Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần cơ khí và xây dựng đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 128 trang )

bộ giáo dục và đào tạo
trường đại học bách khoa hà nội
-------------***-------------

luận văn thạc sĩ khoa học
ngành: Quản trị kinh doanh
hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty
cổ phần cơ khí và xây dựng
đến năm 2015

Nguyễn Văn Diễn

Hà nội - 2008
0B


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-------------***-------------

NGUYỄN VĂN DIỄN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CƠNG
TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VÀ XÂY DỰNG
ĐẾN NĂM 2015

NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHAN THỊ THUẬN


HÀ NỘI - 2008


Hoạch định chiến lược kinh doanh
===============================================================

Mục lục
Chương I

Cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh.

3

I. 1.

Khái niệm và phân loại Chiến lược kinh doanh

4

I. 1.2.

Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh

11

I. 1.3.

Phân tích mơi trường kinh doanh của doanh nghiệp

12


1.3.1.

Phân tích mơi trường vĩ mơ

12

1.3.2.

Phân tích mơi trường ngành

16

1.3.3.

Phân tích nội bộ doanh nghiệp

19

I. 1.4.

Các mơ hình phân tích

21

I. 1.5.

Các loại chiến lược kinh doanh

27


Phân tích các căn cứ hình thành chiến lược

32

2. 1.

Giới thiệu về Cơng ty cổ phần Cơ khí và Xây dựng

33

2. 2

Phân tích các căn cứ hình thành chiến lược

40

2. 2.1.

Phân tích mơi trường kinh tế

40

2. 2.2.

Phân tích sự ảnh hưởng của các sự kiện chính trị

47

2. 2.3.


Phân tích sự ảnh hưởng của các luật pháp – chính sách.

47

2. 2.4.

Phân tích sự ảnh hưởng của thay đổi của cơng nghệ

49

2. 2.5.

Phân tích sự ảnh hưởng của các điều kiện văn hóa, xã hội

50

2. 2.6.

Phân tích sự ảnh hưởng của mơi trường tự nhiên

51

2. 3.

Phân tích mơi trường ngành

53

2. 3.1.


Phân tích đối thủ cạnh tranh

54

2. 3.2.

Phân tích sự ảnh hưởng của khách hàng

63

2. 3.3.

Phân tích sự ảnh hưởng của các nhà cung ứng

65

2. 3.4.

Phân tích đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

67

2. 3.5.

Phân tích áp lực của sản phẩm thay thế

68

2. 4.


Phân tích nội bộ Cơng ty cổ phần Cơ khí và Xây dựng

69

Chương II

===============================================================
Nguyễn Văn Diễn - luận văn thạc sĩ ngành QTKD


Hoạch định chiến lược kinh doanh
===============================================================

Tổng hợp các cơ hội và nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu.

89

Hình thành chiến lược kinh doanh của Cơng ty Cổ phần
cơ khí và xây dựng đến năm 2015

91

III. 1.

Hình thành mục tiêu (chiến lược tổng qt) của Cơng ty Cổ
phần Cơ khí và Xây dựng từ năm 2008 đến năm 2015

92


III. 2.

Lập ma trận SWOT giúp hình thành chiến lược.

92

III. 3.

Các giải pháp để thực hiện chiến lược

94

III. 4.

Đề xuất các biện pháp để thực hiện các giải pháp

94

2. 5.
Chương III

Kết luận
Tài liệu tham khảo

===============================================================
Nguyễn Văn Diễn - luận văn thạc sĩ ngành QTKD


Hoạch định chiến lược kinh doanh
===============================================================


Lời cam đoan

Tác giả của luận văn xin cam đoan đây là cơng trình do tác giả tự
nghiên cứu các tài liệu, thu thập các thông tin kinh tế, nghiên cứu thực
trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại Cơng ty Cổ phần Cơ khí và Xây
dựng để đưa ra các chiến lược, các giải pháp, biện pháp thực hiện chiến
lược nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty Cổ phần
Cơ khí và Xây dựng nơi tác giả đang cơng tác.

Ngày 10 tháng 9 năm 2008
Tác giả: Nguyễn Văn Diễn

===============================================================
Nguyễn Văn Diễn - luận văn thạc sĩ ngành QTKD


Hoạch định chiến lược kinh doanh
===============================================================

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Stt

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1

MECOMIC


Cơng ty cổ phần Cơ khí và Xây dựng

2

MCC.JC

Công ty Cổ phần Thi công Cơ giới và Xây lắp

3

Vinaconex-9

Công ty Cổ phần Xây dựng số 9

4

KOMA7

Công ty cổ phần Cơ khí và Xây lắp số 7

5

COWAELMIC

Cơng ty cổ phần lắp máy điện nước và Xây dựng

6

CMC


Công ty cổ phần kinh doanh Vật tư và Xây dựng

7

CNĐKKD

Chứng nhận đăng ký kinh doanh

8

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

9

SXKD

Sản xuất kinh doanh

10

KTTĐ

Kinh tế trọng điểm

11

BXD


Bộ xây dựng

12

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

13

WTO

Tổ chức Thương mại thế giới

===============================================================
Nguyễn Văn Diễn - luận văn thạc sĩ ngành QTKD


Hoạch định chiến lược kinh doanh
===============================================================

DANH MỤC CÁC BẢNG - SƠ ĐỒ - HÌNH VẼ

TÊN BẢNG - SƠ ĐỒ

STT
B
0


1

Hình 1.1 : Ma trận BGC

2

Hình 1.2 : Ma trận Mc.Kiney

3

Hình 1.3 : Các chiến lược kinh doanh theo ma trận Kinsey

4

Hình 1.4 : Ma trận SWOT

5

Hình 1.5 : Ma trận SWOT giúp hình thành chiến lược

6

Hình 2.1 : Sơ đồ tổ chức của MECOMIC

7

Bảng 2.2 : Cơ cấu cổ đông

8


Bảng 2.3 : Tóm tắt điểm mạnh - điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh

9

Bảng 2.4 : Các chỉ tiêu chủ yếu của MECOMIC và các đối thủ cạnh tranh

10

Bảng 2.5 : Bảng đánh giá vị thế của các đối thủ cạnh tranh trực tiếp

11

Bảng 2.6: Một số cơng trình tiêu biểu Công ty thực hiện

12

Bảng 2.7: Sản phẩm Côpha thép Công ty cung cấp cho một số đơn vị từ
năm 2005 đến nay

13

Bảng 2.8 : Doanh thu 3 năm gần đây của MECOMIC

14

Hình 2.9: Biểu đồ doanh thu của MECOMIC trong những năm gần đây

15

Sơ đồ 2.10 : Hệ thống kênh phân phối sản phẩm Côpha thép


16

Sơ đồ 2.11 : Cơ cấu lao động phân theo trình độ của MECOMIC

17

Bảng 2.12 : Tổng hợp các cơ hội và nguy cơ đối với MECOMIC

18

Bảng 2.13 : Các điểm mạnh và điểm yếu của MECOMIC

19

Bảng 3.1 : Ma trận SWOT

===============================================================
Nguyễn Văn Diễn - luận văn thạc sĩ ngành QTKD


