Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

skkn phát huy năng lực tự học của học sinh qua sử dụng tình huống trong dạy học ở chương virut và bệnh truyền nhiễm – sinh học 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.12 KB, 14 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số ( do Thường trực Hội đồng ghi)………………………………
1. Tên sáng kiến: “Phát huy năng lực tự học của học sinh qua sử dụng
tình huống trong dạy học ở chương virut và bệnh truyền nhiễm – Sinh học 10”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn – môn Sinh học.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Theo xu hướng tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, nền giáo dục
nước ta đang trong tiến trình đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo. Bên
cạnh chú trọng mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh, giúp người học hình
thành hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ thì việc hình thành một hệ thống phẩm
chất, năng lực để hoàn thiện nhân cách con người là vấn đề được quan tâm nhất
của ngành giáo dục hiện nay.
Theo như cách dạy học truyền thống, học sinh sẽ tiếp cận và lĩnh hội tri
thức theo một chiều do người thầy truyền đạt, vì vậy khơng phát huy được tính
sáng tạo, thiếu khả năng suy nghĩ độc lập và giải quyết các vấn đề thực tiễn. Học
sinh khơng có khả năng tự học và tự tìm tri thức để học, thiếu kĩ năng hợp tác
làm việc nhóm; đặc biệt thiếu hẳn sự tương tác qua lại giữa thầy – trò dẫn đến tiết
học kéo dài và dễ gây nhàm chán.
Chương trình giáo dục phổ thơng mới sẽ hướng đến hình thành 10 năng lực
cốt lõi cho học sinh. Trong đó có 3 năng lực chung là tự chủ và tự học, giao tiếp
và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo và 7 năng lực chuyên môn bám sát hệ
thống môn học xuyên suốt trong các cấp học là năng lực ngôn ngữ, năng lực tính
tốn, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực công nghệ, năng lực tin học,
năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất..
Hiện nay, cả nước đang hướng đến một nền giáo dục mở, lấy học
sinh làm trung tâm, hướng tới 4 mục tiêu cách mạng mà UNESCO đã nêu lên về
sự học là: Học suốt đời; học cách học; học để hiểu, học để làm, học để cùng
chung sống và học để làm người; xây dựng xã hội học - hành. Muốn hướng đến


một nền giáo dục hoàn thiện bắt buộc người dạy phải đổi mới phương pháp dạy
học sang hướng “dạy học tích cực” lấy học sinh làm trung tâm và giúp học sinh
chủ động trong việc tiếp nhận kiến thức. Tuy nhiên một số giáo viên còn e dè
1


trong vấn đề áp dụng phương pháp mới trong dạy bởi nhiều lí do, dẫn đến lượng
kiến thức truyền đạt đến học sinh trở nên khô khan, tiết học kém phần sinh động
dễ gây nhàm chán và hiệu quả tiếp thu của học sinh thấp. Là giáo viên đang giảng
dạy tại trường phổ thông, bản thân chúng tôi luôn trăn trở làm thế nào để học sinh
tiếp thu kiến thức một cách chủ động nhất? Làm thế nào để các em trải qua một
tiết học mà cảm thấy thời gian trơi qua nhanh, khơng khí học tập vui vẻ, thoải
mái không nhàm chán? Làm thế nào để sự gắn kết giữa thầy – trò, trò – trò ngày
càng gần gũi,… Để đạt được điều ấy, chúng tôi đã linh hoạt đổi mới phương pháp
dạy học theo “phương pháp dạy học tích cực” nhằm giúp học sinh phát huy năng
lực tự chủ, chủ động, sáng tạo; rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần
hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học
tập cũng như trong thực tiễn; tạo niềm vui, hứng thú cho HS trong hoạt động
học… Đó cũng là lí do chúng tôi chọn đề tài ““Phát huy năng lực tự học của
học sinh qua sử dụng tình huống trong dạy học ở chương virut và bệnh truyền
nhiễm – Sinh học 10”
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
3.2.1. Mục đích của giải pháp
Giúp nâng cao hiệu quả học tập theo nhóm; phát huy tính tích cực chủ
động và năng lực tự chủ, tự học để giải quyết tình huống có vấn đề trong học tập;
qua đó nhân rộng mơ hình dạy học qua sử dụng tình huống ở các khối lớp. Đồng
thời, thơng qua sử dụng tình huống trong dạy học giúp học sinh chiếm lĩnh tri
thức một cách chủ động, tự tin, tư duy sáng tạo, biết chia sẻ… góp phần nâng cao
chất lượng dạy học, đáp ứng yêu cầu học tập hiện nay trong thời kỳ hội nhập hiện
nay.

