Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Truyện cổ tích sinh hoạt người việt dưới góc nhìn văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 126 trang )

..

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN THỊ HỒNG NGÂN

TRUYỆN CỔ TÍCH SINH HOẠT NGƯỜI VIỆT
DƯỚI GĨC NHÌN VĂN HĨA

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ
VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN – NĂM 2017

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Văn học dân gian là tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam, là nơi lưu
giữ những nét đẹp của đời sống tinh thần người Việt. Văn học dân gian là lời ăn
tiếng nói, điệu hồn của dân tộc, là cội nguồn văn hóa. Thật hạnh phúc biết bao
khi thời thơ ấu ta được lớn lên trong lời ca dao của mẹ, trong thế giới những câu
chuyện cổ tích của bà. Những ông Bụt, bà Tiên trong truyện cổ, những cái Bống,
cái Cị trong ca dao là hình ảnh q hương thân thuộc, là ước mơ, khát vọng về
hạnh phúc. Văn học dân gian chính là “nguồn sữa mẹ ngọt ngào” ni dưỡng
đời sống tâm hồn của mỗi người từ lúc chào đời và trở thành cầu nối giữa cá
nhân mỗi người đi đến tình yêu quê hương, đất nước. Nằm trong mạch nguồn
của văn học dân gian, truyện cổ tích từ lâu đã khơng cịn xa lạ với người dân
Việt Nam.


1.2. Truyện cổ tích là một thể loại quan trọng, phong phú nhất của loại
hình tự sự dân gian. Truyện cổ tích quen thuộc với mỗi người và nó có sức hấp
dẫn đặc biệt với các nhà nghiên cứu văn học dân gian bởi “Cơng trình đan dệt
bằng nghệ thuật ngơn từ này xuất hiện từ thời thượng cổ, những sợi tơ mn
màu của nó lan tỏa khắp bốn phương trời, phủ lên trái đất một tấm thảm ngôn
ngữ đẹp lạ lùng.” (M.Gorki – Bàn về văn học, Nxb Văn học nghệ thuật M,
1961, tr170 tiếng Nga).
Trong kho tàng văn học dân gian, truyện cổ tích đặc biệt là cổ tích sinh
hoạt (hay cịn gọi là cổ tích thế sự) có số lượng tác phẩm khá phong phú, chứa
đựng những giá trị riêng về nội dung biểu đạt cũng như nghệ thuật phản ánh.
Nếu truyện cổ tích thần kì hấp dẫn người đọc, người nghe bởi yếu tố hoang
đường, kì ảo làm nên kết thúc có hậu, thỏa mãn ước mơ thay đổi số phận con
người thì sức hấp dẫn của truyện cổ tích sinh hoạt lại nằm ở sự giản dị của câu
chuyện, ở những tình huống sinh hoạt đời thường. Tình huống truyện sinh động,
phong phú và con người không phải lúc nào cũng ứng xử đúng đắn nên truyện
cổ tích sinh hoạt cịn là cái nhìn mang tính phê phán những lệch lạc trong quan
2


niệm về đạo đức, ứng xử trong cuộc sống. Truyện cổ tích sinh hoạt hướng con
người đến những giá trị tốt đẹp trong đời sống gia đình và xã hội.
1.3. Ở bất cứ một quốc gia, dân tộc nào trên thế giới, văn hóa ln là một
trong lĩnh vực được quan tâm hàng đầu. Bởi lẽ, văn hóa biểu hiện sức sống, sức
sáng tạo, sức mạnh tiềm tàng và vị thế, tầm vóc dân tộc. Văn học nghệ thuật
cùng với triết học, chính trị, tơn giáo, đạo đức, phong tục,…là những bộ phận
hợp thành của toàn thể cấu trúc văn hóa. Nếu văn hóa thể hiện quan niệm và
cách ứng xử của con người trước thế giới, thì văn học là hoạt động lưu giữ
những thành quả đó một cách sinh động nhất. Cũng có thể nói văn học phản ánh
văn hóa bằng ngơn từ nghệ thuật.
Từ những năm 50, 60 của thế kỷ XX, ở phương Tây các nhà nghiên cứu đã

đặt ra vấn đề văn bản mở (liên văn bản) - tức là đặt văn học trong mối quan hệ
với các kiểu văn bản khác, trong đó có văn hóa, để nhằm mở rộng ý nghĩa, có cái
nhìn đa chiều, đa dạng hơn về văn học. Lịch sử nghiên cứu văn học thế giới nói
chung, Việt Nam nói riêng cho thấy đây là một hướng đi đúng đắn, khả quan, phù
hợp với thời đại. Ở Việt Nam nghiên cứu văn học theo hướng văn hóa bước đầu
đạt được một số thành tựu, tuy nhiên, để trở thành một hệ thống lý thuyết đầy đủ,
tồn diện có lẽ cịn cần thêm nhiều thời gian và cơng trình khoa học.
Văn học dân gian mang đặc trưng nguyên hợp, là một bộ phận của văn
hóa dân gian. Đặc trưng này khiến văn học dân gian khơng thể tách rời văn hóa
dân gian. Vì thế, để hiểu văn học dân gian khơng thể khơng đặt nó trong mối
quan hệ với văn hóa dân gian.
1.4. Qua khảo sát nhóm những truyện cổ tích sinh hoạt của người Việt
trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của tác giả Nguyễn Đổng Chi, chúng tôi
nhận thấy truyện cổ tích nói chung, cổ tích sinh hoạt nói riêng có ảnh hưởng sâu
sắc từ nhiều yếu tố của văn hóa dân gian. Truyện cổ tích sinh hoạt mang những
bài học văn hóa in đậm trong từng tác phẩm. Đó là những bài học đạo đức, ứng
xử với mọi tầng lớp, thế hệ,….Tìm hiểu truyện cổ tích sinh hoạt ta cịn khám
phá bức tranh đời sống vơ cùng phong phú của người Việt cổ xưa. Vì vậy,
nghiên cứu “Truyện cổ tích sinh hoạt người Việt dưới góc nhìn văn hóa” là một
3


hướng đi hứa hẹn nhiều kết quả tốt đẹp không chỉ trên phương diện văn hóa, văn
học mà cả trên phương diện giáo dục.
Việc nghiên cứu “Truyện cổ tích sinh hoạt người Việt dưới góc nhìn văn
hóa”, đối với chúng tôi những người trực tiếp giảng dạy Ngữ văn ở trường THPT
thì ngồi ý nghĩa về mặt khoa học cịn mang ý nghĩa thực tiễn thiết thực. Bởi
những kết quả thu nhận được từ việc nghiên cứu này sẽ giúp chúng tơi có điều
kiện nhìn nhận tác phẩm văn học dân gian trong sự liên kết với văn hóa dân gian.
Từ đó đánh giá về tác phẩm đầy đủ và tồn diện hơn, giúp cho cơng việc giảng

dạy, giáo dục trao truyền văn hóa cho thế hệ sau thiết thực và hấp dẫn hơn.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Một số cơng trình đã nghiên cứu về truyện cổ tích sinh hoạt người Việt
Trong nhiều năm qua đã có khơng ít những cơng trình sưu tầm, nghiên
cứu về truyện cổ tích, truyện cổ tích sinh hoạt, sau đây chúng tơi chỉ tổng thuật
một số cuốn giáo trình, chuyên khảo, luận văn, bài báo…tiêu biểu.
 Giáo trình, chuyên khảo:
Các nhà nghiên cứu đã xây dựng những cuốn giáo trình có tính chất nền tảng
về văn học dân gian, trong đó có truyện cổ tích sinh hoạt. Các giáo trình đã được
một số trường đại học lựa chọn làm tài liệu giảng dạy cho sinh viên như: Lịch sử
văn học Việt Nam của trường Đại học Sư phạm Hà Nội (1978), Văn học dân
gian Việt Nam (tập 2) của Hoàng Tiến Tựu (1992), Văn học dân gian những tác
phẩm chọn lọc của Bùi Mạnh Nhị biên soạn (1999), Văn học dân gian Việt Nam
của Lê Chí Quế, Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ (2001), Văn học dân gian
Việt Nam của Đinh Gia Khánh (chủ biên) (2006), Văn học dân gian Việt Nam
của Nguyễn Bích Hà (2008), Văn học dân gian Việt Nam của Vũ Anh Tuấn (chủ
biên) (2012), …
Bên cạnh đó có thể kể đến một số chuyên khảo như: Kho tàng truyện cổ
tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi (1958), Giảng văn tập 1 của Khoa Ngữ văn
và ĐHSP I Hà Nội (1982), Giảng văn, văn học dân gian Việt Nam của tác giả
Vũ Anh Tuấn, Nguyễn Xuân Lạc (1995), Bình giảng truyện dân gian của Hoàng
4


