Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Giáo trình nhập môn việt nam học dành cho sinh viên chuyên ngành việt nam học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (502.74 KB, 48 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
F7G

GIÁO TRÌNH

NHẬP MÔN VIỆT NAM
HỌC
(Dành cho sinh viên chuyên ngành Việt Nam học)

PGS.TS. CAO THẾ TRÌNH

2005


Nhập môn Việt Nam học

-1-

MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................- 1 NHẬP MÔN VIỆT NAM HỌC ........................................................................- 2 1. Thuật ngữ “Việt Nam học”...........................................................................- 3 2. Đối tượng nghiên cứu của Việt Nam học ......................................................- 4 3. Chức năng, nhiệm vụ của Việt Nam học ......................................................- 9 3.1. Chức năng. ...........................................................................................- 9 3.2. Nhiệm vụ .............................................................................................- 15 4. Phương pháp nghiên cứu của Việt Nam học ...............................................- 23 5. Vị trí của Việt Nam học trong hệ thống các ngành khoa học .....................- 25 5.1. Mối quan hệ giữa Việt Nam học với các ngành khoa học tự nhiên .....- 25 5.2. Mối quan hệ giữa VNH với các ngành khoa học xã hội-nhân văn khác lấy
Việt Nam làm đối tượng khảo sát. ..............................................................- 27 5.3. Mối quan hệ giữa Việt Nam học với các ngành khoa học về khu vực và
các nước láng giềng (Đông phương học, Đông Nam Á học, Trung Quốc học,
Thái học...)..................................................................................................- 30 6. Sơ lược về sự phát triển và triển vọng của ngành Việt Nam học ................- 31 7. Giới thiệu Chương trình đào tạo ngành Việt Nam học...............................- 36 8. Một vài gợi ý về phương pháp học tập - nghiên cứu ngành Việt Nam học ở
trường đại học .................................................................................................- 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH .................................................................- 47 -

PGS.TS. Cao Thế Trình
học

Khoa Việt Nam



Nhập môn Việt Nam học

-2-

NHẬP MÔN VIỆT NAM HỌC
Trong khuôn khổ của một giáo trình nhập môn của một chuyên
ngành đào tạo, chúng tôi sẽ đề cập tới những vấn đề sau đây:
1. Việt Nam học là gì ? (thuật ngữ)
2. Việt Nam học nghiên cứu cái gì ? (đối tượng nghiên cứu)
3. Việt Nam học có tác dụng gì đối với cuộc sống hôm nay và ngày
mai ?
(chức năng, nhiệm vụ)
4. Phương pháp nghiên cứu của Việt Nam học
5.Vị trí của Việt Nam học trong hệ thống các ngành khoa học (mối
quan hệ giữa Việt Nam học với các ngành khoa học khác)
6. Sơ lược về ngành Việt Nam học ở nước ta cũng như trên Thế giới
và triển vọng của nó.
7. Giới thiệu chương trình đào tạo ngành Việt Nam học.
8. Một vài gợi ý về phương pháp học tập-nghiên cứu ngành học
Đây là một giáo trình hoàn toàn mới mẻ không những đối với
chúng tôi mà còn đối với ngành Việt Nam học nước nhà nói chung; do vậy,
những trao đổi trong các phần mục dưới đây có thể chưa thật sự hoàn hảo,
đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của một giáo trình mở đầu cho một lónh vực
khoa học có một nội dung quảng bác như Việt Nam học. Vì vậy, chúng tôi
rất mong nhận được sự góp ý phê bình của độc giả, nhất là của các vị đồng
nghiệp và anh chị em sinh viên ngành Việt Nam học về lónh vực đào tạo mới
mẻ này.

PGS.TS. Cao Thế Trình
học


Khoa Việt Nam


Nhập môn Việt Nam học

-3-

1. Thuật ngữ “Việt Nam học”
Thoạt tiên, thuật ngữ “Việt Nam học”(VNH) xuất hiện trong các
ngôn ngữ Âu-Mỹ từ những thập niên 30 của thế kỷ XX. Đó là: Études
Viêtnamiens trong francais, Vietnamese studies trong English,
Viêtnamôvezenhie trong Russan,
trong tiếng Hán, tiếng Nhật...
và sau rốt mới là trong tiếng Việt. Nói một cách khác, người Việt đã “dịch”
một thuật ngữ khoa học về đất nước-dân tộc mình từ các ngôn ngữ ngoại
quốc. Mới nghe qua, điều tưởng chừng như là một nghịch lý, thậm chí là một
sự “trớ trêu” nào đó, thực ra cũng rất hợp lý. Chính nhu cầu hiểu biết về đất
nước, con người, lịch sử, văn hóa... Việt Nam ở nước ngoài, nhất là với
những quốc gia đã từng có quan hệ chặt chẽ với Việt Nam (kể cả quan hệ
thù địch, tiêu cực, lẫn quan hệ hợp tác-hữu nghị, tích cực) trong nhiều trường
hợp, còn bức xúc hơn ngay chính chúng ta; bởi muốn đạt được hiệu quả
trong các quá trình xâm lược, nô dịch hay hợp tác-hữu nghị trước đây, cũng
như trong các mối quan hệ hợp tác, trao đổi hiện nay, họ không thể không
hiểu biết về Việt Nam.
Đến lượt mình, thuật ngữ “Việt Nam học” lại được diễn đạt dưới
một cái vỏ ngữ âm Hán -Việt (PGS. Nguyễn Duy Hinh đề nghị nên gọi là
cách đọc Việt-Hán[1]). Tuy nhiên, trong các bộ từ điển bách khoa mà chúng
tôi có được, mục từ này chưa có. Nếu hiểu theo lối “duy danh định nghóa”,
Việt Nam học là (khoa) học về Việt Nam. Cách hiểu này hiển nhiên là không

sai, song nó chung chung quá, chưa nêu bật được đối tượng và mục đích của
lónh vực khoa học này, bởi vậy chúng tôi đưa ra một định nghóa cho thuật
ngữ này như sau:
Việt Nam học (VNH) là một lónh vực khoa học (hay một tập hợp các
ngành khoa học) chuyên nghiên cứu về đất nước, con người Việt Nam trên mọi
bình diện từ địa lý, ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa... cho tới phong tục, tập quán
và lối sống. Mục đích của sự nghiên cứu đó là nhằm đem lại những hiểu biết
toàn diện về Việt Nam, phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước ngày một phồn
thịnh và tăng cường khả năng giao lưu-hội nhập quốc tế.

PGS.TS. Cao Thế Trình
học

Khoa Việt Nam


Nhập môn Việt Nam học

-4-

2. Đối tượng nghiên cứu của Việt Nam học
2.1. Trong phần định nghóa, chúng tôi đã nêu lên được đối tượng
nghiên cứu của VNH là đất nước và con người Việt Nam trên mọi bình diện
từ ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa... cho đến phong tục-tập quán và ứng xử thường
nhật (ways of life). Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở một phát biểu ngắn gọn
như vậy, hẳn sẽ có sự nhập nhằng giữa đối tượng nghiên cứu của VNH với
đối tượng nghiên cứu của những lónh vực khoa học cụ thể về Việt Nam; và
phải chăng, VNH là một phép cộng giản đơn giữa các lónh vực khoa học về
Việt Nam (VNH = Địa Lý Việt Nam + Lịch sử Việt Nam + Văn học Việt Nam,
+ Tiếng Việt...). Hiển nhiên là không quan niệm một cách máy móc, thô sơ

như vậy được. Không thể phủ nhận mối quan hệ qua lại, gắn bó giữa đối
tượng nghiên cứu của VNH với các ngành khoa học cụ thể khi lấy Việt Nam
làm đối tượng khảo sát, song với tư cách là một lónh vực nghiên cứu chuyên
biệt, VNH có có tính độc lập tương đối của nó, chí ít là trên bình diện lý
thuyết, cũng có thể chỉ ra sự khác biệt giữa những lónh vực khoa học này.
2.2. Trước hết, cần khẳng định những kết quả nghiên cứu của VNH là
kết quả tổng hợp của nhiều lónh vực khoa học khác nhau. Ở đây, chúng tôi
đặc biệt nhấn mạnh chữ “tổng hợp”. Tổng hợp không phải là tổng số (∑) của
những tham số đơn lẻ cộng lại mà là sự kết tinh của những giá trị để tạo ra
một giá trị mới với
________________
[1]. Xem: Nguyễn Duy Hinh. Hệ tư tưởng trước Lý. Nghiên cứu Lịch sử số 5+6, 1987,
tr.55.

những diện mạo, sắc màu riêng của nó. Có thể so sánh sự tổng hợp này với
việc loài ong hút mật từ những loài hoa khác nhau để tạo nên một loại mật
đặc biệt - mật ong. Ngược lại, sẽ là không đúng nếu như xem VNH là “một
tý Văn + một tý Sử + một tý Địa + ...”. Có thể so sánh cách hiểu sai lệch đó
với việc một số người có ý tưởng “điều chế nước dừa nhân tạo” bằng cách
phân xuất các thành phần tạo nên nước dừa, rồi sau đó - dùng các đơn chất
riêng lẻ ấy pha trộn với nhau theo đúng tỷ lệ và kết quả đã không như họ
mong muốn. Tương tự, người ta khó lòng tạo ra được “mật gấu nhân tạo” hay
mô phỏng các sản phẩm từ tự nhiên khác theo hướng tư duy máy móc và
thiển cận như vậy.
Cái chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là, khác với các nhà địa lý, sử
học, ngôn ngữ học... những nhà nghiên cứu VNH phải từ kết quả của các lónh
vực khoa học lấy Việt Nam làm đối tượng khảo sát làm toát lên được bản sắc
văn hóa Việt Nam. Nói một cách khác, VNH phải là sự thăng hoa từ những
“nguyên-vật liệu” do các ngành khoa học cụ thể khác tạo ra[1].


