Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

skkn một số kĩ thuật để thay đổi trạng thái học tập cho học sinh qua môn ngữ văn THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.53 MB, 39 trang )

Së GD & §T nghƯ an
--------------- --------------

Trường THPT Huỳnh Thúc Khỏng

Một số kỹ thuật để thay đổi
trạng tháI Học tập cho học sinh
qua môn ngữ văn thpt
(LĩNH VựC: Ngữ văn)

H tờn: Ch Th L M
T:
Vn-Ngoi ng

Năm học 2019 2020
MC LỤC
0


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................1
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI...................................................................................1
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................2
3. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI.......................................................................................2
PHẦN II: NỘI DUNG........................................................................................3
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ................................3
1.1 Cơ sở lí luận..................................................................................................3
1.1.1 Khái niệm kĩ thuật dạy học........................................................................3
1.1.2 Trạng thái học tập của học sinh..................................................................3
1.2 Cơ sở thực tiễn...............................................................................................4
1.2.1 Thực trạng từ phía chương trình, thời lượng..............................................4
1.2.2 Thực trạng từ phía giáo viên.......................................................................4


1.2.3 Thực trạng từ phía học sinh....................................................................5
2. Vai trị, ý nghĩa của Kĩ thuật dạy học đối với việc thay đổi trạng thái học tập
cho học sinh.........................................................................................................6
3. Một số kĩ thuật để thay đổi trạng thái học tập cho học sinh qua môn Ngữ Văn....
.............................................................................................................................7
3.1 Một số kĩ thuật để thay đổi trạng thái hoạt động học tập chung cho học sinh.....
.............................................................................................................................8
3.1.1 Xây dựng một số quy ước mới mẻ với học sinh.......................................8
3.1.2 Tạo cơ hội cho học sinh được vận động ngay trong tiết học......................9
2.1.3 Tạo không gian học tập mới mẻ cho học sinh............................................11
3.2 Một số kĩ thuật dạy học để thay đổi trạng thái học tập của học sinh qua mơn
Ngữ Văn..............................................................................................................14
3.2.1. Nắm quy luật của não bộ để tìm phương pháp kĩ thuật dạy học phù hợp.....
.............................................................................................................................14
3.2.2 Tạo điều kiện để học sinh phát huy năng khiếu của bản thân....................15
3.2.3 Xây dựng kĩ thuật dựa vào mơ hình “lớp học đảo ngược”.........................20
3.2.4 Tạo những hoạt động “bất thường” để “đánh thức” trạng thái học tập cho
học sinh................................................................................................................23
3.2.5 Đa dạng hóa các hoạt động xử lí thơng tin................................................24
IV. Kết quả ứng dụng...........................................................................................26
PHẦN III: KẾT LUẬN.......................................................................................28
PHỤ LỤC............................................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................34

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1


1.1 Luât giáo dục năm 2019 về Những quy định chung có nêu những yêu

cầu về nội dung, phương pháp giáo dục đó là “giáo dục phải bảo đảm tính cơ
bản, tồn diện, thiết thực, hiện đại, có hệ thống và được cập nhật thường xuyên;
coi trọng giáo dục tư tưởng, phẩm chất đạo đức và ý thức công dân; kế thừa và
phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại; phù hợp với sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tâm sinh lý lứa tuổi và
khả năng của người họ”,
“Phương pháp giáo dục phải khoa học, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học
và hợp tác, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên ”. Điều đó
u cầu người dạy phải khơng ngừng học hỏi, sáng tạo để đem lại hiệu quả dạy
học tốt đáp ứng yêu cầu về của xã hội về con người.
1.2 Xuất phát từ yêu cầu đổi mới giáo dục nhằm đào tạo những con người
năng động, sáng tạo, có khả năng thích ứng với đời sống xã hội, hồ nhập và phát
triển cộng đồng thì việc đánh giá khơng chỉ dừng lại ở việc tái hiện kiến thức, lặp
lại những kiến thức đã học mà phải khuyến khích trí thơng minh sáng tạo, khả năng
tư duy, vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh. Trên tinh thần đó, nguời giáo
viên phải ln tự làm mới, làm phong phú chính bản thân mình. Khơng chỉ trau dồi
kiến thức chun mơn mà người giáo viên còn phải là người đưa đến cho học sinh
những “ luồng gió mới”. Hiểu rõ mục tiêu đó, hơn ai hết người giáo viên sẽ chính
là người khơi nguồn sáng tạo, phát huy để làm sống dậy “sinh khí”, năng lượng
hứng thú cho học sinh. Nghĩa là, giáo viên không chỉ là người kiến tạo để cho học
sinh chiếm lĩnh tri thức mà còn là người kích thích trạng thái, tinh thần để học sinh
sẵn sàng cho hoạt động học tập của mình.
1.3 Trong thời đại bùng nổ thông tin, học sinh phải nắm bắt quá nhiều
lượng thơng tin, nhưng khả năng lưu nhớ có hạn. Vì vậy, người giáo viên dù
chuẩn bị giáo án tốt nhưng không phải bao giờ cũng thành công và đem lại
hứng thú học tập cho học sinh. Vấn đề đặt ra là người giáo viên phải làm sao để
giúp học sinh ghi nhớ bài học tốt nhất. Ngoài việc chuẩn bị tốt nội dung dạy
học, người giáo viên còn cần có sự linh hoạt để nắm bắt, xử lí tình trạng học tập
của học sinh, phải luôn tạo ra những kĩ thuật mới mẻ, sáng tạo để “giữ lửa” cho

