Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Nghiên cứu ứng dụng moodle vào hỗ trợ dạy học từ xa ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------------------------

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MOODLE VÀO HỖ TRỢ
DẠY HỌC TỪ XA Ở VIỆT NAM
NGÀNH : SƯ PHẠM KỸ THUẬT
MÃ SỐ :
NGUYỄN THÀNH PHƯƠNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN KHANG

HÀ NỘI 2008


1

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................... 3
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH MINH HỌA ....................................... 4
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 6
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài .......................................................................... 7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 7
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................... 7
6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 8
7. Bố cục của luận văn ............................................................................................ 8


CHƯƠNG 1 ............................................................................................................ 9
CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỀ TÀI ................................................................................ 9
1.1. Dạy học từ xa ................................................................................................... 9
1.1.1 Khái niệm ................................................................................................... 9
1.1.2 Lịch sử phát triển ........................................................................................ 9
1.1.2.1 Thế hệ thứ nhất ................................................................................... 9
1.1.2.2 Thế hệ thứ hai ................................................................................... 10
1.1.2.3 Thế hệ thứ ba .................................................................................... 11
1.2. E-learning....................................................................................................... 13
1.2.1. Định nghĩa ............................................................................................... 13
1.2.2 Lịch sử phát triển ...................................................................................... 13
1.2.2.1 Thời kỳ trước năm 1983 .................................................................... 14
1.2..2.2 Thời kỳ từ năm 1984 - 1993 ............................................................. 14
1.2.2.3 Thời kỳ từ năm 1994 - 1999 .............................................................. 14
1.2.2.3.4 Thời kỳ từ năm 2000 - nay ............................................................. 14
1.2.3 Hệ thống E-learning (E-Learning System) .............................................. 15
1.2.3.1 Mơ hình hệ thống .............................................................................. 15
1.2.3.1.1 Hạ tầng truyền thông và mạng ................................................. 17
1.2.3.1.2.1 Phần mềm hệ thống quản lý các quá trình học (LMS) ......... 20
1.2.3.1.2.2. Hệ thống quản lý nội dung khóa học (LCMS) .................. 21
1.2.3.1.2.3. Mơ hình phối hợp hoạt động giữa LCMS và LMS ........... 22
1.2.3.1.3 Nội dung đào tạo ........................................................................ 24
1.2.3.1.4 Các chuẩn E- Learning .............................................................. 25
1.2.3.1.4.1 Tại sao phải dung chuẩn ?..................................................... 25
1.2.3.1.4.2 Chuẩn E- Learning .............................................................. 26
1.2.3.2 Hoạt động của hệ thống E – Learning ............................................. 27
1.3 Moodle ............................................................................................................ 30
1.3.1 Moodle là gì? ........................................................................................... 30
1.3.2 Tính năng chính của Moodle : ................................................................ 32
Luận văn thạc sĩ khoa học


Nguyễn Thành Phương


2
CHƯƠNG 2.............................................................................................................. 33
MOODLE VÀ CÁC CÔNG CỤ XÂY DỰNG ....................................................... 33
2.1 Lịch sử phát triển của MOODLE .................................................................. 33
2.2 Các thành phần chức năng của Moodle ......................................................... 35
2.2.1 Chức năng quản lý khóa học .................................................................... 35
2.2.2 Module diễn đàn, đối thoại và tin nhắn (module forums, chats and
messaging ) ........................................................................................................ 40
2.2.2.1 Diễn đàn (Forums) ............................................................................. 40
2.2.2.2 Đối thoại (Chats) ................................................................................ 43
2.2.2.3 Tin nhắn (Messaging) ........................................................................ 45
2.2.3 Module kiểm tra đánh giá (Module Quizzes) .......................................... 46
2.2.4 Module giao nhiệm vụ cho học viên (Module Assignments) .................. 53
2.2.5 Module từ điển chuyên ngành (Module Glossaries) ................................ 57
2.2.6 Module bài học (Module Lessons) ........................................................... 60
2.2.7 Module Wikis ........................................................................................... 63
2.2.8 Module Blogs ........................................................................................... 66
2.2.9 Module cơ sở dữ liệu (Module Database) ................................................ 69
2.2.10 Module cấp độ và các mức cấp độ (Module Grades and Scale) ............ 72
2.2.11 Module điều tra và lựa chọn (Module Surveys and Choices) ................ 75
2.3 PHP ................................................................................................................. 77
2.3.1 Khái niệm : ............................................................................................... 77
2.3.2 Lịch sử phát triển ...................................................................................... 78
2.3.3 Ứng dụng của PHP ................................................................................... 82
2.4 Cơ sở dữ liệu MySQL ..................................................................................... 82
CHƯƠNG 3.............................................................................................................. 84

XÂY DỰNG MODULE CYBERNETIC TRONG MOODLE ............................... 84
3.1 Quá trình dạy học theo quan điểm dạy học Cybernetic .............................. 84
3.2 Xây dựng module Cybernetic ................................................................. 85
3.2.1 Phân tích hệ thống Moodle....................................................................... 85
3.2.1.1 Cấu trúc module của Moodle ........................................................... 85
3.2.1.2 Các bước thiết kế module Cybernetic ............................................. 86
3.2.2 Giao diện của module Cybernetic được xây dựng ................................... 86
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 93
TÓM TẮT LUẬN VĂN .......................................................................................... 94
ABSTRACT ............................................................................................................. 95

Luận văn thạc sĩ khoa học

Nguyễn Thành Phương


3

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT
1

Từ viết tắt
CBL

Diễn giải
Computer Based Learning

2


CBT

Computer Based Training

3

DB

Database

4

HTML

Hyper Text Markup Language

5

HTTP

Hyper Text Transfer Protocol

6

LCMS

Learning Content Management
System


7

LMS

Learning Management System

8

LOD

Lecture On Demand

9

Moodle

Modular Object – Oriented
Dynamic Learning Enviroment

10

PHP

Personal Home Page.