PGS.TS. Cao Thế Trình
học

Khoa Việt Nam


Nhập môn Việt Nam học

-5-

2.3. Một nét đặc trưng trong đối tượng nghiên cứu của VNH là: các
ngành khoa học cụ thể khi lấy Việt Nam làm đối tượng nghiên cứu thường
xuất phát từ những tiêu chí riêng của bản thân các ngành đó để xem xét,
bình giải, đánh giá..., còn VNH lại lấy đất nước, con người, văn hóa Việt
Nam làm hệ quy chiếu[2] . Xin đưa ra dưới đây một vài dẫn dụ.
______________
[1]. Xin đưa ra một sự so sánh đơn giản về sự thăng hoa: Từ gạo có thể nấu
thành cơm, thành cháo, làm thành bún… nhưng nếu ủ men, sau đó thêm nước ủ
tiếp rồi cất lên, chúng ta sẽ có một chất mới – C2H5OH – rượu. Có thể xem rượu
là sự thăng hoa của gạo, uống tới một mức nào đó, người ta sẽ cảm thấy hưng
phấn khác thường – một điều không xảy ra ở các chế phẩm khác cũng từ gạo,
cho dù có thể ăn tới 10 bát cơm hay 15 tô cháo, 20 bát bún…
[2]. Hệ quy chiếu là một hệ thống quan điểm, tiêu chí để nhìn nhận, đánh giá sự
vật, hiện tượng. Thí dụ: trong hình học Ơclit (hình học phẳng), tổng các góc trong
của một tam giác là 1800, nhưng trong hình học Lôbsépxki (hình học không
gian), thì chưa hẳn đã là như vậy. Hoặc giả, nhân vật Tấm trong truyện cổ Tấm
Cám vẫn có những cách đánh giá khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Theo quan
điểm của các nhà nghiên cứu fonklore, Tấm là hiện thân của sự hiền thảo, nết
na…, nhưng theo cách nhìn của một số nhà Luật học, Tấm là tội phạm hình sự –
cố ý giết người bằng biện pháp dã man (tắm nước sôi, làm mắm)… Một thí dụ

khác: Trong văn học, trăng là một nguồn cảm hứng bất tận của thi ca, nơi có
cung Quảng Hàn và vị nữ chủ nhân xinh đẹp – Hằng Nga, nơi có cây đa, chú
Cuội…; song với các nhà nghiên cứu Vật lý địa cầu, trăng quả là đáng sợ – ban
ngày nóng tới hơn 1000C, còn ban đêm lại lạnh tới – hơn 1000 dưới 0, là nơi
không có một sinh vật nào có khả năng tồn tại. Trăng còn là nguồn gốc tạo nên
những mùa đông lạnh buốt ở khu vực 2 đầu cực và nhiều căn bệnh ở người, gia
súc…, bởi vậy có không ít các nhà khoa học Nga, Mỹ lên tiếng đòi phá hủy mặt
trăng…

Các nhà nghiên cứu văn học dân gian thường cho câu chuyện Ngưu
Lang-Chức Nữ là thuộc kho tàng văn học dân gian của người Hán; thế nhưng
GS. Trần Quốc Vượng cho rằng câu chuyện đó phải có nguồn gốc phương
Nam (chí ít cũng là từ miền Nam sông Trường Giang) - nơi hàng năm vẫn
xẩy ra hiện tượng mưa ngâu tháng Bảy - một hiện tượng thời tiết không hề
bắt gặp trên địa bàn sinh tụ của người Hán. Nhờ có hệ thống văn tự hoàn
thiện sớm, người Hán đã ghi chép và “nhận xằng” là của họ - một hiện
tượng “vi phạm tác quyền” đối với các cư dân phương Nam (!) Tương tự như
vậy, nhiều nhà khoa học cũng cho rằng, Thần Nông có “quê” ở phương Nam,
chứ không phải ở phương Bắc (căn cứ và trật tự ngữ pháp trong tên gọi vị
Thần này). Đi xa hơn nữa, PGS., TSKH. Trần Ngọc Thêm còn xem cả chữ
Nho, Hàø đồ lạc thư, thậm chí kinh Dịch... đều là những sáng tạo của những cư
dân trồng lúa nước phương Nam.

PGS.TS. Cao Thế Trình
học

Khoa Việt Nam


Nhập môn Việt Nam học


-6-

Trong quá trình khảo sát các loại hình nhà công cộng truyền thống
ở các tộc người bản địa khu vực Đông Nam Á, chúng tôi cho rằng đình làng
là một hiện tượng văn hóa Việt, mặc dầu loại hình kiến trúc này vẫn được
chép bằng chữ Hán ( ) và có không ít nhà nghiên cứu đã gắn sự ra đời của
nó với sự khẳng định vị trí độc tôn của Nho giáo trong ý thức hệ Đại Việt từ
thế kỷ XV. Có một thực tế không thể phủ nhận là: tuy quê hương của Nho
giáo là Trung Quốc, song trong suốt trường kỳ lịch sử của mình, ở người Hán
không hề có một loại hình kiến trúc vật nào tương tự như đình ở người Việt.
Trong khi đó, chính nhà Rông ở nhiều tộc Thượng Trường Sơn-Tây Nguyên
hay mo rung ở người Naga vùng Assam (Đông Bắc Ấn Độ), kông kinh ở
người Lamét (Lào), bo jio ở người Bonguan ngoài xa khơi Thái Bình
Dương... mới chính là những người “anh em sinh đôi” của loại hình kiến trúc
nổi tiếng trong văn hóa truyền thống Việt[1]...
Các nhà nghiên cứu địa lý Việt Nam thường chỉ tập trung sự chú ý
vào mô tả các giá trị hiện hữu của các yếu tố địa lý (con sông X dài bao
nhiêu km, lưu vực của nó là bao nhiêu km2, lưu tốc của nó như thế nào, tiềm
năng và giá trị kinh tế của nó ra sao...), nhưng nếu ở góc độ VNH thì không
thể bỏ qua một thông số quan trọng khác - chiều thời gian (lịch đại) hay
những biến thiên của nó trong lịch sử. Cũng là con sông Bạch Đằng, nhưng
sông Bạch Đằng xưa - sông Rừng - hẳn là khác với sông Bạch Đằng hôm nay
(Con ơi nhớ lấy lời cha, gió to, sóng cả chớ qua sông Rừng). Và nếu chỉ dừng
lại ở những thông số về độ dài hay lưu vực, dòng Bạch Đằng của chúng ta
chẳng đáng làm một chi lưu hay một phụ lưu của một Amazôn hay Mítxixipi
ở châu Mỹ, một Trường Giang hay Hoàng Hà ở Trung Quốc...; nhưng thử
hỏi, có dòng sông nào trên trái đất này lại chở nặng trên mình
_____________________
[1]. Xem: Cao Thế Trình. Dấu vết của hình thái quần hôn trong các loại hình nhà công

cộng truyền thống ở Đông Nam Á. TC Dân tộc học, số 2/1999, tr. 70-79.

nó tới 3 chiến công oanh liệt như dòng sông nơi cửa ngõ địa đầu của Tổ
Quốc chúng ta (thắng giặc Nam Hán năm 938, thắng giặc Tống năm 981 và
thắng giặc Nguyên-Mông năm 1288). Sứ thần Giang Văn Minh đã hiên
ngang nói lên điều đó trước Hoàng đế Thanh triều: Đằng giang tự cổ huyết
do hồng - “Nước sông Bạch đằng đến nay vẫn còn đỏ máu [quân thù]”. Tóm
lại, khác với những chuyên gia nghiên cứu về các lónh vực khoa học cụ thể,
nhà Việt Nam học nghiên cứu đất nước, con người văn hóa Việt Nam trong
tính tổng thể của nó. Nếu một chuyên gia của một lónh vực khoa học cụ thể
chủ yếu chuyên chú vào một phương diện nào đó, nhà Việt Nam học phải
xem xét sự vật, hiện tượng trên mọi phương diện liên quan tới đối tượng
khảo sát.

PGS.TS. Cao Thế Trình
học

Khoa Việt Nam


Nhập môn Việt Nam học

-7-

2.4. Nói như vậy, không có nghóa đối tượng nghiên cứu của VNH hoàn
toàn độc lập, mà trên thực tế, cùng chọn một địa bàn khảo sát nên giữa VNH
và các ngành khoa học khác vẫn có giao thoa qua lại lẫn nhau. Để phản ánh
mối quan hệ giữa VNH với các ngành khoa học cụ thể khác lấy Việt Nam
làm đối tượng khảo sát, chúng tôi đưa ra sơ đồ sau:
Trong sơ đồ này, vòng tròn [1] là đối tượng nghiên

cứu

1

2

của VNH, vòng tròn [2] là đối tượng nghiên cứu của
các ngành khoa học khác lấy VN làm đối tượng khảo
sát, phần có nét vạch chính là sự giao thoa trong đối
tượng nghiên cứu giữa chúng với nhau.

