Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

skkn áp dụng phương pháp thực nghiệm vào bài “các hiện tượng bề mặt của chất lỏng” vật lí 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.74 KB, 6 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: ….
1. Tên sáng kiến: Áp dụng phương pháp thực nghiệm vào bài “Các hiện tượng bề mặt của
chất lỏng” Vật lí 10.
(Trần Thị Thanh Tuyền, Cao Thị Xuân Thảo, @THPT Nguyễn Thị Định)
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Đổi mới phương pháp dạy học, bộ mơn Vật lí, chương trình lớp 10.
3. Mơ tả bản chất của sáng kiến
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
Trong những năm qua, mặc dù đã được tiếp cận các phương pháp dạy học tích cực
nhưng việc nắm vững vận dụng chúng vẫn còn hạn chế. Cũng chính vì thế nên giáo viên vẫn
chủ yếu lệ thuộc vào tiến trình các bài học được trình bày trong sách giáo khoa, chưa chủ
động thiết kế tiến trình kiến thức phù hợp với phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực. Khả
năng khai thác sử dụng thiết bị, tài liệu bổ trợ trong hoạt động dạy học trên lớp và tự học ở
nhà của HS còn hạn chế, chưa đạt hiệu quả. GV cịn lúng túng, sợ khơng kịp thời gian do HS
khơng hồn thành các hoạt động được giao trong giờ học. Cho nên mặc dù có cố gắng nhưng
việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực hiện nay còn hạn chế, chưa kết hợp được sự
đánh giá của GV và sự tự đánh giá của HS trong quá trình dạy học.
Các hình thức kiểm tra kết quả học tập của HS chủ yếu là đánh giá sự ghi nhớ của HS mà
chưa đánh giá được khả năng vận dụng sáng tạo, kỹ năng thực hành, năng lực giải quyết vấn
đề của HS nên chưa tạo động lực cho đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.
Từ những vấn đề trên, chúng tôi đã mạnh dạn vận dụng phương pháp dạy học theo
phương pháp thực nghiệm để phát huy tốt năng lực của học sinh THPT.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
3.2.1. Mục đích của giải pháp

1



- Phát huy tính tích cực của HS, tạo hứng thú trong học tập thơng qua các thí
nghiệm nghiên cứu hoặc quan sát các hiện tượng, các sự kiện diễn ra xung quanh để HS có
thể tự phát hiện kiến thức mới về thế giới tự nhiên.
- Thông qua hoạt động nhóm sẽ tăng cường tính đồn kết giữa các HS trong lớp,
phát huy ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong việc học của học sinh.
- Rèn cho HS năng lực đặt và giải quyết vấn đề cũng như kĩ năng giao tiếp, kĩ
năng trình bày vấn đề trước tập thể.
- Nâng cao chất lượng giảng dạy, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
cũng như đổi mới kiểm tra đánh giá.
- Nâng cao chất lượng sinh hoạt nhóm chun mơn đồng thời chia sẻ kinh nghiệm
giảng dạy cùng đồng nghiệp.
3.2.2. Nội dung của giải pháp
1. Nội dung kiến thức cần xây dựng trong bài.
- Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng căng bề mặt, nêu được ý nghĩa và đơn vị đo
của hệ số căng bề mặt, vận dụng được công thức giải bài tập liên quan.
- Mơ tả được thí nghiệm hiện tượng dính ướt và hiện tượng khơng dính ướt, sự tạo thành
mặt khum của bề mặt chất lỏng ở sát thành bình chứa nó trong hai trường hợp dính ướt và
khơng dính ướt.
- Mơ tả được thí nghiệm về hiện tượng mao dẫn, vận dụng giải thích một số hiện tượng
vật lí trong tự nhiên.
- Phát huy tối đa tính hợp tác trong hoạt động nhóm để giải quyết vấn đề.
2. Chuẩn kiến thức, kĩ năng và một số năng lực có thể được phát triển
- Về kiến thức
- Mơ tả được thí nghiệm về hiện tượng căng bề mặt; Nói rõ được phương, chiều và độ lớn
của lực căng bề mặt. Nêu được ý nghĩa và đơn vị đo của hệ số căng bề mặt.
- Mơ tả được thí nghiệm về hiện tượng dính ướt và hiện tượng khơng dính ướt; mơ tả được
sự tạo thành mặt khum của bề mặt chất lỏng ở sát thành bình chứa nó trong trường hợp dính
ướt và khơng dính ướt.
- Mơ tả được thí nghiệm về hiện tượng mao dẫn.

- Về kĩ năng

2


- Vận dụng được cơng thức tính lực căng bề mặt để giải các bài tập.
- Vận dụng được công thức tính độ chênh của mức chất lỏng bên trong ống mao dẫn so với
bề mặt chất lỏng bên ngoài ống để giải các bài tập đã cho trong bài.
- Vận dụng hiện tượng mao dẫn để giải thích một số hiện tượng vật lí trong tự nhiên.
- Về hình thành và phát triển năng lực chung (đính kèm phụ lục 1)
+ Năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, sáng tạo.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác.
+ Sử dụng công nghệ thông tin và truyền thơng.
3. Kiểm tra, đánh giá trong q trình dạy học
- Đánh giá bằng nhận xét: Thông qua quan sát, trao đổi và các sản phẩm học tập của học
sinh, giáo viên có thể nhận xét, đánh giá được sự tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh
trong học tập.
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh: Căn cứ vào các mức độ yêu cầu mức độ câu hỏi
và bài tập, giáo viên có thể xây dựng các câu hỏi, bài tập tương ứng để kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập của học sinh.
4. Tiến trình dạy học
- Tiến trình bài được dạy trong 2 tiết, được thiết kế như sau:
Tiết 1: I. HIỆN TƯỢNG CĂNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG
Giai đoạn 1: Người nông dân đang phơi lúa, khi trời mưa, người ta dùng những tấm
bạt để đậy lúa , khi giặt quần áo ta bỏ xà phịng vào thì nước thấm nhanh vào quần áo ... Vì
sao lại có những hiện tượng trên?
Giai đoạn 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào kinh nghiệm bản thân đưa ra giả
thuyết hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng.
Giai đoạn 3: Dự đoán đặc điểm các hiện tượng trên.
Giai đoạn 4: Tiến hành thí nghiệm kiểm tra lại dự đoán ban đầu.