11

IEC

International Education Centre


12

IEEE

Institute of Electrical and
Electronics Engineers

13

ISO/IEC

Internation CMI International
Organization for Standardization

14

Q& A

Question and Answer

15

SCORM

Sharable Content Object Reference
Model

Luận văn thạc sĩ khoa học


Nguyễn Thành Phương


4

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH MINH HỌA
Hình 1. 1 Hệ thống E - Learning ................................................................................................... 16
Hình 1. 2 Cơ sở hạ tầng phần cứng của hệ thống E - Learning ..................................................... 17
Hình 1. 3 Bảng chức năng của các thiết bị mạng .......................................................................... 18
Hình 1. 4 Hạ tầng phần mềm hệ thống E -Learning ...................................................................... 19
Hình 1. 5 Kết hợp giữa LCMS và LMS ........................................................................................ 23
Hình 1. 6 Mơ hình hoạt động của hệ thống ................................................................................... 28
Hình 1. 7 Trang chủ của Moodle ................................................................................................... 30
Hình 2. 1 Các gói download của Moodle ...................................................................................... 35
Hình 2. 2 Việc phân quyền trong Moodle ..................................................................................... 36
Hình 2. 3 Các quyền hạn truy cập của học viên ............................................................................ 37
Hình 2. 4 Tạo các nhóm học viên .................................................................................................. 38
Hình 2. 5 Xếp nhóm cho học viên ................................................................................................. 38
Hình 2. 6 Quản lý học viên theo nhóm .......................................................................................... 39
Hình 2. 7 Quản lý đăng nhập của học viên.................................................................................... 39
Hình 2. 8 Sử dụng diễn đàn trong Moodle .................................................................................... 40
Hình 2. 9 Tạo diễn đàn .................................................................................................................. 41
Hình 2. 10 Tạo topic trong diễn đàn .............................................................................................. 42
Hình 2. 11 Giao diện chung của một topic .................................................................................... 42
Hình 2. 12 Tạo một phịng đối thoại.............................................................................................. 44
Hình 2. 13 Giao diện đối thoại trong Moodle ............................................................................... 44
Hình 2. 14 Quản lý đối thoại ......................................................................................................... 45
Hình 2. 15 Gửi tin nhắn ................................................................................................................. 46
Hình 2. 16 Tạo một module kiểm tra............................................................................................. 48
Hình 2. 17 Tạo một câu hỏi ........................................................................................................... 49

Hình 2. 18 Phân loại câu hỏi ......................................................................................................... 49
Hình 2. 19 Câu hỏi lựa chọn .......................................................................................................... 50
Hình 2. 20 Câu hỏi ngắn ................................................................................................................ 50
Hình 2. 21 Câu trả lời là đáp số chính xác .................................................................................... 50
Hình 2. 22 Câu hỏi tương ứng ....................................................................................................... 51
Hình 2. 23 Câu hỏi yêu cầu đáp số gần đúng ................................................................................ 51
Hình 2. 24 Câu trả lời là một bài luận ........................................................................................... 52
Hình 2. 25 Quản lý kiểm tra của học viên ..................................................................................... 52
Hình 2. 26 Bảng điểm khi học viên xem điểm .............................................................................. 53
Hình 2. 27 Tạo ra một bảng nhiệm vụ ........................................................................................... 55
Hình 2. 28 Quản lý nhiệm vụ của học viên ................................................................................... 56
Hình 2. 29 Cho điểm từng học viên............................................................................................... 56
Hình 2. 30 Tạo ra một từ điển chuyên ngành ................................................................................ 58
Hình 2. 31 Học viên đưa ra các kiến nghị ..................................................................................... 59
Hình 2. 32 Giao diện Glossary ...................................................................................................... 59
Hình 2. 33 Thiết kế một bài học .................................................................................................... 61
Hình 2. 34 Thiết kế câu hỏi trong bài học ..................................................................................... 62
Luận văn thạc sĩ khoa học

Nguyễn Thành Phương


5
Hình 2. 35 Tạo một wiki................................................................................................................ 64
Hình 2. 36 Chỉnh sửa trên trang wiki ............................................................................................ 65
Hình 2. 37 Báo lỗi khơng liên kết được......................................................................................... 66
Hình 2. 38 Một blog ...................................................................................................................... 67
Hình 2. 39 Tạo một blog................................................................................................................ 68
Hình 2. 40 Mẫu đơn ....................................................................................................................... 69
Hình 2. 41 Tạo một cơ sở dữ liệu mới ........................................................................................... 70

Hình 2. 42 Các trường của cơ sở dữ liệu ....................................................................................... 71
Hình 2. 43 Đưa ra kiến nghị về cơ sở dữ liệu ................................................................................ 72
Hình 2. 44 Gradebook ................................................................................................................... 73
Hình 2. 45 Các mức độ .................................................................................................................. 74
Hình 2. 46 Học viên xem điểm của mình ...................................................................................... 74
Hình 2. 47 Tạo ra các mức độ cấp độ ............................................................................................ 74
Hình 2. 48 Giáo viên ghi nhận xét về học viên ............................................................................. 75
Hình 2. 49 Tạo một điều tra........................................................................................................... 76
Hình 2. 50 Tạo một lựa chọn thăm dị ........................................................................................... 77
Hình 3. 1Sơ đồ Cybernetic của quá trình dạy học ......................................................................... 84
Hình 3. 2 Các thành phần bắt buộc phải có của Cybenetic ........................................................... 86
Hình 3. 3 Giao diện module Cybertic trên thanh chọn lựa module ............................................... 86
Hình 3. 4 Tạo một module Cybernetic .......................................................................................... 87
Hình 3. 5 Giao diện bên trong của Cybernetic .............................................................................. 88
Hình 3. 6 Giao diện bài học trong Cybernetic ............................................................................... 89
Hình 3. 7 Giao diện xem điểm khi học viên đó khơng đạt u cầu ............................................... 90
Hình 3. 8 Giao diện xem điểm khi học viên đó đạt yêu cầu.......................................................... 91