Đây đó vẫn có người cho rằng, VNH là lónh vực dành cho người nước
ngoài muốn tìm hiểu về Việt Nam, còn đã người Việt Nam rồi thì cần gì phải mất
thời gian cho việc tìm hiểu về chính bản thân mình, hay nói cách khác, người Việt
Nam thì không cần phải học VNH (!) Quan niệm như vậy có đúng không ?
Đương nhiên là không đúng. Cổ nhân có câu: Tri kỷ, tri bỉ, bách chiến bách thắng
(Biết mình, biết người, trăm trận trăm thắng”. Chúng ta đang sống trong thời đại
của giao lưu – hợp tác quốc tế, dù muốn hay không toàn cầu hóa vẫn là một xu
thế không thể cưỡng lại được; do vậy, muốn thực hiện có hiệu quả cao trong quá
trình giao lưu-hợp tác quốc tế, chúng ta không chỉ tìm hiểu về đối tác của mình
(biết người), mà trước hết cần phải hiểu chúng ta là ai (biết mình). Lịch sử dân tộc
đã chứng tỏ không ít lần chúng ta phải trả giá rất đắt cho sự không hiểu biết
đúng mình, mà cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân 1968 là một thí dụ. Tổn thất
lớn lao về sinh mạng của hàng trăm ngàn cán bộ, chiến sỹ, đồng bào ta trong
cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm đó xuất phát từ chỗ chúng ta
đánh giá quá thấp về kẻ thù và đánh giá quá cao khả năng của ta. Mặt khác,
cũng không thể nói rằng, đã là người Việt Nam thì đều am tường mọi khía cạnh
về đất nước, con người, lịch sử, văn hóa… Việt Nam. Ngay như tiếng Việt là
phương tiện mọi người phải sử dụng hàng ngày, hàng giờ, ấy thế mà chúng ta
vẫn phải học trong suốt 12 năm phổ thông và tới lúc trưởng thành, trường hợp nói

sai, viết sai tiếng Việt là hiện tượng – rất tiếc – đã và đang ở mức báo động. Đó
là chưa kể tới những lónh vực đòi hỏi phải có sự chuyên sâu khác nữa. Câu
chuyện về một phiên dịch viên lâu năm giải thích cho du khách nước ngoài “Đàn
Nam giao là một loại đàn cổ [1] (ancient musical instrument)” không chỉ là một lời
cảnh báo mà còn chứng tỏ một sự thực khá phổ biến về sự thiếu hiểu biết đúng
mức về văn hóa truyền thống của dân tộc ở số đông người Việt hôm nay, nhất là
ở lớp người trẻ tuổi [2].
Một vấn đề liên quan tới đối tượng nghiên cứu của VNH nữa là: VNH có
tìm hiểu về đất nước, con người và văn hóa các nước khác hay không hay chỉ
cần “ta biết ta” là đủ rồi ? Câu trả lời của chúng tôi là: Rất cần phải biết văn hóa
của các nước khác trên Thế giới, kể cả văn hóa phương Đông lẫn văn hóa
phương Tây. Tuy nhiên, do thời lượng của khóa trình đào tạo ở bậc đại học là có

PGS.TS. Cao Thế Trình
học

Khoa Việt Nam


Nhập môn Việt Nam học

-8-

hạn, do vậy – mảng kiến thức này chủ yếu được thể hiện thông qua phương thức
so sánh đối chiếu với các nền văn hóa, văn minh khác để khắc họa rõ nét những
đặc trưng riêng của văn hóa, văn học, lịch sử… Việt Nam, trong đó các đối sánh
thường xuyên sử dụng tới là Trung Hoa và một số nước Âu-Mỹ. Trong chương
trình đào tạo hiện hành cũng có các môn học như Lịch sử văn minh Thế giới, Việt
Nam trong bối cảnh Đông Nam Á, Giao lưu văn hóa Việt Nam với phương Tây…


PGS.TS. Cao Thế Trình
học

Khoa Việt Nam


Nhập môn Việt Nam học

-9-

3. Chức năng, nhiệm vụ của Việt Nam học
3.1. Chức năng.
3.1.1. Chức năng hàng đầu của VNH là nghiên cứu, giới thiệu một
cách toàn diện về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam
Tình trạng thiếu hiểu biết về đất nước, con người, văn hóa Việt Nam
hiện đang rất phổ biến, nhất là ở lớp trẻ. Đông đảo thanh/thiếu niên Việt
Nam hiện nay biết rất rõ về danh thủ bóng đá Maradona, siêu sao nhạc rốc
Michael Jackson, võ sỹ đấm bốc hạng nặng Mike Tayson... thậm chí họ còn
nắm rất chắc “top ten” ca khúc Thế giới trong tháng, trong tuần..., song lại tỏ
ra rất lúng túng khi có ai đó hỏi Hùng Vương là ai, Lương Thế Vinh sống ở
thời nào, nhầm nhẫn ________________
[1]. Xem: Trần Ngọc Thêm: Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam. NXB. Thành phố
Hồ Chí Minh, HCM, 2001, tr. 9 (Lời nói đầu bàn in lần thứ nhất).
[2]. Tâi các cuộc thi tìm hiểu kiến thức âm nhạc do Đài truyền hình Việt Nam tổ
chức được phát trên kênh VTV3 cho thấy lớp trẻ ngày nay có một sự đam mê và
hiểu biết rất khá về âm nhạc phương Tây (bài hát trong phim nào, do nhạc sỹ
nào sáng tác, do ca sỹ hay nhóm ca sỹ nào thể hiện… họ đều trả lời vanh vách);
trong khi đó, điều đáng buồn là ở phần Âm nhạc dân tộc, kể cà những ca khúc
sáng tác trong thời chống Mỹ, họ lại tỏ ra rất lúng túng và phần lớn là trả lời sai.


giữa Trần Quốc Tuấn và Trần Quốc Toản...[1] Những chuyện tày đình thậm
chí còn xẩy ra ngay cả ở tầm quốc gia: trong bài thuyết minh về các khối
diễu hành tại lễ kỷ niệm trọng thể 50 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc
khánh 2/9 (2.9.1995) tại Quảng trường Ba Đình - Hà Nội đã để xẩy ra 11 chi
tiết sai lầm, trong đó có những sai lầm nghiêm trọng về mặt lịch sử (Hai Bà
Trưng khởi nghóa vào năm 179 tr.CN, Quang Trung đại phá quân Thanh năm
1802...). Một điều hết sức lo ngại là, không ít các thầy/cô giáo dạy Văn/Sử ở
trường phổ thông cũng tỏ ra rất “lơ tơ mơ” về lịch sử/văn hóa dân tộc... Từ
đó có thể thấy việc giới thiệu, tuyên truyền về lịch sử, văn hóa, những cái
hay, cái tốt, thậm chí cả cái dở của dân tộc cho quảng đại quần chúng là một
việc làm không bao giờ là “thừa”, nhất là việc làm sáng rõ bản sắc, bản lónh
văn hóa Việt Nam, nêu bật được “quốc hồn”, “quốc túy” của dân tộc.
3.1.2. Bồi dưỡng tình cảm yêu nước, lòng tự hào dân tộc chính đáng
và góp phần hoàn thiện nhân cách Việt Nam
Trong quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế của đất nước, cùng với sự
nhập khẩu các loại hàng ngoại, các thiết bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại, các

PGS.TS. Cao Thế Trình
học

Khoa Việt Nam


Nhập môn Việt Nam học

- 10 -

sản phẩm văn hóa nước ngoài... cũng như tiếp thu những thành tựu khoa học
tiên tiến, đã tạo nên tâm lý sùng ngoại thái quá ở một bộ phận không nhỏ
dân cư. Do vậy, một trong những hiện tượng cần khắc phục là đấu tranh

chống tư tưởng sùng/vọng ngoại mù quáng; tất nhiên, điều này không đồng
nghóa với tư tưởng bài ngoại cực đoan. Không thể nhắm mắt nói bừa cái gì
“của Tây”,”của Tàu” cũng là nhất, cái gì “của ta” cũng là vất (!). Là một xứ
sở quanh năm hoa thơm, quả ngọt, song người Việt khá giả vẫn thích xài các
loại nước giải khát của các hãng coca-cola, ___________

[1]. Số liệu điều tra xã hội học do Nguyễn Minh Hòa thực hiện tại TP. Hồ Chí
Minh năm 1995 cho thấy: Trong số 1.800 thanh niên được hỏi, có tới 39% không
biết Hùng Vương là ai (trong đó có cả học sinh trường THPT mang tên Hùng
Vương); 49% không biết Trần quốc Toản là vị nào, thậm chí có người còn cho
rằng đó là ông của Trần Phú; 64,6% không biết Trương Công Định là ông nào,
có bạn trả lời đó là một trong số 108 vị anh hùng Lương Sơn bạc. Một số liệu
điều tra khác cũng có kết quả tương tự: Trong số 468 sinh viên của 9 trường đại
học, có tới 44% không biết gì về nhà giáo dục xuất sắc thời Trần - Chu Văn An,
còn đối với nhà toán học danh tiếng Lương Thế Vinh con số đó là 59 % (Dẫn
theo: Trần Ngọc Thêm. Tài liệu đã dẫn, tr.9). Kết quả điểm thi môn Lịch sử trong
kỳ thi tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng và THCN 2005 vừa qua lại
thêm một lẫn nữa làm cho dư luận xã hội hết sức quan ngại về nguy cơ mất gốc
ở một bộ phận không nhỏ các bạn trẻ hôm nay (Nhà sư Thích Đức Quảng thắt cổ
tự tử ở Ngã Tư Sở – Hà Nội, Nật – Pháp bắn nhau, Việt Nam ở giữa vớ bở…).

pepsi-cola... hơn các loại nước giải khát được chế tạo từ xoài, mãng cầu hay
dứa... có mác đề Made in Vietnam. Trong văn hóa Việt Nam, trong những
sản phẩm do người Việt Nam sản suất, chế tạo... vẫn có không ít những điều
khả thủ, hơn hẳn hay chí ít cũng ngang ngửa với “Tây”, “Tàu”. Văn hóa gia
đình truyền thống người Việt với tính bền vững của nó (trong đó có không ít
trường hợp với quy mô tam/tứ đại đồng đường...) vẫn đang được người nước
ngoài ngưỡng mộ. Chủ nghóa tự do cá nhân cực đoan của văn hóa Âu-Mỹ đã
và đang biến thành một thói ích kỷ tồi tệ, phá vỡ biết bao những quan niệm
nhân văn, nhân bản về gia đình, cộng đồng. Hiển nhiên là, không thể nói tới

tình yêu thương nhân loại, lòng yêu nước ở những kẻ không biết thương yêu,
quý trọng những người thân thích, ruột thịt của mình.
Từ đầu thế kỷ XV, vị anh hùng dân tộc kiệt xuất, nhà văn hóa lớn
Nguyễn Trãi đã khẳng định trong Bình Ngô đại cáo: “Như nước Đại Việt ta
thực là một nước văn hiến ! ... Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, song hào kiệt
bao giờ cũng có”. Đó là một thực tế không ai có thể phủ nhận được. Mảnh
đất “địa linh” này đã sản sinh ra biết bao “nhân kiệt” không chỉ đối với Việt
Nam, mà còn cho cả nhân loại. Tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người
đã được nhận danh hiệu “anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa”
của UNESCO (1990), đã và đang được thế hệ trẻ nhiều quốc gia lấy làm

