt đau, kèm
cảm giác luôn vướng ở họng.
- Khám soi họng trực tiếp hoặc gián
tiếp qua gương thanh quản có thể thấy
được dị vật.


3.3.2. Dị vật ở vòm họng:
- Được coi như dị vật mũi nhưng ở
sâu.
- Bệnh nhân bị chảy mũi một bên.
Soi mũi sau thấy được dị vật dính vào
cửa mũi sau.


3.3.3 Dị vật hạ họng – thanh quản:
- Thường là dị vật lớn; ở trẻ em có thể

là đồ chơi, kim, kẹp. Ở người lớn có thể
là cục xương lẫn thịt, hàm răng giả…
người bệnh có thể nuốt đau và nuốt
vướng, miệng chảy nhiều nước miếng,
giọng nói bị bít tắc lại.
- Dị vật ở vị trí này thường gây biến
chứng nguy hiểm.


3.4. Xử lý cấp cứu:
- Nếu dị vật tương đối nhỏ, không cắm
sâu vào thành họng: cần soi hạ gương
thanh quản trực tiếp và lấy dị vật ra
bằng kẹp.
- Nếu dị vật to, có gai nhọn cắm chặt
cứng vào thành họng (hàm răng giả)
thì phải cần phẫu thuật mở họng phía
sau sụn giáp để lấy ra.


4. Dị vật thực quản
- Tùy theo bản chất của dị vật mà các

bệnh tích ở thực quản sẽ khác nhau.
- Ngồi ra cịn tùy theo bệnh nhân đến
sớm hay muộn mà bệnh cảnh lâm sàng
sẽ khác nhau.


4.1. Giai đoạn đầu

- Triệu chứng tắc nghẽn là chính. Ngay

sau khi nuốt phải mảnh xương, bệnh
nhân có cảm giác nuốt khó ở trong
họng, nuốt đau.
- Bệnh nhân thường khạc nhổ, tìm cách
tống dị vật ra, phải ngừng bữa ăn. Có
người cố gắng nuốt cục cơm to hoặc
nước canh để mong dị vật trôi xuống.


4.2. Giai đoạn 2 (giai đoạn viêm nhiễm
niêm mạc sau 24 giờ)
- Niêm mạc thực quản bị viêm sau một
vết xước hoặc một vết thủng do dị vật
gây ra.
- Quá trình viêm nhiễm có thể gây áp
xe dưới niêm mạc thực quản. Các triệu
chứng viêm nhiễm xuật hiện sau 24
giờ.


* Dấu hiệu toàn thân: sốt cao 38.5oC
– 39oC, vẻ mặt nhiễm trùng.
* Dấu hiệu cơ năng: nuốt rất đau,
không ăn uống được gì, hoặc chỉ uống
được nước. Bệnh nhân chảy nhiều
nước miếng, hơi thở có mùi hơi.



* Dấu hiệu thực thể: nhìn vào cổ
thấy cổ sưng, bệnh nhân rất đau.
- Tiếng lọc cọc thanh quản cột
sống mất (do thành thực quản dầy
lên).
- Thử máu thấy công thức máu,
bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao.


4.3. Giai đoạn 3: Giai đoạn nhiễm
trùng
- Có túi viêm ngồi thực quản.

- Nếu dị vật khơng được điều trị thì
quá trình viêm sẽ gây thành viêm tấy
quanh thực quản, tiếp theo là gây áp
xe cạnh cổ.


* Dấu hiệu tồn thân: bệnh nhân trong
tình trạng nhiễm trùng nặng, mất nước,
sốt cao, người gầy nhanh.


* Dấu hiệu cơ năng: bệnh nhân than
nuốt đau, không ăn và uống được,
cảm giác nhiều đàm vướng ở họng.
- Khối áp xe to có thể chèn ép vào
thanh quản, khí quản làm bệnh nhân
khó thở.

- Bệnh nhân nói khó, cử động cổ
khó khăn khi cúi, ngửa và khi quay
cổ.


* Dấu hiệu thực thể: quan sát thấy cổ
một bên sưng đỏ, sượng cứng khi
đến muộn, toàn cổ sưng to.


4.4. Giai đoạn có biến chứng:
- Dị vật đường ăn khơng được soi gắp ra
sớm, khơng được điều trị tích cực và kịp
thời rất dễ có biến chứng nguy hiểm.
- Dị vật làm thủng thực quản gây viêm tấy
tổ chức liên kết, rồi dần dần đến áp xe
quanh thực quản.
- Dị vật có thể làm thủng các mạch máu
vùng cổ (mạch cảnh) gây chảy máu ồ ạt
bệnh nhân sẽ tử vong do mất máu.


5. Chẩn đoán dị vật thực quản:
Đa số các trường hợp dị vật thực quản
được chẩn đoán tương đối dễ dàng.
Việc chẩn đốn cần dựa vào:
- Triệu chứng tồn thân: nếu bệnh nhân
đến sớm, triệu chứng tồn thân khơng
có gì đặc biệt. Nếu đến muộn: có hội
chứng nhiễm trùng và dấu hiệu tại chỗ.



- Triệu chứng cơ năng: nuốt khó, nuốt
đau, khơng nuốt được.
- Triệu chứng thực thể: dấu hiệu mất lọc
cọc thanh quản cột sống. Màng cảnh và
cổ sưng.
- Triệu chứng Xquang: chụp Xquang ở tư
thế cổ thẳng và nghiêng. Trên phim có
thể thấy hình ảnh cản quang của dị vật.


6. Xử trí
Tất cả trường hợp mắc dị vật thực quản khi
đã được xác định hoặc nghi ngờ cần phải
soi thực quan lấy dị vật và kiểm tra.
- Viêm tấy thực quản có thể áp xe thì
phải rạch cạnh cổ để dẫn lưu ra ngoài.


- Áp xe cạnh cổ: mở trung thất để dẫn
lưu, thường kết hợp với chuyên khoa
phẫu thuật lồng ngực để xử trí.
- Viêm mủ màng phổi: chọc màng
phổi để rút mủ và dẫn lưu kín.


×