Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

CƠ CHẾ LÃI SUẤT THOẢ THUẬN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.99 KB, 31 trang )

CƠ CHẾ LÃI SUẤT THOẢ THUẬN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG
HOÀN THIỆN
I. Tổng quan về lãi suất thoả thuận
1. Những điều kiện ra đời cơ chế lãi suất thoả thuận.
Trả lời phỏng vấn báo chí nhân sự kiện NHNN công bố việc thực hiện cơ
chế lãi suất cho vay thoả thuận trong hoạt động tín dụng thương mại, Thống
đốc NHNN Lê Đức Thuý khẳng định : tình hình kinh tế vĩ mô tạo điều kiện
thuận lợi cho việc thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận dựa trên cơ sở thị
trường ; năng lực của NHNN trong việc điều tiết và kiểm soát lãi suất thị
trường thông qua các công cụ chính sách tiền tệ đã được nâng lên; năng lực
tài chính, khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại ngày càng được
củng cố ... Đó là những yếu tố thuận lợi giúp cho NHNN có thể đưa ra những
biện pháp phù hợp để điều tiết cung cầu vốn và định hướng lãi suất thị trường
phù hợp với các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Đồng quan điểm với thống đốc
NHNN nhiều ý kiến cũng cho rằng những điều kiện để có thể tiến hành thực
hiện cơ chế lãi suất thoả thuận đã chín muồi :
Trước hết, xuất phát từ tình hình thức tiễn đã được thử nghiệm đối với
lãi suất cho vay bằng ngoại tệ. Cách đây đúng một năm ngày 29/05/2001
thống đốc NHNN đã ra quyết định bãi bỏ cơ chế lãi suất cho vay ngoại tệ
bằng lãi suất Sibor cộng với biên độ cho phép bằng cơ chế thả nổi lãi suất
cho vay ngoại tệ, tức là các TCTD được ấn định lãi suất cho vay bằng USD
trên cơ sở lãi suất thị trường quốc tế và cung cầu vốn tín dụng bằng ngoại tệ
ở trong nước. Lúc ban hành cũng có nhiều ý kiến lo ngại thả nổi quá sẽ gây
ra những hậu quả khó kiểm soát nhưng qua một năm thực hiện cơ chế lãi suất
mới đã góp phần xoá bỏ những rào cản không cần thiết trong lĩnh vực quản
lý ngoại hối và mang lại những tác động tích cực cho thị trường tín dụng.
điều đó đã khiến cho NHNN cảm thấy vững tâm khi quyết định thay đổi cơ
chế lãi suất.
Khi cơ chế lãi suất mới chưa ra đời trên thực tế đã có những biểu hiện
cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận đã tự phát hình thành. Trong bối cảnh cạnh
tranh để tồn tại, nhiều TCTD đã mời chào cho vay dưới mức lãi suất cơ bản


cộng biên độ cho phép. Cụ thể, với lãi suất cơ bản là 0,60%/tháng cộng với
1
1
biên độ là 0,3%(cho vay ngắn hạn) và 0,5%(cho vay trung và dài hạn) nhưng
các TCTD chào hàng với mức lãi suất 0,62%/tháng đến 0,7%/tháng. Ngay cả
vào thời điểm sau tết Nhâm Ngọ, nguồn vốn VND huy động khó khăn nhiều
TCTD pải tăng lãi suất đầu vào nhưng không thể tăng lãi suất đầu ra. Bởi vì
tỷ suất lợi nhuận bình quân quá thấp, các doanh nghiệp không chấp nhân vay
vốn lãi suất cao vì sợ đội giá thành sản phẩm. Như vậy, lãi suất cơ bản cộng
biên độ không còn giữ đuợc khả năng điều tiết của nó, không còn phù hợp
với thực tế nên các tctd rất phấn khởi với sự ra đời của cơ chế lãi suất mới.
Bên cạnh đó, những điều kiện đảm bảo cho việc kiểm soát lãi suất thị
trường, tránh những xáo trộn về lãi suất, gây bất lợi cho nền kinh tế cũng
được đánh giá là đã hình thành. Đó là :
Nền kinh tế nước ta đã phát triển ổn định vững chắc theo cơ chế thị
trường định hướng XHCN.Trong những năm qua chúng ta đã duy trì được
nhịp độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao và ổn định, lạm phát được kiểm
soát ở mức thấp, thâm hụt ngân sách luôn ở dưới mức 5%so với GDP, bội thu
cán cân thanh toán. Đây là yếu tố cơ bản giúp cho cơ chế lãi suất thoả thuận
ra đời một cách thành công. Sự ổn định kinh tế sẽ đảm bảo cho nền kinh tế
chịu được tác động của các cú sốc bên trong và từ bên ngoài đối với nền kinh
tế có thể xảy ra khi thực hiện cơ chế mới.
Hệ thống tài chính của ta hiện nay đuợc đánh giá là lành mạnh và an
toàn.Đây là yếu tố quyết định tới khả năng thanh toán của các TCTD đảm
bảo hoạt động an toàn và bền vững trước sự cạnh tranh trên thị trường tiền tệ
khi lãi suất được thả nổi dựa trên cung cầu tín dụng và hoàn toàn do các
TCTD chủ động trong việc quyết định mức lãi suất của ngân hàng mình. Khi
cơ chế mới ra đời, trong giai đoạn đầu không tránh khỏi tình trạng cạnh tranh
gay gắt, phân loại các TCTD ,chi phí vốn vì vậy sẽ tăng lên , làm giảm khả
năng sinh lời của các TCTD. Do vậy, có một nền tài chính lành mạnh có