PGS.TS. Cao Thế Trình
học

Khoa Việt Nam


Nhập môn Việt Nam học

- 11 -

thần tượng. Năm 1984, trong một cuộc bầu chọn những vị tướng lónh xuất sắc
nhất trong lịch sử kim-cổ-đông-tây do Viện Hàn lâm khoa học Hoàng gia
Anh tiến hành đã đưa ra một kết quả bất ngờ: Trong số “top ten” được bầu
chọn, Việt Nam đã có tới 2 vị - Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn và Đại
tướng Võ Nguyên Giáp ![1] Kết quả của các kỳ olýmpic quốc tế trong những
thập kỷ gần đây cũng đã chứng tỏ trẻ em Việt Nam không thua kém thiếu
niên bất kỳ một dân tộc nào trên Thế giới (nếu như không muốn nói họ xứng
đáng đứng vào hàng bậc nhất)[2]. Đặc biệt trong kỳ Olympic Tin học Thế
giới 1999, đoàn Việt Nam đã bước lên đài vinh quang, vượt qua cả những

cường quốc lớn về lónh vực khoa học mới mẻ này là Nga và Mỹ. Ngay trong
lónh vực âm nhạc - piano (không phải là một nhạc cụ truyền thống của người
Việt), nhưng nghệ sỹ Đặng Thái Sơn đã đoạt giải nhất cuộc thi quốc tế mang
tên Sôpanh lần thứ 10 vào năm 1980, và gần đây - Nguyễn Bích Trà một lần
nữa lại đăng quang ở ngôi vị số 1 trong kỳ thi dương cầm quốc tế (5/2000)...
Tuy các môn thể thao đòi hỏi thể lực thành tích của các vận động viên Việt
Nam chưa cao, nhưng đối với các môn thể theo trí tuệ (như cờ vua), các kỳ
thủ của chúng ta luôn luôn làm bạn bè khắp 5 châu khâm phục.
_____________
[1]. Dẫn theo: Vũ Hạnh (A. Pazzi): Người Việt cao quý. TP.HCM, 1992, tr.14.
[2]. Ngay cả trẻ em Việt kiều cũng đang các thầy cô giáo ở các nước sở tại khâm
phục, bởi số học sinh giỏi là thanh-thiếu niên gốc Việt luôn luôn chiếm tỷ trọng
cao, cho dù tỷ lệ Việt kiều ở đó chỉ là phân số nho(.

Chẳng lẽ một dân tộc nhỏ bé, kinh tế nghèo nàn, lạc hậu đã quật ngã
liên tiếp những tên đế quốc to là Pháp và nhất là “người Khổng lồ” bên kia
bờ Thái Bình dương vốn không biết mùi thất bại, không phải là một điều
đáng tự hào sao ? Có một thực tế là, sau những chiến công thắng Pháp và
Mỹ, Việt Nam đã trở thành biểu tượng sáng ngời về ý chí độc lập, tự do và
những giá trị cao đẹp của cả loài người. Không phải ngẫu nhiên mà ngày
nay, mỗi khi người Mỹ cậy lắm của nhiều bom đạn đe dọa “trừng phạt” một
quốc gia nào đó, những người có lương tri, yêu chuộng hòa bình trên toàn
Thế giới đã xuống đường phản đối, và trong những dòng người diễu hành vì
hòa bình và an ninh của hành tinh đó, chúng ta dễ dàng bắt gặp những biểu
ngữ lớn “Do you want Vietnam - Yang-ke ? “ (Này lũ Jăng-ki ! Chúng mày
muốn một Việt Nam nữa sao ?) hay “U.S.A. don’t forget Vietnam !” (Hoa Kỳ
hãy chớ quên bài học Việt Nam !).
Tuy thế, chúng ta cũng không thể không nói tới những mặt hạn chế,
yếu kém trong nhiều phương diện kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước hiện
nay. Nói gì thì nói, chúng ta vẫn không được quên: cho tới nay, Việt Nam

đang là một trong những quốc gia đói nghèo trên thế giới. Về thu nhập tính
theo đầu người Việt Nam vẫn đang ở vị thứ phía cuối bảng danh mục

PGS.TS. Cao Thế Trình
học

Khoa Việt Nam


Nhập môn Việt Nam học

- 12 -

(122/178 nước – theo số liệu 1999, và 108/178 - theo số liệu năm 2000) tăng 24 bậc. Trong khi, GDP của không ít quốc gia trên thế giới là hàng
trăm, thậm chí là hàng ngàn tỷ USD/năm, thì con số đó của Việt Nam vẫn
chưa tới 50 (hơn 40 tỷ năm 2004). Bên cạnh những thời cơ và thuận lợi to
lớn, đất nước vẫn đang đứng trước không ít những nguy cơ và thách thức như
tụt hậu về kinh tế, tệ nạn tham nhũng, diễn biến hòa bình của các thế lực
phản động quốc tế và sự phai nhạt về lý tưởng ở một bộ phận thanh-thiếu
niên.
3.1.3. Một nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa mang tính chiến lược của
VNH là nghiên cứu tìm cơ chế “Việt Nam hóa” những yếu tố văn hóa ngoại
sinh.
Xu thế của thế giới hôm nay là hội nhập, là toàn cầu hóa. Xu thế
này mở ra những triển vọng phát triển hết sức lớn lao đối với nhiều dân tộc
trên Thế giới, nhất là đối với những quốc gia đang phát triển; tuy vậy nó
cũng là thách thức nghiêm trọng đối với họ: nguy cơ bị “hòa tan”, bị “đồng
hóa” - các yếu tố văn hóa truyền thống bị giải thể, mai một - hay nói khác:
nguy cơ tự đánh mất mình.
Trong bối cảnh quốc tế như vậy, đất nước Việt Nam cũng không nằm

ngoài vòng chi phối của xu thế đó. Muốn phát triển và không bị tụt hậu,
muốn sánh vai cùng liệt cường trên hoàn vũ, chúng ta không thể “đóng kín
cửa” để khư khư giữ lấy những yếu tố truyền thống vốn có của mình, mà
phải không ngừng đổi mới, “mở cửa” để tiếp thu những thành tựu văn hóa,
khoa học-kỹ thuật tiến bộ của nhân loại. “Chìa khóa” cho việc giải quyết
vấn đề chính là chiến lược phát triển văn hóa của Đảng “hội nhập chứ không
hòa tan”, xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân
tộc”. Rõ ràng, đây là một nhiệm vụ hết sức khó khăn.
Chiến lược là như vậy, nhưng giải pháp cụ thể thì hoàn toàn không
đơn giản. Cứ nhìn vào văn hóa trang phục ở người Việt, chúng ta không khó
khăn gì mà không nhận ra là trải qua hàng ngàn năm tiếp xúc với văn hóa
Hán, sự đổi thay hầu như không đáng kể; thế nhưng, chỉ sau chừng một thế
kỷ tiếp xúc với văn hóa phương Tây, người Việt đã hầu như hoàn toàn xoay
lưng lại với y phục truyền thống của mình. Giờ đây, những bộ áo the - khăn
đóng, quần lónh- yếm đào- áo tứ thân-khăn mỏ quạ... đã lùi vào quá vãng, chỉ
thi thoảng thấp thoáng trên trên khấu hay màn ảnh trong những tiết mục có
liên quan tới đề tài lịch sử hay trong những dịp lễ hội nào đó. Không chỉ ở
lónh vực y phục (có thể do thị hiếu và tính tiện lợi của Âu phục) mà ở một
loạt phương diện khác cũng xẩy ra tình trạng tương tự. Những tiện nghi trong
sinh hoạt hàng ngày của các dân tộc Âu-Mỹ như xa lông, tủ đứng, tủ ly,

PGS.TS. Cao Thế Trình
học

Khoa Việt Nam


Nhập môn Việt Nam học

- 13 -


giường “moderne”... cũng đã về cơ bản đánh bật các loại sập gụ, tủ chè, án
thư, tràng kỷ... ra khỏi những ngôi nhà người Việt... Thanh thiếu niên ở các
vùng đô thị hôm nay thích uống coca-cola, ăn kẹo chocolate, ngậm chewing
gum... chứ không thích uống trà, ăn các loại bánh kẹo truyền thống. Không
chỉ người Việt, một tình trạng tương tự cũng đã xẩy ra ở các tộc thiểu số anh
em khác trong những thập kỷ gần đây, kể cả ở những vùng xa xôi, hẻo lánh
nhất. Các chàng trai Ê-đê, Ba na, Xơ đăng, Cơ ho... ở những buôn làng xa
xăm nhất cũng không mấy mặn mà với những bộ trang phục truyền thống
của dân tộc họ.
Vấn đề đặt ra là phải “Việt Nam hóa” những yếu tố văn hóa ngoại
sinh. Về nguyên lý, việc bê nguyên xi một yếu tố văn hóa dù tốt đẹp tới đâu
từ một tộc người này vào sinh hoạt của một tộc người khác cũng tương tự như
việc đem một bộ quần áo của người này mặc cho người khác, thể nào cũng
có chỗ lỡ cỡ (ngắn/dài, rộng/hẹp...). Trong lịch sử, cha ông chúng ta cũng
từng tiếp thu từ các dân tộc láng giềng (Trung Quốc, Ấn Độ...) nhiều yếu tố
văn hóa khác nhau (các loại hình tôn giáo-tín ngưỡng, hệ thống giáo dụckhoa cử...), song đã Việt hóa các yếu tố đó cho phù hợp với tâm thức, thói
quen, phong tục-tập quán của người Việt. Phật giáo Việt Nam rõ ràng là có
nhiều khác biệt so với Phật giáo Ấn Độ (và kể cả Phật giáo Trung Quốc).
Đặc trưng nổi trội của Phật giáo Việt Nam chính là tính dân gian. Phật Tổ
Sakyamuni biến thành ông Bụt hiền lành, tốt bụng chuyên giúp kẻ khó lúc
họ bị hoạn nạn, cốt cách, hành trạng rất gần với một ông Tiên của đạo Lão.
Tục thờ cúng Tổ tiên còn được xem là “đạo nhà” của người Việt... Và gần
đây hơn, chiếc xe đạp - một phương tiện thể thao trong văn hóa các nước
phương Tây, đã trở thành phương tiện đi lại, thậm chí là phương tiện vận tải
quan trọng trong chiến dịch Điện Biên phủ năm nào cũng như trong đời sống
của phần đông người Việt ở nông thôn hiện nay. Bia là một loại nước giải
khát ở các nước Âu-Mỹ, tới Việt Nam thì bị “rượu hóa” trong các bữa tiệc...
Rõ ràng, cần phải có một sự cải biến nào đó, để các yếu tố văn hóa
ngoại sinh được “bản địa hóa” sao cho phù hợp với “đồng đất”, “thủy thổ”

