Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Biện pháp nhằm nâng cao việc sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA và định hướng thu hút nguồn vốn ODA vào công tác xoá đói giảm nghèo đặc biệt là tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (679.92 KB, 115 trang )

...

Bộ giáo dục và đào tạo
Trường đại học bách khoa hà nội
-------------------------

Luận văn thạc sĩ KHOA học

Biện pháp nhằm nâng cao việc sử dụng nguồn vốn
Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và định hướng thu hút
nguồn vốn ODA vào công tác Xoá đói giảm nghèo
(đặc biệt là tỉnh Thái Nguyên)

Ngành: Quản trị kinh doanh
MÃ Số: 2129

Lê Chí Dũng
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Văn Bình

Hà Nội 2007


Lời Mở đầu
Tính cấp thiết của đề tài, lý do lựa chọn đề tài:

Trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới, vốn đầu tư là một trong

những yếu tố quan trọng nhất tác động đến sự phát triển nói chung và tăng trưởng

kinh tế nói riêng ở mỗi quốc gia. Vốn đầu tư bao gồm: Vốn trong nước, Vốn thu


hút nước ngoài chủ yếu dưới hình thức vốn ODA, Đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) và các khoản tín dụng nhập khẩu. Đối với những nước nghèo, thu nhập
thấp, khả năng tích luỹ vốn trong nước hạn chế thì nguồn vốn nước ngoài có ý
nghĩa quan trọng. Đối với Việt Nam, mục tiêu đặt ra là thực hiện thành công quá
trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, phấn đấu đến năm 2020, Việt

Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Do đó, ngoài việc thu hút vốn đầu
tư thì quản lý vốn cũng là một chiến lược quan trọng của đất nước.

Mặt khác, đói nghèo đà và đang là vấn đề xà hội bức xúc và nóng bỏng

của các quốc gia trên thế giới. Vì vậy, đây là vấn đề được các Chính phủ, các nhà
lÃnh đạo, và các tổ chức quốc tế quan tâm để tìm ra các giải pháp hạn chế và tiến
tới xoá bỏ nạn đói nghèo trên phạm vi toàn cầu.

Chính phủ Việt Nam coi vấn đề Xoá đói giảm nghèo là mục tiêu xuyên

suốt trong quá trình phát triển kinh tÕ-x· héi cđa ®Êt n­íc, cịng nh­ ViƯt Nam đÃ

cam kết công bố thực hiện các mục tiêu phát triển quốc tế và đà được nhất trí tại

Hội nghị Thượng Đỉnh các quốc gia năm 2000. Công cuộc phát triển kinh tế và
xoá đói giảm nghèo của Việt Nam đà đạt được những thành tựu đáng kể và được
thế giới công nhận, đánh giá cao.

Xoá đói giảm nghèo là yếu tố cơ bản để tiến tới công bằng xà hội và tăng

trưởng bền vững, ngược lại chỉ có tăng trưởng cao, bền vững mới có sức mạnh vật

chất để hỗ trợ và tạo cơ hội cho người nghèo vươn lên thoát khỏi đói nghèo. Do


1


đó, xoá đói giảm nghèo được coi là một bộ phận cấu thành của Chiến lược phát

triển kinh tế xà hội 10 năm (2000-2010) và hàng năm của cả nước, các ngành và

các địa phương.

Nguồn vốn ODA được Chính Phủ Việt Nam đánh giá là một trong những

nguồn vốn quan trọng của Ngân sách Nhà nước được sử dụng cho các mục đích
phát triển kinh tế xà hội. Nguồn vốn này đà phần nào đáp ứng nhu cầu bức thiết

về vốn trong công cuộc công nghiệp hoá-hiện đại hóa đất nước, góp phần thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo. Tuy nhiên ODA không chỉ là một

khoản cho vay, mà đi kèm với nó là các điều kiện ràng buộc về chính trị, kinh tế.

Sẽ là gánh nặng nợ nần nếu chúng ta không biết cách quản lý và sử dụng ODA.

Bởi vậy quản lý và sử dụng ODA sao cho hiệu quả, phù hợp với mục tiêu định
hướng phát triển của đất nước là một yêu cầu tất yếu.
Mục tiêu cần đạt được của đề tài:

Tìm ra khó khăn và thuận lợi trong việc sử dụng vốn. Đồng thời đánh giá

phân tích sử dụng vốn theo nguyên nhân chủ quan, khách quan để đưa ra các giải


pháp tối ưu để thực hiện có hiệu quả kế hoạch phát triển kinh tế-xà hội và được
xây dựng trên các cơ sở sau đây:

1. Kế hoạch phát triển kinh tế-xà hội 5 năm 2006-2010;

2. Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2006 của Chính
phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng ODA;

3. Đánh giá tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA thời kỳ 20012005;

4. Cam kết Hà Nội về Hiệu quả viện trợ;

5. Định hướng quản lý nợ nước ngoài đến năm 2010;

2


Cụ thể, đổi mới cơ chế chính sách nâng cao chất lượng bộ máy quản lý với

các phương pháp kiểm tra đánh giá hiệu quả để tăng cường thu hút vốn đầu tư

cũng như đúc kết những bài học kinh nghiệm cho việc sử dụng vốn có hiệu quả

hơn vì sự bền vững phát triển của quốc gia cũng như riêng có của tỉnh Thái
Nguyên.

Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài tập trung phân tích thu hút và sủ dung vốn ODA của Việt nam, đồng


thời tham khảo tình hình thực tế và bài học kinh nghiệm từ các nước cung cấp và
tiếp quản ODA trên thế giới, theo hai nguồn dữ liƯu chđ u:

Ngn thø nhÊt: Trùc tiÕp tõ c¸c ngn tiếp nhận vốn ODA nhằm vào

mục tiêu xoá đói giảm nghèo từ các tổ chức, ngân hàng, các cơ quan tiếp nhận và
sử dụng vốn ODA trong cả nước và tại tỉnh Thái Nguyên.

Nguồn thứ hai : Tài liệu trên các tạp chí, báo, bài viết nghiên cứu của

các bộ , ngành, tỉnh, địa phương và kết quả thăm dò về dự kiến cam kết của cộng

đồng tài trợ cung cấp vốn ODA cho Việt Nam để hỗ trợ thực hiện Kế hoạch phát

triển kinh tế-xà hội 5 năm 2006-2010 và tiếp tục sự nghiệp đổi mới toàn diện đời
sống kinh tế, xà hội.