3.2.2. Điểm mới của giải pháp
Đề xuất tình huống có vấn đề, học sinh tăng cường hợp tác nhóm để giải
quyết các vấn đề được đặt ra. Giải pháp giúp phát huy tối đa năng lực làm việc
nhóm; năng lực tổ chức; hợp tác; tự chủ; sáng tạo nghiên cứu…. nhằm đạt hiệu
quả cao nhất trong học tập.
3.2.3. Các bước thực hiện giải pháp:
3.2.3.1. Cơ sở lí luận
 Tình huống là gì?
“Tình huống là hồn cảnh diễn biến, thường bất lợi, cần đối phó”.
Nói cách khác về tình huống: “Tình huống là một câu chuyện, có cốt
chuyện và nhân vật, liên hệ đến một hồn cảnh cụ thể, từ góc độ cá nhân hay
2


nhóm, và thường là hành động chưa hồn chỉnh. Đó là một câu chuyện cụ thể và
chi tiết, chuyển nét sống động và phức tạp của đời thực vào lớp học.”
 Sử dụng tình huống trong dạy học
Trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này, việc sử dụng tình huống bao
gồm các nội dung: thứ nhất là đưa ra tình huống, sau đó kết hợp với các phương
pháp khác như: thảo luận nhóm, trực quan, phỏng vấn... mục đích cuối cùng là
giải quyết các vấn đề tình huống đặt ra.
 Ý nghĩa việc dạy học bằng sử dụng tình huống
Việc dạy học bằng sử dụng tình huống có ý nghĩa quan trọng, cần được
vận dụng để có thể đào tạo ra những con người có năng lực “giải quyết vấn đề”,
vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học được trong nhà trường, chủ động, sáng
tạo phát huy hết khả năng của mình, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Đây cũng là
một nét đặc trưng của nền giáo dục mới, nền giáo dục con người “tự chủ, năng
động, sáng tạo” trong thế kỉ XXI.
 Các bước tiến hành triển khai tình huống
Bước 1.

Đặt vấn đề:
a. Tạo bài tập tình huống;
b. Phát hiện và nhận dạng vấn đề nảy sinh;
c. Phát biểu vấn đề cần giải quyết.

Bước 2.
Giải quyết vấn đề:
a. Đề xuất các giả thuyết;
b. Lập kế hoạch giải;
c. Thực hiện kế hoạch giải.

Bước 3.
Kết luận:
a. Thảo luận kết quả (khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu) và đánh giá;
b. Phát biểu kết luận;
c. Đề xuất vấn đề mới.
3


3.2.3.2 Sử dụng câu hỏi tình huống vào giảng dạy chương III. Virut và
bệnh truyền nhiễm – Sinh học 10
 Mục tiêu
Sau khi học xong chương đề này HS có khả năng:
- Nêu được đặc điểm, cấu trúc và hình thái các loại VR.
- Phân biệt được VR và VK.
- Trình bày được các giai đoạn nhân lên của VR trong tế bào chủ. Giải thích
được tại sao gọi là sự nhân lên mà không gọi là sinh sản.
- Phân tích được vai trị và tác hại của VR trong thực tiễn.
- Nêu được khái niệm bệnh truyền nhiễm. Phân tích được các con được lây
truyền bệnh.

- Lấy được một số ví dụ về bệnh truyền nhiễm và phân tích nguyên nhân,
triệu chứng, cách phòng và chống bệnh.
- Nêu được khái niệm miễn dịch. Phân biệt được các loại miễn dịch.
- Vận dụng kiến thức để giải thích được:
+ Vì sao VR kí sinh bắt buộc.
+ Giải thích được nguyên lí và ứng dụng thực tiễn của kĩ thuật di truyền có sử
dụng phagơ.
+ Phân tích được những ưu thế của thuốc trừ sâu sinh học so với thuốc trừ sâu
hóa học?
+ Giải thích được việc cần thiết phải tiêm vacxin đầy đủ để phịng bệnh.
+ Phân tích được vai trò quan trọng của đấu tranh sinh học trong việc xây
dựng một nền nơng nghiệp an tồn và bền vững.
- Rèn luyện được kĩ năng tư duy, kĩ năng giải quyết vấn đề; quan sát; phân
loại; định nghĩa.
- Kĩ năng học tập: tự học; tự nghiên cứu; hợp tác; làm thí nghiệm.
- Biết cách phịng chống các bệnh truyền nhiễm do VR gây nên cho bản
thân, cho một số TV, ĐV.
- Tuyên truyền phòng chống các bệnh truyền nhiễm do VR gây nên cho
người thân, cộng đồng (Bệnh HIV/AIDS; Sởi; Cúm…).
- Nâng cao nhận thức về giữ gìn vệ sinh chung nơi công cộng, trường học,
bệnh viện, tránh tiếp xúc với nguồn bệnh.
 Tình huống cụ thể
 Tìm hiểu cấu trúc các loại vi rút
4


