Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Lãi suất thỏa thuận và tác động của nó tới doanh nghiệp.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.91 KB, 14 trang )

TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT THỎA THUẬN ĐẾN DOANH NGHIỆP QTTC
NỘI DUNG
1
TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT THỎA THUẬN ĐẾN DOANH NGHIỆP QTTC
I. TÌNH HÌNH KINH TẾ QUÝ I 2010:
1. Thế Giới:
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009 được coi là một cuộc “Đại Suy
thoái” - một năm mà kinh tế thế giới phải chịu đựng sự sụt giảm sâu nhất kể từ Thế
chiến thứ hai. Mười hai tháng trước, nỗi kinh hoàng sinh ra từ vụ phá sản Ngân hàng
Lehman Brothers bên Mỹ đã đẩy các thị trường tài chính tới bờ vực sụp đổ. Hoạt động
kinh tế toàn cầu, từ sản xuất công nghiệp đến ngoại thương, đã xuống dốc nhanh hơn
thời kỳ Đại Khủng hoảng năm 1930.
Tuy nhiên lần này, đà xuống dốc đã bị ngăn chặn chỉ sau vài tháng. Các nền kinh tế
đang phát triển cỡ lớn đã tăng tốc trước nhất và nhanh nhất. Sản lượng của Trung Quốc,
bị đình trệ nhưng không sụt giảm, đã tăng trở lại ở mức 17%/năm kể từ quý II/2009.
Sang giữa năm, các nền kinh tế lớn và giàu có nhất thế giới (ngoại trừ Anh và Tây Ban
Nha) đã bắt đầu tăng trở lại, chỉ còn vài nước bị tụt hậu, chẳng hạn như Latvia và
Ireland, có vẻ như hiện vẫn còn trong tình trạng suy thoái.
Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thì kinh tế thế giới 2010 tăng trưởng
3,1%, cao hơn so với mức giảm 1,1% của năm 2009, song vẫn thấp hơn nhiều so với
mức trên 5% của 2 năm 2006, 2007 và các mức 4,9 và 4,5% của các năm 2004, 2005.
Với sự phục hồi của tăng trưởng kinh tế, thương mại thế giới cũng sẽ sôi động hơn
hơn. IMF dự báo thương mại thế giới sẽ tăng 2,5% (năm 2009 giảm 11,9%). Tuy nhiên,
cầu tiêu dùng vẫn còn yếu do thu nhập tăng chậm và thất nghiệp vẫn còn cao. Những
sản phẩm tiêu dùng phổ thông và cần thiết hàng ngày sẽ tăng nhanh hơn những sản
phẩm cao cấp.
2
TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT THỎA THUẬN ĐẾN DOANH NGHIỆP QTTC
2. Việt Nam:
Tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá 12 đã đề ra Nghị quyết số 36/2009/QH12 về Kế
hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2010 với mục tiêu tổng quát là:“Nỗ lực phấn đấu


phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao hơn năm 2009, tăng tính ổn định kinh
tế vĩ mô; nâng cao chất lượng tăng trưởng; ngăn chặn lạm phát cao trở lại; tăng khả
năng đảm bảo an sinh xã hội; chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế;
giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; bảo đảm yêu cầu quốc phòng, an
ninh; phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5
năm 2006-2010”. Ngày 15/01/2010 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 03/NQ-CP về
những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội
và dự toán ngân sách nhà nước năm 2010 với 6 nhiệm vụ và 8 nhóm giải pháp chủ yếu
gồm trên 130 giải pháp cụ thể nhằm thực hiện mục tiêu tổng quát nêu trên.
Theo đà suy giảm kinh tế những tháng cuối năm 2008, tốc độ tăng tổng sản phẩm
trong nước quý I/2009 chỉ đạt 3,14%, là quý có tốc độ tăng thấp nhất trong nhiều năm
gần đây; nhưng quý II, quý III và quý IV của năm 2009, tốc độ tăng tổng sản phẩm
trong nước đã nâng dần lên lần lượt là 4,46%; 6,04% và 6,9%. Tính chung cả năm 2009,
tổng sản phẩm trong nước tăng 5,32%, bao gồm: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản
tăng 1,83%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,52%; khu vực dịch vụ tăng 6,63%.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2010 ước tính tăng 5,83% so với cùng kỳ
năm 2009, bao gồm khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,45%; khu vực công
nghiệp và xây dựng tăng 5,65%; khu vực dịch vụ tăng 6,64%. Trong tốc độ tăng trưởng
chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp 0,42 điểm
phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 2,44 điểm phần trăm; khu vực
dịch vụ đóng góp 2,97 điểm phần trăm. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước quý I tuy
chưa bằng mục tiêu tăng 6,5% đề ra cho cả năm nhưng cao hơn nhiều so với quý I/2009,
chứng tỏ nền kinh tế nước ta đang tiếp tục phục hồi và tăng trưởng nhanh dần.
II. LÃI SUẤT THỎA THUẬN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI DOANH
NGHIỆP:
3
TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT THỎA THUẬN ĐẾN DOANH NGHIỆP QTTC
1. Thông tư 07 ngày 26/2/2010 của NHNN:
Ngày 26/2/2010 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư
số 07/2010/TT-NHNN quy định việc cho vay bằng VND theo lãi suất thỏa thuận của

