Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Quá trình hình thành của các công ty xuyên quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112 KB, 6 trang )

Quá trình hình thành của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) Nhật Bản
1. Khái quát chung về bản chất của TNCs
Kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay TNCs đã có sự phát triển
bùng nổ cả về quy mô, về phương thức hoạt động và ảnh hưởng ngày càng
sâu sắc đến nền kinh tế thế giới.
Trong các tài liệu về TNCs các nhà khoa học đã đề cập tới nhiều thuật ngữ
như: Công ty quốc tế ( International Enterprise/Firm), Công ty đa quốc gia
(Multinational Corporation/ Enterprise- MNC/MNE) và Công ty xuyên quốc gia
( Transnational Corporation - TNC) và gần đây thuật ngữ Công ty toàn cầu
(Global Firm) được sử dụng khá phổ biến. Vậy giữa những thuật ngữ này có
sự khác biệt nào? Sử dụng thuật ngữ nào là hợp lý nhất?
Trong những năm 1960, thuật ngữ công ty quốc tế cà công ty đa quốc gia
được sử dụng với ý nghĩa như nhau, nhưng nhìn chung thuật ngữ công ty
quốc tế được sử dụng phổ biến hơn nhằm phản ánh sự lớn mạnh của công ty
đã vượt khỏi lãnh thổ quốc gia và có hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nhiều
nền kinh tế trên thế giới.
Đầu thập niên1970, khái niệm “công ty đa quốc gia” được các nhà nghiên cứu
bàn thảo nhiều hơn và trong chừng mực nhất định có ý định phân định khái
niệm này với khái niệm “công ty quốc tế”. Đa số các ý kiến trong giai đoạn này
thiên về khái niệm “công ty đa quốc gia” vì khái niệm này phản ánh đầy đủ hơn
những xu thế mới và thực tiễn phát triển của công ty đa quốc gia. Trong thời kỳ
này, cơ cấu tổ chức và hoạt động của MNE chuyển sang cơ chế phi tập trung,
kinh doanh đa ngành của MNE. Quá trình ra quyết định về các hoạt động của
công ty không còn độc quyền từ một chủ sở hữu ở chính quốc mà người nước
ngoài cũng được tham gia quản lý, điều hành. Vì vậy cơ cấu tổ chức và hoạt
động của MNE không chỉ mang tính quốc tế mà còn mang đậm nét đa quốc
gia.
Gần đây nhất, năm 1998, trong Báo cáo Đầu tư thế giới 1998, Hội nghị của
Liên hợp quốc về Thương mại và phát triển đã nêu một định nghĩa về TNC cụ
thể hơn: Công ty xuyên quốc gia là những công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc
vô hạn bao gồm các công ty mẹ là công ty kiểm soát toàn bộ tài sản của chúng


ở nước sở hữu và các công ty con của chúng ở nhiều nước trên thế
giới (1).Như vậy, theo các thuật ngữ đã nêu, bản chất của TNCs và MNEs là
giống nhau, đều là những công ty có quy mô lớn về tài sản, phạm vi hoạt động
ở nhiều nước và tìm kiếm lợi nhuận trên phạm vi toàn cầu. Sự khác nhau về
tên gọi chỉ là sự phản ánh đặc điểm phát triển trong từng thời kỳ tăng trưởng
của TNCs.
Qua các thuật ngữ và định nghĩa trên, có thể rút ra hai nhận xét quan
trọng: Thứ nhất, về bản chất, các thuật ngữ về TNC không có sự khác biệt lớn.
Chúng mang đặc điểm chung là quy mô lớn, sở hữu đa quốc gia và kiểm soát
các hoạt động sản xuất kinh doanh ở nhiều nước. Sự khác biệt chủ yếu là tên
gọi, phản ánh đặc điểm nổi bật của TNCs trong từng thời kỳ phát triển. Thứ
hai, định nghĩa chung về TNCs của UNCTAD là hợp lý hơn cả. Quan niệm về
TNC như vậy chú trọng đến tính chất sở hữu và quốc tịch của tư bản: vốn đầu
tư là của ai? ở đâu? Chủ tư bản ở một nước nào đó có công ty mẹ đóng tại
nước đó và thực hiện hoạt động kinh doanh trong và ngoài nước, phát triển
các công ty con, các chi nhánh ở nước ngoài là những hình thức phổ biến của
TNC.
Để có một khái niệm bao quát, đầy đủ về nguồn gốc, bản chất của TNC phải
xuất phát trên cơ sở sự vận động, tiến triển không ngừng của quy luật quan hệ
sản xuất phải phù hợp với tính chất, trình độ của lực lượng sản xuất (LLSX)
ngay tại TNC. Do vậy có thể cho rằng: TNC là phạm trù kinh tế phản ánh sự
thay đổi về lượng của QHSX TBCN để phù hợp với trình độ quốc tế hoá của
LLSX trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc CMKH-CN, xu hướng TCH, KVH
phát triển sâu rộng trên thế giới thì sự bành trướng của TNCs đã và đang là xu
thế phát triển của thời đại. TNCs có vai trò ngày càng quan trọng trong nền
kinh tế thế giới, đặc biệt đối với quá trình CNH của các nước đang phát triển và
hiện nay TNCs là lực lượng chính chi phối các nguồn lực, chuyển giao công
nghệ và lưu chuyển hàng hoá,... từ khu vực này đến khu vực khác trên phạm
vi toàn cầu. Sự phát triển của các quốc gia luôn chịu sự chi phối ở các mức độ

