Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.54 KB, 14 trang )

NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
I. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ:
1. Bản chất của kế toán quản trị và kế toán quản trị chi phí:
1.1. Bản chất của kế toán quản trị:
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về kế toán quản trị nhưng nếu đứng trên
góc độ sử dụng thông tin để phục vụ cho chức năng quản lý thì:
"Kế toán quản trị là một chuyên ngành kế toán thực hiện việc ghi chép, đo
lường, tính toán, thu thập, tổng hợp, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế có thể định
hướng nhằm phục vụ chủ yếu cho các nhà quản trị trong quá trình hoạch định,
kiểm soát và ra quyết định kinh doanh".
Qua đó ta thấy rõ bản chất của kế toán quản trị là một bộ phận của hệ thống
kế toán nhằm cung cấp thông tin chủ yếu cho các nhà quản trị nội bộ ở mỗi tổ
chức. Kế toán quản trị không chỉ thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin hướng về
tương lai các nhà KTTC không thể đảm trách được. Đó là những thông tin được xử
lý dựa vào những thành tựu của công cụ quản lý, phương tiện tính toán hiện đại
nhằm tăng cường tính linh hoạt, kịp thời, hữu ích nhưng đơn giản. Đồng thời kế
toán quản trị hợp nhất với KTTC làm cho quy trình công việc kế toán hoàn thiện
và phong phú hơn.
1.2. Bản chất của kế toán quản trị chi phí:
Thông qua quá trình hình thành và phát triển của kế toán quản trị thì chúng
ta nhận ra rằng kế toán quản trị chi phí trước hết phải là kế toán chi phí.
Nếu như những thông tin mà kế toán chi phí cung cấp là những thông tin đã
xảy ra trước đó thông qua việc lập các báo cáo chi phí và giá thành nhằm kiểm soát
chi phí và hạ giá thành thì thông tin mà kế toán quản trị chi phí cung cấp bao gồm
cả thông tin quá khứ và những thông tin có tính dự báo thông qua việc lập kế
hoạch và dự toán chi phí trên cơ sở các định mức chi phí làm căn cứ đề ra các
quyết định thích hợp về giá bán, ký kết hợp đồng, tự làm hay mua ngoài, có nên
ngừng sản xuất hay không.
Khác với KTTC, kế toán quản trị chi phí đơn thuần nhận thức chi phí như
KTTC, chi phí ở kế toán quản trị còn được nhận thức theo phương pháp nhận diện
thông tin ra quyết định.


Kế toán quản trị chi phí nhấn mạnh đến tính dự báo của thông tin và trách
nhiệm của nhà quản trị các cấp nhằm gắn trách nhiệm của họ với chi phí phát sinh
thông qua hệ thống thông tin chi phí được cung cấp theo các trung tâm quản lý chi
phí được hìnhthành trong đơn vị.
Kế toán quản trị chi phí sẽ cung cấp thông tin về lượng chi phí bỏ ra như thế
nào khi có sự thay đổi về lượng sản xuất, khi có sự thay đổi hay biến động chi phí
thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận và ai sẽ là người đứng ra gánh chịu
trách nhiệm về sự thay đổi đó và giải pháp cần được đưa ra để điều chỉnh kịp thời.
Điều này cho thấy kế toán quản trị chi phí mang nặng bản chất của kế toán quản trị
hơn là kế toán chi phí thuần tuý.
2. Kế toán quản trị chi phí với chức năng quản lý:
Thông tin kế toán cung cấp về bản chất thường là thôngtin kinh tế tài chính
định lượng và thông tin này giúp cho các nhà quản trị hoàn thành các chức năng
lập kế hoạch, tổ chức điều hành, kiểm tra và ra quyết định vai trò của thông tin kế
toán về chi phí với nhà quản trị có thể biểu hiện qua những vấn đề cơ bản sau:
- Với chức năng lập kế hoạch: nhà quản trị phải thiết lập các loại dự toán, kế
hoạch như: chiến lược sản xuất kinh doanh, dự toán ngân sách hoạt động hàng
năm. Các kế hoạch dự toán được thực hiện dưới sự điều khiển của trưởng phòng kế
toán và sự giúp đỡ của nhân viên kế toán.
Ví dụ thông qua dự toán nguyên vật liệu, dự toán chi phí nhân công, dự toán
chi phí sản xuất chung... giúp nhà quản trị tiên liệu, liên kết các nguồn lực và hạn
chế rủi ro trong kinh doanh để đảm bảo lợi nhuận trong kỳ.
- Với chức năng tổ chức và điều hành: là quá trình tạo ra cơ cấu mói quan hệ
giữa các thành viên trong tổ chức cùng phối hợp để đạt được mục tiêu chung của tổ
chức kế toán quản trị chi phí cung cấp thông tin để thực hiện chức năng này thông
qua việc thiết lập các bộ phận, xác lập quyền hạn và trách nhiệm của các bộ phận
trong bộ máy hoạt động của tổ chức để giám sát việc thực hiện các kế hoạch chi
phí đã đề ra trong từng khâu, từng bước công việc.
- Với chức năng kiểm tra: khi kế hoạch đã được lập để đảm bảo tính khả thi
đòi hỏi phải so sánh với thực tế. Kế toán quản trị chi phí sẽ cung cấp cho nhà quản