SUMMARY
Based on theory research of the strategy planning in the business; according to
analysing the bases in order to form the business strategy including: analysing the
macroscopic environment (of which analysing the economic environment,
analysing the impact of the political conditions, analysing the impact of law and
policy, analysing the impact of the technology change, analysing the impact of the
natural environment); Analysing the branch environment (of wich analysing
competitor, analysing the impact of customer, analysing the pressure of the product
that has just replaced); analysing the real state of MECOMIC Company (of wich

analysing the ability of production and business, analysing the degree of
technology, the ability of research and development, analysing the result of the
business production activity and the financial situation, analysing the marketing
activity, analysing the management qualification, analysing the degree of human
resource, analysing the investment activity of Company, analysing the cultural
environment of Company). The author saw the opportunities and the challenges for
MECOMIC; at the same time also knows where is strong point, where if foible of
MECOMIC. From that, the author has oriented the aim of MECOMIC and formed
4 strategies for MECOMIC Company to 2015 including: Strategy of product
variegation, strategy of jointing and uniting to develop the source of capital and
renovate the execution technology, renovate the management way, the strategy of
strong trade name development, the strategy of economic growth. The author has
proposed 9 solution to carry out the strategy including: Solution of penetrating
deep into the environment, solution of lowering of produce cost, the solution of
intensifying the marketing work, the solution of investing in a lot of fields, the
renovation solution of the management way, the solution of raising the
management quality of human resource, the study solution of studying the
technology science application, the solution of source development and proposals
of policy for the Government. Of wich, the solution of lowering of produce cost,
the solution of investing in a lot of fields, the solution of raising the management
quality of human resource are specially important. The author also has proposed
the concrete methods in order to effectutate the above solutions including: reducing
the expenditures in the execution, reducing the material expenditures, reducing the
manpower expenditures, reducing the management expenditures, strengthening the
advertising activity, investing in the field of real estate, renovatinf the way of
recruiting and planning the cadre, renovating the wages policy aiming to attract and


maintain the personnel, establishing the cultural environment of company,
mobilizing the capital to serve the production, financial management. In these

solutions MECOMIC should specially pay attention to the solution of the
expenditures reduction in the execution, the solution of renovating the wages
policy aiming to attract the manpower, the solution of source mobilization.
The author respectfully thanks Hanoi Polytechnic College, offices,
MECOMIC Company for providing the information and creating favourable
condition to help the author in process of graduate essay implementation. Specially
respectfully thanks the teachers that teaches the subjects in master’s syllabus and
Associate Professor, Doctor Phan Thi Thuan that has with all heart helped me to
fulfill this essay.


TÓM TẮT
Qua nghiên cứu lý thuyết về hoạch định chiến lược kinh doanh trong doanh
nghiệp, phân tích các căn cứ về hình thành chiến lược kinh doanh bao gồm: Phân
tích Mơi trường vĩ mơ (trong đó phân tích mơi trường kinh tế, phân tích sự ảnh
hưởng của các điều kiện chính trị, phân tích sự ảnh hưởng của các chính sách pháp
luật, phân tích sự ảnh hưởng của thay đổi cơng nghệ, phân tích sự ảnh hưởng của
các điều kiện văn hố, xã hội, phân tích sự ảnh của mơi trường tự nhiên), Phân tích
Mơi trường ngành (trong đó phân tích đối thủ cạnh tranh, phân tích sự ảnh hưởng
của khách hàng, phân tích sự ảnh hưởng của các nhà cung ứng, phân tích đối thủ
cạnh tranh tiềm ẩn, phân tích áp lực của sản phẩm mới thay thế), phân tích thực
trạng MECOMIC (trong đó phân tích năng lực sản xuất kinh doanh, phân tích trình
độ cơng nghệ, khả năng nghiên cứu và phát triển, phân tích kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh và tình hình tài chính, phân tích hoạt động Marketing, phân tích
trình độ quản lý, phân tích mơi trường văn hố của Cơng ty). Tác giả đã nhận ra
được những cơ hội và những thức thách đối với MECOMIC đồng thời cũng biết
được đâu là điểm mạnh, đâu là điểm yếu của MECOMIC. Từ đó, tác giả đã định
hướng được mục tiêu của MECOMIC và hình thành 2 chiến lược cho MECOMIC đến
năm 2015 bao gồm: chiến lược phát triển thương hiệu mạnh, chiến lược tăng
trưởng hiệu quả. Tác giả đã đưa ra 9 giải pháp thực hiện chiến lược bao gồm: giải

pháp xâm nhập thị trường sâu hơn, giải pháp hạ giá thành sản phẩm, giải pháp tăng
cường công tác Marketing, giải pháp đầu tư vào nhiều lĩnh vực, giải pháp đổi mới
phương thức quản lý, giải pháp nâng cao chất lượng quản lý nguồn nhân lực, giải
pháp nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, giải pháp khai thác nguồn vốn và
các đề xuất về chính sách đối với Nhà nước. Trong đó, giải pháp hạ giá thành sản
phẩm, giải pháp đầu tư vào nhiều lĩnh vực, giải pháp nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực là đặc biệt quan trọng. Tác giả cũng đã đưa ra những biện pháp cụ thể để
thực hiện các giải pháp trên bao gồm: giảm chi phí trong thi cơng, giảm chi phí vật
tư, giảm chi phí nhân cơng, giảm chi phí quản lý, tăng cường hoạt động quảng cáo,
đầu tư và lĩnh vực bất động sản, đổi mới phương thức tuyển dụng và quy hoạch cán
bộ, đổi mới chính sách tiền lương nhằm thu hút và giữ nhân viên, xây dựng mơi
trường văn hố của Cơng ty, huy động vốn phục vụ sản xuất, quản lý tài chính.
Trong các giải pháp này đặc biệt nhất và MECOMIC cần lưu ý nhất là biện pháp
giảm chi phí trong thi cơng, biện pháp thay đổi chính sách tiền lương nhằm thu hút
nhân lực, biện pháp huy động nguồn vốn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Trường đại học Bách khoa Hà Nội, các cơ
quan, Cơng ty Cổ phần Cơ khí và Xây dựng đã cung cấp thông tin và tạo điều kiện
thuận lợi giúp đỡ trong quá trình thực hiện đề tài. Đặc biệt trân trọng cảm ơn các
thầy cô giáo đã giảng dạy các mơn học trong chương trình đào tạo cao học và PGS,
Tiến sĩ Phan Thị Thuận người đã tận tình giúp đỡ em hồn thành bản luận văn này.