khác nhau bởi TNCs, mà đặc biệt là ở sự gia tăng vốn FDI. Diễn biến trên thị
trường thế giới cho thấy TNCs có vai trò chi phối dòng FDI trên thế giới ngày
càng lớn. Theo số liệu của UNCTAD, vào những năm đầu thế kỷ XXI, trên thế
giới có khoảng 63.000 TNCs với 700.000 công ty con. TNCs đã chi phối và
kiểm soát trên 80% thương mại, 4/5 nguồn vốn FDI9/10 kết quả nghiên cứu
chuyển giao công nghệ toàn thế giới. Đặc biệt, TNCs có vai trò cung cấp vốn,
chuyển giao công nghệ đối với các nước đang phát triển. Lượng vốn FDI vào
các nước đang phát triển tăng từ 995,1 tỷ USD thời kỳ 1996-2000, lên 1.046,8
tỷ USD thời kỳ 2001-2005, lượng vốn này chủ yếu được thực hiện từ TNCs
(trung bình khoảng 60% tổng vốn đầu tư hàng năm của TNCs được thực hiện
ở nước ngoài) (2).
2. Khái quát quá trình hình thành, phát triển của TNCs Nhật Bản
Ở Nhật Bản nhiều tổ chức độc quyền xuất hiện ngay trong giai đoạn đầu CNH.
Ngay từ thời Minh Trị, cơ cấu công nghiệp Nhật Bản đã có những đặc trưng
riêng. Một số tổ chức ở Nhật Bản nắm giữ những bộ phận then chốt của nền
kinh tế. Mỗi tổ chức đó có ngân hàng, công ty thương mại và mạng lưới các xí
nghiệp sản xuất và dịch vụ của riêng họ. Nhà nước Nhật Bản có một vai trò
quan trọng trong quá trình hình thành các tổ chức kinh tế có quy mô lớn thông
qua chương trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, các ngành công nghiệp chủ
yếu theo kiểu phương Tây. Bên cạnh đó chính sách khuyến khích tư nhân bỏ
vốn vào kinh doanh, thành lập các công ty cổ phần, thực hành chính sách trợ
cấp, bảo hộ cho một số xí nghiệp,công ty lớn đã tạo điều kiện cho sự ra đời,
phát triển của các công ty có quy mô lớn, có tiềm lực kinh tế mạnh. Xuất phát
từ những điều kiện đó, Zaibatsu đã hình thành. Đây là hình thức phôi thai của
TNCs mang đặc thù Nhật Bản. Do tính chất phức tạp của vấn đề và cách nhìn
nhận của các nhà khoa học có những điểm khác nhau cho nên, trên thực tế, có
nhiều đánh giá khác biệt về các tập đoàn kinh tế này. Vì thế cho đến nay, một
định nghĩa chuẩn về khái niệm Zaibatsu vẫn chưa đạt được sự thống nhất giữa
các nhà nghiên cứu. Mặc dù vậy, trên cơ sở phân tích của các nhà nghiên cứu,
có thể thấy Zaibatsu là các tập đoàn kinh tế mang tính chất nửa phong kiến

