Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát được quản lý ngoại trú tại bệnh viện gang thép thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 102 trang )

..

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

NGUYỄN VĂN HƯỞNG

TỔN THƯƠNG CƠ QUAN ĐÍCH Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT
ÁP NGUYÊN PHÁT ĐƯỢC QUẢN LÝ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH
VIỆN GANG THÉP THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Thái Nguyên - Năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

NGUYỄN VĂN HƯỞNG

TỔN THƯƠNG CƠ QUAN ĐÍCH Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT
ÁP NGUYÊN PHÁT ĐƯỢC QUẢN LÝ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH
VIỆN GANG THÉP THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Nội khoa
Mã số: 8720107
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS NGUYỄN TRỌNG HIẾU



Thái Nguyên - Năm 2018


i

Lời cam đoan
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do chính tơi thực hiện.
Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được ai cơng
bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào.

Tác giả

Nguyễn Văn Hưởng


ii

Lời cảm ơn

Để hồn thành bản luận văn này tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành
và sâu sắc tới:
Ban giám hiệu, Phòng đào tạo - Bộ phận sau đại học, Bộ môn Nội –
Trường đại học Y Dược Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong q
trình học tập và nghiên cứu.
Ban giám đốc, Phịng kế hoạch, Bệnh viện Gang thép Thái Nguyên đã
tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi trong q trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS. Nguyễn Trọng
Hiếu, người thầy đã tận tình chỉ bảo, trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn tơi trong suốt
q trình thực hiện luận văn này.

Tơi cũng xin chân thành cảm ơn:
Các Thầy, Cô bộ môn Nội trường đại học Y Dược Thái Nguyên đã giúp
đỡ tôi trong q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn này.
Cán bộ nhân viên phòng khám Tăng huyết áp, phịng khám Mắt, khoa
Chẩn đốn hình ảnh, khoa Xét nghiệm, khoa Nội tim mạch đã tạo mọi điều kiện
cho tơi trong q trình nghiên cứu.
Tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã ln động viên, giúp đỡ
tơi trong q trình học tập và hồn thành luận văn.
Thái Nguyên, Tháng 5 năm 2018

Nguyễn Văn Hưởng


iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ACC /AHA

American College of Cardiology/
American Heart Assocition
( Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ )

BMI

Body Mass Index
( Chỉ số khối cơ thể )

ĐTĐ

Đái tháo đường


ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

ESC / ESH

European Society of Cardiology /
European Society of Heart
( Hội Tim mạch Châu âu )

HA

Huyết áp

HATT

Huyết áp tâm thu

HATTr

Huyết áp tâm trương

HDL - C

High Density Lipoprotein Cholesterol
( Lipoprotein có tỷ trọng thấp )

ISH


International Society of Hypertention
( Hội tăng huyết áp quốc tế )

MLCT

Mức lọc cầu thận

LDL – C

Low Density Lipoprotein Cholesterol
( Lipoprotein có tỷ trọng cao )

TBMMN

Tai biến mạch máu não

THA

Tăng huyết áp

TOD

Target organ damage
( Tổn thương cơ quan đích )

R.A.A

Renin - Angiotensin – Aldosteron

WHO


World Health Organnization
( Tổ chức y tế thế giới)

YTNC

Yếu tố nguy cơ


iv

MỤC LỤC

Lời cam đoan ................................................................................................................. i
Lời cảm ơn .....................................................................................................................ii
Danh mục viết tắt .......................................................................................................iii
Mục lục .........................................................................................................................iv
Danh mục bảng ...........................................................................................................vi
Danh mục biểu đồ ....................................................................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN .......................................................................................... 2
1.1. Đại cương về THA ................................................................................................. 3
1.1.1. Định nghĩa bệnh tăng huyết áp ........................................................................... 3
1.1.2. Phân loại bệnh tăng huyếp áp ............................................................................. 3
1.1.3. Dịch tễ học bệnh tăng huyết áp .......................................................................... 5
1.1.4. Cơ chế bệnh sinh của tăng huyết áp nguyên phát............................................. 7
1.2. Các yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp.................................................................... 9
1.2.1. Tuổi ....................................................................................................................... 9
1.2.2. Giới ....................................................................................................................... 9
1.2.3. Yếu tố di truyền .................................................................................................10

1.2.4. Đái tháo đường...................................................................................................10
1.2.5.Béo phì .................................................................................................................11
1.2.6. Rối loạn lipid máu .............................................................................................11
1.2.7. Hút thuốc lá ........................................................................................................11
1.2.8. Sử dụng rượu bia ...............................................................................................12
1.2.9. Một số yếu tố nguy cơ làm nặng thêm tình trạng THA .................................12
1.3. Tổn thương cơ quan đích trên bệnh nhân tăng huyết áp ...................................13
1.3.1. Tổn thương tim .................................................................................................14
1.3.2. Tổn thương não do tăng huyết áp.....................................................................15
1.3.3. Tổn thương thận.................................................................................................16
1.3.4. Tổn thương mạch máu .....................................................................................17
1.3.5.Tổn thương mắt...................................................................................................18
1.3.6.Một số yếu tố liên quan đến tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân tăng THA
........................................................................................................................................19
1.4.Một số nghiên cứu trong và ngồi nước về tổn thương cơ quan đích trên bệnh
nhân THA .....................................................................................................................24
1.4.1. Trên thế giới .......................................................................................................24
1.4.2. Tại Việt Nam......................................................................................................25
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................27
2.1. Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................................27


v

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................................27
2.3. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................27
2.3.1. Phương pháp. .....................................................................................................27
2.3.2. Thiết kế nghiên cứu. ..........................................................................................27
2.4.Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ....................................................................27
2.5.Chỉ tiêu nghiên cứu................................................................................................28

