Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

skkn một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học lý luận văn học chương trình ngữ văn THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.32 KB, 15 trang )

THPT Qung Xng 3

Sỏng kin kinh nghim

Sở giáo dục và đào tạo thanh hoá
Trờng THPT Quảng Xơng 3

Sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài:
Một số biện pháp tạo hứng thú cho học
sinh trong giờ học lý luận văn học - chơng trình ngữ văn THPT

Ngời thực hiện : Nguyễn
Thị Hoa
Bộ môn: Ngữ Văn
Chức vụ : P. Hiệu trởng
Đơn vị công tác: THPT
Quảng X¬ng 3

0


THPT Quảng Xương 3

Sáng kiến kinh nghiệm

Thanh Ho¸ th¸ng 05 năm 2011
A. T VN
I. Lý do chn ti
Trong quá trình học văn của học sinh THPT, việc trang bị kiến thức lý
luận văn học là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên để học sinh tiếp nhận kiến thức


lý luận văn học không phải là điều dễ dàng. Bởi môn học này đối với học sinh
THPT là tương đối khó. Ngay cả với giáo viên giảng dạy mơn ngữ văn THPT
thì việc truyền đạt kiến thức lý luận văn học, làm cho học sinh u thích mơn
học này cũng là cả một vấn đề.
Thực tế lâu nay nhiều thầy cô giáo truyền đạt đến các em những kiến
thức lý luận dưới hình thức những khái niệm khơ khan. Vì vậy học sinh
khơng có hứng thú học lý luận văn học. Từ đó dẫn đến tâm lý ngại học lý
luận văn học và những kiến thức đọng lại trong tâm trí các em khơng được
nhiều. Trong khi đó chúng ta thấy rằng nền tảng kiến thức lý luận văn học có
ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với học sinh trong quá trình đọc văn và
viết văn. Nhưng nhiều bài lý luận văn học quan trọng trong chương trình lại
được dạy một cách sơ sài, chiếu lệ chính vì vậy học sinh khơng cảm nhận
thấy đó là những kiến thức quan trọng cần thiết phải nắm vững.
Từ thực tế này tơi nghĩ rằng cần phải có sự đổi mới trong cách dạy lý
luận văn học cho học sinh THPT để các em có hứng thú, có niềm say mê đối
với phân mơn vừa khơ vừa khó này. Qua đó giúp các em thấy được sự quan
trọng của kiến thức lý luận trong tiếp nhận tác phẩm văn học và làm văn.
II. Thực trạng vấn đề.
Đổi mới phương pháp dạy lý luận văn học trong chương trình THPT
cũng đã được nói đến trong việc nhiên cứu đổi mới phương pháp dạy ngữ văn
1


THPT Quảng Xương 3

Sáng kiến kinh nghiệm

nói chung. Nhưng vì phân môn này chiếm một thời lượng khá khiêm tốn
trong phân phối chương trình và cũng do sự nhận thức chưa thật đầy đủ về vai
trị,tầm quan trọng của nó nên chưa có các cơng trình nghiên cứu riêng về vấn

đề này.
III. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề bản thân tơi nhằm mục đích tìm ra một số những
biện pháp cụ thể để đổi mới cách dạy những bài lý luận văn học trong chương
trình Ngữ văn THPT, tạo nên hứng thú cho học sinh trong giờ học và làm cho
giờ dạy lý luận văn học trở nên nhẹ nhàng hơn.
Qua đó tơi muốn trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp để tìm ra
những biện pháp hiệu quả nhất trong giảng dạy lý luận văn học ở trường
THPT.
IV. Phương pháp nghiên cứu.
- Phân tích tổng hợp
- Quan sát, thực nghiệm.
- Đối chiếu so sánh