Phương pháp tiến hành nghiên cứu:

Kết hợp lý thuyết và dữ liệu thực tế, luận văn áp dụng phương pháp phân

tích, so sánh qua các thời gian, phương pháp tìm kiếm toàn diện SWOT (Mạnh,
yếu, cơ hội, thách thức) , môi trường PESTL (Chính trị, Kinh tế, XÃ hội, Công

nghệ va Pháp luật)Sử dụng các bảng biểu và đồ thị để chứng minh cho các luận
cứ.

3



Các kết quả đạt được:

Từ lý thuyết đến thực tế về quá trình thu hút vốn ODA với vấn đề xoá đói

giảm nghèo của Việt nam, cụ thể tại tỉnh Thái Nguyên và quan sát thực tiễn của

các nước trên thế giới. Đề tài chỉ ra những tồn tại bất cập của vấn đề nổi bật của

chủ đề luận văn, đồng thời nêu ra được những giải pháp tối ưu để thực hiện
những định hướng thiết thực một cách khoa học.
Bố cục của luận văn:

Luận văn được chia làm ba chương:
Chương 1

: Tổng quan về Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) với vấn đề xóa

Chương 2

: Thực trạng thu hút và quản lý nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính

Chương 3

đói giảm nghèo

thức (ODA) ở Việt Nam và tỉnh Thái Nguyên.

: Những giải pháp nâng cao hiệu quả ODA tại Việt Nam và đặc biệt

là tỉnh Thái Nguyên.


Là học viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh của trường Đại học Bách

khoa Hà Nội, với mục đích đóng góp những hiểu biết của mình vào công cuộc
xây dựng và phát triển đất nước, tôi lựa chọn đề tài: Biện pháp nhằm nâng cao

việc sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và định hướng thu

hút nguồn vốn ODA vào công tác xoá đói giảm nghèo (đặc biệt là tỉnh Thái

Nguyên) thông qua những kiến thức đà được tiếp thu trên lớp và kiến thức thực
tế.

Hà Nội, ngày tháng năm 2007.
Học viên

Lê Chí Dũng

4


Chương I:
Tổng quan về Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
với vấn đề xóa đói giảm nghèo
1. Khái niệm về ODA, đói nghèo và mục đích sử dụng của ODA với vấn đề
xóa đói giảm nghèo.
1.1. Khái niệm ODA.
1.1.1. Nguồn gèc ODA:

Ngµy 12/8/1945, chiÕn tranh ThÕ giíi thø hai kÕt thúc, các nước trên thế


giới rơi vào tình trạng bị phá huỷ nặng nề chỉ còn nước Mỹ là nước duy nhất có

tiềm lực kinh tế để giúp các nước khác. Thời kỳ này, Mỹ đà tiến hành cứu trợ

lương thực và bồi thường chiến tranh cho Nhật và các nước Châu Âu. Đây chính
là hình thái sơ khai của viện trợ phát triển chính thức ODA có tính chất ngắn hạn

và mang lại hiệu quả cho một loạt các nước viện trợ, dần dần hình thức này được

chuyển sang viện trợ để khôi phục kinh tế. Năm 1948, kế hoạch Marshall (kế
hoạch viện trợ khôi phục Châu Âu) ra đời nhằm giúp các nước Châu Âu phục hồi

các ngành công nghiệp bị chiến tranh tàn phá.

Tiếp đó là Hội nghị Colombo năm 1955 hình thành những ý tưởng và

nguyên tắc đầu tiên về hợp tác phát triển. Sau khi thành lập, Tổ chức Hợp tác
kinh tế và phát triển OECD năm 1961 và Uỷ ban Viện trợ phát triển DAC, các

nhà tài trợ đà lập lại thành một cộng đồng nhằm phối hợp với các hoạt động
chung về hỗ trợ phát triển. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh và đối đầu ĐôngTây,
thế giới tồn tại ba nguồn ODA chủ yếu:
- Liên xô và Đông âu.

- Các nước thuộc tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển.

5



- Các tổ chức quốc tế và Phi Chính Phủ.

Về thực chất, ODA là sự chuyển giao một phần GNP từ các nước phát triển

sang các nước đang phát triển. Đại hội đồng Liên hiệp quốc kêu gọi các nước
phát triển giành 1%GDP để cung cấp ODA cho các nước đang phát triển và chậm
phát triển.

Việc hỗ trợ phát triển chính thức ODA được OECD coi là nguồn tài chính

cho các cơ quan chính thức (chính quyền nhà nước hay địa phương) của các tổ
chức nhằm thúc đẩy kinh tế và phúc lợi của nước này. Nó mang tính chất trợ cấp
(ít nhất là cho không 25% kể từ tháng 1/1973).

Quốc tế hoá đời sống kinh tế là một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phân

công lao động giữa các nước. Bản thân các nước phát triển nhìn thấy lợi ích của
mình trong việc hợp tác giúp đỡ các nước chậm phát triển để mở rộng thị trường

tiêu thụ sản phẩm và thị trường đầu tư. Đi liền với sự quan tâm lợi ích kinh tế đó,
các nước phát triển nhất là đối với các nước lớn còn sử dụng ODA như một công
cụ chính trị để xác định vị trí và ảnh hưởng tại các nước và khu vực tiếp cận

ODA. Mặt khác, một số vấn đề quốc tế đang nổi lên như dịch bệnh AIDS/HIV,
các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáođòi hỏi sự nỗ lực của cả cộng đồng, quốc tế
không phân biệt giàu nghèo.

Hình thức cung cấp ODA hết sức đa dạng, bao gồm viện trợ không hoàn

lại, hợp thức kỹ thuật, viện trợ dưới hình thức cho vay lÃi xuất thấp, thời hạn dài,


có loại ODA kết hợp trong một gói gồm viện trợ không hoàn lại, phần còn lại cho
vay nhẹ lÃi, khoảng 0,75% đến 2%, trả dài hạn khoảng hai mươi năm đến năm

mươi năm, trong đó có 10-15 năm ân hạn, không phải trả gốc. Các điều kiện trên

phụ thuộc vào nước nhận viện trợ có được quy định là nước nghèo theo tiêu
chuẩn hay không và còn tùy thuộc vào quan hệ chính trị giữa các nước cung cấp
viện trợ víi n­íc nhËn viƯn trỵ.