các TCTD đối với khách hàng. Việc ban hành Thông tư 07 giúp lãi suất dẫn được trả về
cho thị trường, qua đó khơi thông được nguồn vốn tín dụng trung – dài hạn, mang lại
nhiều lợi ích cho các TCTD (doanh thu, cơ hội kinh doanh...), cho doanh nghiệp (tiếp
cận vốn dễ dàng, sử dụng vốn một cách hợp lý hơn…) và cho nền kinh tế. Điều đặc biệt
hơn là Thông tư 07 là tín hiệu chính sách cho những bước tiến thận trọng dần đạt đến
mục tiêu tự do hóa lãi suất.
Điểm lại lịch sử cơ chế điều hành lãi suất của NHNN, tiến trình tự do hóa lãi suất
được đánh dấu bằng những mốc quan trọng:
- Tháng 06/ 2001: trần lãi suất cho vay ngoại tệ được xóa bỏ, mức lãi suất cho vay
và huy động ngoại tệ do các NHTM tự quyết định theo cung – cầu vốn trên thị trường
trong từng thời kỳ. Riêng lãi suất tiền gửi bằng ngoại tệ của các doanh nghiệp tại
NHTM và tiền gửi ngoại tệ của NHTM tại NHNN chưa được tự do hóa mà vẫn do
NHNN quy định, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp bán ngoại tệ cho các NHTM và
các NHTM không gửi ngoại tệ ra nước ngoài.
- Ngày 30 tháng 5 năm 2002, NHNN đưa ra Quyết định số 546/2002/QĐ-NHNN
về việc thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận trong hoạt động tín dụng thương mại bằng
đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Theo đó, các TCTD xác định
lãi suất cho vay bằng VND trên cơ sở cung cầu vốn thị trường và mức độ tín nhiệm của
khách hàng. NHNN không quy định biên độ lãi suất cho vay so với lãi suất cơ bản
nhưng vẫn tiếp tục công bố lãi suất cơ bản để làm tham khảo và định hướng lãi suất thị
trường.
4
TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT THỎA THUẬN ĐẾN DOANH NGHIỆP QTTC
Như vậy, cùng với việc trần lãi suất cho vay ngoại tệ được xóa bỏ và việc thực
hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận đối với VNĐ thì lãi suất đã được tự do hóa hoàn toàn.
Lãi suất cơ bản NHNN công bố làm tham khảo và định hướng lãi suất thị trường.
Đồ thị 1: Diễn biến của sự thay đổi chính sách điều hành lãi suất 2000-2002
Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Với việc thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận đã giúp tạo thuận lợi cho các TCTD
mở rộng huy động và cho vay đối với nền kinh tế, qua đó góp phần giúp kinh tế đạt

được sự tăng trưởng cao qua nhiều năm
1
. Tuy nhiên, cùng với tốc độ tăng trưởng cao
của nền kinh tế qua các năm thì áp lực lạm phát đã gia tăng từ những tháng đầu năm
2008. Cùng với đó là dấu hiệu của cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới mà khởi nguồn từ
cuộc khủng hoảng tín dụng ở Mỹ. Vì vậy, chính sách tiền tệ thắt chặt đã được NHNN
thực thi từ đầu năm 2008. Việc thắt chặt chính sách tiền tệ là quyết định tất yếu để ngăn
chặn đà lạm phát đang gia tăng mạnh. Tuy nhiên, hiệu ứng ngắn hạn của nó là tác động
đến tính thanh khoản của các TCTD, đẩy lãi suất huy động của các TCTD lên cao. Do
vậy, có thể gây mất an toàn hệ thống tài chính – ngân hàng.
1
Năm 2005 là 8,44%; năm 2006 là 8,23%; năm 2007 là 8,48%
5
0
2
4
6
8
10
12
14
Jan-00
Mar-00
May-00
Jul-00
Sep-00
Nov-00
Jan-01
Mar-01
May-01

Jul-01
Sep-01
Nov-01
Jan-02
Mar-02
May-02
Jul-02
Sep-02
Nov-02
LS Tiền gửi VND ( 3 Tháng) LS cho vay ngắn hạn VND
Trần LS cho vay ngắn hạn LS cơ bản
LS cơ bản cộng biên độ
Tự do hóa LS USD
Tự do hóa LS VND
Áp dụng LS cơ bản

×