Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Xử lý tình huống khai không trung thực trên hồ sơ khai thuế Thu nhập cá nhân trong chuyển nhượng bất động sản đối với Bà Lê Thị Dung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.84 KB, 17 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Luật thuế Thu nhập cá nhân ra đời đã đánh dấu sự tiến bộ vượt bậc và tạo
bước ngoặt trong lịch sử phát triển hệ thống thuế Việt Nam, nhằm đảm bảo công
bằng trong điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư trong xã hội, đảm bảo động
viên một cách hợp lý thu nhập của dân cư, khuyến khích mọi cá nhân ra sức lao
động, sản xuất kinh doanh, gia tăng thu nhập làm giàu chính đáng. Thuế Thu nhập
cá nhân khơng cịn là trách nhiệm chỉ của những người có thu nhập cao, mà về
nguyên tắc, mọi cá nhân có thu nhập đều phải thực hiện nghĩa vụ thuế. Sau nhiều
năm thực hiện, Luật Thuế thu nhập cá nhân đã góp phần đảm bảo cơng bằng trong
điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư.
Một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm đó chính là việc
hồn thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công. Luật Thuế Thu nhập cá nhân
tuy đã được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 2 thơng qua từ năm 2007, có hiệu lực
thi hành từ ngày 01/01/2009 và đã qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung. Tuy nhiên, trên
thực tế khơng ít các tổ chức, cá nhân vẫn chưa nhận thức đúng các quy định về đối
tượng là người phụ thuộc trong Luật Thuế thu nhập cá nhân, đặc biệt là đối tượng
được tính giảm trừ gia cảnh mà bản thân người nộp thuế trực tiếp ni dưỡng. Từ
đó, dẫn đến việc sai sót trong việc kê khai, thực hiện nghĩa vụ thuế. Trong khi đó
cơng tác quản lý, kiểm tra, giám sát, cập nhật thơng tin của cơ quan thuế vẫn cịn
nhiều thiếu sót, chưa chặt chẽ dẫn đến gây thất thu cho ngân sách Nhà nước. Một
thục trạng đang xảy ra là nhiều tổ chức khi cho người nộp thuế đăng ký giảm trừ
gia cảnh thì chỉ quan tâm thủ tục hồ sơ mà không xác định đối tượng mà cá nhân
người nộp thuế phải trực tiếp ni dưỡng có thỏa mãn điều kiện là cá nhân không
nơi nương tựa để xác định đủ điều kiện để người nộp thuế TNCN tính giảm trừ gia
cảnh khi tính thuế TNCN

1


Chẳng hạn, theo quy định của Luật thuế Thu nhập cá nhân và các văn bản
hướng dẫn thì thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản


gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở
duy nhất được miễn thuế. Tuy nhiên căn cứ nào để xác định đó là “nhà ở, đất ở duy
nhất” đang đánh đố người dân và cơ quan thuế. Đây là kẽ hở để những tiêu cực
trong việc thu thuế Thu nhập cá nhân qua hoạt động chuyển nhượng bất động sản
tồn tại.
Bản thân em công tác và gắn bó trong ngành thuế tuy chỉ mới được hơn 5
năm và hiện đang công tác tại Đội Tổng hợp – Nghiệp vụ - Dự toán thuộc Chi cục
Thuế thành phố Bn Ma Thuột với cơng việc chính là thực hiện thẩm định hồ sơ
xử lý vi phạm hành chính về thuế của người nộp thuế trước khi trình lãnh đạo xét
duyệt. Được sự quan tâm của lãnh đạo ngành đã tạo điều kiện cho em được tham
gia lớp Bồi dưỡng Quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên tại Đắk Lắk năm 2017 từ
ngày 25/5/2017 đến ngày 26/8/2017 do Trung tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ Tài
chính miền Trung tổ chức. Khố học này, có thể ví như một khố đào tạo ngắn hạn
nhằm nâng cao kỹ năng quản lý Nhà nước cho cán bộ, công chức ở địa phương.
Bởi lẽ, một mặt khoá học đã tập trung đi sâu trang bị những kiến thức cơ bản,
những vấn đề mang tính lý luận và những quy định mới trong chính sách của Đảng
và Nhà nước cho học viên. Mặt khác, khố học là nơi để cán bộ, cơng chức được
hướng dẫn, thực hành các kỹ năng, nghiệp vụ cần thiết có liên quan đến các nội
dung quản lý Nhà nước, đặc biệt là hướng cán bộ, cơng chức có khả năng làm việc
nhóm, làm việc độc lập một cách sáng tạo gắn với những yêu cầu của học viên.
Với những kiến thức và kỹ năng đã được trang bị ở lớp học, được sự hướng
dẫn tận tình của quý thầy, cô giáo, kết hợp với thực tiễn kinh nghiệm trong cơng
tác thì thời gian gần đây số lượng hồ sơ thẩm định xử phạt vi phạm hành chính về
thuế Thu nhập cá nhân trong lĩnh vực bất động sản có chiều hướng gia tăng và là
vấn đề nổi cộm tại Chi cục Thuế TP.Buôn Ma Thuột. Do vậy, em lựa chọn: “Xử lý
tình huống khai khơng trung thực trên hồ sơ khai thuế Thu nhập cá nhân trong
chuyển nhượng bất động sản đối với Bà Lê Thị Dung” làm nội dung cơ bản để
nghiên cứu viết bài tiểu luận cuối khóa. Tuy nhiên, thời gian nghiên cứu có hạn,
2