Luận văn thạc sĩ khoa học

Nguyễn Thành Phương


6

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên phát triển và ứng dụng
các thành tựu khoa học vào cuộc sống, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông
tin. Những tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin và viễn thông đã tác động tích

cực đến tất cả mọi lĩnh vực, làm thay đổi nhanh chóng đời sống vật chất và tinh
thần của tồn xã hội. Sự ngăn cách về khơng gian và thời gian khơng cịn ảnh
hưởng nhiều đến con người như trước kia nữa. Xu hướng tồn cầu hóa diễn ra ở
khắp mọi nơi, trong tất cả các ngành nghề. Đứng trước sự tồn cầu hóa một u cầu
cấp thiết với các ngành nghề là phải luôn cập nhật công nghệ, áp dụng các thành
tựu của công nghệ thông tin và viễn thông, liên kết và sử dụng thành tựu công nghệ
của nhau.
Trong ngành giáo dục, việc áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào
dạy học đã làm thay đổi lớn về phương pháp dạy học, mục tiêu dạy học, nội dung
dạy học và phương tiện dạy học .Giáo dục hiện đại khơng cịn bị giới hạn về địa
điểm và thời điểm như những “phòng học”, “bảng đen” truyền thống trước kia nữa.
“ Công nghệ thông tin cũng sẽ làm thay đổi rất lớn việc học của chúng ta. Những
người cơng nhân sẽ có khả năng cập nhật các kĩ thuật trong lĩnh vực của mình. Mọi
người ở bất cứ nơi đâu sẽ có khả năng tham gia các khóa học tốt nhất dạy bởi các
giáo viên giỏi nhất.” - Bill Gates [4].
Ở Việt nam, giáo dục luôn được đánh giá là nền tảng của sự phát triển khoa
học – công nghệ, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại và
đóng vai trò chủ yếu trong việc nâng cao ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm và
năng lực của thế hệ hiện nay và mai sau. Trong bối cảnh đó, việc áp dụng công
nghệ thông tin và viễn thông vào dạy học đã được triển khai từ những thập niên 90
của thế kỷ XX. Dạy học hiện đại đã hình thành năm xu hướng :
Dạy học tập trung vào hiệu quả.

Luận văn thạc sĩ khoa học

Nguyễn Thành Phương


7
Dạy học tập trung vào việc học tập mọi nơi, mọi lúc và cho tất cả mọi người

có nhu cầu muốn học.
Dạy học trên giấy, phấn bảng sang học tập từ xa qua mạng Internet.
Dạy học sử dụng công nghệ dạy học, các phịng thí nghiệm và các thiết bị ảo.
Dạy học với nội dung bài học cập nhật theo thời gian thực.
Với sự nghiên cứu và phát triển dạy học theo năm xu hướng này thì hàng loạt
các hình thức tổ chức học tập được hình thành, điển hình là E – Learning. Trong
những năm gần đây việc tổ chức các hình thức học tập E – Learning sử dụng các
phần mềm mã nguồn mở đã được nghiên cứu và triển khai rộng rãi trong các
trường đại học và cao đẳng. Các cộng đơng người Việt với mục đích Việt hóa và
xây dựng các phần mềm quản lý mã nguồn mở của E – Learning cũng được thành
lập như là cộng đồng Moodle Việt nam.
Là một học viên cao học ngành Sư phạm kỹ thuật, với mong muốn nghiên
cứu Moodle, đóng góp một phần vào sự phát triển của cộng đồng Moodle ở Việt
nam, được sự nhất trí của thấy giáo hướng dẫn, tôi đã lựa chọn đề tài cho luận văn
thạc sĩ là: “Nghiên cứu ứng dụng Moodle vào hỗ trợ dạy học từ xa ở Việt nam”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu về dạy học từ xa, Moodle và
xây dựng module áp dụng vào dạy học từ xa ở Việt nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là dạy học từ xa, Moodle.
Phạm vi nghiên cứu là tạo ra một module trong Moodle.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là
• Nghiên cứu hệ thống dạy học từ xa.
• Nghiên cứu các chức năng và cấu trúc của Moodle.
Luận văn thạc sĩ khoa học

Nguyễn Thành Phương



8
• Lập trình một module trong Moodle.
6. Phương pháp nghiên cứu
Kết hợp nghiên cứu lý thuyết (nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích, tổng hợp tài
liệu) và nghiên cứu thực nghiệm (quan sát, phân tích xây dựng chương trình thử
nghiệm).
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và các danh mục tài liệu tham khảo,
các phụ lục của luận văn, nội dung của luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1 : Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2 : Moodle và các công cụ xây dựng
Chương 3 : Xây dựng module Cybernetic trong Moodle.

Luận văn thạc sĩ khoa học

Nguyễn Thành Phương


9

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỀ TÀI
1.1. Dạy học từ xa
1.1.1 Khái niệm
Dạy học từ xa (Distance education hoặc Distance learning) là một hình thức
giáo dục dựa trên cơng nghệ trong đó hệ thống giáo dục được thiết kế với mục đích
chuyển sự giáo dục tới những học viên khơng “trực diện” với giáo viên của họ.
Hơn nữa trong các khóa học từ xa, học viên có thể tiến hành học vào mọi thời điểm
nào mà họ chọn và phản hồi lại thông tin bằng cách sử dụng các phương tiện truyền
thông để liên lạc. Khi tham gia vào các khóa học từ xa học viên phải tham gia tất cả

các bài giảng vì các bài kiểm tra sẽ được trộn lẫn vào tồn khóa học.
1.1.2 Lịch sử phát triển
Dạy học từ xa phụ thuộc phụ thuộc nhiều vào khả năng của công nghệ
thông tin và truyền thông. Trong lịch sử nó đã trải qua ba thế hệ:
1.1.2.1 Thế hệ thứ nhất
Hệ thống đào tạo được truyền đạt thông qua con đường thư tín, báo
chí.
Ngay từ khi thư tín, báo chí xuất hiện thì đã được con người dùng để
truyền đi những thơng tin trong đó có cả nội dung giáo dục nhưng đó là những
việc khơng được thực hiện một cách đều đặn và thường khơng có phản hồi lại từ
phía học viên.
Thuật ngữ “Dạy học từ xa” xuất hiện đầu tiên vào năm 1728 khi một đoạn
quảng cáo trên tờ Boston Gazette viết là “Caleb Phillips, giáo viên của phương
pháp tốc ký mới” đang tìm kiếm học viên cho những bài học sẽ được gửi hàng
Luận văn thạc sĩ khoa học

