Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG 117 CHI NHÁNH SỐ 9 HÀ NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.87 KB, 37 trang )

THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM XÂY LẮP Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG 117 CHI
NHÁNH SỐ 9 HÀ NAM.
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA
CHI NHÁNH.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh.
Trong những năm gần đây, nhờ có công cuộc đổi mới của Đảng, nước ta dần
dần bước sang một thời kỳ mới, thời kỳ của sự phát triển. Điều đó đòi hỏi cơ cấu
hạ tầng của đất nước cần phải được tổ chức và xây dựng lại. Trong đó việc sửa
chữa nâng cấp xây dựng mới các nhà máy xí nghiệp, bến cảng, cầu cống, đường
xá… là một yêu cầu lớn đặt ra cần giải quyết kịp thời. Chính vì thế mà các công ty
xây dựng ngày càng phát triển, bên cạnh đó các công ty mới cũng được thành lập
và tự hoàn thiện mình. Một trong số đó có Công ty Cổ phần Xây dựng 117.
Về Tổng công ty, được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103
000519, do Phòng đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội
cấp ngày 12-09-1995, trực thuộc Bộ xây dựng, đặt trụ sở chính: P641-45 – Phường
Tân Mai – Quận Hai Bà Trưng – Thành phố Hà Nội. Công ty cổ phần xây dựng
117 có nhiều chi nhánh, trong đó có chi nhánh số 9 – Hà Nam. Mỗi chi nhánh tổ
chức bộ máy hoạt động riêng, hạch toán quyết toán độc lập, tự liên hệ, đấu thầu
xây dựng riêng.
Căn cứ quyết định số 41/QĐCT ngày 29 tháng 06 năm 1999 của Công ty Cổ
phần Xây dựng 117 về việc thành lập Chi Nhánh số 9 – Hà Nam. Địa điểm tại: 208
đường Biên Hòa, Phường Lương Khánh Thiện, thị xã Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Căn
cứ vào giấy phép kinh doanh số 0613000007 ngày 09 tháng 07 năm 1999 của Sở
Kế hoạch đầu tư tỉnh Hà Nam cho phép chi nhánh được hoạt động kinh doanh theo
giấy phép hành nghề được công ty cho phép. Trên thực tế giấy tờ là như vậy,
nhưng trong quá trình làm thủ tục tại địa phương cho đến ngày 01 tháng 10 năm
1999 thực tế chi nhánh mới đi vào hoạt động dưới hình thức sắp xếp tổ chức, nhân
sự, lao động phương tiện, trang thiết bị chuẩn bị cho công tác hoạt động kinh
doanh và cho đến ngày 15 tháng 10 năm 1999, chi nhánh mới có mã số thuế để đi
vào hoạt động. Chi nhánh mở tài khoản số 7031 – 8193 tại Ngân hàng đầu tư và


phát triển Việt Nam – chi nhánh Hà Nam.
Chi nhánh có đủ tư cách pháp nhân, đăng ký kinh doanh để thi công các
công tình giao thông, thủy lợi, các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng. Chi nhánh
tập hợp được một đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân, cán bộ quản lý lâu năm
trong nghề, giàu kinh nghiệm để quản lý chỉ đạo thi công, kiểm tra kỹ thuật đạt
chất lượng và hiệu quả cao. Chi nhánh có trang thiết bị hiện đại, đáp ứng yêu cầu
chất lượng cao, tiến độ nhanh.
Một số chức năng, nhiệm vụ chính của chi nhánh.
- Xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, dân dụng, khu công nghiệp
và phần bao che các công trình công nghiệp.
- Lập hồ sơ mời thầu, tư vấn đấu thầu, lập dự án đầu tư và dự toán các dự án
xây dựng.
- Kinh doanh xây dựng, phát triển nhà.
- Buôn bán, sản xuất phương tiện đi lại, phụ tùng vật tư, máy móc, thiết bị
phục vụ ngành giao thông vận tải và ngành xây dựng công nghiệp.
- Đại lý mua, đại lý bán, kí gửi hàng hóa.
- Khai thác sản xuất vật liệu xây dựng.
Do Chi Nhánh mới được thành lập nên địa bàn hoạt động chưa rộng, trước
chủ yếu là địa phận tỉnh nhà. Hiện nay, đặc biệt là từ cuối năm 2001 đã mở rộng
địa bàn hoạt động và cạnh tranh ngay trên đất Hà Nội và đang thi công nhiều công
trình ở khu công nghiệp: Định Công – Hà Nội. Vì vậy Chi Nhánh hiện nay hoạt
động ở hai địa điểm:
- Địa điểm chính là: số 208 đường Biên Hòa, Phường Lương Khánh Thiện,
thị xã Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
- Để tiện thi công các công trình trên địa bàn Hà Nội, Chi Nhánh mở thêm
địa điểm văn phòng giao dịch tại khu C
4
- ô 177 khu đô thị Đại Kim - Định Công,
kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2001 để tiện việc giao dịch và quản lý công trình.
Công trình Hồ Điều Hòa Yên Sở đã khởi công từ ngày 27 tháng 11 năm 2001.

