Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

skkn xây dựng nguồn minh chứng cụ thể để làm rõ trọng tâm khi giảng dạy bài một số hiểu biết về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân ” trong chương trình lớp 12 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.84 KB, 20 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Giáo dục quốc phòng, An Ninh cho học sinh là một bộ phận quan trọng của
cơng tác giáo dục quốc phịng tồn dân. Giáo Dục Quốc Phịng, An Ninh là
mơn học chính khóa nằm trong chương trình giảng dạy của các trường Trung
Học Phổ Thông đã xác định rõ mục tiêu giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc
phòng - an ninh: “Nhằm góp phần đào tạo con người phát triển tồn diện, hiểu
biết một số nội dung cơ bản về quốc phòng, an ninh; truyền thống đấu tranh
chống ngoại xâm của dân tộc, trách nhiệm nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ
quốc; nâng cao lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có ý thức cảnh giác trước
âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch; có kiến thức cơ bản về đường lối
quốc phịng, an ninh; có kỹ năng quân sự, an ninh cần thiết để tham gia vào sự
nghiệp xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, sẵn
sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
- Đây là môn học mang tính tổng hợp, tích hợp cao, chứa đựng trong đó cả
các kiến thức xã hội và tự nhiên, kỹ thuật; kết hợp giữa truyền thống kinh
nghiệm đánh giặc giữ nước và các thành tựu của khoa học, kỹ thuật quân sự
hiện đại.
- Có các kiến thức lý luận cơ bản và khối lượng các kỹ năng công tác quốc
phòng - an ninh, chiến thuật - kỹ thuật quân sự nhất định.
- Có quan hệ chặt chẽ với nhiều mơn học khác như: tốn, lý, hố, lịch sử,
giáo dục thể chất, giáo dục chính trị…và một số bộ mơn của các trường quân
sự, an ninh.
Trong chương trình của khối 12, bản thân tơi đã giảng dạy nhiều năm có rất
nhiều bài, nội dung khó như bài ‘‘ Một số hiểu biết về nền Quốc Phịng tồn
dân, An Ninh nhân dân” Để giảng dạy bài này đạt hiệu quả cao, muốn truyền

1


đạt đủ nội dung, kiến thức trong sách giáo khoa cho học sinh hiểu bản thân


người giáo viên phải tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu có liên quan…để lấy ra
được ví dụ minh chứng làm rõ nội dung bản thân cần trình bày kết hợp với
giảng dạy theo phương pháp mới thì học sinh mới nắm được bài sâu sắc hơn.
Qua đó tơi mạnh dạn viết chun đề “ Xây dựng nguồn minh chứng cụ thể
để làm rõ trọng tâm khi giảng dạy bài: Một số hiểu biết về nền Quốc Phịng
tồn dân, An Ninh nhân dân ” trong chương trình lớp 12 THPT.
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN
1. Thuận lợi :
- Thanh Hóa là tỉnh ln đi đầu trong cơng tác Giáo dục Quốc phịng, An ninh
cho sinh viên và học sinh trên toàn tỉnh.
- Bản thân tôi được nhà trường tạo điều kiện cho đi học lớp Đại học Giáo dục
Thể chất – Giáo dục Quốc phòng và là báo cáo viên của Sở giáo dục và Đào
tạo Thanh Hóa tham gia tập huấn nhiều lần với các chuyên đề và nội dung
khác nhau về triển khai lại cho đội ngũ cán bộ giáo viên chuyên trách và bán
chuyên trách trong tỉnh.
- Là tổ trưởng chuyên mơn phụ trách mơn học này
- Bên cạnh đó, tơi cũng rất may mắn được sự đồng tình và giúp đỡ, động viên
hết sức nhiệt tình của Ban giám hiệu nhà trường và của bạn bè đồng nghiệp.
- Công nghệ thơng tin phần nào đáp ứng nhu cầu tìm kiếm tư liệu khi cần thiết
cho bài giảng.
- Đội ngũ cán bộ giáo viên chuyên trách đã được cử đi đào tạo cấp chứng chỉ
( 6 tháng ) đầy đủ.
- Giờ dạy mơn giáo dục quốc phịng thực sự mang lại cho tơi sự cảm hứng và
muốn tìm tịi, học hỏi nhiều hơn nữa.
2. Khó khăn :