2.5.1. Nhóm chỉ tiêu về đặc điểm chung của ĐTNC ................................................28
2.5.2. Nhóm chỉ tiêu về tỷ lệ yếu tố nguy cơ và tổn thương cơ quan đích ở bệnh
nhân THA .....................................................................................................................28
2.5.3. Nhóm chỉ tiêu về yếu tố liên quan đến tổn thương cơ quan đích..................29
2.6. Tiêu chuẩn đánh giá..............................................................................................29
2.7. Phương pháp thu thập số liệu ..............................................................................35
2.7.1. Hỏi bệnh và khám lâm sàng .............................................................................35
2.7.2. Các xét nghiệm cận lâm sàng ...........................................................................36
2.8. Phương pháp khống chế sai số ............................................................................37
2.9. Vật liệu nghiên cứu...............................................................................................37
2.10. Xử lý số liệu ........................................................................................................37
2.11. Đạo đức trong nghiên cứu..................................................................................37
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................38
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (ĐTNC)....................................................38
3.2. Tỷ lệ yếu tố nguy cơ tim mạch và tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân
THA ................................................................................................................. 41
3.3. Một số yếu tố liên quan đến tổn thương cơ quan đích ......................................46
Chương 4: BÀN LUẬN ............................................................................................52
4. 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.......................................................52
4.2. Tỷ lệ các yếu tố nguy cơ và tổn thương cơ quan đích .......................................55
4.2.1. Một số yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp: .......................................................55
4.2.2. Tỷ lệ bệnh nhân có tổn thương cơ quan đích:.................................................59
4.3. Một số yếu tố liên quan đến tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân tăng huyết
áp....................................................................................................................................67
4.4. Thuận lợi và khó khăn – hạn chế của đề tài: ......................................................77
4.4. 1. Thuận lợi của đề tài ..........................................................................................77
4.4.2. Khó khăn và hạn chế của đề tài:.......................................................................77
KẾT LUẬN ..................................................................................................................79
KHUYẾN NGHỊ .........................................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO

BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Chia độ tăng huyết áp theo WHO/ISH (năm 2003) .................................. 3
Bảng 1.2. Phân loại huyết áp theo hội Tim mạch Hoa Kỳ (ACC/AHA) 2017 ........ 3
Bảng 1.3. Phân loại THA tại Việt Nam hiện nay........................................................ 4
Bảng 2.1 Tiêu chuẩn đánh giá rối loạn lipid máu ATPIII (2004) ...........................30
Bảng 2.2. Phân loại thể trạng theo WHO (2000) ......................................................31
Bảng 2.3. Chẩn đoán suy tim theo chỉ số EF của hội Tim mạch Châu Âu năm 2016
........................................................................................................................................33
Bảng 3.1. Phân bố ĐTNC theo thời gian phát hiện bệnh .........................................39
Bảng 3.2. Phân bố ĐTNC theo nghề nghiệp .............................................................40
Bảng 3.3. Phân bố ĐTNC theo thể trạng dựa vào BMI ..........................................40
Bảng 3.5. Tỷ lệ các tổn thương tim ở bệnh nhân THA ............................................43
Bảng3.4.Tỷ lệ các tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân THA ..............................43
Bảng 3.6. Tỷ lệ các tổn thương thận ở bệnh nhân THA...........................................45
Bảng 3.7. Tỷ lệ một số biểu hiện lâm sàng tổn thương thần kinh ở bệnh nhân THA
........................................................................................................................................46
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa tuổi và tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân THA
........................................................................................................................................46
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa hút thuốc lá và tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân THA
........................................................................................................................................47
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa tăng cholesterol và tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân
THA ...............................................................................................................................47
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa tăng triglycerid và tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân
THA ...............................................................................................................................48
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa tăng LDL C và tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân

THA ...............................................................................................................................48
Bảng 3.13. Mối liên quan đái tháo đường và tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân THA
........................................................................................................................................49
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa uống rượu bia và tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân
THA ...............................................................................................................................49
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa thói quen ăn mặn và tổn thương cơ quan đích ở bệnh
nhân THA ......................................................................................................................50
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa thừa cân-béo phì và tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân
THA ...............................................................................................................................50
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa stress và tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân THA .51
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa thời gian phát hiện bệnh và tổn thương cơ quan đích ở
bệnh nhân THA .............................................................................................................51


vii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố ĐTNC theo nhóm tuổi ...........................................................38
Biểu đồ 3.2. Phân bố ĐTNC theo giới ......................................................................38
Biểu đồ 3.3. Phân bố độ tăng HA tại thời điểm khám của ĐTNC ..........................39
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân tăng huyết áp ..41
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ % số lượng yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân THA ..........................42
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn chuyển hóa lipid (tăng cholesterol, LDL C
và triglycerid máu ) ......................................................................................................42
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ bệnh nhân có tổn thương cơ quan đích ( tim, thận, mắt, mạch
máu ngoại biên, thần kinh) ở bệnh nhân THA .........................................................43
Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ % các rối loạn nhịp trên điện tâm đồ ở bệnh nhân THA có rối
loạn nhịp tim .................................................................................................................44
Biểu đồ 3.9. Phân loại mức độ EF trên siêu âm tim ở bệnh nhân THA có suy tim
........................................................................................................................................44

Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ % giai đoạn tổn thương đáy mắt ở bệnh nhân THA có tổn
thương đáy mắt .............................................................................................................45