Mặc dù mới trải qua vài năm hình thành và phát triển nhưng Chi Nhánh đã
đạt được kết quả đáng khâm phục: mở rộng, đổi mới cơ sở hạ tầng tỉnh hà Nam,
thay đổi bộ mặt tỉnh nhà mới tách như: góp phần xây dựng các khu công nghiệp,
nhà máy xí nghiệp, cầu cống, dự án mở rộng quốc lộ 1A địa phận Hà Nam. Nên
sản lượng hàng năm tăng khá cao, năm 2002 đã tăng gần 3 lần so với năm 2001 (từ
9 tỷ tăng lên 26 tỷ vào năm 2002). Đồng thời thu nhập bình quân một người là
1.200.000đồng/tháng ữ 1-1.500.000đ/tháng.
Đạt được những kết quả to lớn trong kinh doanh, luôn phấn dấu không
ngừng để đạt được những kết quả lớn hơn đó là phương châm hành động của bất
kỳ doanh nghiệp nào và Chi Nhánh số 9 – Hà Nam không phải ngoại lệ. Chính vì
thế hiện nay, Chi Nhánh đang hoàn thiện công tác quản lý chất lượng để đạt được
kết quả cao hơn.
2.1.2. Đặc điểm qui trình sản xuất thi công xây lắp của Chi Nhánh.
Đối với bất kỳ một công trình xây dựng nào để hoàn thành đưa vào sử dụng
phải trải qua ba giai đoạn sau: Khảo sát – thiết kế – thi công.
Nhưng đối với một đơn vị xây lắp như Chi Nhánh số 9, qui trình công nghệ
được thể hiện ở giai đoạn thi công công trình. Thực chất quá tình liên quan đến
hạch toán chi phí của chi nhánh lại xảy ra từ khâu tiếp thị để ký hợp đồng hay tham
gia đấu thầu xây lắp công rình bằng các hình thức: quảng cáo, chào hàng, tuyên
truyền giới thiệu năng lực. Sau khi ký kết hợp đồng xây dựng, công ty tiến hành
lập kế hoạch, tổ chức thi công bao gồm: Kế hoạch về máy móc thiết bị, nhân lực,
tài chính… Quá trình thi công xây lắp công trình là khâu chính trong giai đoạn
này: nhân lực, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu… được đưa đến địa điểm xây
dựng để hoàn thành công trình theo tiến độ. Cuối cùng là công tác bàn giao nghiệm
thu công trình và quyết táon với chủ đầu tư. Tùy theo từng hợp đồng mà công tác
nghiệm thu, thanh toán có thể xảy ra từng tháng hay từng giai đoạn công trình hoàn
thành.
Tóm lại: Qui trình công nghệ sản xuất của Chi Nhánh được thể hiện qua sơ
đồ: tiếp thị đấu thầu -> ký kết hợp đồng -> tổ chức thi công -> lập kế hoạch sản
xuất -> tổ chức xây lắp thi công -> bàn giao nghiệm thu công trình -> thu hồi vốn.