2


- Trang thiết bị đồ dùng dạy học đã được cấp nhưng còn hạn chế về chất lượng

sản phẩm, đặc biệt là sách gióa khoa cho học sinh và tài liệu tham khảo cho
giáo viên đang còn thiếu.
- Việc phối hợp giữa nhà trường với Hội đồng GDQP địa phương nhiều khi
cịn chưa thơng suốt
- Việc tìm kiếm các tư liệu phục vụ bài dạy cũng rất khó khăn vì khơng có lưu
hành trên thị trường.
- Một số học sinh cịn coi trọng các mơn văn hóa khác, chưa hiểu hết tầm quan
trọng của môn học này.
- Cơ chế thị trường cũng ảnh hưởng không nhỏ đến môn học.
3. Kết qu ca thc trng.
Qua thực trạng trên cho thấy, bản chất của vấn đề chính
là ở chỗ, ngời giáo viên phải giảng dạy môn GDQP - AN trc ht
phi tõm huyt, say mờ, nhit tỡnh, cn nắm vững kiến thức và phơng pháp có biện pháp khắc phục để giúp công việc dạy học đạt kết quả cao. Và tôi thÊy chuyên đề nµy, đã tạo nên niềm
hứng khởi khi tip thu bi ging rất có hiệu quả một cách bất ngờ,
từ đó thúc đẩy đợc qúa trình học tập của học sinh, đặc
biệt có thể giúp các em nắm v÷ng kiÕn thøc, việc kiểm tra đánh
giá đạt được kết quả cao hơn.

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu chuyên đề này phải dựa trên kiến thức của sách giáo khoa, phải
năm vững được kiến thức đó là điều khơng thể thiếu trong q trình giảng dạy,
đặc biệt không được quá lạm dụng kiến thức ngoại vi dẫn đến không đảm bảo

3


mục tiêu, yêu cầu bài học, về mặt kiến thức trong sách giáo khoa và không
đảm bảo thời lượng quy định.
- Tìm tịi ở tất cả các loại tài liệu, các phương tiện thơng tin đại chúng… có

liên quan đến môn học, bài học.

4


II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.
1. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Tôi lựa chọn một số phương pháp sau.
a.. Vận dụng PPDH nêu vấn đề
Dạy học nêu vấn đề là một kiểu PPDH nhằm tổ chức hoạt động tìm tịi,
sáng tạo của người học theo cách nêu lên và luận giải các mâu thuẫn trong lý
thuyết và thực tiễn.
Dạy học nêu vấn đề bao gồm các nhân tố cơ bản: vấn đề học tập, câu
hỏi vấn đề, nhiệm vụ vấn đề và tình huống có vấn đề.
* Các mức độ, hình thức vận dụng dạy học nêu vấn đề trong dạy học
GDQP-AN:
- Trình bày nêu vấn đề
Ở đây, người dạy đặt vấn đề học tập và tự mình giải quyết vấn đề, cịn
người học theo dõi lĩnh hội lơgic, cách thức, phương án giải quyết vấn đề của
người dạy. Mức độ này có thể vận dụng trong hình thức bài giảng về khái
niệm Quốc phịng, Quốc phịng tồn dân, những tư tưởng chỉ đạo của Đảng,
nhiệm vụ, nội dung, biện pháp xây dựng nền quốc phịng tồn dân, an ninh
nhân dân…
- Tìm tịi một phần
Ở mức độ tìm tịi một phần, người dạy hình thành các vấn đề học tập,
người học tham gia giải quyết một phần các vấn đề đó. Mức độ này thường
được tổ chức dưới các hình thức trao đổi, học nhóm, thảo luận, xemina…
- Nghiên cứu vấn đề
Đây là mức độ các vấn đề học tập được nâng dần lên thành các vấn đề
khoa học. Giáo viên hướng dẫn từng bước cho học sinh tìm kiếm, hình thành
vấn đề và tự giải quyết vấn đề đó. Mức độ này được thể hiện trong các hình

thức tự học, tự nghiên cứu, viết thu hoạch, tiểu luận chuyên đề, báo cáo…
* Một số cách thức xây dựng vấn đề học tập, tạo ra tình huống có vấn
đề trong các buổi học.