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp ngày nay vẫn đang là vấn đề thời sự. Theo một nghiên cứu
năm 2016, trên tồn cầu có khoảng 31,1% dân số trưởng thành mắc THA trong
năm. Tỷ lệ THA ở những nước có thu nhập thấp và trung bình ( 31,5%) cao hơn
ở các nước có thu nhập cao (28,5%). Từ năm 2000 đến năm 2010, tỷ lệ mắc bệnh
THA giảm ở mức 2,6% ở các nước phát triển nhưng lại tăng 7,7% ở các nước
đang phát triển [51].
Tỷ lệ THA trên toàn cầu đang ngày càng gia tăng [34]. Tại Hoa Kỳ năm
2012, tỷ lệ người Mỹ trưởng thành THA là 29,1%, và ước tính chi phí cho THA
hàng năm tại Mỹ lên đến hơn 50 tỷ USD [60]. Tại Việt Nam năm 2002, theo
điều tra của Viện tim mạch Quốc gia tỷ lệ THA là 23,2%. Đến năm 2008,
nghiên cứu tại 8 tỉnh/thành phố ở nước ta thì tỷ lệ THA ở những người trên 25
tuổi trở lên là 25,1% [52]. Theo một nghiên cứu gần đây tại tỉnh Thái Nguyên,
tỷ lệ THA ở người lớn là 17,7% [13]. Các nghiên cứu trước đây cho thấy tuổi,
giới, dân tộc, yếu tố gia đình, thừa cân, béo phì, các thói quen hút thuốc lá, ăn
mặn, uống rượu bia, ít vận động là những yếu tố nguy cơ tim mạch liên quan với
THA [12][13][17][21].
THA được mệnh danh kẻ giết người thầm lặng vì bệnh diễn biến một
cách âm thầm, ít có các biểu hiện rõ ràng nhưng lại gây ra nhiều biến chứng
nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao [25]. Tử vong do THA phát sinh từ TOD như
các bệnh tim mạch, mạch máu và tái cấu trúc. TOD là sự rối loạn cấu trúc và
chức năng của các cơ quan trong cơ thể do huyết áp tăng cao . Những suy yếu
cơ quan quan trọng này bao gồm rối loạn chức năng thất trái , protein niệu, bệnh
võng mạc và tổn thương mạch máu được gọi chung là tổn thương cơ quan đích
[36]. Tim, não và thận là những cơ quan dễ bị tổn thương do THA bởi vì các cơ

quan này chiếm một phần lớn máu lưu thông trong mạch máu. Các biến chứng
tim mạch bao gồm dày thất trái, bệnh tim thiếu máu cục bộ và nhồi máu cơ tim,


2
rối loạn nhịp tim, suy tim. Tổn thương mạch máu dẫn đến các cơn đột quỵ thiếu
máu cục bộ và xuất huyết não. Trong khi biến chứng thận là từ tổn thương cấu
trúc không triệu chứng đến bệnh thận mạn giai đoạn cuối. Ngoài ra, bệnh nhân
THA cũng được phát hiện bị bệnh võng mạc, bệnh mạch máu ngoại biên [33].
Gánh nặng của TOD có thể được giảm bớt bằng cách phát hiện sớm các
tổn thương, quản lý và điều trị THA tối ưu trên cơ sở có đánh giá, xem xét các
tổn thương cơ quan đích.
Trong hơn 10 năm qua, từ 2007 – 2017, Bệnh viện Gang Thép Thái
Nguyên đã và đang triển khai quản lý và điều trị cho hơn 2000 bệnh nhân THA
ngoại trú.Việc khảo sát các tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân THA ngoại trú
khi bệnh nhân tái khám là điều rất quan trọng. Từ đó giúp điều chỉnh kế hoạch
quản lý bệnh nhân, đồng thời định hướng được chiến lược điều trị lâu dài đối với
từng cá thể bệnh nhân THA. Có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về tổn
thương một cơ quan mục tiêu ở bệnh nhân THA, tuy nhiên nghiên cứu về các
tổn thương cơ quan đích ở đối tượng này cịn chưa nhiều.
Vì vậy, chúng tơi tiến hành đề tài “Tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân
tăng huyết áp nguyên phát được quản lý ngoại trú tại Bệnh viện Gang Thép
Thái Nguyên” với 2 mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ các yếu tố nguy cơ tim mạch và tổn thương cơ quan đích
ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát được quản lý ngoại trú tại bệnh viện
Gang Thép Thái Nguyên.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến tổn thương cơ quan đích ở bệnh
nhân tăng huyết áp.

Chương 1



3
TỔNG QUAN
1.1. Đại cương về THA
1.1.1. Định nghĩa bệnh tăng huyết áp
Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chẩn đốn THA khi trị số HA trung
bình qua ít nhất hai lần đo của huyết áp tâm thu (HATT) ≥ 140 mmHg và/hoặc
trị số trung bình của huyết áp tâm trương (HATTr) ≥ 90 mmHg, trong ít nhất
hai lần thăm khám liên tiếp [ 64].
1.1.2. Phân loại bệnh tăng huyếp áp
Có nhiều cách để phân loại THA nhưng có hai cách phân loại chính là
dựa vào mức độ tăng huyết áp ( trị số huyết áp) và dựa vào nguyên nhân (tăng
huyết áp nguyên phát hay thứ phát). Một yếu tố thứ ba quan trọng là tuổi: sinh
lý bệnh THA ở người trẻ và người lớn tuổi rất khác nhau. Phân độ THA có
nhiều thay đổi trong những năm gần đây.
- Theo WHO/ISH (2003) chia THA làm 3 độ:[64]
Bảng 1.1. Chia độ tăng huyết áp theo WHO/ISH (năm 2003)
Phân độ THA

Huyết áp (mmHg)
HATT (mmHg)

HATTr (mmHg)

THA độ 1

140 – 159

90 – 99


THA độ 2

160 – 179

100 - 109

THA độ 3

≥ 180

≥ 110

THA tâm thu đơn độc

≥ 140

< 90

- Phân loại huyết áp theo hội Tim mạch Hoa Kỳ(ACC/AHA) 2017 [66]

Bảng 1.2. Phân loại huyết áp theo hội Tim mạch Hoa Kỳ (ACC/AHA) 2017


4
Phân độ THA

HATT (mmHg)

Bình thường


< 120



< 80

Bình thường cao

120 - 129



< 80

THA độ 1

130 - 139

hoặc

80 - 90

THA độ 2

≥ 140

hoặc

≥ 90


Cơn THA
(Cần ý kiến bác sỹ ngay

HATTr (mmHg)

và/
>180

hoặc

>120

lập tức)