nghĩa là các TCTD đã chuẩn bị được những điều kiện cần thiết để đối phó
với nguy cơ phải cạnh tranh gay gắt hơn, đủ sức chịu đựng những cú sốc lớn
có thể xảy ra đối với mình. Hệ thống các TCTD cũng đang được sắp xếp cơ
cấu lại theo đề án tái cơ cấu được chính phủ duyệt càng tăng khả năng đối
chọi của các TCTD trước những xáo trộn.
2
2
Trên mặt trận nông thôn, khu vực được coi là nhạy cảm nhất đối với cơ
chế mới cũng đã có sự chuấn bị tốt. Đó là sự phát triển và lớn mạnh của
NHNN&PTNT với 1600 chi nhánh tại tất cả các địa bàn , đang tiến tới mục
tiêu mỗi xã có một chi nhánh giao dịch để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu
của thị trường nông thôn. Ngân hàng người nghèo đã có 7 năm kinh nghiệm
đang chuẩn bị chuyển thành ngân hàng chính sách, nguồn vốn dành cho
chính sách được tập trung dần về một mối, tránh tình trạng phân tán nhỏ, lẻ
cho các TCTD như trước đây dẫn đến tình trạng lẫn lộn giữa chức năng kinh
doanh và làm chính sách đòng thời ngân hàng cũng có khả năng đáp ứng
được vốn cho các hộ dân nghèo, khó khăn , mà không ảnh hưởng gì tới ra đời
của cơ chế mới. Bên cạnh đó việc ra đời nghị quyết trung ương V tạo mọi
điều kiện phát triển nông nghiệp nông thôn tạo môi trường kinh tế thuận lợi
cho hoạt động ngân hàng trong cơ chế mới.
Trước những điều kiện thuận lợi cho sự đối mới cơ chế NHNN đã mạnh
dạn cho sự ra đời cơ chế lãi suất thoả thuận vào ngày 30/5/2002, đánh dấu
bước ngoạt căn bản về chất, không chỉ riêng ở lĩnh vực lãi suất mà còn ở toàn
bộ nền tài chính quốc gia hoàn thiện thêm một bước nền kinh tế thực sự phát
triển theo kinh tế theo cơ chế thị trường.
2. Cơ chế lãi suất thoả thuận?
Ngày 30/5/2002 Thống đốc NHNN ra quyết định 546/2002/QĐ-NHNN về
việc thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận trong hoạt động tín dụng thương mại
bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Điều 1 của
quyết định này ghi rõ : “1. Nay thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận trong

hoạt động tín dụng thương mại bằng Đồng Việt Nam của TCTD đối với
khách hàng. TCTD xác định lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam trên cơ sở
cung cầu vốn tín dụng trên thị trường và mức độ tín nhiệm đối với khách
hàng vay là các pháp nhân và cá nhân Việt Nam, pháp nhân và cá nhân nước
ngoài hoạt động tại Việt Nam”.
Qua quy định trên của NHNN có thể thấy rằng trong cơ chế lãi suất
lần này các TCTD được tự do ấn định lãi suất của mình mà không bị khống
chế bằng một mức lãi suất nào cả. Việc ấn định lãi suất hoàn toàn dựa vào
“cung cầu vốn” và “ mức độ tín nhiệm đối với khách hàng”. Như vậy có
nghĩa là cơ chế lãi suất lần này đã được hoàn toàn toàn vận hành theo quy
3
3
luật của cơ chế thị trường ( quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, quy luật
giá trị... ), không phải chịu bất kỳ một ràng buộc nào mang tính hành chính,
một “sợi neo” nào. Vì vậy, cũng có thể coi đây là cơ chế thả nổi lãi suất hay
tự do hoá lãi suất.
Đứng về mặt thuật ngữ “thoả thuận” là bản chất của tín dụng trong đó
chữ tín được lấy làm đầu. Ngay khi còn áp dụng khung khống chế, các TCTD
chào mời lãi suất các loại nếu khách hàng chấp nhận thì ký hợp đồng thoả
thuận hai bên vay trả nợ. Nay nếu bỏ khung lãi suất cho vay thì mối quan hệ
vay mượn cũng không có gì khác. Vì vậy, có ý kiến cho rằng gọi là cơ chế lãi
suất thoả thuận nghe có vẻ không ổn. Tuy nhiên, cũnh có thể lý giải về tên
gọi của cơ chế lãi suất lần này như sau: cũng có thể gọi là cơ chế thả nổi lãi
suất hoặc cơ chế tự do hoá lãi suất vì những thuật ngữ này đã được nhắc đến
rất nhiều trong các cuộc tranh luận cũng như các bài báo đăng tải trên các tạp
chí tài chính, ngân hàng nhưng với tầm vóc của nền kinh tế nước ta hiện nay
nói chung và hệ thống tài chính-tiền tệ nói riêng chưa đủ sức để thực hiện
một cơ chế thả nổi lãi suất hay tự do hoá lãi suất theo đúng nghĩa của nó. Lãi
suất được thả nổi và có sự tự do (điều này đã được khắng định ) nhưng vẫn
phải có sự quản lý của nhà nước. Lãi suất cơ bản vẫn đựoc công bố tuy