khả năng quan sát phân tích khơng tồn diện và sâu sắc nên tiểu luận không thể
tránh khỏi những thiếu sót, bản thân em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của
quý thầy, cô Trung tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ Tài chính miền Trung để bản
thân em được bổ sung thêm kiến thức cũng như đề tài xử lý tình huống nêu trên
được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

3


PHẦN 1: MƠ TẢ TÌNH HUỐNG
Ngày 05/7/2016, Chi cục Thuế thành phố Buôn Ma Thuột nhận được phiếu
chuyển hồ sơ số: 1609618/2016/PCTTĐC của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất
đai TP.Bn Ma Thuột để xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai của hợp đồng mua
bán tài sản ngày 08/4/2016 của bà Lê Thị Dung bán cho ông Nguyễn Xuân đối với
thửa đất số 120 (cũ: 120A), tờ bản đồ số 20, địa chỉ thửa đất: Phường Tân Lập.
TP.Buôn Ma Thuột, được UBND tỉnh Đắk Lắk cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu
nhà và quyền sử dụng đất ở số 4001010311 ngày 12/11/2003, bà Lê Thị Dung kê
khai chỉ tiêu {42} về thu nhập được miễn thuế: nhà ở và mảnh đất duy nhất trên
lãnh thổ Việt Nam trên tờ khai thuế TNCN.
Chi cục Thuế đã phát hành Thông báo số 5117/TB-CCT ngày 06/7/2016, số
thuế TNCN được miễn theo Khoản 2, Điều 4 Luật Thuế Thu nhập cá nhân là:
38.318.011 đồng.
Ngày 16/5/2017, Chi cục Thuế thành phố Buôn Ma Thuột nhận được phiếu
chuyển hồ sơ số: 1710065/2017/PCTTĐC của Chi nhánh Văn phịng đăng ký đất
đai TP.Bn Ma Thuột để xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai của hợp đồng mua
bán tài sản ngày 05/01/2017 của bà Lê Thị Dung bán cho ông Nguyễn Thành Nam
đối với thửa đất số 194, tờ bản đồ số 20 (cũ Độc Lập), địa chỉ thửa đất: Phường
Tân Lập, TP.Buôn Ma Thuột, được UBND tỉnh Đắk Lắk cấp giấy chứng nhận

quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở số 4001010115 ngày 17/10/1997.
Lãnh đạo đội Quản lý thuế TNCN, Trước bạ & Thu khác chuyển hồ sơ cho
bà Nguyễn Thị Mai – cán bộ đội Quản lý thuế TNCN, Trước bạ & Thu khác trực
tiếp xử lý hồ sơ phạt VPHC về thuế do có hành vi khai khơng trung thực trên hồ sơ
khai thuế TNCN trong hoạt động chuyển nhượng BĐS đối với bà Lê Thị Dung.
Chi cục Thuế thành phố Buôn Ma Thuột đã mời bà Lê Thị Dung lên làm
việc và gởi Thông báo số 1839/TB-CCT, ngày 06/6/2017 V/v yêu cầu ký biên bản
VPHC về thuế do có HVVP: Kê khai không trung thực trên hồ sơ khai thuế TNCN
về việc miễn thuế thu nhập cá nhân do có căn nhà và mảnh đất duy nhất trên lãnh
thổ Việt Nam đối với bà Lê Thị Dung nhưng hộ bà Dung không lên làm việc theo
thông báo của cơ quan thuế (3 lần).
4


