Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Tính toán các thông số chính và các chế độ làm việc của đường dây truyền tải điện siêu cao áp xoay chiều liên kết giữa việt nam trung quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-----------------------------------------

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

TÍNH TỐN CÁC THƠNG SỐ CHÍNH VÀ CÁC
CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA ĐƯỜNG DÂY TRUYỀN
TẢI ĐIỆN SIÊU CAO ÁP XOAY CHIỀU LIÊN
KẾT GIỮA VIỆT NAM - TRUNG QUỐC
NGÀNH: MẠNG VÀ HỆ THỐNG ĐIỆN
MÃ SỐ: 02.06.07
NGUYỄN VĂN HÙNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THANH LIÊM

HÀ NỘI - 2005


Luận văn tốt nghiệp cao học

-1Mục Lục

Mục Lục -------------------------------------------------------------------------------- 1
Danh mục các chữ viết tắt------------------------------------------------------------ 3
Danh mục các bảng -------------------------------------------------------------------- 3
Danh mục các hình vẽ và đồ thị------------------------------------------------------ 4
Mở đầu ---------------------------------------------------------------------------------- 7
Chương 1 ------------------------------------------------------------------------------- 9
Tổng quan về đường dây truyền tải điện siêu cao áp ----------------------------- 9
I.1. Đường dây siêu cao áp xoay chiều---------------------------------------------- 9


1.1.1. Cấu trúc của đường dây truyền tải điện siêu cao áp xoay chiều ------- 9
1.1.2. Đặc điểm quan trọng về kĩ thuật của đường dây siêu cao áp và hệ
thống điện có đường dây siêu cao áp ------------------------------------------- 14
1.1.3. ảnh hưởng đến môi trường xung quanh đường dây ------------------ 16
I.2. Đường dây siêu cao áp một chiều. -------------------------------------------- 16
Chương 2 ----------------------------------------------------------------------------- 19
Lưới điện Việt Nam và nhu cầu xây dựng đường dây truyền tải điện siêu cao
áp liên kết với Trung Quốc --------------------------------------------------------- 19
II.1. Tổng quan vỊ hƯ thèng ®iƯn ViƯt Nam -------------------------------------- 19
2.1.1. HiƯn trạng hệ thống điện Việt Nam bao gồm nguồn và lưới. -------- 19
2.1.2. Quy hoạch hệ thống điện Việt Nam đến năm 2020 ------------------ 23
II.2. Trao đổi điện năng và liên kết lưới điện khu vực:-------------------------- 29
2.2.1. Hiệu ích của việc liên kết hệ thống điện -------------------------------- 29
2.2.2. Chương trình liên kết hệ thống điện trong khu vực Asean. ---------- 29
2.2.3. Định hướng liên kết lưới điện giữa Việt Nam với các nước trong khu
vực.---------------------------------------------------------------------------------- 32
Chương 3 ----------------------------------------------------------------------------- 38
Tính toán các thông số chính của đường dây 500kV xoay chiều liên kết Việt
Nam - Trung Quốc------------------------------------------------------------------- 38
III.1. Tính toán các thông số của đường dây ------------------------------------- 38
3.1.1 Tính toán các thông số của đường dây. -------------------------------- 39
3.1.2 Tính tổn thất phát nóng trên đường dây-------------------------------- 40
3.1.3 Tính toán tổn thất công suất trên đường dây -------------------------- 41
3.1.4 Tính tổn thất vầng quang ------------------------------------------------ 41
3.1.5 Tính phân bố điện áp dọc theo chiều dài đường dây. ---------------- 42
III.2. Tính toán bù công suất trên đường dây truyền tải điện. ------------------ 44
3.2.1. Khái niệm bù. -------------------------------------------------------------- 44
3.2.2. Mục đích của việc đặt bù ------------------------------------------------- 45
3.2.3. Bù dọc và bù ngang trên đường dây siêu cao áp ----------------------- 46
Học viên: Nguyễn Văn Hùng- Lớp Cao Học ngành HTĐ Khóa 2003-2005



Luận văn tốt nghiệp cao học

-2-

3.2.4. Các thiết bị bù tĩnh có điều khiển được ứng dụng trong hệ thống điện
--------------------------------------------------------------------------------------- 52
3.2.5. Bù công suất phản kháng cho đường dây 500kV liên kết lưới điện
giữa Việt Nam và Trung Quốc -------------------------------------------------- 55
3.2.6. Tính phân bố điện áp dọc theo chiều dài đường dây khi có kháng bù
ngang và tụ bù dọc. --------------------------------------------------------------- 56
3.2.7. Tính toán bù cho đường dây trong chế độ không tải. ----------------- 61
Chương 4 ----------------------------------------------------------------------------- 65
Tính toán một số chế độ của đường dây truyền tải điện siêu cao áp 500kV
xoay chiều liên kết giữa Việt Nam- Trung quốc --------------------------------- 65
IV.1. Đặt vấn đề---------------------------------------------------------------------- 65
IV.2. Chương trình mô phỏng hệ thống điện EMTP ---------------------------- 65
4.2.1. Giới thiệu chương trình EMTP------------------------------------------- 65
4.2.2. Ví dụ về chương trình mô phỏng bằng EMTP ------------------------- 78
4.2.3. Một số điểm cần chú ý về chương trình EMTP ------------------------ 79
4.2.4. Kết luận: -------------------------------------------------------------------- 80
IV.3. Mô phỏng đường dây truyền tải điện siêu cao áp xoay chiều 500kV liên
kết giữa Việt Nam- Trung Quốc. -------------------------------------------------- 80
4.3.1. Đặt vấn đề. ----------------------------------------------------------------- 80
4.3.2. Mô hình đường dây cần mô phỏng -------------------------------------- 80
4.3.3. Sơ đồ mô phỏng đường dây 500kV xoay chiều liên kết giữa Việt
Nam- Trung Quốc. ---------------------------------------------------------------- 83
IV.4. Tính toán một số chế độ vận hành của đường dây 500kV liên kết giữa
Việt Nam- Trung quốc -------------------------------------------------------------- 89

4.4.1. Chế độ xác lập ------------------------------------------------------------- 89
4.4.2. Chế độ ngắn mạch một pha ---------------------------------------------- 90
4.4.3. Chế độ ngắn mạch 2 pha-------------------------------------------------- 93
4.4.4. Chế độ ngắn mạch 3 pha-------------------------------------------------- 98
4.4.5. Mô phỏng chế độ không tải của đường dây. -------------------------- 104
4.4.6. NhËn xÐt chung ----------------------------------------------------------- 106
KÕt luËn ------------------------------------------------------------------------------ 108
Tµi liệu tham khảo ------------------------------------------------------------------ 110

Học viên: Nguyễn Văn Hùng- Lớp Cao Học ngành HTĐ Khóa 2003-2005


Luận văn tốt nghiệp cao học

-3-

Danh mục các chữ viết tắt
ATPEMTP
CSG
EVn
SVC
YEPG

Electro- Magnetic Transient Program
Công ty lưới điện Nam Trung Quốc
( China Southern Power Grid)
Tổng công ty điện lực Việt Nam
Thiết bị bù ngang có điều khiển ( Static Var Compensator)
Tập đoàn điện lực Vân Nam
( Yunnan Electric Power Group Cooperation)