- Cách phân loại THA tại Việt Nam: Xuất phát từ cách phân độ THA của
WHO/ISH và JNC, Hội tim mạch Việt Nam đã đưa ra cách phân độ năm 2013
như sau [2]:
Bảng 1.3. Phân loại THA tại Việt Nam hiện nay
Huyết áp (mmHg)
Phân loại
HATT (mmHg)

HATTr (mmHg)

HA tối ưu

< 120

< 80


HA bình thường

120 – 129

80 – 84

HA bình thường cao

130 – 139

85 – 89

THA độ 1 (nhẹ)

140 – 159

90 – 99

THA độ 2 (trung bình)

160 – 179

100 - 109

THA độ 3 (nặng)

≥ 180

≥ 110


THA tâm thu đơn độc

≥ 140

≤ 90

*Khi HATT vàHATTr nằm ở hai mức độ khác nhau, chọn mức độ cao
hơn để phân loại


5
*THA tâm thu đơn độc cũng được đánh giá theo mức độ 1, 2, 3 theo giá
trị của HATT nếu HATTr < 90 mmHg.
1.1.3. Dịch tễ học bệnh tăng huyết áp
*Tỷ lệ mắc THA tại một số nước trong khu vực và trên thế giới:
Theo nghiên cứu của Michel Joffres và cộng sự năm 2013, tỷ lệ hiện mắc
THA thấp nhất ở Canada (19 ± 5%) và cao hơn ở Mỹ (29%) và Anh (30%)
[44].Tỷ lệ THA tại Hoa Kỳ từ năm 2011-2014 là 29 %, trong đó tỷ lệ ở nam
giới là 30,0% và ở nữ giới là 28,1% [57].
Theo báo cáo của trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ, Khoảng 75 triệu
người Mỹ trưởng thành (32%) THA, chỉ có khoảng một nửa (54%) người bị
THA có kiểm soát. [26].
Nghiên cứu của Kearney và cộng sự cho thấy tỷ lệ THA được báo cáo
trên khắp thế giới, tỷ lệ hiện mắc ở nông thôn Ấn Độ thấp nhất (3,4% ở nam
giới và 6,8% ở phụ nữ) và tỷ lệ hiện mắc ở Ba Lan cao nhất (68,9% ở nam giới
và 72,5% ở phụ nữ). Nhận thức về THA đã được báo cáo cho 46% các nghiên
cứu và khác nhau từ 25,2% ở Hàn Quốc đến 75% ở Barbados; điều trị từ 10,7%
ở Mexico đến 66% ở Barbados và kiểm soát ( HA < 140/90 mmHg trong khi
dùng thuốc hạ HA) dao động từ 5,4% ở Hàn Quốc đến 58% ở Barbados [40].

Tại Ấn Độ theo một nghiên cứu tổng quan năm 2014, tỷ lệ hiện mắc
THA ở Ấn Độ là 29,8% (khoảng tin cậy 95%: 26,7-33,0) [53]. Nghiên cứu khác
tại Ấn Độ năm 2016 cho thấy tỷ lệ THA là 21,6% (120 đối tượng), với 14,4%
(80 đối tượng) THA độ 1, và 7,2% (40 người) THA độ 2 [54].
Tại Trung Quốc, năm 2002, khoảng 153 triệu người trưởng thành ở
Trung Quốc bị THA [65]. Tỷ lệ hiện mắc ở nam giới cao hơn so với phụ nữ
(20% so với 17%) và cao hơn ở các nhóm tuổi kế tiếp. Đến năm 2014, tỷ lệ
THA là 29,6% (khoảng tin cậy 95% = 28,9% -30,4%) và tỷ lệ mắc ở nam giới
cao hơn so với phụ nữ (31,2%, 95% CI = 30,1% -32,4%, so với 28,0% 95% CI


6
= 27,0% -29,0%) [36]. Đến năm 2017, trong số những người trưởng thành ở
Trung Quốc từ 35 đến 75 tuổi, có gần một nửa bị THA, chưa đến một phần ba
đang được điều trị, và dưới một trong mười hai là kiểm soát được huyết áp của
họ [42].
Nghiên cứu so sánh tỷ lệ THA và nhận thức về THA ở một số quốc gia,
trong số 142.042 người tham gia, 57.840 (40.8%, 95% CI, 40.5% -41.0%) bị
THA và 26.877 (46.5%, 95% CI, 46.1% -46.9%) đã nhận thức được sự chẩn
đoán. Trong số những người biết được chẩn đoán, đa số (23,510 [87,5%, 95%
CI, 87,1% -87,9%] của những người biết) đã được điều trị bằng thuốc, nhưng
chỉ có một số ít trong số những người được điều trị đã được kiểm soát (7634
[32,5%, 95% CI, 31,9% -33,1%] [28].
Nghiên cứu tại Tây Ban Nha trên 4049 bệnh nhân THA ở 47 đơn vị THA
ở bệnh viện ở Tây Ban Nha. Nhìn chung, 42% bệnh nhân đạt được HA mục
tiêu (<140 mm Hg và <90 mm Hg). Chỉ có 13% bệnh nhân ĐTĐ và 17% những
người bị bệnh thận đạt được mục tiêu HA (< 130 mm Hg và <85 mm Hg) và
chỉ có 10% và 12% đạt được mục tiêu nghiêm ngặt hơn (<130 mm Hg và <80
mm Hg) [24].
*Tỷ lệ tăng huyết áp tại Việt Nam

THA tại Việt nam với tần suất ngày càng gia tăng khi nền kinh tế phát
triển. Nghiên cứu năm 2008, tại 8 tỉnh/thành phố ở nước ta thì tỷ lệ THA ở
những người trên 25 tuổi trở lên là 25,1% [52].
Nghiên cứu tình hình THA của người cao tuổi tại huyện Hương Thủy,
Thừa Thiên Huế năm 2013 của Hoàng Đức Thuận Anh và cộng sự cho kết quả :
tỷ lệ người cao tuổi THA là 35,6%, trong đó, THA độ I (20,2%), độ II (10,5%),
độ III (4,9%); HA bình thường cao (20%); Yếu tố liên quan đến THA là đời sống
tinh thần (50,5%); gia đình có người THA, khơng có máy đo [1].