2


THPT Quảng Xương 3

Sáng kiến kinh nghiệm

B. NỘI DUNG VẤN ĐỀ.
I. Cơ sở lý luận của vấn đề.
Bất cứ một môn học nào cũng dựa trên nền tảng lý luận . Bởi vì đó là cơ
sở khoa học để nghiên cứu tiếp nhận kiến thức.Vì vậy để học sinh tiếp nhận
kiến thức tác phẩm, hay viết được một bài làm văn đạt yêu cầu thì việc trang
bị kiến thức lý luận cho các em là điều bắt buộc.
Chúng ta đã thấy rất rõ mối quan hệ mật thiết giữa kiến thức lý luận
văn học và việc tiếp nhận tác phẩm văn học. Nắm vững kiến thức lý luận học
sinh cảm nhận tác phẩm một cách khoa học hơn. Do đó kiến thức đọng lại

trong các em một cách lâu bền. Hơn nữa việc nắm vững kiến thức lý luận
giúp học sinh phân biệt được sự đúng sai trong tiếp nhận và có những ý kiến,
những cách nhìn tác phẩm từ nhiều góc độ.
Bên cạnh đó chúng ta cũng nhận thức được rằng kết quả việc học văn
của học sinh được thể hiện qua sản phẩm là bài làm văn.Việc nắm vững kiến
thức lý luận giúp các em làm bài một cách khoa học, lập luận chặt chẽ, phát
triển ý đầy đủ hơn.
Mặt khác với tinh thần đổi mới dạy học môn ngữ văn hiện nay ở trường
phổ thông theo phương pháp tích hợp giữa các phân mơn thì việc kết hợp giữa
lý luận văn họth, đọc hiểu tác phẩm, phân môn tiếng Việt và làm văn là việc
làm bắt buộc đối với mỗi giáo viên dạy ngữ văn.
II. Một số biện pháp cụ thể
1. Sử dụng phương pháp quy nạp.

3


THPT Quảng Xương 3

Sáng kiến kinh nghiệm

Những vấn đề về lý luận văn học vốn trừu tượng vì vậy nếu ngay từ
đầu tiết học chúng ta đưa ra những khái niệm sẽ khiến học sinh khó hiểu.Vì
thế cần phải đi theo phương pháp quy nạp, từ cụ thể đến khái quát học sinh dễ
tiếp nhận hơn.
Giáo viên nên từ những ví dụ cụ thể trong giờ đọc hiểu tác phẩm trên
lớp chỉ ra cho học sinh hiểu về bản chất các khái niệm . Từ đó tạo hứng thú
cho các em trong việc tìm hiểu các vấn đề và học sinh sẽ hiểu các khái niệm
một các rõ ràng hơn, đơn giản hơn. Hơn nữa bằng cách này giáo viên cũng
phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập, rèn luyện tư

duy lô gich cho các em.
Chẳng hạn muốn cho học sinh hiểu như thế nào là hình tượng văn học,
thầy cơ giáo nên lấy các ví dụ cụ thể mà học sinh đã biết từ trong văn học
dân gian, văn học viết như : câu chuyện về bó đũa, hình ảnh cành hồng trong
bài cadao “ Cô kia cắt cỏ bên sông; Muốn sang anh ngả cành hồng cho
sang”, nhân vật thằng bán tơ, nàng Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn
Du..vv để từ đó các em tự rút ra kết luận. Hay muốn cho học sinh hiểu được
đặc điểm của thơ cần phân tích cụ thể từ những bài thơ đã đươc học trong
chương trình, rồi từ đó học sinh rút ra kết luận như thế nào là hình tượng nghệ
thuật, như thế nào là thơ và đặc điểm của thơ.
2. Đơn giản hoá các khái niệm lý luận.
Lý luận văn học vốn là những tri thức mang tính trừu tượng nên khi
tiếp nhận học sinh thường cảm thấy khó. Do đó phải cụ thể hoá các vấn đề lý
luận ở mức độ dễ hiểu nhất.
Khi dạy cho học sinh về các giá trị văn học với các khái niệm như giá
trị nhận thức, giá trị giáo dục, giá trị thẫm mĩ chúng ta có thể đơn giản hố
khái niệm bằng cách chuyển đổi thành các khái niệm gần gũi hơn với học sinh
như nhận thức chính là đem lại sự hiểu biết ; giáo dục chính là tác động đến tư
tưởng tình cảm của mỗi người để hình thành những tình cảm tư tưởng và hành
động tốt đẹp..vv Hoặc khi dạy đặc điểm của tiểu thuyết và truyện ngắn giáo
4


THPT Quảng Xương 3

Sáng kiến kinh nghiệm

viên muốn cho học sinh hiểu như thế nào là cốt truyện chỉ cần đơn giản hố
cho học sinh hiểu đó là diễn biến các sự kiện được nói đến trong tác phẩm cho
đến lúc kết thúc câu chuyện.