Danh mục các bảng

Chương I
Bảng 1.1 Thống kê một số thông số của đường dây siêu cao áp
Bảng 1.2 Số lượng dây phân pha theo cấp điện áp
Bảng 1.3: Độ treo cao trung bình, khoảng cách giữa các pha theo cấp điện
áp
Bảng 1.5: Công suất tự nhiên của đường dây siêu cao áp , đặc trưng cho
khả năng tải của đường dây dài.
Chương II
Bảng 2.1: Tình hình và cơ cấu sản xuất điện
Bảng 2.2: Diễn biến cơ cấu tiêu thụ điện giai đoạn 2000-2003
Bảng 2.3: Hiện trạng lưới điện 500kV, 220kV của EVN năm 2003
Bảng2.4: Danh mục đường dây 500kV hiện có đến cuối năm 2003 của
Việt Nam
Bảng 2.5: Danh mục các trạm biến áp 500kV hiện có đến cuối năm 2003
của Việt Nam
Bảng 2.6: Tổng công suất nguồn điện của Việt Nam giai đoạn 2004-20102020
Bảng 2.7: Các đường dây 500kV dự kiến xây dựng trong giai đoạn 20002020
Bảng 2.8: Bảng tổng hợp lưới điện 500-220-110kV khu vực miền Bắc năm
2003
Học viên: Nguyễn Văn Hùng- Lớp Cao Học ngành HTĐ Khóa 2003-2005


Luận văn tốt nghiệp cao học

-4-

Bảng 2.9: Định hướng liên kết lưới điện chính trong khối ASEAN
Bảng 2.10: Tiến độ vận hành của các trạm 500kV khu vực miền Bắc

Chương III
Bảng 3.1: Phân bố điện áp dọc theo chiều dài đường dây trong chế độ
không tải
Bảng 3.2: Phân bố điện áp tại các nút trên đường dây
Chương IV
Bảng 4.1: Khả năng mô phỏng của ATP
Bảng 4.2: Bảng liệt kê các loại nguồn trong IMTP
Bảng 4.3: Các phần tử tuyến tính
Bảng 4.4: Các loại đường dài có thông số dải
Bảng 4.5: Các phần tử phi tuyến
Bảng 4.6: Các dạng đường dây có thông số tập trung
Bảng 4.7: Các phần tử Cable constants hoặc Line constants
Bảng 4.8: Các loại máy biến áp được mô phỏng
Bảng 4.9: Các loại mạch ngắt
Bảng 4.10: Các loại máy điện
Bảng 4.11: Các phần tử sử dụng trong sơ đồ mô phỏng đường dây
Danh mục các hình vẽ và đồ thị
Chương II
Biểu đồ 2.1: Tình hình sản xuất điện năng đến cuối năm 2003 của Việt
Nam
Chương III
Hình 3.1: Đồ thị phân bố điện áp dọc theo chiều dài đường dây trong chế
độ không tải
Hình 3.2: Đồ thị véc tơ U và I của đường dây khi có tụ bù dọc
Hình 3.3: ảnh hưởng của vị trí bù dọc đến đường dây
Hình 3.4: Sơ đồ nguyên lí cấu tạo của SVC
Hình 3.5: Sơ đồ nguyên lí cấu tạo của thiết bị dù dọc có điều khiển
Hình 3.6: Đặc tính thay đổi điện kháng X theo XL của TCR
Hình 3.7: Sơ đồ nguyên lí đường dây 500kV liên kết Việt Nam- Trung
Quốc

Học viên: Nguyễn Văn Hùng- Lớp Cao Học ngành HT§ Khãa 2003-2005


Luận văn tốt nghiệp cao học

-5-

Hình 3.8: Sơ đồ mạng 4 cực
Hình 3.9: Sơ đồ thay thế đường dây
Hình 3.10: Đồ thị phân bố điện áp tại các nút dọc theo chiều dài đường dây
khi có tụ bù dọc và kháng bù ngang
Hình 3.11: Sơ đồ nguyên lí dùng kháng bù ngang ở cuối đường dây
Hình 3.12: Sơ đồ thay đường dây khi dùng kháng bù ngang ở cuối đường
dây
Hình 3.13: Sơ đồ nguyên lý khi dùng tụ bù dọc ở giữa đường dây
Hình 3.14: Sơ đồ thay thế của đường dây khi dùng tụ bù dọc ở giữa đường
dây
Chương IV
Hình 4.4: Sơ đồ khối hàm truyền cần mô phỏng
Hình 4.5: Quan hệ giữa ATP và chương trình in kết quả
Hình 4.6: Tổng quan về các module trong ATP-EMTP
Hình 4.7: Cửa sổ giao diện của ATPdraw
Hình 4.8: Sơ đồ mô phỏng hệ thống biến đổi điện xoay chiều thành một
chiều
Hình 4.9: Đồ thị điện áp xoay chiều pha A và điện áp một chiều tại vị trí
POS1
Hình 4.10: Sơ đồ đường dây liên kết hệ thống điện
Việt Nam- Trung Quốc
Hình 4.11: Sơ đồ mô phỏng đường dây 500kV xoay chiều liên kết
Việt Nam- Trung Quốc

Hình 4.12: Cửa sổ nhập số liệu nguồn điện
Hình 4.13: Cửa sổ nhập số liệu đường dây
Hình 4.14: Cửa sổ nhập số liệu tụ bù dọc
Hình 4.15: Cửa sổ nhập số liệu của mô hình kháng bù ngang
Hình 4.16: Sơ đồ mô phỏng đường dây ở chế độ xác lập
Hình 4.17: Sơ đồ mô phỏng đường dây ở chế độ xác lập
Hình 4.18: Đồ thị đặc tính điện áp tại đầu đường dây trong chế độ xác lập
Hình 4.19: Sơ đồ mô phỏng đường dây ở chế độ ngắn mạch 1 pha
Hình 4.20: Đồ thị điện áp giáng trên máy cắt phía Sóc Sơn- Pha B ( pha
xảy ra ngắn mạch)
Hình 4.21: Đồ thị điện áp đầu đường dây trong chế độ ngắn mạch một pha
Học viên: Nguyễn Văn Hùng- Lớp Cao Học ngành HTĐ Khóa 2003-2005


Luận văn tốt nghiệp cao học

-6-

Hình 4.22: Đồ thị đặc tính dòng điện ngắn mạch 1 pha
Hình 4.23: Sơ đồ mô phỏng đường dây trong chế độ ngắn mạch 2 pha
Hình 4.24: Đồ thị điện áp giáng trên máy cắt phía Sóc Sơn- Pha A
Hình 4.25: Đồ thị điện áp giáng trên máy cắt phía Sóc Sơn- Pha B
Hình 4.26: Đồ thị điện áp đầu đường phía Sóc Sơn- Pha B
Hình 4.27: Đồ thị điện áp giáng trên máy cắt phía Sóc Sơn- Pha C
Hình 4.28: Đồ thị điện áp đầu đường dây phía Sóc Sơn- Pha C
Hình 4.29: Đồ thị đặc tính dòng điện ngắn mạch pha B
Hình 4.30: Đồ thị đặc tính dòng điện ngắn mạch pha C
Hình 4.31: Sơ đồ mô phỏng đường dây trong chế độ ngắn mạch 3 pha
Hình 4.32: Đồ thị điện áp giáng trên máy cắt phía Sóc Sơn- Pha A
Hình 4.33: Đồ thị điện áp đầu đường dây phía Sóc Sơn- Pha A