7
Nghiên cứu của Dương Vĩnh Linh và cộng sự tại Thừa Thiên Huế cho
thấy tỷ lệ THA ở người trên 60 tuổi lên đến 40,53%, khơng có sự khác biệt giữa
tỷ lệ THA ở nam và nữ [11].
Tại Thanh Hoá theo nghiên cứu của Đỗ Thái Hòa và cộng sự trên 1200
đối tượng tuổi từ 40-59 tuổi tỷ lệ THA là 19,7% [7].
Nghiên cứu mô tả cắt ngang tại xã An Lão và Đồn Xá - huyện Bình Lục
- Hà Nam từ tháng 6 - 8/2013 cho thấy tỷ lệ THA ở người trưởng thành trên 18
tuổi là 24,4%, cao hơn ở nam (28,3%) so với ở nữ (22,6%) [5].
Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Tước năm 2014 tại Bắc Ninh tiến hành với
1.833 người dân trên 25 tuổi sinh sống tại phường Trang Hạ, thị xã Từ Sơn,
tỉnh Bắc Ninh. Kết quả cho thấy tỷ lệ THA chung là 11,8%, trong đó THA độ
1 là 6,7%, độ 2 là 3%, độ 3 là 2,1%, tỷ lệ tiền THA là 5,6% [20].
Nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Tuấn và cộng sự (2010-2013) tại các xã,
phường thuộc tỉnh Thái Nguyên theo chương trình quốc gia về phòng và quản lý
bệnh THA. Kết quả cho thấy tỷ lệ THA thô chung cho hai giới là 18,7%, số liệu
ở nam là 23,0% và ở nữ là 15.7%. Tỷ lệ sau khi chuẩn hóa lần lượt là 12,8%,
15,1% và 10,5%. Tỷ lệ dự báo đến năm 2030 tương ứng là 16,5%, 19,3% và
13,7% [18].
1.1.4. Cơ chế bệnh sinh của tăng huyết áp nguyên phát.

Huyết áp động mạch = cung lượng tim x sức cản động mạch ngoại vi.
(cung lượng tim = phân số nhát bóp x tần số tim/phút).
Căn cứ vào công thức trên cho thấy rằng, khi tăng cung lượng tim và
hoặc tăng sức cản động mạch ngoại vi sẽ gây THA hệ thống động mạch [2].
+ Tăng hoạt động thần kinh giao cảm gây tăng nồng độ adrenalin và
noradrenalin trong máu. Sự tăng nồng độ adrenalin và noradrenalin được thụ


8
cảm bởi các thụ cảm thể anpha, bêta của cơ trơn thành động mạch, gây co mạch
làm THA.
+ Vai trò của hệ RAA (renin-angiotensin-aldosteron).

Sơ đồ: Hệ thống RAA trong tăng huyết áp [2]
- Angiotesin II được nhận cảm bởi các thụ cảm thể AT1 và AT2 của cơ
trơn thành động mạch gây co mạch làm THA.
- Angiotensin II kích thích vỏ thượng thân tăng tiết aldosteron, từ đó gây
tăng tái hấp thu muối và nước, gây tăng thể tích dịch trong máu, nên tăng sức
kháng động mạch gây THA.
- Angiotensin II cịn gây tăng hoạt tính giao cảm, dẫn đến THA.
+ Tăng cung lượng tim: do tim tăng hoạt động, phì đại cơ tim, nhịp tim
nhanh.


9
+ Tăng natri máu hoặc tăng nhạy cảm với natri, tăng tái hấp thu natri ở
ống thận.
+ Rối loạn chức năng tế bào nội mạc động mạch: giảm nồng độ các chất
gây giãn mạch, tăng tiết các yếu tố gây co mạch (ví dụ như: EDCF, PGH2,
TXA2, endothelin, giảm NO...) [2].

+ Những yếu tố khác: kháng insulin, tăng nồng độ axit uric máu, thay đổi
hormon sinh dục, giảm chức năng của thụ cảm thể áp lực ở xoang động mạch
cảnh...
1.2. Các yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp
Nguy cơ về bệnh tim mạch ở những bệnh nhân THA được xác định
không chỉ phụ thuộc vào chỉ số HA mà còn phụ thuộc vào các yếu tố nguy cơ
khác, việc xác định các yếu tố nguy đối với bệnh THA sẽ quyết định thái độ
điều trị khác nhau.
1.2.1. Tuổi
Bệnh THA thường thấy ở tuổi trung niên trở đi, tuổi càng cao thì tần
suất mắc bệnh càng nhiều. Tỷ lệ bệnh nhân lớn tuổi THA trên thế giới ngày
càng tăng. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ WHO ở những người trên 50 tuổi cho
thấy tỷ lệ hiện mắc ở tất cả các nước đều tương đương với tỷ lệ của các nước
phát triển (52,9%), trong khu vực là 32,3% ở Ấn Độ và 77,9% ở Nam Phi).
Kiểm soát hiệu quả bệnh THA cao nhất ở người cao tuổi, phụ nữ và nhóm người
giàu nhất [51].
1.2.2. Giới
Nghiên cứu của Bethany Everett and Anna Zajacova tại Mỹ trên 14,497
đối tượng cho kết quả cho thấy sự chênh lệch về giới trong tình trạng THA đã
thấy rõ ở nam giới và phụ nữ ở độ tuổi hai mươi: phụ nữ ít bị THA so với nam
giới (12% so với 27%). Kết quả cũng cho thấy mức nhận thức của các phụ nữ
trẻ (32% phụ nữ THA nhận thức được tình trạng của họ) và mức độ thấp hơn ở