hoạt động kinh tế được tổ chức trên cơ sở quan hệ huyết thống. Trong các
Zaibatsu tồn tại sự liên kết chặt chẽ giữa các công ty cùng nắm giữ quyền điều
hành và chi phối nguồn tài chính. Nói cách khác, Zaibatsu là những tập đoàn
tư bản tài chính lớn, nhờ việc nắm giữ những hoạt động tín dụng và ngân hàng
mà kiểm soát được nhiều lĩnh vực công nghiệp và thương mại.
Trên cơ sở khảo cứu các kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học
trong và ngoài nước, có thể thấy sự hình thành TNCs Nhật Bản được biểu hiện
rõ ở các mặt sau:
Thứ nhất là, đặc thù về điều kiện kinh tế- xã hội ra đời của TNCs Nhật
Bản. Thời kỳ Minh Trị năm 1868 là thời điểm báo hiệu giai đoạn sụp đổ của các
lực lượng bảo thủ trong xã hội Nhật Bản và thiết lập quyền lực cho các nhà
lãnh đạo với những chương trình CNH đầy tham vọng. Việc đẩy mạnh ứng
dụng những kỹ thuật mới vào quá trình sản xuất cùng với những cải cách sâu
rộng về kinh tế-xã hội, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, hình thành
và phát triển những ngành kinh tế mới đã đẩy nhanh hơn quá trình tan rã của
bộ máy quản lý kinh tế thống trị theo kiểu “Samurai” của giới quân sự, hình
thành các Zaibatsu. Trong những Zaibatsu đóng vai trò quan trọng đối với phát
triển nền kinh tế Nhật Bản phải kể đến các tổ hợp Mitsui, Mitsubishi, Sumimoto,
Yasuda, Tokai.
Quá trình hình thành, phát triển của các Zaibatsu xuất phát từ truyền thống
Khổng Tử theo kiểu Nhật Bản. Đó là truyền thống gia đình, dòng họ mang màu
sắc của “Samurai” với lòng trung thành gần như tuyệt đối, tính gia trưởng, sự
tận tâm tận lực cao độ kết hợp với những tư tưởng cách tân của phương Tây.
Vào thời điểm ra đời của các Zaibatsu có nhiều nét điển hình mang đặc điểm
riêng của Nhật Bản. Chẳng hạn, trong tập đoàn Mitsui có Mitsui Busan - thành
viên có ảnh hưởng quan trọng- vốn là một công ty con của của gia đình Mitsui
và gia đình đã nổi tiếng trong hơn một thế kỷ là nhà kinh doanh trong lĩnh vực
ngân hàng và may mặc có thế lực lớn. Song song với quá trình tăng cường mở
rộng các hoạt động ngoại thương, Mitsui đã mua công ty thương mại Shinshu
Kaisha vào năm 1876 và sáp nhập nó với Kokusan Kata của mình phát triển

lên thành công ty Mitsui Busan với sự trợ giúp đắc lực về chính sách mở rộng
hoạt động ngoại thương của chính phủ.
Thứ hai là, kết cấu đặc thù của TNCs Nhật Bản. Chiến tranh thế giới thứ nhất
bùng nổ, các Zaibatsu Nhật Bản đã vươn lên trở thành những tập đoàn tài
chính, công nghiệp với những đơn đặt hàng lớn từ chính phủ. Nhờ được thụ
hưởng những chính sách ưu đãi từ chính phủ mà các Zaibatsu tiếp tục phát
triển đa dạng, tinh vi hơn. Các Zaibatsu hình thành một mô hình sở hữu và tổ
chức quản lý mới gồm 4 cấp theo hình chóp. Đỉnh chóp là một hội đồng những
thành viên sáng lập, thường là cùng huyết thống. Ở cấp độ thứ hai là một công
ty cổ phần với tư cách là công ty mẹ do thành viên gia đình sáng lập nắm
quyền kiểm soát. Đây chính là bộ não và trung tâm quyền lực của Zaibatsu.
Công ty mẹ sở hữu phần lớn cổ phần trong những công ty chủ chốt. Đến cấp
độ thứ ba, gồm cả các ngân hàng, công ty thương mại, công ty bảo hiểm. Mỗi
một công ty thuộc nhóm này lại nắm quyền sở hữu một tỷ lệ cổ phần nhất định
trong những công ty phụ thuộc khác có quy mô nhỏ hơn ở tầng thứ tư. Với cơ
cấu công ty như vậy đã cho phép các Zaibatsu với lượng vốn không lớn có thể
nắm và sở hữu một tài sản khổng lồ với chi phí thấp. Trong cơ cấu theo kiểu
hình chóp của các Zaibatsu tồn tại một tỷ lệ cổ phần chéo tương đối cao giữa
những thành viên cùng Zaibatsu. Việc nắm giữ cổ phần khống chế chỉ tập
trung vào các thành viên của gia đình và nhờ đó các công ty thành viên của
Zaibatsu có xu hướng liên kết với nhau rất chặt chẽ, trong đó các công ty
thương mại và ngân hàng đóng một vai trò quan trọng. Các ngân hàng trong
Zaibatsu là nguồn cung cấp tài chính cho các công ty thành viên của Zaibatsu
hoạt động. Các công ty thương mại lại là kênh phân phối cực kỳ hiệu quả cho
hoạt động sản xuất của các công ty công nghiệp.
Thứ ba là, tạo lập quan hệ chủ- thợ mang đậm truyền thống Nhật Bản trong
công ty. Phân tích quá trình hình thành và phát triển của các Zaibatsu có thể
thấy rằng ở các Zaibatsu bước đầu đã có sự tách biệt tương đối giữa quyền sở
hữu và quyền quản lý, “một số gia đình Zaibatsu không trực tiếp quản lý hoạt
động của công ty mà giao phó cho các Banto (hay Obanto)”(3). Tuy nhiên, ban