Việt Nam và khó nhất vẫn là vừa đảm bảo tính hiện đại mà vẫn đậm đà bản
sắc dân tộc. Trong phạm vi khảo sát của chúng tôi, việc cách tân chiếc áo
dài truyền thống thành bộ quần áo dài hiện đại của các họa sỹ Lê Phổ, Cát
Tường trong những năm 30 của thế kỷ XX là một giải pháp cần tham khảo.
Tà áo dài của chị em phụ nữ Việt Nam hôm nay rất hiện đại, nó tôn vinh
được những đường nét của cơ thể người mặc, rất gợi cảm (quan niệm thẩm
mỹ hiện đại), nhưng cũng rất thướt tha, duyên dáng, ý nhị mang đậm phong
vị truyền thống Việt Nam[1]; hay việc dùng cây đàn guitare khoét lõm phím

PGS.TS. Cao Thế Trình
học

Khoa Vieät Nam


Nhập môn Việt Nam học

- 14 -

để tăng thêm độ luyến láy khi đệm cho hát cải lương cũng là một hiện tượng
rất đáng chú ý.
Muốn thành công trong lónh vực này, trước hết các nhà nghiên cứu
phải tìm ra cho được cái “thần”, cái “hồn” trong mỗi trạng thái, hoạt động và
vật phẩm văn hóa Việt Nam. Không vì hiện đại mà đánh mất đi bản sắc dân
tộc cũng như không vì tính dân tộc mà nệ cổ một cách mù quáng. Trở lại dẫn
dụ nêu trên, thị hiếu thẩm mỹ của phụ nữ Việt Nam hiện đại không chấp
nhận “nguyên lý che đậy”(mớ ba, mớ bảy) của y phục truyền thống, nhưng
cũng không dễ dãi theo cách ăn mặc phô trương, “thoáng mát” nhiều khi
thái quá của y phục Tây phương[2], và cái “thần” của y phục truyền thống là
sự thướt tha duyên dáng, ý nhị vẫn tung bay trong tà áo dài Việt Nam hiện

đại.
Tất nhiên, vấn đề không chỉ bó hẹp trong chuyện ăn mặc, dẫu rằng
ngay ở địa hạt này vẫn còn khối chuyện để bàn (tỷ như, bộ quốc phục của
các vị nguyên thủ quốc gia nên như thế nào ? Trong lễ dâng hương nhân giỗ
Tổ Hùng Vương, Chủ tịch nước nên ăn mặc ra sao ?...), mà còn một loạt
những vấn đề khác __________________
[1]. Không thể nói bộ quần-áo dài tân thời là sự cách tân bộ váy áo dài tứ thân
truyền thống của dân tộc (xẻ ngực, phía trong có yếm, áo ngắn, phía dưới là
váy), mà thực ra, nó rất gần với chiếc áo “xì páo” (kỳ bào/sườn xám) ở phụ nữ
Trung Hoa đã được “nâng cấp” ở đầu thế kỷ XX theo quan niệm thẩm mỹ hiện
đại. Điểm khác nhau giữa 2 bộ y phục Tàu và Việt, là xì páo xẻ tà chỉ tới tầm đầu
gối người mặc (vì phía trong không có quần).
[2]. Đầu những năm 60 của thế kỷ trước, bà Đệ nhất phu nhân của chính quyền
Sài gòn (vợ của cố vấn đặc biệt Ngô Đình Nhu, em trai Ngô Đình Diệm), có đưa
ra một kiểu áo dài khoét cổ rộng, được gọi là “áo Trần Lệ Xuân”; song kiểu áo đó
không được số đông chấp nhận, phải chăng nó thiếu đi sự ý nhị, kín đáo cần
thiết.

như: Trong tương lai người Việt Nam sẽ sống trong những ngôi nhà như thế
nào ? Gia đình ở họ sẽ ra sao ? Thanh-thiếu niên Việt Nam sẽ vui chơi-giải
trí như thế nào ?...

3.1.4. Giới thiệu văn hóa Việt Nam với bè bạn quốc tế, góp phần vào
việc tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, thắt chặt tình đoàn kết-hữu nghị giữa
các dân tộc, phấn đấu cho một thế giới chung sống hòa bình, hợp tác hữu
nghị, phát triển bền vững.
Tình trạng thiếu hiểu biết khách quan, đúng đắn về Việt Nam hiện
đang là một hiện tượng khá phổ biến trên Thế giới. Đã thế, các thế lực thù
địch với Việt Nam thường cố tình xuyên tạc, bóp méo sự thật về đất nước,
văn hóa Việt Nam phục vụ cho những mưu đồ đen tối của chúng. Hơn lúc


PGS.TS. Cao Thế Trình
học

Khoa Việt Nam


Nhập môn Việt Nam học

- 15 -

nào hết, VNH phải góp phần nỗ lực vào việc giải quyết những bất cập đó,
đập tan những luận điệu xuyên tạc của những thế lực thiếu thiện chí, làm cho
bạn bè khắp năm châu hiểu biết về chúng ta hơn, trên cơ sở đó góp phần
tăng cường và cải thiện các mối quan hệ hợp tác-hữu nghị hiện tại cũng như
trong tương lai.
3.2. Nhiệm vụ
3.2.1. Nhiệm vụ hàng đầu của VNH là nghiên cứu về đất nước, con
người Việt Nam một cách toàn diện, trung thực, khách quan, kể cả các phương
diện tích cực lẫn tiêu cực (tránh các khuynh hướng tô hồng hay bôi đen hiện
thực), nghiên cứu người Việt lẫn 53 tộc người thiểu số anh em trên đất nước
ta, nghiên cứu những yếu tố văn hóa nội sinh và cả các nhân tố văn hóa ngoại
sinh.
3.2.1.a. Tổ quốc Việt Nam với 330.600 km2 diện tích phần nổi và
một vùng lãnh hải rộng lớn, nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa,
giàu tài nguyên-khoáng sản, với đủ các dạng sinh cảnh miền núi, trung du,
đồng bằng và biển... là những điều kiện hết sức quan trọng cho việc phát
triển một nền kinh tế đa dạng, đặc biệt là những loài nông-lâm sản nhiệt đới.
Từ hàng ngàn năm nay, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, các
thế hệ tổ tiên ta cũng như chúng ta hôm nay chỉ mới khai thác một phần

những thế mạnh thiên nhiên đó, nhiều thế mạnh khác chưa (hay chỉ mới bắt
đầu) được quan tâm tới, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Cho tới nay,
ngành kinh tế biển Việt Nam chủ yếu mới dừng lại ở việc đánh bắt tôm, cá
ven bờ và khai thác dầu khí trong khoảng hơn một thập kỷ trở lại đây, còn
bao nhiêu nguồn lợi khác từ biển - hầu như chúng ta vẫn chưa “sờ” tới.
Bên cạnh những tiềm năng to lớn về kinh tế, thiên nhiên Việt Nam
với núi sông hùng vó (lưng tựa Trường Sơn), những cánh đồng phì nhiêu,
thẳng cánh cò bay và hơn 2000 km bờ biển (mặt hướng Thái Bình Dương
bao la...) đã để lại trên nhiều vùng miền đất nước những thắng cảnh vô cùng
ngoạn mục, làm say lòng du khách, bè bạn 4 phương. Vịnh Hạ Long của
chúng ta đã nhận được một vinh dự đặc biệt - 2 lần đăng quang danh hiệu “di
sản thiên nhiên Thế giới” và gần đây, Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng
(Quảng Bình) cũng đã được UNESCO ghi nhận vào The World Natural
Heritage List (2003) và vịnh Nha Trang cũng được ghi nhận là một trong
những vịnh biển đẹp nhất hành tinh.

PGS.TS. Cao Thế Trình
học

Khoa Việt Nam


Nhập môn Việt Nam học

- 16 -

3.2.1.b. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, các thế hệ cha ông ta đã
hun đúc nên nhiều truyền thống tốt đẹp. Trong số những truyền thống tốt
đẹp đó phải kể tới các truyền thống cần cù, thông minh sáng tạo, kiên cường
bất khuất, nhân hậu, vị tha, lạc quan, yêu đời...