10
nam giới (25%). Cuối cùng, nghiên cứu này xác định các yếu tố chính đóng
góp vào sự bất bình đẳng giới. Cụ thể, việc sử dụng chăm sóc sức khoẻ, mặc
dù khơng liên quan đến tình trạng THA thực sự, giải thích đầy đủ những khác
biệt giới trong nhận thức về THA [25].
1.2.3. Yếu tố di truyền

Người ta đã thấy tính chất di truyền của bệnh THA, bố hoặc mẹ bị bệnh
này thì trong số con cái cũng có người mắc bệnh. Bệnh nhân THA di truyền lại
cho con cái không phải bệnh THA mà chỉ truyền lại một số đặc điểm của cơ
thể thuận lợi cho THA như thể tạng, đặc điểm hoạt động của thần kinh cao cấp,
nhưng chỉ khi có sự tác động của yếu tố bên ngoài như: Những điều kiện sinh
hoạt vật chất, tinh thần, giáo dục, truyền thống… giống nhau ở những người
cùng gia đình của bệnh nhân THA mới gây ra THA [50].
1.2.4. Đái tháo đường
Theo thống kê Người ta ước tính có khoảng 27% người bị THA có kháng
insulin [41]. Với sự đề kháng insulin thì mơ tế bào sinh học và mô sinh lý bị
suy giảm đối với insulin. Mối quan hệ của sự đề kháng insulin, đái tháo đường
và THA là phức tạp và tương quan. THA thường gặp liên quan chặt chẽ với sự
tiến triển của bệnh lý thận ở bệnh nhân ĐTĐ. Dấu hiệu của THA ở người ĐTĐ
tuýp 1 và 2 dường như làm tăng sức đề kháng mạch máu ngoại vi. Tăng natri
máu cũng có thể đóng một vai trị trong việc gây bệnh HA ở người bị ĐTĐ. Ngày
càng có nhiều bằng chứng cho thấy kháng insulin / tăng natri máu có thể đóng
một vai trị quan trọng trong q trình hình thành bệnh THA. Các nghiên cứu về
dân số cho thấy sự đề kháng insulin thường xảy ra ở bệnh ĐTĐ typ II, là một
yếu tố nguy cơ độc lập đối với bệnh tim mạch [43]. Theo nghiên cứu của Nguyễn
Minh Tuấn và cộng sự tại Thái Nguyên năm 2012 kết quả cho thấy tỷ lệ THA
ở bệnh nhân ĐTĐ rất cao (61,1%) và có xu hướng tăng theo tuổi, trong đó tỷ
lệ THA ở nam là 59,9% và ở nữ là 62,5%. Một số yếu tố liên quan đến THA ở


11
bệnh nhân ĐTĐ typ 2 là béo phì, thời gian phát hiện ĐTĐ, thói quen hút thuốc
lá, uống rượu, tiền sử gia đình có người THA [19].
1.2.5.Béo phì
Những nghiên cứu dịch tễ học đã chứng minh rằng ở những người béo
phì tạo nên một nhóm nguy cơ đối với bệnh mạch vành và mạch máu não. Béo

phì thường gặp ở 50 – 60% ở người THA có sự hiện diện của tăng quá mức
trọng lượng. Thường là béo phì dạng nam hóa với sự gia tăng tỷ lệ kích thước
vịng bụng/vịng hơng [55]. Theo nghiên cứu của Lý Huy Khanh và cộng sự
cho kết quả béo phì theo BMI làm tăng nguy cơ THA gấp 5,9 lần, BMI là yếu
tố nguy cơ độc lập với THA [10].
1.2.6. Rối loạn lipid máu
Rối loạn chuyển hóa lipd máu đã được chứng minh là yếu tố nguy cơ
chặt chẽ với THA. Tăng cholesterol, triglycerid, tăng LDL cholesterol máu là
nguyên nhân của các bệnh xơ vữa mạch, gây THA, đồng thời gây tổn thương
nhiều cơ quan, đặc biệt là tim , não, mạch máu [15].
Nghiên cứu của Bùi Văn Tân cho thấy tỷ lệ THA ở người có rối loạn
lipid máu cao hơn ở nhóm chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê . Trong đó
tỷ lệ tăng cholesterol là 55,8%, tăng triglyceride là 35,2%, tăng LDL - C là
15,1% [12]. Nghiên cứu của Chu Hồng Thắng 2008 cho thấy tỷ lệ THA có mối
liên quan với rối loạn cholesterol máu, cholesterol > 5,2 mmol/l chiếm tỷ lệ cao
ở người THA độ III [13].
1.2.7. Hút thuốc lá
Nghiên cứu 2010 tại Việt Nam cho thấy có xu hướng tăng đáng kể tỷ lệ
THA với số năm hút thuốc. Nguy cơ THA cho những người hút thuốc từ 30
năm trở lên và những người hút 20 năm trở lên là 1,52 (95% CI 0.95-2.44) và
1.34 (KTC 95% 0.94-1.91 ), tương ứng. Nhìn chung, người hút thuốc thường