PHẦN 2: PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
2.1. Cơ sở lý luận
- Luật thuế TNCN quy định, người có từ hai BĐS trở lên khi bán sẽ phải nộp
thuế TNCN. Điều này đồng nghĩa với việc khi một người bán BĐS duy nhất sẽ
được miễn thuế. Như vậy, luật đã quy định cụ thể đối tượng chịu thuế và miễn thuế
khi chuyển nhượng BĐS. Song, việc thu khoản thuế này đang vướng mắc. Nguyên
nhân là do ngành thuế còn lúng túng trong việc xác định đâu là BĐS duy nhất của
người chuyển nhượng. Việc xác định cá nhân nào đó bán BĐS có phải là BĐS duy
nhất hay khơng lại khơng thuộc thẩm quyền của cơ quan thuế. Trong khi đây là
điều kiện quan trọng để xác định một hợp đồng chuyển nhượng BĐS nào đó có
phải nộp thuế TNCN hay khơng?
Thực tế cũng cho thấy, nhiều hợp đồng mua, bán nhà đất hiện vẫn tồn tại
theo hình thức viết tay giữa các cá nhân, nên không đủ căn cứ pháp lý để tính thuế.
Bởi theo quy định, việc xác định căn cứ tính thuế thu nhập từ chuyển nhượng BĐS
chỉ xảy ra khi hoạt động chuyển nhượng đã được cơ quan nhà nước chứng thực.
Điều này khiến các cơ quan chức năng ở địa phương, nơi cá nhân mua bán BĐS cư

trú, khó xác định người chuyển nhượng hiện có bao nhiêu BĐS và đâu là BĐS duy
nhất.
- Theo quy định tại Tiết b.2, Điểm b, Khoản 1, Điều 3 Thông tư
111/2013/TT-BTC, ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính thì việc chứng minh đủ điều
kiện được áp dụng miễn thuế TNCN do chuyển nhượng BĐS duy nhất chủ yếu là:
“do cá nhân chuyển nhượng BĐS tự khai và chịu trách nhiệm. Nếu phát hiện
không đúng sẽ bị xử lý truy thu thuế và phạt về HVVP pháp luật thuế theo quy định
của pháp luật về quản lý thuế”. Như vậy pháp luật không quy định cụ thể NNT
phải làm thủ tục chứng minh ở cơ quan nào, khi tiến hành khai thuế, NNT chỉ cần
cam kết BĐS này là tài sản duy nhất của mình. Trách nhiệm điều tra và truy thu là
do cơ quan thuế tiến hành. Do vậy, NNT đã lợi dụng kẽ hở của quy định này để
trốn thuế.
2.2. Phân tích tình huống

5


Việc các cá nhân chuyển nhượng BĐS cố tìm mọi cách để trốn thuế TNCN
như trường hợp của bà Dung đang diễn ra hết sức phổ biến trên thực tế. Việc xác
nhận trường hợp cá nhân có tài sản duy nhất hiện nay vẫn chưa có quy định cụ thể,
thực tế rất khó có thể kiểm sốt việc sở hữu nhà ở, đất ở của người bán có phải là duy
nhất hay không nên NNT đã lợi dụng điều này để trốn thuế.
2.2.1. Hậu quả:
Hành vi trốn thuế thu nhập cá nhân trong chuyển nhượng BĐS hiện nay đã
và đang gây nhiều hậu quả không tốt cho công tác quản lý của Nhà nước về đất đai
và cho xã hội. Cụ thể:
Thứ nhất, về phía Nhà nước.
Việc ban hành và triển khai thực hiện một chính sách thuế thể hiện cách Nhà
nước sử dụng cơng cụ tài chính vào những mục tiêu nhất định như : tăng nguồn thu
cho NSNN, xây dựng thị trường BĐS minh bạch hơn…Việc các chủ thể không tự

giác kê khai để nộp thuế không chỉ gây thất thu cho NSNN mà còn khiến cho các
mục tiêu đã đề ra không thể thực hiện được, nhất là trong bối cảnh xây dựng thị
trường BĐS minh bạch, một trong 5 loại thị trường để khẳng định nền kinh tế thị
trường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam theo cam kết khi gia nhập WTO của Việt
Nam. Bên cạnh đó, việc thiếu ý thức thực hiện quy định pháp luật thuế của nhiều
cá nhân trong xã hội, vi phạm pháp luật về thuế mà không bị xử lý về lâu dài sẽ tạo
nên tâm lý, thái độ coi thường pháp luật, đi ngược lại mục tiêu xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Thứ hai, về phía xã hội.
Thuế là một nguồn thu quan trọng để tái thiết xã hội: xây dựng cơ sở hạ tầng,
phát triển nguồn nhân lực, phát triển hệ thống giáo dục, giữ gìn và phát huy các giá
trị văn hố tinh thần của dân tộc…Vì vậy, thất thu thuế sẽ trực tiếp làm giảm nguồn
thu, gây khó khăn cho tiến trình xây dựng đất nước.
2.2.2. Nguyên nhân:
* Nguyên nhân khách quan:
Nguyên nhân khách quan dẫn đến tình huống trên là bắt nguồn từ các yếu tố
sau:
6