Hình 4.34: Đồ thị điện áp giáng trên máy cắt phía Sóc Sơn- Pha B
Hình 4.35: Đồ thị điện áp đầu đường dây phía Sóc Sơn- Pha B
Hình 4.36: Đồ thị điện áp giáng trên máy cắt phía Sóc Sơn- Pha C
Hình 4.37: Đồ thị điện áp đầu đường dây phía Sóc Sơn- Pha C
Hình 4.38: Đồ thị đặc tính dòng điện ngắn mạch pha A
Hình 4.39: Đồ thị đặc tính dòng điện ngắn mạch pha B
Hình 4.40: Đồ thị đặc tính dòng điện ngắn mạch pha C
Hình 4.41: Đồ thị điện áp pha A ở cuối đường dây trong chế độ không tải
Hình 4.42: Đồ thị điện áp pha B ở cuối đường dây trong chế độ không tải
Hình 4.43: Đồ thị điện áp pha C ở cuối đường dây trong chế độ không tải

Học viên: Nguyễn Văn Hùng- Lớp Cao Học ngành HTĐ Khóa 2003-2005


Luận văn tốt nghiệp cao học

-7-

mở đầu
Với xu hướng hội nhập toàn cầu có thể liên kết hệ thống điện của các
quốc gia với nhau tạo thành một hệ thống điện lớn có nhiều ưu điểm hơn so
với các hệ thống điện đơn lẻ, tạo ra sự phát triển bền vững cho mỗi quốc gia
thành viên. Vì lý do kinh tế và kỹ thuật hệ thống điện có xu hướng phát triển
tập trung hóa ngày càng cao dẫn đến việc hình thành và phát triển các nhà
máy điện công suất lớn, tận dụng triệt để các nguồn thủy năng với các nhà
máy thủy điện công suất cực lớn, để truyền tải hết công suất của các nhà máy
điện này thì mạng lưới truyền tải điện áp cao, siêu cao cũng phát triển tương
ứng.
Đồng thời, trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực, theo định hướng
chiến lược và chính sách năng lượng. Việt Nam sẽ tham gia vào thị trường

điện cùng với các nước khu vực Đông Nam á- ASEAN và tiểu vùng sông Mê
Kông- GMS.
Cùng với xu hướng phát triển, và mong muốn làm rõ thêm các vấn đề
về kỹ thuật khi liên kết các hệ thống điện bằng đường dây truyền tải điện siêu
cao áp xoay chiều. Em đà tiến hành nghiên cứu đường dây truyền tải điện siêu
cao áp xoay chiều liên kết giữa Việt Nam- Trung Quốc.
Mục đích của luận văn là tính toán các thông số chính và tính toán một
số chế độ vận hành của đường dây truyền tải điện siêu cao áp xoay chiều
500kV liên kết giữa Việt Nam- Trung Quốc.
Nội dung của luận văn gồm các chương sau:
- Chương 1: Tổng quan về đường dây tải điện một chiều.
- Chương 2: Lưới điện Việt Nam và nhu cầu xây dựng đường dây siêu
cao áp liên kết với Trung Quốc.
- Chương 3: Tính toán các thông số chính của đường dây truyền tải
điện 500kV xoay chiều liên kết giữa Việt Nam- Trung Quốc

Học viên: Nguyễn Văn Hùng- Lớp Cao Học ngành HTĐ Khóa 2003-2005


Luận văn tốt nghiệp cao học

-8-

- Chương 4: Tính toán một số chế độ của đường dây truyền tải điện
siêu cao áp xoay chiều 500kV liên kết giữa Việt Nam- Trung Qc
ý nghÜa khoa häc vµ thùc tiƠn cđa ln văn là tính toán các thông số
chính của đường dây và mô phỏng các chế độ vận hành của đường dây: chế độ
xác lập, chế độ ngắn mạch một pha, hai pha, ba pha và chế độ không tải của
đường dây để kiểm tra các điều kiện an toàn khi đưa đường dây vào vận hành.
Em xin chân thành cảm ơn về sự hướng dẫn tận tình của thầy hướng dẫn

TS. Nguyễn Thanh Liêm, các thầy cô giáo trong bộ môn Hệ thống điệntrường Đại Học Bách Khoa Hà Nội, cùng bạn bè, đồng nghiệp đà giúp đỡ em
trong quá trình hoàn thiện bản luận văn này. Tuy nhiên, do thời gian hạn chế,
nhiệm vụ nghiên cứu có liên quan ®Õn nhiỊu vÊn ®Ị ®ßi hái mét vèn kiÕn thøc
réng và một lượng thông tin rất lớn trong lĩnh vực hệ thống điện nên mặc dù
đà hết sức cố gắng, song chắc chắn em không tránh khỏi những sai sót. Em
mong muốn và chân thành cảm ơn mọi góp ý nhận xét của thầy cô giáo, bạn
bè và đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà nội, ngày 05 tháng 11năm 2005
Người viết

Nguyễn Văn Hùng

Học viên: Nguyễn Văn Hùng- Lớp Cao Học ngành HTĐ Khóa 2003-2005


Luận văn tốt nghiệp cao học

-9-

chương 1

Tổng quan về đường dây truyền tải điện siêu
cao áp
Trên thế giới hiện đang sử dụng các sử dụng các cấp điện áp siêu cao áp
xoay chiều sau: 220kV, 330kV, 400kV, 500kV, 750kV và 1150kV. Các
đường dây siêu cao áp có khả năng tải rất lớn và có thể tải điện năng đi rất xa.
Công suất và khoảng cách truyền tải điện càng lớn thì điện áp sử dụng truyền
tải càng cao, giá thành tải điện sẽ thấp hơn và độ che phủ mặt đất sẽ nhỏ hơn.
Khi công suất phụ tải lớn, công suất các nhà máy điện tập trung cao dẫn

đến phải dùng các đường dây siêu cao áp để tải điện và tạo thành lưới điện
siêu cao áp. Ví dụ công suất của tổ máy nhiệt điện 300MW, một nhà máy điện
có 4 tổ máy thì phải dùng khoảng 8 đến 10 đường dây 220kV ( có công suất tự
nhiên 120MW) hoặc hai đường dây 500kV để tải điện.
I.1. Đường dây siêu cao áp xoay chiều
1.1.1. Cấu trúc của đường dây truyền tải điện siêu cao áp xoay chiều
Dùng dây phân pha: Thay vì mỗi pha phải dùng một sợi dây đơn như ở
các đường dây điện áp thấp, người ta dùng nhiều sợi dây cho một pha gọi là
đường dây phân pha, các sợi dây này được kết chặt trên góc của một khung
định vị đa giác đều để giữ chúng luôn song song với nhau. Đường dây 220kV
mỗi pha có 1 hoặc 2 sợi, đường dây 500kV mỗi pha có 3 hoặc 4 sợi.
Bảng 1.1: Thống kê một số thông số của đường dây siêu cao áp:
Điện áp định mức kV
Điện áp lớn nhất kV
Khoảng cách pha (m)