Giai đoạn 5: Vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng trong tự nhiên.
Nội dung: Tìm hiểu hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng (đính kèm phụ lục 2)
Hoạt động học sinh

Hướng dẫn của giáo viên
Nội dung 1. Thí nghiệm ( 10 phút)

- GV dẫn dắt để mơ tả thí nghiệm hiện tượng - HS giải quyết vấn đề cần nghiên cứu qua

3


căng bề mặt của chất lỏng.

việc tiến hành thí nghiệm như hình 37.2 SGK

- GV gợi ý để HS giải thích được thí nghiệm

trang 198.
- Học sinh biết giải thích kết quả thí nghiệm.

Nội dung 2. Lực căng bề mặt ( 7 phút)
- GV dẫn dắt để học sinh xác định được - Ở nội dung này, học sinh xác định được
phương, chiều cơng thức tính độ lớn lực căng kiến thức về phương, chiều và cơng thức tính
bề mặt, ý nghĩa hệ số căng bề mặt.

độ lớn lực căng bề mặt, nắm được ý nghĩa hệ
số căng bề mặt.

Nội dung 3. Thí nghiệm xác định hệ số

căng bề mặt của chất lỏng ( 18 phút)
- Ở nội dung này, phát huy tính tích cực của

- Chia nhóm tiến hành thí nghiệm

học sinh, tính tập thể rất cao, tự phân chia
nhiệm vụ, biết xử lí số liệu để thu được kết
quả chính xác.
- Vận dụng được kiến thức để giải thích các

Nội dung 4. Vận dụng (5 phút)

hiện tượng vật lí trong tự nhiên.

Tiết 2: HIỆN TƯỢNG DÍNH ƯỚT, HIỆN TƯỢNG KHƠNG DÍNH ƯỚT, HIỆN
TƯỢNG MAO DẪN
Giai đoạn 1: Giáo viên đưa ra một số hiện tượng liên quan vấn đề cần nghiên cứu
Cây có thể hút được nước và dưỡng chất để nuôi cây, giọt sương đọng trên lá vào sáng sớm,
….
Giai đoạn 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào kinh nghiệm bản thân đưa ra giả
thuyết hiện tượng dính ướt, khơng dính ướt, mao dẫn.
Giai đoạn 3: Dự đoán đặc điểm các hiện tượng trên.
Giai đoạn 4: Tiến hành thí nghiệm kiểm tra lại dự đốn ban đầu.
Giai đoạn 5: Vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng trong tự nhiên.

4


Nội dung: Tìm hiểu hiện tượng dính ướt, khơng dính ướt và hiện tượng mao dẫn (đính
kèm phụ lục 3)

Hoạt động học sinh
- Theo dõi, hướng dẫn học sinh tiến hành thí - Chia nhóm hoạt động để tiến hành các thí

Hướng dẫn của giáo viên

nghiệm.

nghiệm theo hình 37.4, 37.5, 37.7 SGK trang

- Nhận xét, đánh giá kết quả thí nghiệm.

200, 201.

- Rút ra các nội dung chính của vấn đề đặt ra. - Ghi nhận được kết quả hiện tượng, đưa ra
- Yêu cầu học sinh cho ví dụ về hiện tượng nhận xét về đặc điểm mỗi hiện tượng
trong tự nhiên có liên quan và giải thích.

- Vận dụng kết quả giải thích các hiện tượng
trong tự nhiên.

3.3 Khả năng áp dụng của giải pháp
Áp dụng phương pháp thực nghiệm sẽ góp phần đem lại hứng thú cho HS qua đó
nâng cao chất lượng giảng dạy. Qua thực nghiệm ở các lớp 10, chúng tôi nhận thấy nếu có
sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa GV và HS trong việc áp dụng phương pháp thực
nghiệm để dạy học chắc chắn sẽ đem lại niềm vui, sự yêu thích mơn học cho HS dù bài đó
có nằm ở phần nội dung cuối của SGK.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được
Qua thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy việc đổi mới phương pháp dạy học đã
đem lại những hiệu quả rất khả quan:
- Những kiến thức đã được HS tiếp thu, tìm tịi gắn liền với thực nghiệm, gắn liền

với thực tế của cuộc sống cho nên HS hứng thú, sôi nổi hơn trong tiết học. Từ đó, HS nắm
vững kiến thức, ghi nhớ bài tốt hơn và có thể vận dụng kiến thức đã học vào trong đời sống.
- Thông qua làm việc nhóm, HS hịa đồng hơn, tình đồn kết trong tập thể lớp
được nâng cao.
- Rèn luyện được kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thuyết trình trước tập thể cho HS.
- Tạo mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa GV và HS, giữa HS và HS.
- HS u thích nghiên cứu khoa học từ đó cải tiến được chất lượng giảng dạy dù
bài học có ở phần đầu SGK hay phần cuối SGK
3.5. Tài liệu kèm theo
- Phiếu đánh giá kết quả học tập theo phương pháp thực nghiệm.

5


- Các phụ lục đính kèm (Phụ lục 1, 2, 3)

Bến Tre, ngày 17 tháng 3 năm 2018

6



×