Muốn vậy giáo viên phải lấy nhiều ví dụ dể minh hoạ làm sao để học
sinh cảm thấy vấn đề đó gần gũi quen thuộc.
Chẳng hạn khi dạy về các chức năng của văn học lấy ví dụ về Truyện
Kiều cho học sinh thấy rằng tác phẩm cho chúng ta hiểu biết về cuộc sống về
xã hội thời Nguyễn Du, hiểu biết về tâm lý con người qua mọi tình huống đó
chính là chức năng nhận thức của văn học. Đồng thời khi học Truyện Kiều
các em biết yêu thương, thông cảm đối với nàng Kiều , khâm phục Từ Hải,
căm ghét Sở Khanh, Tú Bà, Mã Giám Sinh... từ đó biết phân biệt đúng sai,
yêu ghét ngồi đời đó chính là chức năng giáo dục của văn học.
Từ đó học sinh thấy các khái niệm lý luận văn học trở nên đơn giản
hơn.
3. Liên hệ với các giờ đọc hiểu tác phẩm trên lớp.
Đây là điều cần thiết và bắt buộc đối với giờ học lý luận văn học. Bởi
vì đọc văn là tiếp nhận văn học. Học sinh cần vận dụng kiến thức lý luận văn
học vào tiếp nhận tác phẩm và ngược lại tiếp nhận tác phẩm phải được soi
chiếu ở góc độ lý luận. Hơn nữa giờ học lý luận sẽ trở nên bớt khô khan hơn
khi học sinh được tham gia phân tích những ví dụ cụ thể. Trên thực tế những
giờ học như vậy học sinh sẽ hứng thú hơn nhiều và khơng thấy lý luận văn
học là khó khăn.
Ví dụ: để cho học sinh hiểu như thế nào là chủ đề trong một tác phẩm
văn học, chúng ta có thể lấy rất nhiều ví dụ từ các tác phẩm được đọc trong
chương trình. Bởi vì ngay từ THCS các em đã được đọc rất nhiều tác phẩm
hay và cũng đã nắm được nội dung tư tưởng của tác phẩm. Giáo viên chỉ cần
làm rõ vấn đề , soi nó dưới góc độ khái niệm chủ đề là học sinh sẽ hiểu một
cách dễ dàng.

5


THPT Quảng Xương 3


Sáng kiến kinh nghiệm

Đây là điều hấp dẫn nhất đối với học sinh. Bởi vì học sinh được cảm
nhận tác phẩm dưới góc độ lý luận và từ đó soi chiếu dể rút ra những cảm
nhận nào của mình là đúng, là hợp lý. Khi phát hiện ra điều gì đó các em sẽ
thấy mình như đang trong quá trình đi tìm chân lý, khám phá tri thức. Chính
vì vậy nó sẽ lơi cuốn các em, giúp học sinh hiểu sâu về tác phẩm đã đọc.
Ví dụ khi dạy về thể loại văn học ở chương trình lớp 11 giáo viên lấy
ví dụ về tác phẩm văn học đã học và yêu cầu học sinh phân tích, chỉ ra sự
khác nhau của văn bản thơ và truyện ngắn đã học. Điều đó vừa giúp học sinh
sáng rõ khái niệm lý luận như thế nào là thơ và như thế nào là truyện ngắn
vừa khắc sâu kiến thức tác phẩm.
Thực ra trong quá trình giảng dạy lý luận văn học chúng ta có thể liên
hệ bất cứ tác phẩm văn học nào trong phần đọc văn. Tuy nhiên nó cịn phụ
thuộc vào thời luợng của tiết học. Vì vậy cần gợi cho các em tự tìm hiểu nhiều
hơn.
4. Liên hệ với phần làm văn, tiếng Việt.
Giáo viên cần cho học sinh thấy được vai trò quan trọng của lý luận
trong làm văn. Muốn cho học sinh nhận thức được điều này, thầy cô giáo cần
chỉ ra cụ thể mối liên hệ giữa vấn đề lý luận với bài làm văn.
Người dạy cần cho học sinh thấy khi vận dụng kiến thức lý luận vào
phân tích, bình luận một tác phẩm văn học thì lập luận của các em sẽ trở nên
chắc chắn vì nó có cơ sở khoa học.
Giáo viên lấy những đoạn văn cụ thể trong các bài làm văn của các em
cần thiết phải vận dụng lý luận văn học trong lập luận cũng như để phát triển
ý, đặc biệt là các bài nghị luận văn học.
Ví dụ: chỉ ra cho học sinh thấy mối quan hệ giữa bài Đọc thơ và làm
văn cảm nhận về các bài thơ, đoạn thơ đã học trong chương trình qua một bài
làm văn cụ thể của các em như cảm nhận một đoạn thơ trong bài Đây thôn Vĩ