5


- Nêu lên những mâu thuẫn giữa lý luận và thực tiễn đòi hỏi người học
phải vận dụng kiến thức lý luận để giải thích bản chất các hiện tượng, sự kiện
thực tế.
- Nêu lên mâu thuẫn giữa quan niệm thông thường và quan niệm khoa
học để tạo ra " tình huống khơng phù hợp"
- Nêu lên các quan niệm, nhận định, ý kiến khác nhau xung quanh một
vấn đề nào đó để tạo ra " tình huống xung đột"
- Đưa ra những quan điểm phản động, phản khoa học, đối lập đòi hỏi
người học phải lập luận, làm rõ tính chất phản khoa học, xuyên tạc, giả dối của
những quan điểm đó. Kiểu nêu vấn đề này sẽ tạo ra " tình huống phản bác"
trong buổi học…
b. Vận dụng phương pháp đóng vai
Đóng vai là một phương pháp dạy học mang tính chất tích cực, trong đó
người dạy tái tạo lại, mơ hình hố các hành động đặc trưng của hoạt động
nghề nghiệp tương lai, tổ chức cho người học sắm vai thực hiện những thao
tác phù hợp với chuẩn mực hành vi, hành động thực, thơng qua đó hình thành
kĩ năng hoạt động nghề nghiệp cho người học.
Trong bộ mơn giáo dục quốc phịng-an ninh đóng vai có thể sử dụng
được trong huấn luyện nghệ thuật quân sự, kỹ chiến thuật, thể thao quân sự…
Trong phương pháp đóng vai, hoàn cảnh thực của đời sống hoạt động
quân sự được giáo viên lựa chọn, xây dựng thành kịch bản. Học sinh được
phân vai phải sử dụng tổng hợp các tri thức, kĩ năng đã học và kinh nghiệm
thực tế để thể hiện các thao tác hành động theo nội dung kịch bản và sự đạo

diễn của giáo viên.
Các bước cơ bản thực hiện phương pháp đóng vai như sau:
- Xác định mục tiêu dạy học ( được cụ thể hố bằng tiêu chí kĩ năng
tương ứng)
- Thiết kế kịch bản
- Phân vai
6


- Giới thiệu quy tắc, cách thức nhập vai, các tương tác giữa các vai
- Giáo viên điều khiển các tình huống đóng vai, học sinh thể hiện các
thao tác, hành vi…
- Thảo luận, rút kinh nghiệm; đánh giá tổng kết buổi học đóng vai.
c. Vận dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan
Trắc nghiệm khách quan ( Test) được xem là phương pháp đo đạc và
đánh giá khách quan trình độ, khả năng, kết quả nhận thức của người học bằng
hệ thống các câu hỏi theo những tiêu chí nhất định.
Câu hỏi trắc nghiệm khách quan là loại câu hỏi cung cấp cho người học
một phần hay tất cả các thơng tin cần thiết và địi hỏi người học phải hoàn
thiện câu trả lời hoặc lựa chọn phương án trả lời.
Trong dạy học các nội dung của môn giáo dục quốc phịng có thể xây
dựng một số dạng câu trắc nghiệm điển hình sau đây:
- Loại câu điền khuyết: là câu đòi hỏi người học phải nhớ lại và cung
cấp (điền thêm) câu trả lời bằng một hay một vài từ trên cơ sở của một câu
hỏi trực tiếp hay một câu nhận định cịn chưa đầy đủ.
Thí dụ: Tư tưởng chỉ đạo của Đảng về xây dựng nền QPTD, ANND là:
Gắn nhiệm vụ quốc phòng với nhiệm vụ an ninh; phối hợp chặt chẽ hoạt động
quốc phòng, an ninh với hoạt động … (đối ngoại)
- Loại câu lựa chọn " đúng - sai" : là câu yêu cầu người học phải lựa
chọn một trong hai phương án trả lời: đúng hay sai, có hoặc khơng khi tiếp

xúc với một tin nào đấy.
Thí dụ: Chức năng của Quân đội ta là chiến đấu, công tác, lao động sản
xuất? Đúng hay sai?
- Loại câu hỏi lựa chọn nhiều phương án
Thường có hình thức một câu hỏi dẫn được nối tiếp bằng nhiều câu trả
lời (thường là 3 -4 câu) đòi hỏi người học phải chọn ra câu đúng.

7


Yêu cầu chung khi sử dụng bộ trắc nghiệm là phải đảm bảo độ khách
quan, độ tin cậy, tính vừa sức, tính phân biệt và trong kiểm tra, thi cần phải sử
dụng kết hợp các câu trắc nghiệm với câu tự luận.
2. SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP VÀ LẤY NGUỒN MINH CHỨNG CỤ THỂ
CHO CÁC TIẾT HỌC.

* Tiết 1: bài 2 MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ NỀN QUỐC PHỊNG
TỒN DÂN, AN NINH NHÂN DÂN
( SGK lớp 12 THPT)
1. T tëng chØ đạo của Đảng về thc hin nhiệm vụ QP,
AN trong thi kỡ mi .
Muốn HS hiểu đợc những t tởng chỉ đạo của Đảng về
thực hiện nhiệm vụ QPAN, cần làm rõ cho học sinh nắm
đợc những khái niệm về QP- AN.
a. GV khái quát quá trình dựng nớc và giữ nớc của dân
tộc VN
( những mốc L.Sử lớn), nêu câu hỏi : QP đợc đặt ra khi
nào( chung cho các quốc gia và VN) ? Vì sao mà phải kết hợp
QP với AN ?
- Quốc phòng là công cuộc giữ nớc của một quốc giaĐây là

đặc điểm chung của mọi quốc gia trên thế giới nhng cách
thức thì khác nhau, sự khác nhau đó đợc cụ thể bằng các vÝ
dơ sau:
+ VD minh họa 1: : Hµn Qc vµ Nhật Bản là 2 quốc gia có nền
kinh tế hùng mạnh nhng nền QP lại đặt dới sự bảo trợ của nớc
thứ 2 đó là Mĩ.
+ VD minh ha 2: Triều Tiên và I Ran nền QP lại dựa trên nền
tảng của sự phát triển vũ khí hạt nhân.