Tình huống 1: Hãy tìm hiểu qua sách báo, tivi, internet, cộng đồng về
những bệnh rất nguy hiểm ở người, động vật, thực vật và có khả năng lây lan với
tốc độ rất nhanh chống thành đại dịch. Cho biết tác nhân gây bệnh là gì? Vì sao
những bệnh do chúng gây ra đều rất nguy hiểm và và có khả năng lây nhiễm rất

nhanh?
- Gợi ý giải quyết tình huống: học sinh làm việc theo nhóm, phân cơng tìm
hiểu các bệnh trước khi học bài mới. Đại diện 1 hoặc 2 nhóm báo cáo kết quả.
Các nhóm cịn lại cho ý kiến (tập thể và cá nhân).
- Kết luận: giáo viên giới thiệu, dẫn dắt vào chương, bài mới, hình thành
kiến thức cho học sinh.
Tình huống 2: Mơ tả thí nghiệm của Ivanopxki (1892) về phát hiện virut
gây bệnh khảm thuốc lá (thí nghiệm được trình bày tóm tắt bằng hình ảnh trên
máy chiếu). Giả sử các em là nhà khoa học, hãy nhận xét về kích thước, cấu tạo,
phương thức sống của tác nhân gây bệnh khảm thuốc lá và tên gọi của chúng ?
Gợi ý giải quyết tình huống: Học sinh theo dõi thí nghiệm, thảo luận nhóm
nhỏ (2 học sinh) nhận xét về kích thước, cấu tạo, phương thức sống của virut.
Kết luận: giáo viên nhận xét và hệ thống kiến thức cho học sinh.
Tình huống 3: Bạn A cho rằng, mặc dù chưa có cấu tạo tế bào nhưng virut
có khả năng sinh sản rất nhanh và gây nhiều bệnh nguy hiểm nên chúng được
xem là cơ thể sống hồn chỉnh. Em có đồng ý với ý kiến của bạn không? Nếu
không đồng ý, hãy sử dụng những kiến thức đã học được để giải thích; đồng thời
giúp bạn nắm rõ đặc đặc điểm cấu tạo của virut điển hình.
- Gợi ý giải quyết tình huống: học sinh thảo luận nhóm lớn (8 học sinh),
chỉ ra được sai lầm của bạn A và đồng thời quan sát hình chiếu về cấu tạo của
virut để nêu bậc đặc điểm cấu tạo.
- Kết luận: giáo viên hệ thống kiến thức cho học sinh.
Tình huống 4: Khi nghiên cứu thí nghiệm của Franken-Conrat. Một học
sinh thắc mắc "Vì sao virut phân lập được không phải là virut chủng B"? Em hãy
giúp bạn giải thích sự thắc mắc đó. Từ đây em hãy khẳng định xem thành phần
nào đã quyết định đặc điểm di truyền của virut?
- Gợi ý giải quyết tình huống: học sinh thảo luận nhóm nhỏ để trả lời
nhanh.
- Kết luận: ghi nhận các ý kiến và hệ thống kiến thức cho học sinh.


