Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.61 KB, 12 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI
HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ HÀ NỘI.
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA
NGÂN HÀNG TMCP NHÀ HÀ NỘI.
3.1.1. Phương hướng phát triển chung:
Với mục tiêu xây dựng Habubank thành ngân hàng thương mại đô thị đa
năng có quy mô trung bình, lành mạnh và hiệu quả, Habubank tiếp tục phát triển
song song các chiến lược Ngân hàng bán lẻ đồng bộ tại các đô thị lớn và Ngân
hàng bán buôn phục vụ các doanh nghiệp và kinh doanh tích cực trên thị trường
tiền tệ trong và ngoài nước. Để thực hiện các định hướng trên, Habubank đã xác
định các yếu tố quyết định và dẫn đến sự thành công như sau:
+ Một quy mô đủ lớn để thực hiện các lợi thế chi phí, hình ảnh, uy tín, thị
phần tại các đô thị lớn nhất Việt Nam.
+ Chính sách nguồn nhân lực năng động
+ Một bộ máy quản lý hữu hiệu trên nền tảng phân quyền có quản lý.
+ Một chiến lược rõ ràng về khách hàng mục tiêu, sản phẩm và khu vực hoạt
động.
+ Hiện đại hóa công nghệ với công nghệ thông tin làm nòng cốt là động lực
thực hiện đổi mới quy trình kinh doanh và quản trị của Ngân hàng, đồng thời tạo
cơ sở cho việc triển khai các sản phẩm dịch vục sản phẩm mới.
Những yếu tố trên sẽ là cơ sở để Habubank tiếp tục triển khai các bước chiến
lược phát triển đã hoạch định:
Hoàn thiện cơ cấu hệ thống ngân hàng bán buôn tại Hà Nội, TP HCM với
trọng tâm cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng doanh nghiệp có quy
mô lớn, các tổ chức tài chính, tiền tệ hoạt động trên thị trường tiền tệ, liên ngân
hàng và trên thị trường vốn dài hạn.
Tổ chức hệ thống ngân hàng bán lẻ tại một số đô thị lớn với trọng tâm cung
cấp các sản phẩm huy động và sử dụng vốn, dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng
dân cư, kinh tế cá thể và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Ưu tiên phát triển các loại hình dịch vụ phi tín dụng thông qua chính sách đa
dạng hóa các loại hình dịch vụ cung ứng.


3.1.2. Phương hướng đối với hoạt động tín dụng trung và dài hạn trong
giai đoạn 2006-2010:
Để tạo môi trường giúp các doanh nghiệp tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật,
đổi mới công nghệ, phát huy năng lực cạnh tranh theo định hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước; để thực hiện một trong những mục tiêu đề ra trong giai
đoạn 2006-2010” Dư nợ trung và dài hạn chiếm 30-40% tổng dư nợ”, Habubank sẽ
mở rộng tín dụng trung và dài hạn trên các địa bàn lớn như: Hà Nội., TP Hồ Chí
Minh, Quản Ninh… Đặc biệt chú trọng vào khách hàng doanh nghiệp ngoài quốc
doanh, chỉ cho vay các dự án của các doanh nghiệp quốc doanh vay nếu các dự án
có tính khả thi cao và tài sản đảm bảo có đầy đủ tính pháp lý.
Định hướng hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Habubank thể hiện qua
các nội dung sau:
- Đầu tiên Habubank sẽ lựa chọn các dự án vay vốn phù hợp với thế mạnh
của mình, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của các
ngành nghề, các vùng.
- Các lĩnh vực mà ngân hàng quan tâm là:
+ Dệt may, da giày, sắt thép
+ Công nghiệp đóng tàu
+ Lĩnh vực xây dựng cho thuê kho bãi
+ Sản xuất, lắp rắp ô tô
+ Thiết bị phục vụ cho các công trình giao thông vận tải, cơ khí.
- Khi xét duyệt dự án đầu tư, Habubank lấy hiệu quả và tính khả thi của dự
án làm tiêu chí đầu tiên và là tiêu chí quan trọng nhất.
- Tài sản đảm bảo cho vay có thể là:
+ Đất, công trình xây dựng gắn liến với đất.
+ Chứng từ có giá, máy móc thiết bị.
+ Tài sản bảo lãnh của bên thứ ba….
3.1.3. Những mục tiêu cụ thể trong giai đoạn năm 2006-2010:
- Vốn điều lệ là 800-1000 tỷ đồng
- Tổng tài sản toàn hệ thống đạt 5.500-6000 tỷ đồng