8


+ VD minh họa 3: MÜ cã nÒn QP dùa trên tiềm lực của nền kinh
tế hùng mạnh và sự phát triển công nghệ vũ khí vợt bậc
+ Còn với Việt Nam chúng ta là xây dựng nền QP toàn dân
trong đó lấy sức mạnh quân sự là đặc trng đà đem lại cho
dân tộc và thế giới những trang sử hào hùng không thể phủ
nhận.
- Đặt câu hỏi cho hs thảo luận tại sao nền QP của chúng ta lại
mang tính chất của dân, do dân, vì dân ” ?

Nhà nước của dân, do dân, vì dân bởi vì “ lực lượng bao nhiêu là nhờ
dân hết”. Nhà nước muốn điều hành quản lý xã hội có hiệu quả thì phải dựa
vào dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “dân như nước mình như cá”; phải
“đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân…Chính phủ chỉ giúp kế
hoạch cổ động” . Vì vậy Đảng ta ln chủ trương dựa vào dân, tạo điều kiện
để nhân dân phát huy cao nhất quyền làm chủ , tham gia tích cực vào việc
quản lý Nhà nước .
Nhà nước vì dân, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh có nghĩa là mọi hoạt động
của Nhà nước đều phải xuất phát và vì lợi ích của nhân dân; việc gì có lợi

cho dân thì phải làm cho kỳ được ; việc gì có hại cho dân thì phải hết sức
tránh. Người chỉ rõ: chế độ ta là chế độ dân chủ, nhân dân là chủ, Chính
phủ là đầy tớ của nhân dân. Nhân dân có quyền đơn đốc và phê bình Chính
phủ. Chính phủ thì việc to, việc nhỏ đều nhằm mục đích phục vụ lợi ích của
nhân dân “Các cơng việc của chính phủ làm phải nhằm vào mục đích duy
nhất là mưu tự do hạnh phúc cho mọi người. Cho nên chính phủ nhân dân
bao giờ cũng phải đặt quyền lợi dân lên trên hết thảy. Việc gì có lợi cho dân
thì làm. Việc gì có hại cho dân thì tránh” . Xây dựng một Nhà nước vì dân
là một nhà nước không đặc quyền, đặc lợi, phục vụ nhân dân tận tụy, một
nhà nước trong sạch, chí cơng vơ tư. Bác đã dạy rằng: Phải xây dựng một
9


nền chính trị liêm khiết, kiên quyết đấu tranh với ba thứ giặc nội xâm là:
tham ơ, lãng phí, quan liêu. Một mặt Nhà nước phải thực hành dân chủ rộng
rãi với nhân dân mặt khác phải thực hành chuyên chính với mọi hành động
xâm hại đến lợi ích của Tổ quốc, quyền làm chủ của nhân dân. Trong hàng
loạt vấn đề được đề cập, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh vấn đề
bản chất xã hội chủ nghĩa, tính dân chủ, tính nhân dân, tính nhân đạo của
Nhà nc m nhõn dõn ta xõy dng.
+ Giáo viên chốt lại vấn đề: Truyền thống lịch sử đà minh
chứng rằng mọi ngời dân Việt Nam từ đời xa đến nay đều
nêu cao ý thức quật cờng bảo vệ đất nớc lúc lâm nguy, lúc
khó khăn gian khổ. Quân đội từ đâu mà ra? Từ nhân dân
mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu để bảo vệ quê hơng,
đất nớc, con ngời, dòng tộc và bản thânđó là triết lý nên
nền QP của ta là nền QP của dân, do dân, vì dân
- Ngày nay để đảm bảo đợc an ninh quốc gia phải đòi hỏi có
sự kết hợp đồng bộ giữa nền QP toàn dân với an ninh nhân
dân, nói đến QP là phải có An Ninh và ngợc lại nói đến An