12
có nguy cơ bị THA cao hơn người khơng hút thuốc (tỷ lệ hiện mắc = 1,81, 95%
CI 1,07-3,06) [61]. Hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ tim mạch nghiêm trọng
gây suy giảm chức năng nội mạc, độ cứng động mạch, viêm, sự thay đổi lipid
cũng như sự thay đổi các yếu tố chống huyết khối và huyết khối là các yếu tố
quyết định chủ yếu liên quan đến hút thuốc, và sự gia tăng quá trình tạo huyết
khối dẫn đến các biến cố về tim mạch. Hút thuốc gây THA chủ yếu thơng qua

việc kích thích hệ thần kinh giao cảm. Những người hút thuốc lá có nguy cơ
cao có nhiều khả năng phát triển các dạng THA nặng, bao gồm THA ác tính và
tắc mạch, có thể là do chứng xơ vữa động mạch [63].
1.2.8. Sử dụng rượu bia
Các nghiên cứu về dịch tễ, tiền lâm sàng và lâm sàng đã xác lập mối quan
hệ giữa uống rượu và THA. Tuy nhiên, cơ chế mà rượu làm THA vẫn cịn khó
nắm bắt. Một số cơ chế đã được đề xuất như sự mất cân bằng của hệ thần kinh
trung ương, sự suy giảm của thụ thể baroreceptor, tăng cường hoạt động giao
cảm, kích thích hệ thống renin-angiotensin-aldosterone, tăng nồng độ cortisol,
tăng phản ứng mạch máu do tăng nồng độ canxi nội bào, kích thích nội mơ để
giải phóng chứng co mạch và mất thư giãn do viêm và tổn thương oxy hoá của
nội mạc tử cung dẫn đến sự ức chế sản sinh nitơ oxit phụ thuộc vào nội mô
[38].
Nghiên cứu của tác giả Chu Hồng Thắng (2008) thì tỷ lệ THA ở nhóm
uống rượu cao gấp 1,28 lần nhóm khơng uống rượu [13].
1.2.9. Một số yếu tố nguy cơ làm nặng thêm tình trạng THA
Chế độ ăn và tập qn ăn mặn: các cơng trình nghiên cứu đều cho thấy
là tăng natri máu do chế độ ăn mặn gây ra THA. Ăn mặn liên quan đến THA là
kiến thức có từ lâu và đã được khoa học chứng minh.


13
Nghiên cứu INTERSALT là một trong những nghiên cứu dịch tễ học
quốc tế lớn đầu tiên về lượng muối ăn vào và THA. Nghiên cứu sử dụng một
phương pháp chuẩn để đo natri, urê máu 24 giờ. Nghiên cứu này được đánh giá
xuyên suốt 10,079 đối tượng trong độ tuổi từ 20-59 đã lấy mẫu từ 52 trung tâm
trên thế giới, tìm mối liên quan giữa lượng natri ăn vào và HA từ góc độ dịch
tễ học. Sodium bài tiết dao động từ 0.2mmol / 24 giờ (Yanomamo Indians,
Brazil) đến 242mmol / 24 giờ (Bắc Trung Quốc). Trong các đối tượng cá nhân
(trong các trung tâm), lượng muối có liên quan mật thiết với HA. Bốn trung

tâm cho thấy lượng bài tiết natri rất thấp, HA thấp, và độ dốc của HA lên xuống
theo tuổi. Trong 48 trung tâm khác, natri có liên quan đáng kể đến độ dốc của
HA theo độ tuổi nhưng không đến mức trung vị. Nghiên cứu đã chứng minh
một mối quan hệ tích cực có ý nghĩa giữa lượng muối vào và HA trong các đối
tượng cá nhân trong trung tâm [35].
Stress :Có ảnh hưởng rất lớn đối với quá trình THA. Nghiên cứu của
Trần Kim Trang tại bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh (2010), trên
414 bệnh nhân THA cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có điểm stress bình thường, nhẹ,
trung bình, nặng lần lượt là 73,2%, 21,7%, 4,8%, 0,2% [16].
1.3. Tổn thương cơ quan đích trên bệnh nhân tăng huyết áp
THA là một hội chứng tim mạch tiến triển, diễn biến thầm lặng trong
thời gian dài 5 - 10 năm đầu, khơng gây ra triệu chứng gì. THA thường gây tổn
thương ở các cơ quan đích như: Tim, thận, não, mắt và mạch máu [2].
THA khơng kiểm sốt được là yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim mạch,
một nguyên nhân chính gây bệnh và tử vong, và tử vong đột ngột. Sự thiếu
nhận thức về bệnh tật dẫn đến hậu quả tồi tệ hơn. Một số THA có thể xuất hiện
lần đầu tiên với tổn thương cơ quan mục tiêu. Vì vậy lúc chẩn đốn ban đầu,
họ đã bị bệnh tim do THA, một số có phì đại tâm thất trái, trong khi một số có
suy tim sung huyết [46].


14
Tổn thương cơ quan đích nặng ở bệnh nhân THA như rối loạn chức năng
tâm trương, suy tim sung huyết, bệnh tim thiếu máu cục bộ, đột quỵ và suy thận
được ghi nhận bởi các công nhân ở Nigeria và hầu hết là các nghiên cứu tại
bệnh viện. Nghiên cứu tử thi xác nhận rằng nguyên nhân phổ biến nhất gây tử
vong bất ngờ bất ngờ ở người Nigeria là THA [48]. Các hướng dẫn của ESH /
ESC đề xuất đánh giá tổn thương cơ quan mục tiêu dưới lâm sàng ở các cơ quan
khác nhau. Ngoài ra, các bằng chứng của TOD có thể giúp lựa chọn thuốc điều
trị thích hợp, đó là cận lâm sàng trong tim và hệ thống tim mạch [67].