2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Chi Nhánh.
Với bộ máy quản lý trên cơ sở tiết kiệm và hiệu quả, nhiều phòng ban được
sát nhập vào nhau và có phòng ban kiêm nhiều nhiệm vụ khác nhau.
Đứng đầu Chi Nhánh là giám đốc do Tổng công ty bổ nhiệm có nghĩa vụ
trực tiếp quản lý và điều hành mọi hoạt động của Chi Nhánh, là người đại diện
theo pháp luật của Chi Nhánh và chịu trách nhiệm trước Tổng công ty.
Dưới giám đốc là hai phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Họ sẽ thông báo
cho giám đốc điều hành về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính và
tham mưu cho giám đốc trong việc xây dựng các dự án, phương hướng kinh doanh,
ký kết các hợp đồng kinh tế. Toàn công ty được chia làm hai bộ phận: bộ máy quản
lý và các đơn vị sản xuất.
Bộ máy quản lý gồm:
- Phòng tài chính kế toán: Tham mưu giúp việc cho giám đốc, công tác quản
lý tổ chức theo đúng chức năng giám đốc đồng tiền. Thanh quyết toán các công
trình với các bên đối tác, bên trong và bên ngoài công ty.
- Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu giúp việc hành chính sự nghiệp của
Chi Nhánh, có quyền tiếp nhận, đề bạt, sử lý vi phạm của cán bộ công nhân viên
Chi Nhánh, quản lý đất đai cơ sở hạ tầng của Chi Nhánh.
- Phòng kinh tế – kỹ thuật: Tham mưu giúp việc cho giám đốc về công tác
kỹ thuật, quản lý công tác kỹ thuật, chất lượng công trình, làm công tác Marketing
giúp cho công ty ký kết các hợp đồng kinh tế. Quản lý các hợp đồng kinh tế, theo
dõi khối lượng công việc, nghiệm thu công trình, hàng quý lập báo cáo dự toán
tham gia đấu thầu công trình.
- Phòng quản lý thiết bị: Quản lý toàn bộ trang thiết bị kỹ thuật, các phương
tiện máy móc thi công của Chi Nhánh, lập dự án bảo dưỡng sửa chữa định kỳ.
Các đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh: Căn cứ vào quyết định giao việc
của cấp trên, các đơn vị tiến hành sản xuất kinh doanh.
Bộ máy quản lý của Chi Nhánh được thể hiện dưới sơ đồ sau:
Sơ đồ 5: Sơ đồ tổ chức và quản lý công ty cổ phần xây dựng 117 – Chi Nhánh số
9 – Hà Nam.

Giám đốc điều h nhà
Phó giám đốc điều h nhà
Phó giám đốc điều h nhà
Các đơn vị sản xuất kinh doanh
Bộ máy quản lý
Xưởng sửa chữa
Các đội thi công độc lập
Ban điều h nh dà ự án
Phòng t i chính kà ế toán
Phòng kinh tế kỹ thuật
Phòng tổ chức h nh chínhà
Phòng quản lý thiết bị
Các đội thi công
2.1.4. Tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán của Chi Nhánh.
Bộ máy kế toán của doanh nghiệp là một bộ phận quan trọng trong bộ máy
của công ty, là một bộ phận hỗ trợ đắc lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong những năm vừa qua, bộ phận này có những đóng góp không nhỏ đối với
những thành quả mà Chi Nhánh đạt được. Chi Nhánh tổ chức công tác kế toán theo
hình thức tập trung, để phù hợp với đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh
doanh và tổ chức công tác kế toán, bộ máy kế toán Chi Nhánh được tổ chức theo
sơ đồ sau:
Sơ đồ 6: Sơ đồ bộ máy kế toán.
Kế toán trưởng
Kế toán tiền lương BHXH, BHYT, KPCĐ
Kế toán công Nợ v Thuà ế
Kế toán tổng hợp
Kế toán TSCĐ, vật tư, công cụ dụng cụ
Kế toán ngân h ngà
- Kế toán trưởng (kiêm trưởng phòng tài chính – kế toán) phụ trách chung,
chỉ đạo chuyên môn phòng tài chính – kế toán, chịu trách nhiệm trước giám đốc và