Ninh là phải có QP.
* Nh vậy với những VD và nguồn minh chứng trên tôi đà làm
sáng tỏ những khái niệm cơ bản về QP và AN trong SGK giúp
hs hiểu bài sâu sắc hơn.
b. Những t tởng chỉ đạo của Đảng
*. Kt hp cht chẽ 2 nhiệm vụ chiến lược của CMVN trong thời kì mới:
+ Dựng nước phải đi đơi với giữ nước trong tình hình mới hiện nay khơng thể
xem thường mặt nào, Nó phản ánh quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc.
+ Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập. Thế và lực của Việt Nam đang
phát triển rất đáng mừng. Tuy nhiên, các thế lực thù địch vẫn đang tìm cách

10


phá hoại sự nghiệp xây dựng và phát triển của đất nước. Vì vậy, nhiệm vụ bảo
vệ Tổ quốc lúc nào cũng được đặt lên hàng đầu. Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau. Khơng giữ được ổn định chính trị,
khơng bảo vệ tốt lãnh thổ, chủ quyền quốc gia thì không thể xây dựng đất
nước. Đồng thời, không xây dựng đất nước giàu mạnh thì khơng có điều kiện
để bảo vệ tốt lãnh thổ, chủ quyền quốc gia.
Dĩ nhiên, điều tơi muốn nhấn mạnh ở đây chính là chúng ta cần xây
dựng tốt thế trận lòng dân trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Đất nước phát triển
càng giàu mạnh, điều kiện sống của người dân càng tốt hơn, thì thế trận lòng
dân càng vững chắc. Chúng ta biết rằng, kinh tế chậm phát triển, giá cả leo
thang, tệ nạn xã hội không được đẩy lùi, đời sống người dân cịn khó khăn, ốm
đau, bệnh tật khơng có điều kiện chữa trị… thì chắc chắn lịng dân chưa n.
Điều cần thiết là chúng ta phải làm sao để kinh tế-xã hội ngày càng phát triển,
đất nước ngày càng giàu mạnh, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân
không ngừng được cải thiện… đó là cách bảo vệ tốt nhất, chủ động nhất.
-Hai nhiệm vụ chiến lược này phải có quan hệ chặt chẽ với nhau thì mới có đủ

tiềm lực để bảo vệ tổ quốc. Thực tế đã chứng minh trong xây dựng và bảo vệ
nếu xây dựng mà khơng bảo vệ thì sẽ sụp đổ nhanh chóng, cịn nếu xây dựng
khơng tốt thì sẽ khơng có khả năng tự bảo vệ
+ XD CNXH phải đi đôi với bảo vệ chế độ lấy CN Mác- Lê Nin và tư tưởng
Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam.
- VD minh họa 1: Như ngay tại quê hương Vĩnh Lộc - Thanh hóa chúng ta là
Nhà Hồ ( triều đại Hồ Quý Ly ) đã XD được nhiều thành lũy kiên cố nhưng
vẫn thất bại nhanh chóng vì một lý do rất đơn giản bởi bức tường thành vững
chắc nhất là bức tường lịng dân khơng XD được…)
- VD minh họa 2: Khi bị quân đội Mĩ và liên quân tấn công, quân đội của
tổng thống Sadam Hussen đã không chống cự nổi trong một thời gian ngắn bởi
người dân đã không tham gia kháng chiến người ta coi chiến tranh là nhiệm vụ

11


của lực lượng chuyên trách....
*. Kết hợp QP với ANKT:
+ Quá trình kết hợp phải từ trong chiên lược quy hoạch đầu tư và phát triển
toàn quốc với từng nghành, từng địa phương và từng doanh nghiệp.Đây là sự
gắn kết tất yếu bởi QPAN với KT có mối quan hệ biện chứng như KT làm ra
KT nhưng QP- AN lại tiêu tốn KT bởi vì cả hai đều thống nhất một mục đích
đó là xây dựng và bảo vệ tổ quốc nên đây là mối QH biện chứng với nhau.
- VD minh họa 1: Nhà nghèo có khi khơng cần đóng cửa để bảo vệ trộm
nhưng khi có KT lại phải xây từ tường rào đến các thiết bị khác để bảo vệ
thành quả mà mình làm ra…
* Gắn nhiệm vụ QP với AN; phối hợp chặt chẽ hoạt động QP,AN với hoạt
động đối ngoại.
- Hoạt động đối ngoại một cách chủ động, thực hiện có kết quả chính sách đối
ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Tranh thủ

những điều kiện thuận lợi để triển khai mạnh mẽ hơn hoạt động đối ngoại nghị
viện trong tình hình mới, đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế để phát
triển đất nước nhanh và bền vững. Để làm tốt vấn đề này đòi hỏi phải có sự
phối hợp đồng bộ, gắn kết chặt chẽ mang tính hệ thống có chọn lọc.
- Một là, kết hợp an ninh với quốc phịng trong q trình thu thập, xử lý thông
tin liên quan đến nhiệm vụ an ninh, quốc phòng.
- Hai là, kết hợp an ninh với quốc phịng trong việc phân tích, đánh giá, xác
định đối tác, đối tượng và các mối đe dọa đối với an ninh, quốc phòng
- Ba là, kết hợp chặt chẽ an ninh với quốc phòng ở từng cấp độ khác nhau 3
cấp độ:
+ Thứ nhất, kết hợp an ninh với quốc phòng ở cấp độ hoạch định và chỉ đạo
thực hiện quyết sách quốc gia
+ Thứ hai, kết hợp an ninh với quốc phòng ở cấp tổ chức thực hiện