Dạ của Hàn Mặc Tử.

6


THPT Quảng Xương 3

Sáng kiến kinh nghiệm

Hơn nữa, trong khi dạy, giáo viên có thể đưa ra những đề văn có vận
dụng kiến thức lý luận ở những mức độ khác nhau để học sinh phân biệt và
thấy được vai trị quan trọng lý luận trong làm văn.
Ví dụ khi dạy phần Văn bản văn học có thể đưa ra một số đề văn như
sau:
Đề 1. Có ý kiến cho rằng: Hình tượng nghệ thuật là thể xác, là máu thịt là
linh hồn của tác phẩm văn học.
Anh (chị ) hiểu ý kiến trên như thế nào?
Đề 2. Cảm nhận của anh( chị) về hình tượng con cị trong ca dao cổ.
Ở hai đề văn này kiến thức lý luận về hình tượng văn học được sử dụng
ở mức độ khác nhau nhưng yêu cầu học sinh cần phải có kiến thức lý luận về
hình tượng thì mới giải quyết vấn đề một cách đầy đủ thấu đáo.
Bên cạnh đó việc vận dụng kiến thức lý luận vào tìm hiểu tiếng Việt và
ngược lại cũng rất quan trọng. Bởi vì học sinh khi tìm hiểu tiếng Việt phần
lớn là tìm hiểu qua tiếng Việt văn học. Chẳng hạn khi các em học Văn bản
văn học, phần đặc điểm về ngôn từ giáo viên nên liên hệ với phần tiếng Việt
là sử dụng tiếng Việt có nghệ thuật. Tù đó học sinh sẽ thấy mối liên hệ chặt
chẽ giữa lý luận văn học và phân môn tiếng Việt .
Qua cách liên hệ như vậy các em sẽ thấy vai trò quan trọng của lý luận
văn học trong tất cả các phân mơn của chương trình ngữ văn.
5. Tạo tình huống cho học sinh thảo luận đặc biệt bằng sử dụng hình

ảnh bằng phương pháp trình chiếu.
Việc tạo ra tình huống có vấn đề để học sinh thảo luận là điều bắt buộc
trong giờ học để phát huy tính chủ động tích cực của học sinh. Bên cạnh việc
đặt ra những câu hỏi theo cách thơng thường , giáo viên có thể sử dụng cơng
nghệ thơng tin để tạo ra tình huống có vấn đề nhằm tăng thêm sự hấp dẫn cho
giờ học.
Người dạy có thể tạo ra tình huống cho học sinh thảo luận bằng việc sử
dụng công nghệ thông tin,sử dụng phần mềm Power point để chiếu các hình
7