6


Nói chung các nước và các tổ chức quốc tế chỉ viện trợ khoảng 50% đến

80% giá trị của một phần dự án, phần còn lại nước nhận viện trợ có nghĩa vụ
đóng góp. Việt Nam hiện nay được coi là diện nghèo theo tiêu chuẩn của Liên
Hiệp Quốc nên tỷ lệ đóng góp là 20% đến 30% giá trị của dự án.

Tuy nhiên tính ưu đÃi giành cho các loại vốn này thường đi theo các điều

kiện ràng buộc tương đối khắt khe (tính hiệu quả của dự án, thủ tục chuyển giao,

vốn thanh toán).

Do vậy để nhận được loại viện trợ này với thiệt thòi ít nhất, cần phải xem

xét dự án viện trợ trong điều kiện tài chính cụ thể. Nếu không việc tiếp nhận viện
trợ có thể trở thành gánh nặng nợ nần trong tương lai cho các nước nhận viện trợ.


Các nước đang phát triển đang thiếu vốn nghiêm trọng để phát triển kinh tế

xà hội, do vậy nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức là một trong những nguồn
vốn nước ngoài có ý nghĩa hết sức quan trọng. Tuy nhiên, ODA không thể thay
thế được vốn trong nước mà chỉ là chất xúc tác tạo điều kiện khai thác sử dụng
các nguồn vốn trong và ngoài nước. Nếu sử dụng ODA một cách hiệu quả sẽ hỗ

trợ cho công cuộc phát triển kinh tế xà hội, ngược lại sẽ là một khoản nợ nước
ngoài khó trả trong nhiều thế hệ. Hệ quả sử dơng ODA phơ thc vµo nhiỊu u

tè, mét trong sè đó là công tác quản lý và điều phối nguồn vốn này. Chính phủ ta

đà khẳng định rằng ODA cho Việt Nam là một trong những nguồn quan trọng
của Ngân sách Nhà nước được sử dụng cho những mục tiêu ưu tiên của công
cuộc xây dựng, phát triển kinh tế xà hội và đặc biệt là xoá đói, giảm nghèo. Tính

chất ngân sách của ODA thể hiện ở chỗ nó được Chính phủ thông qua và toàn
dân hưởng thụ lợi ích cuả nó mang lại.

7


1.1.2. Khái niệm ODA:

ODA là gì? ODA là viết tắt của các chữ Tiếng Anh Official Development

Assistance-Hỗ trợ phát triển chính thức là tất cả các khoản viện trợ không hoàn

lại và các khoản hỗ trợ có hoàn lại hoặc tín dụng ưu đÃi với những điều kiện đặc


biệt ưu đÃi (cho vay dài hạn với số thời gian ân hạn dài và lÃi xuất thấp) của
Chính phủ, các hệ thống của Tổ chức Liên Hiệp Quốc, các Tổ chức Phi chính
phủ, các tổ chức tài chính quốc tế (như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng

phát triển Châu á (ADB), q tiỊn tƯ qc tÕ (IMF) dµnh cho ChÝnh Phủ và nhân

dân các nước là các nước chậm phát triển nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tốc độ tăng
trưởng kinh tế và phúc lợi xà hội (không tính đến các khoản viện trợ cho mục

đích thuần túy quân sự). Các cơ quan và tổ chức hỗ trợ phát triển nêu trên được
gọi chung là đối tác viện trợ nước ngoài.
1.2. Thế nào là đói nghèo?

1.2.1. Định nghĩa:

Một người bị coi là nghèo khi mức tiêu dùng hay thu nhập của người đó

thấp hơn một ngưỡng tối thiểu thiết yếu để đáp ứng những nhu cầu cơ bản.

Ngưỡng tối thiểu đó thường được gọi là chuẩn nghèo. Tuy nhiên, mức độ thiết
yếu để thoả mÃn nhu cầu cơ bản lại thay đổi theo thời gian và không gian. Vì

vậy, chuẩn nghèo cũng thay đổi theo thời gian, địa điểm, và mỗi nước sử dụng

chuẩn nghèo riêng phù hợp với trình độ phát triển, các chuẩn mực và giá trị xÃ
hội của mình. Vì vậy mà có thể đưa ra khái niệm chung về nghèo dưới đây:

- Nghèo tuyệt đối: đo lường số người sống dưới một ngưỡng thu nhập nhất

định hoặc số hộ gia đình không có đủ tiền để chu cấp cho những hàng hoá

và dịch vụ thiết yếu nhất ®Þnh.

8


Chuẩn nghèo tuyệt đối do WB xác định là 1USD và 2 USD mỗi ngày mỗi

người theo sức mua tương đương 1 (PPP) năm 1993. Ngưỡng 1USD/ngày/người 2

thường được sử dụng cho các nước kém phát triển, chủ yếu là Châu Phi; Ngưỡng

2USD/ngày/người thường được sử dụng cho các nền kinh tế có mức thu nhập
trung bình như Đông á và Mỹ Latinh.

- Nghèo tương đối: Đo lường quy mô, theo một số hộ gia đình đuợc coi là
nghèo nếu nguồn tài chính của họ thấp hơn một ngưỡng thu nhập được coi
là chuẩn nghèo của xà hội đó.

Chuẩn nghèo tương đối dựa vào nhiều số liệu thống kê khác nhau cho một

xà hội. Một ngưỡng hay được dùng để đo lường nghèo tương đối là 50% hay 60%
mức thu nhập bình quân đầu người trong một nền kinh tế.

Trên thÕ giíi hiƯn cã nhiỊu kh¸i niƯm kh¸c nhau vỊ chuẩn đói nghèo

nhưng có một định nghĩa chung về đói nghèo và được Việt Nam thừa nhận do

Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu á-Thái Bình Dương đưa ra tháng

9/1993 là: Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả


mÃn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đà được xà hội
thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế-xà hội và phong tục tập quán của
địa phương.