5


Tình huống 5: GV chiếu một đoạn video về một số loại VR và yêu cầu HS
xác định hình thái của các loại VR. Cho biết hình thái virut do thành phần nào
quyết định?
- Gợi ý giải quyết tình huống: học sinh thảo luận nhóm nhỏ để trả lời
nhanh.
- Kết luận: ghi nhận các ý kiến và hệ thống kiến thức cho học sinh.
Tình huống 6: Sử dụng các câu lệnh SGK sinh 10 trang 117 để học sinh
trả lời.
- Gợi ý giải quyết tình huống: học sinh thảo luận nhóm lớn, liên hệ kiến
thức đã học được để giải quyết.
- Kết luận: ghi nhận các ý kiến và hệ thống kiến thức cho học sinh.
 Tìm hiểu sự nhân lên của virut trong tế bào chủ
Tình huống 1: GV chiếu một đoạn băng video về sự nhân lên của VR
trong tế bào chủ và yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập về các giai đoạn nhân
lên của VR trong tế bào chủ. Có ý kiến cho rằng mỗi loại VR lại chỉ tấn công vào
một loại tế bào nhất định, em có đồng ý khơng? Dựa vào kiến thức đã học ở bài
trước, cho biết tại sao virut chỉ có thể nhân lên được trong tế bào chủ và hãy giải
thích tại sao gọi là sự nhân lên của VR mà không gọi là sinh sản?
- Gợi ý giải quyết tình huống: học sinh thảo luận nhóm hồn thành phiếu
học tập về các giai đoạn nhân lên của virut trong tế bào chủ, đồng thời tranh luận
giải quyết các tình huống giáo viên đưa ra.
- Kết luận: ghi nhận các ý kiến và hệ thống kiến thức cho học sinh.
Tình huống 2: Chiếu một đoạn phóng sự ngắn về đại dịch HIV/AIDS:
HIV là virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch ở người. Nếu khơng có hệ thống
miễn dịch hoạt động tốt, những người bị HIV/AIDS sẽ dễ mắc phải những tổn
thương khác, gây nhiễm trùng, dẫn đến tử vong. Virus lây lan qua máu và các
chất dịch cơ thể. Hầu hết những người nhiễm virus đều qua quan hệ tình dục hoặc

chia sẻ kim tiêm với người mang mầm bệnh. HIV/AIDS khiến 1,5 triệu người tử
vong trong số 35 triệu người nhiễm bệnh. Hãy cho biết đối tượng nào dễ bị lây
nhiễm HIV nhất? vì sao? HIV lây nhiễm qua những con đường nào và tấn công
vào loại tế bào nào trong cơ thể người? Vì sao khi xâm nhập vào cơ thể người
HIV lại làm suy giảm hệ thống miễn dịch.Tại sao nhiều người không hay biết
mình đang bị nhiễm HIV? Điều đó nguy hiểm như thế nào đối với xã hội.

6


- Gợi ý giải quyết tình huống: bằng những kiến thức đã học, những hiểu
biết về HIV/AIDS trong xã hội, học sinh tiến hành thảo luận nhóm để giải quyết
các tình huống.
- Kết luận: ghi nhận các ý kiến và hệ thống kiến thức cho học sinh.
Tình huống 3: bạn An cho rằng cần phải tránh xa, không tiếp xúc với
những người nhiễm HIV vì bệnh rất dễ lây nhiễm và chắc chắn họ sẽ lây bệnh
cho mình. Bằng kiến thức khoa học, em hãy giải thích rõ để bạn hiểu và khơng
phân biệt đối xử kì thị với người nhiễm HIV?
- Gợi ý giải quyết tình huống: bằng những kiến thức đã học, những hiểu
biết về HIV/AIDS trong cộng đồng xã hội, học sinh tiến hành thảo luận nhóm
giải thích rõ về cơ chế, con đường lây nhiễm và khả năng tồn tại của virut HIV
trong mơi trường ngồi tế bào vật chủ.
- Kết luận: ghi nhận các ý kiến, bổ sung kiến thức và hệ thống kiến thức
cho học sinh.
Tình huống 4: Chiếu một đoạn clip ngắn về việc cộng đồng chung tay
giúp đỡ những người nhiễm HIV: Khi chăm sóc người bệnh chúng ta cần phải
làm gì? Hiện nay đã có vacxin phịng bệnh này chưa? Nghe nói người nhiễm HIV
có thể được điều trị bằng thuốc kháng HIV (ARV). Vậy em có biết thuốc kháng
HIV (ARV) là thuốc gì và hiệu quả của việc điều trị ARV như thế nào không? .
Hãy cho biết khả năng tồn tại của HIV bên ngoài cơ thể người như thế nào? Làm