trị những thông tin thực tế, thông tin chênh lệch giữa thực tế với kế hoạch. Ví dụ:
báo cáo chi phí, báo cáo tình hình thực hiện định mức.
Nếu giữa báo cáo thực hiện với mục tiêu đề ra có sự sai biệt lớn thì phải tiến
hành điều tra để tìm hiểu nguyên nhân nhằm tìm ra hướng giải quyết.
- Với chức năng ra quyết định:
Để có thông tin thích hợp đáp ứng nhu cầu ra quyết định của các nhà quản
trị, kế toán quản trị chi phí sẽ chọn lọc những thông tin cần thiết thích hợp rồi tổng
hợp trình bày chúng theo một trình tự dễ hiểu giải trình cho các nhà quản trị. Kế
toán quản trị chi phí không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin, số liệu mà còn
phải thực hiện với phân tích, đánh giá và nêu lên kiến nghị, đề xuất tư vấn cho các
nhà quản trị ra các quyết định phù hợp.
3. Các kỹ thuật nghiệp vụ cơ bản trong kế toán quản trị chi phí:
Có bốn phương pháp kỹ thuật nghiệp vụ cơ bản:
- Thiết kế thông tin thành dạng so sánh được: Thông tin sẽ không phát huy
hết tác dụng của nó nếu không có tiêu chuẩn để so sánh. Do vậy kế toán quản trị
phải thiết kế thông tin dưới dạng những báo cáo có thể so sánh được làm cho thông
tin có ích với nhà quản trị.
- Nhận diện và các cách phân loại chi phí:
Nhận diện các cách phân loại chi phí sao cho thích hợp và hữu ích, là một
phương pháp kỹ thuật nghiệp vụ của kế toán quản trị. Chi phí được phân loại theo
nhiều cách khác nhau nhằm thoả mãn yêu cầu của các nhà quản trị.
- Sử dụng các kỹ thuật phân tích để cung cấp các thông tin có dạng đặc thù:
phương pháp so sánh, phương pháp xác định các nhân tố ảnh hưởng....
- Trình bày thông tin dưới dạng mô hình, phương trình, đồ thị: đây là cách
trình bày dễ thấy, dễ hiểu, và rõ ràng nhất các mối quan hệ và xu hướng biến động
của thông tin đang nghiên cứu.
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA CHI PHÍ VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ TRONG DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT:
1. Bản chất của chi phí:
Chi phí được định nghĩa theo nhiều phương diện khác nhau. Chi phí có thể

hiểu một cách trừu tượng là biểu hiện bằng tiền những hao phí lao động sống và
lao động vật hoá phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, hoặc chi
phí là những phí tổn về nguồn lực, tài sản cụ thể sử dụng trong hoạt động sản xuất
kinh doanh. Những nhận thức về chi phí có thể khác nhau về quan điểm hình thức
thể hiện chi phí nhưng tất cả đều thừa nhận một vấn đề chung, chi phí là phí tổn về
tài nguyên, vật chất, lao động và phải phát sinh gắn liền với mục đích sản xuất kinh
doanh. Đây chính là bản chất kinh tế của chi phí trong hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Nếu như chi phí trong KTTC được đặt trong mối quan hệ với tài sản, vốn sở
hữu của doanh nghiệp và thường phải đảm bảo bởi những chứng cứ nhất định
(chứng từ) chứng minh là phí tổn thực tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì
đứng trên phương diện kế toán quản trị thì chi phí được nhận thức theo phương
pháp nhận diện thông tin ra quyết định với lý do này thì chi phí có thể là những
phó tổn thực tế phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí cũng có thể
là những phí tổn ước tính để thực hiện một hoạt động sản xuất kinh doanh, những
phí tổn mất đi do lựa chọn phương án, hy sinh cơ hội kinh doanh. Như vậy trong
kế toán quản trị, khi nhận thức chi phí cần chú ý đến sự lựa chọn, so sánh theo mục
đích sử dụng, ra quyết định kinh doanh hơn là chú trọng vào các chứng cứ.
2. Phân loại chi phí trong doanh nghiệp sản xuất:
Có nhiều cách phân loại chi phí theo các tiêu thức khác nhau:
2.1. Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu:
Bao gồm:
- Chi phí nhân công.
- Chi phí nguyên vật liệu: nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên
liệu, phụ tùng thay thế, chi phí nguyên vật liệu khác...
- Chi phí công cụ dụng cụ.
- Chi phí khấu hao TSCĐ.
- Chi phí dịch vụ thuê ngoài.
- Chi phí khác bằng tiền.
2.2. Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế (theo khoản mục):