330
362
7,5

500
550
10

750
800
14

1150
1200

18,5

Học viên: Nguyễn Văn Hùng- Lớp Cao Học ngành HTĐ Khóa 2003-2005


Luận văn tốt nghiệp cao học

- 10 -

Độ treo cao trung bình của dây dẫn
Độ treo cao trung bình của dây
chống sét
Khoảng cách giữa các dây chống sét
Khoảng cách từ điểm thấp nhất đến
mặt đất
Số cách điện trong chuỗi

12,5
22,2

14
24,3

18,5
30

24
39,9

9,4

5,5

14,6
8,24

22,1
11,3

33,8
16,8

35
41
16ữ20
24ữ27
Bảng thống kê về số lượng dây phân pha ở các cấp điện áp khác nhau

của đường dây siêu cao áp.
Bảng 1.2: Thống kê về số lượng dây phân pha ở các cấp điện áp khác
nhau của đường dây siêu cao áp
Điện áp định mức kV
Số lượng dây phân pha
khoảng cách giữa các sợi
trong một pha

330
2

500
4


750
4

1150
6

a = 45cm

Có hai lí do để áp dụng đường dây phân pha:
Dòng điện trên đường dây cao áp rất lớn: ví dụ đường dây 500kV có
I=1000A tính theo công suất tự nhiên 900MW, đường dây 220kV có I=300A
tính theo công suất tự nhiên 120MW, nhưng trong thực tế các đường dây
220kV có thể tải nhiều hơn và có dòng điện cỡ 500A. Dây dẫn cho các đường
dây này do đó có tiết diện rất lớn, cho đường dây 500kV cỡ 1000mm2 đến
1200mm2. Sản xuất dây dẫn tiết diện lớn và thi công lắp đặt chúng gặp rất
nhiều khó khăn. Vì thế người ta dùng dây phân pha.
Nhưng lý do chính để phân pha là: Tác dụng của phân pha đối với vầng
quang. Xung quanh dây dẫn khi vận hành xuất hiện điện trường với cường độ
cao. Điện trường này sinh ra hồ quang do đó dẫn đến tổn thất công suất và tổn
thất điện năng rất lớn, đồng thời gây nhiễu vô tuyến cao.
Ta biết rằng cường độ điện trường trên bề mặt dây dẫn là:

Học viên: Nguyễn Văn Hùng- Lớp Cao Học ngành HTĐ Khóa 2003-2005


Luận văn tốt nghiệp cao học

- 11 -


0,613
E 0 = 24,5m..1 +
2
(.r )

(1.1)

Trong đó:
- m là hệ số phụ thuộc độ nhám của bề mặt dây, với dây
bện nhiều sợi m = 0,82;
- là hệ số phụ thuộc mật độ không khí;
=

0,386.p
t + 273

(1.2)

Trong đó :
- p- áp suất khí quyển (mmHg)
- t- nhiệt độ môi trường không khí (0C)
Đối với dây dẫn sạch và khô thì cường độ điện trường gây ra hồ quang
vào khoảng 30kV/cm. Giá trị này phụ thuộc nhiều vào thời tiết, khi ẩm ướt hệ
số bề mặt m giảm làm cho vầng quang suất hiện ở điện trường thấp hơn: r là
bán kính dây dẫn.
Cường độ điện trường cho phép lớn nhất trên bề mặt dây dẫn vào
khoảng 25 kV/cm đến 27kV/cm. Khi đường dây vận hành ở điện áp định mức
U thì để không có xuất hiện vầng quang sẽ phải thỏa mÃn điều kiện:
(1.3)


E < Evq

Điều kiện trên sẽ dẫn đến quan hệ giữa bán kính dây dẫn r theo điện áp
định mức U của đường dây. Quan hệ này được thể hiện bởi các kết quả tính
toán ở bảng sau với giả thiết dây dẫn các pha được bố trí trên cùng mặt phẳng
ngang có độ treo cao trung bình h và khoảng cách các pha d ( d = d12 = d23 =
d13 )
Bảng 1.3: Độ treo cao trung bình, khoảng cách giữa các pha theo cấp
điện áp
Điện áp U ( kV)

110

220

345

525

765

d(m)

4

6

7,5

10


14

Học viên: Nguyễn Văn Hùng- Lớp Cao Học ngành HTĐ Khóa 2003-2005


Luận văn tốt nghiệp cao học

- 12 -

h(m)
rmin ( mm )

5,67

10,5

12,5

14

18,5

15

24

40

Như vậy khi quá độ sang siêu cao áp và cực cao áp để không có vầng

quang ở điều kiện vận hành bình thường sẽ đòi hỏi dây dẫn phải có bán kính
rất lớn ... điều này sẽ gây khó khăn cho chế tạo, vận hành và lắp đặt.
Để giảm cường độ điện trường người ta phải phân pha dây dẫn.
Với dây dẫn phân pha ta có bán kính đẳng trị là:
Rđt =

n

n.r.R npp1

(1.4)

Trong đó :
- n là số dây dẫn trong một pha
- Rpp là bán kính vòng tròn đi qua các đỉnh của khung
định vị
- r là bán kính của một sợi
Ví dụ khi một pha phân làm n = 4 sợi đặt trên khung vuông cạnh a(cm)
thì:
Rpp =

a
2

(1.5)

Do đó:
2

Rđt =


4

n.r.R

3
pp

=

4

a
4.r.
=
2

4

2.r.(a )

2

(1.6)

Nếu dây dẫn phân pha đôi n = 2 cách nhau a(cm) thì:
Rđt =

r.a


(1.7)

Bán kính đẳng trị lớn hơn nhiều bán kính của một dây có tiết diện tương
đương, do đó làm cho cường độ điện trường trên mặt dây dẫn giảm thấp.
Nhưng bán kính này cũng làm giảm thấp điện kháng đơn vị và tăng điện
dung đơn vị của đường dây. Do đó số sợi dây trong một pha và khoảng cách
Học viên: Nguyễn Văn Hùng- Lớp Cao Học ngành HTĐ Khóa 2003-2005