thế nào để xử lý an toàn đối với những vật dụng có chứa vi rút HIV?
- Gợi ý giải quyết tình huống: bằng những kiến thức đã học, những hiểu
biết về HIV/AIDS trong cộng đồng xã hội, học sinh tiến hành thảo luận nhóm
trình bày ý kiến của nhóm.
- Kết luận: ghi nhận các ý kiến, bổ sung kiến thức và hệ thống kiến thức
cho học sinh.
Tình huống 5: Giả sử trong khu vực nơi em sinh sống có một người bị
nhiễm HIV. Em sẽ đối xử với người đó như thế nào? Cần phải có nhận thức và
thái độ như thế nào để phòng tránh lây nhiễm HIV?
- Gợi ý giải quyết tình huống: bằng những kiến thức đã học, những hiểu
biết về HIV/AIDS trong cộng đồng xã hội, học sinh tiến hành thảo luận nhóm
nêu lên quan điểm của mình. Các nhóm bổ sung ý kiến.
- Kết luận: ghi nhận các ý kiến, bổ sung kiến thức giúp học sinh hiểu biết
thêm về bệnh và các biện pháp phịng tránh bệnh.
 Tìm hiểu virut gây bệnh và ứng dụng của virut trong thực tiễn
7


Tình huống 1: Phagơ gây thiệt hại cho ngành cơng nghiệp vi sinh vật như
thế nào? Làm thế nào để giảm bớt thiệt hại do virut gây ra trong công nghệ vi
sinh? Trình bày phương thức xâm nhập của virut thực vật, triệu chứng của cây bị
bệnh và cách phòng ngừa? Tại sao virut kí sinh trên thực vật khơng có khả năng
tự nhiễm vào tế bào thực vật mà phải nhờ cơn trùng hoặc qua các vết xước? Có
một thời gian các vùng trồng vải thiều trẻ em hay bị viêm não và người ta cho
rằng do vải thiều? Hãy cho ý kiến của em về vấn đề này?
- Gợi ý giải quyết tình huống: Giáo viên hướng dẫn học sinh kiến thức
tham khảo, yêu cầu thảo luận nhóm hình thành kiến thức và đưa ra quan điểm
giải quyết tình huống.
- Kết luận: ghi nhận các ý kiến và hệ thống kiến thức cho học sinh.
Tình huống 2: Ba bệnh sốt rất phổ biến ở Việt Nam do muỗi là vật trung

gian truyền bệnh gồm sốt rét, sốt xuất huyết và viêm não Nhật Bản. Theo em
bệnh nào là bệnh do virut? Cần phải làm gì để phịng chống các bệnh này?
- Gợi ý giải quyết tình huống: bằng những kiến thức đã học, học sinh phân
biệt bệnh do virut, vi khuẩn gây ra. Nêu được các biện pháp phịng chống bệnh.
Các nhóm cịn lại bổ sung.
- Kết luận: ghi nhận các ý kiến, bổ sung kiến thức phòng bệnh cho học
sinh.
Tình huống 3: Trong những năm gần đây , các phương tiện thông tin đại
chúng thông báo nhiều bệnh mới lạ ở người và động vật gây nên bởi các loại
Virut. Em hãy giải thích 2 nguyên nhân chính dẫn đến việc xuất hiện các bệnh
virut mới lạ này ?
- Gợi ý giải quyết tình huống: bằng những kiến thức đã học, học sinh nêu
được 2 nguyên nhân xuất hiện bệnh.
- Kết luận: giáo viên bổ sung kiến thức cho học sinh.
Tình huống 4: Bạn Hào nghe nói Inteferon có khả năng chống lại virut,
nhưng lại rất mơ hồ về loại protein này. Bằng hiểu biết của mình, em hãy giải
thích giúp bạn?
- Gợi ý giải quyết tình huống: bằng những kiến thức đã học, những hiểu
biết về Inteferon, thảo luận nhóm đưa ra kết luận giúp bạn sáng tỏ vấn đề.
- Kết luận: ghi nhận các ý kiến, bổ sung kiến thức.
Tình huống 5: Thuốc trừ sâu sinh học có chứa virut dựa trên cơ sở khoa
học nào? Hãy nêu những ưu thế của thuốc trừ sâu sinh học so với thuốc trừ sâu

