Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

skkn nâng cao hiệu quả công tác vệ sinh ở trường trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.74 KB, 10 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số (do Thường trực HĐ ghi):…………………………………………………….
1. Tên sáng kiến: Nâng cao hiệu quả công tác vệ sinh ở trường Trung học
phổ thông.
(Nguyễn Bảo Ngọc, @THPT Phan Thanh Giản)
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Bảo vệ môi trường.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
* Hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp mới:
Vệ sinh môi trường đang là một vấn đề rất bức thiết trong cuộc sống
chung của chúng ta ngày hôm nay. Với môi trường học đường thì lâu nay sự ơ
nhiễm là có thực nhưng mọi người lại bỏ quên, và chính học sinh, cũng thể
hiện ý thức rất kém trong việc giữ gìn vệ sinh nơi trường lớp. Được biết, từ
cấp bậc mẫu giáo, tiểu học cho tới đại học, các em học sinh, sinh viên luôn
được giáo dục rất kỹ lưỡng về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh - sạch đẹp
ở mọi nơi, mọi chỗ.
Nhưng đáng buồn thay, ở bất cứ trường học nào, những cảnh tượng học sinh,
không giữ gìn vệ sinh học đường rất phổ biến. Nhiều em vứt giấy, rác vỏ của các
bao bì đựng quà vặt, bã kẹo cao su… lung tung nơi sân trường, hành lang lớp và
nhiều nữa là nơi ngăn bàn, dưới nền lớp học. Việc làm thiếu ý thức này đã gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan trường học và bầu khơng khí học tập và giảng
dạy, sinh hoạt, vui chơi của thầy cơ giáo và của chính các em. Khơng chỉ vứt rác
bừa bãi, nhiều em cịn vẽ bậy trên bàn học, trên tường.

1


Nguyên nhân của việc các em thiếu ý thức trong việc giữ gìn mơi trường vệ
sinh học đường là do thói lười biếng, lối sống ích kỷ nghĩ đến quyền lợi cá nhân


của một số em. Các em nghĩ rằng, những nơi công cộng như trường học, lớp học
không phải nhà mình, vậy thì việc gì mà phải mất cơng giữ gìn, đã có đội lao cơng
dọn dẹp. Cách suy nghĩ ấu trĩ như vậy thật là nguy hại. Rồi nữa, đó là do thói quen
có từ lâu, khó sửa đổi khi ở các lớp học, hàng ngày, mặc dù các thầy cô giáo và ban
cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở nhưng vẫn không thể nào giữ cho lớp học
sạch đẹp.
Trong những năm gần đây, công tác vệ sinh trường lớp, xây dựng cảnh quan
môi trường xanh, sạch, đẹp được nhà trường chú trọng, tổ chức trồng cây xanh trên
sân trường, vệ sinh các phòng học, phòng chức năng thực hiện hằng ngày, định kỳ
tổ chức lao động vệ sinh trường lớp, công tác tuyên truyền, nhắc nhở được thực
hiện thường xun do đó tình hình vệ sinh đã đạt được những chuyển biến tích
cực. Tuy nhiên, trong q trình thực hiện cịn một số tồn tại cần giải quyết như sau:
Thứ nhất: Ý thức giữ vệ sinh của học sinh còn hạn chế, lúc tăng cường
kiểm tra vệ sinh thì các em làm tốt nhưng khi khơng có người nhắc nhở thì các em
lại xã rác bừa bãi, vứt vỏ các bao bì quà vặt, bả kẹo cao su… nơi sân trường, hành
lang lớp, ngăn bàn, nền lớp học, nhiều em còn vẽ bậy trên bàn học, trên tường gây
mất vệ sinh chung, việc làm thiếu ý thức này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến
cảnh quan trường học và bầu khơng khí học tập, giảng dạy, vui chơi của thầy cơ
giáo và chính các em, ngay cả ở khâu vệ sinh lớp học hằng ngày, tinh thần tự giác
thực hiện của một số lớp vẫn chưa cao.
Thứ hai: Khâu tổ chức cho học sinh lao động định kỳ cịn mang tính phong
trào, học sinh khơng tự giác thực hiện mà chỉ làm qua loa, làm cho có, giáo viên ít
quan tâm, thiếu kiểm tra giám sát nên hiệu quả kém.
Thứ ba: “ Nhà vệ sinh của học sinh” mặc dù được quan tâm xây dựng kiên
cố, nhà trường có phân cơng nhân viên tạp vụ thực hiện dội rửa hằng ngày nhưng
do số lượng học sinh quá đông, số học sinh năm sau luôn cao hơn năm trước dẫn
2