1.3.1. Tổn thương tim :
Suy tim và bệnh mạch vành là hai biến chứng chính và là nguyên nhân
gây tử vong cao nhất đối với THA. Nghiên cứu của Tadesse Melaku Abegaz
và cộng sự chứng minh rằng THA lâu dài đóng vai trị kích thích cho sự phát
triển của phì đại thất trái và chứng rối loạn tâm trương, là những biểu hiện sớm
nhất của tổn thương tim, là những bước trung gian quan trọng trong sự phát
triển của suy tim [58].
Dày thất trái là biến chứng sớm do dày cơ tim trái để đối phó với sức cản
ngoại vi nên gia tăng sức co bóp làm công tim tăng lên và vách cơ tim dày ra.
Dần dần suy tim trái với các triệu chứng khó thở khi gắng sức, hen tim hoặc
phù phổi cấp sau đó chuyển sang suy tim tồn bộ với: phù, gan to, tĩnh mạch
cổ nổi, X quang và điện tim có dấu hiệu dày thất phải [58].
Phì đại thất trái làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch cũng như tỷ lệ tử
vong ở bệnh nhân THA, tỷ lệ tử vong tăng 3 – 4 lần ở bệnh nhân có bằng chứng
phì đại thất trái so với bệnh nhân THA khơng có phì đại thất trái. Sự phát hiện
sớm, thay đổi lối sống và có lẽ, điều trị bằng thuốc có thể ngăn ngừa suy tim
trong tương lai [55][67].
Suy mạch vành biểu hiện bằng các cơn đau thắt ngực điển hình, loạn
nhịp tim. Điện tim có ST chênh xuống dưới đường đẳng điện ở các chuyển đạo


15
tim trái, khi có biến chứng nhồi máu sẽ xuất hiện sóng Q hoại tử, ST chênh
vịm ở các chuyển đạo [2].
Nghiên cứu của Bùi Văn Tân cho thấy tỷ lệ bệnh nhân THA có tổn thương
tim chiếm tỷ lệ cao, trong đó suy chức năng tâm trương (83,9%), phì đại thất trái
(48,2%) [13].
Nghiên cứu của Mai Tiến Dũng trên 189 bệnh nhân THA tại bệnh viện
103 cho thấy biến chứng tim chiếm tỷ lệ cao nhất là 76,3% [4].
Rối loạn nhịp tim ở bênh nhân THA đã thu hút rất nhiều sự chú ý quan

tâm. Sự hiện diện và tính phức tạp của rối loạn nhịp trên thất và thất đã cho
thấy ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh, tử suất và chất lượng cuộc sống ở bệnh
nhân THA [4].
1.3.2. Tổn thương não do tăng huyết áp:
Đột quỵ não là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba trên thế giới,
đứng sau bệnh mạch vành và ung thư. TBMMN thường gặp như: nhồi máu não,
xuất huyết não, TBMMN thoáng qua [2].
Nghiên cứu của Shehab cho thấy ở những bệnh nhân trẻ tuổi có THA
liên quan đến nhận thức kém [56].
THA là yếu tố nguy cơ chính của việc xuất hiện TBMMN. Các động
mạch não rất dễ bị tổn thương do bệnh THA, các động mạch dày ra, mất độ đàn
hồi, biến dạng và dễ làm thành các túi phồng nhỏ, cả động mạch lẫn túi phồng
nhỏ đều có nguy cơ bị vỡ khi xảy ra cơn THA kịch phát hoặc khi huyết áp tăng
rất cao và kéo dài [62][37].
Theo nghiên cứu của Gaciong Z, Siński M, Lewandowski J, khoảng 60%
bệnh nhân đột quỵ có tiền sử THA trong quá khứ và đang điều trị THA. Xuất
huyết não có mối liên quan chặt chẽ hơn với THA đặc biệt ở bệnh nhân ngừng
uống thuốc hạ HA [60].


16
Nghiên cứu của Kearney và cộng sự năm 2004 là một phân tích meta gần
đây bao gồm 13 nghiên cứu (14 764 bệnh nhân) với thời gian theo dõi trung
bình từ 25,7 đến 174 tháng đã khẳng định rằng THA dự đoán sự xuất hiện của
đột quỵ với nguy cơ tương đối là 2,94 (95% CI, 2,24-3,86, P <0,001). Ngoài ra,
trong phân tích nhóm nhỏ tổng cộng 9483 cá thể đột quỵ từ các nghiên cứu về
dân số lớn, THA vẫn là yếu tố tiên đoán mạnh mẽ cho đột quỵ trong tương lai
(tỷ lệ nguy cơ, 2,06, KTC 95%, 1,64-2,59 [P <0,01]). Tuy nhiên, khơng có
nghiên cứu nào cho đến nay đã đánh giá mối quan hệ giữa mức độ kiểm soát
HA và bệnh mạch não cận lâm sàng, mặc dù THA là một yếu tố nguy cơ đã

được thiết lập và quan trọng đối với bệnh mạch máu não trên lâm sàng [40].
Về lâm sàng, những người bệnh bị THA có thể thấy đau đầu nhất là về
cuối đêm và sáng sớm, ở vùng chẩm, trán, thái dương, có khi đau tản mạn,
hoặc đau nữa đầu, chóng mặt, hoa mắt ù tai, giảm khả năng hoạt động trí óc,
dễ quên. Nặng hơn có thể có hội chứng não do THA: bệnh não do THA, đột
quị do thiếu máu não, xuất huyết não, cơn thiếu máu não thoáng qua biểu hiện
bằng dấu hiệu thần kinh khu trú, liệt vận động, rối loạn cơ trịn,nói ngọng hoặc
thất ngơn, nặng hơn có thể rối loạn thần kinh thực vật như rối loạn thân nhiệt,
lú lẫn, rối loạn nhịp thở, ngừng hô hấp, tuần hoàn [55].
1.3.3. Tổn thương thận:
Những bệnh nhân mà có THA mà khơng kiểm sốt cho thấy sự suy giảm
nhanh chóng chức năng thận. Nghiên cứu của Tadesse Melaku Abegaz, và cộng
sự chỉ ra mối liên quan giữa mức độ THA và nguy cơ phát triển bệnh thận mạn
tính trong vòng 10 năm theo dõi. Nguy cơ tăng lên ở nhóm bệnh nhân có HA
bình thường cao so với nhóm có HA tối ưu < 120/80 mmHg [58].
Khi nồng độ creatinine huyết thanh tăng hay độ lọc cầu thận (eGFR) thấp
chỉ điểm cho chức năng thận bị suy giảm, phát hiện thấy tăng tốc độ bài tiết
albumin hoặc protein niệu, đó là một xáo trộn trong hàng rào lọc cầu thận.


×