Luận văn tốt nghiệp cao học

- 13 -

giữa chúng phải được chọn sao cho vừa giảm được cường độ điện trường, tổn
thất vầng quang, giảm nhiễu vô tuyến nhưng giá thành chấp nhận được.
Người ta chọn tiết diện dây , số sợi trong một pha và khoảng cách giữa
chúng bằng c¸ch so s¸nh kinh tÕ - kü thuËt mét sè phương án. Khi đó phải
tính đến các yếu tố: Tăng khả năng tải do giảm được điện kháng, ảnh hưởng
đến môi trường ( do điện trường gây ra cho không gian dưới dây dẫn và xung
quanh đường dây, điện trường này tăng lên khi điện dung của đường dây tăng,
muốn khác phục phải tăng chiều cao của cột ... dẫn đến chi phí xây dựng
đường dây tăng lên.
Tuy nhiên đối với đường dây 500kV trở lên, không chọn dây dẫn theo
mật độ kinh tế vì những hạn chế về tổn thất vầng quang và nhiễu vô tuyến . ở
cộng hòa liên bang Nga là 0,5A/mm2. Tiết diện dây dẫn tối thiểu cho điện áp
500kV là 900mm2.
Đặc điểm thứ hai là khoảng cách cách điện và chiều dài chuỗi sứ rất
lớn. Chiều dài của chuỗi sứ siêu cao áp chỉ phải xác định theo điện áp vận
hành( không phải tính đến quá điện áp nội bộ như đối với điện áp 35-110kV).
Số bát sứ được chọn bằng tỷ số giữa điện áp lớn nhất nhân với độ dài dò điện

yêu cầu cho 1kV ( có giá trị từ 1,3 đến 3,5cm/kV tùy thuộc chất lượng không
khí nơi đường dây đi qua) và độ dài dò điện của một bát sứ + 2 bát sứ dự
phòng. Số bát sứ 500kV có thể từ 22 đến 25 bát và lớn hơn, chuỗi sứ 500kV
dài khoảng 4 đến 5 m và hơn nữa. Điều này làm cho độ lệch ngang của chuỗi
sứ là rất lớn, dẫn đến khoảng cách pha phải lớn, cột phải cao lên, chi phí
đường dây sẽ cao hơn.
Độ tin cậy: ở đường dây siêu cao áp đòi hỏi độ tin cậy rất cao, bởi sự cố
các đường dây này gây ảnh hưởng rất lớn cho phụ tải. Để đảm bảo độ tin cậy
cao phải tăng cách điện đường dây, tăng sức chịu lực của cột và móng, tăng số
mạch song song .

Học viên: Nguyễn Văn Hùng- Lớp Cao Học ngành HT§ Khãa 2003-2005


Luận văn tốt nghiệp cao học

- 14 -

1.1.2. Đặc điểm quan trọng về kĩ thuật của đường dây siêu cao áp và hệ
thống điện có đường dây siêu cao áp
Tổn thất điện năng do vầng quang điện rất cao. Để giảm bớt tổn thất
điện năng phải phân pha dây dẫn: thay vì dùng một dây tiết diện lớn người ta
dùng 2, 3 hay 4 dây dẫn tiết diện nhỏ hơn cho một pha làm như vậy giảm được
đáng kể tổn thất vầng quang . Tuy nhiên khi thời tiết xấu tổn thất này vẫn khá
lớn, nhất là đối với đường dây điện áp lớn hơn 330kV.
Công suất phản kháng do ®iƯn dung cđa ®­êng d©y sinh ra rÊt lín, sù
ph©n pha dây dẫn càng làm cho công suất này lớn hơn. Công suất phản kháng
do điện dung sinh ra lớn gây ra các vấn đề kĩ thuật cần phải giải quyết trong
chế độ non tải hoặc không non tải của lưới điện và đường dây.
Sự tăng cao điện áp ở cuối các đường dây có thể vượt qua khả năng chịu

đựng của thiết bị phân phối điện ( đường dây 220kV điện áp không được cao
quá Umaxcp = 252kV, đường dây 500kV không được cao quá Umaxcp =
525kV.
Công suất phản kháng do điện dung mà nhà máy phát điện phải chịu có
thể lớn hơn khả năng của nó.
Nguy cơ tự kích thích và tự dao động tăng dần lớn.
Trong chế ®é max, nÕu ®­êng d©y cÊp ®iƯn tõ hƯ thèng cho nút phụ tải
thì tổn thất điện áp có thể rất lớn, do đó người ta tránh không tải nhiều công
suất phản kháng trên đường dây siêu cao áp, để cấp công suất phản kháng đối
với đường dây siêu cao áp ta phải đặt bù tại các nút phụ tải khu vực. Điều
chỉnh điện áp trong lưới điện có đường dây dài khá phức tạp, cần lượng công
suất phản kháng rất lớn biến thiên từ dung tính sang cảm tính, đây là vấn đề
kinh tế - kĩ thuật .
Nếu đường dây nối liền các phần độc lập của hệ thống điện hoặc các hệ
thống điện gần nhau ( gọi là các đường dây liên lạc hệ thống ) có độ dài lớn
thì gặp phải vấn đề khả năng tải theo công suất giới hạn và ổn định tĩnh. Nếu
Học viên: Nguyễn Văn Hùng- Lớp Cao Học ngành HTĐ Khóa 2003-2005


Luận văn tốt nghiệp cao học

- 15 -

độ dự trữ ổn định tĩnh thấp thì phải có các biện pháp nâng cao ổn định động
của hệ thống điện công suất lớn cũng là vấn đề rất phức tạp và nan giải , làm
hạn chế khả năng tải của đường dây dài. Để giải quyết vấn đề này cần phải
phối hợp giữa các thiết bị bảo vệ và lựa chọn sơ đồ hợp lý của đường dây dài.
Các vấn đề trên làm cho đường dây siêu cao áp có độ dài hơn 300km
phải được trang bị thêm các thiết bị bù phụ: tụ điện bù dọc, kháng điện bù
ngang, máy bù tĩnh ( SVC hay STATCOM ) hay máy bù đồng bộ để xử lý vấn

đề tăng cao điện áp, quá tải máy phát điện trong chế độ không tải và non tải,
đảm bảo điện áp cuối đường dây hoặc nâng cao khả năng ổn đinh tĩnh trong
chế độ max. Số luợng, dung lượng và vị trí đặt của các thiết bị này là kết quả
của bài toán kinh tế - kĩ thuật .
Lưới điện có đường dây siêu cao áp ngắn, một đường dây thì không cần
phải đặt thiết bị bù để giải quyết các vấn đề kĩ thuật nêu trên cho hệ thống
điện.
Để giải quyết các vấn đề kĩ thuật nan giải nói trên của đường dây siêu
cao áp xoay chiỊu, cã thĨ sư dơng l­íi ®iƯn mét chiỊu. Tuy nhiên lưới điện
một chiều sẽ không thay thế lưới ®iƯn xoay chiỊu mµ chØ tham gia vµo l­íi
®iƯn xoay chiều ở những vị trí nhất định nhằm khắc phục các nhược điểm của
nó , làm cho hiệu quả kinh tế của hệ thống điện chung cao hơn.
bảng 1.4: Công suất tự nhiên của đường dây siêu cao áp , đặc trưng
cho khả năng tải của đường dây dài.
Uđm
( kV)
ZS
()
Ptn
(MW)

110 220 400 500
400 400 290 290
30

650
280

750
280


1000
270

120 550 850 1380 2190 4000

đường
dây
trên
không

lưới điện Việt Nam trong tương lai gần sẽ là lưới điện siêu cao áp 220kV500kV. Lưới điện này có cấu trúc phức tạp nhiều nguồn điện, nhiều mạch
Học viên: Nguyễn Văn Hùng- Lớp Cao Học ngành HTĐ Khóa 2003-2005