Tuỳ theo quan niệm, phong tục tập quán và các điều kiện khác mà có các

cách tiếp cận va xác định chuẩn đói nghèo khác nhau. Sau đây là hai phương
pháp xác định chuẩn đói nghèo phổ biến mà Việt Nam áp dụng.

Sức mua tương đương (PPP) theo định nghĩa của WB là Phương pháp đo lường sức mua tương đối giữa các
đồng tiền khác nhau của các nước đối với cùng loại hàng hoá và dịch vụ. Bởi vì hàng hoá và dịch vụ có thể có giá
cao hơn ở nước này so với nước khác nên PPP cho phép so sánh một cách chính xác hơn mức sống giữa các nước
khác nhau.
2
Chuẩn 1USD/ngày/người ban đầu dựa trên các số ước lượng PPP năm 1985; chuẩn nghèo hiện hành dựa trên các
số ước lượng PPP năm 1993 nên ngưỡng này đà được nâng lên thành 1,08USD. Theo thông lệ, chuẩn 1USD vẫn
được sử dụng rộng rÃi khi thảo luận về nghÌo tÝnh theo thu nhËp.
1

9


1.2.2. Các phương pháp tiếp cận chuẩn đói nghèo.
1.2.2.1. Theo chuẩn đói nghèo quốc tế:

Phương pháp xác định đường đói nghèo theo chuẩn quốc tế do Tổng cục

Thống kê, Ngân hàng thế giới xác định và được thực hiện trong các cuộc khảo sát


mức sống dân cư ở Việt Nam (năm 1992-1993 và năm 1997-1998). Đường đói

nghèo ở mức thấp gọi là đường đói nghèo về lương thực, thực phẩm. Đường đói
nghèo thứ hai ở mức cao hơn gọi là đường đói nghèo chung (bao gồm cả mặt
hàng lương thực, thực phẩm và phi lương thực, thực phẩm).

Đường đói nghèo về lương thực, thực phẩm được xác định theo chuẩn mà

hầu hết các nước đang phát triển cũng như Tổ chức Y tế thế giới và các cơ quan

khác đà xây dựng mức Kcal tối thiểu cần thiết cho mỗi thể trạng con người, là

chuẩn về nhu cầu 2.100 Kcal/người/ngày. Những người có mức chi tiêu dưới mức
chi cần thiết để đạt được lượng Kcal này gọi là nghèo về lương thực, thực phẩm.

Đường đói nghèo chung tính thêm các chi phí cho các mặt hàng phi lương

thực, thực phẩm. Tính cả chi phí này với đường đói nghèo về lương thực, thực
phẩm ta có đường đói nghèo chung.

Năm 1993 đường đói nghèo chung có mức chi tiêu là 1,16 triệu

đồng/năm/người (cao hơn đường đói nghèo lương thực thực phẩm là 55%); năm
1998 là 1,79 triệu đồng/năm/người (cao hơn đường đói nghèo lương thực thực

phẩm là 39%). Dựa trên các ngưỡng nghèo này, tỷ lệ đói nghèo chung năm 1993
là 58% và 1998 là 37,4%; còn tỷ lệ đói nghèo lương thực tương ứng là 25% và
15%.

1.2.2.2. Theo chuẩn đói nghèo của chương trình xoá đói giảm nghèo quốc

gia:

Căn cứ vào quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế, ngn lùc tµi chÝnh

2001-2005 vµ møc sèng thùc tÕ cđa người dân ở từng vùng, Bộ Lao động,
10


Thương binh và XÃ hội Việt Nam đưa ra chuẩn nghèo đói nhằm lập danh sách hộ

nghèo từ cấp thôn, xà và danh sách xà nghèo từ các huyện trở lên để hưởng sự trợ
giúp của Chính phủ từ Chương trình mục tiêu Quốc gia về xóa đói giảm nghèo và

các chính sách hỗ trợ khác...

Trước những thành tích của công cuộc giảm nghèo cũng như tốc độ tăng

trưởng kinh tế và mức sống, từ năm 2001 đà công bố mức chuẩn nghèo mới để áp

dụng cho thời kỳ 2001-2005, theo đó chuẩn nghèo của Chương trình xóa đói

giảm nghèo quốc gia mới được xác định ở mức độ khác nhau t theo tõng vïng,
cơ thĨ: Chn nghÌo míi quy định hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu

người một tháng từ 200.000 đồng trở xuống đối với khu vực nông thôn và
260.000 đồng trở xuống đối với khu vực thành thị. Những hộ có mức thu nhập
bình quân đầu người thấp hơn hoặc bằng chuẩn nghèo được xác định là hộ
nghèo.

Trong tương lai sẽ tiến đến sử dụng một chuẩn thống nhất để đánh giá tỷ lệ


hộ nghèo ở Việt Nam và có tính đến tiêu chí quốc tế để so sánh.
1.2.2.3. Nguyên nhân đói nghèo:

Nguyên nhân khách quan: Xuất phát điểm của nền kinh tế nước ta trước

khi Đổi mới thấp, do phải trải qua hơn 30 năm chiến tranh, nguồn lực của Nhà
nước chưa đáp ứng ngay được nhu cầu phát triên kinh tế-xà hội của các địa
phương và điều kiện tự nhiên không thuận lợi ở một số vùng.

Nguyên nhân của quan: Do tác động của chính sách chi tiêu cho y tế,

giáo dục và chính sách đầu tư phát triển kinh tế-xà hội của Nhà nước chưa cân
đối giữa các cấp hành chính, các vùng miền, các ngành kinh tế (giữa nông nghiệp

với công nghiệp, khu vực nông thôn với thành thị). Do bản thân người nghèo có
trình độ văn hoá thấp, gia đình đông con, nhiều thủ tục lạc hậu.

11


Theo số liệu điều tra hộ nghèo năm 2004 của Bộ Lao động , Thương binh

và XÃ hội, nguyên nhân đói nghèo là do: thiếu vốn sản xuất; 79%; thiếu kiến thức
sản xuất: 70%; thiếu thông tin về thị trường 35%; thiếu đất và không có đất sản

xuất: 29%; ốm đau, bệnh tật: 32%; đông con: 24%; không tìm được việc làm:
24%; rủi ro: 5,9%; gia đình có người mắc tệ nạn xà hội: 1%.