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Chi phí nhân công trực tiếp.
- Chi phí sản xuất chung.
- Chi phí bán hàng.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Chi phí khác.
2.3. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ tính kết quả:
- Chi phí thời kỳ.
- Chi phí sản phẩm.
2.4. Phân loại chi phí theo phương pháp quy nạp:
- Chi phí trực tiếp.
- Chi phí gián tiếp.
2.5. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động:
Đây là cách phân loại phổ biến nhất trong kế toán quản trị. Theo tiêu thức
này, chi phí trong kỳ kế toán bao gồm: biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp:
2.4.1. Biến phí:
Biến phí là những chi phí nếu xét về tổng số sẽ thay đổi tỷ lệ thuận với mức
hoạt động có thể là số lượng sản phẩm sản xuất ra, số lượng sản phẩm tiêu thụ., số
giờ máy vận hành. Ngược lại nếu xét trên một đơn vị mức độ hoạt động thì biến
phí là một hằng số. Trong một doanh nghiệp sản xuất, biến phí tồn tại khá phổ biến
như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí năng
lượng.
Nếu khảo sát tỉ mẻ về biến phí, nhận thấy rằng biến phí tồn tại dưới nhiều
hình thức ứng xử khác nhau:
- Biến phí thực thụ: là biến phí mà sự biến động của chúng thay đổi tỉ lệ
thuận và biến động tuyến tính với mức độ hoạt động như: chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp... Với các ứng xử tuyến tính theo biến động
đơn vị và mức độ hoạt động nên điều quan tâm và để kiểm soát tốt hơn biến phí
thực thụ, chúng ta không chỉ kiểm soát tổng số mà còn phải kiểm soát tốt biến phí
trên một đơn vị mức độ hoạt động (định mức biến phí) ở các mức độ khác nhau.

Xây dựng và hoàn thiện định mức biến phí thực thụ sẽ là tiền đề tiết kiệm, kiểm
soát cách thức ứng xử của biến phí thực thụ.
- Biến phí cấp bậc: là những biến phí mà sự thay đổi của chúng chỉ xảy ra
khi mức độ hoạt động đạt đến một giới hạn, phạm vi nhất định. Ví dụ: chi phí
lương thợ bảo trì, chi phí điện năng... những chi phí này cũng thay đổi tỷ lệ với
mức độ hoạt động nhưng chỉ khi quy mô sản xuất, mức độ hoạt động của máy móc
thiết bị tăng giảm đến một giới hạn nhất định.
Biến phí cấp bậc: thay đổi theo từng bậc vì vậy để tiết kiệm và kiểm soát tốt
biến phí cấp bậc cần phải:
- Xây dựng, hoàn thiện định mức biến phí cấp bậc ở từng cấp bậc tương ứng.
- Lựa chọn mức độ hoạt động thích hợp để đạt được một tỷ lệ biến phí cấp
bậc tiết kiệm nhất cho phép trong từng phạm vi.
2.4.2. Định phí:
Định phí là những chi phí mà xét về tổng số ít thay đổi hoặc không thay đổi
theo mức độ hoạt động nhưng nếu xét trên một đơn vị mức độ hoạt động thì tỷ lệ
nghịch với mức độ hoạt động. Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý là những đặc điểm
trên của định phí chỉ thích hợp trong từng phạm vi nhất định. Một khi mức độ hoạt
động vượt khỏi giới hạn nhất định thì nó có thể xuất hiện những thay đổi đột biến.

×