Tiến Tựu (1996), Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian
Đỗ Bình Trị (1999)…
Nhìn chung trong các giáo trình, chun khảo chúng tơi nhận thấy truyện cổ
tích là thể loại được nghiên cứu từ rất sớm so với các thể loại khác của văn học
dân gian. Các cơng trình nghiên cứu này đều đề cập đến nhiều mặt của truyện cổ
tích. Các tác giả đều khá thống nhất khi phân chia truyện cổ tích thành ba tiểu

loại: Truyện cổ tích thần kỳ, truyện cổ tích sinh hoạt và truyện cổ tích lồi vật.
Trong đó truyện cổ tích sinh hoạt cịn được gọi là: cổ tích thế tục, cổ tích thế sự,
cổ tích hiện thực. Sau đây, tơi xin trích dẫn một vài ý kiến đánh giá trong các
cơng trình nghiên cứu về truyện cổ tích sinh hoạt.
Nguyễn Đổng Chi trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam đã nhận xét về
sự phức tạp khi phân loại truyện cổ tích: “Khái niệm truyện cổ tích như vậy thật
rộng và phức tạp. Chẳng khác gì nhìn vào một khu rừng trong đó có nhiều loại
cây: cây to, cây nhỏ, gỗ tốt, gỗ xấu, mọc chằng chịt lẫn lộn,…”. Ông cũng nêu lên
ba đặc điểm cơ bản của truyện cổ tích và tập hợp, sưu tầm một lượng lớn tác
phẩm trong cơng trình này. Bên cạnh đó Nguyễn Đổng Chi cũng đưa ra khái niệm
và những nhận xét về truyện cổ tích sinh hoạt: “…cổ tích thế sự hay sinh hoạt là
những truyện bịa nhưng rất gần đời, thiết thực xuyên sâu vào mọi ngõ ngách cuộc
đời. Trong cái tầm thường, cái bình dị của các tình tiết vẫn ẩn dấu một khả năng
gây hứng thú mạnh mẽ, hoặc một điều gì đáng thương cảm rất mực.” [tr29].
Giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam của trường Đại học Sư phạm Hà Nội
năm 1978 đã đưa ra đánh giá về sự phát triển của xã hội được thể hiện trong
truyện cổ tích sinh hoạt: “...qua các truyện này đã thấy rằng một mặt quan niệm
thần linh chủ nghĩa đã thôi ngự trị trong quan niệm của nhân dân, mặt khác sự
mê tín và tơn giáo khơng khống chế được tư tưởng tích cực và yếu tố duy vật của
nhân dân. Với sự tiến bộ của xã hội loài người trưởng thành dần, ngày càng làm
chủ được thiên nhiên, sức lao động ngày càng có hiệu lực hơn, sự tin tưởng vào
những thứ qi đản khơng cịn mạnh mẽ như trước nữa” [tr131].
Năm 1999, Đỗ Bình Trị nghiên cứu Những đặc điểm thi pháp của các thể
loại văn học dân gian trong đó ơng có đề cập đến các vấn đề như khái niệm, thi
5


pháp, nhân vật,...của truyện cổ tích sinh hoạt. Ơng cho rằng truyện cổ tích sinh
hoạt mang dáng dấp những câu chuyện của cuộc đời hàng ngày. Nhân vật thường
được xây dựng theo cặp đối nghịch: Cặp nhân vật đức hạnh và nhân vật xấu xa,

cặp nhân vật mưu trí và nhân vật khờ khạo. Khơng gian của truyện cổ tích sinh
hoạt gần gũi với người đọc. Bối cảnh sinh hoạt quen thuộc: khung cảnh nông
thôn, chốn quan trường...
Các tác giả Lê Chí Quế, Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ trong cuốn Văn
học dân gian Việt Nam (2001) đã đưa ra những nhận định về truyện cổ tích sinh
hoạt: Có yếu tố kì diệu hoặc khơng, trong đó vai trị của con người là chủ yếu
[47,113]. Truyện cổ tích sinh hoạt có ba đặc điểm để phận biệt với cổ tích thần kỳ
là: sự tăng dần của nội dung thế sự, sự nhạt dần của yếu tố thần kỳ và mất dần lối
kết thúc có hậu [47,131].
PGS.TS Nguyễn Thị Bích Hà trong giáo trình Văn học dân gian Việt Nam
(2008) đã đề cập đến giá trị của truyện cổ tích sinh hoạt: Nhiều truyện cổ tích sinh
hoạt vẫn phản ánh ước mơ...Truyện không nhằm phản ánh ước mơ bay bổng của
các tác giả dân gian mà chú trọng tô đậm yếu tố hiện thực hơn [16,85].
 Luận văn, bài báo
Năm 2002, Phạm Thu Yến trên Tạp chí Văn học số 4 có bài viết Kiểu
nhân vật “chàng ngốc” trong cổ tích các dân tộc Việt Nam đã khẳng định:
kiểu nhân vật chàng ngốc có thể coi như nhân vật người em, người chồng,
nhân vật dũng sĩ,…
Năm 2006, tác giả Nguyễn Thị Hương với đề tài Khảo sát các kiểu kết thúc
truyện cổ tích sinh hoạt người Việt đã nghiên cứu truyện cổ tích sinh hoạt trên
phương diện nghệ thuật. Luận văn đã chỉ ra các kiểu kết thúc khác nhau của
truyện cổ tích sinh hoạt và ý nghĩa của nó.
Năm 2008, tác giả Nguyễn Thị Thu Oanh thực hiện và bảo vệ đề tài Khảo
sát các kiểu nhân vật chính trong truyện cổ tích sinh hoạt người Việt. Cơng
trình đã khảo sát, phân chia và sắp xếp các kiểu nhân vật trong truyện cổ tích
sinh hoạt, từ đó chỉ ra ý nghĩa cũng như dụng ý nghệ thuật của tác giả dân gian.
6