cơ quan quản lý cấp trên về các vấn đề liên quan đến tài chính kế toán của Chi
Nhánh.
- Kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ: hàng ngày căn cứ vào bảng
chấm công của tổ đội sản xuất, khối văn phòng, khối lượng công việc đã hoàn
thành và mức lương khoán, kế toán tiến hành tính lương, BHXH, BHYT, KPCĐ
cho người lao động theo chế độ và ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các sổ
kế toán liên quan. Định kỳ lập báo cáo tình hình sử dụng quỹ lương và thu nhập
bình quân của người lao động toàn công ty.
- Kế toán công nợ và thuế: Theo dõi tính toán, phản ánh đầy đủ kịp thời mọi
nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến công nợ nội bộ cũng như với bên ngoài
công ty. Ngoài ra còn kiêm cả kế toán thuế.
- Kế toán tổng hợp: Căn cứ vào các chứng từ kế toán do các bộ phận liên
quan tập hợp và gửi tới tiến hành nhập số liệu vào máy, cuối mỗi kỳ kế toán thực
hiện các bút toán kết chuyển giữa các tài khoản liên quan, tính giá thành, xác định
kết quả kinh doanh trong kỳ.
- Kế toán tài sản cố định, vật tư, công cụ dụng cụ: theo dõi tình hình tăng
giảm tài sản cố định, tính khấu hao, theo dõi số hiện có và tình hình biến động của
vật tư, tính toán, phân bổ các khoản chi phí nguyên vật liệu cho sản xuất trong kỳ,
làm cơ sở cho việc tính giá thành.
- Kế toán Ngân hàng: Căn cứ vào kế hoạch sử dụng vốn và nhu cầu vốn phát
sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi Nhánh, lập hồ sơ xin
vay vốn Ngân hàng, rút tiền từ Ngân hàng về quỹ, định kỳ lập báo cáo sử dụng tiền
gửi ngân hàng.
Công ty cổ phần xây dựng 117 – Chi Nhánh số 9 – Hà Nam áp dụng hình
thức kế toán Nhật ký chung. Hình thức kế toán này phù hợp với đặc điểm sản xuất
kinh doanh, yêu cầu quản lý, trình độ cán bộ quản lý cán bộ kế toán cũng như điều
kiện trang bị phương tiện kỹ thuật, tính toán xử lý thông tin. Kế toán của Chi
Nhánh được sự trợ giúp của phần mềm kế toán SAS. Căn cứ vào chứng từ gốc hay
bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại hợp lệ ghi vào sổ kế toán các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh theo trình tự sau:

Sơ đồ 7: Sơ đồ xử lý chứng từ.
Chứng từ gốc v bà ảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại
Chứng từ mã hóa nhập dữ liệu
v o máy tínhà
Nhật ký chung
Sổ cái t i khoà ản
Bảng cân đối thử
Chứng từ mã hóa các bút toán
điều chỉnh, kết chuyển
Bảng cân đối kế toán
ho n chà ỉnh
Bảng cân đối kế toán và
các báo cáo kế toán
Sổ chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết sổ
phát sinh
2.1.5. Đánh giá sơ bộ về kết quả hoạt động kinh doanh của Chi Nhánh từ
những năm trước đến nay.
Qua một vài năm xây dựng và trưởng thành, tập thể lãnh đạo cán bộ công
nhân viên Chi Nhánh đã từng bước khắc phục khó khăn. Cho đến nay, nhờ sự năng
động của ban lãnh đạo mà Chi nhánh đã theo kịp với sự phát triển của nền kinh tế
thị trường ngày càng trở nên vững mạnh. Chi Nhánh có số vốn: 22.380.800.000
đ
trong đó:
- Tổng tài sản thiết bị: 14.850.000.000
- Trang thiết bị văn phòng: 30.800.000
- Vốn lưu động: 7.500.000.000
Với số vốn ban đầu không nhiều so với một doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh nhiều công trình lớn, nhiều năm qua Chi Nhánh đã tăng cường tài sản cố
định cho sản xuất bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, do Nhà nước cấp thêm, vay