1.3. Mục đích sử dụng của ODAvới vấn đề xóa đói giảm nghèo.

1.3.1. Xoá đói giảm nghèo là yếu tố cơ bản đảm bảo công bằng xà hội và
tăng trưởng bền vững:

Xoá đói giảm nghèo không chỉ là công việc trước mắt mà còn là nhiệm vụ

lâu dài. Trước mắt là xoá hộ đói, giảm hộ nghèo; lâu dài là xoá sự nghèo, giảm

khoảng cách giàu nghèo, phấn đấu xây dựng một xà hội giàu mạnh, công bằng.

Xoá đói giảm nghèo không chỉ là phân phối lại thu nhập một cách thụ động mà

còn phải tạo ra động lực tăng trưởng tại chỗ, chủ động tự vươn lên thoát nghèo.

Xoá đói giảm nghèo không đơn thuần là sự trợ giúp một chiều của tăng trưởng

kinh tế với các đối tượng có nhiều khó khăn mà còn là nhân tố quan trọng tạo ra
một mặt bằng tương đối đồng đều cho sự phát triển, tạo thêm một động lực sản
xuất dồi dào.

Do đó, xoá đói giảm nghèo là một trong những mục tiêu của tăng trưởng

(Cả trên góc độ kinh tế và xà hội), đồng thời cũng là một điều kiện cho tăng
trưởng nhanh và bền vững. Trên phương diện nào đó, xét về ngắn hạn, khi phân
phối một phần đáng kể trong thu nhập xà hội cho chương trình xoá đói giảm
nghèo thì nguồn lực dành cho tăng trưởng kinh tế có thể bị ảnh hưởng, song xét

một cách toàn diện về dài hạn thì kết quả xoá đói giảm nghèo lại tạo tiền đề cho

tăng trưởng nhanh và bền vững.


12


Nguợc lại tăng truởng kinh tế là cơ sở quan trọng để xoá đói giảm nghèo:

Tăng truởng chất lượng cao là để giảm nhanh mức đói nghèo. Thực tiễn

những năm qua đà chứng minh rằng, nhờ kinh tế tăng trưởng cao Nhà nước có

sức mạnh vật chất để triển khai các chương trình hỗ trợ vật chất, tài chính và cho

các xà khó khăn phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xà hội cơ bản. Người nghèo và

cộng đồng nhờ có cơ hội vươn lên để thoát nghèo. Tăng truởng kinh tế là điều

kiện quan trọng để xoá đói giảm nghèo trên quy mô rộng, không có tăng trưởng

mà chỉ thực hiện các chương trình tái phân phối hoặc các biện pháp giảm nghèo
truyền thống thì tác dụng không lớn.

Tăng trưởng trên diện rộng với tốc độ cao và bền vững, trước hết chuyển

dịch cơ cấu và đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, phát triển ngành nghề, tạo cơ

hội nhiều hơn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển nhằm tạo ra nhiều việc
làm phi nông nghiệp, tăng thu nhập cho người nghèo.

Như vậy, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững là một điều kiện hết sức

quan trọng để thực hiện xoá đói giảm nghèo trên diện rộng và ngược lại thực hiện


và thực hiện thành công xoá đói giảm nghèo cũng là một tiền đề quan trọng, một
động lực để thực hiện thành công các mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Thực hiện tốt

cả hai mục tiêu chính là góp phần quan trọng để thực hiện thành công chiến lược
và mục tiêu phát triển của ®Êt n­íc.

1.3.2. Mơc ®Ých sư dơng ODAvíi vÊn ®Ị xãa đói giảm nghèo:

Từ khi mới ra đời, viện trợ nước ngoài đà có hai tồn tại song song nhưng

thực chất lại mâu thuẫn với nhau. Mục tiêu thứ nhất là thúc đẩy tăng trưởng và

giảm đói nghèo ở những nước đang phát triển. Mục tiêu thứ hai là tăng cường lợi
ích chiến lược và chính trị ngắn hạn của các nước tài trợ. Tuy nhiên mục đích

cuối cùng của viện trợ vẫn là thúc đẩy tăng trưởng và giảm đói nghÌo ë nh÷ng

13


nước đang phát triển. Trong hội nghị của Liên hiệp quốc, các nước thành viên đÃ
khẳng định mục tiêu cụ thể của việc sử dụng ODA là:

o Giảm một nửa tỷ lệ những người đang sống trong cảnh nghèo khổ cùng

cực tới năm 2015.

o Phổ cập giáo dục tiểu học trên tất cả các nước tới năm 2015.


o Đạt được nhiều tiến bộ cho sự bình đẳng về giới và tăng quyền lực của

người phụ nữ bằng cách xoá bỏ sự phân biệt giới tính trong giáo dục tiểu
học và trung học cho tới năm 2015.

o Thông qua hệ thống chăm sóc y tế ban đầu để đảm bảo sức khoẻ sinh

sản cho tất cả mọi người ở các độ tuổi thích hợp càng tốt và không thể
muộn hơn năm 2015.

o Thực hiện các chương trình đầu tư quốc gia, đặc biệt là các dự án cải

tạo, nâng cấp, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng kinh tế xà hội để làm nền tảng

vững chắc cho ổn định và tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy đầu tư tư nhân
trong và ngoài nước.

o Thực hiện các chương trình nghiên cứu tổng hợp nhằm hỗ trợ Chính

phủ sở tại hoạch định chính sách hay cung cấp thông tin cho đầu tư tư
nhân bằng các hoạt động điều tra khảo sát, đánh giá tài nguyên, hiện trạng
kinh tế, kỹ thuật, xà hội các ngành, các vùng lÃnh thổ.

o Thực hiện các kế hoạch cải cách giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo,

cải thiện điều kiện, đảm bảo môi trường sinh thái, đảm bảo sức khoẻ người
dân.

o Hỗ trợ điều chỉnh cơ cấu, chuyển đổi hệ thống kinh tế, bù đắp thâm hụt


thanh toán quốc tế để Chính phủ nước sở tại có điều kiện và thời gian quản
lý tốt hơn trong giai đoạn cải cách hệ thống tài chính hay chuyển đổi hÖ
thèng kinh tÕ.