Năm 2011, Phạm Thị Thu Huyền với đề tài Kiểu truyện nhân vật thơng

minh trong tiểu loại truyện cổ tích sinh hoạt người Việt, đây là cơng trình đi sâu
nghiên cứu một kiểu nhân vật trong hệ thống nhân vật của truyện cổ tích sinh hoạt
với các biểu hiện: nhân vật nhỏ tuổi dùng mưu mẹo giải đố, nhân vật dùng mưu
tham gia kén rể, nhân vật dùng mưu mẹo xét xử.
Năm 2012, Nguyễn Thị Bích Hà với đề tài Kiểu nhân vật ngốc nghếch
trong truyện cổ tích sinh hoạt người Việt đã nghiên cứu và phân loại cụ thể các
kiểu nhân vật ngốc nghếch trong truyện cổ tích sinh hoạt.
Năm 2016, Tác giả Triều Ngun (Tạp chí Sơng Hương 330/08-2016)
Phân định giữa truyện truyền kì với truyện cổ tích thế tục, bài viết đưa ra kết
luận: Nếu truyện cổ tích nhằm hướng tới những người bình thường (ngày trước,
đa số là khơng biết chữ), thì truyện truyền kì nhằm vào lớp người có học và giới
quan lại. Truyện truyền kì có thể có lời bàn hay lời bình, đặt ở cuối truyện cịn
truyện cổ tích thì khơng. Lời bàn này thường súc tích, có nhiều hàm ý, điển cố
và sự nhìn nhận liên quan đến thời cuộc của giới nhà nho. Bài viết nhằm giải
thích sự gần gũi và khác biệt giữa truyện truyền kì với truyện cổ tích nói chung,
truyện cổ tích thế tục nói riêng.
2.2. Một số cơng trình nghiên cứu về truyện cổ tích sinh hoạt dưới góc nhìn
văn hóa
Văn hóa là một trong những lĩnh vực rất được quan tâm, vì vậy có rất
nhiều cơng trình nghiên cứu đã được đặt ra. Về văn hóa khơng thể khơng nhắc
tới cuốn Việt Nam văn hóa sử cương của Đào Duy Anh in lần đầu tiên năm
1938 được ấn hành bởi Quan Hải Tùng Thư. Ngoài ra, cịn rất nhiều cơng trình
nghiên cứu khác như: Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới của Phan Ngọc
(1994), Văn hóa học đại cương và cơ sở văn hóa Việt Nam của Trần Quốc
Vượng (chủ biên) (1996), Cơ sở văn hóa Việt Nam của Trần Ngọc Thêm
(1999), Văn hóa Việt Nam: đặc trưng và cách tiếp cận của Lê Ngọc Trà
(2001), Bản sắc văn hóa Việt Nam của Phan Ngọc (2010),…. Nhìn chung các
tác giả đã cho chúng ta thấy rõ đặc điểm bản sắc văn hóa Việt Nam trong mơi
trường sinh thành và phát triển của nó.
7



Nghiên cứu văn học dân gian từ góc nhìn ngữ văn và góc nhìn văn hóa là
vấn đề rất phổ quát trong giới nghiên cứu Folklore thế giới. Những công trình
nổi tiếng - Jean Chevalier và Alain Gheerbrant (1997) Từ điển biểu tượng văn
hóa thế giới, NXB Đà Nẵng; - V. Prốp Tuyển tập, NXBVHTT 2004, E.
Mêlêtinxki Thi pháp của huyền thoại, NXBĐHQGHN, 2005, James George
Frazer Cành vàng (Bách khoa thư về văn hóa ngun thủy) NXB Văn hóa
Thơng tin, 2007, Nghiên cứu văn hóa lý thuyết và thực hành của Chris Barker,
NXB Văn hóa Thơng tin Hà Nội, 2011,…đã chuyển tải những cơng trình nghiên
cứu rất có giá trị của các nhà nghiên cứu văn hóa tầm cỡ nhân loại tới bạn đọc
Việt Nam.
Nghiên cứu truyện cổ tích, đặc biệt là truyện cổ tích sinh hoạt người Việt
là vấn đề hấp dẫn nhiều nhà nghiên cứu. Trong lịch sử nghiên cứu văn học dân
gian đã có những cơng trình khoa học nghiên cứu về truyện cổ tích sinh hoạt, có
thể kể đến:
Năm 1972, các tác giả Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên trong cuốn
“Lịch sử văn học Việt Nam”, đã khẳng định: “Những truyện như Trầu cau,
Tô Thị vọng phu, Vua bếp chính là thuộc loại truyện phản ánh những sự
biến động từ chế độ quần hôn nguyên thủy sang chế độ gia đình có phân biệt
từng cặp vợ chồng…”
Chuyên luận “Qua tục ăn trầu và truyện Trầu cau của người Việt, bàn
về mối quan hệ anh-em, vợ-chồng”, in trên tạp chí “Văn hóa dân gian”, số 11984, tác giả Tăng Kim Ngân đã căn cứ vào những dị bản về truyện Trầu
cau để so sánh, đối chiếu, tìm sự giống nhau của các môtip và tip truyện trong
các dị bản với mong muốn bước đầu lý giải những vấn đề dân tộc học, xã hội
hội học mà truyện đề cập tới. Qua việc phân tích các dị bản của truyện Trầu
cau của người Việt và so sánh nó với loại truyện về bộ ba nhân vật mang chủ đề
“quan hệ anh - em, vợ - chồng”, tác giả Tăng Kim Ngân đã rút ra kết luận:
“Truyện Trầu cau phản ánh một giai đoạn quan trọng trong lịch sử nhân loại,
khi xã hội chuyển từ hôn nhân cộng đồng sang hơn nhân cá thể. Việc gia đình

lớn tan rã đã khẳng định gia đình cá thể là một bước ngoặt lớn trong lịch sử nhân
8


loại. Sự tiến bộ ấy trải qua một cuộc đấu tranh dai dẳng, quyết liệt mới có và
cũng trên con đường đi lên ấy, thường xảy ra những bi kịch”. Đồng thời, tác giả
khẳng định, dân gian dựa vào tục ăn trầu có từ thời trước đó rất lâu để xây dựng
thành một câu chuyện phản ánh bước ngoặt lớn của xã hội.
Trong cuốn “Về nguồn gốc văn hóa cổ truyền Việt Nam”, tác giả Đơng
Phong đã tìm hiểu, nghiên cứu và sắp xếp truyện Sự tích đầu rau vào nhóm các
câu chuyện về chủ đề hơn nhân và gia đình. Tác giả đưa ra ý kiến nhận xét về ý
nghĩa của câu chuyện như sau: “Truyện Ông táo là một trong những truyện cổ
có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Đó là hình ảnh tượng trưng cho cuộc sống hịa
thuận, đầm ấm, an vui của mỗi gia đình - một lối giáo dục bằng ẩn dụ, bằng bí
truyền qua tục truyền miệng….Và ngày 23 tháng Chạp âm lịch là ngày mời gọi
đồn tụ của các gia đình Việt Nam”.
Năm 2011, Luận văn “Các hình thức khơng gian trong truyện cổ tích
sinh hoạt người Việt” của tác giả Tơ Hồng Vân đã nghiên cứu và chỉ rõ các
hình thức khơng gian xuất hiện trong truyện cổ tích sinh hoạt người Việt, từ đó
phản ánh đời sống vật chất và tinh thần phong phú của người Việt xưa. Luận văn
cũng cho thấy một hướng nghiên cứu văn học dân gian gắn với nếp sống và các
sinh hoạt văn hóa cổ xưa.
Cũng trong năm 2011, Luận văn “Khảo sát nhóm truyện chủ đề đạo
đức gia đình trong truyện cổ tích sinh hoạt Việt Nam” tác giả Nguyễn Thị
Thu Hà đã khảo sát và phân loại các kiểu nhân vật chính trong nhóm truyện này
như: nhân vật chính đức hạnh, nhân vật chính xấu xa, nhân vật chính trơng
minh, nhân vật chính ngốc nghếch,… Trên cơ sở khảo sát, tác giả đã tiến hành
phân tích ý nghĩa của hình tượng nhân vật trong truyện, đồng thời làm sáng tỏ
các mối quan hệ đạo đức trong gia đình người Việt.
Năm 2014, Chun luận “Khơng gian trong truyện cổ tích sinh hoạt

của Việt Nam - Hàn Quốc”, tác giả Lưu Thị Hồng Việt đã nhận định và chỉ rõ
“Khơng gian biển, khơng gian gia đình, không gian lễ hội, không gian chợ, làng
và không gian kinh thành xuất hiện trong truyện cổ tích sinh hoạt của người Việt
và người Hàn góp phần làm cho cốt truyện phát triển, phản ánh phạm vi hoạt
9


