Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Bài giảng online THCS Tô Vĩnh Diện năm học 2019-2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.71 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 – VẬT LÝ 7</b>


<b>MẠCH ĐIỆN NỐI TIẾP – MẠCH ĐIỆN SONG SONG</b>
<b>I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT</b>


<i><b>Quy ước chung:</b></i>


I1: cường độ dòng điện qua đèn 1 ( số chỉ của ampe kế A1);


I2: cường độ dòng điện qua đèn 2( số chỉ của ampe kế A2);


I: cường độ dòng điện trong mạch chính ( số chỉ của ampe kế A);
U1: hiệu điện thế giữa hai đầu đèn 1 ( số chỉ của vôn kế V1);


U1: hiệu điện thế giữa hai đầu đèn 2 ( số chỉ của vôn kế V2);


U: hiệu điện thế giữa hai đoạn mạch ( số chỉ của vôn kế V);
<i><b>1. Đoạn mạch nối tiếp</b></i>


Xét đoạn mạch gồm 2 đèn mắc nối tiếp như hình vẽ 1:


- Hai đèn được gọi là mắc nối tiếp với nhau khi giữa chúng có
một điểm nối chung duy nhất.


- Trong đoạn mạch nối tiếp, dịng điện có cường độ bằng nhau
tại các vị trí khác nhau của mạch: I = I1 = I2. (1)


- Đối với đoạn mạch gồm hai đèn mắc nối tiếp, hiệu điện thế
giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng hiệu điện thế giữa hai đầu
mỗi đèn: U = U1 + U2. (2)



<i><b>2. Đoạn mạch song song</b></i>


Xét đoạn mạch gồm 2 đèn mắc song song như hình vẽ:


- Hai đèn được gọi là mắc song song với nhau khi hai đầu của
chúng từng cặp một được nối chung với nhau, nghĩa là giữa
chúng có 2 điểm nối chung khác biệt.


- Hiệu điện thế giữa hai đầu các đèn mắc song song là bằng nhau
và bằng hiệu điện thế giữa hai điểm nối chung: U = U1 = U2. (3)


- Cường độ dịng điện mạch chính bằng tổng các cường độ dòng
điện mạch rẽ: I = I1 + I2. (4)


<b>II. CÁC DẠNG BÀI TẬP</b>


<i><b>Xác định các đại lượng chưa biết trong mạch</b></i>
<b> Phương pháp: </b>


- <b>Bước 1: Xác định dạng mạch điện là nối tiếp hay song song.</b>


- <b>Bước 2: Tóm tắt bài tốn, liệt kê các đại lượng đã biết bằng kí hiệu theo quy ước.</b>


- <b>Bước 3: Áp dụng các công thức (1) và (2) với mạch mắc nối tiếp ; các công thức (3) và (4) </b>
với mạch mắc song song.


<b>III. BÀI TẬP LUYỆN TẬP</b>
<i><b>A. Trắc nghiệm</b></i>


<b>Bài 1: Nếu hai bóng đèn A và B được mắc song song và nối vào nguồn điện thì nếu bóng đèn A bị </b>


đứt dây tóc thì:


A. độ sáng của bóng đèn B vẫn khơng đổi vì hiệu điện thế ở hai đầu đèn B khơng đổi.
B. độ sáng của bóng đèn B tăng lên vì cường độ dịng điện tập trung vào một bóng.
C. độ sáng của bóng đèn B giảm vì mạch chỉ cịn một bóng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

D. bóng đèn B cũng bị đứt dây tóc theo.


<b>Bài 2: Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch gồm hai bóng đèn như nhau mắc nối tiếp có giá trị nào</b>
dưới đây?


A. bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn. B. nhỏ hơn tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn.
C. bằng hiệu điện thế trên mỗi đèn. D. lớn hơn tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn.
<b>Bài 3: Có 3 nguồn điện 4,5V; 6V; 9V và hai bóng đèn giống nhau đều ghi 6V, cần mắc song song </b>
hai bóng đèn này vào một trong ba nguồn điện trên. Dùng nguồn điện nào là phù hợp nhất?