không còn mang tính bắt buộc nhưng “lãi suất cơ bản phải đảm bảo khả năng
định hướng thị trường. Lãi suất do ngân hàng trung ương công bố, phải
tácđộng ngay vào lãi suất thị trường. Đó là mục tiêu NHTƯ phải đạt”- phó
thống đốc NHNN Dương Thu Hương khẳng định. NHNN Việt Nam; đồng
thời chủ động áp dụng các biện pháp để kiểm soát biến động của lãi suất thị
trường, đảm bảo được yêu cầu và mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng
thời kỳ. Thiết nghĩ gọi như vậy là phù hợp, tránh có sự “ hiểu lầm” về bản
chất của cơ chế mới từ đó có những nhận thức đúng đắn hơn về vai trò nặng
nề và khó khăn của NHNN trong thời gian tới.
Khoản 2 điều 1 của quyết định 546 chỉ rõ “NHNN Việt Nam tiếp tục
công bố lãi suất cơ bản trên cơ sở tham khảo mức lãi suất cho vay thương
mại đối với khách hàng tốt nhất của nhóm các TCTD được lựa chọn theo
Quyết định của Thống đốc NHNN Việt Nam trong từng thời kỳ để làm tham
khảo và định hướng lãi suất thị trường,phù hợp với quy định của Luật NHNN
Việt Nam; đồng thời chủ động áp dụng các biện pháp để kiểm soát biến động
4
4
của lãi suất thị trường, đảm bảo được yêu cầu và mục tiêu của chính sách tiền
tểtong từng thời kỳ.”
Theo điều 9 và điều 18 Luật NHNN quy định “Lãi suất cơ bản là lãi
suất do NHNN công bố làm cơ sở cho các TCTD ấn định lãi suất lãi suất
kinh doanh” và “NHNN xác định và công bố lãi suất cơ bản”. Như vậy, việc
công bố lãi suất cơ bản từ tháng 8/2000 cho đến nay vẫn phù hợp với quy
định của Luật NHNN. Nhưng để đảm bảo khả năng định hướng thị trường và
khi công bố phải tác động ngay vào thị truờng thì lãi suất cơ bản phải giảm
khoảng cách giữa nó và lãi suất trên thị trường hiện nay đồng thời cần phải
chấn chỉnh tình trạng vận hành thiếu đồng bộ giữa các loại lãi suất trên thị
trừong tiền tệ hiện nay( lãi suất cơ bản với lãi suất chiết khấu , lãi suất thị
trừong mở, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng...) Trên thực tế cho thấy từ
tháng 10/2001 đến nay mặc dù lãi suất trên thị trường có nhiều biến động