động của nhân vật, phản ánh đời sống vật chất và đời sống tinh thần phong phú,
đa dạng của hai dân tộc”. Chuyên luận cũng đã đi sâu phân tích và so sánh các
kiểu loại không gian xuất hiện trong truyện cổ tích sinh hoạt của hai dân tộc để
làm nổi bật đời sống tinh thần phong phú được phản ánh.
Như vậy, có thể nói nghiên cứu truyện cổ tích sinh hoạt dưới góc nhìn văn
hóa cũng đã được đặt ra trong một số cơng trình nghiên cứu khoa học. Nhưng
trên thực tế chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu, toàn diện
về vấn đề này. Tuy nhiên cũng khơng thể phủ nhận các cơng trình nghiên cứu đã
đưa ra những nhận định chính xác, có cơ sở khoa học vững chắc. Dựa trên cơ sở
những nhận định đó chúng tơi mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài “Truyện cổ tích
sinh hoạt người Việt dưới góc nhìn văn hóa”, nhằm phát hiện những nét đặc
trưng riêng biệt, độc đáo trong sinh hoạt văn hóa người Việt đã được phản ánh
trong cổ tích sinh hoạt.
3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những truyện cổ tích sinh hoạt
người Việt dưới góc nhìn văn hóa.
Tư liệu nghiên cứu là những truyện cổ tích sinh hoạt của người Việt trích
từ Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của tác giả Nguyễn Đổng Chi.
3.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu đặc điểm của tín ngưỡng, phong tục và văn hóa ứng xử được
thể hiện trong truyện cổ tích sinh hoạt người Việt, từ đó đánh giá được ý nghĩa
của vấn đề đối với việc tìm hiểu truyện cổ tích sinh hoạt người Việt dưới góc

nhìn văn hóa.
- Làm rõ vai trị của tín ngưỡng, phong tục và văn hóa ứng xử trong xã
hội Việt Nam cổ xưa thông qua sự phản ánh của truyện cổ tích sinh hoạt.
- Cung cấp kiến thức để nâng cao chất lượng học tập, giảng dạy Văn học
dân gian nói chung và truyện cổ tích nói riêng trong nhà trường.
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
10


- Tổng hợp các khái niệm về văn hóa, mối quan hệ giữa truyện cổ tích
sinh hoạt và văn hóa.
- Khảo sát cụ thể nhóm truyện cổ tích sinh hoạt người Việt trong mối
quan hệ với tín ngưỡng, phong tục và văn hóa ứng xử của người Việt để đưa ra
một cách nhìn mới, khám phá mới về truyện cổ tích sinh hoạt dưới góc nhìn văn
hóa.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết tốt những yêu cầu mà đề tài đặt ra, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu dựa trên sự vận dụng, kết hợp những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Để thực hiện đề tài này, luận văn
còn kết hợp phương pháp nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu văn hóa, nghiên cứu
dân tộc học,…phương pháp nghiên cứu liên ngành sẽ giúp luận văn giải quyết
những vấn đề nghiên cứu được thỏa đáng.
- Phương pháp khảo sát, phân loại: Để cho việc nghiên cứu, đánh giá có
căn cứ xác thực chúng tơi tiến hành khảo sát, phân loại những truyện cổ tích
sinh hoạt của người Việt trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam - tác giả
Nguyễn Đổng Chi.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Sau khi thống kê các tác phẩm, chúng
tôi sẽ tiến hành phân tích, cắt nghĩa, lí giải các yếu tố văn hóa xuất hiện trong
các tác phẩm từ đó đánh giá vị trí, vai trị của các yếu tố và tổng hợp thành một

kết quả chung nhất cho đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Trong quá trình phân tích, tổng hợp,
chúng tơi cố gắng so sánh, đối chiếu các tác phẩm văn học dân gian của các
dân tộc anh em khác nhằm tìm ra những nét tương đồng và dị biệt trong những
trường hợp cần thiết.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Truyện cổ tích sinh hoạt người Việt dưới góc nhìn văn hóa là đối tượng
nghiên cứu chính của chúng tơi trong đề tài luận văn.
- Phạm vi tư liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu được giới hạn trong
các truyện cổ tích sinh hoạt của người Việt được thống kê từ nguồn Kho tàng
11


truyện cổ tích Việt Nam - tác giả Nguyễn Đổng Chi (có phụ lục kèm theo trang
118 – 134).
- Phạm vi nội dung của đề tài được giới hạn trong việc nghiên cứu truyện
cổ tích sinh hoạt người Việt trong mối quan hệ với một số tín ngưỡng, phong tục
tiêu biểu và văn hóa ứng xử của người Việt.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung chính
gồm có 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lí luận chung về văn hóa và truyện cổ tích sinh
hoạt người Việt
Chương 2: Tín ngưỡng và phong tục trong truyện cổ tích sinh hoạt
người Việt
Chương 3: Văn hóa ứng xử trong truyện cổ tích sinh hoạt người Việt
7. Đóng góp của luận văn
- Là cơng trình nghiên cứu một cách có hệ thống về truyện cổ tích sinh
hoạt người Việt dưới góc nhìn văn hóa.
- Cho thấy sự gắn bó mật thiết của tiểu loại truyện cổ tích sinh hoạt và văn

hóa của người Việt.
- Khẳng định việc nghiên cứu văn học dân gian theo hướng liên ngành là
một hướng đi hứa hẹn có nhiều giải mã lí thú từ đó nâng cao năng lực nghiên
cứu cũng như giảng dạy truyện cổ tích nói riêng, văn học dân gian nói chung ở
trường THPT.

12


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HĨA VÀ
TRUYỆN CỔ TÍCH SINH HOẠT NGƯỜI VIỆT
1.1.

Văn hóa

1.1.1. Khái niệm văn hóa
Văn hóa là một khái niệm mang nội hàm rộng lớn với rất nhiều cách hiểu
khác nhau, liên quan đến đời sống vật chất và tinh thần của con người. Văn hóa
là sản phẩm do con người sáng tạo ra, chi phối toàn bộ hoạt động của con người.
Vì vậy, văn hóa trở thành đối tượng nghiên cứu chính của khoa học nhân văn và
là một trong những khái niệm tạo nên sự tranh luận hết sức phong phú. Hiện
nay, trên thế giới có khoảng hơn 500 định nghĩa về văn hóa, mỗi định nghĩa
phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau.
Văn hóa được đề cập đến trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như dân tộc
học, nhân chủng học (theo cách gọi của Mỹ hoặc dân tộc học hiện đại theo cách
gọi của châu Âu), dân gian học, địa văn hóa học, văn hóa học, xã hội học,...và
trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu đó định nghĩa về văn hóa cũng khác nhau. Các
định nghĩa về văn hóa nhiều và cách tiếp cận khác nhau nên ngay cả cách phân

loại các định nghĩa về văn hóa cũng rất phong phú.
Ở phương Tây, văn hóa được bắt nguồn từ chữ Latinh "Cultus" mà nghĩa
gốc là gieo trồng, được dùng theo nghĩa Cultus Agri là "gieo trồng ruộng đất"
và Cultus Animi là "gieo trồng tinh thần" tức là "sự giáo dục bồi dưỡng tâm hồn
con người". Theo nhà triết học Anh Thomas Hobbes (1588-1679): "Lao
động dành cho đất gọi là sự gieo trồng và sự dạy dỗ trẻ em gọi là gieo trồng
tinh thần".
Năm 1871, nhà nhân loại học người Anh Edward Burnett Tylor (1832 1917) trong cơng trình nghiên cứu với nhan đề “Văn hóa ngun thủy”
(Primitive culture) đã định nghĩa văn hóa như sau: văn hóa hay văn minh hiểu
theo nghĩa rộng trong quan niệm dân tộc học “là một tổng thể phức hợp
gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, và bất cứ
13


những khả năng, tập quán nào mà con người thu nhận được với tư cách là một
thành viên của xã hội”. Định nghĩa này được nhiều nhà khoa học chấp nhận và
sau đó khi các nhà khoa học đưa ra các định nghĩa khác về văn hóa nó vẫn được
nhắc đến như một định nghĩa để tham khảo.
Ông William Graham Sumner (1840 - 1910), viện sĩ Mỹ, giáo sư Đại học
Yale và Albert Galloway Keller, học trò và cộng sự của ơng đưa ra định nghĩa
về văn hóa như sau: “Tổng thể những thích nghi của con người với các điều kiện
sinh sống của họ chính là văn hóa, hay văn minh...Những sự thích nghi này
được bảo đảm bằng con đường kết hợp những thủ thuật như biến đổi, chọn lọc
và truyền đạt bằng kế thừa”. Cách định nghĩa này nhấn mạnh vào q trình
thích nghi với mơi trường, q trình học hỏi, hình thành thói quen, lối ứng xử
của con người.
Ở phương Đơng, khái niệm văn hóa có trong đời sống ngôn ngữ rất sớm.
Trong Chu Dịch, quẻ Bi đã có từ “văn” và “hóa”: xem dáng vẻ con người, lấy
đó mà giáo huấn thiên hạ (Quan hồ nhân văn dĩ hóa thành thiên hạ). Người sử
dụng khái niệm văn hóa sớm nhất có lẽ là Lưu Hướng (năm 776 -TCN) thời Tây

