Tải bản đầy đủ (.ppt) (32 trang)

DỊ vật ĐƯỜNG THỞ (TAI mũi HỌNG)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.11 KB, 32 trang )

DỊ VẬT
ĐƯỜNG THỞ


* Dị vật đường thở là cấp cứu tai mũi họng
thường gặp ở trẻ em và người lớn. Nếu
không đươc chuẩn đoán và xử lý kịp thời
sẽ dẫn tới tử vong.
* Dị vật đường thở bao gồm:
- Các dị vật đường thở phía trên hốc
mũi .
- Các dị vật đường thở phía dưới thanh
khí phế quản.


I. Dị vật hốc mũi
1. Trẻ em
- Hay gặp ở trẻ em 3- 4 tuổi do thói quen
hay nhét vào mũi những đồ chơi.
- Nếu để quên lâu ngày gây viêm mũi với
đặc điểm chảy mũi tắc mũi chi ở một bên
và có mùi hơi, đơi khi lẫn máu.


- Soi mũi dễ thấy dị vật và dùng dụng cụ
soi gấp dị vật.
- Những đứa trẻ khó khăn la khóc thì có
thể gây mê ngắn lấy dị vật.


2. Người lớn


- Dị vật có thể là những con vật sống chui
vào mũi khi tắm ao hồ.
- Dị vật vào mũi qua lỗ mũi sau do bệnh
lý sỏi mũi.


II. Dị vật thanh khí phế quản
1. Dịch tể học
1.1 Về tuổi và giới
- Dị vật xảy ra mọi lứa tuổi ( gặp nhiều ở
trẻ em).
- Nam nhiều hơn nữ.


1.2 Bản chất dị vật
- Tùy vào những thói quen sinh hoạt của
từng dân tộc địa phương.
- Dị vật đường thở rất đa dạng, chủ yếu là
thức ăn.


- Dị vật đường thở phân ra 3 nhóm và tỉ lệ
khác nhau.
* Dị vật có nguồn gốc động vật: xương cá,
gà…
* Dị vật thực vật: hạt lạc, dưa…
* Dị vật là chất khống, kim loại, nhựa…
- Dị vật có nguồn gốc động vật, thực vật gây
viêm nhiễm nhiều hơn biến chứng nặng
hơn.



1.3 Vị trí dị vật
- Dị vật có thể mắc ở nhiều vị trí: thanh
quản, khí quản, phế quản phụ thuộc vào
tính chất dị vật.
- Ở Việt Nam dị vật thường gặp ở phế
quản nhiều nhất.


2. Nguyên nhân và cơ chế
- Dị vật đường thở xảy ra nhiều nhất ở trẻ
nhỏ tập trung nhiều từ 6 tháng đến 3 tuổi.
- Do nhỏ phản xạ chưa được thuần thục
trong khi ăn uống và hít thở (đặc biệt các
phản xạ đóng mở thanh quản bảo vệ
đường thở chưa được hồn chỉnh).
- Sau 3 tuổi, trẻ có răng nhai tỉ lệ tai nạn
giảm đi.


- Cơ chế chính là do hiện tượng một vật
trong miệng đi lạc đường xâm nhập vào
đường thở và xảy ra trong hoàn cảnh phản
xạ co khép bảo vệ đường thở bị mất đi tạm
thời.
- Tai nạn xảy ra khi trẻ nhỏ đang la khóc,
hít thở mạnh, người lớn đang cười đùa, sẽ
vô ý cuốn vật trong miệng vào thanh khí
phế quản. Đây là mở đầu cho hiện tượng

xâm nhập.


3 Triệu chứng học:
- Dị vật rơi vào đường thở ngay tức khắc sẽ
gây ra một hiện tượng riêng biệt điển hình
gọi là triệu chứng xâm nhập.
- Sau hội chứng này tùy theo sự định khu
của dị vật nằm ở thanh quản, khí quản, phế
quản có những biểu hiện tiến triển khác
nhau.


3.1 Hội chứng xâm nhập
- Khi dị vật xâm nhập đường thở thì ngay
tức khắc sẽ gây ra phản xạ co thắt mạch
thanh môn kèm theo phản xạ ho mạnh
nhằm tống dị vật ra ngồi.
- Dị vật to bít đường thở, bệnh nhân ngạt
thở dữ do vật có thể chết ngay tại chỗ.


- Dị vật nhỏ trơn tru nó có thể rơi thẳng
vào khí quản, phế quản mà khơng gây ra
hội chứng xâm nhập một cách rõ ràng nên
hay có tình trạng dị vật bị bỏ quên lâu
ngày chỉ phát hiện khi có biến chứng.