Thứ nhất, sự thiếu chặt chẽ trong các quy định về đối tượng phải nộp thuế
TNCN trong chuyển nhượng BĐS.
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 4 Luật thuế TNCN số 04/2007/QH12 thì
thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của
cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất sẽ được miễn
thuế. Tuy nhiên, văn bản pháp luật lại không quy định rõ phải chứng minh nhà ở,
đất ở duy nhất mà chỉ cần cam kết BĐS này là tài sản duy nhất của mình. Do đó,
bà Dung đã lợi dụng kẽ hở này của pháp luật để trốn thuế.
Điều đó cho thấy, việc pháp luật cho phép người chuyển nhượng BĐS tự
khai và chịu trách nhiệm về tính trung thực khi kê khai của mình, kết hợp với các

quy định liên quan đến đối tượng không phải nộp thuế TNCN khi chuyển nhượng
BĐS đã tạo nên kẽ hở để cho các cá nhân chuyển nhượng BĐS lợi dụng trốn thuế.
Mặt khác, trách nhiệm về tính trung thực khi kê khai của người phải nộp thuế chỉ
được quy định một cách chung chung, khơng có cơ chế để kiểm tra, giám sát để xử
lý khi khai không đúng sự thật.
Thứ hai, những hạn chế về năng lực quản lý thông tin cá nhân của các cơ
quan quản lý nhà nước, trong đó có ngành thuế.
Trong bối cảnh hệ thống thông tin quản lý cá nhân của các cơ quan quản lý
nhà nước, trong đó có ngành thuế cịn chưa đáp ứng được u cầu; nhất là các
thơng tin có liên quan đến quỹ đất và quyền sử dụng đất trên thực tế của các cá
nhân, tổ chức tại từng địa phương chưa hợp nhất trên phạm vi cả nước thì việc
kiểm tra, đối chiếu thường cần nhiều thời gian, hoặc thậm chí khơng có thơng tin
để kiểm tra. Vì vậy, các ngành chức năng chưa thể kiểm sốt được từng cá nhân có
bao nhiêu nhà ở, đất ở và các loại đất khác, nên khơng ít người có nhiều nhà ở, đất
ở khi chuyển nhượng sẵn sàng kê khai là tài sản duy nhất để không phải nộp thuế.
Đây là kẽ hở để những tiêu cực trong việc thu thuế TNCN trong hoạt động chuyển
nhượng BĐS tồn tại.
* Nguyên nhân chủ quan:
Thứ nhất, lợi ích kinh tế thu được từ hành vi trốn thuế của người chuyển
nhượng.
7


Người chuyển nhượng quyền sử dụng đất là người tìm đến các lợi ích kinh
tế từ việc chuyển nhượng, đây chính là mục tiêu tối cao của họ. Vì vậy, họ không
chỉ mong muốn chuyển nhượng được giá trị quyền sử dụng đất với giá càng cao
càng tốt mà còn mong muốn trốn được thuế của Nhà nước nếu có thể. Do đó, nếu
pháp luật có kẽ hở, họ sẵn sàng lợi dụng điều đó để chọn cách nộp thuế có lợi nhất
cho mình.
Thứ hai, ý thức chấp hành pháp luật về thuế và tự giác nộp thuế của người

dân chưa cao.
Đại đa số người dân đều chỉ nghĩ đến lợi ích của mình mà khơng hề quan
tâm đến mục đích của các chính sách thuế của Nhà nước đều nhằm xây dựng Nhà
nước và kiến thiết xã hội ngày càng giàu mạnh hơn.
Thứ ba, những vướng mắc từ phía cơ quan thuế.
Các khó khăn hiện nay xuất phát từ việc hệ thống đăng ký đất đai của chúng
ta chưa kiểm sốt được một người hiện có bao nhiêu BĐS. Vì vậy, cơ quan thuế
chưa xác định được những trường hợp có hai BĐS trở lên có chuyển nhượng nhà
đất mà trốn thuế. Một khó khăn nữa là nếu một người có nhiều BĐS ở các địa
phương khác nhau, việc kê khai trốn thuế hồn tồn có thể xảy ra. Với thực trạng
hệ thống đăng ký đất đai ở nước ta chưa kiểm sốt được một người có bao nhiêu
BĐS, việc thu đúng, thu đủ khoản thuế này vẫn còn nhiều lỗ hổng.