đến nhà vệ sinh ln trong tình trạng q tải, nhất là vào giờ ra chơi, dẫn đến ô

nhiễm, bốc mùi khó chịu, ít nhiều ảnh hưởng sức khỏe và việc học tập, giảng dạy
của thầy trò và cả mỹ quan của nhà trường, bên cạnh đó do ý thức giữ vệ sinh của
một số em học sinh còn kém, không biết giữ vệ sinh chung, sử dụng xong không
dội nước, không bỏ rác đúng chổ, nghịch phá, không biết bảo quản các trang thiết
bị trong nhà vệ sinh dẫn đến hư hỏng.
Thứ tư: trong vấn đề giữ gìn vệ sinh chung của nhà trường xuất hiện nhiều
tập thể và cá nhân tiêu biểu. Tuy nhiên, những tấm gương này chưa được giới thiệu
đến toàn thể học sinh cũng như giáo viên nhà trường, mặc khác cũng có nhiều tập
thể, cá nhân thường xuyên vi phạm vấn đề vệ sinh trường lớp cũng ít bị phê bình
nhắc nhở.
Thứ năm: Việc trồng cây xanh cịn gặp nhiều khó khăn, cây trồng thiếu
người chăm sóc. Chính vì vậy trong những năm qua công tác xây dựng cảnh quan
chưa thực sự mang lại hiệu quả, sân chơi, sân tập của học sinh thiếu bóng mát. Vậy
làm thế nào để thực hiện tốt cơng tác vệ sinh học đường, hình thành thói quen giữ
gìn vệ sinh ở mỗi học sinh là điều tôi luôn trăn trở trong q trình cơng tác. Bởi vì
xây dựng môi trường học đường xanh, sạch, đẹp sẽ để lại những ấn tượng tốt đẹp
trong lòng mỗi học sinh, giáo viên và phụ huynh, không chỉ giúp các em thêm u
trường, u lớp, u thiên nhiên mà cịn có ý nghĩa thiết thực trong việc giáo dục ý
thức, thói quen bảo vệ môi trường, tạo sự lan tỏa đến gia đình và cộng đồng nơi
các em sinh sống đồng thời góp phần hình thành nền tảng nhân cách tốt đẹp và lối
sống văn minh cho thế hệ trẻ ngay từ tuổi học đường. Xuất phát từ nhiệm vụ đó,
tơi xin đề ra “nâng cao hiệu quả công tác vệ sinh ở trường Trung học phổ
thông”.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị cơng nhận sáng kiến:
- Mục đích của giải pháp:
Nêu lên kinh nghiệm đã làm trong việc nâng cao hiệu quả công tác vệ sinh ở
trong nhà trường.
3