dài hạn ngân hàng, vốn tự bổ xung…
Những thành tích đạt được của Chi Nhánh:
+ Chi nhánh đảm bảo được nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.
+ Cơ cấu tổ chức ổn định hợp lý, luôn luôn phù hợp với yêu cầu của sản
xuất, trong đó có tổ chức hệ thống kế toán đầy đủ, chặt chẽ, có chất lượng cao,
thông qua việc tiêu chuẩn hóa cán bộ.
+ Sản lượng của Công ty tăng với tỷ lệ cao đều trong các năm, việc làm ổn
định, có nhiều hoạt động kinh tế lớn, Chi Nhánh trúng đấu thầy thi công nhiều
công trình, tạo được uy tính ngày càng cao, Chi Nhánh đã từng bước mua sắm
thêm tài sản cố định bằng các nguồn vốn tự bổ xung như: vay Dài Hạn, vay Ngân
Hàng…
+ Sản xuất kinh doanh của Chi Nhánh luôn có hiệu quả, đời sống công nhân
viên ổn định, có thu nhập tương đối cao, quy mô của công ty ngày càng phát triển.
Những mặt còn tồn tại:
- Vốn lưu động của Chi Nhánh còn thấp, tài sản cố định chưa nhiều, cơ cấu
vốn của Chi Nhánh còn ít so với các yêu cầu của Công trình của Công ty xây dựng
đòi hỏi vốn lớn.
- Hệ thống chứng từ chi phí công trình thu thập đôi khi chưa kịp thời dẫn tới
phản ánh số liệu phục vụ cho công tác quản lýkế toán và xử lý tổ chức phân tích
kết quả kinh doanh gặp nhiều khó khăn.
Phương hướng sản xuất kinh doanh trong kỳ:
+ Công ty tăng cường tìm kiếm việc làm, trong đó tập trung vào các dự án
lớn, công ty tích cực vay dài hạn Ngân hàng để tăng thiết bị, tài sản cố định phục
vụ thi công.
+ Bảo đảm các nguyên tắc tài chính chặt chẽ, kịp thời để thúc đẩy sản xuất
lao động phát triển, tăng cường củng cố lực lượng lao động, bổ xung thêm cán bộ
kỹ thuật và công nhân lành nghề.
+ Chi Nhánh tiếp tục mua sắm thêm máy móc thiết bị, đáp ứng cho yêu cầu
sản xuất kinh doanh phù hợp.
2.2. TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH.

2.2.1. Nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất ở Chi Nhánh.
Chi nhánh hạch toán chi phí sản xuất theo khoản mục gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK 621): Là chi phí các loại vật liệu
chính, vật liệu phụ, vật liệu sử dụng luân chuyển cần thiết để tạo nên sản phẩm xây
lắp.
- Chi phí nhân công trực tiếp (TK 622): Là chi phí tiền lương cơ bản, các
khoản phụ cấp lương, phụ cấp có tính chất ổn định của công nhân trực tiếp sản
xuất cần thiết để hoàn thành sản phẩm xây lắp
- Chi phí sản xuất chung: (TK 627): chi phí trực tiếp khác, chi phí cho bộ
máy quản lý tổ đội, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ.
Các khoản mục chi phí này đã được cài đặt ở danh mục “khoản mục chi phí
sản xuất” ngay từ đầu khi công ty đưa phần mềm kế toán vào sử dụng. Trong từng
khoản mục còn có chi tiết theo từng loại chi phí hoặc từng đối tượng chi tiết phục
vụ cho quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
VD: Khoản mục chi phí thi công Hồ Yên Sở.
Khoản mục Số tiền %
Chi phí NVL Trực tiếp 421.763.300 52,7
Chi phí NC trực tiếp 105.422.100 13,2
Chi phí sản xuất chung 272.458.143 34,1
Tổng cộng 799.643.543 100
2.2.2. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
Đối tượng tập hợp chi phí có liên quan trực tiếp đến tập hợp chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm xây lắp, ảnh hưởng tới tính chính xác của thông tin kế
toán cung cấp từ quá trình tập hợp chi phí. Vì vậy, xác định đối tượng tập hợp chi
phí phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của Chi Nhánh có ý nghĩa
rất lớn trong việc tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất, từ việc hạch toán ban
đầu đến tập hợp chi phí, tổ chức tổng hợp số liệu, ghi chép trên các sổ kế toán.
Tại Chi Nhánh, đối tượng tập hợp chi phí được xác định là từng công trình,
hạng mục công trình. Mỗi đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất từ khi khởi
công xây dựng đến khi hoàn thành bàn giao đều được mở chi tiết bằng việc mã hóa

