Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.17 KB, 2 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>TRƯỜNG THCS TÔ VĨNH DIỆN</b>
<b>PHIẾU ÔN TẬP SỐ 1 - MÔN LỊCH SỬ 7, NĂM HỌC 2019- 2020</b>
<b>BÀI 23: KINH TẾ, VĂN HÓA THẾ KỈ XVI-XVIII</b>
<b>A. Kiến thức trọng tâm</b>
<b>I. Kinh tế</b>
<b>1. Nơng nghiệp</b>
<b>a. Đàng Ngồi</b>
- Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều đã phá hoại nghiêm trọng nền sản xuất nơng
nghiệp. Chính quyền Lê - Trịnh ít quan tâm đến công tác thuỷ lợi và tổ chức
khai hoang.
- Ruộng đất công làng xã bị cường hào đem cầm bán.
- Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập.
<b> b. Đàng Trong</b>
- Các chúa Nguyễn tổ chức di dân khai hoang, cấp lương ăn, nông cụ, thành lập
làng ấp mới ở khắp vùng Thuận - Quảng.
- Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh khi kinh lí phía Nam đã đặt phủ Gia Định.
- Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên nên nông nghiệp phát triển nhanh, nhất
là vùng đồng bằng sông Cửu Long.
<b>2. Thủ công nghiệp:</b> Từ thế kỉ XVII, xuất hiện thêm nhiều làng thủ cơng, trong
đó có nhiều làng thủ cơng nổi tiếng: gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà
Nội), dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt ở Nho Lâm (Nghệ An)...
<b>3. Thương nghiệp</b>
- Buôn bán phát triển, nhất là ở các vùng đồng bằng và ven biển, các thương
nhân châu Á và châu Âu thường đến phố Hiến và Hội An buôn bán tấp nập.
- Xuất hiện thêm một số đơ thị, ngồi Thăng Long cịn có Phố Hiến (Hưng Yên),
Thanh Hà (Thừa Thiên Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Thành phố Hồ
Chí Minh ngày nay).
<b>II. Xã hội</b>
<b>Bảng thống kê các thành tựu văn hóa tiêu biểu</b>
<b>Số</b>
<b>thứ tự</b>
<b>Lĩnh vực</b> <b>Những thành tựu tiêu biểu</b>
<b>1</b> Tôn giáo Năm 1533 đạo Thiên Chúa du nhập vào nước ta.
<b>2</b> Chữ Quốc ngữ Chữ Quốc ngữ ra đời.
<b>3</b> Văn học và nghệ
thuật dân gian
- Văn học chữ Nôm phát triển mạnh.
- Văn học dân gian phát triển phong phú.
- Nghệ thuật dân gian được phục hồi và phát triển.
<b>B. Kỹ năng:</b>
<i><b> </b></i>Rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá các sự kiện.
<b>C. Luyện tập: </b>
<b>I. Trắc nghiệm</b>
<b>Câu 1</b>: Ở Đàng Ngoài, bọn cường hào đem cầm bán ruộng công đã làm cho đời
sống của người nông dân như thế nào?
A. Người nông dân mất đất, đói khổ, bỏ làng phiêu bạt.
B. Người nông dân phải chuyển làm nghề thủ công.
C. Người nông dân phải chuyển làm nghề buôn bán.
D. Người nông dân phải khai hoang, lập ấp mới.
<b>Câu 2</b>: Ở Đàng Ngoài khi chưa diễn ra cuộc chiến tranh Nam - Bắc Triều đời
sống nhân dân như thế nào?
A. Đói khổ, bần cùng. B. Vẫn còn thiếu thốn.
C. Nhà nhà no đủ. D. Tất cả đều đúng.
<b>Câu 3</b>: Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý phía nam, đặt phủ Gia Định vào năm nào?
A. Năm 1776. B. Năm 1771. C. Năm 1689. D. Năm 1698.
<b>Câu 4</b>: Vào thế kỉ XVI – XVII, Nho giáo ở nước ta như thế nào?
A. Được xem như quốc giáo.
B. Được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan
lại.
C. Không hề được quan tâm.
<b>Câu 5:</b> Vì sao vào thế kỉ XVII – XVIII, đạo Thiên chúa nhiều lần bị chúa
Nguyễn, chúa Trịnh ngăn cấm du nhập vào nước ta?
A. Không phù hợp với cách cai trị dân của chúa Nguyễn, chúa Trịnh.
B. Không phù hợp với làng quê Việt Nam.
C. Đạo Phật và Đạo giáo phát triển mạnh.
D. Đạo Nho tồn tại ở nước ta.
<b>II: Tự luận</b>
<b>Câu 1. </b>Tình hình kinh tế Đàng Ngồi và Đàng Trong ở thế kỉ XVII – XVIII như
thế nào?
<b>D. Dặn dị:</b>
- Học thuộc bài. Tìm hiểu bài tiếp theo “Phong trào Tây Sơn”.