quản lý này chịu sự giám sát chặt chẽ trong việc ra các quyết định quan trọng
cũng như trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nói chung. Phần lớn các ban
quản lý luôn thể hiện lòng trung thành, thái độ làm việc tận tuỵ hết mức đối với
công ty cũng như gia đình chủ. Đổi lại họ được thưởng xứng đáng cho những
đóng góp của mình. Với quan hệ ngày càng khăng khít, ngày càng có nhiều
nhà quản lý, kinh doanh và công nhân được tuyển thẳng vào các Zaibatsu
ngay vừa khi họ tốt nghiệp. Phần lớn đối tượng này trưởng thành qua công
việc và được cất nhắc từ dưới lên. Cách thức tuyển dụng, đề bạt như vậy
được xem như là biện pháp kiểm nghiệm lòng trung thành đối với gia đình các
ông chủ Zaibatsu cũng như làm cho họ hiểu được công ty mà họ sẽ gắn bó lâu
dài. Đối với những nhà quản lý và đội ngũ công nhân kỹ thuật đã cơ bản tích
luỹ được những kỹ năng nghề nghiệp và những bí quyết công nghệ riêng ở
một công ty thì họ đã trở thành một “người bên trong ” của bản thân công ty đó.
Với mô hình quản lý của TNCs Nhật Bản, qua nghiên cứu dưới các góc độ kinh
tế, lịch sử và văn hoá, có thể khẳng định hoạt động sản xuất nông nghiệp từ xa
xưa là một trong những cơ sở quan trọng hình thành nên các hành vi quản lý
hiện đại sau này. Bên cạnh đó, các đặc trưng văn hóa và xã hội là nguồn gốc
thứ hai tạo nên tính khác biệt của mô hình quản lý Nhật Bản so với các mô
hình quản lý khác của Mỹ và Tây Âu. Sự ra đời kiểu hoạt động quản lý trong
TNCs Nhật Bản ngày nay được minh chứng bằng sự kết hợp các yếu tố nội
sinh và ngoại sinh với một nguyên tắc hình thành nên một cái mới nhưng bản
chất nội sinh không mất đi.
Thứ tư là, thiết lập các kết cấu tác nghiệp của công ty hiện đại. Trong các
Zaibatsu, hoạt động tín dụng ngân hàng rất phát triển, mặc dù có một số được
hình thành cuối thế kỷ XIX, khi kết thúc giai đoạn CNH đầu tiên nhưng hầu hết
chúng đều được hình thành và hoạt động ngay từ thời kỳ MinhTrị.
Trong giai đoạn trước đại chiến thế giới thứ hai, bốn ngân hàng lớn nhất Nhật
Bản là Mitsui, Yasuda, Mitsubishi, Sumitomo đã huy động được một khối lượng
tiền gửi khổng lồ, chiếm tới hơn 50% tổng số tiền gửi tại các ngân hàng Nhật.
Chúng cung cấp vốn cho các công ty trong cùng Zaibatsu mang tính tập trung