14


Tóm lại, nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức được ưu tiên cho những

dự án kinh tế không sinh lời trực tiếp hoặc khả năng thu hồi vốn chậm, nhưng có

ý nghĩa và ảnh hưởng quan trọng đến việc tạo lập một môi trường thuận lợi cho

sự phát triển đất nước nói chung và cho sự khuyến khích đầu tư tư nhân trong và
ngoài nước nói riêng.

2. Đặc điểm của ODA và các nhân tố ảnh hưởng tới ODA.
2.1. Đặc điểm ODA:

Từ khái niệm, nguồn góc cũng như mục đích sử dụng của ODA cho chúng

ta biết những đăc điểm nổi bật sau:

- Là nguồn vốn tài trợ ưu đÃi của nước ngoài, các nhà tài trợ không trực

tiếp điều hành dự án, nhưng có thể tham gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu

hoặc hỗ trợ tham gia. Tuy nước chủ nhà có quyền quản lý nguồn vốn ODA

nhưng thông thường danh mục các dự án ODA phải có sự thoả thuận với các nhà


tài trợ. Nó mang tính chất ưu đÃi là bởi bao giờ nguồn vốn này cũng có một
khoản cho không. Còn phần cho vay là vay ưu đÃi thường thấp hơn các khoản tín
dụng rất nhiều thông thường dưới 3% và vay thương mại rÊt nhá. Thêi gian sư

dơng vèn dµi, th­êng lµ tõ 20-50 năm và để được xếp vào ODA thì khoản cho
vay phải có một thành tố tổi thiểu là 25% viện trợ không hoàn lại.

- Các nước nhận viện trợ ODA phải hội tụ một số điều kiện nhất định mới

được nhận tài trợ. Điều kiện này tùy thuộc quy định của từng nhà tài trợ. Chẳng
hạn để nhận được ưu đÃi của IMF thì nước chủ nhà phải có cổ phần đóng góp vào

IMF và số tiền vay phụ thuộc vào số vốn cổ phần. Trong đó, muốn được Tín dụng

điều chỉnh cơ cấu (SAF) hoặc Tín dụng điều chỉnh cơ cầu mở rộng (ESAF) với
lÃi xuất chỉ có 0,5%/năm thì nước chủ nhà phải có mức thu nhập GDP bình quân

15


đầu người 600USD/năm(tương đương với 9,6triệu/1năm) và phải thực hiện
chương trình điều chỉnh kinh tế khắt khe từ IMF.

- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người thấp, nước có GDP

bình quân đầu người càng thấp thì thường được tỷ lệ viện trợ không hoàn lại của

ODA càng lớn và khả năng vay với lÃi suất thấp và thời gian ân hạn ưu đÃi càng
lớn.


- Chủ yếu dành hỗ trợ cho các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng như giao

thông vận tải, y tế, giáo dục.

- ODA luôn bị ràng buộc trực tiếp hoặc gián tiếp. Đi kèm với ODA bao giờ

cũng có những ràng buộc nhất định về chính trị kinh tế hoặc khu vực địa lý. Nước
nhận viện trợ còn phải đáp ứng yêu cầu của bên cấp viện trợ như thay đổi chính

sách đối ngoại, chính sách kinh tế, thay đổi thể chế chính trị sao cho phù hợp với
mục đích của bên viện trợ.

- Các nhà tài trợ là các tổ chức Đa phương bao gồm các tổ chức thuộc tổ

chức Liên Hiệp Quốc, Liên minh Châu âu, các tổ chức phi chính phủ (IMF, WB,

ADB) và các tổ chức viện trợ Song phương như các nước thuộc tổ chức hợp tác và
phát triển kinh tế OECD, các nước đang phát triển như Arập, Hàn Quốc, Đài

Loan, Trung Quốc. Các nước cung cấp viện trợ nhiều nhất hiện nay là: Mỹ, Nhật,
Pháp, Anh, úc, Thụy Điển

- Nguồn vốn ODA gồm viện trợ không hoàn lại và các khoản viện trợ ưu

đÃi. Tuy vËy, nÕu qu¶n lý, sư dơng vèn ODA kÐm hiệu quả vẫn có nguy cơ để lại
gánh nặng nợ nần trong tương lai.

- Cùng với ODA, đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI cũng là một trong những


nguồn vốn ngoại lực quan trọng giúp các nước đang phát triển thực hiện công
nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.

16


2.2. So sánh đặc điểm ODA và FDI:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI = Foreign Direct Investment) là hình

thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách
thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm
quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.

Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước

(nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư)
cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI
với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài

sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những
trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản
được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty".
2.2.1. Giống nhau.
2.2.1.1. Bổ sung cho nguồn vốn trong nước:

Trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế, nhân tố vốn luôn được đề cập.


Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa.
Nếu vốn trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn có cả vốn từ nước ngoài,
trong đó có vốn ODA và FDI.

2.2.1.2. Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý:

Giúp một nước tiếp nhận vốn có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết

quản lý kinh doanh đà tích lũy và phát triển qua nhiều năm. Tuy nhiên, việc phổ

biến các công nghệ và bí quyết quản lý đó ra cả nước thu hút đầu tư còn phụ
thuộc rất nhiều vào năng lùc tiÕp thu cđa ®Êt n­íc.

17


2.2.1.3. Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu:

Nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu

thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu.

2.2.1.4. Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công:

Vì có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa phương. Thu

nhập của một bộ phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào

tăng trưởng kinh tế của địa phương. Trong quá trình thuê mướn đó tạo ra một đội


ngũ lao động có kỹ năng. Không chỉ có lao động thông thường, mà cả các nhà

chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở
các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
2.2.1.4. Nguồn thu ngân sách lớn:

Đối với nhiều nước đang phát triển, thuế do các xí nghiệp có vốn đầu tư

nước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng. Chẳng hạn, ở Hải Dương
riêng thu thuế từ công ty lắp ráp ô tô Ford chiếm 50 phần trăm số thu nội địa trên

địa bàn tỉnh năm 2006.
2.2.2. Khác nhau:

2.2.2.1. Hình thức đầu tư:

ODA biểu hiện là gián tiếp ODA còn FDI biểu hiện là trực tiếp, cụ thể

những lĩnh vực mà FDI đầu tư như sau:
* Đầu tư phương tiện hoạt động:

Đầu tư phương tiện hoạt động là hình thức FDI trong đó công ty mẹ đầu tư

mua sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư. Hình
thức này làm tăng khối lượng đầu tư vào.