- Nội dung giải pháp:
+ Tính mới của giải pháp:
Thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng nâng cao hiệu quả công tác vệ sinh
ở trong nhà trường. Qua đó, góp phần quan trọng vào việc giữ gìn vệ sinh chung
của nhà trường.
+ Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ:
Xây dựng môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp góp phần thực hiện tốt
phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực.
Giáo dục ý thức học sinh, hình thành thói quen giữ vệ sinh trường lớp, ý
thức tự giác bảo vệ môi trường thông qua những việc làm cụ thể hằng ngày qua đó
học sinh nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của vệ sinh mơi trường, từ đó có
thái độ và hành vi đúng, văn minh.
+ Cách thực hiện:
Vấn đề thực hiện công tác vệ sinh trường lớp là một trong những nhiệm vụ
mà Ban giám hiệu trường đề ra ngay từ đầu năm học, đây cũng chính là vấn đề mà
tơi tâm huyết bởi vì cơng việc này gắn liền bộ môn giáo dục công dân mà bản thân
đang phụ trách giảng dạy và giáo dục học sinh của nhà trường. Do đó, tơi xác định
đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong cơng tác của mình và cần có biện
pháp để cơng tác giáo dục học sinh thức bảo vệ môi trường ngày càng tốt hơn.
Trên cơ sở những mặt đã làm được và những tồn tại nêu trên, tơi xin trình
bày những giải pháp đã và đang thực hiện như sau:
a. Phân công khu vực vệ sinh cho từng lớp phụ trách
Căn cứ tình hình thực tế của nhà trường, bản thân đề xuất Ban giám hiệu xin
ý kiến về việc xây dựng kế hoạch lao động cho từng tháng, trong đó cần xác định
những khu vực dễ xảy ra tình trạng mất vệ sinh nhất như cầu thang, hội trường,
hành lang, khu vực căn tin… là những nơi học sinh thường tập trung ăn uống quà
bánh trong giờ ra chơi, từ đó lập bảng phân công mỗi lớp sẽ đảm nhiệm việc giữ vệ
4



sinh cho một khu vực riêng có ranh giới cho từng lớp. Các lớp vừa có trách nhiệm
lao động, vệ sinh khu vực được phân công hằng ngày, đồng thời cũng thực hiện
nhiệm vụ bảo vệ khu vực của mình, kịp thời phát hiện và báo cáo Ban chấp hành
Đoàn và Ban nề nếp vệ sinh những trường hợp học sinh làm mất vệ sinh để nhắc
nhở và có hình thức xử lý kịp. Đối với việc vệ sinh ở mỗi lớp, giáo viên chủ nhiệm
sẽ phân công theo từng tổ, từng cá nhân thực hiện hằng ngày.
Việc thực hiện vệ sinh trường lớp phải do chính học sinh thực hiện, giáo
viên là người phân công và hướng dẫn. Chỉ khi tự các em trực tiếp tham gia vào
việc giữ vệ sinh trường lớp với những việc làm vừa sức, vừa lứa tuổi, thì các em
mới biết yêu quý thành quả lao động bởi vì khơng ai giữ gìn, bảo vệ mơi trường
xanh, sạch đẹp bằng chính các em, từ đó sẽ dần hình thành ý thức, thói quen giữ vệ
sinh, chung tay góp phần làm đẹp thêm ngơi trường nơi các em học tập và vui
chơi.
b. Xây dựng kế hoạch lao động định kỳ
Để thực hiện công tác lao động định kỳ có hiệu quả khâu xây dựng kế hoạch
đóng vai trị quyết định. Kế hoạch được xây dựng phải căn cứ vào tình hình số
lượng học sinh ở mỗi lớp để phân công từng phần việc cụ thể cho từng lớp; công
việc phải phù hợp, vừa sức với học sinh. Đồng thời, mang lại hiệu quả giáo dục
cao.
Trong kế hoạch cần phân công giáo viên chủ nhiệm là người chịu trách
nhiệm kiểm tra giám sát học sinh mỗi lớp thực hiện và chịu trách nhiệm trước Ban
Giám hiệu, Ban nề nếp lao động để công tác lao động đạt hiệu quả. Khi kết thúc
buổi lao động, Ban lao động nhà trường sẽ tiến hành kiểm tra, ghi nhận và báo cáo
về Ban Giám hiệu từ đó có các hình thức động viên, khuyến khích kịp thời các tập
thể lớp hay cá nhân thực hiện tích cực để khơi gợi tính tự giác nơi các em cũng như
nhắc nhở, phê bình các lớp thực hiện chưa đạt và yêu cầu phải thực hiện lại.
c. Xác định “nhà vệ sinh sạch” là một tiêu chí để xây dựng mơi trường
giáo dục sạch sẽ và thân thiện
5