rất cao, mặc dù xét về hiệu quả kinh tế, thì mức độ tập trung cao đối với nguồn
vốn đầu tư dài hạn là không thực sự tối ưu.
Với một cơ cấu tổ chức chặt chẽ, các Zaibatsu đã nắm vai trò kiểm soát, chi
phối hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế Nhật Bản. Vào thời điểm những năm
1930, khi chính phủ quân phiệt Nhật Bản đẩy mạnh việc chuẩn bị chiến tranh
thì vai trò của các Zaibatsu càng trở nên quan trọng cả về cung cấp hàng hoá
lẫn những tác động đến chính sách bành trướng quân sự. Cho đến khi chiến
tranh thế giới thứ hai kết thúc, tập trung tư bản của các Zaibatsu đã đạt tới
những con số khổng lồ: phần của mười Zaibatsu lớn nhất Nhật Bản lúc bấy giờ
lên đến 53% trong lĩnh vực tài chính, 49% trong công nghiệp nặng và hơn 17%
trong công nghiệp nhẹ (4).
Thứ năm là, sự phát triển bùng nổ của TNCs lớn của Nhật Bản qua làn sóng
thôn tính, sáp nhập. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, dưới áp lực của Hoa
Kỳ, các Zaibatsu với tư cách là nguồn gốc của chủ nghĩa tư bản quân phiệt
Nhật đã từng thách thức bá quyền của Hoa Kỳ và Đồng minh đã tất yếu dẫn tới
việc phải giải thể các tập đoàn này. Chính từ những biến đổi quan trọng này,
đã ra đời một tầng lớp doanh nhân và quản lý mới. Trên cơ sở tiếp thu những
tư tưởng của Phương Tây về vai trò và ảnh hưởng của cơ chế thị trường, quá
trình phục hồi và phát triển của các doanh nghiệp lớn Nhật Bản- tiền thân của
TNCs Nhật Bản chính thức bắt đầu từ những đầu thập kỷ 50.
Vào những năm 1950 do sự biến đổi nhanh chóng của hoàn cảnh quốc tế và
trong khu vực Đông Á - cuộc chiến tranh của Mỹ trên bán đảo Triều Tiên - đã
tạo ra những điều kiện thuận lợi đối với quá trình phục hồi nền kinh tế Nhật
Bản và sự phát triển của công ty Nhật Bản. Trong thời điểm đó, để phục vụ cho
chiến tranh, các công ty Nhật Bản đã trở thành những nhà sản xuất và cung
cấp nhu yếu phẩm cho quân đội Mỹ, đồng thời đây cũng chính là một điều kiện
quan trọng để chúng đẩy mạnh sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm và từng bước
khôi phục những mối liên hệ vốn có của mình vốn dĩ là những công ty hình
thành trên cơ sở sự giải thể của các Zaibatsu lớn. Các mối quan hệ này không
chỉ được khôi phục, tăng cường trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh mà còn

mở rộng tới cả các ngân hàng để hình thành các xí nghiệp liên doanh. Có thể
khẳng định đây chính là xuất phát điểm để TNCs Nhật Bản khống chế, chi phối
các công ty “chính sách quốc gia” do chính quyền lập ra, đồng thời TNCs cũng
từng bước tham gia với mức độ ngày càng sâu hơn trong việc hoạch định,
thực thi các chính sách kinh tế của chính phủ.
Tiến trình khôi phục và phát triển của TNCs Nhật Bản bắt đầu với việc diễn ra
hàng loạt cuộc sáp nhập những công ty con để hình thành công ty có quy mô
lớn có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Về thực chất, đó chính là quá trình
tập trung hoá, độc quyền hoá, quá trình ra đời của các Trust, Cyndicate,
Concern, Conglomerate diễn ra gắn chặt với sự bảo trợ về mặt chính sách của
chính phủ, đánh dấu sự tăng cường, mở rộng các hoạt động kinh tế của Nhật
Bản ra các nước trong khu vực và thế giới.
Sự ra đời, phát triển của TNCs Nhật Bản thể hiện rõ nét sự kết hợp hài hoà
giữa truyền thống Nhật Bản với tính hiện đại của nền công nghiệp Phương
Tây. Với cơ cấu độc quyền đậm nét, nhất là sau chiến tranh Triều Tiên, TNCs
Nhật Bản không chỉ chi phối đối với các lĩnh vực sản xuất gang, thép, điện
máy… mà còn mở rộng sự thống trị của mình sang những ngành sản xuất
khác. Từ giữa thập niên 1990 đến nay, phần lớn các tổ chức tư bản độc quyền
ở Nhật Bản đã tái cơ cấu lại. Tính chất độc quyền đã bao trùm hầu hết các
ngành kinh tế. Có thể thấy rằng quá trình tích tụ và tập trung tư bản của TNCs

×