nhưng lã suất cơ bản vẫn liên tục giữ ở mức không đổi 0,6%/tháng. Các loại
lãi suất trên thị trường tiền tệ thì không có cái nào tuyên bố ra là tácđộng nay
đến thi trường. Khắc phục được tình trạng trên, lãi suất cơ bản cùng với các
loại lãi suất khác mới khẳng định được vai trò điều tiết hữu hiệu lãi suất thị
trường và giả sử có một bộ phận nào đó kém nhạy cảm với những tín hiệu về
lãi suất do ngân hàng trung ương phát ra thì lập tức sẽ phải trả giá vì những
thiệt hại trong kinh doanh, đồng thời đáp ứng được mong mỏi của những
người gửi tiền và vay tiền của các TCTD lấy lãi suất cơ bản làm căn cứ để
thoả thuận lãi suất với TCTD.
Bên cạnh việc dùng lãi suất cơ bản như là một “chiếc gậy chỉ đường”
NHNN cũng khẳng định việc phải dùng những biện pháp để kiểm soát biến
động của lãi suất trên thị trường. Trước hết, ngân hàng trung ương phải sử
dụng đến các công cụ quản lý gián tiếp. Ở Việt Nam hiện nay, các công cụ
kiểm soát tiền tệ gián tiếp được nhà nước sử dụng là : nghiệp vụ thị trường
mở, lãi suất tái cấp vốn và một phần dựa vào sự áp đặt tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
* Nghiệp vụ thị trường mở :
Hiện nay, qua hai năm đi vào hoạt động thị trường mở của nước ta vẫn
còn non yếu. Tuy nhiên trong tương lai gần , nhất là khi chúng ta đã quyết
định chuyển sang cơ chế lãi suất thoả thuận công được sử dụng thường xuyên
nhất, hiệu quả nhất, ảnh hưởng rộng rãi nhất và được xem là quan trọng nhất
5
5
đối với NHNN là nghiệp vụ thị trường mở(NVTTM). Sở dĩ NVTTM được
coi là quan trọng nhất, bởi vì nó là nhân tố đầu tiên có thể làm thay đổi lãi
suất hoặc cơ sở của tiền tệ: nguồn gốc chính làm thay đổi việc cung ứng tiền
của NHNN thông qua việc mua bán giấy tờ có giá ở thị trường mở, hành
động làm tăng cơ sở tiền tệ và vì thế làm tăng cung ứng tiền tệ, giảm lãi suất
ngắn hạn ; ngược lại việc bán giấy tờ có giá trên thị trường mở làm giảm cơ
sở tiền tệ, giảm cung ứng tiền và vì thế làm tăng lãi suất ngắn hạn . Việc áp
dụng NVTTM sẽ cho phép ngân hàng trung ương chủ động hơn trong việc

điều hoà khối cung tiền tệ, nhờ đó điều tiết sức mua của đồng bản tệ ở từng
giai đoạn nhất định được kịp thời hơn, đáp ứng tốt hơn những đòi hỏi khách
quan của nền kinh tế thị trường.
Nghiệp vụ thị trường mở có rất nhiều ưu điểm : NVTTM phát sinh
theo ý tưởng chủ đạo của ngân hàng trung ương, trong đó ngân hàng trung
ương hoàn toàn chủ động kiểm soát được khối lượng giao dịch. Tuy nhiên,
việc kiểm soát này là gián tiếp, không nhận thấy được. NVTTM vừa linh
hoạt nhưng vừa chính xác, có thể sử dụng ở bất kỳ quy mô nào. Khi có yêu
cầu thay đổi về dự trữ hoặc cơ sở tiền tệ, dù ở mức nhỏ nào đi nữa,NVTTM
cũng có thể đạt được bằng cách mua hoặc bán khối lượng nhỏ chứng khoán.
Ngược lại, nếu có yêu cầu thay đổi dự trữ hoặc cơ sở tiền tệ quy mô lớn,
ngân hàng trung ương cũng có đủ khả năng thực hiện được thông qua việc
mua hoặc bán một khối lượng lớn tương ứng các chứng khoán. NVTTM dễ
dàng đảo chiều : nếu ngân hàng trung ương mắc phải sai sót nào đó trong quá
trình thực hiện NVTTM, thì có thể ngay tức khắc sửa chữa sai sót đó. Ví dụ
như khi ngân hàng trung ương nhận thấy rằng, lãi suất trên htị trường tiền tệ (
lãi suất tín dụng ) quá thấp do vừa qua ngân hàng trung ương đã thực hiện
việc mua quá nhiều trên thị trường mở, thì có thể ngay tức khắc sửa chữa nó
bằng cách bán ngay giấy tờ có giá cho các ngân hàng. NVTTM có tính an
toàn cao. Giao dịch trên thị trường mở hầu như không gặp rủi ro, bởi vì cơ sở
bảo đảm cho các giao dịch trên thị trường đều là những giấy tờ có giá, có tính
thanh khoản cao, không có rủi ro tài chính. NVTTM có thể thực hiện một
cách nhanh chóng không vấp phải sự chậm trễ của các thủ tục hành
chính.Khi ngân hàng trung ương quyết định thay đổi dự trữ hoặc cơ sở tiền tệ
ngân hàng trung ương chỉ cần đưa ra yêu cầu cho các chủ thể tham gia thị
6
6
truờng và việc mua bán sẽ được thực thi ngay sau đó. Tại các nước phát triển,
do đòi hỏi của nền kinh tế và hoặt động sôi động của thị trường tiền tệ,
NVTTM được giao dịch hàng ngày. Thông qua việc mua bán ở thị trường