Một môi trường học đường thân thiện, xanh, sạch, đẹp phải là nơi mà ở đó
nhà vệ sinh đảm bảo sạch sẽ, đúng tiêu chuẩn. Để giải quyết vấn đề này một cách
hiệu quả, trước tiên, Ban Giám hiệu nhà trường cần xác định tầm quan trọng của
cơng trình nhà vệ sinh. Nhà vệ sinh ở bất cứ nơi đâu cũng quan trọng nhưng đối
với trường học, nhà vệ sinh lại càng quan trọng hơn. Bởi lẽ, trường học là môi
trường tập thể, học sinh đông, nhu cầu sử dụng lớn. Nếu nhà vệ sinh không được
khử khuẩn thường xuyên sẽ là nơi tích trữ nhiều mầm bệnh, có thể hình thành các
tác nhân gây bệnh nguy hiểm như tả, thương hàn…ảnh hưởng đến sức khỏe học
sinh. Vì thế vấn đề nhà vệ sinh trường học càng trở nên đặc biệt quan trọng cần
phải chú ý, từ đó Ban Giám hiệu cần có sự quan tâm sâu sát, chỉ đạo giải quyết
triệt để vấn đề nhà vệ sinh.
Với số lượng học sinh đông, để đảm bảo nhà vệ sinh luôn sạch thì nhân viên
tạp vụ phải túc trực dội rửa thường xuyên, nhất là vào giờ ra chơi. Ngoài ra, Bộ
phận thăm dò dư luận trong nhà trường lắng nghe phản ánh từ giáo viên, học sinh
và phụ huynh về vấn đề vệ sinh và nhà vệ sinh từ đó kiiến nghị với Ban giám hiệu
nhà trường để Ban giám hiệu có những chỉ đạo giải quyết các vấn đề cần khắc
phục, sửa chữa kịp thời khi có sự cố hư hỏng, trang bị đầy đủ các dụng cụ vệ sinh,
xà phòng, chất tẩy rửa và đặc biệt cần chú ý đến nguồn nước dội rửa, khơng để xảy
ra tình trạng thiếu nước ở nhà vệ sinh.
Song song đó, nhà trường cần chú ý đến việc tuyên truyền nâng cao ý thức
của học sinh về việc giữ gìn vệ sinh chung. Để nâng cao nhận thức về vấn đề vệ
sinh học đường cho các em học sinh, trước mắt, những việc có thể làm hằng ngày
là giáo dục các em ý thức bảo vệ, tiết kiệm nguồn nước sạch, tắt vòi nước sau khi
sử dụng, vệ sinh đúng chỗ, dội nước sau khi vệ sinh…Cần có nhiều hoạt động giáo
dục, tuyên truyền giáo dục trực tiếp và làm thay đổi nhận thức, ý thức cho các em
đặc biệt là thông qua phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện- học sinh tích
cực”. Từ đó giúp các em nâng cao ý thức, khắc phục các thói quen xấu, phản vệ
sinh, xây dựng các hành vi vệ sinh có lợi cho sức khỏe.
d. Phong trào “ Xanh hóa sân trường, lớp học”

6


Trường, lớp xanh mát, ngập tràn màu sắc thiên nhiên, để mỗi ngày đến lớp
các em học sinh như có cảm giác hịa mình vào thiên nhiên, giúp tâm hồn thư giản,
giảm bớt áp lực trong học tập.
Để thực hiện phong trào này nhà trường giao cho mỗi lớp phụ trách một bồn
hoa. Các em cùng chung tay góp sức vào việc chăm sóc, nhổ cỏ, tưới nước, bảo vệ
bồn hoa của lớp mình.
Nhà trường phát động phong trào “ Lớp học xanh” nhằm phát huy tính chủ
động, sáng tạo của mỗi giáo viên và học sinh. Giáo viên chủ nhiệm cùng các em
học sinh trong lớp sẽ thảo luận, đề xuất các ý tưởng trang trí cho lớp mình. Một số
ý tưởng hay như: tận dụng các vật liệu phế thải, các loại chai nhựa để làm bình hoa
trang trí lớp, mỗi tổ trồng một chậu hoa, chậu cây xanh làm đẹp thêm cho lớp
mình.
Ban Giám hiệu phân cơng Đồn thanh niên phụ trách cơng trình thanh niên,
xây dựng cơng trình thanh niên, vận động giáo viên và nhân viên trong trường
trồng hoa, cây cây xanh trong khuôn viên trường, tổ chức “ Tết trồng cây” theo
tấm gương của Bác Hồ vào dịp lễ, Tết. Phong trào đã giúp cho hệ thống cây xanh
của nhà trường luôn được bảo vệ, chăm sóc xanh tốt. Tạo khn viên trường mát
mẻ, sảng khoái.
e. Sự phối hợp của các bộ phận, các đồn thể trong nhà trường
Để thực hiện cơng tác vệ sinh trường học đạt hiệu quả thì nhất thiết phải có
sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong nhà trường:
Thứ nhất: phối hợp với giáo viên chủ nhiệm các khối lớp
Để hình thành thói quen, ý thức giữ vệ sinh nơi học sinh phải kể đến vai trò
của giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm. Thầy cô là người trực tiếp quản lý lớp,
xử ly các trường hợp không làm vệ sinh lớp, đổ rác không đúng nơi quy định.
Thứ hai: phối hợp với giáo viên bộ môn thông qua nội dung bài học sẽ lồng
ghép các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào tiết giảng, các tiết hoạt động