học sinh.
Là một giáo viên, người thực thi những chủ trương, định hướng của giáo
dục, tơi mong muốn được đóng góp cơng sức bé nhỏ của mình trong cơng cuộc
đổi mới lớn lao của ngành bằng hoạt động thiết thực gần gũi với cơng việc dạy
học đó là đưa ra một số kĩ thuật dạy học đã ứng dụng để thay đổi trạng thái học
tập cho học sinh thông qua việc học tập nói chung và bộ mơn Ngữ văn nói riêng.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2


Trong q trình thực hiện đề tài, chúng tơi đã sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu như sau:
- Phương pháp phân tích- tổng hợp
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp hệ thống
-Phương pháp nêu số liệu
3. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
Phần mở đầu nêu lí do về tính cấp thiết của việc thay dổi trang thái học
tập nói chung và mơn Ngữ Văn nói riêng.Ngồi phần mở đầu, kết luận,
phần nội dung đề tài gồm:
- Những cở sở lí luận và thực tiễn vấn đề thay đổi trạng thái học tập cho học sinh
- Vai trò, ý nghĩa của việc thay đổi trạng thái học tập cho học sinh
- Một số kĩ thuật để thay dổi trạng thái học tập cho học sinh THPT qua môn
Ngữ Văn
- Kết quả ứng dụng.

3



PHẦN II: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ

1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Khái niệm kĩ thuật dạy học.
Kỹ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của của giáo viên
và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển
quá trình dạy học. Các kỹ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương
pháp dạy học. Có những kỹ thuật dạy học chung, có những kỹ thuật đặc thù của
từng phương pháp dạy học, ví dụ kỹ thuật đặt câu hỏi trong đàm thoại. Ngày nay
người ta chú trọng phát triển và sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích
cực, sáng tạo của người học như “động não”, “tia chớp”, “bể cá”, XYZ, Bản đồ
tư duy...
Các kỹ thuật dạy học tích cực là những kỹ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt
trong việc phát huy sự tham gia tích cực của HS vào q trình dạy học, kích
thích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của từng học sinh.
Như vậy có thể hiểu kĩ thuât dạy học là biện pháp, cách thức hành động của
giáo viên trong các tình huống, hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển
quá trình dạy học
1.1.2 Trạng thái học tập của học sinh
- Theo từ điển thì Trạng thái là tình trạng tồn tại của sự vật, con người mà
ít nhiều đã ổn định
- Theo tác phẩm Học phương pháp học tác giả Robert M Smith đã đưa ra
định nghĩa tổng quan về học tập: học tập của học sinh là hoạt động con người
tiếp thu kiến thức. Nó có thể có chủ ý hay chỉ là sự tình cờ ngẫu nhiên. Học tập
bao gồm việc thu thập thông tin, kĩ năng thái độ, hiểu biết hay giá trị mới. Nó
thường đi kèm những thay đổi về cách ứng xử và liên tục trong suốt thời gian đi
4