- Tổng dư nợ tín dụng trung và dài hạn đạt 30- 40% tổng dư nợ tín dụng
- Tín dụng trung và dài hạn sẽ đóng góp 35- 40% tổng thu nhập từ hoạt động
tín dụng
- Nợ quá hạn từ hoạt động tín dụng trung và dài hạn: dưới 0,1%
- Tỷ suất lợi nhuận/VCSH đạt 15%/năm
- Tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng thu chiếm 25%.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NHÀ HÀ NỘI.
3.1.1. Nhóm giải pháp về cơ cấu tổ chức:
Nếu như việc thẩm định các khoản vay ngắn hạn, các khoản vay thương mại
không quá phức tạp, có thể được thực hiện bởi một cán bộ tín dụng với sự trợ giúp
đỡ của các phòng ban liên quan nhưng để thẩm định một dự án thì phức tạp hơn
nhiều đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có một vôn kiến thức rất rộng về thị trường, về
quản trị doanh nghiệp, về kinh tế- xã hội, về luật pháp, về khoa học kỹ thuật. Do
đó, cần có những cán bộ chuyên sâu về thẩm định dự án vì cán bộ tín dụng hiện
nay chỉ được đào tạo chuyên môn chung chứ không chuyên sâu về thẩm định dự
án. Do vậy, Ngân hàng nên triển khai tách một phần quân số hiện nay để thành lập
tổ hoặc phòng mới chuyên thẩm định dự án.
Để nâng cao hiệu quả thẩm định, Ngân hàng nên tổ chức những khóa học
chuyên về thẩm định dự án để các cán bộ tín dụng thuộc tổ thẩm định dự án đi học
nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn. Đồng thời Ngân hàng có thể mời chuyên
gia trong một số lĩnh vực khác ngoài ngân hàng để tăng thêm khả năng đánh giá
một cách toàn vẹn.
3.1.2. Nhóm giải pháp về nhân sự:
Người làm tín dụng phải là người am hiểu khách hàng, hiểu biết sâu sắc thực
lực tài chính cũng như tiềm năng phát triển của khách hàng. Ngoài ra, cán bộ tín
dụng phải có vốn hiểu biết nhất định về thị trường và lĩnh vực chuyên môn ma
khách hàng của mình đang tiến hành sản xuất kinh doanh vì nó liên quan trực tiếp
đến từng món vay. Điều này rất khó đạt được nếu một cán bộ tín dụng phụ trách
nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, cần có sự chuyên môn

hóa trong cán bộ tín dụng. Ngân hàng cần cử các cán bộ tín dụng phụ trách từng
mảng tín dụng khác nhau theo trình độ, thế mạnh của mình. Bên cạnh đó, ngân
hàng cần mở những lớp huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ về nghiệp vụ, thị trường,
công nghệ để không ngừng nâng cao kiến thức, trình độ nghiệp vụ cho cán bộ tín
dụng.
3.1.3. Nhóm giải pháp về khách hàng:
Chiến lược khách hàng là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi ngân hàng. Vì vậy,
việc đề ra chiến lược khách hàng là rất quan trọng. Chiến lược khách hàng cần
được xây dựng trên quan điểm hợp tác kinh doanh ngày càng sâu rộng với các nhà
sản xuất kinh doanh trên cơ sở lợi ích kinh tế trước mắt và lâu dài. Xác định bạn
hàng chiến lược lâu dài và khẳng định bạn hàng trước mắt để quan hệ ngày càng
chặt chẽ hơn với khách hàng nhất là khách hàng truyền thống. Để đạt được điều đó
Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội cần phải:
- Có một đội ngũ cán bộ trực tiếp giao tiếp với khách hàng giỏi về nghiệp
vụ, tận tụy với công việc, lịch sự khi giao tiếp với khách hàng.
- Mở rộng mạng lưới phục vụ để thu hút đông đảo quần chúng dân cư và các
doanh nghiệp để mở tài khoản tiền gửi và vốn vay.
- Cần áp dụng chính sách ưu đãi một cách linh hoạt, mềm dẻo, hợp lý.
- Vận dụng các cơ chế chính sách một cách linh hoạt trong khuôn khổ luật
pháp cho phép. Đơn giản hóa các thủ tục trong điều kiện có thể nhưng phải đảm
bảo hiệu quả và an toàn vốn tín dụng.
- Tiến hành phân loại khách hàng theo nhiều tiêu thức như phân loại theo
nghành, theo tình hình tài chính.
Trong nền kinh tế thị trường, khi mà sự cạnh tranh diễn ra hết sức gay gắt thì
hoạt động marketing trở nên rất quan trọng. Tuy nhiên, tại Ngân hàng TMCP Nhà
Hà Nội vẫn chưa được quan trọng đúng mức, phòng marketing mới chỉ được thành
lập cuối năm 2004 với số lượng nhân viên rất it( có ba người ) nên không đủ hoàn
thành công việc marketing cho khách hàng. Khách hàng đến với Habubank chủ
yếu bằng hai con đường: do cán bộ tín dụng trực tiếp đi tiếp thị và do khách hàng
của Habubank giới thiệu. Thực tế này đã và đang khiến Habubank bị hạn chế về số

lượng khách hàng, từ đó không có nhiều cơ hội để lựa chọn những khách hàng vay
tốt nhất, đủ khả năng trả nợ và đúng hạn.
3.1.4. Nhóm giải pháp về quy trình nghiệp vụ:
3.1.4.1. Đổi mới công tác thẩm định:
*Thành lập tổ thẩm định dự án có tính chuyên nghiệp cao:
Các phân tích về thị trường cũng như hoạt động các doanh nghiệp ở nước ta
cho thấy cơ hội đầu tư dự án là rất lớn trong thời gian tới, trong khi đó trừ một số
chi nhánh lớn còn hầu hết các chi nhánh các NHTM đều còn ít kinh nghiệm trong
lĩnh vực này. Nhằm đảm bảo cho vay an toàn, các NHTM Nhà nước nên thành lập
hai tổ thẩm định có tính chuyên nghiệp cao( tại Hà Nội và TP HCM) để thực hiện
tái thẩm định lại các dự án vay vốn có giá trị và có thời hạn dài. Các chi nhánh
NHTM có quy mô nhỏ, cán bộ tín dụng chưa đủ kinh nghiệm thẩm định dự án,

×