8


PHẦN 3: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
3.1. Mục tiêu giải quyết tình huống:
Mục tiêu xử lý tình huống trốn thuế trong chuyển nhượng BĐS hiện nay là
trên cơ sở phân tích các khía cạnh pháp lý trong hành vi của các chủ thể, nguyên
nhân, hậu quả đối với xã hội để xây dựng phương án, phân tích và lựa chọn
phương án tốt nhất cho việc giải quyết tình huống đã đề ra. Việc xử lý tình huống
nhằm đạt được các mục tiêu sau:
- Xử lý đúng HVVP theo quy định của pháp luật, đảm bảo các quyền và lợi
ích chính đáng của người dân, phải đảm bảo chính xác, khách quan, trung thực,
cơng khai, dân chủ, kịp thời, đúng nội dung, đối tượng.
- Thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan Nhà
nước, thực hiện tốt công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan.
- Răn đe đối với hành vi của các chủ thể khác khi chấp hành các quy định
của pháp luật về thuế TNCN.

- Nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật, thực hiện đúng nghĩa vụ nộp
NSNN của NNT.
3.2. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống:
3.2.1. Cơ sở giải quyết tình huống:
- Trong tình huống này tại thời điểm ký hợp đồng mua bán tài sản ngày
08/4/2016 đối với thửa đất số 120 (cũ 120A), tờ bản đồ số 20, địa chỉ thửa đất:
Phường Tân Lập, TP.Bn Ma Thuột thì bà Lê Thị Dung đã được UBND tỉnh Đắk
Lắk cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở số 4001010115
ngày 17/10/1997 đối với thửa đất số 194, tờ bản đồ số 20 (cũ Độc Lập), địa chỉ
thửa đất: Phường Tân Lập, TP.Buôn Ma Thuột nên việc bà Dung kê khai chỉ tiêu
{42} về thu nhập được miễn thuế: Nhà ở và mảnh đất duy nhất trên lãnh thổ Việt
Nam là sai quy định. Bà Lê Thị Dung đã có hành vi khai khơng trung thực trên hồ
sơ khai thuế TNCN trong hoạt động chuyển nhượng BĐS nhằm chiếm đoạt tiền
thuế của Nhà nước. HVVP Khoản 4, Điều 103, xử phạt theo Điều 108 Luật Quản
lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006.

9


- Tại Khoản 2, Điều 58 Luật Xử lý VPHC số 15/2012/QH13, ngày
20/6/2012 quy định: “Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm khơng
có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà khơng
ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi
xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến”; Khoản 3, Điều 58 Luật Xử lý
VPHC số 15/2012/QH13, ngày 20/6/2012 quy định: “Nếu người vi phạm, đại diện
tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị
thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản”. Như
vậy, căn cứ các quy định trên, mặc dù bà Dung không lên làm việc theo thơng báo
của Chi cục Thuế để ký biên bản thì Chi cục Thuế vẫn lập biên bản VPHC để xử lý
theo quy định.

3.2.2. Phân tích lựa chọn phương án giải quyết:
* Phương án 1:
- Nội dung phương án:
+ Bà Lê Thị Dung khai không trung thực trên hồ sơ khai thuế TNCN, được
xác định là hành vi gian lận thuế, vi phạm Khoản 4, Điều 103, xử phạt theo Điều
108 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006.
+ Mặc dù đã có Thơng báo của cơ quan thuế mời bà Dung lên làm việc và
ký biên bản VPHC về thuế nhưng bà Dung khơng chấp hành. Do đó, vẫn tiến hành
lập biên bản VPHC về thuế do có HVVP: Kê khai không trung thực trên hồ sơ khai
thuế TNCN về việc miễn thuế thu nhập cá nhân do có căn nhà và mảnh đất duy
nhất trên lãnh thổ Việt Nam đối với bà Lê Thị Dung và đề xuất có 1 tình tiết tăng
nặng: NNT sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che dấu VPHC.
+ Theo quy định tại Khoản 2, Điều 11 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày
16/10/2013 của Chính phủ thì phạt tiền 1,5 lần tính trên số tiền thuế trốn, gian lận
đối với người nộp thuế khi có hành vi khai khơng trung thực làm giảm số thuế phải
nộp trong trường hợp: vi phạm lần đầu có tình tiết tăng nặng.
+ Căn cứ Điểm c, Khoản 2, Điều 3 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày
16/10/2013 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng
chế thi hành quyết định hành chính thuế thì đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế:
10


Phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn, gian lận. Mức phạt tiền quy định tại Điều 11
Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với người nộp thuế là tổ chức, mức
phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt áp dụng đối với tổ chức.
Xét nội dung vi phạm, Đội Quản lý thuế TNCN, Trước bạ & Thu khác đề
xuất truy thu thuế, phạt 0,75 lần tính trên số tiền thuế trốn, gian lận, có 1 tình tiết
tăng nặng: sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che dấu VPHC. Cụ thể như
sau:
Số tiền truy thu thuế TNCN:


38.318.011 đồng;

Số tiền xử phạt:

28.738.508 đồng;

Tổng số thuế truy thu và phạt:

67.056.519 đồng.