học. Học tập vừa được coi như là quá trình, vừa là kết quả. Vậy, quá trình học
tập thực sự như thế nào? Trạng thái của con người có tác động đến q trình học
tập hay khơng? Chúng ta có cần tạo nên những trạng thái tích cực để quá trình
học tập, nắm bắt thơng tin đạt được hiệu quả tốt nhất khơng? Trên thực tế, trạng
thái tâm lí ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập của học sinh. Khi con người
mệt mỏi, buồn chán, hay khơng có ấn tượng, khơng bị kích thích trí tị mị…thì
khả năng lưu nhớ thơng tin sẽ khó thực hiện.
Nhận thấy vai trò quan trọng của trạng thái học sinh ảnh hưởng rất lớn đến
học tập, thế nhưng các đề tài nghiên cứu chưa nhấn mạnh và tìm ra những giải
pháp cụ thể để làm thay đổi học sinh trong các hoàn cảnh cụ thể. Đa phần, các
đề tài nghiên cứu hướng đến việc chuẩn bị nội dung học như thế nào để đạt
được u cầu của chương trình mà ít để ý xem xét trạng thái tâm lí của học sinh
như thế nào và mình cần điều chỉnh tâm lí đó ra sao.
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Thực trạng từ phía chương trình, thời lượng.
Chương trình GDPT hiện hành được xây dựng theo định hướng nội dung,
nặng về truyền thụ kiến thức, chưa chú trọng giúp học sinh vận dụng kiến thức
học được vào thực tiễn. Theo mơ hình này, kiến thức vừa là “chất liệu”, “đầu
vào” vừa là “kết quả”, “đầu ra” của quá trình giáo dục. Vì vậy, học sinh phải học và
ghi nhớ rất nhiều nhưng khả năng vận dụng vào đời sống rất hạn chế.
Trong Chương trình GDPT mới được xây dựng theo mơ hình phát triển năng lực,
thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp tích cực
hóa hoạt động của người học, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm
chất và năng lực mà nhà trường và xã hội kỳ vọng. Thế nhưng, để học sinh có
những chuyển biến tích cực trong thái độ, hứng thú học tập với hành trình học tập
lâu dài thì đó là lại một bài tốn khơng bao giờ có lời giải cuối cùng.
Giới hạn nữa là thời lượng bài học phải theo phân phối chương trình mang
tính pháp quy do Bộ Giáo dục ban hành và nội dung bài học trong sách giáo
khoa. Đến nay thực tế giáo dục ở Việt Nam vẫn nặng về thi cử, vì vậy để học

sinh vượt qua những kì thi, giáo viên phải bám sát những yêu cầu kiến thức và
kĩ năng cần đạt trong mỗi bài học. Đã có những giáo viên mắc “tai nạn nghề
nghiệp” vì vơ tình hay hữu ý cắt xén chương trình, dồn ghép nội dung bài học...
Theo chương trình giáo dục PT hiện tại, số tiết học của học sinh trung bình
5 tiết/ buổi ( Từ 7h đến 11h15), 6 buổi học/ tuần, chưa kể đến việc học sinh cịn
học thêm trong và ngồi nhà trường theo nhu cầu. Với áp lực chương trình học
tập và thi cử khiến đa số học sinh khơng cịn khoảng trống cho sự sáng tạo, thậm
chí việc học mất nhiều thời gian nhưng thực sự không hiệu quả như công sức
thời gian đã bỏ ra. Vậy chất lượng của những tiết học chính khóa thực sự bị ảnh
hưởng, học sinh nặng nề, mệt mỏi sẽ khơng thể tiếp nhận và xử lí tốt thơng tin.
1.2.2 Thực trạng từ phía giáo viên
5