Hoạch định chiến lược kinh doanh
===============================================================

MỞ ĐẦU
1- Lý do chọn đề tài:
Những năm qua nhờ đường lối mở cửa của Đảng và Nhà nước, kinh tế
Việt Nam đã có những khởi sắc nhất định, đã thoát ra khỏi khủng hoảng và ngày
một phát triển hơn. Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch

hoá tập trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa làm cho các
doanh nghiệp có sự phân cực ngày một lớn, cạnh tranh ngày càng gay gắt và
quyết liệt hơn. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải xác định cho mình
một chiến lược kinh doanh đúng đắn, nếu khơng có chiến lược kinh doanh hoặc
có chiến lược kinh doanh sai lầm thì chắc chắn sẽ nhận sự thất bại trong sản xuất
kinh doanh.
Thực hiện chủ trương đổi mới , mở cửa và hội nhập nền kinh tế quốc tế
của Đảng và Nhà nước, từ năm 1995 đến nay chúng ta đã tiến hành hàng loạt
hoạt động gia nhập các tổ chức trong khu vực và quốc tế, mở rộng quan hệ song
phương và đa phương với nhiều nước trên thế giới. Đối với một nước đang ở
trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố - hiện đại hố như Việt Nam, q trình
hội nhập kinh tế có vai trị hết sức quan trọng, nó đem đến những cơ hội phát
triển đó là động lực để doanh nghiệp tiến hành tự đổi mới tổ chức sản xuất, kinh
doanh, nâng cao sức cạnh tranh của mình đồng thời thu hút thêm vốn đầu tư của
nước ngoài, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng…Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng đặt ra
hàng loạt những thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam, như là nguy cơ
bị mất thị trường ngay tại “sân nhà” bởi các tập đoàn kinh tế nước ngồi với khả
năng tài chính dồi dào, kinh nghiệm quản lý giỏi, và nguy cơ chảy máu chất
xám, nhân tài…
Ngành Cơ khí, xây dựng là một ngành kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ cũng
khơng nằm ngồi sự ảnh hưởng chung của quá trình hội nhập này. Hơn nữa
ngành cơ khí và xây dựng có vị trí hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế,
xã hội của đất nước.
Là doanh nghiệp nhà nước mới Cổ phần hóa đã và đang khơng ngừng
hồn thiện mơ hình tổ chức quản lý kinh doanh, khẩn trương thực hiện mở rộng
ngành nghề kinh doanh, thực hiện các chiến lược, các kế hoạch phát triển và
bước đầu đã có những thành cơng nhất định.
Cùng với việc mở cửa thị trường cho các Cơng ty, Tập đồn trên thế giới
đầu tư, kinh doanh vào Việt Nam . sẽ có hàng loạt những thách thức, cơ hội cho
mọi doanh nghiệp trong đó Cơng ty Cổ phần Cơ khí và Xây Dựng khơng phải là

=============================================================== 1
Nguyễn Văn Diễn - luận văn thạc sĩ ngành QTKD


Hoạch định chiến lược kinh doanh
===============================================================

ngoại lệ. Vì vậy việc hoạch định chiến lược kinh doanh một cách bài bản, khoa
học là vô cùng cần thiết hiện nay đối với Cơng ty Cổ phần cơ khí và Xây Dựng.
Qua đó Cơng ty có được một kế hoạch dài hơi, một con đường đúng đắn trên
chặng đường hội nhập mới. Giúp công ty nắm bắt được các cơ hội lớn, giảm
thiểu rủi ro... Tối đa hoá được lợi nhuận, giữ vững và phát triển thương hiệu của
mình trên thương trường.
Xuất phát từ những thực tiễn trên, Tôi chọn đề tài “Hoạch định chiến
lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây Dựng đến năm 2015” là
đề tài luận văn tốt nghiệp cao học.
2- Mục tiêu của đề tài
Đề xuất chiến lược kinh doanh cho Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây dựng
đến năm 2015.
3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Cơng ty Cổ phần Cơ khí và Xây
dựng. Phạm vi nghiên cứu là tình hình sản xuất kinh doanh của Cơng ty Cổ phần
cơ khí và xây dựng và những yếu tố tác động đến sự phát triển của Cơng ty.
4- Phương pháp nghiên cứu
Thích ứng với các nội dung của luận văn các phương pháp nghiên cứu
được sử dụng chủ yếu bao gồm: phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp
logic, phương pháp mơ hình hố và sơ đồ hố, phương pháp quan sát thực tiễn,
phân tích, tổng hợp thống kê và so sánh.
5- Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận

văn gồm 03 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh.
Chương II: Phân tích các căn cứ hình thành chiến lược.
Chương III: Hình thành chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần cơ
khí và xây dựng đến năm 2015.

=============================================================== 2
Nguyễn Văn Diễn - luận văn thạc sĩ ngành QTKD


Hoạch định chiến lược kinh doanh
===============================================================

CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

Sản xuất côppha thép phục vụ thi cơng các cơng trình cao tầng

=============================================================== 3
Nguyễn Văn Diễn - luận văn thạc sĩ ngành QTKD


Hoạch định chiến lược kinh doanh
===============================================================

I.1 Khái niệm và phân loại Chiến lược kinh doanh
1.1 Khái niệm
Do có nhiều cách tiếp cận khác nhau, mà có nhiều quan niệm khác nhau
về chiến lược. Thuật ngữ “chiến lược” (Strategy) xuất phát từ lĩnh vực quân sự

theo gốc Hy Lạp có nghĩa là “khoa học về hoạch định và điều khiển các hoạt
động quân sự”, là “nghệ thuật để chỉ huy các phương tiện để chiến thắng đối
phương”. Như vậy, chiến thuật được hiểu là khoa học hoạch định và nghệ thuật
sử dụng các nguồn lực, phương tiện trong các hoạt động qn sự có quy mơ lớn,
có thời gian dài để tạo ra ưu thế nhằm chiến thắng đối thủ, là nghệ thuật khai
thác những chỗ yếu nhất mang lại cơ hội thành công lớn nhất.
M.Porter cho rằng: ‘‘Chiến lược là nghệ thuật xây dựng các lợi thế cạnh
tranh vững chắc để phòng thủ’’, General Ailleret lại cho rằng: ‘‘Chiến lược là
việc xác định những con đường và những phương tiện vận dụng để đạt tới các
mục tiêu đã được xác định thơng qua các chính sách’’.Theo cách tiếp cận phổ
biến hiện nay thì chiến lược phát triển doanh nghiệp là hệ thống các mục tiêu
dài hạn, các chính sách và biện pháp chủ yếu về sản xuất kinh doanh về tài chính
và về giải quyết nhân tố con người nhằm đưa doanh nghiệp phát triển lên một
bước mới cao hơn về chất.
Tuy có nhiều quan niệm khác nhau nhưng tất cả đều thống nhất về mặt
nội dung là: Chiến lược của một doanh nghiệp nào đó có thể được hiểu là
“Doanh nghiệp định hướng các hoạt động có mục tiêu trong khoảng thời
gian dài cùng với hệ thống chính sách, biện pháp và cách thức phân bổ
nguồn lực để thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp trong khoảng thời gian
tương ứng.”
1.1.2 Phân loại chiến lược kinh doanh
Tuỳ theo các căn cứ phân loại mà chiến lược kinh doanh được phân thành
các loại chiến lược khác nhau:
1/ Chiến lược tăng trưởng
Xét tính chất của q trình tăng trưởng chia ra các loại chiến lược
sau :
Chiến lược tăng trưởng tập trung: là chiến lược tăng trưởng trên cơ sở tập
trung vào những điểm chủ yếu của doanh nghiệp trong một thời kỳ chiến lược
cụ thể nào đó. Chiến lược này chủ yếu nhằm cải thiện những sản phẩm hoặc thị
trường hiện có mà không thay đổi yếu tố nào.