Luận văn tốt nghiệp cao học

- 16 -

vòng với nhiều cấp điện áp, trong đó có các đường dây siêu cao áp 220kV500kV
1.1.3. ảnh hưởng đến môi trường xung quanh đường dây
Đối với đường dây siêu cao áp sẽ gây ra chiếm nhiều diện tích đất để
xây dựng đường dây và trạm biến áp, gây ra tiếng ồn do hồ quang, gây nhiễu
vô tuyến, ảnh hưởng đến cảnh quan và ảnh hưởng do cường độ điện trường
đến khoảng không dưới đường dây và mặt đất.
Cường độ điện trường ảnh hưởng không tốt tới người và gia súc, có khi
gây ra điện thế nguy hiểm trên các vật liệu kim loại dưới đường dây. Cường
độ điện trường cho phép từ 5 đến 25 kV/cm tùy thuộc vào loại đường dây. Do
đó thời gian con người và gia súc ở dưới đường dây phải được hạn chế đến
mức không nguy hiểm cho sức khỏe. Để hạn chế các ảnh hưởng nêu trên có

thể dùng các biện pháp thay đổi cấu trúc làm cho đường dây đắt tiền lên.
I.2. Đường dây siêu cao áp một chiều.
Lưới điện siêu cao áp có thể được phát triển theo công nghệ xoay chiều
hoặc một chiều. Lưới ®iƯn mét chiỊu cã mét sè ­u ®iĨm nh­ sau:
KÕt nối được các hệ thống điện có tần số khác nhau: Việc nối liên kết
giữa các hệ thống điện có tần số khác nhau ( ví dụ 50Hz và 60Hz ) bắt buộc
phải thực hiện bằng hệ thống tải điện một chiều. Ngoài ra nhiều hệ thống điện
có các phương thức điều khiển rất khác biệt đòi hỏi phải sử dụng hệ thống
điện một chiều khi nối liên kết.
Điều khiển dễ dàng: Đây là một trong những ưu điểm căn bản của hệ
thống truyền tải điện một chiều. Dòng công suất tác dụng chạy trong đường
dây một chiều có thể điều khiển được dễ dàng và nhanh chóng cả về giá trị lẫn
chiều của công suất truyền tải. Hệ thống điện một chiều có các chức năng
điều khiển tự động sẽ nhanh tróng phân phối lại dòng công suất cho mạch
điện xoay chiều khi cần thiết. Nó làm giảm dao động công suất trong mạch
điện xoay chiều và góp phần tăng cường khả năng ổn định động của hệ thống.
Học viên: Nguyễn Văn Hùng- Lớp Cao Học ngành HTĐ Khóa 2003-2005


Luận văn tốt nghiệp cao học

- 17 -

Không làm tăng dòng điện ngắn mạch: khi sử dụng hệ thống điện một
chiều nối liên kết hai hệ thống điện xoay chiều thì dòng điện ngắn mạch trong
các hệ thống điện xoay chiều không tăng lên do tính độc lập tương đối cđa hƯ
thèng ®iƯn mét chiỊu so víi hƯ thèng ®iƯn xoay chiều.
Hệ thống điện một chiều chỉ truyền tải công suất tác dụng: công suất
phản kháng không truyền tải trên đường dây một chiều. Điều này làm giảm
đáng kể tổn thất công suất trên đường dây. Theo tính toán kết nối liên kết hệ

thống điện Việt Nam và Trung Quốc khi nhập 2000MW về trạm Sóc Sơn thì
tổn thất đối với xoay chiều là 61MW chiếm 3,05% công suất truyền tải. Đối
với truyền tải một chiều là 28,5MW chiếm 1,4% công suất truyền tải.
Có chức năng vận hành độc lập khi một mạch bị sự cố: khi một đường
dây dẫn điện bị sự cố. Đường dây còn lại vẫn có khả năng truyền tải một nửa
lượng công suất yêu cầu. Trong trường hợp này mặt đất được coi là cực thứ hai
của đường dây. Ngoài ra lưới điện một chiều có một số đặc điểm ưu việt so
với lưới điện xoay chiều:
Vốn đầu tư thấp hơn;
Khả năng tải cao hơn;
Khoảng cách chuyên tải xa hơn và không gây ảnh hưởng đến độ ổn
định của hệ thống.
Tuy nhiên lưới điện một chiều cũng có một số nhược điểm như sau:
Lưới điện một chiều đòi hỏi phải lắp đặt các trạm biến đổi với một khối
lượng khổng lồ các linh kiện điện tử ( Thyristor và mạch IC) rất nhạy cảm với
nhiệt độ và độ ẩm môi trường không khí, phải bổ xung thêm các thiết bị bù
công suất phản kháng và do hoạt động của các bộ biến đổi sinh ra các thành
phần sóng hài bậc cao nên dòng điện xoay chiều thường bị méo. Ngoài ra, hệ
thống điện một chiều thường chỉ tải công suất từ nguồn đến nơi tiêu thụ chính,
còn việc rút công suất dọc đường dây rất ít khi được thực hiện vì hết sức phức
tạp và tốn kém . Các yếu tố này làm giảm độ tin cậy và tính linh hoạt cung cấp
Học viên: Nguyễn Văn Hùng- Lớp Cao Học ngành HTĐ Khóa 2003-2005


Luận văn tốt nghiệp cao học

- 18 -

điện, tăng chi phí vận hành hệ thống điện. Có thể nói do những khó khăn phức
tạp trong vận hành mà cho đến nay lưới điện một chiều không được phát triển

mạnh mẽ trên thế giới.Hiện tại chỉ một số nước lớn như Canada, Mỹ, Châu
Mỹ La Tinh- có các hệ thống tải điệnmột chiều siêu cao áp (400, 500 và
750)kV đang vận hành như những công trình thí nghiệm chuyên tải công suất
từ nhà máy điện lớn đến các trung tâm phụ tải xa hàng ngàn cây số. Trong khu
vực Asean, Malaysia cũng đà có dự án điện một chiều 500kV từ nhà máy
thuỷ điện BaKun công suất 2400MW trên đảo Sarawak về bán đảo Malaysia ở
cấp điện áp 300kV. Tại hầu hết các nước khác lưới điện một chiều do đặc
điểm không gây ảnh hưởng tới ổn định hệ thống điện nên được xây dựng làm
nhiệm vụ liên kết trao đổi điện năng giữa lưới điện các nước với nhau như các
mối liên hệ một chiều giữa Pháp và Anh qua eo biển Măngsơ, giữa Nga và
Phần Lan tại Vyborg, giữa Thái Lan và Malaysia.
Trên cơ sở những phân tích trên đây, kết hợp với điều kiện thực tế của
nước ta- các nhà máy điện lớn dự kiến xây dựng trong tương lai cách các trung
tâm tiêu thụ điện lớn không xa ( dưới 500km ), còn trường hợp đường dây dài
như đường dây hiện có thì lại phải rút công suất tại một số điểm dọc tuyến, có
thể nhận thấy rằng việc phát triển lưới điện siêu cao áp một chiều ở nước ta
trong tương lai là không có hiệu quả.
Riêng đối với việc liên kết lưới điện giữa các nước trong khu vực có thể
xem xét lắp đặt các trạm biến đổi ( từ dòng điện xoay chiều sang một chiều
rồi lại thành xoay chiều) tại các nút đầu mối đảm bảo cho hệ thống điện của
các nước tham gia liên kết không bị ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình vận
hành .