- Hội chứng xâm nhập điển hình như sau:

bệnh nhân thường là trẻ nhỏ có biểu hiện
ngạt thở tức khắc, trợn mắt, tím tái kéo dài
gần 1 phút sau đó thở hít từng hơi ngắn kèm
có ho rũ rượi dồn dập làm bệnh nhân tím tái,
cơn ho này đặc biệt kéo dài 10 phút hoặc
hơn rồi dịu đi. Sau hội chứng xâm nhập trẻ
bắt đầu có cơn ho rải rác.
- Hội chứng xâm nhập rất có giá trị chuẩn
đốn dị vật đường thở.


3.2 Triệu chứng theo vị trí dị vật
3.2.1. Dị vật thanh quản
- Sau hội chứng xâm nhập triệu chứng
chính là khó thở thanh quản ở các mức độ
khác nhau với biểu hiện:
* Khó thở chậm, thở có tiếng rít và
khàn giọng có kèm theo co lõm thượng
địn, thượng ức và khoang liên sườn.


* Thỉnh thoảng bệnh nhân lên cơn ho
và co thắt thanh quản rất dễ đưa đến tử
vong nếu dị vật lớn.
* Nếu soi thanh quản chúng ta thấy dị
vật nằm trong thanh quản, niêm mạc phù
nề đơi khi có giả mạc.


3.2.2. Dị vật khí quản:

- Thường di động theo hơi thở, gây những
cơn khó thở xen lẫn với những đợt yên tĩnh
ngắn.
- Nếu dị vật di động lên cao tới hạ thanh
mơn thì sẽ gây ra những cơn thở thanh
quản và ho sặc sụa.
- Thường bệnh nhân ho khạc đàm, nghe
phổi có triệu chứng đặc biệt, tiếng lật phật
như lá cờ bay trước gió khi bệnh nhân thở
mạnh.


3.2.3. Dị vật phế quản:
- Dị vật thường ở bên phải nhiều hơn vì phế
quản phải dốc đứng hơn so so với bên trái
bị chếch đi.
- Dị vật rơi vào vào các phế quản phân thùy
số 6 hoặc số 7 niêm mạc chung quanh bị
phù nề ôm chặt lấy dị vật làm tắc phế quản.


- Nếu phế quản tắc làm bệnh nhân khó thở
liên tục, 1 nửa bên lồng ngực kém di động,
tiếng rì rào phế nang giản.
- Triệu chứng quan trọng nữa là ho.
- Bệnh nhân sẽ thở khò khè như người hen
và nghe phổi có tiếng ran rít, ran ngáy kèm
theo ho nhiều và khạc đờm.
- Dị vật gây biến chứng tràn khí trung thất
do dị vật sắc nhọn đâm thủng phế quản.



- Cơ chế những rối loạn biến chứng phổi
do dị vật :
+ Bước 1: Dị vật vừa lọt vào, phế
nang cịn co giãn, hít thở cịn bị hạn chế.
+ Bước 2: Co thắt ống thở thì thở ra bị
nghẽn, kết quả khí thủng các phế nang và
phổi.
+ Bước 3: Sau 12 giờ, sưng phù tại
chỗ, cả thở vào và thở ra bị nghẽn, kết
quả xẹp phế nang và xẹp phổi.


3.2.4. Hình ảnh X quang:
- Rất cần thiết để chuẩn đoán , phải
chụp cả 2 tư thế phổi thẳng và phổi
nghiêng.
- Nếu dị vật cản quang thì thấy rõ
ràng.


- Nếu dị vật không cản quang sẽ cho ta
thấy một số bệnh tích do dị vật gây ra:
* Ở trường hợp xẹp phổi nặng, toàn bộ
1 bên phổi nám đen, xương sườn bị sa
xuống, cơ hồnh nhơ lên cao, trung thất
bị kéo lệch bên bệnh ( dấu hiệu
Holzneccht – Jacobson ).



* Trường hợp tràn khí phổi các nhu mơ
rất sáng trung thất bị đẩy lệch về bên
lành.
* Chúng ta có thể bơm Lipiodol vào phế
quản để chụp Xquang thấy chất cản
quang bị chặn đường.


III. Các biến chứng
1. Phế quản phế viêm
- Là biến chứng xảy ra nhiều nhất.
- Trẻ thường sốt cao 39 độ khó thở nặng,
thở nhanh nơng, co lõm trên ức và dưới ức
phật phồng cánh mũi.
- Nghe phổi đủ các ran nổ, rít, ngáy hoặc
ngược lại mất hết do xẹp phổi.


×