12


+ Thứ ba, kết hợp an ninh với quốc phòng ở cấp tham mưu và tổ chức thực hiện
+ Không chỉ bảo vệ vững chắc độc lập, AN, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ,
bảo vệ ND, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ XHCN…kết hợp bảo vệ đất nước từ
xa: đặt mối quan hệ rộng rãi có sàng lọc đến đâu bảo vệ đến đấy ở tất cả các
lĩnh vực, quốc gia, châu lục…
+ Ngày nay đất nước đang trong quá trình hội nhập, các thành phần kinh tế
đều tham gia một cách tích cực góp phần vào cơng cuộc CNH, HĐH đất nước,
nhưng nó cũng có những mặt tiêu cực như: Có rất nhiều các tổ chức, tập đồn,
cơng ty, xí nghiệp…vào nước ta đầu tư, hợp tác, xây dựng hai bên cùng có lợi
nhưng mặt trái lại là phá hoại ở nhiều lĩnh vực:
- VD minh họa 1: Về kinh tế - Một tập đoàn của nước ngồi vào VN đầu tư làm
ăn, vốn phía nước ngồi là 70% ( bao gồm nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị,
chuyên gia, kĩ sư đầu ngành…), vốn phía địa phương là 30% ( bao gồm địa bàn,

đất XD nhà xưởng, lao động địa phương…). Hợp đồng 2 bên là lãi cùng hưởng,
lỗ cùng chịu, nhiều năm đầu sau khi khấu trừ phí SX, tiêu thụ hàng hóa…nhưng
đều lỗ dẫn đến phá sản và phải bán cho một tổ chức thứ 3 ( thực chất tổ chức
này cũng thuộc tập đoàn nước ngoài nọ) lúc này toàn bộ quyền hạn đã rơi vào
tay nước ngồi, phía địa phương chỉ cịn biết đứng nhìn mà khơng thể tiếp cận
được. vấn đề này đã diễn ra rất nhiều ở những khu chế suất, khu CN…ở VN
như khước từ các phóng viên, nhà báo vào làm việc thậm chí đánh đập ép cơng
nhân VN làm thêm giờ… khi họ đòi các quyền lợi chính đáng theo luật lao
động chưa nói đến nhiều vấn đề có liên quan như an tồn lao động, ơ nhiểm mơi
trường…Vấn đề này địi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan chức
năng thậm chí là cấp nhà nước bằng nhiều biện pháp để đem lại sự phát triển
bền vững và ổn định cho địa phương và đất nước.
- VD minh họa 2: Chủ quyền biển đảo, nhiều năm gần đây Trung Quốc và
Philíppin ln đe dọa, răn đe quân sự gây áp lực về chính trị đối với VN
nhưng với những bằng chứng lịch sử, quan điểm cứng rắn và đấu tranh bằng
con đường ngoại giao, quân và dân ngày đêm bám đảo, bám biển…Đảng và
13


Nhà nước ta cho thấy không phải cứ lấy nước mạnh là bắt nạt được nước yếu
hơn.
* Cũng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia là nhiệm vụ trọng yếu
thường xuyên Đảng, Nhà nước và của toàn dân.
+ Đảng và Nhà nước ta ln có những chính sách, kế hoạch cụ thể để động
viên nhân dân tham gia tự giác tích cực vào sự nghiệp bảo vệ tổ quốc, xây
dựng và tiềm lực và thế trận QPTD, ANND vững mạnh, chủ động, sẵn sàng
đối phó với mọi tình huống chiến tranh mà cả trong việc làm thất bại chiến
lược “ Diễn biến hịa bình ” và mọi âm mưu, thủ đoạn phá hoại của các thế lực
thù địch.