Nguyễn Thành Phương


10
tuần. Dạy học từ xa được thực hiện đầu tiên khi Isaac Pitman dạy tốc kí ở Anh qua
thư từ vào những năm 1840.Sự phát triển của bưu điện trong thế kỷ 19 đã dẫn tới
sự ra đời và và trải rộng của các trường cao đẳng dùng thư tín để dạy học từ xa.
Trường đại học London là trường đại học đầu tiên sử dụng thư từ để tiến
hành dạy học từ xa bằng việc lập chương trình mở rộng (University of London
External Programme) của nó vào năm 1858. Ở Úc, trường đại học Queensland tiến
hành dùng liên lạc thư từ để dạy học từ năm 1911. Một trong những trường đại học
khác tiên phong trong việc sử dụng thư từ liên lạc với mục đích giáo dục là trường
đại học Nam phi . Trường đã có các khóa học từ xa sử dụng thư từ để liên lạc từ
những năm 1946. Ở New Zealand, việc mở rộng học hành bằng thư từ đã được bắt

đầu vào năm 1960 tại trường đại học Massey.
Cùng với sự phát triển của dạy học từ xa bằng thư từ thì dạy học từ xa bằng
báo chí cũng phát triển mạnh mẽ. Khơng dừng lại ở những bài báo riêng lẻ với mục
đích truyền thông tin giáo dục đi xa trên các tờ báo mà đã xuất hiện những tạp chí,
tờ báo chuyên với mục đích dạy học từ xa xuất hiện.
1.1.2.2 Thế hệ thứ hai
Dạy học từ xa được truyền thanh,truyền hình qua radio, tivi và băng đĩa.
Nhờ sự phổ biến của các phương tiện truyền thông đại chúng này mà dạy học từ
xa trở nên gần gũi hơn thế hệ trước.
Năm 1840, telegraph-net được phát minh.
Năm 1894, radio được phát minh đánh dấu sự ra đời của hệ thống phát
thanh toàn thế giới. 38 năm sau thì radio đã có 50 triệu người dùng.
Cơng nghệ truyền hình ra vào năm 1925 và 13 năm sau cũng đạt con số 50
triệu người sử dụng.
Năm 1969, băng đĩa được phát minh và được đưa vào sử dụng rộng rãi.
Sự ra đời của hệ thống phát thanh, truyền hình và băng đĩa đồng nghĩa với
một cách thức truyền thông tin và lưu giữ thông tin mới. Con người đã sử dụng
cách thức này để thực hiện dạy học từ xa một cách phổ biến và rộng rãi trên khắp
thế giới.
Luận văn thạc sĩ khoa học

Nguyễn Thành Phương


11
1.1.2.3 Thế hệ thứ ba
Trên cơ sở những phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin và truyền
thông, đặc biệt là sự ra đời của mạng máy tính tồn cầu Internet, phát triển đào
tạo từ xa qua mạng Internet đã tạo ra một định hướng dạy học từ xa mới và
mang tính lâu dài bằng cách ứng dụng nhiều loại phương tiện thông tin giáo dục

và mạng truyền thông tốc độ cao, tận dụng ưu điểm của các phương pháp sử dụng
thiết bị đa phương tiện.
Năm 1968, Internet ra đời và 4 năm sau đã có 50 triệu người dùng. Sự ra đời
và phát triển nhanh chóng của Internet kéo theo một loạt ứng dụng như Web, Email, đăng nhập từ xa, chia sẻ tập tin từ xa … ra đời và phát triển. Lần đầu tiên
trong lịch sử con người trở nên “gần” nhau hơn và thông tin được truyền “nhanh”
hơn. Dựa trên những công nghệ mới này việc truyền đạt thông tin trở nên dễ dàng
hơn rất nhiều so với trước kia. Thông tin cũng luôn được cập nhật và sử dụng hiệu
quả hơn trước. Việc dạy học từ xa sử dụng công nghệ Internet cũng trở nên đơn
giản và hiệu quả hơn trước rất nhiều. Hàng loạt các trường đại học dạy học từ xa
được thành lập, thường với cái tên là trường đại học Mở (trong tiếng Anh hay ngôn
ngữ địa phương) và hơn một tá trong số họ đã phát triển mạnh trở thành trường đại
học lớn với hơn 100000 học viên.
Wedemeyer Charles thuộc trường đại học Wisconsin ở Madison được coi là
cha đẻ của dạy học từ xa hiện đại ở Mỹ. Từ những năm 1964 - 1968 Wedemeyer đã
thiết kế lên dự án Articulated Instructional Media Project (AIM) với mục đích làm
đa dạng công nghệ truyền thông để đưa giáo dục tới những khu dân cư ngoài
trường. Nhưng ý tưởng này lại được người Anh tiếp thu và sử dụng để tạo trường
đại học Mở đầu tiên, ngày nay gọi là trường đại học Mở Vương Quốc Anh
(UKOU) để phân biệt với các trường đại học Mở khác sau này. UKOU được thành
lập vào cuối thập niên 60 và sử dụng truyền hình và radio như những phương tiện
truyền tin sơ cấp nhất, như vậy đặt nó trước việc sử dụng cơng nghệ để giáo dục.
Do đó có thể nói rằng mọi trường đại học mở sử dụng công nghệ để dạy học từ xa.
Năm 2006, tập đồn Sloan thơng báo rằng hơn 96 % các trường cao đẳng lớn
và những trường đại học trong nước Mỹ đưa ra những khóa học trực tuyến và điều
Luận văn thạc sĩ khoa học