mở, ngân hàng trung ương điều hành việc cung ứng tiền và lãi suất ngắn hạn.
Một điều không thể phủ nhận là giữa chính sách lãi suất và công cụ NVTTM
có mối quan hệ mật thiết, gắn bó chặt chẽ với nhau. Thông qua thị trường mở
có thể tác động gián tiếp đến lãi suất, không phải sử dụng đến việc điều chỉnh
trực tiếp lãi suất mà vẫn giữ được những mục tiêu do chính sách tiền tệ đề ra.
Có thể khái quát một chút về nội dung quy định của pháp luật về thị
trừờng mở của nước ta hiện nay như sau: Về thành viên tham gia theo quyết
định số 85/2000/ QĐ-NHNN1 của Thống đốc NHNN ban hành quy chế
nghiệp vụ thị trường mở, thành viên tham gia trước hết phải là các TCTD có
đủ điều kiện mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng trung ương, có hệ thống
mạng vi tính kết nối với ngân hàng trung ương và phải được ngân hàng trung
ương cấp giấy công nhận thành viên.Phạm vi hàng hoá được sử dụng giao
dịch về nguyên tắc là mọi tài sản có thể mua bán trên nghiệp vụ này, vì chúng
đều là những tài sản thế chấp. Tuy nhiên, tài sản thế chấp phải là tài sản có
khả năng thanh khoản cao, đảm bảo quản lý dễ dàng, đồng thời, đáp ứng yêu
cầu điều hành ngiệp vụ này nhanh nhạy chính xác và đạt được mong muốn.
Nội dung nữa là vấn đề giá và lãi suất bao gồm giá mua và giá bán trên
NVTTM, các căn cứ để xác định giá, quan hệ giữa giá và lãi suất, phương
thức đấu thầu... Giá và lãi suất là hai đại lượng ngược chiều nhau. Tuỳ theo
lợi ích của việc mua hay bán mà xếp trật tự ưu tiên theo giá từ thấp đến cao,
hóặc theo lãi suất từ cao xuống thấp đối với truờng hợp mua. Trường hợp
bán, xếp ưu tiên giá được thực hiện từ cao xuống thấp và theo lãi suất từ thấp
lên cao. Giá của giấy tờ có giá hay lãi suất giao dịch trên NVTTTM là yếu tố
quan trọng trong việc ảnh hưởng đến mặt bằng lãi suất trên thị trường nói
chung và vậy lãi suất cũng là mục tiêu mà ngân hàng trung ương cần quan
tâm khi quyết định phương thương thức đấu thầu trên NVTTM. Đấu thầu lãi
suất hay đấu thầu khối lượng trên nghiệp vụ này tuỳ thuộc vào mục tiêu của
ngân hàng trung ương. Muốn can thiệp trực tiếp vào lãi suất thì thực hiện đấu
thầu khối lượng, ở đó lãi suất cố định do ngân hàng trung ương chỉ đạo. Khi
mục tiêu của chính sách tiền tệ nghiêng về giác độ bơm hoặc rút tiền ra theo

7
7
một khối lượng mong muốn thì thực hiện theo phương thức đấu thầu lãi suất,
ở đó lãi suất được thả nổi theo cung cầu của thị trường, còn lãi suất trúng
thầu sẽ được xác định tại thời điểm đạt được khối lượng tiền cần bơm vào
hoặc rút tiền ra khỏi lưu thông. Lãi suất chỉ đạo đối với đấu thầu khối lượng
và lãi suất trúng thầu đối với đấu thầu lãi suất là cơ sở để tính giá của giấy tờ
có giá. Một lần nữa có thể khẳng định rằng NVTTM chính là công cụ gián
tiếp của chính sách tiền tệ hoạt động thông qua việc mua hoặc bán các giấy tờ
có giá trên thị trường thứ cấp giữa ngân hàng trung ương và TCTD nhằm
bơm vào hoặc rút tiền khỏi lưu thông theo mục tiêu mở rộng hay thu hẹp tín
dụng, từ đó tác động gián tiếp lên mặt bằng lãi suất trên thị trường vốn ngắn
hạn.
* Lãi suất tái cấp vốn :
Nghiệp vụ tái cấp vốn là một khái niệm kinh tế, dùng để chỉ hoạt động tín
dụng của NHNN, với nội dung là sử dụng ngồn vốn dự trữ phát hành để cho
vay ngắn hạn có bảo đảm đối với NHTM nhằm mục đích cung ứng phương
tiện thanh toán cho nền kinh tế. Theo điều 17 luật NHNN Việt Nam, NHNN
được thực hiện nghiệp vụ tái cấp vốn cho các NHTM theo những hình thức
pháp lý sau : cho vay lại theo hồ sơ tín dụng. Chiết khấu, tái chiết khấu
thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác của NHTM. Cho vay có
bảo đảm bằng cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác.
Lãi suất tái cấp vốn là loại lãi suất do NHNN áp dụng khi thực hiện tái cấp
vốn cho các TCTD trên htị trường tiền tệ. Lãi suất tái cấp vốn là “giá cả” của
việc sử dụng vốn được các bên thoả thuận trong hợp đồng tái cấp vốn và lãi
suất này cũng có tác dụng định hướng cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi
suất kinh doanh, có tác dụng như một biện pháp đòn bẩy kinh tế trong tay
nhà quản lý là NHNN để điều tiết quy mô và hoạt động tín dụng trên thị
trường.
Khi ngân hàng trung ương quyết định tăng lãi suất tái cấp vốn sẽ làm