Học viên: Nguyễn Văn Hùng- Lớp Cao Học ngành HTĐ Khóa 2003-2005


Luận văn tốt nghiệp cao học

- 19 -


chương 2

Lưới điện Việt Nam và nhu cầu xây dựng đường
dây truyền tải điện siêu cao áp liên kết với
Trung Quốc
II.1. Tổng quan về hệ thống điện Việt Nam
2.1.1. Hiện trạng hệ thống điện Việt Nam bao gồm nguồn và lưới.
2.1.1.1. Tình hình sản xuất điện năng
Đến cuối năm 2003 tổng công suất đặt 28 nhà máy điện của Việt Nam
khoảng 9800 MW, công suất khả dụng hơn 9500MW, trong đó thủy điện
khoảng 42,3%, nhiệt điện khoảng 20,2%, tua bin khí 32,9%, còn lại là Diezen
4,6%. Công suất các nhà máy điện thuộc Tổng Công Ty Điện Lực Việt Nam
là 8500MW ( chiếm 86,7%), công suất các nhà máy điện IPP là 1300MW (
chiếm tỷ lệ 13,3% ). Dưới đây là biểu đồ tình hình sản xuất điện năng tính đến
cuối năm 2003
Biểu đồ 2.1: Tình hình sản xuất điện năng đến cuối năm 2003 của Việt
Nam
45
40
35
30
25
20
15
10
5
0

42,3%


1- Thủy điện
32,9%

2- Nhiệt điện
3- Tua bin khí
4- Diezen

20,2%

4,6%
1

2

3

4

Học viên: Nguyễn Văn Hùng- Lớp Cao Học ngành HT§ Khãa 2003-2005


Luận văn tốt nghiệp cao học

- 20 -

Tổng điện năng sản xuất năm 2003 là 40,295 tỷ kWh, tăng 14,3% so
với năm 2002, trong đó điện sản xuất từ các nhà máy điện của Tổng Công ty
điện lực Việt Nam lµ 39,244 tû kWh ( chiÕm tû lƯ 96%). Thđy điện chiếm
46,4%, nhiệt điện chạy than là 17,7%, tua bin khí + nhiệt điện dầu + diezel và
IPP là 35,9%

Tình hình sản xuất điện năng giai đoạn 2000-2003 xem bảng 2.1 .
Bảng 2.1: Tình hình và cơ cấu sản xuất điện
TT
1
2
3
4
5
6
7
8

Cơ cấu sản xuất điện
Tổng điện năng sx
Tăng trưởng (%)
Bình quân đầu người(kWh)
Pmax(MW)
Thủy điện
Tỷ trọng
Nhiệt Điện
Tỷ trọng
Diezen - tua bin khí
tỷ trọng
Tỷ lệ điện tự dùng

2000
26594
12,0
341
4890

14547
54,7
5941
22,3
6105
23
2,15

2001
30603
15,1
390
5655
18215
59,5
6458
21,1
5930
19,4
2,11

2002
35796
15,1
390
6500
18198
50,8
8008
22,4

9590
26,8
2,1

2003
40925
14,3
500
7408
18986
46,4
8124
19,9
13815
33,8
2,55

2.1.1.2. Tiêu thụ điện và công suất cực đại
Tổng điện năng thương phẩm năm 2003 là 38,841 tỷ kWh , tăng 15,3%
so với năm 2002, trong đó 2 thành phần chiếm tỷ trọng lớn là công nghiệp xây dựng ( 43,6%) và điện tiêu dùng dân cư ( 45,9%). Tốc độ tăng trưởng điện
thương phẩm bình quân giai đoạn 1996-2003 là 14,7%, cao hơn tốc độ tăng
trưởng điện năng sản xuất. diễn biến cơ cấu tiêu thụ điện trong những năm từ
200-2003 được trình bày trong bảng 2.2.
Bảng 2.2: Diễn biến cơ cấu tiêu thụ điện giai đoạn 2000-2003
TT
1
2

Cơ cấu tiêu thụ điện
Công nghiệp

Tỷ trọng (%)
Nông - Lâm - Ngư - nghiệp
Tỷ trọng (%)

2000
9088
40,6
428
1,9

2001
10394
40,4
478
1,9

2002
12681
42
506
1,7

2003
15201
43,6
555
1,6

Học viên: Nguyễn Văn Hùng- Lớp Cao Học ngành HTĐ Khóa 2003-2005



Luận văn tốt nghiệp cao học

- 21 -

3

Điện gia dụng
10986
Tỷ trọng (%)
49
4
Thương mại + khác
1895
Tỷ trọng(%)
8,5
5
Điện thương phẩm
22397
Tăng trưởng (%)
14,3
Bình quân đầu
6
295
người(kWh/năm)
Tỷ lệ điện tổn thất
14,03
Công suất cực đại năm 2003 là 7408MW.

12646

49,1
2227
8,6
25752
15

14333
47,4
2708
9,0
30228
17,4

15997
45,9
3087
8,9
34840
15,3

338

382

426

14

13,8


14,9

2.1.1.3. Lưới truyền tải và lưới phân phối điện.
Hệ thống truyền tải của Việt Nam bao gồm các cấp điện áp 500kV và
220kV
Hệ thống điện 500kV bắt đầu vận hành từ giữa năm 1994, với việc đưa
vào vận hành đường dây 500kV Bắc- Nam dài gần 1500km và hai trạm 500kV
Hòa Bình và Phú Lâm, công suất mỗi trạm là 900MVA. Tổng công suất các
trạm biến áp 500kV là 2700MVA. Năm 1999, hệ thống 500kV được bổ sung
thêm 26km đường dây 500kV mạch kép Yaly-Pleiku, nâng tổng chiều dài các
đường dây 500kV lên đến 1526km. Đầu năm 2004 hoàn thành việc xây dựng
đường dây 500kV Pleiku - Phú Lâm mạch 2, dài 544km ( đường dây này đưa
vào vận hành 6/2004, đồng bộ với nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 3 và Phú Mỹ 4)
Bảng thống kê lưới điện 500kV và 220kV của EVN đến cuối năm 2003
xem bảng 2.3:
Bảng 2.3: Hiện trạng lưới điện 500kV, 220kV của EVN năm 2003
TT
1
2

Trạm biến áp ( trạm / MVA)
Nâng áp
Phân phối
Toàn bộ
Lưới 500kV
2120
2/1764
6/4050
8/5814
Lưới 220kV

4671
48/10752
Danh mục đường dây và trạm biến áp 500kV hiện có đến cuối năm
Cấp điện áp

Đường dây (km)

2003 của Việt Nam xem bảng 2.4.