=============================================================== 4
Nguyễn Văn Diễn - luận văn thạc sĩ ngành QTKD


Hoạch định chiến lược kinh doanh
===============================================================

Chiến lược tăng trưởng tập trung có thể được thực hiện bởi các phương
thức sau:
+ Tập trung khai thác thị trường là việc tìm cách tăng trưởng các sản
phẩm hiện đang sản xuất tiêu thụ tại thị trường cũ chủ yếu nhờ các nỗ lực của
hoạt động marketing. Với chiến lược này doanh nghiệp có thể tăng thị phần với
các giải pháp chiến lược như: tăng sức mua sản phẩm của khách hàng, lôi kéo
khách hàng của đối thủ cạnh tranh, mua lại đối thủ cạnh tranh
+ Mở rộng thị trường là tìm cách tăng trưởng bằng cách thâm nhập vào
những thị trường mới với những sản phẩm doanh nghiệp hiện đang sản xuất. Mở
rộng thị trường được thực hiện ở cả cấp doanh nghiệp và cấp đơn vị kinh doanh
chiến lược với các giải pháp là: tìm kiếm thị trường trên các địa bàn mới, tìm
kiếm thị trường mục tiêu mới, tìm giá trị sử dụng mới của sản phẩm.
Chiến lược phát triển sản phẩm: là chiến lược tăng trưởng bằng cách phát
triển sản phẩm mới tiêu thụ ở các thị trường hiện tại của doanh nghiệp. Những
sản phẩm mới có được trên cơ sở sự phát triển của bản thân doanh nghiệp, hợp
đồng nhượng quyền hay sát nhập với một doanh nghiệp khác. Để thực hiện
chiến lược phát triển sản phẩm có thể sử dụng một số phương thức sau:
+ Phát triển một sản phẩm riêng biệt có thể được thực hiện thơng qua các
con đường: thay đổi tính năng của sản phẩm, cải tiến chất lượng, cải tiến kiểu
dáng, mở rộng mẫu mã sản phẩm.
+ Phát triển danh mục sản phẩm có thể được thực hiện thông qua việc bổ
sung thêm các mặt hàng mới hoặc cải tiến sản phẩm hiện đang sản xuất.
Xét theo hình thức tăng trưởng có thể chia ra các loại chiến lược sau :

Chiến lược tăng trưởng bằng con đường liên kết (hội nhập) thích hợp với
các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành mạnh nhưng doanh nghiệp cịn do dự
hoặc khơng có khả năng triển khai chiến lược tăng trưởng tập trung. Chiến lược
này cho phép củng cố vị thế của doanh nghiệp và cho phép phát huy đầy đủ hơn
các tiềm năng của doanh nghiệp.
Chiến lược tăng trưởng bằng con đường liên kết có thể được thực hiện
bằng các phương thức:
Liên kết dọc là sự liên kết tồn bộ q trình từ cung cấp ngun vật liệu
đến sản xuất và cung cấp sản phẩm cho thị trường. Doanh nghiệp lựa chọn chiến
lược liên kết dọc sẽ tìm cách tự sản xuất nguồn lực đầu vào hoặc lo liệu các đầu
ra của mình. Chiến lược tăng trưởng liên kết thích hợp khi xuất hiện cơ hội phù
=============================================================== 5
Nguyễn Văn Diễn - luận văn thạc sĩ ngành QTKD


Hoạch định chiến lược kinh doanh
===============================================================

hợp với mục tiêu doanh nghiệp, tăng cường vị trí trong cơng việc kinh doanh
chính và cho phép khai thác đầy đủ hơn các tiềm năng kỹ thuật của doanh
nghiệp. Có thể phân loại các loại chiến lược liên kết theo nhiều tiêu thức khác
nhau:
+ Căn cứ vào quy trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm sẽ chia ra thành
chiến lược tăng trưởng liên kết dọc ngược chiều và chiến lược tăng trưởng liên
kết dọc xuôi chiều.
+ Căn cứ vào mức độ liên kết người ta phân các chiến lược liên kết dọc
thành hai loại là chiến lược liên kết dọc toàn bộ và chiến lược liên kết từng phần.
Chiến lược tăng trưởng bằng con đường đa dạng hoá là chiến lược đầu tư
vào nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau khi doanh nghiệp đã có ưu thế cạnh tranh
trong các hoạt động kinh doanh hiện tại. Chiến lược này có thể thích hợp với

những doanh nghiệp khơng thể hồn thành mục tiêu tăng trưởng trong ngành sản
xuất hiện tại với những sản phẩm, thị trường hiện tại.
Các hình thức chủ yếu của chiến lược tăng trưởng bằng con đường đa
dạng hoá như sau:
+ Đa dạng hoá đồng tâm là sự tham gia vào lĩnh vực kinh doanh mới có
liên hệ với hoạt động kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp bởi sự tương đồng
giữa một hoặc nhiều bộ phận của chuỗi giá trị.
+ Đa dạng hố theo hàng ngang là q trình phát triển một hoặc nhiều sản
phẩm mới khơng có liên hệ với hoạt động kinh doanh hiện tại phục vụ khách
hàng hiện tại, đây thường là chiến lược của các công ty đa ngành.
+ Đa dạng hố tổ hợp hay cịn gọi là đa dạng hố khơng liên quan tìm
kiếm sự tăng trưởng bằng cách hướng tới các thị trường mới với sản phẩm mới
khơng liên hệ gì về quy trình cơng nghệ sản phẩm sẵn có.
Xét theo phương thức tăng trưởng có thể chia ra các loại chiến lược
sau :
Chiến lược tăng trưởng nội bộ: được áp dụng trong trường hợp nếu doanh
nghiệp mở rộng và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình bằng
nguồn lực tự thân (tự đầu tư phát triển). Theo mơ hình này chiến lược được triển
khai chậm nhưng thường phát triển vững chắc.
Chiến lược tăng trưởng hợp nhất: có thể thực hiện bằng cách sát nhập hai
hoặc nhiều cơ sở sản xuất một cách tự nguyện. Mục đích nhằm tăng thêm sức
mạnh để đối mặt với các thách thức và rủi ro có thể xảy ra hoặc tận dụng triệt để
hơn các cơ hội kinh doanh trong thời kỳ chiến lược.
=============================================================== 6
Nguyễn Văn Diễn - luận văn thạc sĩ ngành QTKD