THPT Quảng Xương 3

Sáng kiến kinh nghiệm

ảnh , hoặc sơ đồ hố qua đó học sinh đối chiếu và rút ra những kết luận mang
tính lý luận văn học.
Ví dụ: khi dạy bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi, giáo viên có thể
chọn các hình ảnh đẹp về cây hòe, hoa sen, hoa lựu trong cảnh mùa hè để học
sinh đối chiếu với những hình ảnh các em tưởng tượng ra qua các từ như
“đùn đùn” “giương”, “phun” mà nhà thơ sử dụng để từ đó thấy được vai trị
quan trọng của trí tưởng tượng trong thơ và đặc biệt là sức mạnh ngôn ngữ
trong tác phẩm văn học. Qua đó học sinh sẽ khái quát để rút ra đặc điểm của
ngôn ngữ trong văn bản văn học.
Bên cạnh đó, nên đưa ra các vấn đề cho học sinh vận dụng những kiến
thức lý luận và kiến thức tác phẩm đã được học để thảo luận.
6. Kết hợp nhiều biện biện pháp khác nhau trong cùng một tiết dạy.
Việc tách các biện pháp trên đây chỉ là cách nói cho rõ ràng, cịn trên
thực tế thì người dạy phải biết kết hợp tất cả các biện pháp trên trong một tiết
dạy thì mới có hiệu quả.Tuy nhiên cũng cần thấy rằng trong một tiết dạy

chúng ta không thể áp dụng tất cả các biện pháp trên đây mà tuỳ theo mục
đích và điều kiện, tình huống cụ thể để áp dụng linh hoạt các biện pháp nhằm
tạo được hiệu quả tối đa.
III. Vận dụng thực tiễn:
Tiết 1- bài Văn bản văn học. (Chương trình Ngữ văn 10- Nâng cao)
Bài dạy ở tiết 1 có hai vấn đề cũng là hai khái niệm: đó là khái niệm văn bản
văn học và đặc điểm của văn bản văn học.
Phần I: Khái niệm văn bản văn học
Bước 1: Cho học sinh đưa ra các ví dụ về các văn bản văn học mà các em đã
được học.
Bước 2: Học sinh từ các ví dụ trên rút ra khái niệm Văn bản văn học và phân
biệt khái niệm hiểu theo nghĩa rộng và hiểu theo nghĩa hẹp.

8


THPT Quảng Xương 3

Sáng kiến kinh nghiệm

Như vậy ở bước này chúng ta đã dùng phương pháp quy nạp và liên hệ với
các tác phẩm đã được đọc hiểu trong chương trình.
Phần II: Đặc điểm của văn bản văn học.
1.Đặc điểm về ngôn từ.
Đặc điểm 1: Ngôn từ văn học có tính nghệ thuật và thẩm mĩ.
Ngồi ví dụ trong sách giáo khoa, giáo viên cần lấy nhiều ví dụ qua
các tác phẩm đã học từ ca dao, thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Xuân Diệu đến
lời văn của Nam Cao, Nguyễn Tn để phân tích, minh hoạ.
Phần này có thể tạo ra tình huống để học sinh thảo luận nhằm giúp các
em thấy được sự khác biệt giữa lời nói thường và ngơn ngữ văn học và qua

đó nắm được đặc điểm của ngôn ngữ văn bản văn học là tính nghệ thuật và
thẩm mĩ.
Đặc điểm 2: Ngơn từ văn học dùng để sáng tạo hình tượng.
Chỉ ra cho học sinh thấy rằng : chúng ta hình dung ra được Thuý Kiều,
Lão Hạc, Chí Phèo như trong thực tế là do đâu? Cũng như vậy người đọc
tưởng tượng ra nhân vật Dế Mèn, Dế Trũi, hay khung cảnh mùa xuân( qua bài
thơ Mùa Xuân nho nhỏ của Thanh Hải) là do đâu? Tất cả là do nhà văn đã
dùng ngôn ngữ để gợi ra trong trí tưởng tượng của độc giả.
Như vậy giáo viên đã sử dụng phương pháp quy nạp và đơn giản hố khái
niệm :Ngơn từ văn học dùng để sáng tạo hình tượng để học sinh dễ hiểu hơn.
Đặc điểm 3: Ngơn từ văn học có tính biểu tượng và tính đa nghĩa.
Từ các ví dụ cụ thể trong các tác phẩm văn học đã được đọc để chỉ ra
tính biểu tượng của ngơn ngữ văn học.
Giáo viên có thể lấy các ví dụ sau:
Cơ kia cắt cỏ bên sông
Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang.
Hoặc đoạn thơ :
Đầu lòng hai ả Tố Nga