Là giáo viên, ai cũng hiểu năng lực để mỗi con người vào đời khơng chỉ bó
hẹp trong u cầu ghi nhớ, tích lũy kiến thức mà cịn để phân tích sâu, vận dụng
sáng tạo trong cơng việc và để sống tốt hơn. Môn Ngữ văn, trong ý nghĩa văn là
đời càng cần vậy. Học Ngữ văn hiện nay không còn chủ yếu là đi vào khai thác
cái hay cái đẹp của ngơn từ, của hình tượng nghệ thuật, mà cịn để cái hay cái
đẹp ấy giúp học sinh có kỹ năng sử dụng ngơn ngữ tốt, sống tích cực, nhân văn.
Chính vì vậy, có lẽ chưa khi nào u cầu trải nghiệm trong hoạt động dạy và học
Ngữ văn lại cấp thiết đến thế. Với vai trò là người dẫn đường cho học trò tham
gia trải nghiệm, giáo viên dạy Ngữ văn cũng cần vừa năng động vừa có chiều
sâu. Đó cũng chính là những trải nghiệm làm thầy, với tinh thần mới: Như chưa
hề có một lối mịn! Thế nhưng, trên thực tế giáo viên chú trọng đến việc hồn
thành chương trình theo phân phối mà qn đi mục đích thiết thực của bộ mơn
Ngữ Văn. Hơn nữa, số giáo viên chịu khó học hỏi và khao khát đổi mới chưa
thực sự nhiều, tâm lí an phận đang làm ảnh hưởng đến khả năng sáng tạo trong
dạy học của giáo viên.
Mục tiêu của đa số giáo viên là mong muốn một giờ học tròn trĩnh, chuẩn

mực nhưng trên thực tế “khuôn thước” ấy lại tạo nên sự nhàm chán đơn điệu
trong dạy học. Với học sinh hay bất kì ai, sự đơn điệu, nhàm chán sẽ giết chết sự
hứng thú. Hơn nữa, theo nghiên cứu khoa học thì khả năng tập trung bộ não của
con người đa số chỉ tồn tại trong khoảng 10 đến 15 phút, sau đó sẽ bị sao nhãng
nhưng giáo viên dường như khơng quan tâm đến quy luật này.
Sau đây bảng khảo sát 20 giáo viên về việc chú trọng đến trạng thái học
tập của học sinh trong tiết học
Đúng
Sai
Ý kiến khác
Nội dung thăm dò

Số
lượng

Tỷ lệ
%

Số
lượng

Tỷ lệ
%

Số
lượng

Tỷ lệ
%


1. Chỉ quan tâm đến nội
dung bài học

15

75%

5

15%

0

0

2. Quan tâm đến trạng
thái học tập của học
sinh

7

32%

13

68%

0

0


3. Thường xun tìm
kiếm kĩ thuật để làm
thay đổi khơng khí học
tập cho học sinh

7

32%

13

68%

0

0

1.2.3 Thực trạng từ phía học sinh
Xã hội ngày một thay đổi theo cơ chế kinh tế thị trường, vậy môn học Ngữ
văn sẽ được khẳng định ở vị trí nào? Người học ngày nay chỉ ưu tiên cho những
môn học định hướng nghề nghiệp tương lai, Ngữ văn có cịn là một trong những
6


lựa chọn hàng đầu? Thái độ trì trệ, chán nản của học sinh, phải làm sao để thay
đổi? Thực tế hiện nay, giữa bão thông tin, nếu chỉ yêu cầu ghi nhớ thì học sinh
ít “chịu” học thuộc các con chữ, những văn bản dài. Thế nên, việc phải tạo ấn
tượng, điểm nhấn đã trở thành đòi hỏi bức thiết trong các giờ Ngữ văn. Có thể
nói, chưa bao giờ người dạy Ngữ Văn được trang bị nhiều kiến thức, phương