Hoạch định chiến lược kinh doanh
===============================================================


Chiến lược tăng trưởng qua thơn tính: được hình thành và phát triển
thơng qua cạnh tranh trên thị trường. Nhờ cạnh tranh các doanh nghiệp mạnh, có
tiềm lực lớn thơn tính các doanh nghiệp nhỏ để phát triển doanh nghiệp có quy
mơ lớn hơn, mạnh hơn.
Chiến lược tăng trưởng qua liên doanh và liên kết kinh tế: mơ hình này
khá phổ biến trong nền kinh tế thị trường. Chiến lược này được thực hiện giữa
hai hoặc nhiều đối tác bình đẳng có tư cách pháp nhân liên kết thực hiện tự
nguyện trên cơ sở tất yếu hoặc các liên hệ tương hỗ lẫn nhau giữa các đối tác
nhằm phân tán rủi ro, tăng thêm sức mạnh, tăng thêm thị phần…
2/ Chiến lược ổn định
Chiến lược ổn định là chiến lược doanh nghiệp duy trì quy mô sản xuất
kinh doanh cũng như thế ổn định của mình trong thời kỳ chiến lược. Chiến lược
ổn định khơng đem lại sự phát triển nên không phải là chiến lược hấp dẫn các
doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi khơng có điều kiện tiếp tục phát triển bền vững
hoặc khi có nguy cơ suy giảm doanh nghiệp cần tìm đến chiến lược này để duy
trì thế cân bằng trong khoảng thời gian nhất định, làm cơ sở cho sự phát triển
tiếp theo.
3/ Chiến lược cắt giảm
Chiến lược cắt giảm phù hợp khi doanh nghiệp cần sắp xếp lại để tăng
cường hiệu quả sau một thời gian tăng trưởng nhanh, khi trong ngành khơng cịn
cơ hội tăng trưởng dài hạn, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng khơng ổn định hoặc
khi xuất hiện các cơ hội hấp dẫn hơn. Có thể thực hiện bốn chiến lược suy giảm
sau:
Chiến lược cắt giảm chi phí: là chiến lược ngắn hạn hoặc tạm thời ngừng
việc tập trung vào những bộ phận kém hoặc không mang lại hiệu quả cho doanh
nghiệp hay những khó khăn tạm thời kiên quan đến điều kiện môi trường. Các
giải pháp có thể là: giảm bớt chi phí điều hành và tăng năng suất, giảm sự thuê
mướn, sa thải nhân viên, loại bỏ sản phẩm không hiệu quả…
Chiến lược thu lại vốn đầu tư: doanh nghiệp bán hoặc giải thể một trong
những đơn vị kinh doanh của mình để đạt được sự thay đổi lâu dài trong khuôn

khổ hoạt động.
Chiến lược thu hoạch: Tìm cách tăng tối đa dịng ln chuyển tiền mặt
trong một thời gian ngắn bất kể hậu quả lâu dài như thế nào. Chiến lược này
thích hợp cho những đơn vị kinh doanh chiến lược có tương lai mờ mịt.
=============================================================== 7
Nguyễn Văn Diễn - luận văn thạc sĩ ngành QTKD


Hoạch định chiến lược kinh doanh
===============================================================

Chiến lược giải thể: Đây là giải pháp cực đoan nhất của chiến lược suy
giảm khi doanh nghiệp không thể tiếp tục tồn tại.
Muốn chiến thắng trong cạnh tranh doanh nghiệp phải tạo ra lợi thế.Với
các đơn vị kinh doanh để tạo lợi thế cạnh tranh thường có 3 chiến lược:
chiến lược dẫn đầu về chi phí thấp, chiến lược khác biệt hố sản phẩm và chiến
lược trọng tâm hoá.
Chiến lược dẫn đầu về chi phí thấp
Mục tiêu của chiến lược là sản xuất các sản phẩm dịch vụ với chi phí thấp
hơn các đối thủ cạnh tranh trong ngành, nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh về giá cả.
Đây là cơ sở để tăng cầu, tăng quy mô sản xuất và cung cấp sản phẩm của doanh
nghiệp.
Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm
Mục tiêu của chiến lược khác biệt hoá sản phẩm là đạt được lợi thế cạnh
tranh bằng việc tạo ra sản phẩm dịch vụ có thể thoả mãn các loại nhu cầu có tính
chất độc đáo hoặc nhiều loại cầu cụ thể của các nhóm khách hàng khác nhau của
doanh nghiệp. Lợi thế của chiến lược khác biệt hoá sản phẩm là liên tục tạo ra
nhiều mẫu mã, kiểu dáng, đặc tính chất lượng sản phẩm…nhằm đáp ứng đồng
thời cầu của nhiều nhóm khách hàng khác nhau.
Chiến lược trọng tâm hố

Mục tiêu của chiến lược trọng tâm hoá là tập trung đáp ứng cầu của một
nhóm hữu hạn người tiêu dùng hoặc một đoạn thị trường. Dựa vào việc phân
tích năng lực đặc biệt gắn với từng thời kỳ chiến lược mà doanh nghiệp tập
trung hoá vào khai thác một hay một vài năng lực đặc biệt cụ thể, có thể như: tập
trung vào chiến lược phân phối và tiêu thụ sản phẩm, tập trung phục vụ một
đoạn thị trường…
Chiến lược chức năng là các chiến lược xác định cho từng lĩnh vực
hoạt động cụ thể của doanh nghiệp. Các chiến lược chức năng đóng vai trị là
các chiến lược giải pháp để thực hiện các mục tiêu chiến lược tổng quát của
doanh nghiệp. Chiến lược chức năng được hình thành trên cơ sở của chiến lược
tổng quát và các kết quả cụ thể về phân tích và dự báo mơi trường xung quanh.
Trong mỗi thời kỳ chiến lược, để đảm bảo các điều kiện thực hiện hệ thống mục
tiêu chiến lược, doanh nghiệp phải hoạch định nhiều chiến lược chức năng khác
nhau: chiến lược marketing, chiến lược nguồn nhân lực, chiến lược nghiên cứu
và phát triển, chiến lược mua sắm và dự trữ, chiến lược tài chính…
=============================================================== 8
Nguyễn Văn Diễn - luận văn thạc sĩ ngành QTKD


Hoạch định chiến lược kinh doanh
===============================================================

Chiến lược Marketing
Chiến lược marketing có mục tiêu nâng cao năng lực, đáp ứng trước
những thay đổi của cầu thị trường và của đối thủ đồng thời chuẩn bị phương án
ứng phó với những cơ hội và rủi ro tiềm tàng nảy sinh trong suốt thời kỳ chiến
lược. Chiến lược marketing bao gồm việc lựa chọn các mục tiêu thị trường và
các phương pháp để đạt được mục tiêu đó. Các mục tiêu cụ thể là,
+ Doanh thu bán hàng hoặc thị phần trong thời kỳ chiến lược
+ Mục tiêu phát triển thị trường theo khu vực hay cơ cấu khách hàng