ngồi giờ sẽ phân cơng, nhắc nhở các em thực hiện vệ sinh lớp học, vệ sinh khu
7


vực lớp mình phụ trách, giám sát việc thực hiện, hằng tuần sẽ tổng kết, tuyên
dương các nhóm, tổ hoặc cá nhân thực hiện tốt, phê bình, nhắc nhở các em khơng
thực hiện theo nội quy đề ra và có hình thức xử lý thích hợp.
Thứ ba: phối hợp trong lập kế hoạch lao động và tổ chức thực hiện
Khi xây dựng kế hoạch, cần có sự thống nhất giữa các bộ phận, các tổ chức
Đoàn – Hội để phân công công việc cho phù hợp về thời gian, nội dung công việc
cho từng lớp cũng như giám sát việc thực hiện một cách hiệu quả và chịu trách
nhiệm trước Ban Giám hiệu nhà trường.
Thứ tư: phối hợp với Ban chấp hành đồn trường, Ban chấp hành Cơng đồn
Đồn –Hội nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chức các phong trào trồng cây
xanh như: Ngày chủ nhật xanh, ngày thứ năm tình nguyện , tổ chức các buổi ngoại
khóa về mơi trường cho học sinh tham gia qua các hình thức như: vẽ tranh, xây
dựng các tiểu phẩm đề tài môi trường, các phong trào thi đua lớp học xanh-sạch,
thu gom giấy vụn làm kế hoạch nhỏ, ….thu hút được đơng đảo học sinh tích cực
tham gia và mang lại hiệu quả thiết thực.
Cơng đồn giữ vai trị hết sức quan trọng trong việc giữ gìn vệ sinh chung
của nhà trường. Đặc biệt là trong các buổi tổng vệ sinh để chào mừng các ngày lễ
lớn trong năm. Sự tham gia lao động nhiệt tình của thầy cơ sẽ là tấm gương để các
em học sinh noi theo.
f. Phát động phong trào thực hiện tổng vệ sinh trong nhà trường
Để cơng tác vệ sinh trong trường có hiệu quả thường xuyên và liên tục thì
các thành viên trong nhà trường bao gồm học sinh, giáo viên và công nhân viên
trong nhà trường phải thường xuyên thức được vai trò và tầm quan trọng trong
việc giữ gìn vệ sinh chung từ đó sẽ góp phần hình thành ý thức chung của các
thành viên nhà trường. Trong thời gian qua với sự đề xuất của bản thân cùng bộ
phận quản lí lao động và vệ sinh đã phát động được 10 buổi tổng vệ sinh trong tồn

bộ khn viên nhà trường với sự tham gia nhiệt tình và nghiêm túc của hơn 1400
học sinh và 79 giáo viên công nhân viên nhà trường. Ngoài ra, Ban đại diện cha mẹ
8