Đầu tư mua lại và sáp nhập:

Mua lại và sáp nhập là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp


có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp này (có
18


thể đang hoạt động ở nước nhận đầu tư hay ở nước ngoài) mua lại một doanh
nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư. Hình thức này không nhất thiết dẫn tới
tăng khối lượng đầu tư vào.

* Đầu tư theo tính chất dòng vốn:
ã Vốn chứng khoán:

Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần hoặc trái phiếu doanh nghiệp

do một công ty trong nước phát hành.
ã Vốn tái đầu tư:

Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được từ hoạt động

kinh doanh trong quá khứ để đầu tư thêm.

ã Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ:

Giữa các chi nhánh hay công ty con trong cùng một công ty đa quốc gia có

thể cho nhau vay để đầu tư hay mua cổ phiÕu, tr¸i phiÕu doanh nghiƯp cđa nhau.
2.2.2.2. Ỹu tè chÝnh trị:

ODA gắn liền với chính trị còn FDI không bị ảnh hưởng nhiều yếu tố này.

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới ODA:

ODA gắn liền với chính trị và là một trong những phương tiện để thực hiện

ý đồ chính trị: ODA cũng chịu ảnh hưởng bởi các quan hệ sẵn có của bên cấp

viện trợ cho nước nhận viện trợ bởi sự tương hợp về thể chế chính trị, bởi quan hệ
địa dư gần gũi. Bên cấp viện trợ và các nguồn chính thức khác thường cấp cho

những người bạn về chính trị và đồng minh quân sự mà không cấp cho những đối
tuợng mà họ cho là kẻ thù. Đó là tính chất địa lý-chính trị được thể hiện rất rõ
trong viện trợ.

ODA gắn liền với điều kiện kinh tế: Các nước viện trợ nói chung đều muốn

đạt được ảnh hưởng về chính trị, đem lại lợi nhuận cho hàng hoá và dịch vụ tư

vấn trong nước. Họ gắn quỹ viện trợ với việc mua hàng hoá và dÞch vơ cđa n­íc
19


họ như một biện pháp nhằm tăng cường khả năng làm chủ thị trường xuất khẩu

và giảm bớt tác động của viện trợ đối với cán cân thanh toán. Mặt khác, nước
nhận viện trợ còn phải chịu rủi ro của đồng tiền viện trợ. Nếu đồng tiền viện trợ

tăng giá so với đồng tiền của các nước nhận viện trợ do xuất khẩu thì nước nhận
viện trợ sẽ phải nhận một khoản bổ xung do chênh lệch tỷ giá tại thời điểm vay

và thời điểm trả nợ. Theo tính toán của các chuyên gia thì cho dù không đi kèm
theo các điều kiện ràng buộc nào thì viện trợ vẫn đem lại lợi ích thương mại cho
quốc gia viện trợ.


ODA còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố xà hội: ODA là một phần GNP

của các nước tài trợ nên rất nhạy cảm với dư luận xà hội ở các nước tài trợ. Nhân

dân các nước cấp viện trợ coi trọng tầm quan trọng của cả số lượng và chất lượng

của viện trợ, họ sẵn sàng ủng hộ viện trợ với điều kiện viện trợ được sử dụng tốt.
Còn đối với các nước nhận viện trợ, nguy cơ phụ thuộc viện trợ nước ngoài, gánh
nặng nợ nần là một thực tÕ khã tr¸nh khái. Do vËy, c¸c n­íc nhËn viƯn trợ cần
phải thận trọng khi sử dụng ODA:

o Hỗ trợ chương trình còn gọi là viện trợ phi dự án: là viện trợ khi đạt
được một hiệp định đối với các viện trợ nhằm cung cấp một khối lượng
ODA cho một mục đích tổng quát với thời hạn nhất định để thực hiện
nhiều nội dung khác nhau của một chương trình.

o Tín dụng thương mại: là những khoản tín dụng dành cho Chính phủ của
các nước sở tại với các điều khoản mềm về lÃi suất, thời gian ấn hạn, thời
gian trả dài nhưng ràng buộc nhất định.

Nguồn vay tín dụng này có thể từ các tổ chức tài chính quốc tế như: IMF,

WB, ADB hoặc quỹ hợp tác kinh tế hải ngoại (OECP) của Nhật Bảnchẳng hạn,

Quỹ tiền tệ qc tÕ cã thĨ cho vay d­íi nhiỊu h×nh thøc như: Tín dụng thông

thường, Tín dụng dài hạn hoặc bổ xung, Tín dụng bù đắp thất thu xuất khẩu, Tín
20



dụng điều chỉnh cơ cấu. Tuỳ từng khoản tín dụng mà mức vay vốn có thể từ

62,5% đền 140% cổ phần góp vào phần IMF với thời hạn rút vốn từ 3 đến 5 năm

và lÃi xuất từ 6-7%/năm (cổ phần của Việt Nam tại IMF năm 1994 là 241 triệu
USD).

3. Phân loại theo nguồn hình thành ODA.
3.1. Phân theo nguồn vốn:

ODA được chia làm hai loại: Nguồn vốn song phương và nguồn vốn đa

phương.

o Nguồn vốn song phương:

Là khoản viện trợ trực tiếp từ nước này đến nước kia thông qua việc ký kết

hiệp định của Chính phủ. Viện trợ song phương thường chiếm tỷ trọng trên 80%
là tổng vốn ODA của thế giới.

o Nguồn vốn đa phương:

Là hình thức viện trợ ODA cho các nước đang phát triển thông qua tổ chức

tài chính quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu á

(ADB), Ngân hàng phát triển Châu mỹ (IDB), Qũy phát triển Châu phi


Nguồn ODA đa phương được hình thành chủ yếu từ sự đóng góp của các

nước công nghiệp phát triển.

3.2. Phân theo Các đối tác cung cấp ODA :

Hệ thống cung cấp ODA gồm hai loại: Các tổ chức viện trợ đa phương và

Các nước viện trợ song phương.