8


hóa học? Cần phải làm gì để xây dựng một nền nơng nghiệp an tồn và bền
vững?
- Gợi ý giải quyết tình huống: bằng những kiến thức đã học, học sinh thảo
luận nhóm giải quyết các vấn đề tình huống đưa ra. Tranh luận đưa ra quan điểm

về xây dựng nền nơng nghiệp an tồn.
- Kết luận: ghi nhận các ý kiến, bổ sung kiến thức và hình thành kiến thức
cho học sinh.
 Tìm hiểu về bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
Tình huống 1: Lập nhóm điều tra (đến các cơ sở y tế) các bệnh truyền
nhiễm thường gặp ở địa phương do virut gây ra. Viết 1 bài báo cáo ngắn nêu rõ
con đường lây nhiễm bệnh và phương thức lây truyền bệnh? Bằng những hiểu
biết của mình, hãy chỉ ra các đặc điểm tự nhiên, xã hội, kinh tế của địa phương là
nguyên nhân dẫn đến sự phát sinh của các bệnh đó. Nêu các giải pháp có thể
phịng và chữa các bệnh nói trên.
- Gợi ý giải quyết tình huống: bằng những kết quả điều tra, kiến thức đã
học, hiểu biết xã hội, các nhóm báo cáo kết quả, các nhóm cịn lại nhận xét và đặt
câu hỏi cho nhóm báo cáo, đồng thời tranh luận để làm sáng tỏ vấn đề.
- Kết luận: ghi nhận các ý kiến, bổ sung kiến thức và hệ thống kiến thức
cho học sinh.
Tình huống 2: Sau khi bị nhiễm virus cúm A (Ví dụ H5N1), cơ thể vật chủ
sinh ra đáp ứng miễn dịch chống lại virus bảo vệ cơ thể, nhưng đáp ứng miễn
dịch này có thể khơng có tác dụng bảo vệ hoàn toàn cho những lần nhiễm sau, do
virus cúm A ln có sự biến đổi kháng ngun của nó trong q trình lưu hành ở
tự nhiên, và khơng có đáp ứng miễn dịch chéo giữa các chủng virus cúm A. Do
đó, khi xuất hiện những biến chủng virus cúm A có đặc tính kháng ngun khác
với các chủng virus trước đó, cơ thể nhiễm sẽ khơng hoặc ít có đáp ứng miễn
dịch bảo hộ thích ứng với chủng virus cúm mới. Đây là nguyên nhân làm cho gia
cầm và con người thường bị mắc bệnh cúm nhiều lần trong năm, và các đợt dịch
cúm xảy ra về sau thường nặng nề hơn và có thể gây nên đại dịch cúm mới. Khả
năng gây bệnh của biến chủng virus cúm mới giảm hoặc biến mất, khi cơ thể có
được đáp ứng miễn dịch đặc hiệu với biến chủng đó và chúng trở nên thích nghi
lây nhiễm ở lồi vật chủ mới, ví dụ: virus A/H1N1, A/H2N2, A/H3N2 là nguyên
nhân của các đại dịch cúm trên người trước đây và đã thích nghi lây nhiễm ở
người. Tuy nhiên, các chủng này vẫn thường gây ra các vụ dịch cúm tản phát

hàng năm ở người, do khả năng biến đổi kháng nguyên của chúng. Đây cũng
9


chính là nguồn virus trao đổi gen với các chủng virus cúm đang lưu hành ở gia
cầm, để thích ứng lây nhiễm gây bệnh cho nhiều loài khác ngay cả trên người .
Từ đoạn văn trên, trả lời các câu hỏi sau:
Khi bị nhiễm virus cúm A, cơ thể vật chủ luôn sinh ra đáp ứng miễn dịch
chống lại virus bảo vệ cơ thể hoàn toàn cho những lần nhiễm sau. Đúng hay sai?
Nguyên nhân chính nào làm gia cầm và con người thường xuyên bị nhiễm
virus cúm A nhiều lần trong năm.
Vì sao rất khó ngăn chặn các đại dịch cho các chủng virus cúm A gây
nên?
Em hãy xây dựng một bài tuyên truyền về tác hại, các con đường lây
nhiễm và các biện pháp ngăn ngừa sự lây lan của các chủng virus cúm gia cầm
(về nhà).
- Gợi ý giải quyết tình huống: Học sinh thảo luận nhóm, trình bày ý kiến
nhóm mình
- Kết luận: ghi nhận các ý kiến, bổ sung kiến thức cho học sinh.
Tình huống 3: Có nhận xét rằng: "Virut cúm có tốc độ biến đổi rất cao.
Nếu dùng vacxin của năm trước để tiêm phịng chống dịch cúm của năm sau thì
phải cẩn thận"? Hãy giải thích cơ sở của nhận định trên.
- Gợi ý giải quyết tình huống: Học sinh thảo luận đưa ra giải thích.
- Kết luận: ghi nhận các ý kiến, bổ sung kiến thức và hệ thống kiến thức
cho học sinh.
Tình huống 4: Nhiều người thắc mắc "tại sao khi tiêm vacxin phịng một
loại bệnh nào đó thì người ta sẽ khơng mắc bệnh đó nữa"? Em hãy giải thích cơ
sở của hiện tượng này ?
- Gợi ý giải quyết tình huống: Học sinh thảo luận nhóm giải thích, các
nhóm khác tranh luận bảo vệ quan điểm nhóm mình