Hán với nghĩa như một phương thức giáo hóa con người – văn trị giáo hóa. Văn
hóa ở đây được dùng đối lập với vũ lực (phàm dấy việc võ là vì khơng phục
tùng, dùng văn hóa mà khơng sửa đổi, sau đó mới thêm chém giết).
Như vậy, có thể thấy trong quan niệm về văn hóa nếu như người phương
Tây thiên về ứng xử tự nhiên thì người phương Đơng lại thiên về ứng xử xã hội.
Ở Việt Nam, văn hóa cũng là đối tượng nghiên cứu của nhiều học giả.
Việc nghiên cứu văn hóa như một khoa học được bắt đầu vào nửa đầu thế kỉ
XX. Những người mở đầu có thể kể đến các nhà nghiên cứu Đào Duy Anh, Trần
Văn Huyên,…
Theo nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ
các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua q trình
hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên
và xã hội” [54, tr22].
14


Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ ra rằng: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục
đích của cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết,
đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những cơng cụ sinh
hoạt văn hóa hàng ngày về mặt ăn, ở, và các phương thức sử dụng. Tồn bộ
những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [33, tr 431].
Năm 1994, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa theo cả nghĩa rộng
và nghĩa hẹp như sau: Theo nghĩa rộng: “Văn hóa là một phức hệ - tổng hợp các
đặc trưng diện mạo tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm…khắc họa nên bản
sắc của một cộng đồng gia đình, làng xóm, vùng, miền, quốc gia, xã hội,…Văn
hóa khơng chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà cả lối sống, những quyền cơ
bản của con người, những hệ thống giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng...”;
cịn theo nghĩa hẹp “Văn hóa là tổng thể những hệ thống biểu trưng (kí hiệu) chi
phối cách ứng xử và giao tiếp trong cộng đồng, khiến cộng đồng có đặc thù
riêng”.

Như vậy, từ các khái niệm trên có thể hiểu văn hóa là sản phẩm của lồi
người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và
xã hội. Song chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì
sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác thơng qua q trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong
q trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát
triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ
chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và
tinh thần do con người tạo ra.
Văn hóa được hình thành trong q trình tích lũy qua nhiều thế hệ, mang
tính lịch sử nên nó có bề dày và chiều sâu. Văn hóa được duy trì bằng truyền
thống văn hóa, bằng những kinh nghiệm con người tích lũy và truyền đạt lại
trong cộng đồng qua khơng gian và thời gian. Đó cũng chính là những giá trị
tương đối ổn định và trở thành những khn mẫu được tích lũy, tái tạo trong
cộng đồng người và cố định hóa dưới dạng ngơn ngữ, tín ngưỡng, phong tục, tập
15


qn... Và như thế văn hóa như mạch nguồn ni dưỡng con người, xã hội phát
triển theo hướng tiến bộ hơn.
1.1.2. Tín ngưỡng và phong tục
1.1.2.1. Tín ngưỡng
Tín ngưỡng là một niềm tin có hệ thống mà con người tin vào để giải
thích thế giới và để mang lại sự bình n cho bản thân và mọi người. Tín
ngưỡng cịn là thể hiện giá trị của cuộc sống, ý nghĩa của cuộc sống bền vững.
Tín ngưỡng mang tính dân tộc, dân gian. Khi nói đến tín ngưỡng người ta
thường nói đến tín ngưỡng của một dân tộc hay một số dân tộc có một số đặc
điểm chung. Cơ sở của tín ngưỡng là niềm tin, sự ngưỡng vọng của con người
vào những cái "siêu nhiên" hay gọi là "cái thiêng" cái đối lập với cái "trần tục",
cái hiện hữu mà con người có thể cảm nhận, quan sát được. Niềm tin vào "cái

thiêng" thuộc về bản chất con người, nó ra đời và tồn tại, phát triển cùng với con
người và lồi người. Nó là nhân tố cơ bản tạo nên đời sống tâm linh của con
người, cũng giống như đời sống vật chất, đời sống xã hội, tinh thần, tư tưởng,
đời sống tình cảm...
Tùy theo hồn cảnh, trình độ phát triển kinh tế, xã hội của mỗi dân tộc,
địa phương, quốc gia mà niềm tin vào "cái thiêng" được thể hiện qua các hình
thức tơn giáo, tín ngưỡng cụ thể khác nhau. Chẳng hạn như niềm tin vào Đức
Chúa Trời của Kitô giáo, niềm tin vào Đức Phật của Phật giáo, niềm tin
vào Thánh, Thần của tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng Thành hồng, Đạo Mẫu...
Các hình thức tơn giáo tín ngưỡng này dù rộng hẹp khác nhau, dù phổ quát toàn
thế giới hay là đặc thù cho mỗi dân tộc... thì cũng đều là một thực thể biểu hiện
niềm tin vào cái thiêng chung của con người.
Việt Nam nằm ở trung tâm khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, thiên
nhiên tương đối phong phú, đa dạng. Thời xa xưa, người Việt sống chủ yếu dựa
vào việc khai thác tự nhiên. Vì vậy, việc thờ cúng các vị thần tự nhiên (nhiên
thần) đã sớm gần gũi với họ. Hơn nữa, Việt Nam lại là ngã ba đường nơi giao
lưu của nhiều tộc người, của nhiều luồng văn minh. Hai yếu tố đó làm cho Việt
Nam trở thành một quốc gia đa tơn giáo, tín ngưỡng. Tính đa thần ấy không chỉ
16


biểu hiện ở số lượng lớn các vị thần mà điều đáng nói là, các vị thần ấy cùng
đồng hành trong tâm thức một người Việt. Điều đó dẫn đến một đặc điểm của
đời sống tín ngưỡng – tơn giáo của người Việt đó là tính hỗn dung tơn giáo.
Trước sự du nhập của các tôn giáo ngoại lai, người Việt khơng tiếp nhận một
cách thụ động mà ln có sự cải biến cho gần gũi với tư tưởng, tôn giáo bản địa.
Vì vậy, ở nước ta, trong khi các tơn giáo vẫn phát triển thì các tín ngưỡng dân
gian vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân.
Cũng chính vì tính hỗn dung tơn giáo mà người Việt thể hiện sự bàng
bạc trong niềm tin tơn giáo. Đa số người Việt đều có nhu cầu tơn giáo, tuy nhiên