cho các TCTD không thể vay của ngân hàng trung ương nhiều và dễ dàng.
điều đó sẽ giảm bớt cho vay và dự trữ trở lại. Các TCTD ý thức đuợc rằng
trong trường hợp khẩn cấp cần vay nóng ngân hàng trung ương, các TCTD
phải trả lãi suất cao. Điều này buộc các TCTD phải từ từ nâng lãi suất lên
theo để khỏi phải thiệt hại nặng khi phải vay của ngân hàng trung ương.
8
8
Khi ngân hàng trung ương tuyên bố giảm lãi suất chiết khấu, nó khuyến
khích các TCTD đến vay nhiều hơn. điều này trước hết làm tăng cung ứng
tiền, tăng dự trữ. Dự trữ tăng, kích thích các TCTD cho vay nhiều hơn, dễ
dàng hơn và làm tăng nhanh hơn cung ứng tiền, tổng cầu và sản lượng. Bên
cạnh đó, khi các TCTD có thể cho vay tiền của ngân hàng trung ương với lãi
suất hạ, nó sẽ sẵn sàng hạ lãi suất khi cho sản xuất và tiêu dùng vay. Toàn bộ
lãi suất, do vậy, sẽ giảm theo, kích thích đầu tư và mở rộng sản lượng.
Ơ Việt Nam những giai đoạn đầu của quá trình đổi mới ( 1990-1997) lãi
suất tái cấp vốn được quy định là một tỷ lệ % của lãi suất cho vay trên khế
ước xin tái cấp vốn. Điều đó có nghĩa là lãi suất cho vay của các NHTM xác
định mức lãi suất tái cấp vốn. Điều này hoàn toàn ngược với bản chất của lãi
suất tái cấp vốn là mức lãi suất chỉ đạo trên thị trường. Thực tế lãi suất tín
dụng và lãi suất tái cấp vốn biến động nguợc chiều nhau. Kể từ tháng 3-1997,
lãi suất tái cấp vốn được ấn định một cách độc lập. Việc điều chỉnh lãi suất
tái cấp vốn thường đi kèm với việc điều chỉnh cùng chiều các giới hạn lãi
suất .
Có thể thấy có sự liên hệ mật thiết giữa lãi suất tái cấp vốn và lãi suất
tín dụng. Khi không còn tác động trực tiếp đến lãi suất tín dụng nữa có thể sử
dụng nó như một biện pháp hữu hiệu để tác động đến lãi suất trên thị trường.
* Dự trữ bắt buộc :
Dự trữ bắt buộc là số tiền mà TCTD phải gửi tại NHNN để thực hiện
chính sách tiền tệ quốc gia. Việc quy định chế độ dự trữ bắt buộc là một giải
pháp nhằm bảo đảm sự an toàn trong kinh doanh của các tổ chức tín dụng