Để tồn tại và không ngừng phát triển trên dải đất mà thiên nhiên
vừa ưu đãi vừa khắt khe nghiệt ngã này, các thế hệ người Việt đã phải lao
động quên mình để điểm tô cho giang sơn ngày thêm gấm vóc. Lựa chọn
nghề trồng lúa nước làm sinh kế chính, các thế hệ người Việt đã không nề hà
một nắng hai sương, bán mặt cho đất, bán cật cho trời để biến đồng chua,
ruộng mặn thành những mùa vàng tróu hạt. Hãy nghe một đoạn thơ sau của
em bé Trần Đăng Khoa năm nào: Hạt gạo làng ta. Có bão tháng Bảy, có mưa
tháng Ba, Có trưa tháng Sáu. Nước như ai nấu, chết cả cá cờ. Cua ngôi lên
bờ. Mẹ em xuống cấy... Cứ nhìn hàng ngàn km đê điều được bồi trúc qua
hàng chục thế kỷ với quy mô đồ sộ chẳng kém gì Vạn lý trường thành của
người Hán mới thấy hết sự cần cù tới mức phi thường của các thế hệ tổ tiên
của chúng ta.
Đất nước bên bờ Thái Bình dương lộng gió, nhiều hoa thơm trái
ngọt, nhiều sản vật quý báu và lại là “đầu cầu” chiến lược xuống vùng Đông
Nam Á này đã được các thế lực mang tham vọng “bình thiên hạ” từ xưa cũng
như những siêu cường quốc thời cận-hiện đại “quan tâm”, dòm ngó. Lịch sử
mấy ngàn năm của dân tộc cũng là lịch sử của một cuộc trường chinh vệ
quốc vó đại. Trong thiên tùy bút Đường chúng ta đi nổi tiếng, nhà văn
Nguyễn Trung Thành cho rằng, nếu phải minh họa lịch sử dân tộc này thì
không trang nào, dòng nào lại không phải vẽ một thanh gươm tự vệ và tô
đậm một màu máu. Quả là hiếm có một dân tộc nào trên Thế giới mà trong
lịch sử của mình lại phải đương đầu với nhiều kẻ thù xâm lược đến thế.
Không kể các thứ giặc huyền thoại như giặc Ân, Mũi đỏ... thời Hùng vương,
mà theo chính sử cũng đã ghi được những cuộc xâm lăng của những tên đế
quốc sau: Tần (TK II B.C.), Triệu (179 B.C.), Nam Hán (938), Tống (981,
1076-77), Nguyên (1258, 1285, 1288), Minh (1407), Xiêm (1885), Thanh
(1788-89), Pháp (1858-1945;1946-54), Mỹ(1954-75), Miên (1977-79), bọn
bành trướng Trung Quốc (1979). Trong số hơn chục lần bị xâm lăng đó, chỉ
có 3 lần dân tộc này cam chịu thất bại (thời An Dương vương -179 B.C., thời
Hồ -1407, thời Nguyễn - 1884). Ngay cả trong những thời kỳ bị ngoại bang

nô dịch đầy đau thương, tủi nhục đó, các thế hệ người Việt đã không ngừng
đứng lên phá bẻ xiềng gông nô lệ, lớp này ngã, lớp khác kế tiếp, không hề
nao núng, sờn lòng, ngoan cường chiến đấu cho tới ngày toàn thắng. GS.
Trần Văn Giàu rất có lý khi ông viết: nếu hiểu “đạo” là đường đi, là lẽ phải

PGS.TS. Cao Thế Trình
học

Khoa Việt Nam


Nhập môn Việt Nam học

- 17 -

ở đời thì thứ tôn giáo chính thống/toàn tòng ở Việt tộc chính là chủ nghóa yêu
nước, là “đạo yêu nước”.
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc thông minh và sáng tạo. Đó là sự
đúc kết một cách tài tình kho tàng tri thức nông học trong 4 chữ nước-phâncần-giống, là trí tuệ Việt Nam trong việc đương đầu thắng lợi với những kẻ
thù có tiềm lực kinh tế- quân sự vượt trội, là những cách đánh giặc độc đáo,
tài tình, là trí thông minh của các em nhỏ Việt Nam trong các kỳ thi olýmpic
quốc tế về Toán học, Tin học, Vật lý ... hay trong lónh vực âm nhạc đỉnh cao
(piano), thể thao trí tuệ. Tại một số trường học ở nước ngoài có người Việt
sinh sống, những học sinh Việt kiều đã làm cho các ban giám hiệu ở đó rất
hài lòng - tỷ lệ học sinh giỏi là người Việt thường rất cao, trong khi số lượng
kiều dân Việt chỉ chiếm một phân số nhỏ trong tổng số dân cư ở đó (tiêu
biểu nhất là ở Úc). Hai thế kỷ trước, sứ thần Cao Ly Hồng Hài Hy đã từng
nhận định là người như Lê Quý Đôn vài 3 trăm năm mới xuất hiện một lần...
Nhiều nhà khoa học Việt Nam hiện đại đã được các Viện Hàn lâm khoa học
nước ngoài bầu làm viện sỹ (Trần Huy Liệu, Tôn Thất Tùng, Nguyễn Văn

Hiệu, Đặng Văn Cẩn...). Đây chẳng những là niềm tự hào mà còn là tiềm
năng to lớn trong việc phát triển một nền kinh tế trí thức của nhân loại từ thế
kỷ XXI.
Hiếm có một dân tộc nào trên trái đất mà lòng nhân hậu, đức vị tha
lại cao cả như dân tộc Việt Nam - nhân hậu ngay với cả kẻ thù của mình, kể
cả những tên đã từng gây tội ác tới mức “trời không dung, đất không tha,
thần người đều căm giận”. Năm 1428, sau khi diệt gọn cánh quân cứu viện
10 vạn của Liễu Thăng từ Trung Quốc sang qua ngả Lạng Sơn, làm cho cánh
quân Mộc Thạnh đi theo đường sông Hồng hoảng sợ tới mức dẫm đạp lên
nhau để chạy thoát thân về nước; số phận của đội quân Vương Thông ở
Đông Đô lúc đó chẳng khác gì “cá nằm trên thớt”; song Lê lợi, Nguyễn Trãi
đã chủ động “giảng hòa”“mở đường hiếu sinh” cho đội quân Thiên triều đại
quốc đỡ phải “mặt mo” về nước. Nhân dân ta còn lập đền thờ cho cả tướng
giặc tử trận (Đền Sầm Nghi Đống ở Ngõ Sầm Công – Hà Nội). Lịch sử nhân
loại thường chứng kiến một sự thực là, sau các cuộc cách mạng thời cận-hiện
đại, những ông hoàng, bà chúa, những kẻ đại diện cho thể chế cũ khó lòng
tránh khỏi bị quần chúng cách mạng đưa lên đoạn đầu đài (Hoàng đế Charle
I ở Anh, Hoàng đế Louis XVI ở Pháp, Sa hoàng Nicolay đệ nhị ở Nga...); thế
nhưng ở Việt Nam, cả Bảo Đại trước đây cũng như Dương Văn Minh sau này
đều được an toàn tính mạng, thậm chí các ông Vónh Thụy, Nguyễn Xuân
Oánh... còn được mời làm cố vấn cho chính phủ mới, Khâm sai đại thần Phan
Kế Toại vẫn được tham gia thành phần Chính phủ Lâm thời. Chính tù binh

PGS.TS. Cao Thế Trình
học

Khoa Việt Nam


Nhập môn Việt Nam học


- 18 -

Pháp, Mỹ trong những cuộc chiến tranh gần đây vẫn khắc ghi nhiều kỷ niệm
cảm động về sự khoan dung độ lượng của người Việt Nam đối với họ. W.A.
Robinson - phi công Mỹ bị bắn rơi và bắt sống ở Hương Khê - Hà Tónh
(1965), nhân vật to lớn trong bức ảnh “O du kích nhỏ ...”, năm 1995 sang
thăm lại Việt Nam, đã xúc động kể lại lúc đó anh đã được gia đình một cụ
già nhường chiếc phản duy nhất cho nằm, còn dân làng nhịn ăn để nấu cháo
gà cho anh. Trong khi đó, ở một số nơi trên Thế giới thậm chí người ta không
chấp nhận tù binh vì ngại phức tạp, tốn kém...
Vất vả, đau thương, tủi nhục, ... với dân tộc ta không phải là nhỏ,
song vượt lên trên hết thảy... vẫn là tinh thần lạc quan yêu đời, là niềm tin
mãnh liệt ở một ngày mai tươi sáng, một tiền đồ xán lạn đối với dân tộc. Bài
ca dao kỳ lạ của dải đất miền Trung nghèo khó đã nói lên điều đó: Tháng
Giêng/Hai/Ba/Bốn - tháng khốn nạn; Đi vay, đi dạm mượn tạm được một quan
tiền; Ra chợ kẻ Diên mua con gà mái về nuôi, hắn đẻ ra mười trứng:
Một/hai/ba/bốn/năm/sáu/bảy trứng ung. Còn 3 trứng nở ra 3 con. Con diều
tha, con quạ bắt, con cắt xơi. Chớ than phận khó ai ơi. Còn da lông mọc, còn
chồi nảy cây. Kỳ diệu xiết bao, khi hàng vạn quân Nguyên kéo vào xâm lấn
bờ cõi, vị Quốc công tiết chế triều Trần vẫn bình thản: “Năm nay đánh giặc
dễ”, vua Trần vẫn ngâm thơ “Cối kê cựu sự quân tu ký, Hoan Diễn do tồn
thập vạn binh” (Tạm dịch: Việc cũ ở Cối kê hẳn các anh vẫn nhớ, [huống
chi] ta vẫn còn mười vạn quân ở Hoan, Diễn, [quân giặc làm gì nổi]).
Khó có thể tưởng tượng, giữa thâm u của núi rừng Việt Bắc, vào một
ngày cuối thu 1948, nhạc sỹ Văn Cao đã hình dung một cách chính xác cái
ngày bộ đội ta toàn thắng trở về Thủ đô trong cờ hoa rực rỡ và sự hân hoan
chào đón của nhân dân 36 phố phường – Trùng trùng quân đi như sóng, lớp
lớp đoàn quân tiến về… Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về… Đỉnh cao
của tinh thần lạc quan đó đã kết tinh ở Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những

năm kháng chiến - Giặc Mỹ ồ ạt đưa hơn nửa triệu quân đội vào chiến
trường miền Nam, huy động hàng ngàn máy bay ném bom phá hoại hòng
“đưa miền Bắc trở về thời kỳ đồ đá”, Bác vẫn tin tưởng “tới ngày thắng lợi
ta sẽ xây dựng đất nước ta đàng hoàn hơn, to đẹp hơn”. Giữa tiếng gầm rú
của máy bay thù, tiếng nổ xé trời của bom đạn địch... những tưởng nơi đây
chỉ có chết chóc, tang thương... mà vẫn rộn rã vang lên lời ca bất tuyệt
“đường ra trận mùa này đẹp lắm” của những chiến sỹ giải phóng quân, của
những cô gái mở đường “chưa thấy mặt người chỉ nghe tiếng hát”... Trong
ánh chớp lóe lửa của bom B.52, từ một căn gác nhỏ, nhạc sỹ Phan Nhân đã
sáng tác thành công ca khúc Hà Nội niềm tin yêu hy vọng… Thật đúng là
“tiếng hát át tiếng bom”. Không rõ: “Có nơi đâu trên trái đất này, Người vẫn
ngọt ngào qua muôn nỗi đắng cay, Sống chết từng giây mưa bom, bão đạn.
Lòng chung thủy vẫn mát tươi tình bạn”. Phải có tố chất đó, các thế hệ cha

PGS.TS. Cao Thế Trình
học

Khoa Việt Nam


Nhập môn Việt Nam học

- 19 -

ông chúng ta mới vượt qua biết bao cam go, thử thách mà bảo tồn được nòi
giống, cơ nghiệp của tổ tông cho tới tận hôm nay.
3.2.1.c. Cố nhiên, bên cạnh truyền thống tốt đẹp, ở người Việt Nam
vẫn có không ít những mặt hạn chế. Nổi lên trên hết là sự thiếu vắng một
truyền thống khoa học-kỹ thuật, là sự lãng phí (thậm chí là xa hoa), chưa có
thói quen tuân thủ pháp luật...