+ 5 năm qua, trong bối cảnh an ninh thế giới và khu vực diễn biến hết sức
nhanh chóng, phức tạp và có nhiều yếu tố khó lường, tình hình an ninh
chính trị và trật tự an tồn xã hội trong nước có những phức tạp mới,
Đảng ủy Cơng an T.Ư đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi các mục
tiêu, nhiệm vụ đề ra trong Nghị quyết Đại hội Công an T.Ư nhiệm kỳ III
và đã đạt được thành tựu rất quan trọng, củng cố và tăng cường thêm một
bước thế trận an ninh nhân dân kết hợp với thế trận quốc phịng tồn dân
ở các địa bàn trọng điểm. Công an nhân dân thực sự là lực lượng nịng
cốt, xung kích, góp phần giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã
hội, bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ chế độ, bảo vệ nhân dân, giữ
vững ổn định chính trị, tạo mơi trường thuận lợi phát triển kinh tế - xã
hội, mở rộng quan hệ đối ngoại của đất nước. Về nhiệm vụ trong thời
gian tới, Tổng bí thư nhấn mạnh: tồn lực lượng Cơng an nhân dân phải
tạo ra sự chuyển biến thực sự rõ nét về nhận thức chính trị, tư tưởng, tổ
chức và hoạt động nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả các mặt cơng tác,
bảo đảm trong bất cứ tình huống nào cũng phải giữ vững an ninh quốc
gia và trật tự an tồn xã hội, tạo mơi trường hịa bình, ổn định, góp phần

14


thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, sớm đưa đất nước ta ra khỏi tình
trạng kém phát triển.
* Hồn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ tổ quốc, thể chế hóa các
chủ trương, chính sách của Đảng về xây dựng nền QPTD và ANND,
tăng cường quản lí nhà nước về QP, AN.
- Định hướng từ năm 2010 đến năm 2020 phải hoàn thiện hệ thống pháp
luật về quốc phòng, an ninh nhằm xây dựng vững chắc nền quốc phịng
tồn dân, thế trận an ninh nhân dân; thể chế hóa mối quan hệ giữa phát
triển kinh tế-xã hội với củng cố và xây dựng tiềm lực quốc phòng, an

ninh, quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc bảo vệ Tổ quốc. Hoàn
thiện pháp luật về biên giới quốc gia, vùng biển, vùng trời; về tổ chức,
hoạt động lực lượng vũ trang nhân dân...; Sau năm 2010, xây dựng mới
các đạo luật về phòng thủ dân sự, giáo dục quốc phòng, bảo vệ các mục
tiêu quan trọng về an ninh quốc gia, chống khủng bố...
- Hoạt động lập pháp phải hướng tới mục tiêu xây dựng và hoàn thiện hệ
thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, trọng tâm là hoàn thiện thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Giữ vững ổn định chính trị - xã hội, phát triển kinh tế, chủ động hội nhập kinh
tế quốc tế, quyết tâm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại vào năm 2020
* Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội, Công an, đối với sự
nghiệp củng cố nền QPTD, ANND vững mạnh.
- Đảng và Nhà nước đã ban hành các pháp lệnh: Pháp lệnh Tình trạng khẩn cấp,
Pháp lệnh Bộ đội biên phòng, Pháp lệnh Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam,

15


Pháp lệnh Cơng nghiệp quốc phịng, Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước, Pháp
lệnh Tình báo, Pháp lệnh Cơ yếu, Pháp lệnh Cơng an xã v.v.. Ngồi ra, Quốc
hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã ban hành nhiều luật, pháp lệnh, nghị
quyết có chứa những nội dung liên quan đến quốc phịng, an ninh như Bộ luật
Hình sự, Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản, Luật Phòng, chống ma túy.- Xây
dựng quân đội cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại là rất cần
thiết, nhưng đi đơi với đó là phải xây dựng tốt thế trận lòng dân. Phải làm sao
để người dân yêu Đảng, yêu Nhà nước XHCN, yêu chế độ. Niềm tin của nhân
dân vào Đảng, vào Nhà nước, vào chế độ bị mất thì sẽ mất hết... Vì vậy, bên
cạnh việc xây dựng lực lượng vũ trang đủ mạnh, từng bước trang bị cho quân

đội những loại vũ khí, phương tiện kỹ thuật hiện đại, đồng thời làm tốt công tác
giáo dục chính trị-tư tưởng, nâng cao chất lượng huấn luyện, diễn tập, sẵn sàng
chiến đấu cho cán bộ, chiến sĩ, thì phải xây dựng tốt thế trận lòng dân, xây dựng
nền quốc phịng tồn dân vững mạnh đặc biệt là thế hệ trẻ trong đó có học sinh
chúng ta. Nghị quyết Trung ương 8 (khoá IX) về Chiến lược Bảo vệ Tổ quốc
trong tình hình mới đã vạch định.
* Thơng qua nhiều tiết dạy mà tôi đã trực tiếp giảng dạy đối với học sinh khối
12 Trường THPT Ngọc Lặc trong 2 năm học 2009- 2010 và 2010- 2011 thì tơi
nhận thấy rằng mơn học này là một mơn học khó, mang tính tích hợp cao, địi
hỏi người giáo viên phải tâm huyết đọc và tìm tài liệu tham khảo từ đó cụ thể
hóa các nguồn minh chứng, các ví dụ cho từng tiết dạy giúp học sinh hiểu bài
một cách sâu sắc hơn.
+ Năm học 2009- 2010, kết quả thu được khi giảng dạy những kiến thức

cơ bản trong sách giáo khoa khi vận dụng các hình thức kiểm tra như: Tự
luận, trắc nghiệm khách quan (Test), kiểm tra miệng
Bảng 1