- Ưu điểm của phương án:
+ Có số tiền huy động vào NSNN lớn.
+ Có tính răn đe NNT.
- Nhược điểm của phương án:
+ Khâu thiết lập hồ sơ chưa đủ căn cứ pháp lý vì khơng có chữ ký của người
vi phạm trong biên bản VPHC, dễ dẫn đến trường hợp NNT kiện ngược lại cơ quan
thuế.
+ Mang tính áp đặt một chiều (cán bộ thuế chưa xác định rõ nguyên nhân vì
sao người vi phạm khơng lên làm việc theo thông báo).
+ Thiếu sự phối hợp giữa cơ quan thuế và chính quyền địa phương.
+ Khơng giải quyết triệt để được các nguyên nhân dẫn đến vi phạm.
* Phương án 2:
- Nội dung phương án:
+ Bà Lê Thị Dung khai không trung thực trên hồ sơ khai thuế TNCN, được
xác định là hành vi gian lận thuế, vi phạm Khoản 4, Điều 103, xử phạt theo Điều
108 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006.
+ Tại Khoản 2, Điều 58 Luật Xử lý VPHC số 15/2012/QH13, ngày
20/6/2012 của Quốc hội quy định: “Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi
phạm khơng có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách

quan mà khơng ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính
11


quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến”. Trong trường
hợp này bà Lê Thị Dung không lên làm việc và ký vào biên bản VPHC theo thơng
báo của cơ quan thuế; do đó cán bộ đội Quản lý thuế TNCN, Trước bạ & Thu khác
đã phối hợp với UBND phường Tân Lập, TP.Buôn Ma Thuột đến địa chỉ đăng ký
của người vi phạm để xác nhận thì được biết gia đình bà Dung đang có tang nên dù
nhận được Thơng báo của cơ quan thuế nhưng không thể lên làm việc như lịch hẹn.
+ Bà Nguyễn Thị Mai – Cán bộ Đội Quản lý thuế TNCN, Trước bạ & Thu
khác tiến hành lập biên bản VPHC về thuế do có HVVP: Kê khai khơng trung thực
trên hồ sơ khai thuế TNCN về việc miễn thuế thu nhập cá nhân do có căn nhà và
mảnh đất duy nhất trên lãnh thổ Việt Nam đối với bà Lê Thị Dung, khơng có tình
tiết tăng nặng, giảm nhẹ (việc khơng lên ký biên bản là có lý do khách quan: gia
đình có tang).
+ Căn cứ Điểm c, Khoản 2, Điều 3 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày
16/10/2013 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng
chế thi hành quyết định hành chính thuế thì đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế:
Phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn, gian lận. Mức phạt tiền quy định tại Điều 11
Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với người nộp thuế là tổ chức, mức
phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt áp dụng đối với tổ chức.
Xét nội dung vi phạm, Đội Quản lý thuế TNCN, Trước bạ & Thu khác đề
xuất truy thu thuế, phạt 0,5 lần tính trên số tiền thuế trốn, gian lận, khơng có tình
tiết tăng nặng, giảm nhẹ. Cụ thể như sau:
Số tiền truy thu thuế TNCN:

38.318.011 đồng;

Số tiền xử phạt:


19.159.005 đồng;

Tổng số thuế truy thu và phạt:

57.477.016 đồng.

- Ưu điểm của phương án:
+ Xử lý đúng HVVP theo quy định của pháp luật, đúng thẩm quyền của cơ
quan chức năng.
+ Thiết lập hồ sơ chặt chẽ.
+ Có tính răn đe NNT.

12


+ Thực hiện tốt công tác phối hợp giữa cơ quan thuế với các cơ quan liên
quan trong giải quyết vụ việc.
- Nhược điểm của phương án:
+ Chưa giải quyết triệt để được các nguyên nhân dẫn đến vi phạm.
* Lựa chọn phương án:
Từ nội dung và những phân tích về ưu, nhược điểm của các phương án trên,
theo em nên lựa chọn phương án thứ hai, đó là phương án khả thi nhất, đảm bảo
được các mục tiêu đã đề ra ở phần trước, tổng hợp được một số ưu điểm và khắc
phục được hạn chế ở phương án cịn lại. Chính điều này cho phép giải quyết tình
huống được nhanh chóng, linh hoạt trên cơ sở đảm bảo quy định của pháp luật.
- Sau khi ký biên bản, hoàn chỉnh hồ sơ, đội Quản lý thuế TNCN, Trước bạ
& Thu khác chuyển đội Tổng hợp – Nghiệp vụ - Dự tốn thẩm định theo quy trình.
- Chi cục Thuế TP.Buôn Ma Thuột ban hành Quyết định xử lý VPHC về
thuế đối với bà Lê Thị Dung do kê khai không trung thực trên hồ sơ khai thuế