Nguyễn Thành Phương


12

đó gần như 3.2 triệu học viên Mỹ đang tham dự ít nhất một khóa học trực tuyến.
Ở Ontario, Canada tất cả những trường cao đẳng và trường đại học, các tổ
chức đào tạo của chính phủ được kết nối lại thành một mạng giáo dục
elearnnetwork.ca để cung cấp những truy nhập tới những học viên muốn theo đuổi
trường cao đẳng hay những khóa học của trường đại học từ cộng đồng bằng dạy
học từ xa.
Dạy học từ xa hiện đại sử dụng 2 nhóm cơng nghệ là cơng nghệ đồng thời và
không đồng thời. Công nghệ đồng thời được sử dụng trong những bài học dạy học
từ xa trong đó việc học đang xuất hiện trong những chỗ khác mà cùng lúc. Công
nghệ không đồng thời được sử dụng trong những bài học trong đó việc học đang
xuất hiện trong những chỗ khác mà cũng tại thời điểm khác nhau.
Công nghệ đồng thời
Điện thoại (telephone - trong tiếng Hi Lạp có nghĩa là tiếng nói từ xa) là một
thiết bị viễn thông được dùng để truyền và nhận âm thanh (thơng thường nhất là
tiếng nói), Thơng thường là do hai người nói chuyện với nhau nhưng cũng có
trường hợp ba hoặc nhiều hơn. Đây là một trong số nhiều trang thiết bị gia đình phổ
biến nhất trên thế giới hôm nay. Đa số những điện thoại vận hành bằng cách truyền
những tín hiệu điện qua một hệ thống mạng điện thoại và từ đó cho phép bất kỳ
người sử dụng điện thoại liên lạc bất cứ ai.
Truyền hình tương tác (videoconference - cũng được biết đến như một
videoteleconference) là một trao đổi tương tác công nghệ viễn thông mà cho phép
hai hoặc nhiều hơn các vị trí qua video và âm thanh hai chiều đồng thời. Nó đã
cũng được gọi là sự hợp tác trực quan và là một kiểu phần mềm cho nhóm. Nó khác
với điện thoại có hình là nó được thiết kế để phục vụ một hội nghị hơn là những cá
nhân.
Hội nghị mạng (Web conferencing) được dùng để tổ chức những cuộc gặp
gỡ hay biểu diễn qua Internet. Trong một hội nghị mạng, mỗi người tham gia ngồi
tại máy tính của mình và được nối tới những người tham gia khác qua Internet. Mọi
người tham dự có thể tải xuống ứng dụng trên những máy tính của một người bất kì
hoặc từ một địa chỉ website để vào hội nghị

Luận văn thạc sĩ khoa học

Nguyễn Thành Phương


13
Lúc đầu thuật ngữ "Web conferencing " thường được dùng để mơ tả một
thảo luận nhóm bằng bảng thơng báo. Thuật ngữ đã được phát triển theo hướng
cuộc gặp cùng lúc.
Công nghệ không đồng thời
Audiocassette
Thư từ (Email)
Diễn đàn tin học (Message Board Forums)
Các tài liệu (Print Materials)
Thư tiếng/fax (Voice Mail/fax)
Videocassette
Trong giai đoạn thứ 3 dạy học từ xa còn được gọi bằng thuật ngữ quen
thuộc là E-Learning.

1.2. E-learning
1.2.1. Định nghĩa
E-Learning là mơ hình dạy học từ xa dựa vào mạng Internet, cung cấp
những nội dung đào tạo được truyền tải theo nhiều hình thức khác nhau
(đồng bộ hoặc khơng đồng bộ), tổ chức các lớp học ảo cho học viên tham dự, xây
dựng và quản lý nội dung đào tạo dựa vào máy tính.
1.2.2 Lịch sử phát triển
Thuật ngữ E-Learning đã trở nên quen thuộc trên thế giới trong một vài thập
kỷ gần đây. Cùng với sự phát triển của tin học và mạng truyền thông, các phương
thức giáo dục, đào tạo ngày càng được cải tiến nhằm nâng cao chất lượng, tiết kiệm
thời gian và tiền bạc cho học viên. Ngay từ khi mới ra đời, E-Learning đã xâm nhập

vào hầu hết các hoạt động huấn luyện đào tạo của các nước trên thế giới. Tập đoàn
dữ liệu quốc tế (IDG) nhận định rằng sẽ có một sự phát triển bùng nổ trong lĩnh
vực E-Learning. Và điều đó đã được chứng minh qua sự thành công của các hệ
thống thống giáo dục hiện đại có sử dụng phương pháp E-Learning nhiều
Luận văn thạc sĩ khoa học

Nguyễn Thành Phương


14
quốc gia như Mỹ, Anh, Nhật,…
Gắn với sự phát triển của công nghệ thông tin và phương pháp giáo dục đào
tạo, q trình phát triển của E-Learning có thể chia ra thành 4 thời kỳ như sau
1.2.2.1 Thời kỳ trước năm 1983
Thời kỳ này, máy tính chưa được sử dụng rộng rãi, phương pháp giáo dục
“Lấy giảng viên làm trung tâm” là phương pháp phổ biến nhất trong các trường
học. Học viên chỉ có thể trao đổi tập xung quanh giảng viên và các bạn học. Đặc
điểm của loại hình này là giá thành đào tạo rẻ.
1.2..2.2 Thời kỳ từ năm 1984 - 1993
Sự ra đời của hệ điều hành Windows 3.1, Máy tính Macintosh, phần
mềm trình diễn powerpoint, cùng các công cụ đa phương tiện khác đã mở ra một
kỷ nguyên mới: kỷ nguyên đa phương tiện. Những công cụ này cho phép tạo ra các
bài giảng có tích hợp hình ảnh và âm thanh dựa trên cơng nghệ CBT (Computer
Based Training). Bài học được phân phối đến học viên qua đĩa CD-ROM hoặc đĩa
mềm. Vào bất kỳ thời gian nào, ở đâu, học viên cũng có thể mua và tự học. Tuy
nhiên sự hướng dẫn của giảng viên là rất hạn chế.
1.2.2.3 Thời kỳ từ năm 1994 - 1999
Khi công nghệ Web được phát minh ra, các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo bắt
đầu nghiên cứu cách thức cải tiến phương pháp giáo dục bằng công nghệ
này. Các chương trình như E-mail, Web, trình duyệt, Media player, kỹ thuật truyền