16


Năm học

Lớp

2009- 2010

Mức độ nhận thức %
Tốt


Khá

Trung bình

Chưa hiểu rõ

12A1

21%

23%

42%

14%

12A2

19%

29%

30%

22%

12A3

17%


27%

35%

21%

12A4

15%

27%

37%

21%

+ Năm học 2010- 2011, kết quả thu được khi giảng dạy những kiến thức
cơ bản trong sách giáo khoa kết hợp với sử dụng các nguồn minh chứng
và lấy các ví dụ minh họa sau đó vận dụng các hình thức kiểm tra như:
Tự luận, trắc nghiệm khách quan (Test), kiểm tra miệng
Bảng 2

Năm học

Lớp

2010- 2011

Mức độ nhận thức %
Tốt


Khá

Trung bình

Chưa hiểu rõ

12A1

45%

43%

12%

0%

12A2

39%

39%

20%

2%

12A3

37%


38%

19%

6%

12A4

35%

37%

20%

8%

Phân tích phương pháp sử dụng nguồn minh chứng, lấy ví dụ minh họa
cho tiết dạy và so sánh ở bảng 1 và bảng 2 ta thấy kết quả thu được ở
bảng 2 là cao hơn rất nhiều so với bảng 1.

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN

17


Sáng kiến này được nghiên cứu và tiến hành từ tháng 8 năm 2009 đến
ngày 15 tháng 4 năm 2011. Tôi thấy việc vận dụng sáng kiến này vào
giảng dạy phần lý thuyết của chương trình Giáo dục Quốc phịng và An

ninh cấp THPT là rất cần thiết bởi vì: Giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc
phòng - an ninh: “Nhằm góp phần đào tạo con người phát triển tồn diện, hiểu
biết một số nội dung cơ bản về quốc phòng, an ninh; truyền thống đấu tranh
chống ngoại xâm của dân tộc, trách nhiệm nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ
quốc; nâng cao lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có ý thức cảnh giác trước
âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch; có kiến thức cơ bản về đường lối
quốc phịng, an ninh; có kỹ năng quân sự, an ninh cần thiết để tham gia vào sự
nghiệp xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, sẵn
sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
2. KIẾN NGHỊ
Để ngày một nâng cao chất lượng học tập cho học sinh đối với mơn học
GDQP& AN nói riêng. Tơi xin có một số ý kiến đề xuất nhỏ như sau:
- Đối với giáo viên.
+ Trước tiên là phải yêu nghề, tâm huyết từ đó mới có lịng say mê tìm tịi,
nghiên cứu tài liệu…tìm ra các nguồn minh chứng cụ thể, ví dụ minh họa,
phương pháp giảng dạy mới, khắc phục khó khăn thiếu thốn phục vụ cơng tác
giảng dạy ngày một tốt hơn.
- Đối với nhà trường.
+ Hằng năm nên cho giáo viên chuyên trách bộ môn sửa chữa, bảo dưỡng
những thiết bị, dụng cụ, học cụ cũ, đầu tư thêm một số cơ sở vật chất như sân
bãi, kho để trang thiết bị, tài liệu, phòng học đa năng cho giáo viên giảng dạy
và thao giảng bằng giáo án điện tử, học sinh xem băng tư liệu…

18


+ Nối mạng internet lan đến các phịng bộ mơn cho giáo viên truy cập thơng
tin, tìm kiếm tư liệu phục vụ công tác giảng dạy.
+ Phối kết hợp tốt hơn nữa với Hội đồng Giáo dục Quốc phòng huyện Ngọc
Lặc để có thêm trang thiết bị, vũ khí huấn luyện cho học sinh và phục vụ công

tác giảng dạy cho giáo viên.
Đây mới chỉ là quan điểm của tôi qua q trình giảng dạy bộ mơn, vì
vậy sẽ cịn những thiếu sót nhất định. Rất mong được sự đóng góp ý kiến
chân thành của các đồng nghiệp để bản sáng kiến được hồn chỉnh hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn.
Ngọc Lặc, ngày 21 tháng 5 năm 2011
Người viết

Mai Đình Võ

19


20



×