Kể từ khoa thi đầu tiên của trường Quốc tử giám - trường đại học
đầu tiên ở Việt Nam, vào năm 1077 đến khoa thi Hán học cuối cùng vào
năm 1919, với hàng ngàn “tiến sỹ” được đào tạo dưới thời phong kiến, song
họ chẳng để lại cho đời sau một học thuyết khoa học, một định lý hay một
định luật nào. Chế độ giáo dục theo lối văn chương cử tử chỉ đào tạo ra
những người làm quan và thi thoảng làm thơ; ngay cả việc sản sinh ra một
nhân vật nào được gọi là “tử” như ngøi Hán (Khổng tử, Mạnh tử, Chu tử,
Nhan tử,... cho đến bách gia chư tử) cũng không có nốt. Bản thân người Việt
với trí tuệ thông minh siêu việt nhưng không có thói quen tổng kết, đúc rút
kinh nghiệm nâng lên thành lý luận. Từ các thời Trần, Hồ... môn Toán đã
được đưa vào chương trình thi cử tuyển chọn sỹ tử, đã xuất hiện một số nhà
Toán học như Vũ Hựu, “Trạng Lường” Lương Thế Vinh..., song mãi tới đầu
thế kỷ XX, toán học ở nước ta vẫn chỉ dừng lại ở những bài toán đố ở trình
độ sơ cấp. Bên cạnh đó là nếp sống vị tình, nể nang, đại khái theo kiểu “chín
bỏ làm mười”, “lọt sàng xuống nia”... cũng là những trở ngại không nhỏ cho
việc đi tới những kết luận chính xác, khoa học...
Mặc dù cuộc sống còn hết sức khó khăn, song nhìn chung - ý thức
tiết kiệm ở người Việt là rất kém. Trước hết, đó là sự lãng phí về mặt thời
gian. Nếu trước đây, sự tình tới mức người ta phải báo động về việc dùng cả
“tháng Giêng là tháng ăn chơi, tháng Hai cờ bạc, tháng Ba rượu chè”... thì
ngày nay, sự “cao su” về thời gian vẫn là hiện tượng rất phổ biến. Đi muộn,
“biến” sớm, thậm chí bỏ việc công đi chơi gái, đánh bạc tận Hồng công, Ma
Cao... đã/đang là những vi phạm nghiêm trọng kỷ luật lao động. Cùng với sự
lãng phí về thời gian là sự lãng phí về của cải vật chất. Những kỳ hội hè,
đình đám, giỗ chạp linh đình tốn kém đã làm “méo mặt” trong những ngày
Ba tháng Tám trước đây, giờ lại đang được “phát huy” dưới các dạng liên
hoan, tiệc tùng bù khú làm thất thoát của Nhà nước hàng trăm, hàng ngàn tỷ
đồng. Có người nước ngoài cho rằng Việt Nam đang là “thùng bia khủng lồ
nhất Thế giới”. Danh sách nhà máy bia đang kéo dài ra vô tội vạ. Trong khi
đó, ở các nước phát triển châu Âu, những người ăn tiệc không ngần ngại

đem về nhà những thức ăn thừa...

PGS.TS. Cao Thế Trình
học

Khoa Việt Nam


Nhập môn Việt Nam học

- 20 -

Thói quen chấp hành pháp luật cũng chưa hình thành nếp sống ở
người Việt Nam. Hiện tượng vi phạm luật giao thông xẩy ra nhiều hơn cả
“cơm bữa”, dẫn tới Việt Nam là quốc gia số 1 hành tinh về phương diện này
{!). Còn trốn, lậu thuế, hối lộ, luồn lách cửa sau, chạy chọt mọi cách để lấy
giấy phép này, bằng cấp nọ... vẫn đang là những vấn đề nhức nhối làm đau
đầu các nhà hành pháp và dư luận xã hội vô cùng quan ngại... Nguy hại hơn,
vấn đề vi phạm luật pháp xảy ra ngay cả với những người làm công tác pháp
luật. Hàng loạt những vụ án nghiêm trọng trong những năm gần đây như vụ
Vũ Xuân Trường, Tân Trường Sanh,... cầm đầu đều là những kẻ đảm đương
sứ mệnh của những người “chiến sỹ tiền tiêu” trên mặt trận đấu tranh chống
ma túy và gian lận thương mại. Rõ ràng, những vụ việc như vậy đã gây ảnh
hưởng nghiêm trọng tới uy tín của Đảng, làm xói mòn lòng tin của quần
chúng đối với chế độ.
3.2.1.d. Cũng không thể không đề cập ở đây một vấn đề - tình trạng
chưa có sự quan tâm đúng mức trong việc nghiên cứu và giới thiệu về các
dân tộc thiểu số anh em trên đất nước ta. Dân tộc Việt Nam bao gồm 54
dân tộc anh em - 54 thành viên bình đẳng dưới mái nhà chung của Tổ quốc,
trong đó dân tộc Việt (Kinh) là tộc người đa số và trong mối quan hệ đó, 53

dân tộc còn lại là thiểu số. Trong suốt trường kỳ lịch sử, các dân tộc trên đất
nước ta đã đoàn kết, chung sức, chung lòng bảo vệ và dựng xây đất nước. Đã
có rất nhiều anh hùng, nghóa sỹ là thành viên của các dân tộc thiểu số anh
em. Mỗi dân tộc trên đất nước ta đều có nền văn hóa riêng độc đáo của
mình, đều phô ra những sắc màu rực rỡ trong vườn hoa nhiều hương sắc của
một nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng. Tuy vậy, việc nghiên
cứu giới thiệu các nét bản sắc của văn hóa các dân tộc anh em nhìn chung là
chưa dành được sự quan tâm đúng mức. Các công trình nghiên cứu về lịch
sử, văn hóa Việt Nam trong một chừng mực nào đó gần như chỉ mới dừng lại
là những tác phẩm về lịch sử hay văn hóa Việt. Hạn chế này, hiển nhiên là
không thể tiếp tục kéo dài.
3.2.2. Một nhiệm vụ không kém phần quan trọng là đào tạo, phổ biến
tuyên truyền những tri thức VNH với quảng đại quần chúng và bè bạn nước
ngoài.
Có một thực tế là ngày càng nhiều công trình nghiên cứu về Việt Nam
phải trích dẫn không chỉ tư liệu mà còn cả các kết luận của các học giả nước
ngoài - một điều không thể xem là vinh dự đối với giới trí thức Việt Nam.
Việc mở ngành VNH vẫn đang chỉ dừng lại ở quy mô, mức độ rất khiêm tốn.

PGS.TS. Cao Thế Trình
học

Khoa Vieät Nam


Nhập môn Việt Nam học

- 21 -

Không ít người cho rằng Việt Nam thì có gì mà phải học ? Nên chăng hãy

giở lại những gì mà Nguyễn Trường Tộ đã viết hơn một thế kỷ về trước:
“Cái sở học thû bé là lễ nhạc, ẩm thực, cư xử, chiến đấu, danh vị trong dó
vãng của Bắc quốc, mà cái sở hành của tráng niên là lễ nhạc, chiến phạt, khởi
cư, tác dụng hiện tại của Nam quốc... Sở học thû bé là Sơn Đông, Sơn Tây ở
bên Trung Quốc mắt không từng thấy, mà cái sở hành lúc tráng niên là Bắc
kỳ, Nam kỳ chân đi đến nơi... Sở học thû bé là những Tiêu Hà, Hàn Tín,
Trương Lương - những người ở bên Tàu đã chết từ hàng ngàn năm trước
phỏng có giúp gì được, mà Nam sử lại mù tịt không biết tý gì...
Như trên đã nói, tình trạng kém hiểu biết về lịch sử, địa lý, ngôn
ngữ, văn hóa của dân tộc đang là một thực tế rất đáng quan ngại. Đã thế,
không thể nêu lên một thực tế khác là tình trạng “nhiễu xạ” của một số
ngành nghệ thuật, gây những hiểu lầm tai hại không nhỏ, nhất là các hoạt
động biểu diễn sân khấu khai thác đề tài về lịch sử hay văn hóa truyền
thống.
Trong các vở chèo của Tào Mạt viết kịch bản như Nguyên Phi Ỷ Lan,
Tô Hiến Thành chọn người hiền... các nhân vật lịch sử đã mang những “lý lịch”
khác hẳn: Lê Văn Thịnh cấu kết với giặc mưu đồ bán nước, Hoàng hậu Thượng
Dương dung túng cho cháu là Dương Đình Bảo đục khoét dân lành... Tai hại hơn,
các vở chèo này còn được chuyển thể sang các thể loại sân khấu khác như cải
lương, tuồng... và được công diễn rộng rãi cũng như phát trên sóng truyền hình,
đưa lại cho quần chúng những thông tin lệch lạch về lịch sử. Còn về phục trang,
đạo cụ thì càng “loạn xị ngậu”: Lý Thường Kiệt râu dài ba bốn chục phân và rất
“tích cực vuốt” trên sàn diễn (thực tế, ông vốn là hoạn quan thì làm gì có râu mà
vuốt). Các vua Hùng cũng như các vua quan, hoàng phi, hoàng hậu các triều
Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần... cũng lộng lẫy trong những bộ triều phục mà dẫu ngay
cả các vua triều Nguyễn nằm mơ cũng chưa dám nghó tới. Các bà Dương Vân
Nga, Ỷ Lan... từ thế kỷ X, XI... đã tỏ ra rất “dễ tính”, sẵn sàng đội lên đầu chiếc
mũ của Nam Phương hoàng hậu ở giữa thế kỷ XX. Về trang phục của các dân
tộc thiểu số trên sân khấu thì tình hình càng “vui vẻ” gấp bội: Cô gái Ba na không
nề hà trong bộ xiêm y của sơn nữ Thái hay Mèo; chàng trai xứ Mường cũng sẵn