+ Phát triển kênh tiêu thụ
+ Các sản phẩm mới hoặc khác biệt hoá sản phẩm
Các giải pháp chiến lược marketing là các giải pháp gắn với vấn đề như
nghiên cứu thị trường nhằm xác định tiềm năng thị trường, lựa chọn đối tượng
mục tiêu, định vị doanh nghiệp trên thị trường, xây dựng củng cố hệ thống kênh
phân phối, tuyên truyền quảng cáo sản phẩm…
Chiến lược nguồn nhân lực
Hoạch định chiến lược nguồn nhân lực nhằm đảm bảo sử dụng có hiệu
quả nguồn nhân lực hiện có và khai thác tốt nhất nguồn nhân lực trên thị trường
lao động, đảm bảo điều kiện nhân lực cần thiết cho việc hoàn thành các mục tiêu
chiến lược tổng quát của một thời kỳ chiến lược xác định.
Để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ chiến lược đã xác định cần phải
xây dựng hệ thống các giải pháp chiến lược thích hợp. Trong mỗi thời chiến
lược cụ thể, mỗi doanh nghiệp có thể hình thành các giải pháp chiến lược về
nguồn nhân lực khác nhau. Có thể là:
+ Giải pháp đảm bảo số lượng và cơ cấu lao động hợp lý
+ Giải pháp chiến lược về đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội
ngũ lao động.
+ Giải pháp chiến lược đảm bảo tăng năng suất lao động
+ Giải pháp về thù lao lao động
+ Giải pháp về cải thiện điều kiện lao động…
Chiến lược nghiên cứu và phát triển
Mục tiêu của chiến lược nghiên cứu và phát triển là đảm bảo kỹ thuật công nghệ sản xuất đáp ứng được yêu cầu thực hiện các mục tiêu chiến lược
=============================================================== 9
Nguyễn Văn Diễn - luận văn thạc sĩ ngành QTKD


Hoạch định chiến lược kinh doanh
===============================================================


tổng quát đã xác định. Cơ sở để xây dựng giải pháp chiến lược này là tiềm lực
nghiên cứu và tài chính của doanh nghiệp, các dự báo về phát triển kinh tế, kỹ
thuật, công nghệ, nghiên cứu ứng dụng công nghệ, sản phẩm, dịch vụ của đối
thủ cạnh tranh…
Chiến lược sản xuất
Mục tiêu của chiến lược sản xuất là đảm bảo thực hiện nhiệm vụ sản xuất
sản phẩm phù hợp với các mục tiêu chiến lược tổng quát. Các giải pháp chiến
lược cần thiết để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ đã xác định trong thời kỳ chiến
lược phụ thuộc vào các nhân tố ảnh hưởng tới chiến lược sản xuất. Trong đó, có
thể bao hàm các giải pháp liên quan trực tiếp đến các bộ phận sản xuất và phục
vụ sản xuất và các giải pháp phối hợp các bộ phận khác nhau trong thực hiện
nhiệm vụ sản xuất. Một trong các giải pháp chủ yếu nhằm đảm bảo chất lượng
sản phẩm là giải pháp triển khai thực hiện quản trị định hướng chất lượng theo
bộ tiêu chuẩn ISO 9000, ứng dụng các mơ hình quản trị sản xuất tiên tiến vào tổ
chức quản trị sản xuất như JIT, TQM và OPT…
Chiến lược logistics
Chiến lược logistics đảm bảo thực hiện nhiệm vụ mua sắm nguyên vật
liệu đáp ứng yêu cầu sản xuất với chi phí kinh doanh tối thiểu, đồng thời giảm
thiểu các rủi ro, bất trắc về nguồn cung cấp nguyên vật liệu và xây dựng các
nguồn cung ứng nguyên vật liệu lâu dài, đảm bảo duy trì lợi thế cạnh tranh lâu
dài của doanh nghiệp.
Để biến các mục tiêu của chiến lược logistics thành hiện thực cần xác
định các giải pháp chiến lược cần thiết. Đó có thể là giải pháp chiến lược đảm
bảo nguồn cung ứng chiến lược nhằm xây dựng và phát triển nguồn cung ứng
vật tư chiến lược chắc chắn và lâu dài, các giải pháp về đảm bảo chất lượng vật
tư cung ứng, giải pháp chiến lược tổ chức và phát triển cơ sở vật chất cho quản
trị mua sắm và dự trữ….
Chiến lược tài chính
Mục tiêu của chiến lược tài chính là nhằm đảm bảo các điều kiện tài chính
cần thiết cho mọi hoạt động đầu tư, sản xuất phù hợp với mục tiêu chiến lược đã

xác định. Dựa trên cơ sở về hiện trạng năng lực tài chính của doanh nghiệp, dự
báo những thay đổi có thể, mục tiêu và chiến lược kinh doanh tổng quát của
doanh nghiệp và từng đơn vị kinh doanh chiến lược, các cơ sở phân tích, dự báo
về mơi trường kinh doanh, cơ hội, đe doạ, điểm mạnh, điểm yếu của doanh
nghiệp, các dự báo về thị trường tài chính trong tương lai cũng như các nhiệm
vụ cần huy động và sử dụng vốn trong chiến lược kinh doanh…, doanh nghiệp
=============================================================== 10
Nguyễn Văn Diễn - luận văn thạc sĩ ngành QTKD


Hoạch định chiến lược kinh doanh
===============================================================

đưa ra các giải pháp chiến lược tài chính phù hợp với mục tiêu chiến lược đã xác
định.
1.1.3 Vai trò của chiến lược kinh doanh
Giúp các doanh nghiệp thấy rõ hướng đi của đơn vị trong tương lai, nhận
thức được những thời cơ, cơ hội và nguy cơ có thể xảy, nhằm giúp các doanh
nghiệp đưa ra các quyết định đúng đắn phù hợp với môi trường đảm bảo cho
hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.
Giúp các doanh nghiệp tạo ra những chiến lược kinh doanh tốt hơn thông
qua việc sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống, tạo cơ sở tăng sự liên kết và
tăng sự gắn bó của nhân viên quản trị trong việc thực hiện mục tiêu doanh
nghiệp.
Giúp cho doanh nghiệp tăng vị trí cạnh tranh, cải thiện các chỉ tiêu về doanh
số, tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả quản lý tránh được rủi ro về tài chính,
tăng khả năng phịng ngừa, ngăn chặn các vấn đề khó khăn của doanh nghiệp.
Nâng cao đời sống cán bộ công nhân, đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển bền
vững trong mơi trường cạnh tranh
I.1.2- Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh

Trước đây quyết định chiến lược kinh doanh được thực hiện một lần cho
khoảng thời gian dài và nó là cơng việc của quản trị cấp cao. Hiện nay, quá trình
Hoạch định chiến lược là một quá trình thường xun, liên tục và địi hỏi sự
tham gia của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp, nó bao gồm những nội
dung sau:
a/ Phân tích mơi trường kinh doanh
Phân tích mơi trường kinh doanh nhằm tìm ra những cơ hội, đe doạ, điểm
mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Hoạch định chiến lược kinh doanh là việc
tận dụng và phát huy các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu trong việc khai
thác các cơ hội và né tránh các đe doạ từ phía mơi trường. Mơi trường kinh
doanh của doanh nghiệp được phân định thành mơi trường bên ngồi và mơi
trường bên trong.
Phân tích mơi trường bên ngồi: Đó là việc phân tích sự ảnh hưởng của
các yếu tố bên ngoài tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp nhằm nhận dạng những mối đe doạ để né tránh, những thời cơ, cơ hội để
tận dụng.
Phân tích nội bộ doanh nghiệp: Đó là việc phân tích, nhận thức những
điểm mạnh, điểm yếu của bản thân doanh nghiệp so với yêu cầu nhiệm vụ hoạt
động sản xuất kinh doanh và với đối thủ cạnh tranh. Thực chất của Hoạch định
=============================================================== 11
Nguyễn Văn Diễn - luận văn thạc sĩ ngành QTKD


Hoạch định chiến lược kinh doanh
===============================================================

chiến lược kinh doanh là việc tìm ra và phát triển các lợi thế cạnh tranh, do đó
việc hiểu biết mơi trường nội bộ có một ý nghĩa to lớn.
b/ Xác định chức năng nhiệm vụ và mục tiêu
Trước khi vận động một doanh nghiệp cần phải biết doanh nghiệp sẽ đi

tới đâu? Vì thế việc xác định mục tiêu là hết sức quan trọng. Khái niệm mục tiêu
tương đối rộng và có thể phân thành 3 phần: chức năng nhiệm vụ, mục đích dài
hạn và mục đích ngắn hạn. Bộ phận đầu tiên và lớn nhất của mục tiêu là chức
năng nhiệm vụ, nó thể hiện lý do cơ bản để doanh nghiệp tồn tại. Mục đích dài
hạn và mục đích ngắn hạn là cái đích hay kết quả cụ thể hơn mà doanh nghiệp
mong muốn đạt được. Mục đích được rút ra từ chức năng nhiệm vụ và phải
nhằm vào việc thực hiện chức năng nhiệm vụ đó. Sau khi đề ra chức năng nhiệm
vụ và mục đích của doanh nghiệp mọi người tham gia thực hiện phải biết được
chính xác điều doanh nghiệp muốn đạt được là gì.
c/ Hình thành chiến lược kinh doanh

I.1.3- Phân tích mơi trường kinh doanh của doanh nghiệp
1.3.1. Phân tích mơi trường vĩ mơ
Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô là những yếu tố mà phạm vi ảnh
hưởng của nó bao trùm lên tất cả các ngành kinh doanh, tới tổng nhu cầu thị
trường tổng quát của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên sự ảnh hưởng của
những yếu tố thuộc môi trường vĩ mơ tới từng ngành, với từng loại hàng hố
dịch vụ khơng cùng mức độ và cùng chiều.
a/ Mơi trường chính trị pháp luật:
Mơi trường chính trị và pháp luật bao gồm các luật lệ, các quy tắc và
những hoạt động của các cơ quan Nhà nước có ảnh hưởng đến hoạt động của
các doanh nghiệp. Thể chế chính trị giữ định hướng, chi phối các hoạt động
trong xã hội, trong đó có các hoạt động sản xuất kinh doanh. Mơi trường chính
trị, pháp luật thuộc nhóm các yếu tố vĩ mơ, nó có tác động mạnh mẽ và sâu sắc
tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Sự ổn định của chính trị: Chính trị phản ánh một hệ thống lãnh đạo chính
trị và đường lối xây dựng đất nước do hệ thống đó đưa ra và thực hiện. Sự ổn
định về chính trị tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, là tiền đề cho sự ổn định và
phát triển kinh tế.
Các chính sách kinh tế xã hội: Chính sách thể hiện tư tưởng khuyến khích

ưu tiên hay hạn chế một phương diện nào đó trong đời sống kinh tế xã hội ở mỗi
=============================================================== 12
Nguyễn Văn Diễn - luận văn thạc sĩ ngành QTKD


Hoạch định chiến lược kinh doanh
===============================================================

quốc gia. Vì vậy chính sách sẽ trực tiếp phản ánh cơ hội hay đe doạ đối với các
quyết định Marketing.
Hệ thống pháp luật: Là hệ thống những quy tắc để điều chỉnh các hành vi
trong đời sống kinh tế xã hội của một đất nước. Biểu hiện tập trung tư tưởng của
luật pháp là khẳng định cái gì được phép và khơng được phép, nghĩa vụ, quyền
lợi và trách nhiệm của các chủ thể kinh doanh.
b/ Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế là những đặc điểm của hệ thống kinh tế mà trong đó
doanh nghiệp hoạt động. Mơi trường kinh tế thường được đề cặp đến những yếu
tố sau:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Kinh tế phát triển với tốc độ cao phản ánh
tốc độ phát triển của thị trường do đó sẽ góp phần làm giảm áp lực cạnh tranh.
Sức mua của tổng thể thị trưòng cao tạo điều kiện cho phát triển kinh doanh của
doanh nghiệp.
Lãi suất: Lãi suất là một trong những yếu tố thuộc chính sách tiền tệ.
Lãi suất cao hay thấp đều ảnh hưởng trực tiếp tới kinh doanh và nhu cầu thị
trường. Lãi suất tiền gửi cao sẽ khuyến khích dân cư và doanh nghiệp gửi tiền
dẫn tới khả năng thanh toán của thị trường bị co lại sức mua giảm sút là nguy cơ
đối với doanh nghiệp.
Tỷ giá hối đối: Tỷ giá hối đối có ảnh hưởng lớn tới những doanh
nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu.
Chính sách thuế: Đây là một trong những yếu tố kinh tế mà mà bất kỳ

doanh nghiệp nào cũng quan tâm. Nhìn chung thuế suất cao sẽ bất lợi cho kinh
doanh, thuế suất thấp sẽ khuyến khích kinh doanh. Trong điều kiện của Việt
Nam các doanh nghiệp ngoài việc quan tâm tới thuế suất cịn quan tâm tới tính
ổn định của thuế suất. Thuế suất khơng ổn định sẽ gây khó khăn cho các dự kiến
chiến lược kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp.
c/ Mơi trường văn hố xã hội:
Mỗi doanh nghiệp kinh doanh đều hoạt động trong mơi trường văn hố xã hội nhất định. Doanh nghiệp và môi trường văn hố - xã hội đều có mối liên
hệ chặt chẽ, có sự tác động qua lại lẫn nhau. Xã hội cung cấp những nguồn lực
mà doanh nghiệp cần, tiêu thụ những sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp sản
xuất ra. Lĩnh vực văn hố xã hội có thể ảnh hưởng đến các quyết định mang tính
=============================================================== 13
Nguyễn Văn Diễn - luận văn thạc sĩ ngành QTKD