học sinh của trường và hội cựu giáo chức cũng tham gia nhiệt tình làm cho cơng
tác vệ sinh bảo vệ môi trường không chỉ trong phạm vi nhà trường mà còn lan tỏa
đến Ban đại diện cha mẹ học sinh.
j. Sự quan tâm chỉ đạo từ Ban Giám hiệu
Để thực hiện tốt cơng tác vệ sinh học đường thì sự chỉ đạo từ Ban Giám hiệu
nhà trường là khâu quyết định. Bam Giám hiệu, trước hết là Hiệu trưởng nhà
trường, phải xác định đây là một trong những tiêu chí quan trọng, nhiệm vụ cấp
bách để thực hiện thành cơng mơ hình “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực”,
từ đó có sự chỉ đạo kịp thời, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong q trình
thực hiện.
Ban Giám hiệu phải quán triệt trong toàn thể đội ngũ cán bộ, giáo viên,
nhân viên và học sinh của trường về những lợi ích, ý nghĩa của cơng tác vệ sinh
trường học, xem đây là mục tiêu phấn đấu của tập thể nhà trường để xây dựng hình
ảnh nhà trường thực sự xanh, sạch, đẹp và thân thiện, đưa tiêu chí vệ sinh vào nội
dung bình xét thi đua cuối năm.
Ban Giám hiệu tham mưu, kiến nghị với các ban ngành cấp trên, với địa
phương hỗ trợ nhà trường trong q trình xây dựng mơ hình trường học xanh,
sạch, đẹp.
Ban giám hiệu cũng có hình thức khen thưởng những tập thể, cá nhân cũng
nhà trường có những đóng góp tích cực trong vấn đề bảo vệ môi trường của nhà
trường và đồng thời, phê bình, tập thể, cá nhân khơng có thức trong việc giữ gìn
vệ sinh chung của nhà trường.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Đây là một việc làm hết sức đơn giản mà hiệu quả mang lại rất cao trong các
hoạt động giáo dục của nhà trường. Mơ hình này có thể áp dụng cho tất cả các

trường từ bậc tiểu học đến Trung học cơ sở, Trung học phổ thông. Bản thân đã áp
dụng những giải pháp nêu trên và thu được những kết quả tích cực góp phần quan
trọng vào việc giữ gìn vệ sinh chung của nhà trường.
9


Từ những giải pháp trên có thể áp dụng vào thực tiễn của từng đơn vị trường
học trong phạm vi tồn ngành. Các giải pháp thực hiện cơng tác vệ sinh trường lớp
và xây dựng cảnh quan nhà trường cần được tiến hành thường xuyên, với sự chỉ
đạo của Ban Giám hiệu, sự phối hợp đồng bộ của nhiều lực lượng và đối tượng
tham gia để vấn đề vệ sinh trường lớp, xây dựng cảnh quan đạt hiệu quả tốt.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
giải pháp:
Với những biện pháp áp dụng trong thời gian qua, công tác vệ sinh trường
lớp và xây dựng cảnh quan đã mang lại hiệu quả cao, trường lớp sạch đẹp , khang
trang, nhà vệ sinh trường học luôn sạch sẽ, tạo ra môi trường học đường thật sự
thân thiện, gần gũi thiên nhiên, góp phần thực hiện tốt phong trào “ Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy
và học của nhà trường.
Phong trào đã mang đến sự lan tỏa trong toàn thể cán bộ giáo viên, nhân
viên và học sinh trong trường, hình thành ý thức tự giác với những thói quen vệ
sinh tốt nơi các em, không chỉ giữ vệ sinh nơi sân trường, lớp học mà còn thực
hiện tốt nơi gia đình, địa phương nơi các em sống.
Làm tốt vệ sinh trường học đã góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác tuyên
truyền giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường. Đồng thời, giúp học sinh gắn việc
học ly thuyết với thực hành góp phần giúp các em vận dụng kiến thức đã học để
giải quyết vấn đề đặt ra trong cuộc sống.
3.5. Tài liệu kèm theo gồm:
- Bản vẽ, sơ đồ: khơng (bản)
- Bàn tính tốn: khơng (bản)

- Các tài liệu khác: không (bản)

Bến Tre, ngày 20 tháng 3 năm 2018
10



×