A. 9V B. 6V C. 4,5V D. nguồn điện nào cũng được


<b>Bài 4: Cho một nguồn điện 12V và hai bóng đèn giống nhau có ghi 6V. Để mỗi đèn đều sáng bình </b>
thường thì phải mắc mạch điện như thế nào?


A. Lần lượt nối hai đầu mỗi bóng đèn với hai cực của nguồn.
B. Hai bóng đèn mắc song song vào hai cực của nguồn.
C. Hai bóng đèn mắc nối tiếp vào hai cực của nguồn.
D. Không có cách mắc nào để cả hai đèn sáng bình thường.


<b>Bài 5: Cho các mạch điện như hình 28.1 dưới đây, hãy cho biết những sơ đồ nào hai bóng đèn được</b>
mắc song song.


A. a – b – d B. a – b – c - e C. a – b – c D. a – b – e


<b>Bài 6: Đặc điểm nào sau đây không phải là của mạch điện gồm hai đèn Đ</b>1, Đ2 mắc song song?


A. Hai đèn có hai điểm nối chung.


B. Hiệu điện thế trên hai đèn có giá trị bằng nhau.
C. Nếu hai đèn giống hệt nhau thì sẽ sáng như nhau.
D. Cường độ dòng điện qua hai đèn có giá trị bằng nhau.
<b>Bài 7: Điền từ thích hợp vào chỗ trống</b>


Trong đoạn mạch mắc nối tiếp,………..tại mọi điểm đều…………..


A. Hiệu điện thế, như nhau B. Cường độ dòng điện, bằng nhau
C. Cường độ dòng điện, khác nhau D. Hiệu điện thế, khác nhau


<b>Bài 8: Điền từ thích hợp vào chỗ trống</b>


Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp…………..hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi thiết bị
thành phần


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>Bài 1: Một mạch điện gồm hai bóng đèn Đ</b>1 và Đ2 mắc nối tiếp nhau. Biết hiệu điện thế đo trên đèn


Đ1 là 4V, hiệu điện thế đo trên đèn Đ2 là 2V. Hãy tính hiệu điện thế của đoạn mạch?


<b>Bài 2: Một mạch điện gồm hai bóng đèn Đ</b>1 và Đ2 mắc song song với nhau. Biết cường độ dòng


điện chạy qua đèn Đ1 là 2A, cường độ dòng điện chạy qua đèn Đ2 là 1A. Hãy tính cường độ dòng


điện chạy qua cả đoạn mạch?


<b>Bài 3: Cho mạch điện gồm 1 bộ 2 pin mắc nối tiếp, cơng tắc K đóng, 2 đèn Đ</b>1 và Đ2 mắc nối tiếp



nhau.


a. Vẽ sơ đồ mạch điện? Biểu diễn chiều dòng điện?


b. Cho cường độ dòng điện chạy qua Đ1 là 1,5A. Hỏi cường độ dòng điện chạy qua Đ2 và mạch


chính là bao nhiêu?


c. Cho hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ2 là 3V, hiệu điện thế của cả đoạn mạch là 10V. Hỏi hiệu


điện thế giữa hai đầu đèn Đ1 là bao nhiêu?


<b>Bài 4: Cho mạch điện như hình vẽ:</b>


a. Hai đèn được mắc song song hay nối tiếp nhau?


b. Biết hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ1 là 2,1V. Hỏi hiệu


điện thế giữa hai đầu đèn Đ2 là bao nhiêu?


c. Biết cường độ dịng điện chạy trong mạch chính là 0,4A và
cường độ dòng điện chạy qua đèn Đ2 là 0,2A. Tính cường độ


dịng điện chạy qua đèn Đ1?


Hết



</div>

<!--links-->

×