3.2.1. Các tổ chức viện trợ đa phương:

Các tổ chức viện trợ đa phương đang hoạt động gồm có các hệ thống thuộc

hệ Liên hiệp quốc, Cộng đồng châu âu, Các tổ chức Phi Chính phủ và các Tổ
chức tài chính quốc tế.

21


3.2.1.1. Các tổ chức thuộc hệ thống liên hiệp quốc:

Các tỉ chøc thc hƯ thèng liªn hiƯp qc quan träng nhất xét về mặt viện

trợ phát triển bao gồm:

ã Chương trình phát triển của Liện hiệp quốc (UNDP).

ã Quỹ nhi đồng liên hiệp quốc (UNICEF).
ã Qũy dân số liên hiệp quốc (UNFPA).


ã Chương trình lương thực thế giới (WFP).

ã Tổ chức y tế thế giới (WHO).

ã Tổ chức nông nghiệp và lương thực Liên hiệp quốc (FAO).
ã Tổ chức phát triển công nghiệp thế giới (UNIDO).

Hầu hết viện trợ của các tổ chức thuộc Lên hiệp quốc đều thực hiện dưới

hình thức viện trợ không hoàn lại, ưu tiên dành cho các nước đang phát triển có

thu nhập thấp và không hoàn ràng buộc về các điều kiện chính trị một cách lộ

liễu. Viện trợ thường tập trung cho các nhu cầu có tính chất xà hội như văn hoá

giáo dục, sức khoẻ dân số, xoá đói giảm nghèocòn viện trợ có quy mô nhỏ,
phần chuyên gia, đào tạo chiếm tỷ lệ cao hơn so với phần thiết bị.
3.2.1.2. Liên minh Châu Âu:

Liên minh Châu âu là tổ chức có tÝnh chÊt kinh tÕ x· héi cđa 15 n­íc c«ng

nghiƯp phát triển ở Châu âu, EU, có qũy lớn, song chủ yếu ưu tiên viện trợ cho

các thuộc địa cũ ở Châu phi, Caribe, Nam Thái bình dương, nơi bắt đầu đến
Đông âu. Những lĩnh vực mà EU coi trọng là dân số, bảo vệ môi trường và phát

triển dịch vơ. Quy chÕ viƯn trỵ cđa EU th­êng rÊt phøc tạp thường gắn liền với
vấn đề chính trị nhất là nh©n qun.


22


3.2.1.3. Các tổ chức phi chính phủ:
Viện trợ Phi Chính phủ là viện trợ không hoàn lại và trợ giúp không vì

mục đích lợi nhuận của các Tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các tổ chức khác

và cá nhân người nước ngoài, kể cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài hỗ trợ

cho các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức nhân dân (bao gồm các đoàn thể
quần chúng, các tổ chức chính trị-xà hội, các tổ chức xà hội-nghề nghiệp và một

số tổ chức khác) của Việt Nam thực hiện các mục tiêu nhân đạo và phát triển
dành cho Việt Nam.

Viện trợ Phi Chính phủ bao gồm các hình thức chủ yếu sau đây:
- Viện trợ thông qua các chương trình, dự án.

- Viện trợ phi dự án (bao gồm cả khoản cứu trợ khẩn).

Hiện nay, có kho¶ng 600 tỉ chøc Phi chÝnh Phđ qc tÕ (INGO) thiết lập

quan hệ với Việt Nam. Hoạt động của các tổ chức này đà vươn tới tất cả 64 tỉnh,
thành trên cả nước Việt Nam. Theo ước tính của Chính Phđ ViƯt Nam, c¸c tỉ

chøc Phi chÝnh phđ qc tÕ (INGOs) đà giải ngân khoảng 140 triệu đô la Mỹ cho

các hoạt động phát triển trong năm 2004 và số vốn giải ngân trong năm 2005
khoảng 150 triệu đô la Mü 3.


Trªn thÕ giíi cã rÊt nhiỊu tỉ chøc phi chính phủ INGO, hoạt động theo các

mục đích, tuân chỉ khác nhau (từ thiện, nhân đạo, y tế, thể thao, tôn giáo).

Các hoạt động của INGO tập trung hướng tới ph¸t triĨn con ng­êi, cơ thĨ

trong c¸c lÜnh vùc:

o Xo¸ đói, giảm nghèo;

3

Nguồn: UB Điều phối viện trợ nhân dân(PACCOM).

23


o Bình đẳng xà hội, đặc biệt là các đối tượng người nghèo, dân tộc thiểu
số, phụ nữ và trẻ em;

o Bảo vệ môi trường bền vững;

o Phát huy tính dân chủ và tăng cường sự tham gia của người dân, đặc
biệt là từ chính quyền cấp cơ sở và;

o Nâng cao năng lực.

Vốn góp của các tổ chức này thường nhỏ, chủ yếu dựa vào nguồn khuyên


góp hoặc các nhờ sự tài trợ của các Chính phủ. Do vậy, viện trợ có đặc điểm.

o Đa dạng: Có thể là vật tư, thiết bị hoặc lương thực. Thực phẩm, thuốc
men cũng có thể là quần áo, đồ dùng.

o Quy mô: từ vài đến vài chục hoặc trăm ngàn đô la Mỹ, nhưng thủ tục
đơn giản, thực hiện nhanh, đáp ứng kịp thời các yêu cầu khẩn cấp khác
(khắc phục thiên tai, dịch bệnh)

o Khả năng cung cấp viện trợ và thực hiện viện trợ thất thường và nhất
thời do phụ thuộc vào kết quả quyên góp.

o Ngoài mục đích nhân đạo, trong một số trường hợp còn mang màu sắc
tôn giáo, chính trị khác nhau nên khó quản lý.

3.2.1.4. Các tỉ chøc tµi chÝnh qc tÕ.
o Qịy tiỊn tƯ qc tÕ (IMF):

Q tiỊn tƯ qc tÕ (IMF: International Monetary Fund) là một tổ chức

quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng theo dõi tỷ giá hối đoái và cán

cân thanh toán, cũng như hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu. Trụ
sở chính của IMF đặt ở Washington, D.C., thủ đô của Hoa Kú.

Lµ tỉ chøc tµi chÝnh tiỊn tƯ qc tÕ rất quan trọng được thành lập từ năm

1945, hiện có 173 nước thành viên.

24



×