phần đơng trong số đó khơng là tín đồ thành kính của riêng một tơn giáo nào.
Một người vừa có thể đến chùa, vừa có thể đến phủ miễn là việc làm ấy mang lại
sự thanh thản về tinh thần cho họ, có thể thoả mãn điều họ cầu xin. Vì thế, nhiều
nhà nghiên cứu cho rằng, một đặc điểm trong đời sống tín ngưỡng - tơn giáo của
người Việt là tính dụng. Tơn giáo là để phục vụ nhu cầu cần thiết, trực tiếp của
họ trong cuộc sống.
Khái niệm tín ngưỡng và tơn giáo có nhiều chỗ gần gũi với nhau vì nó
cùng có nguồn gốc từ lòng tin tuyệt đối vào một đấng cao siêu huyền bí nào đó,
nhưng chúng cũng có nhiều điểm khác nhau. Tơn giáo với tư cách một giáo lí,
giáo pháp chính là sự phát triển một tín ngưỡng, được cộng đồng thể chế, quy
phạm hố cao độ. Mỗi tơn giáo cần có: Một hệ thống giáo lí; Một vị giáo chủ
đứng đầu (Chúa Trời, đức Phật Thích Ca, Lão Tử); Một hệ thống thể chế, nghi
lễ thờ tự và nơi thờ tự; Một hệ thống tổ chức gồm giáo luật nghiêm chỉnh, giáo
hội với các tín đồ. Tơn giáo dân gian không hẳn là tôn giáo với những thể cách
trên, nó chủ yếu mới là sự sùng tín, nó nằm trong tâm thức của con người trong
sinh hoạt dân dã và được biểu hiện ra chủ yếu trong phong tục tập quán sinh
hoạt chứ chưa được thể chế hóa hay trở thành giáo luật. Các nhà nghiên cứu
thường gọi chung đối tượng này là tín ngưỡng, tín ngưỡng dân gian hoặc đôi khi
cũng dùng khái niệm tôn giáo dân gian. Khái niệm tín ngưỡng vì vậy rộng rãi
hơn và dân dã hơn khái niệm tôn giáo.
17


Văn học dân gian Việt Nam nói chung và truyện cổ tích nói riêng có mối
quan hệ chặt chẽ với tín ngưỡng dân gian. Đặc biệt trong truyện cổ tích sinh hoạt
của người Việt tín ngưỡng dân gian được phản ánh khá đa dạng và phong phú.
Tín ngưỡng được phản ánh ở đây không chỉ thể hiện được rõ nét văn hóa của
người Việt mà cịn là của cả dân tộc.
Đối với văn học dân gian Việt Nam nói chung và tiểu loại truyện cổ tích
sinh hoạt của người Việt nói riêng thì tín ngưỡng là chỗ dựa tâm linh cho những

sáng tạo nghệ thuật. Hơn thế nữa, ở loại truyện này chúng ta cịn có thể thấy tín
ngưỡng cịn được nghệ thuật hóa để trở thành những biểu tượng mang ý nghĩa
kép: ý nghĩa tâm linh và ý nghĩa nhân văn. Trong phạm vi đề tài của mình,
chúng tơi khảo cứu một số nhóm truyện phản ánh tín ngưỡng là: tín ngưỡng thờ
thần, tín ngưỡng thờ tự nhiên và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
1.1.2.2. Phong tục
Gắn liền với tín ngưỡng là phong tục (phong: gió, tục: thói quen, phong
tục: thói quen lan rộng). Phong tục là tồn bộ những hoạt động sống của con
người được hình thành trong quá trình lịch sử và ổn định thành nề nếp, được
cộng đồng thừa nhận, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Phong tục khơng
mang tính cố định, bắt buộc như nghi thức, nghi lễ, nhưng cũng không tùy tiện
như hoạt động sống thường ngày. Nó trở thành một tập quán xã hội tương đối
bền vững và tương đối thống nhất.
Phong tục có thể ở một dân tộc, địa phương, tầng lớp xã hội hay thậm chí
một dịng họ, gia tộc. Phong tục là một bộ phận của văn hóa và có thể chia thành
nhiều loại. Hệ thống phong tục liên quan đến vòng đời của con người như:
phong tục về sinh đẻ, trưởng thành, cưới xin, mừng thọ và lên lão,... Hệ thống
phong tục liên quan đến hoạt động của con người theo chu kỳ thời tiết trong
năm. Hệ thống phong tục liên quan đến chu kỳ lao động của con người...
Phong tục ở Việt Nam có truyền thống lâu đời hàng ngàn năm nay, nó đã
trở thành luật tục sâu đậm và gắn chặt trong tâm thức người dân và thậm chí có
sức mạnh hơn cả những đạo luật. Theo sự thăng trầm của lịch sử của dân tộc,
phong tục của người Việt Nam cũng không ngừng biến đổi theo trào lưu biến
18


đổi văn hố xã hội. Tuy nhiên có những phong tục mất đi những cũng có nhưng
phong tục vẫn cịn hiện hữu trong cuộc sống ngày nay của người Việt Nam.
Nhiều phong tục đẹp của người Việt đã được soi bóng trong ca dao, truyện
cổ,…mang một ý nghĩa văn hóa, thẩm mĩ đẹp đẽ.

1.1.3. Văn hóa ứng xử
*Khái niệm “ứng xử”:
Hiểu theo lối triết tự “ứng” là sự ứng biến, là sự tương ứng một sự vật
hiện tượng nào đó; “xử” là cách cư xử, xử sự, xử thế trước những thay đổi,
những tình huống xảy ra trong tự nhiên và xã hội.
Trong “Từ điển Tiếng Việt” định nghĩa về ứng xử như sau: Ứng xử ở đây
được hiểu là xử sự, xử thế thể hiện thái độ tình cảm, hành động thích hợp có
quan hệ giữa mình với người khác [44, tr18].
Như vậy có thể hiểu: Ứng xử là một biểu hiện của sự giao tiếp, giữa con
người với con người, giữa cá nhân với cộng đồng xã hội. Đồng thời nó cũng là
sự phản ứng của người này trước sự tác động của người khác trong một tình
huống nhất định, một hoàn cảnh nhất định được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử
chỉ, cách nói năng của con người nhằm đạt kết quả tốt trong mối quan hệ giữa
con người với nhau.
*Văn hóa ứng xử:
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa học thì văn hóa ứng xử là một phạm trù
vơ cùng rộng lớn. Văn hóa ứng xử là khía cạnh giá trị mang yếu tố tích cực,
được chắt lọc thành các kinh nghiệm, qui tắc xã hội, chuẩn mực đạo đức thể
hiện ở các tình huống ứng xử văn hóa trong đời sống của một cộng đồng dân
tộc.Văn hóa ứng xử của người Việt được hình thành trong quá trình giao tiếp
qua 4000 năm dựng nước và giữ nước. Cái đẹp trong văn hóa ứng xử được cha
ông ta lưu giữ, truyền lại từ đời này sang đời khác. Có lẽ vì lí do đó nên văn hóa
ứng xử ln là mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu.
Theo Đỗ Long trong cuốn Tâm lý học văn hóa ứng xử: “Văn hóa ứng xử
là một hệ thống thái độ hành vi được xác định để xử lý các mối quan hệ giữa
19


người với người trên các căn cứ pháp luật đạo lý nhằm thúc đẩy nhanh sự phát
triển của cộng đồng người, của xã hội” [31, tr.73].