Học viên: Nguyễn Văn Hùng- Lớp Cao Học ngành HTĐ Khóa 2003-2005


Luận văn tốt nghiệp cao học

- 22 -

Bảng2.4: Danh mục đường dây 500kV hiện có đến cuối năm 2003 của
Việt Nam
STT
Tên đường dây
Tiết diện (mm2) Chiều dài (km)
1

Hòa Bình - Hà Tĩnh

4x330

341

2


Hà Tĩnh -Đà Nẵng

4x330

390

3

Đà Nẵng- Pleiku

4x330

259

4

Yaly- Pleiku

3x330

2x26

5

Pleiku-Phú Lâm

4x330

496


6

Phú Lâm-Nhà Bè

4x330

15

7

Nhà Bè- Phú Mỹ

4x330

2x49

8

Pleiku- Phú Lâm(mạch 2)

4x330

544

9

Tổng đường dây 500kV xoay

2120


chiều

Bảng 2.5: Danh mục các trạm biến áp 500kV hiện có đến cuối năm 2003 của
Việt Nam
Dung lượng

Điện áp (kV)

Ghi chú

4x3x72

550-2x2,5%/15,75

Máy phát

Phú Mỹ 3

3x3x100

550-2x2,5%/15,75

Máy phát

II

Trạm phân phối

4050


1

Hòa Bình

2x3x150

525/230/35

MBA 1 pha

2

Hà Tĩnh

1x3x150

525/230/35

MBA 1 pha

3

Đà Nẵng

1x3x150

525/230/35

MBA 1 pha


4

Pleiku

1x3x150

525/230/35

MBA 1 pha

5

Phú Lâm

2x3x150

525/230/35

MBA 1 pha

6

Phú Mỹ

2x3x150

525/230/35

MBA 1 pha


STT

Tên Trạm

I

Trạm nâng áp

1764

1

Yaly

2

(MVA)

Học viên: Nguyễn Văn Hùng- Lớp Cao Học ngành HTĐ Khóa 2003-2005


Luận văn tốt nghiệp cao học

- 23 -

2.1.2. Quy hoạch hệ thống điện Việt Nam đến năm 2020
2.1.2.1. Chương trình phát triển nguồn địên.
Chương trình phát triển nguồn điện của Việt Nam giai đoạn 2010 dựa
trên cơ sở tổng sơ đồ V hiệu chỉnh ( tháng 10/2003). Theo phương án cơ sở

chương trình phát triển nguồn điện như sau:
a) Giai đoạn 2004-2010
- Thủy điện : dự kiến xây dựng 27 công trình với tổng công suất là
4.539MW. Hiện nay có 10 công trình thủy điện đà khởi công xây dựng với
tổng công suất là 2.202MW. Đồng thời phát triển các nhà máy thủy điện vừa
và nhỏ ( khoảng 520MW ở miền Bắc, 250MW ở miền Trung và gần 80MW ở
miền Nam) để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện tại chỗ. Các công trình này sẽ
tham gia vào hệ thống trong khoảng 2007-2008.
- Nhiệt điện chạy than: Trên cơ sở vùng nhiên liệu than ở Quảng Ninh,
giai đoạn đến năm 2010 sẽ xây dựng một loạt các nhà máy điện chạy than tại
khu vực Đông Bắc ( nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh, Cẩm Phả, nhà máy nhiệt
điện Hải Phòng ...) và mở rộng một số nhà máy thuộc khu vực phía Bắc như
Uông Bí, Ninh Bình, Đồng thời xây dựng nhà máy nhiệt điện chạy than nhập
Fomosa ở miền Nam. Tổng công suất 10 nhà máy nhiệt điện chạy than xây
dựng mới là 3200MW.
- Nhiệt điện chạy khí: Xây dựng các nhà máy Phú Mỹ 2.2, đuôi hơi Phú
Mỹ 2.1, Phú Mỹ 4 tại trung tâm nhiệt điện Phú Mỹ. Cụm các nhà máy nhiệt
điện khí Phú Mỹ sẽ vào vận hành toàn bộ công suất 3859MW vào cuối năm
2005.Chuẩn bị đầu tư nhà máy tua bin khí Cà Mau, 720MW và hai nhà máy
tua bin khí ngưng hơi truyền thống Ô Môn 1 và Nhơn Trạch 1, 600MW tại
trung tâm nhiệt điện Ô Môn và Nhơn Trạch.
+ Công suất các nhà máy thủy điện đưa vào vận hành trong giai đoạn
2004-2010 là 5.390MW, đưa tổng công suất lắp đặt tại các nhà máy thủy điện
năm 2010 lên tới 9.540MW
Học viên: Nguyễn Văn Hùng- Lớp Cao Học ngành HTĐ Khãa 2003-2005


Luận văn tốt nghiệp cao học

- 24 -


+ Công suất nhiệt điện chạy than xây dựng mới giai đoạn 2004-2010 là
3.200MW, đưa tổng công suất đặt của các nhà máy nhiệt điện chạy than năm
2010 lên tới 4.450MW.
+ Công suất nhiệt điện chạy khí xây dựng mới giai đoạn 2004-2010 là
3.245 MW, đưa tổng công suất đặt tại các nhà máy nhiệt điện chạy khí năm
2010 lên tới 6.475MW.
Đến năm 2010, tổng công suất nguồn điện của Việt Nam là 21.190MW.
b) Giai đoạn 2011-2020
Nguồn điện xây dựng trong giai đoạn này được xem xét hiệu chỉnh theo
khả năng khai thác than và dầu khí ( than cho điện 15-20triệu tấn / năm, khí
13-14 tỷ m3/năm).
- Thủy điện: Xây dựng 14 công trình với tổng công suất là 6109MW.
Chủ yếu phát triển các bậc thang trên sông Đà ( 3 công trình với tổng công
suất 4040MW).
- Nhiệt điện chạy than: Xây dựng mới nhà máy nhiệt điện chạy than tại
khu vực Đông Bắc ( nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh, Cẩm Phả , Mông Dương
) và các nhà máy chạy than nhập ở miền Trung ( Nghi Sơn ). Tổng công suất
các nhà máy nhiệt điện chạy than xây dựng mới là 1100MW.
- Nhiệt điện chạy khí: phát triển các nhà máy nhiệt điện chạy khí tại
Trung tâm nhiệt điện Ô Môn và Nhơn Trạch, đưa quy mô công suất trung tâm
nhiệt điện Ô Môn lên 2700MW.
+ Công suất các nhà máy thủy điện đưa vào vận hành 2011-2020 là
6.109MW, đưa tổng công suất lắp đặt tại các nhà máy thủy điện năm 2020 lên
tới 15.650MW.
+ Công suất nhiệt điện chạy than xây dựng mới giai đoạn 2011-2020 là
2600MW, đưa tổng công suất đặt tại các nhà máy nhiệt điện chạy than năm
2020 lên tới 6850MW.

Học viên: Nguyễn Văn Hùng- Lớp Cao Học ngành HTĐ Khóa 2003-2005



×