nhưng cũng chính là một trong những công cụ để NHNN thực hiện chính
sách tiền tệ quốc gia. Là một công cụ mang tính hành chính dự trữ bắt buộc
sẽ được hạn chế dần trong tương lai nhưng trước mắt nó vẫn là một công cụ
hữu hiệu để NHNN tác động gián tiếp đến lãi suất tín dụng.Việc tăng hay
giảm số tiền dự trữ bắt buộc tại NHNN sẽ có tác dụng sẽ có tác dụng làm
giảm hay tăng khả năng cấp tín dụng, tác động đến lãi suất của tổ chức tín
dụng đối với khách hàng trên thị trường, thông qua đó mà NHNN thực hiện
chủ trương thu hẹp hay bành trướng khối cung tiền tệ trong lưu thông nhằm
điều hoà lưu thông tiền tệ.
9
9
Theo quy định tại khoản 5 điều 9 luật NHNN và theo quy chế dự trữ bắt
buộc đối với các TCTD ( ban hành kèm theo quyết định 51//1999/QĐ-
NHNN1 ngày 10/2/1999 của thống đốc NHNN ) cơ sở xác định tiền dự trữ
bắt buộc trong từng thời kỳ nhất định là số dư tiền gửi huy động bình quân
trong kì của mỗi TCTD và tỷ lệ phần trăm (%) dự trữ bắt buộc do Thống đốc
NHNN quy định đối với mỗi tổ chức tín dụng trong thời kỳ đó. Dựa vào hai
căn cứ trên đây, số tiền dự trữ bắt buộc đối với mỗi TCTD trong từng thời kỳ
của TCTD nhân với tỷ lệ phần trăm dự trữ do NHNN quy định đối với TCTD
đó .Kết hợp với các công cụ khác của NHNN dự trữ bắt buộc có thể trở thành
một công cụ tích cực trong việc điều chỉnh gián tiếp lãi suất thị trường một
cách hữu hiệu.
Trên đây là những công cụ gián tiếp mà NHNN tác động đến lãi suất tín
dụng, nhưng, nếu chỉ sử dụng rời rạc từng công cụ, không có sự kết nối với
nhau, không có sự kết hợp chặt chẽ với các loại lãi suất khác trên thị trường
tiền tệ NHNN có thể thực hiện được bất kỳ sự tác động nào tới lãi suất thị
trường. Muốn tác động đến lãi suất cần có sự phối hợp cua rất nhiều yếu tố
để hình thành một hệ thống lãi suất chỉ đạo. Trong cơ chế này phải đồng hành
tồn tại rất nhiều loại lãi suất khác nhau có mối liên quan chặt chẽ với nhau
bao gồm lãi suất tái cấp vốn , lãi suất thị trường mở, lãi suất tiền gửi tại

NHNN và lãi suất trên thị trường liên ngân hàng. Các loại lãi suất này có mối
quan hệ rất gắn bó và mật thiết với nhau, khi các chúng kết hợp với nhau sẽ
có tác dụng định hướng và chỉ đạo thị trường. Trong các loại lãi suất trên lãi
suất tiên gửi NHNN của các TCTD là thấp nhất trong các loại lãi suất.
NHNN thường chỉ quy định một luợng lãi suất rất thấp mang tính chất
khuyến khích thậm chí là không có lãi suất để cho các TCTD dùng lượng tiền
dư thừa của mình mua giấy tờ có giá để dự trữ thông qua nghiệp vụ thị
trường mở của NHNN hoặc cho vay trên thị trường liên ngân hàng. Việc quy
định mức lãi suất tiền gửi của TCTD chỉ là kênh hút tiền cuối cùng khi lượng
tiền trên thị trường qua dư thừa và khi NVTTM và những hoạt động trên thị
trường liên ngân hàng không phát huy hết tác dụng của nó. Vì vậy giữa lãi
suất tiền gửi của các TCTD luôn có một giới hạn nhất định mang tính chất
khung cho lãi suất thị trường tiền tệ với lãi suất tái cấp vốn, chủ yếu là lãi
suất tái cấp vốn và cho vay qua đêm. Ngược lại, với lãi suất lãi suất tái cấp
10
10
vốn củ yếu thực hiện việc cung ứng tiền cho lưu thông. Các hình thức tái cấp
vốn của NHNN thường có thời hạn vay rất ngắn, có thể cho vay trong vài ba
ngày, thậm chí qua đêm dể bù đắp thiếu hụt khả năng thanh toán sau khi các
TCTD đã thực hện vay mựon lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng. Chỉ khi
nào các TCTD không thể bù đắp đủ sự thiếu hụt trong thanh toán cho nhau
thì lúc này NHNN mới bắt buộc phải đưa tiền vào lưu thông. Vì vậy, điều
hiển nhiên mức lãi suất này phải là cao nhất dể đảm bảo NHNN bao giờ cũng
là người cho vay cuối cùng. Mức lãi suất cụ thể sẽ được tính toán theo cung
cầu tín dụng của thị trường,đặc biệt chú ý đến lãi suất của thị trường vốn và
tỷ giá ngoại tệ nhằm điều tiết và chỉ đạo mặt bằng lãi suất thị trường. NHNN
sẽ dùng lãi suất tái cấp vốn tác động vào hai loại lãi suất trung gian là lãi suất
thị trường mở và lãi suất thị trường liên ngân hàng, từ đó tác động và điều
hành lãi suất thị trường thay thế cho các biện pháp mang tính can thiệp hành
chính. Lãi suất thị trường mở là lãi suất đấu thầu các loại tín phiếu và giấy tờ