Tác giả Trần Thúy Anh thì cho rằng: “Văn hóa ứng xử là tồn bộ những
tín điều, truyền thống,…hướng dẫn hành xử mà cá nhân trong xã hội được xã
hội đó trao truyền bằng nhiều hình thức học tập” [2, tr.19].
Bùi Thiết trong cuốn Cảm nhận về văn hóa đã đưa ra định nghĩa: “Văn hóa
ứng xử là hệ thống ứng xử giữa con người và thế giới tự nhiên – vũ trụ và hệ
thống ứng xử giữa con người với nhau hay trong xã hội con người” [56, tr.98].
Như vậy, có thể hiểu“Văn hóa ứng xử” là: Thế ứng xử, là sự thể hiện triết
lí sống, các lối sống, lối suy nghĩ, lối hành động của một cộng đồng người trong
việc ứng xử và giải quyết những mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với
xã hội từ vi mơ (gia đình) đến vĩ mơ (nhân gian).
Giao tiếp ứng xử có văn hóa, có đạo đức là cơ sở để có những mối quan
hệ thân thiện trong cộng đồng, quan hệ tình nghĩa trong gia đình. TS. Nguyễn
Thế Hùng đã phân tích rất rõ: “Người Việt chúng ta ứng xử duy tình (nặng về
tình cảm): “Một trăm cái lí khơng bằng một tí cái tình”. Đó là đặc trưng của
nền văn minh nơng nghiệp lúa nước, làng nghề thơn dã. Họ trọng tình anh em,
họ hàng, tình làng nghĩa xóm, xem bữa cơm gia đình như để cởi mở, thân
thiện”. Và “Văn hóa ứng xử phải được nhìn nhận từ ít nhất bốn chiều kính của
con người: quan hệ với tự nhiên – chiều cao, quan hệ với xã hội – chiều rộng,
quan hệ với chính mình – chiều sâu, quan hệ với tổ tiên và con cháu mai sau –
chiều lịch sử” [25].
1.2.

Truyện cổ tích – truyện cổ tích sinh hoạt

1.2.1. Truyện cổ tích
1.2.1.1. Khái niệm truyện cổ tích
Truyện cổ tích là một thể loại lớn thuộc loại hình tự sự dân gian, có q
trình phát sinh, phát triển lâu dài và liên tục được tái tạo trong các thời đại sau.
Kể từ khi truyện cổ tích được quan tâm nghiên cứu, đã có rất nhiều định nghĩa
về thể loại tự sự dân gian này.

20


Nhà nghiên cứu Nguyễn Đổng Chi nhận xét về truyện cổ tích như sau:
“Khi nói đến truyện cổ tích hay truyện đời xưa chúng ta đều sẵn có quan niệm
cho rằng đó là một danh từ chung bao gồm hết thảy mọi chuyện do quần chúng
vô danh sáng tác và lưu truyền qua các thời đại. Cũng vì thế, xác định nội dung
từng loại truyện khác nhau để đi đến phân loại truyện cổ vẫn là công việc hứng
thú và ln có ý nghĩa … Tuy nhiên cơng việc đó đến nay vẫn chưa hồn thành
vẫn chưa có một kiến giải nào khả dĩ gọi là thỏa đáng”[6, tr11-12]. Dường như,
ở nhận định này Nguyễn Đổng Chi chưa đưa ra được một khái niệm cụ thể về
truyện cổ tích mà mới chỉ nêu ra sự lẫn lộn giữa hai khái niệm “truyện cổ” và
“truyện cổ tích”.
Cuốn Cổ tích thần kỳ người Việt - đặc điểm cấu tạo cốt truyện (1994) tác
giả Tăng Kim Ngân đã đưa ra nhận xét về truyện cổ tích như sau: “Truyện cổ
tích nẩy sinh từ trong xã hội nguyên thủy do đó có những yếu tố phản ánh quan
niệm thần thoại của nhân dân về các hiện tượng tự nhiên xã hội và có ý nghĩa
ma thuật. Chủ đề chủ yếu của nó là chủ đề xã hội, phản ánh nhận thức của nhân
dân về những xung đột đặc trưng cho các thời kỳ lịch sử khi đã có chế độ tư hữu
tài sản, có gia đình riêng có mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp.
Truyện cổ tích biểu hiện cách nhìn nhận thức của nhân dân đối với thực
tại, đồng thời nói lên những quan điểm đạo đức, những quan điểm về công lý xã
hội và ước mơ về cuộc sống tốt đẹp hơn cuộc sống hiện tại.
Truyện cổ tích là những sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú của
nhân dân và ở một bộ phận chủ yếu, yếu tố tưởng tượng thần kỳ tạo nên một đặc
trưng nổi bật trong phương pháp phản ánh hiện thực và ước mơ” [35, tr57].
Năm 2012, cuốn Giáo trình Văn học dân gian do tác giả Vũ Anh Tuấn
(chủ biên) định nghĩa: “Truyện cổ tích là sáng tác dân gian thuộc loại hình tự
sự, chủ yếu sử dụng yếu tố nghệ thuật kì ảo để thể hiện cái nhìn hiện thực của
nhân dân với đời sống, bộc lộ quan niệm về đạo đức cũng như về cơng lí xã hội

và ước mơ một cuộc sống tốt đẹp hơn của nhân dân lao động”[60, tr116].
Với tinh thần khái quát các đặc điểm chung của truyện cổ tích, trong cuốn
Văn học dân gian, Hồng Tiến Tựu đã định nghĩa về thể loại này như sau:
21


“Truyện cổ tích là một loại truyện gắn liền với q trình tan rã của chế độ cơng
xã ngun thủy, hình thành gia đình phụ quyền và phân hóa giai cấp. Nó đặc biệt
nói về các xung đột giữa người với người trong phạm vi gia đình và xã hội. Nó
dùng một thứ tưởng tượng hư cấu riêng, kết hợp các thủ pháp nghệ thuật đặc thù
khác để phản ánh đời sống và mơ ước của nhân dân, đáp ứng nhu cầu nhận thức,
thẩm mĩ, giáo dục giải trí của họ”[61, tr42]. Đây được coi là khái niệm tương đối
đầy đủ và sáng rõ về truyện cổ tích. Theo cách hiểu này, ta có thể nắm bắt nội
dung cơ bản và hình thức sáng tạo một cách chung nhất của truyện cổ tích.
Từ những phát biểu trên, chúng tơi khái quát lại như sau: truyện cổ tích là
những sáng tác tự sự dân gian, có cốt truyện hồn chỉnh; chủ yếu dựa trên
nhiều yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo, hoang đường; truyện kể về những sự tích đời
xưa nhưng dấu tích truyện kể cịn lưu cho đến nay.
1.2.1.2. Đặc trưng của truyện cổ tích
Truyện cổ tích có thể được hình thành trong ra đời trong thời kì cơng xã
ngun thủy nhưng đặc biệt nở rộ trong thời kì xã hội có phân chia giai cấp, có
mâu thuẫn đối kháng, có sự phân hóa giàu – nghèo. Đó là lúc xã hội thị tộc tan
rã, nhường chỗ cho sự xuất hiện của những gia đình riêng lẻ cùng chế độ tư hữu.
Truyện cổ tích đề cập và quan tâm trước hết đến những nạn nhân xấu số. Do đó,
chức năng chủ yếu của nó là nhằm an ủi, động viên, bênh vực cho thân phận,
phẩm chất của con người. Vì thế qua mỗi câu chuyện, nhân dân lao động đều
gửi gắm ước mơ về một thế giới tốt đẹp, về sự công bằng, sự thưởng phạt công
minh. Từ chức năng thể loại đó, truyện cổ tích có ba đặc trưng cơ bản như sau:
Truyện cổ tích xây dựng một thế giới hư cấu, kì ảo: Puskin đã từng nói:
“Truyện cổ tích là bịa đặt nhưng trong mỗi câu chuyện bịa đặt đó có những bài

học cho các cơ cậu bé”. Thế giới của truyện cổ tích là nơi con người gửi gắm
ước mơ, khát vọng về sự công bằng, về một cuộc đổi đời. Qua truyện cổ tích,
người lao động đã vẽ ra một thế giới cần có và nên có cho con người chứ không
phải là thế giới vốn đầy rẫy những đau khổ và bất cơng.
Truyện cổ tích là những truyện kể đã hồn tất: Truyện cổ tích là những
câu chuyện thể hiện ước mơ của nhân dân lao động với triết lí “Ở hiền gặp lành,
22