Audio/video tốc độ thấp cùng với ngôn ngữ hỗ trợ Web như HTML và JAVA bắt
đầu trở lên phổ dụng đã làm thay đổi bộ mặt của đào tạo bằng đa phương tiện.
Người thầy thông thái đã dần lộ rõ thông qua các phương tiện: E-mail, CBT, qua
Intranet với văn bản và hình ảnh đơn giản, đào tạo bằng cơng nghệ Web với hình
ảnh chuyển động tốc độ thấp đã được triển khai trên diện rộng.
1.2.2.3.4 Thời kỳ từ năm 2000 - nay
Các công nghệ tiên tiến bao gồm JAVA và các ứng dụng mạng IP, công
Luận văn thạc sĩ khoa học

Nguyễn Thành Phương


15
nghệ truy nhập mạng và băng thông Internet được nâng cao, các công nghệ thiết kế
Web tiên tiến đã trở thành một cuộc cách mạng trong giáo dục đào tạo. Ngày nay
thơng qua Web, giáo viên có thể kết hợp hướng dẫn trực tuyến (hình ảnh, âm thanh,
các cơng cụ trình diễn) tới mọi học viên, nâng cao hơn chất lượng dịch vụ đào tạo.
Càng ngày công nghệ Web càng chứng tỏ có khả năng mang lại hiệu quả cao trong
giáo dục đào tạo, cho phép đa dạng hoá các mơi trường học tập. Tất cả những điều
đó tạo ra một cuộc cách mạng trong đào tạo với giá thành rẻ, chất lượng cao và
hiệu quả. Đó chính là làn sóng thứ 2 của E-Learning, và hiện nay chúng ta đang
ở trong giai đoạn của làn sóng này.
Cùng với xu hướng chung của thế giới, ở Việt nam E-Learning cũng đã được
một số cơ quan và tổ chức đào tạo truyền bá và triển khai ứng dụng. Trên mạng
Internet có hàng trăm trang Web cung cấp dịch vụ đào tạo theo mơ hình ELearning, điển hình là dịch vụ luyện thi trực tuyến trên mạng của công ty phát
triển phần mềm VASC với trang Web , Trung tâm
đào tạo kỹ thuật viên mạng CISCO qua trang Web ,… Bộ
khoa học và công nghệ cũng đã thành lập trung tâm VITEC chuyên sát hạch và hỗ
trợ đào tạo. Một số trường đại trong nước cũng đã và đang áp dụng từng phần hình
thức E-Learning. Trường đại học Mở Hà Nội là trường đi đầu trong việc tổ chức

đào tạo đại học từ xa, các trường đại học lớn trong cả nước cũng đã bắt đầu xây
dựng các bài giảng điện tử đưa lên trang Web của trường mình …
1.2.3 Hệ thống E-learning (E-Learning System)
1.2.3.1 Mơ hình hệ thống
Một cách tổng thể một hệ thống E-learning bao gồm 3 phần chính:
Hạ tầng truyền thông và mạng: Bao gồm các thiết bị đầu cuối người dùng
(học viên), thiết bị tại các cơ sở cung cấp dịch vụ, mạng truyền thông,...
Hạ tầng phần mềm: Các phần mềm LMS, LCMS (ví dụ đơn giản
như MarcoMedia, Aurthorware, Toolbook,...)
Nội dung đào tạo (hạ tầng thông tin): Phần quan trọng của E-learning là
Luận văn thạc sĩ khoa học

Nguyễn Thành Phương


16
nội dung các khoá học, các phần mềm dạy học (courseware).

Hình 1. 1 Hệ thống E - Learning

Luận văn thạc sĩ khoa học

Nguyễn Thành Phương


17

1.2.3.1.1 Hạ tầng truyền thơng và mạng
Mơ hình hạ tầng phần cứng cho mạng trung tâm của một hệ thống Elearning điển hình


Hình 1. 2 Cơ sở hạ tầng phần cứng của hệ thống E - Learning

Luận văn thạc sĩ khoa học

Nguyễn Thành Phương


18
Mô tả chức năng một số thiết bị mạng
Chức năng
Cung cấp các dịch vụ truy cập qua Web.
Thực hiện phân loại và chuyển hướng các kết nối truy
nhập hệ thống.
Database Server
Quản trị và lưu trữ dữ liệu về các dịch vụ e-Learning.
Cung cấp dịch vụ truy xuất dữ liệu hệ thống và tự động
thực hiện lịch lưu lại dữ liệu.
Đồng bộ hoá dữ liệu với Database Server của các nhà
cung cấp khác.
Content Server
Quản lý và lưu trữ dữ liệu bài học multimedia của toàn bộ
hệ thống dạy học từ xa qua Web.
Cung cấp các dịch vụ truy xuất dữ liệu multimedia.
Authoring Server
Cung cấp các dịch vụ xây dựng bài giảng trực tuyến
multimedia cho dạy học từ xa qua Web.
Tạo môi trường test và quản lý các dịch vụ truy
xuất dữ liệu đa phương tiện (multimedia.)
Mail Server
Quản trị và lưu trữ dữ liệu thư điện tử của riêng hệ thống.