và cài đặt trên máy để tập hợp chi phí sản xuất. Việc tổng hợp trên các sổ chi tiết
được tổng hợp theo từng tháng và được chi tiết theo từng khoản mục. Nếu các chi
phí liên quan trực tiếp (NVL chính…) đến các đối tượng nào, phải chỉ đích danh
đối tượng chịu chi phí. Các chi phí gián tiếp (khấu hao, chi phí sản xuất chung…)
được phân bổ cho các đối tượng theo tiêu thức phù hợp. Ví dụ: Chi Nhánh phân bổ
chi phí sản xuất chung theo tiêu thức: chi phí thi công định mức (hoặc kế hoạch);
giờ công định mức hoặc giờ công thực tế.
Như vậy trong quá tình nhập dữ liệu, người nhập phải luôn chỉ ra ngay từ
đầu chi phí phát sinh liên quan đến giá thành sản phẩm nào.
2.2.3. Kế toán chi phí nguyên vật liệu (NVL) trực tiếp.
Khoản mục chi phí NVL trực tiếp của Chi Nhánh không chỉ bao gồm chi phí
NVL dùng cho hoạt động thi công xây lắp mà còn bao gồm cả chi phí NVL, nhiên
liệu, công cụ dụng cụ dùng cho hoạt động đội máy, quản lý tổ đội sản xuất. Chi phí
NVL trực tiếp của Chi Nhánh gồm:
+ Chi phí NVL: gạch, ngói, xi măng, sắt, thép, đá, cát…
+ Chi phí vật liệu phụ: vôi, sơn, đinh, dây thừng…
+ Chi phí vật liệu kết cấu: kèo cột, khung, tấm panen đúc sẵn…
+ Chi phí công cụ dụng cụ: cốp pha, ván đóng khuôn…
+ Chi phí vật liệu trực tiếp khác…
Chi phí NVL trực tiếp chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong giá thành công trình
(từ 50%-60%). Việc hạch toán chính xác, đầy đủ chi phí NVL có tầm quan trọng
đặc biệt nhằm đảm bảo chính xác giá thành công trình xây dựng. Chi phí NVL trực
tiếp được hạch toán trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí theo giá trị thực tế của
từng loại NVL xuất dùng. Chi phí NVL phục vụ thi công xây lắp, máy thi công,
quản lý tổ đội phát sinh trong tháng được hạch toán trên TK 621 (chi phí NVL trực
tiếp). Được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình.
- TK 62101: Công trình thi công Hồ Yên Sở.
- TK 62102: Công trình thi công khu công nghiệp Giai Phạm.
…………
- TK 62106: Công trình trường mầm non Bông Sen – Hà Nam.

Chi nhánh áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho để
hạch toán chi phí NVL trực tiếp: phòng kinh tế – kỹ thuật lập dự toán và kế hoạch
thi công cho từng công trình, hạng mục công tình. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất
được giao và thực tế phát sinh tại từng thời điểm, đội trưởng các đội thi công lập
phiếu yêu cầu xuất NVL gửi cho phòng kinh tế – kỹ thuật. Phòng kinh tế – kỹ thuật
căn cứ vào dự toán công trình và tình hình thực tế, lập kế hoạch mua NVL đưa lên
giám đốc Chi Nhánh duyệt, sau đó chuyển xuống phòng kế toán để kiểm tra và đưa
sang bộ phận vật tư để mua NVL.
Căn cứ vào kế hoạch thi công và định mức sử dụng nội bộ NVL, các tổ, đội
lập giấy yêu cầu NVL, thủ trưởng đơn vị ký duyệt, bộ phận vật tư kiểm tra và lập
02 liên phiếu xuất kho rồi chuyển cho thủ kho, thủ kho ghi số thực xuất vào 02 liên
phiếu xuất: 01 liên giao cho người lĩnh vật tư, 01 thủ kho giữ để ghi thẻ kho.
Chứng từ được tập hợp và chuyển cho kế toán vật tư, kế toán vật tư nhập số liệu
vào máy ở danh mục chứng từ xuất vật tư. Kế toán tổng hợp làm nghiệp vụ tổng
hợp để nhập số liệu vào nhật ký chung, sổ cái TK 152, sổ cái, sổ chi tiết TK 621…
Trường hợp các phiếu xuất kho NVL cho một công trình phát sinh trong
tháng với số lượng nhỏ thì sẽ tổng hợp phiếu xuất kho và ghi một lần vào nhật ký
chung và các sổ liên quan.
PHIẾU XUẤT KHO Số: 110

×