ở ác gặp ác”. Vì thế mỗi truyện cổ tích đều hồn thành về cốt truyện, tức là có
kết thúc ấn định theo quan niệm của nhân dân: kết thúc có hậu: người có cơng
được thưởng, người có tội bị trừng phạt,…
Truyện cổ tích mang tính giáo huấn cao: Chính Puskin đã khẳng định:
“Truyện cổ tích là dối trá nhưng trong truyện cổ tích có những gợi ý, những bài
học cho những cu cậu hảo tâm”. Truyện cổ tích là những bài học khuyên nhủ,
dạy bảo con người dưới một hình thức lí thú và nhiều khi đó là những ngụ ý
bóng bẩy.
1.2.1.3. Vấn đề phân loại truyện cổ tích
Phân loại truyện cổ tích là một vấn đề đã được đặt ra từ lâu nhưng vẫn
còn khá mới mẻ và phức tạp. Có tác giả phân loại dựa vào hình thức có tác giả
lại dựa vào nội dung. Có khi cùng một người nhưng khi thì dựa vào đề tài khi thì
dựa vào phương pháp phản ánh và khơng phải đã có sự thống nhất cao.
Một cách phân loại chung nhất hiện nay giữa các nhà nghiên cứu là phân
loại cổ tích thành ba loại: truyện cổ tích thần kỳ, truyện cổ tích lồi vật và truyện
cổ tích sinh hoạt. Cách chia này căn cứ vào đặc điểm nhân vật chính và thủ pháp
xây dựng hình tượng.
Cổ tích về lồi vật kể lai lịch hình thành các giống vật; truyện có ít yếu tố
thần kỳ.
Cổ tích sinh hoạt kể chuyện đối nhân xử thế hàng ngày, với hai kiểu nhân
vật thường gặp là chàng ngốc (ngốc thật, giả ngốc) và người thơng minh; truyện

có ít yếu tố thần kỳ.
Cổ tích thần kỳ kể về số phận và quá trình vượt thử thách của những nhân
vật bất hạnh, nhân vật thông minh tài trí; truyện đậm đặc yếu tố thần kỳ.
Cách phân loại này đã kết hợp vận dụng nhiều tiêu chí và căn cứ khác
nhau trong đó nổi lên hai tiêu chí quan trọng là đề tài và phương pháp sáng tác.
Ở Nga, cách phân chia này đã có từ năm 1865 do Ô. Mi lơ đề xuất và được hầu
hết các nước trên thế giới áp dụng. Đây cũng là sự phân loại hợp lí, vì ngồi tiêu
chí chính là đề tài thì những yếu tố nghệ thuật khác (nhân vật, tính kì ảo) cũng
đã được tính tới. Chúng tôi thống nhất với cách phân loại trên và từ đó tìm hiểu
23


về truyện cổ tích sinh hoạt như một tiểu loại nổi bật và đặc sắc của thể loại tự sự
dân gian này.
1.2.2. Truyện cổ tích sinh hoạt
1.2.2.1. Khái niệm truyện cổ tích sinh hoạt
Từ điển thuật ngữ văn học đã xác định nội hàm khái niệm truyện cổ tích
sinh hoạt như sau: “Truyện cổ tích sinh hoạt (hay cổ tích thế sự) là những truyện
cổ tích khơng có hoặc rất ít yếu tố thần kì. Ở đây các mâu thuẫn, xung đột xã
hội giữa người với người được giải quyết một cách hiện thực, không cần đến
những yếu tố siêu nhiên. Những yếu tố thần kì nếu có cũng khơng giữ vai trò
quan trọng và nhiều khi chỉ là đường viền cho câu chuyện thêm vẻ li kì, hấp dẫn
mà thôi” [20, tr 368 – 369].
Khái niệm trên đã giúp cho chúng tơi nhìn nhận rõ ràng hơn tiểu loại truyện
cổ tích sinh hoạt, từ đó xác định đúng đắn đối tượng nghiên cứu của luận văn.
1.2.2.2. Lịch sử ra đời và q trình hình thành truyện cổ tích sinh hoạt
Tìm hiểu lịch sử ra đời và quá tình hình thành của truyện cổ tích sinh
hoạt, trước hết cần chú ý đến sự ra đời của thể loại truyện cổ tích nói chung.
Trước cổ tích có thần thoại. Thần thoại là một hiện tượng văn hóa tinh
thần ra đời từ khá sớm. Thần thoại chủ yếu ra đời trong xã hội cộng đồng

nguyên thủy, vào thời kì xa xưa của xã hội trước khi có giai cấp. Thần thoại
phản ánh một cách kì diệu nhận thức về vũ trụ, về công cuộc đấu tranh thiên
nhiên, sinh hoạt xã hội và tư duy xã hội của các tộc người thời cổ xưa. Ở đó, con
người sống trong cộng đồng rộng lớn, chưa có sự phân chia giai cấp, phân hóa
giàu – nghèo, chưa có chế độ người bóc lột người. Con người vẫn mang tư duy
nguyên thủy: chất phác, ngây thơ cùng với nó là tính chất hào hùng trong tư
tưởng, tâm hồn.
Khi trình độ hiểu biết của con người được nâng lên, họ đã tìm ra được
những quy luật của cuộc sống thì thần thoại hồn thành chức năng nhận thức và
lí giải tự nhiên của nó. Đến thời điểm này thần thoại dần dần khơng cịn tồn tại
và cổ tích bắt đầu ra đời.
24


Truyện cổ tích là một thể loại lớn thuộc loại hình tự sự dân gian có q
trình phát sinh, phát triển lâu dài và liên tục được tái tạo trong các thời đại sau.
Truyện cổ tích có thể được hình thành trong thời kì cơng xã ngun thủy, tuy
nhiên, phần lớn truyện cổ tích ra đời sau thời kì thần thoại, khi chế độ công xã
thị tộc tan rã thay bằng gia đình riêng lẻ, đó cũng là lúc xã hội có sự phân chia
giai cấp sâu sắc. Như vậy có thể hiểu, truyện cổ tích một mặt kế thừa những
quan niệm, biểu tượng của thần thoại, mặt khác nó đảm nhận chức năng thay thế
thể loại thần thoại nhằm phản ánh, lí giải những hiện tượng xã hội trong thời đại
của nó.
Truyện cổ tích ra đời khi xã hội xuất hiện những mâu thuẫn đối kháng, có
sự phân hóa giai cấp trong đó chia ra kẻ giàu, người nghèo, chia ra dân thường,
nông nô với tù trưởng và lãnh chúa,.... Con người khơng cịn ăn chung, ở chung
mà đặt lợi ích cá nhân lên cao hơn lợi ích cộng đồng. Do đó, truyện cổ tích dành
sự ưu tiên cho việc phản ánh số phận cá nhân, lí giải những vấn đề, những mâu
thuẫn của đời sống gia đình, những hiện tượng xung đột của xã hội. Ước mơ
trong truyện cổ tích khơng phải là những gì cao siêu, kì vĩ như trong thần thoại

mà chỉ là những gì bình dị gắn với số phận cá nhân. Con người xuất hiện trong
truyện cổ tích cũng đã có nhiều phức tạp so với dáng dấp thô sơ, chất phác của
thần thoại. Cuộc đấu tranh giữa người với người trong truyện cổ tích gay gắt hơn
nhiều cuộc đấu tranh chống thiên nhiên.
Như vậy, có thể thấy con đường từ thần thoại đến cổ tích là một bước
nhảy vọt trong tư tưởng: từ không tự giác đến tự giác, từ gắn chặt với thiên
nhiên đến đời sống xã hội lồi người. Nói như E. M. Meletiski thì “Các bậc
thang chủ yếu của quá trình chuyển từ thần thoại thành cổ tích là: giải nghi lễ
hóa và giải thiêng, sự suy giảm lịng tin vào tính chân xác của các sự kiện huyền
thoại, sự phát triển trí tưởng tượng có ý thức, sự mất dần tính cụ thể về dân tộc
học, việc thay thế các nhân vật huyền thoại bằng những con người bình thường,
thay thời gian huyền thoại bằng thời gian cổ tích – vơ định, làm yếu hoặc làm
mất hẳn tính chất suy nguyên luận, việc chuyển sự chú ý từ các số phận tập thể
25


×