pháp, được sự hỗ trợ bởi những phương tiện tối tân, đặc biệt là những phương
tiện gắn liền với công nghệ thông tin như bây giờ. Đáng ra với điều kiện đó, chất
lượng học Văn phải cao hơn, học trị yêu Văn hơn. Nhưng trên thực tế lại không
như chúng ta mong muốn. Bởi vậy, với các phương pháp, cách thức, con đường
để đạt được mục tiêu đề ra thì giáo viên còn phải sáng tạo các kĩ thuật trong mọi
hoạt động đứng lớp của mình để ln ln mới trong mắt học sinh.
Có thể dẫn ra đây một thói quen tai hại khác vẫn chiếm chỗ trong trường
học của chúng ta là các bài giảng dài. Bạn có thể gặp ở bất kỳ trường học nào đó
là các tiết học kéo dài từ 45 phút tới vài tiếng. Bạn cũng dễ dàng bắt gặp cảnh
tượng hàng tá học sinh lơ đãng, ngủ gật, hoặc ngồi làm việc riêng trong lớp vì
khơng thể chú tâm vào bài giảng. Trong khi hầu hết giáo viên đổ lỗi cho các cô
cậu học trị, thì các chun gia não bộ có một lời giải thích đơn giản cho hiện
tượng này: Não chúng ta chỉ có khả năng chú tâm suy nghĩ trong một thời gian
rất ngắn, chừng 10 phút, sau đó là sẽ đến giai đoạn mất tập trung. Đây là cơ chế
phòng vệ hết sức tự nhiên của não người, vì vậy hãy phân chia các bài giảng
thành từng phân đoạn ngắn hơn. Sau mỗi mười phút tập trung, hãy thiết kế một
hoạt động để thư giãn và chuyển đổi sang phân đoạn tiếp theo. Thực ra đã từ lâu
người ta đã biết dùng kỹ thuật phân giờ Pomodoro với các quy tắc đơn giản kể
trên để gia tăng đáng kể năng suất làm việc và học tập.
Một thực tế nữa thường thấy là trạng thái học tập của học sinh thường mệt
mỏi, uể oải, các em rất lười vận động, các em khơng có thời gian để tập thể
dục… Giờ ra chơi, còn rất nhiều học sinh lựa chọn việc ngồi trong lớp xem
Smart phone, ngủ, đọc truyện…, vì vậy tạo sức ì làm ảnh hưởng đến việc học
sáng tạo của học sinh.
Sau đây là bảng khảo sát tình trạng học tập của 100 học sinh mơn Ngữ Văn
tại trường THPT
Ln
Khơng
Bình thường
hứng thú

hứng thú
Nội dung thăm dò

Trang thái thường
xuyên của em trong giờ
học

Số
lượng

Tỷ lệ
%

Số
lượng

Tỷ lệ
%

Số
lượng

Tỷ lệ
%

11

11%

65


65%

24

24%

2. Vai trò, ý nghĩa của Kĩ thuật dạy học đối với việc thay đổi trạng thái học
tập cho học sinh
7


Về vai trò, các KTDHTC là kỹ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
trong hoạt động dạy và học vì chúng giúp phát huy sự tham gia hoạt động tích
cực, chủ động của học sinh vào quá trình dạy học. Các KTDHTC cịn kích thích
tư duy, đánh thức sự sáng tạo của học sinh một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, các
KTDHTC cịn là động lực thúc đẩy sự cộng tác làm việc của học sinh, rèn luyện
kỹ năng làm việc nhóm cho người học một cách đầy đủ hơn.
Do yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, KTDHTC ngày càng đa dạng và
phong phú với muôn màu sắc sinh động và được tạo nên từ thực tiễn của hoạt
động dạy học. Hiện nay các KTDHTC được vận dụng trong thực tế chủ yếu là:
kỹ thuật động não, kỹ thuật thông tin phản hồi, kỹ thuật bể cá, kỹ thuật tia chớp,
kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật ổ bi, kỹ thuật XYZ, kỹ thuật mảnh ghép, kỹ
thuật kipling...Tuy nhiên, kĩ thuật dạy học như thủ thuật nảy sinh từ những kinh
nghiệm của giáo viên, nó phụ thuộc vào kinh nghiệm của mỗi giáo viên. Những
KTDHTC mà chúng ta thường thấy trong các tài liệu tập huấn, với người người
giáo viên đó chỉ là những gợi ý. Giáo viên phải linh hoạt vận dụng thường xuyên
và không ngừng sáng tạo những kĩ thuật mới để luôn đem đến cho học sinh
khơng khí mới mẻ, ấn tượng, thú vị trong tất cả hoạt động của buổi học. Học
sinh sẽ ln có cảm giác chờ đợi hồi hộp ngay từ khi giáo viên vào lớp. Giáo