có giá ngắn hạn. NHNN tham gia thị trường mở và chi phối mức lãi suất đấu
thầu và mức lãi suất này thường thấp hơn lãi suất tái cấp vốn. Thông qua lãi
suất trên thị trường mở NHNN điều tiết lãi suất trên thị trường. Gắn kết chặt
chẽ nhất với lãi suất thị trường mở là lãi suất thị trường liên ngân hàng. Có
thể nói thị trường liên ngân hàng là một thị trường vô cùng quan trọng vì nó
chính là nền tảng cho hoạt động của nghiệp vụ thị truờng mở, một công cụ vô
cùng quan trọng mà nhà nước sẽ phải sử dụng thường xuyên khi thực hiện cơ
chế lãi suất thoả thuận, như chúng ta đã từng tìm hiểu ở phần trên. Đặc trưng
bổi bật của NVTTM là NHNN có khả năng chủ động tác động vào lượng vốn
khả dụng của các NHTM dựa vào cơ chế giá linh hoạt trên thị trường mà
không bị hạn chế bởi mức độ phụ thuộc về vốn của các NHTM vào NHNN.
Tuy nhiên, hiệu quả tác động của hành vi mua, bán chứng từ có giá trên thị
trường mở của NHNN phụ thuộc rất nhiều vào mối liên hệ về vốn giữa các
TCTD với tư cách là người tham gia trên thị trường mở. Hay nói cách khác,
khả năng phát huy hiệu quả của NVTTM phụ thuộc vào mức độ tích cực của
thị trường tiền tệ liên ngân hàng là nơi các TCTD mua bán vốn khả dụng lẫn
nhau thông qua các hoạt động vay, gửi lẫn nhau. Trên góc độ lãi suất, lãi suất
thị trường liên ngân hàng luôn xoay quanh lãi suất NVTTM và phụ thuộc vào
lãi suất tái cấp vốn của NHNN. Các TCTD vay mượn ngắn hạn lẫn nhau
11
11
trong trừong hợp thiếu vốn mà chưa đến phiên giao dịch thị trường mở, nơi
mà các TCTD có thể mua bán các giấy tờ có giá của mình để dự trữ hoặc dổi
thành tiền mặt phục vụ cho nhu cầu về vốn của mình. Căn cứ vào các mức lãi
suất mang tính chỉ đạo trên các TCTD quyết định mức lãi suất của mình,
trong đó mức lãi suất huy động thường thấp hơn lãi suất thị trường liên ngân
hàng và cao hơn lãi suất tiền gửi NHNN. Lãi suất cho vay thì thấp hơn lãi
suất tái chiết khấu của NHNN và cao hơn lãi suất thị trường liên ngân hàng.
Thực hiện được hệ thống lãi suất chỉ đạo trên NHNN có thể hoàn toàn yên
tâm khi đưa cơ chế lãi suất thoả thuận thực hiện trên thực tế, lần đàu tiên thực

sự sử dụng các biện pháp kinh tế tác động và điều hành lãi suất thị trường
thay thế cho các biện pháp can thiệp mang tính hành chính.
II . Thực trạng cơ chế lãi suất thoả thuận
Có rất nhiều sự lo ngại cho sự ra đời của cơ chế lãi suất thoả thuận.
Nhưng , khi ra đời cơ chế mới trên thị trường vẫn không xảy ra nhiều biến
động. Lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi của các TCTD vẫn không có gì
thay đổi. Lãi suất huy động cao nhất phổ biến xoay quanh mức 0,60%/tháng.
Lãi suất cho vay bình quân xoay quanh mức 0,65%-0,80%/tháng. Duy chỉ có
NHNN&PTNT tăng nhẹ lãi suất. Trả lời phỏng vấn thời báo ngân hàng ông
Lê Văn Sở- Tổng giám đốc NHNN&PTNT(VBARD) giải thích việc này như
sau : “không có chuyện cơ chế lãi suất thoả thuận làm mặt bằng lãi suất tăng
lê. chúng tôi buộc phải điều chỉnh lãi suất cho vay tối đa (trung dài hạn là
1,15%/tháng; ngắn hạn là 1%/tháng) vì chúng tôi phải tăng lãi suất huy động
để cạnh tranh huy động vốn với ngân hàng khác. Nếu như tiếp tục để lãi suất
cho vay như cũ thì có lẽ ngân hàng phải đóng cửa bởi chúng tôi không thể bù
đắp được các chi phí bỏ ra và dự phòng rủi ro cho hoạt động ngân hàng. Tuy
nhiên, tôi cũng xin lưu ý rằng mức điều chỉnh tăng lãi suất cho vay thấp hơn
so với mức điều chỉnh tăng lãi suất huy động và mức tăng lên lần này là cũng
rất nhỏ”.
Đối với việc VBARD không cho phép tất cả các chi nhánh tự do quyết
định mức lãi suất nhận gửi cũng như cho vay mà chỉ cho phép các chi nhánh
tại thành phố tự quyết định, các chi nhánh khác phải tuân theo lãi suất cứng
do VBARD chỉ đạo ông Lê Văn Sở cũng giải thích “ Trước hết lãi suất thoả
thuận được quy định là cho TCTD thoả thuận với khách hàng, các chi nhánh
12
12

×