Cung cấp các dịch vụ gửi nhận thư của riêng hệ thống
dạy học từ xa qua Web.
Tài nguyên
Web Server

Tape Backup

Thực hiện sao lưu cơ sở dữ liệu dịch vụ, dữ liệu
multimedia dung cho việc lưu trữ, phòng tránh lỗi hệ thống.

Router
Firewall

Làm Internet Gateway của hệ thống.
Làm bức tường lửa bảo vệ hệ thống chống lại các truy
nhập không hợp lệ.

Switch

Làm đầu kết nối cho hệ thống server và phòng soạn bài
giảng, phòng quản trị hệ thống.

Load Balancing

Thực hiện phân tải các yêu cầu truy xuất dữ liệu multimedia.
Hình 1. 3 Bảng chức năng của các thiết bị mạng

Luận văn thạc sĩ khoa học

Nguyễn Thành Phương



19
Mơ hình chức năng có thể được phân chia thành 2 loại phần mềm, thứ nhất
là phần mềm hệ thống quản lý các quá trình học (LMS : Learning Managerment
System) và thứ hai là phần mềm hệ thống quản lý nội dung các khóa học
(LCMS: Learning Content Managerment System).

Hình 1. 4 Hạ tầng phần mềm hệ thống E -Learning

Luận văn thạc sĩ khoa học

Nguyễn Thành Phương


20

1.2.3.1.2.1 Phần mềm hệ thống quản lý các quá trình học (LMS)
Quản lý việc đăng ký khóa học của học viên, tham gia các chương trình có
sự hướng dẫn của giảng viên, tham dự các hoạt động đa dạng mang tính tương
tác trên máy tính và thực hiện các bảng đánh giá. Hơn thế nữa, LMS cũng giúp
các nhà quản lý và giảng viên thực hiện công tác kiểm tra, giám sát , thu nhận kết
quả học tập, báo cáo của học viên và nâng cao hiệu quả việc giảng dạy.
Một hệ thống quản lý các quá trình học đầy đủ phải gồm có các tính năng
sau đây :
• Quản lý hồ sơ học viên (Learner profile manager)
• Quản lý danh mục các đề nghị của học viên(Learning offering catalog
manager)
• Cơng cụ lập kế hoạch học tập (Learning planner)
• Cán bộ đào tạo (Learner registrar)

• Kết nối vào mơi trường chuyển giao để chuyển giao các đề nghị học tập
(Connection to delivery environment for delivery of learning offerings)
• Giám sát sự chuyển giao/tham gia (Delivery/participation tracking)
• Giám sát sự đánh giá và kiểm tra (Assessment and testing tracking)
• Các cơng cụ phân quyền đánh giá (Assessment authoring tools)
• Các bộ liên kết, ghép nối nội dung (Content assembler)
Thực chất, hệ thống quản lý các q trình học có nhiệm vụ quản lý môi
trường học tập, cung cấp không gian để giúp cho việc tổ chức và giới thiệu nội
dung tới học viên, quản lý các kế hoạch học tập, theo dõi, giám sát các hoạt động
và kết quả của quá trình học tập.
Các nhà cung cấp LMS hiện nay đang tiến những bước vững chắc trong
việc mở rông thị trường của họ bằng việc tích hợp các cơng cụ quản lý truy nhập,
công cụ đánh giá và công cụ chuyển giao, phân phối vào các sản phẩm của họ.

Luận văn thạc sĩ khoa học

Nguyễn Thành Phương


21

1.2.3.1.2.2. Hệ thống quản lý nội dung khóa học (LCMS)
Quản lý cách thức cập nhật, quản lý và phân phối khóa học một cách
linh hoạt. Người thiết kế nội dung chương trình học có thể sử dụng LCMS để
sắp xếp, chỉnh sửa và đưa lên các khóa học/chương trình. Hệ thống LCMS
sử dụng cơ chế chia sẻ nội dung khóa học trong môi trường học tập chung,
cho phép nhiều người sử dụng có thể truy cập đến các khóa học và tránh
được sự trùng lắp trong việc phân bổ các khóa học và tiết kiệm được khơng
gian lưu trữ. Cùng với sự ra đời của truyền thông đa phương tiện, LCMS
cũng hỗ trợ các dịch vụ liên quan âm thanh và hình ảnh, đưa các nội dung

giàu hình ảnh và âm thanh vào môi trường học.
Các đặc trưng của một LCMS điển hình gồm có:
• Các cơng cụ lắp ghép nội dung
• Các cơng cụ kiểm tra nội dung cũng có thể đi kèm với LCMS
• Cơng cụ kiểm sốt truy nhập được tích hợp để hỗ trợ việc đăng ký, lưu trữ
và phục hồi các đối tượng theo bất kỳ tiêu chuẩn của các cơng cụ kiểm sốt
truy nhập nào.
• Một kho chứa nội dung các siêu dữ liệu (metadata) được kích hoạt (bao
gồm
thiết bị lưu trữ với một số chức năng quản lý nội dung và danh mục đề nghị).
• Một trình quản lý hồ sơ học viên đơn giản, mặc dù các trình này thường rất
trong các sản phẩm LCMS thường rất phức tạp.
• Một hệ thống phân phối nội dung cho phép hệ thống LCMS định vị, phục
hồi, và giúp cho các đối tượng tương ứng phù hợp với môi trường chuyển
giao.
Rất nhiều các sản phẩm LCMS tích hợp tất cả các thành phần trên và
dựa trên mơ hình thiết kế giáo dục hay các lý thuyết đào tạo. Một cơng cụ
khác có thể được tích hợp vào các sản phẩm LCMS đó là cơng cụ phục vụ
cho việc chuyển đổi các tài liệu có định dạng StarOffice, PowerPoint, hay
Word thành các đối tượng kiến thức có thể được sử dụng bởi một hệ thống
Luận văn thạc sĩ khoa học