Hoạch định chiến lược kinh doanh
===============================================================

chiến lược như: lựa chọn lĩnh vực và mặt hàng, lựa chọn nhãn hiệu, màu sắc,
kiểu dáng, thay đổi kênh phân phối.
Những khía cạnh của mơi trường văn hố xã hội bao gồm:
Quan niệm về giá trị cuộc sống và giá trị tiêu dùng: Quan niệm về giá trị
cuộc sống sẽ làm nảy sinh quan niệm về giá trị tiêu dùng tiếp theo sẽ tác động
hình thành lối sống và những ước vọng trong sự nghiệp, và dù sớm hay muộn
cuối cùng cũng ảnh hưởng tới quyết định mua sắm hàng hoá này và từ chối hoặc
giảm việc mua sắm hàng hoá khác làm xuất hiện cơ hội hay đe doạ đối với
doanh nghiệp.
Những biến đổi về xã hội: Như tỷ lệ tăng dân số, cơ cấu dân số, xu hướng
dịch chuyển, mật độ dân số.
Những biến đổi về dân số xã hội thường có liên quan chặt chẽ đến quy mơ
và đặc tính nhu cầu. Nhưng nói chung những biến đổi về dân số diễn ra chậm

chạp cần được quan tâm đúng mức trong những chiến lược dài hạn.
e/ Môi trường tự nhiên:
Tác động của điều kiện tự nhiên đối với các quyết sách kinh doanh từ lâu
đã được các hãng thừa nhận. Mặc dù hiện nay do công nghệ hiện đại, con người
sử dụng nguồn nguyên liệu tiết kiệm hơn nhưng nguồn tài nguyên thiên nhiên
ngày càng trở nên khan hiếm. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của
các doanh nghiệp. Đặc biệt từ thập kỷ 90 trở lại đây môi trường tự nhiên xấu đi
rõ nét đang là thách thức đối với hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh ở các lĩnh
vực khác nhau, đó là, nguồn cung cấp nguyên liệu, năng lượng cạn kiệt trong khi
đó nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng, mức độ ô nhiễm gia tăng, thời tiết diễn biến
phức tạp, lũ lụt hạn hán gây ra những tổn thất lớn trên diện rộng. Những điều đó
làm cho chi phí kinh doanh tăng lên do phải tốn thêm chi phí, trang bị thêm các
thiết bị xử lý chất thải, đóng thuế nhiều hơn do yêu cầu bảo vệ môi trường.
g/ Môi trường công nghệ:
Bao gồm các yếu tố gây tác động ảnh hưởng tới công nghệ mới, sáng tạo
sản phẩm và cơ hội thị trường mới. Các yếu tố thuộc mơi trường có thể ảnh
hưởng hai mặt tới các quyết định trong chiến lược kinh doanh vừa tạo ra cơ hội
nhưng đồng thời cũng hình thành những nguy cơ cho các doanh nghiệp. Một
mặt cho phép doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành
hạ, năng suất lao động tăng tạo nên lợi thế cạnh tranh, mặt khác sự phát triển
nhanh của khoa học công nghệ làm chu kỳ đổi mới công nghệ diễn ra nhanh
=============================================================== 14
Nguyễn Văn Diễn - luận văn thạc sĩ ngành QTKD


Hoạch định chiến lược kinh doanh
===============================================================

chóng. Chi phí đầu tư cho nghiên cứu phát triển chiếm một tỷ lệ ngày càng gia
tăng.

h/ Môi trường quốc tế
Đối với các doanh nghiệp chỉ hoạt động trong nước
Các doanh nghiệp không giao dịch trực tiếp với nước ngồi vẫn cần phải
tính khả năng ảnh hưởng của mơi trường quốc tế vì nó ảnh hưởng gián tiếp đến
doanh nghiệp thông qua môi trường vĩ mô và vi mô.
Ảnh hưởng của yếu tố quốc tế tới môi trường vĩ mô
Ảnh hưởng tới môi trường kinh tế: Trong thời đại ngày nay khơng có bất
kỳ một quốc gia nào tồn tại độc lập, mà ln có quan hệ giao lưu bn bán quốc
tế, chính vì thế, mỗi sự biến động của nền kinh tế thế giới đều có ảnh hưởng
nhất định tới nền kinh tế của các quốc gia tuy ở những mức độ khác nhau. Sự
phát triển kinh tế của quốc gia này cũng có ảnh hưởng ít nhiều tới sự phát triển
của một số quốc gia khác có liên quan thậm trí cả nền kinh tế thế giới.
Ảnh hưởng tới mơi trường chính trị pháp luật: Trên cơ sở mối quan hệ
ngoại giao giữa các chính phủ sẽ hình thành quan hệ giao lưu buôn bán trên thị
trường quốc tế. Bất kỳ sự thay đổi nào trong mối quan hệ ngoại giao đều có thể
dẫn tới sự điều chỉnh trong chính sách kinh tế đối ngoại, mỗi sự điều chỉnh đó
lại có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới doanh nghiệp
Ảnh hưởng tới môi trường công nghệ: Tiến bộ khoa học công nghệ của
các doanh nghiệp kinh doanh nước ngoài trong việc tạo ra công cụ lao động mới
hay sản phẩm mới đều có thể tác động đến mơi trường cơng nghệ trong nước.
Các yếu tố, tự nhiên, xã hội ở nước ngoài đều có thể ảnh hưởng tới doanh
nghiệp cho dù doanh nghiệp không trực tiếp hoạt động trên thị trường quốc tế,
chẳng hạn khi khai thác dầu mỏ ở I- rắc gặp khó khăn do nội chiến, giá dầu trên
thế giới tăng lên làm cho chi phí kinh doanh trong nước tăng theo.
Ảnh hưởng của yếu tố quốc tế tới môi trường vi mơ
Khách hàng nước ngồi ln là bộ phận khách hàng tiềm ẩn đầy tiềm
năng mà khi có cơ hội tăng trưởng thì doanh nghiệp phải tính đến. Doanh nghiệp
cũng cần phải coi nhà cung ứng nước ngoài là bạn hàng tiềm ẩn, nhất là khi có
lợi về giá. Bất kỳ doanh nghiệp nào kể cả doanh nghiệp ở nước ngồi đều có thể
tung ra các sản phẩm thay thế, do vậy cần theo dõi bước phát triển sản phẩm và

khả năng chiến lược của các công ty nước ngoài hoạt động cùng lĩnh vực.
=============================================================== 15
Nguyễn Văn Diễn - luận văn thạc sĩ ngành QTKD


×