sàng xoay lưng với phục trang của dân tộc mình để đóng khố theo kiểu Ê-đê,
Mnông... Thậm chí, không hiếm trường hợp người ta còn ăn vận theo lối mà
không hề có ở bất kỳ một tộc người nào trên hành tinh này. Xem các bộ phim
của Trung Quốc dàn dựng về đề tài lịch sử, ngó lại phim ảnh/ sân khấu nước
nhà, hẳn những người có tâm huyết không thể cầm lòng. Đành rằng, nghệ thuật
là cách điệu, song nó không được vượt quá xa cái nền hiện thực. Rất may, là các
khán giả Việt Nam không đến nỗi quá ư khó tính (!).

Các cơ quan thông tin đại chúng dường như vẫn chưa thật sự thành
công trong việc giới thiệu “quốc hồn”, “quốc túy”, bản sắc, bản lónh của dân
tộc Việt Nam. Cùng với hàng ngoại, đồ ngoại tràn lan trong các cửa hàng,
cửa hiệu, siêu thị... những thứ văn hóa ngoại lai, trong đó có không ít những

PGS.TS. Cao Thế Trình
học

Khoa Việt Nam


Nhập môn Việt Nam học

- 22 -

“rác rưởi”,”nọc độc” vẫn tràn ngập trong sinh hoạt của lớp trẻ. Hệ thống
giáo dục nhà trường chưa đủ sức hấp dẫn học sinh các môn học về lịch sử,
văn học, địa lý, văn hóa nước nhà. Tình hình sẽ còn nghiêm trọng hơn khi
mà nhân loại bước vào sử dụng rộng rãi mạng internet... Tới lúc đó, sẽ
không một nhà quản lý nào có thể quản lý, kiểm soát nổi. Văn hóa Việt Nam
không hẳn là không gây hứng thú với người Việt Nam, kể cả lớp trẻ. Về lónh
vực này, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng. Năm 1946, chỉ sau

một lần gặp gỡ, dùng cơm với cụ Hồ, nhà Nho theo tân học, yêu nước,
thương dân nhưng không ưa tư tưởng “đảng tranh” Huỳnh Thúc Kháng, đã
hoàn toàn tin tưởng ở cụ Hồ và 2 nhà cách mạng đã trở thành bạn tâm giao,
tri kỷ. Lý do rất đơn giản - bữa cơm Bác Hồ thết đãi cụ chỉ là một mâm cơm
đạm bạc, rất Việt Nam, đã làm cụ Huỳnh vô cùng cảm kích. Không ít trí thức
Việt kiều tại Pháp gặp Bác trong chuyến thăm Paris của Người 1946, đã từ
bỏ chốn phồn hoa đô hội, theo Bác về nước, cam chịu cuộc sống gian khổ nơi
chiến khu Việt Bắc, để được đem tài năng, trí tuệ của mình cống hiến cho sự
nghiệp đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc dưới lá cờ đại nghóa của Mặt
trận Việt Minh.
Để đối phó với những âm mưu xuyên tạc, bôi nhọ Việt Nam trên
trường quốc tế của các thế lực thù địch, việc giới thiệu những thông tin về
Việt Nam ra nước ngoài trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là
trên mạng internet trở nên vô cùng cấp bách. Trong những năm gần đây,
Nhà xuất bản Ngoại văn đã có nhiều ấn phẩm xuất bản bằng tiếng Anh,
tiếng Pháp..., Đài Tiếng nói Việt Nam có chương trình dành cho đồng bào xa
Tổ quốc, Truyền hình Việt Nam có chương trình VTV4... là những việc làm
rất đáng khích lệ.

PGS.TS. Cao Thế Trình
học

Khoa Việt Nam


Nhập môn Việt Nam học

- 23 -

4. Phương pháp nghiên cứu của Việt Nam học

Bên cạnh đối tượng nghiên cứu, mỗi lónh vực khoa học thường bao
giờ cũng được đặc trưng bởi một hệ thống phương pháp nghiên cứu chuyên
biệt. Bên cạnh đó, để tăng cường hiệu quả và tính chính xác của các quá
trình nghiên cứu, một đặc trưng nổi bật trong xu thế phát triển của các ngành
khoa học hiện nay là sự phối hợp, đan xen lẫn nhau giữa các lónh vực nghiên
cứu. Sự thâm nhập lẫn nhau này không chỉ xẩy ra đối với những ngành khoa
học kế cận nhau (Văn- Sử, Toán-Lý-Cơ...), mà ngay cả đối với những lónh
vực thuộc những nhóm ngành khoa học thoạt nhìn là rất cách biệt nhau
(khoa học tự nhiên - khoa học xã hội). Thông thường, những tri thức về khoa
học xã hội muốn có được tính thuyết phục vẫn phải viện đến sự thẩm định
kiểm nghiệm của các chuyên ngành khoa học tự nhiên và ngược lại, để tăng
cường tính thiết thực công việc nghiên cứu của mình đối với cuộc sống, các
nhà khoa học tự nhiên cũng phải cần đến những tri thức về khoa học xã hội
(ngay ở khâu hết sức sơ đẳng là họ cũng cần phải trình bày như thế nào cho
đúng và dễ hiểu đối với độc giả)... Ngoài ra, mọi khoa học ngày nay, bất
luận là khoa học gì đều phải đặt trên một nền tảng công nghệ mà hàng đầu
là công nghệ thông tin. Điều này chẳng những đem lại tính chính xác, hiệu
quả, năng suất và khả năng tiếp cận tri thức mới nhất một cách nhanh nhất
thông qua các mạng thông tin internet...
VNH là một lónh vực nghiên cứu tổng hợp về đất nước, con người
Việt Nam trên nhiều bình diện khác nhau, do vậy, phương pháp nghiên cứu
đặc trưng của nó là phương pháp liên ngành, xuyên ngành. Muốn có một tri
thức toàn diện, chính xác về Việt Nam, giới nghiên cứu phải huy động tới
một loạt các tri thức khác nhau. Chẳng hạn, kết quả nghiên cứu về thời kỳ
Hùng Vương là sản phẩm chung của một tập thể đông đảo các nhà khoa học
như khảo cổ, dân tộc học, sử học, folklore, ngôn ngữ học... cho đến các nhân
viên phân tích các mẫu vật khảo cổ thuộc Viện Hàn lâm khoa học Cộng hòa
dân chủ Đức trước đây hay các Phòng thí nghiệm hóa phân tích thuộc khoa
Hóa - Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội), các viện
Hóa công nghiệp của Bộ công nghiệp và Tổng cục Địa chất...

Nói như thế không có nghóa là VNH không có một hệ thống
phương pháp nghiên cứu chuyên biệt. Như đã nói ở phần đối tượng nghiên
cứu, chuẩn mực trong việc nghiên cứu VNH là phải xuất phát từ thực tiễn
Việt Nam, đồng đất/con người Việt Nam. Đất nước, con người Việt Nam là
hệ quy chiếu, là nơi thử nghiệm mọi kết quả nghiên cứu. Ông cựu Cố vấn
quốc gia về quốc phòng Mỹ (thường được dịch ra tiếng Việt là “Bộ trưởng
Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ”) Mrc. Marnamara và cả những cái đầu thông thái

PGS.TS. Cao Thế Trình
học

Khoa Việt Nam


Nhập môn Việt Nam học

- 24 -

nhất của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã dày công trong việc tìm hiểu, nghiên
cứu về Việt Nam, song họ đã sai lầm trong vấn đề này: chuẩn của họ là
người Mỹ - những người tôn thờ lợi ích vật chất và nhìn mọi cái thông qua
sức mạnh vật chất. Chung cuộc, siêu cường quốc với GDP 3.000 tỷ/USD năm
(ở thời điểm đó) đã “lấm lưng, trắng bụng” trên đấu trường Việt Nam với
một đối thủ “nhẹ ký” gấp nhiều lần về tổng thu nhập quốc nội.
Trong quá trình tiến hành thực hiện đề tài: Tìm hiểu bức tranh tín
ngưỡng ở các cư dân thời Hùng vương, để góp phần khôi phục lại bức tranh
đã quá mờ nhạt có tuổi hàng ngàn năm này, chúng tôi không thể không sử
dụng tới phương pháp liên ngành, mà trước hết là fonklore, Cổ tự học, Dân
tộc học, Khảo cổ học và cả Sinh học nữa (loài hươu cái có sừng ngày nay chỉ
có ở vùng Bắc cực)[1].

______________
[1]. Xem: Cao Thế Trình. Thử tìm hiểu bức tranh tín ngưỡng ở các cư dân thời
Hùng Vương. TC Dân tộc học, số 2/2002, tr. 30 – 38.

PGS.TS. Cao Thế Trình
học

Khoa Việt Nam


×