Nguyễn Thành Phương


22

quản lý nội dung.
Việc định nghĩa một hê thống LCMS như là một họ sản phẩm tách rời
dường như là một sự việc kỳ lạ. Mức độ phức tạp xung quanh việc lập kế

hoạch học tập và thương mại hóa các đề nghị thành các quy tắc kinh doanh
và các quy trình kinh doanh trong các sản phẩm LCMS thấp hơn nhiều so
với trong các sản phẩm LMS, nhưng mức độ phức tạp của việc quản lý nội
dung và quản lý đối tượng kiến thức thì lại cao hơn rất nhiều. Và quả thực
hiện nay, các nhà cung cấp hệ thống LMS đang bắt đầu đề nghị tích hợp các
sản phẩm LCMS vào sản phẩm LMS còn các nhà cung cấp các sản phẩm
LCMS cũng đã bắt đầu xây dựng các tính năng LMS cho các hệ thống của
họ. Một số nhà cung cấp nội dung (các nhà xuất bản), các nhà cung cấp các
cơng cụ kiểm sốt truy nhập, và các nhà cung cấp môi trường phân phối nội
dung cũng đang phát triển các chức năng của LCMS để tích hợp vào các sản
phẩm của mình. Các sản phẩm LCMS cho phép các công ty tạo ra và tái sử
dụng các đơn vị nội dung số có kích thước nhỏ. Điều này có ý nghĩa rất lớn.
Khả năng tái sử dụng và quản lý các đối tượng kiến thức cung cấp bởi một
hệ thống LCMS giảm thiểu thời gian và giá thành của việc phát triển một đề
nghị đào tạo mới. Loại bỏ các đối tượng kiến thức không cần thiết bằng cách
sử dụng lại các đối tượng tương tự cũng giúp cho việc cập nhật các đối tượng
kiến thức dễ dàng hơn với giá thành thấp hơn.
Vệc sử dụng các cấu trúc siêu dữ liệu chuẩn hóa cũng như các định
dạng nhập xuất chuẩn hóa của các đối tượng kiến thức cũng cho phép các đối
tượng kiến thức được tạo ra bởi nhiều công cụ khác nhau và có thể được chia
sẻ bởi nhiều kho chứa nội dung khác nhau.
1.2.3.1.2.3. Mơ hình phối hợp hoạt động giữa LCMS và LMS

Luận văn thạc sĩ khoa học

Nguyễn Thành Phương


23


Hình 1. 5 Kết hợp giữa LCMS và LMS

Theo mơ hình này, những người soạn thảo nội dung tương tác với hệ
thống quản lý nội dung để có thể cung cấp các nội dung mới hoặc khai thác
các nội dung cũ và LCMS có nhiệm vụ quản lý nội dung của cả hệ thống đào
tạo trực tuyến.
Học viên tương tác với hệ thống thơng qua hệ thống LMS vì chức
năng chính của hệ thống LMS là quản lý học viên và các hoạt động của hệ
thống đào tạo trực tuyến.
LCMS cung cấp cho LMS nội dung của các bài giảng, ngược lại LMS
cung cấp cho LCMS các thông tin về tình hình học tập của các học viên của
hệ thống, bài làm, đồ án, … tóm lại là các nội dung của quá trình học tập mà
LCMS cần quản lý.
Những người giảng dạy (giáo viên) thơng qua các phịng học ảo để
tương tác với các hệ thống LMS và LCMS, từ đó giao tiếp với các học viên
và thực hiện cơng việc giảng dạy của mình.

Luận văn thạc sĩ khoa học

Nguyễn Thành Phương


24

1.2.3.1.3 Nội dung đào tạo
Xây dựng bài giảng (Content Building) và dạy học từ xa là những thành
phần chính trong E-Learning. Đây cũng chính là q trình đưa nội dung bài
giảng của giảng viên lên mạng. Nội dung của bài giảng được thiết kế tại phòng
lab đa phương tiện theo đúng đáp án và bổ sung thêm các thông tin từ các bài
báo nghiên cứu hoặc giáo trình có nội dung liên quan. Nội dung bài giảng có

thể thay đổi hoặc xóa bất cứ khi nào cần thiết.
Hệ thống dạy học từ xa cịn hỗ trợ mơ hình học ở nhà cho các học viên
nhằm tránh những khó khăn gây ra bởi điều kiện thời gian và khoảng cách. Một
học viên có thể học tập bất cứ khi nào, bất cứ đâu thơng qua Internet. Với mơ
hình học ở nhà, bài giảng được tạo bởi E-Learning Center và được trình bày
theo u cầu của học viên thơng qua hệ LOD.
Tồn bộ các tài liệu đa phương tiện (Multimedia Content) và tất cả các
thông tin khác trong bài giảng đều được quản lý trong một thư viện điện tử.
Sau khi hoàn tất các thiết kế bài giảng, các bài giảng sẽ được ghi vào đĩa CDRom hay trong kho dữ liệu đa phương tiện (Multimedia Data) nhằm mục đích
lưu trữ cho thư viện. Các tư liệu ở dạng in ấn như giáo trình liên quan đến mơn
học và những bài báo, tài liệu khác biệt được liệt kê ở phần tham khảo của bài
giảng. Các văn bản điện tử (Digital Content) trong bài giảng được lưu trữ dưới
định dạng PDF, TEXT, HTML, XML.
Nội dung bài giảng trên Internet nên thiết kế ở dạng HTML
LOD được cung cấp học viên thông qua đường truyền vệ tinh hoặc được
trình chiếu tạp trung tại một cơ sở địa phương (Learning station). Như vậy một
cách dễ dàng thông qua web server.
Việc truyền nhận các tài liệu giảng dạy qua mạng phải hoạt động tương
thích với dạy học từ xa và học ở nhà.
Ngoài ra, cần phải chuẩn bị các nội dung như trao đổi giữa giáo viên và
học viên, đăng ký khóa học, tuyển sinh, kiểm tra qua Internet và nhiều hoạt
động cần thiết khác cho giảng dạy.
Việc giảng dạy có thể được tổ chức cho tất cả các địa điểm trong và
ngoài nước
Luận văn thạc sĩ khoa học

Nguyễn Thành Phương



×