viên không chỉ vận dụng phương pháp dạy học lớn lao mà ngay trong những kĩ
thuật, những mẹo nhỏ…để đem đến cho học sinh một chút niềm vui, nhen nhóm
chút sinh khí, tạo một chút hứng thú từ khâu chào hỏi, cách hỏi bài cũ, cách cho
học sinh thư giãn…Nghĩa là, giáo viên không chỉ chú trọng trọng việc xây dựng
phương pháp học tập để lĩnh hội kiến thức mà giáo viên còn là đạo diễn linh
hoạt, sẵn sàng làm mới mọi hình thức hoạt động trong mỗi tiết dạy. Những kĩ
thuật này tuy nhỏ nhưng giá trị hiệu quả lại rất cao. Nhờ những kĩ thuật ấy mà
người giáo viên sẽ giúp học sinh của mình ln ln được kích thích, tạo hưng
phấn, tránh cảm giác mệt mỏi trong quá trình lĩnh hội và xử lí kiến thức. Bởi lẽ:
“Chúng ta khơng thể dạy ai làm bất cứ điều gì, chúng ta chỉ có thể giúp họ
khám phá điều đó” (Theo Galileo Galilei). Cho nên, nếu khơi dậy được sự hứng
thú, say mê cho học sinh thì sẽ tạo ra động cơ học tập tích cực, giúp các em hăng
say, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để đạt kết quả học tập tốt nhất, và từ
đó người học sẽ tiếp nhận tri thức một cách chủ động và tự giác, không bị ép
buộc,…
Thiên tài Albert Einstein từng nhận xét đại ý “bạn khơng thể giải bài tốn
theo 1.000 cách giống nhau rồi hy vọng có lời giải khác”. Trong những lúc bí
bách như thế này, cách tốt nhất là tạm rời xa bài toán đấy, đi chơi, thư giãn rồi
hẵng quay lại với bài toán. Việc bạn tạm rời bài tốn đó để đi bộ, hóng gió, hoặc
ngồi thiền ít phút sẽ giúp não bộ chuyển sang chế độ thư giãn, lúc này các vùng
khác của não bộ được kích hoạt. Nếu quay trở lại giải tốn, bạn sẽ có khả năng
8


tìm ra một con đường khác, khơng bế tắc như lúc đầu. Vì vậy, có thể khảng định
rằng sáng tạo Kĩ thuật dạy học đối với việc thay đổi trạng thái học tập cho học
sinh là vô cùng quan trọng.
3. Một số kĩ thuật để thay đổi trạng thái học tập cho học sinh qua môn Ngữ Văn
Nắm bắt cơ chế hoạt động của não bộ con người, căn cứ vào thực tế học
tập của học sinh, tôi nhận thấy rằng người giáo viên không phải chỉ chú trọng

trau dồi nội dung bài giảng của mơn học mà cịn cần phải tìm cách thiết kế hoạt
động thư giãn để góp phần tăng năng suất học tập cho học sinh. Sau đây một số
hình thức mà tơi đã, đang áp dụng mà và nhận thấy hiệu quả để đem lại hứng thú
cho học sinh trong mỗi giờ học.
3.1 Một số kĩ thuật để thay đổi trạng thái hoạt động học tập chung cho học sinh
3.1.1 Xây dựng một số quy ước mới mẻ với học sinh
Trong các giờ học, việc lặp đi lặp lại những việc làm, thói quen mà chúng
ta thường làm với học sinh như vào lớp, hỏi bài cũ, vào bài mới, chuẩn mực
trong nội dung dạy học, chuẩn mực trong giao tiếp, ứng xử…thực sự đã làm cho
người giáo viên đơn điệu hơn trong mắt học sinh. Tránh sự đơn điệu ấy, người
giáo viên cần tạo ra sự mới mẻ mọi lức, mọi nơi khi có điều kiện thực hiện
- Tạo ra những ám hiệu riêng với học sinh mà chỉ có giáo viên và học sinh
lớp mình phụ trách hiểu.
Để thành cơng trong một tiết dạy, như đã nói ở trên là người giáo viên
khơng chỉ có chuẩn bị nội dung kiến thức mà cịn cần kĩ thuật quản lí lớp học.
Thay vì giáo viên nhắc nhở và ổn định lớp theo cách thông thường “cả lớp trật
tự”, “các em chú ý”…thì GV có thể tạo ra những ám hiệu riêng như : Hi (xin
chào)/hi (xin chào); Start (bắt đầu)/ok (được); Yêu/ Tiếng Việt; Lớp / D2…
Nghĩa là, giáo viên sẽ nói vế đầu, học sinh sẽ nói vế sau. Những ám hiệu này sẽ
có thể thay đổi theo từng tiết học, buổi học để phù hợp với đặc điểm, tâm lí của
giáo viên và học sinh của lớp mình dạy. Đây là cách để ổn định lớp và thu hút
học sinh tập trung chú ý vào hoạt động học tập mà giáo viên đang tiến hành.
- Cho học sinh bốc thăm để lấy số thứ tự riêng của mình
Lấy số thứ tự khi hỏi bài cũ: Trong sổ điểm của giáo viên đã có số thứ tự
của họ tên học sinh, nhưng để thay đổi khơng khí, giáo viên có thể cho học sinh
bốc thăm để lấy số thứ tự. Các em sẽ nhớ số thứ tự của mình và trong quá trình
dạy học, giáo viên có thể hỏi bài cũ bằng các con số thứ tự. Hình thức lấy số để
gọi học sinh cũng phải thường xuyên thay đổi liên tục. Các hình thức đó có thể
thay đổi như gọi theo ngày, theo tháng, theo sự kiện đặc biệt, có khi thì cộng các
số của ngày tháng lại để tạo thành số mới.