TNCN với số tiền thuế TNCN truy thu là: 38.318.011 đồng và số tiền phạt:
19.159.005 đồng, tổng số tiền truy thu thuế TNCN và xử phạt về thuế là:
57.477.016 đồng và chậm nhất trong 10 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định xử
lý, bà Lê Thị Dung phải nộp tiền vào NSNN.

13


PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận:
Việc giải quyết tình huống theo phương án đã chọn đã đáp ứng được các
mục tiêu giải quyết tình huống đã đề ra là: xử lý đúng hành vi vi phạm theo quy
định của pháp luật; thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ
quan Nhà nước; có tác dụng răn đe đối với hành vi của các chủ thể khác khi chấp
hành các quy định của pháp luật về thuế Thu nhập cá nhân; nâng cao ý thức tự giác
chấp hành pháp luật, thực hiện đúng nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước của người
nộp thuế. Tuy nhiên, việc xử lý này vẫn chưa giải quyết triệt để được các nguyên
nhân dẫn đến hành vi vi phạm của người nộp thuế.
Qua phân tích tình huống trên, có thể nhận thấy chính sách pháp luật thuế
Thu nhập cá nhân vẫn cịn nhiều bất cập, chưa hồn chỉnh. Cụ thể Luật Thuế thu
nhập cá nhân năm 2007 đã quy định: Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử
dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ
có một nhà ở duy nhất thì được miễn thuế; đồng thời người chuyển nhượng bất
động sản tự khai và chịu trách nhiệm về tính trung thực khi kê khai của mình. Để
được miễn thuế, bên chuyển nhượng phải cam kết và chịu trách nhiệm trước pháp
luật về nội dung cam kết tài sản chuyển nhượng quyền sử dụng đất là tài sản duy
nhất. Nếu bị phát hiện khai báo không trung thực họ sẽ bị xử lý theo quy định của
Luật Quản lý thuế. Quy định là vậy nhưng trước thực tế là hiện nay việc quản lý
đất đai không thống nhất, không đầy đủ và cục bộ, cơ sở dữ liệu về đất đai chưa
được thiết lập một cách có hệ thống từ trung ương đến địa phương, việc quản lý

thông tin còn nhiều hạn chế. Hệ quả là việc tra cứu, kiểm tra thơng tin để có căn cứ
kiểm sốt và xử phạt đối với các trường hợp khai man trốn thuế là khơng thực hiện
được. Vì vậy nếu chủ sử dụng đất cố tình gian dối, cơ quan Nhà nước cũng chưa có
biện pháp hữu hiệu để quản lý. Hiện nay trách nhiệm theo dõi các trường hợp đã
được miễn thuế lần 1 cũng chưa được quy định cụ thể rõ ràng.
Qua phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác quản lý thu thuế Thu nhập cá
nhân trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, em đã mạnh dạn phân tích tình huống
“Xử lý tình huống khai khơng trung thực trên hồ sơ khai thuế Thu nhập cá
14


nhân trong chuyển nhượng bất động sản đối với Bà Lê Thị Dung” . Và có một
số kiến nghị nhằm tạo điều kiện cho việc thực hiện chính sách thuế của tồn Ngành
thuế nói chung và ở Chi cục Thuế thành phố Bn Ma Thuột nói riêng đạt hiệu quả
cao hơn trong công tác quản lý thu thuế Thu nhập cá nhân trong lĩnh vực chuyển
nhượng bất động sản.
4.2. Kiến nghị:
4.2.1. Đối với Nhà nước:
- Cần đổi mới và tăng cường hiệu lực của hoạt động quản lý nhà nước về đất
đai. Trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay, việc ghi nhận thông
tin về đất đai cần được cơng nghệ hóa và có sự kết nối thơng suốt về dữ liệu thơng
tin địa chính trên toàn quốc.
- Phải xây dựng và quản lý hệ thống thơng tin cá nhân đầy đủ tồn diện, trên
cơ sở đó giữa ngành thuế và ngành tài ngun - mơi trường kết nối mạng thông tin
thống nhất trên phạm vi toàn quốc để quản lý được việc sở hữu BĐS chi tiết của
từng cá nhân. Từ đó, chống được sự khai man là tài sản duy nhất trong chuyển
nhượng BĐS để được miễn thuế.
- Tăng cường chỉ đạo các cấp, các ngành, các cơ quan quản lý nhà nước
chuyên ngành cần thực hiện tốt quy chế phối hợp với nhau, tránh chồng chéo, tạo
điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về pháp luật thuế và nghĩa vụ
nộp NSNN đến tất cả các cơ quan, doanh nghiệp và mọi người dân để nâng cao ý
thức tự giác, đảm bảo mỗi người đều có nhận thức đúng đắn về thuế và trách
nhiệm nộp thuế để xây dựng đất nước.
4.2.2. Đối với cơ quan thuế:
- Cần phát hiện và xử lý nghiêm các HVVP pháp luật về thuế TNCN nhằm
ngăn ngừa và hạn chế các hành vi khai man, trốn thuế, không thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ ngân sách với Nhà nước.
- Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về thuế và nghĩa vụ nộp
NSNN tới đông đảo người dân, các ban ngành có liên quan để giúp họ nắm và hiểu
về các quy định pháp luật. Tích cực hỗ trợ, hướng dẫn NNT trong việc kê khai,
15