- Kết luận: ghi nhận các ý kiến, bổ sung kiến thức và hệ thống kiến thức
cho học sinh.
Tình huống 5: Nhiều trẻ em mắc chứng đầu nhỏ khi mẹ bị nhiễm virus
Zika lúc mang thai. Virus Zika được phát hiện đầu tiên trong những năm 1940
nhưng hầu hết mọi người đều không biết đến bệnh dịch này cho đến năm 2015.
Bởi trước đó, dịch Zika chỉ xảy ra ở quy mơ nhỏ và tác hại mà nó mang lại khơng
q lớn. Tuy nhiên, mọi việc đã thay đổi từ cuối năm 2015, nạn dịch Zika bùng
nổ ở Brazil, ảnh hưởng tới hơn 1 triệu người và làm thay đổi quan điểm về loại
virus do muỗi truyền nhiễm này. Các nhà khoa học cho rằng thực chất Zika nguy
10


hiểm hơn những gì mà mọi người nghĩ, với những tác hại trực tiếp đến bộ não
của bào thai dẫn đến tình trạng sức khỏe yếu, khơng thể chữa khỏi cũng như việc
nhận thức chậm. Do những hậu quả như vậy, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã
tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp tồn cầu từ ngày. Tìm hiểu thơng tin về VR.
Zika trả lời câu hỏi sau:
Đây có phải là một loại virus mới?
Chuyện gì xảy ra nếu nhiễm Zika?
Phụ nữ có thai phải làm gì với Zika?
Zika lây nhiễm qua những đường nào?
Đã có thuốc đặc trị VR. Zika hay chưa?
Làm thế nào để ngăn chặn đại dịch Zika?
- Gợi ý giải quyết tình huống: đọc kĩ thơng tin, thảo luận nhóm giải quyết
các tình huống, các nhóm tranh luận tìm ra câu trả lời chính xác nhất.
- Kết luận: ghi nhận các ý kiến, bổ sung kiến thức cho học sinh.
Tình huống 6: Xung quanh ta có rất nhiều các vi sinh vật gây bệnh nhưng
vì sao đa số chúng ta vẫn sống khỏe mạnh? Bản thân các em cần phải làm gì để
giúp mình và những người xung quanh phịng chống bệnh tật?
- Gợi ý giải quyết tình huống: các nhóm đưa ra các biện pháp, bổ sung để

hoàn thiện kiến thức.
- Kết luận: ghi nhận các ý kiến, bổ sung kiến thức giúp học sinh có các
biện pháp bảo vệ sức khỏe của mình và những người xung quanh.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Áp dụng rộng rãi để dạy môn Sinh khối 10 tại trường THPT Phan Liêm từ
năm học 2016 – 2017 trở đi. Tùy từng đối tượng học sinh, giáo viên có thể đưa ra
câu hỏi tình huống từ dễ đến khó. Từ đó nhân rộng mơ hình dạy học sử dụng câu
hỏi tình huống để phát huy năng lực tự học, sáng tạo của học sinh ở khối lớp lớp
11, 12; đồng thời áp dụng cho các môn học khác. Phương pháp dạy học này cũng
đáp ứng được với định hướng dạy học lấy học sinh làm trung tâm mà Bộ giáo
dục đào tạo triển khai trong thời gian sắp tới.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng giải pháp
Qua khảo sát học sinh ngẫu nhiên ở 2 lớp 10 trước khi áp dụng giải pháp
dạy học bằng sử dụng tình huống (chỉ áp dụng phương pháp thuyết trình kết hợp
với một số phương pháp như phỏng vấn, đàm thoại thì cho kết quả như sau:

11


Tổng số
học sinh

Rất hứng thú
với mơn học

Khá hứng thú
Ít hứng thú
Không hứng thú
với môn học

với môn học
với môn học
25
35
20
10
(11%)
90
(28%)
(39%)
(22%)
(100%)
Rất hiểu bài
Khá hiểu bài
Ít hiểu bài
Khơng hiểu bài
9 (10%)
30 (33%)
35 (39%)
16 (18%)
Dựa trên kết quả khảo sát trước khi áp dụng có thể thấy rằng tỉ lệ học ít
hứng thú với mơn học và ít hiểu bài cịn cao, thậm chí cịn có những học sinh
khơng hứng thú với mơn học và không hiểu bài.
Sau khi áp dụng phương pháp dạy học bằng sử dụng tình huống qua
chương virut và bệnh truyền nhiễm, chúng tôi khảo sát mức độ hứng thú và khả
năng tiếp thu bài của học sinh như sau:
Tổng số
Rất hứng
học sinh thú với môn
học

90
(100%)

40 (44%)
Rất hiểu bài
39 (43%)

Khá hứng thú
với mơn học

Ít hứng thú
với mơn học

Khơng hứng thú
với mơn học

42
(47%)
Khá hiểu bài
45 (50%)

8
(8%)
Ít hiểu bài
6 (7%)

0
(0%)
Khơng hiểu bài
0 (0%)


Như vậy, nhìn vào kết quả trên sau khi đã sử dụng tình huống trong dạy
học có thể thấy được kết quả được cải thiện đáng kể. Tỉ lệ học sinh hiểu bài và
hứng thú với môn học đã tăng lên rất nhiều. Việc tạo hứng thú cho học sinh đã
góp phần nâng cao chất lượng chun mơn của nhà trường, kích thích học sinh tư
duy, tự học, tự sáng tạo và say mê nghiên cứu khoa học.
Sau khi dạy xong chương, chúng tôi tiến hành cho học sinh làm bài kiểm
15 phút để đánh giá chính xác khả năng tiếp nhận kiến thức của các em. Kết quả:
Tổng số
Giỏi
học sinh (8 – 10đ)
50
90
(56%)
(100%)

Khá
(6,5 – 7,9đ)
32
(36%)

Trung bình
Yếu
Kém
(5 – 6,4đ)
(4,9 – 3,5đ) > 3,5đ
0
8
(0%)
(8%)


Ngoài ra, khi dạy học bằng sử dụng tình huống sẽ giúp học sinh:
12


- Hợp tác làm việc theo nhóm tốt hơn để phân tích và xử lí các tình huống
giáo viên đưa ra.
- Kích thích sự phát triển của não bộ, giúp học sinh tăng cường trí thơng
minh, có khả năng xử lý nhanh các tình huống trong thực tiễn cuộc sống.
- Tránh lối mịi học vẹt, khơng bận tâm suy nghĩ học gì, làm gì.
- Học sinh có thể tự tìm tòi kiến thức qua sách báo, mạng internet, người
thân, cộng đồng,…dưới sự huống dẫn của giáo viên.
- Phát huy khả năng sáng tạo, tự tin trình bày trước đám đơng, khả năng
làm chủ trong giờ trong hoạt động dạy và học.
3.5. Tài liệu kèm theo gồm:
1. Phan Đức Duy (1999), Sử dụng bài tập tình huống sư phạm để rèn luyện cho
sinh viên kĩ năng dạy học Sinh học, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm,
Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Nguyễn Thành Đạt, Phạm Văn Lập, Trần Dụ Chi, Trịnh Nguyên Giao, Phạm
Văn Ty (2006), Sinh học 10, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
3. Nguyễn Thành Đạt, Phạm Văn Lập, Trần Dụ Chi, Trịnh Nguyên Giao, Phạm
Văn Ty (2006), Sách giáo viên Sinh học 10, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 2018
Nguyễn Thị Ngọc Trang,
Trần Thị Kim Thanh,
Nguyễn Thị Mỹ Phượng,
Bùi Văn Bằng,

Trường THPT Phan Liêm, Ba Tri


13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] - www.moontvchannel.wordpress.com
[2] - www.youtube.com
[3] – Bí quyết giải nhanh các bài tốn khó hóa học của thạc sĩ Nguyễn Đình Độ

14



×