Lấy số thứ tự khi hoạt động nhóm: Khi hoạt động nhóm, để tất cả các
thành viên trong nhóm đều ở tư thế sẵn sàng trình bày, giáo viên khơng cử cố
định trưởng nhóm mà tất cả các thành viên trong nhóm đều có vai trị như nhau.
Ví dụ khi chia nhóm 6 người, mỗi học sinh sẽ tự chọn cho mình một số thứ tự từ
9


1 đến 6. Khi giao bài tập nhóm, tất cả các thành viên cùng nhau thực hiện.
Thơng thường, nhóm sẽ cử 1 đại diện có khả năng trình bày tốt nhất nhưng mục
tiêu của giáo viên là ai cũng phải được trình bày. Vì vậy, giáo viên sẽ chuẩn bị 6
phiếu đánh số thứ tự từ 1 đến 6 và bốc thăm, bốc thăm trúng số nào thì thành
viên số đó của tất cả các nhóm bắt buộc phải lên trình bày.
Bốc thăm để chọn nhóm trưởng: Thơng thường, chúng ta thường chọn
nhóm trưởng là những người học tốt hoặc mạnh dạn để đại diện nhóm phát biểu.
Điều đó, vơ hình trung chúng ta đã tạo sự ỉ lại cho đa số học sinh và hoạt động
nhóm chủ yếu thu hút những bạn tích cực. Để tránh tình trạng trên, giáo viên sẽ
cho các nhóm bốc thăm nhóm trưởng. Giả sử, nhóm 6 người, mỗi người vẫn tiếp
tục lấy 1 số như ở hình thức trên và sau đó bốc thăm lấy một số bất kì. Trúng số
nào thì người có số thăm đó sẽ làm nhóm trưởng. Như vậy, việc đưa tất cả học
sinh vào cuộc sẽ dễ dàng thực hiện. Đặc biệt, học sinh luôn ở trong tâm thế chờ
đợi, hồi hộp và hào hứng hơn.
- Kĩ thuật chia nhóm.
Hoạt động nhóm là một phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của người học. Đây là một phương pháp sử dụng khá phổ biến
hiện nay. Tuy nhiên, các hình thức chia nhóm nên sử dụng nhiều cách khác
nhau. Theo cách thức thông thường, giáo viên sẽ chia nhóm dựa vào chỗ ngồi
hoặc theo tổ. Nhóm đó sẽ giữ ổn định trong suốt thời gian một tháng hoặc một
kì. Việc giữ ổn định này sẽ không tạo được cảm giác mới mẻ, hứng thú cho học
sinh. Khi thay đổi các thành viên trong nhóm sẽ góp phần tạo nên trạng thái học
tập mới mẻ cho học sinh, các em có cơ hội học hỏi, giao lưu với nhiều bạn khác