9


THPT Quảng Xương 3

Sáng kiến kinh nghiệm
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần

Mỗi người mỗi vẻ mười phân vẹn mười.
Hoặc :

Mùa xuân người cầm súng
Lộc dắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trãi đầy nương lúa.
Các từ : Cành hồng; Tố Nga; mai; tuyết; mùa xuân; lộc ; người cầm
súng; người ra đồng, chỉ là những từ mang tính chất biểu tượng. Và thầy cô
giáo yêu cầu học sinh tự lấy thêm những ví dụ khác mà các em đã học. Từ đó
các em sẽ hiểu được tính biểu tượng của ngơn ngữ văn bản văn học.
Tương tự như vậy lấy các ví dụ về tính đa nghĩa của ngơn từ văn học.
Trong trường hợp này có thể tạo ra tình huống có vấn đề để học sinh thảo
luận.
Người dạy có thể chọn và trình chiếu hình ảnh về dịng sơng, bơng
hoa lục bình màu tím và cho học sinh đối chiếu với hai câu thơ của Thanh
Hải: “ Mọc giữa dịng sơng xanh; Một bơng hoa tím biếc” trong bài thơ Mùa
xn nho nhỏ các em đã được học từ lớp 9 để thấy động từ “mọc” cùng với
biện pháp đảo ngữ trong hai câu thơ đã có sức gợi hơn nhiều trong tâm trí học
sinh khơng chỉ là hình ảnh dịng sơng , màu tím của bơng hoa mà cịn gợi sự
chuyển động đầy sức sống của cảnh vật cũng như lịng u đời, u sống của
nhà thơ.
Và từ đó học sinh có thể nhận thức được đó chính là tính đa nghĩa của
ngôn ngữ văn học, sức mạnh của ngôn ngữ văn chương.
2. Đặc điểm về ý nghĩa văn bản.
Văn bản văn học có nhiều lớp nghĩa. Để học sinh nhận diện được từng
lớp nội dung ý nghĩa không đơn giản.

10


THPT Quảng Xương 3


Sáng kiến kinh nghiệm

Chẳng hạn để học sinh phân biệt được khái niệm đề tài và chủ đề có thể
đơn giản hóa bằng câu chuyện vui như sau:
Có một người đến nhà hàng xóm để xin một cây tre. Nhưng anh ta
khơng nói thẳng ra là mình muốn xin tre mà chỉ khen hàng xóm có tre già,
đẹp và mình muốn đan đơi rổ mà chưa mua được tre.
Vậy cái mà anh ta nói đến là đề tài ( tre) còn ý muốn xin tre là chủ đề
nhưng khơng trực tiếp nói ra mà chỉ ẩn qua đề tài mà thôi.
Như vậy học sinh sẽ cảm nhận khái niệm một cách nhẹ nhàng.
Bên cạnh đó cho học sinh vận dụng phân tích nhiều tác phẩm văn học
để phân biệt các khái niệm này. Đồng thời cho các em thấy rằng khi làm văn
phân tích, bình luận bất cứ tác phẩm nào cũng cần làm rõ chủ đề của tác phẩm
như là điều bắt buộc.
Tương tự vận dụng phương pháp này đối với các khái niệm khác như
cảm hứng, sắc điệu thẩm mĩ, nội dung triết lý trong văn bản văn học.
Ở phần này có thể tạo tình huống cho các em khi sử dụng phần mềm
Power point bằng việc chiếu hình ảnh bức hoạ ơng già câu cá và đối chiếu
với cảm nhận của các em về bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
trong sách giáo khoa để thấy rằng một tác phẩm văn học chứa nhiều lớp nội
dung ý nghĩa và cảm nhận được điều đó cịn phụ thuộc vào khả năng tưởng
tượng, sự trãi nghiệm tri thức văn hoá của mỗi người.
Sau bài học cần ra bài tập để các em vận dụng vào phân tích tác phẩm
văn học để nắm vững khái niệm. Ngồi bài tập trong sách giáo khoa giáo viên
có thể cho học sinh thêm các bài tập khác để các em thảo luận.
Ví dụ: Phân biệt đề tài và chủ đề Truyện Kiều.
Tìm sắc điệu thẩm mĩ trong bài thơ: Qua đèo Ngang của Bà huyện
Thanh Quan.
IV. Kết quả điều tra khảo sát.
1. Bằng phiếu điều tra:


11


THPT Quảng Xương 3

Sáng kiến kinh nghiệm
HS chưa hứng thú với tiết

Lớp

Năm học

HS hứng thú với tiết học

10 C

2009-2010

90%

10%

10 D

2009-2010

95%

5%


10 C

2010-2011

100%

0%

10 T1

2010-2011

100%

0%

học

2. Bằng quan sát trực tiếp :
Khơng khí lớp học rất sôi nổi.
Học sinh hứng thú với tiết học, tham gia thảo luận nhệt tình và có
hiệu quả.
3. Kiểm tra theo hình thức tự luận .
Cho học sinh viết bài kiểm tra với yêu cầu sau :
Phân tích đoạn thơ sau để làm nổi bật những đặc điểm của ngôn từ văn học:
“ Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thống cánh buồm xa xa
..........
Buồn trơng gió cuốn đầu duyềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
( Truyện Kiều- Nguyễn Du).
Kết quả cho thấy 90% học sinh đạt yêu cầu trở lên.
4. Áp dụng trong tổ bộ môn.
100% giáo viên tổ Ngữ văn trường THPT Quảng Xương 3 đã áp dụng
các phương pháp này trong các tiết dạy lý luận văn học trên tất cả các khối
lớp và nhận thấy hiệu quả rõ ràng trong giờ dạy.

12


THPT Quảng Xương 3

Sáng kiến kinh nghiệm

C. KẾT LUẬN.
Con đường đổi mới dạy ngữ văn nói chung và dạy lý luận văn học ở
trường THPT nói riêng cịn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên đó là điều tất yếu
và mỗi giáo viên dạy văn đã nhận thức được. Đặc biệt ai cũng nhận thấy dạy
phân môn lý luận văn học cho học sinh THPT là điều cần thiết. Qua việc
nhận thức được tầm quan trọng của nó trong việc giúp cho học sinh học tốt
môn ngữ văn mỗi thầy cô giáo cần phải tạo hứng thú cho học sinh trong giờ
học lý luận văn học. Mỗi giáo viên sẽ có những cách thức khác nhau để đi đến
mục đích chung là làm cho học sinh yêu thích giờ học lý luận và vận dụng có
hiệu quả vào việc tiếp nhận tác phẩm văn học và thể hiện qua bài làm văn.
Việc kết hợp các biện pháp trên đây chắc chắn dã có nhiều người áp dụng.
Bởi vì kết hợp nhiều biện pháp khác nhau trong giờ giảng sẽ tạo nên hiệu quả
nhất định. Từ thực tế áp dụng tại trường THPT Quảng Xương 3, tôi mạnh dạn
nêu kinh nghiệm nhỏ này để trao đổi cùng đồng nghiệp, rất mong được sự góp
ý của các bạn.

Quảng Xương ngày 09 tháng 05 năm 2011
Người thực hiện
Nguyễn Thị Hoa

13


THPT Quảng Xương 3

Sáng kiến kinh nghiệm

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách Ngữ văn 10- chương trình chuẩn - NXBGD 2009 Tập 1, Tâp2
2. Sách Ngữ văn 10- chương trình Nâng cao -NXBGD 2009 Tập 1,
Tâp2
3. Sách Ngữ văn 11- chương trình chuẩn - NXBGD 2009 Tập 1, Tâp2
4. Sách Ngữ văn 11- chương trình Nâng cao -NXBGD 2009 Tập 1,
Tâp2
5. Sách Ngữ văn 12- chương trình chuẩn - NXBGD 2009 Tập 1, Tâp2
6. Sách Ngữ văn 12- chương trình Nâng cao -NXBGD 2009 Tập 1,
Tâp2
7. Từ diển văn học -NXBGD 2004
8. Lý luận văn học -NXBGD 2005

14



×