tính thuế. Từ đó người nộp thuế tự giác cung cấp thông tin cho cơ quan thuế, phối
hợp chặt chẽ với cơ quan thuế để quản lý thuế theo đường lối chính sách của Đảng
và Nhà nước; lên án phê phán các hiện tượng trốn thuế, gian lận về thuế.
- Không ngừng đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn và củng cố
kiện toàn bộ máy ngành thuế từ Trung ương đến địa phương.
- Mỗi cán bộ thuế phải giữ vững phẩm chất, đạo đức, tự nghiên cứu, nắm
vững pháp luật và nghiệp vụ quản lý thu thuế, sử dụng thành thạo các công cụ,
phượng tiện quản lý, có năng lực tốt, đồng thời bằng kinh nghiệm và kỹ năng quản
lý chuyên sâu, phải chủ động đề xuất ngay các giải pháp ứng phó trong mọi tình
huống.
- Hiện đại hố cơng tác quản lý thuế bằng tin học để giảm thiểu các công
việc xử lý sự vụ hàng ngày của cán bộ quản lý, giúp cho công tác phân tích, khai
thác thơng tin về NNT được thuận tiện, dễ dàng nhằm phát hiện NNT có biểu hiện
khai man trốn thuế nhằm chiếm đoạt tiền thuế Nhà nước.
- Trong q trình xử lý, u cầu cần có sự áp dụng linh hoạt các quy phạm
pháp luật cũng như các văn bản dưới luật, để nhanh chóng giải quyết tình huống.

- Xóa bỏ mọi thủ tục hành chính thuế khơng cần thiết, gây phiền hà, tốn kém
cho NNT; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho NNT kê khai, nộp thuế kịp thời và giảm
chi phí tuân thủ thuế; nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ NNT để nâng cao tính tự
giác trong việc tuân thủ các pháp luật thuế.
- Thực hiện tốt công tác phối hợp với các cơ quan hữu quan.
4.2.3. Đối với các cơ quan hữu quan:
Các cơ quan hữu quan cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa cùng với cơ quan thuế
trong việc quản lý thuế, tạo điều kiện tốt nhất để hoàn thành nhiệm vụ Nhà nước
giao.
4.2.4. Đối với người nộp thuế:
- Chủ động nghiên cứu, cập nhật thường xuyên các thông tin pháp luật thuế
trên các phương tiện truyền thông như sách, báo, đài, ti vi, mạng internet,… để
hiểu rõ các quy định pháp luật về thuế.

16


- Nâng cao nhận thức về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với việc nộp
thuế để xây dựng đất nước, tránh tình trạng hiểu sai dẫn đến tâm lý tiêu cực và có
hành vi trốn thuế, gian lận thuế gây thất thoát cho NSNN.
Trên đây là một số kiến nghị của em trong việc quản lý thu thuế TNCN đối
với hoạt động chuyển nhượng BĐS là tài sản duy nhất. Với lượng thời gian có hạn,
trình độ và kinh nghiệm thực tế cịn hạn chế do đó tiểu luận tình huống của em
khơng tránh khỏi những khiếm khuyết. Kính mong sự quan tâm, giúp đỡ của q
thầy, cơ. Một lần nữa, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quý thầy, cô đã trang
bị cho em những kiến thức cơ bản trong công tác quản lý thuế, cảm ơn cơ quan
thuế đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành tiểu luận này./.
HỌC VIÊN THỰC HIỆN

Nguyễn Ngọc Ánh Nguyệt


17



×