nhau trong lớp. Ví dụ: Chia theo nhóm điểm danh, theo vần, theo tháng sinh,
bốc thăm…, hoặc hình thức hóa theo trị chơi như cho học sinh di chuyển vịng
quanh lớp. Khi giáo viên có hiệu lệnh ngồi xuống thì bắt buộc học sinh phải
ngồi xuống một vị trí của mỗi nhóm đã chia sẵn mà khơng được ngồi q số
lượng người đã chia….Những hình thức này giáo viên hồn tồn có thể sáng tạo
theo ý của mình miễn làm sao ln ln có được sự mới mẻ, tạo khơng khí thú
vị cho học sinh khi học tập.
- Đưa ra một số quy định mới mẻ khi học sinh khơng hồn thành cơng việc
của mình (chưa nghiêm túc, chưa hồn thành bài tập…) thì có thể phạt học sinh
bằng quy định nộp phạt bằng việc nộp phế thải, trồng cây, …
Như vậy, trong biện pháp này giáo viên có thể tạo ra nhiều quy ước bằng
chính sự sáng tạo của mình, tránh sự nhàm chán, đơn điệu để góp phần kích
thích hưng phấn học tập cho học sinh.
3.1.2 Tạo cơ hội cho học sinh được vận động ngay trong tiết học
Như đã trình bày trong phần thực trạng, đa số các tiết học kéo dài từ 45
phút tới vài tiếng. Chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp cảnh tượng rất nhiều học sinh
lơ đãng, ngủ gật, hoặc ngồi làm việc riêng trong lớp vì khơng thể chú tâm vào
bài giảng. Các chuyên gia đã giải thích do quy luật của não bộ. Thay vì đổ lỗi
10


cho học trị thì giáo viên thiết kế các hoạt động để thư giãn giúp học sinh có
trạng thái học tập tốt hơn.
- Cho học sinh di chuyển bàn học theo mục đích học tập của buổi học.
Việc di chuyển, sắp xếp theo mục đích học tập của buổi học thường được
thực hiện vào những tiết học có dự giờ. Công việc sắp xếp này thường được
chuẩn bị trước tiết học. Ở đây, thay vì chuẩn bị trước thì giáo viên sẽ cho học
sinh tiến hành xếp bàn ngay trong tiết học. Khi hoạt động học tập cần có sự thay
đổi vị trí thì giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh sắp xếp bàn theo một hình thức nào
đó phù hợp với hoạt động dạy học. Ví dụ sắp xếp bàn thành hình chữ U, bàn

hàng ngang, ghép bàn hình vuông, xếp bàn theo kiểu đại biểu…Thời gian cho
việc sắp xếp, giáo viên phải yêu cầu học sinh thực hiện nhanh trong 2 phút.
Hoạt động này nhằm mục đích để cho học sinh được vận động, thay đổi tâm thế,
tránh được sự mệt mỏi, tạo hứng phấn. Đây cũng là cách tách ra các phân đoạn
trong tiết dạy, giờ dạy để phù hợp với quy luật hoạt động của bộ não.

11


Học sinh di chuyển bàn trong tiết học
- Cho học sinh giải lao 1 phút trong tiết học bằng một số hoạt động nhỏ
như: nhảy theo một số động tác đơn giản, vỗ vai nhau, vỗ tay, trao cho nhau một
câu khích lệ…Những hoạt động này cũng cần có sự chuẩn bị và báo trước cho
học sinh. Hình thức này có thể chuẩn bị và thực hiện như sau:
Trong buổi đầu gặp lớp mình dạy, giáo viên có thể đưa ra yêu cầu học sinh
phải tự chuẩn bị sẵn cho mình một số động tác nhảy đơn giản. Cịn giáo viên thì
chuẩn bị các đoạn nhạc nhảy ngắn sơi động, những câu nói dí dỏm mang tính
khích lệ như: Cố lên nhé, buồn ngủ là mẹ của thất bại, động viên tôi với nhé,
hãy cho tôi một điểm tựa…
Hoạt động này được sử dụng khi học sinh bắt đầu có dấu hiệu lơ đãng,
thiếu tập trung với bài học. Những lúc như vậy, giáo viên có thể cho học sinh
đứng dậy và làm theo những động tác của mình hoặc một học sinh bất kì được
lựa chọn, đồng thời mở đoạn nhạc nhảy ngắn trong thời gian 30 giây. Ngoài ra,
giáo viên cịn có thể điều hành học sinh đứng lên và vỗ vào vai người bên cạnh
kèm câu nói hài hước, dí dỏm mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn. Hay để học sinh
được thư giãn, giáo viên cho học sinh đứng dậy và matxa bằng động tác đơn
giản cho bạn bên cạnh…Giáo viên có thể vận dụng các trị chơi nhẹ nhàng trong
tài liệu của cơng tác Đồn Đội để hỗ trợ thêm cho hình thức tổ chức của mình
được phong phú hơn.
- Khi thảo luận nhóm, giáo viên tạo cho HS cơ hội thay đổi nhóm liên tục,

HS sẽ được di chuyển vị trí của mình theo sơ đồ hướng dẫn của GV….



×