Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Nghiên cứu quá trình phân hủy một số hợp chất thuốc kháng sinh bằng phương pháp quang hóa UV HOCl ClO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 69 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

HÀ THỊ HẢI YẾN

NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH PHÂN HỦY MỘT SỐ HỢP CHẤT
THUỐC KHÁNG SINH BẰNG PHƢƠNG PHÁP
QUANG HÓA UV/HOCl/ClO-

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

HÀ THỊ HẢI YẾN

NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH PHÂN HỦY MỘT SỐ HỢP CHẤT
THUỐC KHÁNG SINH BẰNG PHƢƠNG PHÁP
QUANG HÓA UV/HOCl/ClOChun nghành: Hóa phân tích
Mã số: 60440118

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đào Hải Yến

Hà Nội - 2016



MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG………………………………………………………….……iii
DANH MỤC HÌNH……………………………………………………………......iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TĂT TRONG LUẬN VĂN ..................................vi
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ..................................................................................... 3
1.1.Khái quát về kháng sinh

3

1.2. Ciprofloxacin

5

1.2.1. Tính chất lí hóa học của Ciprofloxacin .................................................................... 5
1.2.2. Sự có mặt của CIP trong môi trường ....................................................................... 7

1.3. Phản ứng quang hóa trong phân hủy các chất hữu cơ
1.4. Phƣơng pháp phân tích thuốc kháng sinh CIP

8
12

1.4.1. Phương pháp trắc quang ........................................................................................ 12
1.4.2. Phương pháp điện hóa............................................................................................ 13
1.4.3. Phương pháp ELISA .............................................................................................. 14
1.4.4. Phương pháp điện di mao quản.............................................................................. 15
1.4.5. Phương pháp HPLC ............................................................................................... 15
1.4.6. Phương pháp LC/MS ............................................................................................. 16


CHƢƠNG 2: THỰC NGHIỆM VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...................... 19
2.1. Thiết bị - hóa chất

19

2.1.1. Thiết bị ................................................................................................................... 19
2.1.2. Dụng cụ thủy tinh .................................................................................................. 19
2.1.3. Hóa chất ................................................................................................................. 19

2.2. Nội dung nghiên cứu

20

2.2.1. Nghiên cứu các điều kiện tối ưu cho thiết bị HPLC-MS/MS trong phân tích thuốc
kháng sinh Ciprofloxacin ................................................................................................. 20
2.2.1.1. Tối ưu hóa các thơng số máy móc ...................................................................... 20
2.2.1.2. Khảo sát các thông số đánh giá phương pháp ..................................................... 23
2.2.2. Phân tích các sản phẩm chuyển hóa của q trình phân hủy CIP bằng hệ
UV/HOCl/ClO- ................................................................................................................ 27
2.2.2.1. Nghiên cứu q trình phân hủy quang hóa của CIP bằng UV ............................ 28

i


2.2.2.2. Nghiên cứu q trình phân hủy quang hóa của CIP bằng UV/NaClO ............... 28

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 29
3.1. Kết quả nghiên cứu các điều kiện tối ƣu cho thiết bị hplc-ms/ms

29


3.1.1. Kết quả khảo sát các thông số cho thiết bị HPLC-MS/MS ................................... 29
3.1.1.1. Khảo sát năng lượng đập mảnh colision energy (CE) ........................................ 29
3.1.1.2. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ axit formic ..................................................... 31
3.1.1.3. Khảo sát thành phần pha động ............................................................................ 32
3.1.1.4. Ảnh hưởng của tốc độ dòng ................................................................................ 34
3.1.2. Khảo sát các thông số đánh giá phương pháp........................................................ 35
3.1.2.1. Kết quả xác định LOD và LOQ của máy HPLC-MS/MS .................................. 35
3.1.2.2. Lập đường chuẩn xác định Ciprofloxacin........................................................... 35
3.1.2.3. Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phân tích mẫu thực ........... 36
3.1.2.4. Quy trình xử lý mẫu khi phân tích Ciprofloxacin trong nước ............................ 37
3.1.3. Kết quả khảo sát trên mẫu thực tế .......................................................................... 38

3.3. Nghiên cứu quá trình phân hủy Cip bằng UV và bằng UV/NaClO

40

3.3.1. Quá trình quang phân UV của Ciprofloxacin ................................................... 40
3.3.1.1. Ảnh hƣởng của nồng độ đầu Ciprofloxacin đến quá trình phân hủy
Ciprofloxacin bằng UV .................................................................................................. 40
3.3.1.2. Ảnh hƣởng của pH đến quá trình phân hủy Ciprofloxacin bằng UV ......... 41
3.3.2. Phân hủy CIP bằng hệ UV/NaClO ..................................................................... 42
3.3.2.1. Ảnh hƣởng của pH đến quá trình phân hủy CIP bằng UV/NaClO ............. 42
3.3.2.2. Ảnh hƣởng của nồng độ NaClO đến sự phân hủy của Ciprofloxacin......... 44
3.3.2.3. Ảnh hưởng của các ion vô cơ đến quá trình phân hủy Ciprofloxacin bằng
NaClO/UV ....................................................................................................................... 46

3.3.3. Nghiên cứu các sản phẩm chuyển hóa của q trình quang hóa
Ciprofloxacin tại bước sóng 254 nm .....................................................................48
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………….………….59
PHỤ LỤC

ii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các phân mảnh của CIP ............................................................................16
Bảng 3.1. Phần trăm ion mẹ (CIP) còn lại theo sự tăng dần năng lượng đập mảnh .30
Bảng 3.2. Kết quả thời gian lưu thay đổi theo thành phần pha động ........................33
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát LOD và LOQ ................................................................35
Bảng 3.4: Dữ liệu đường chuẩn của Ciprofloxacin ..................................................36
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của tốc độ dòng đến độ thu hồi..............................................37
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của thể tích rửa giải đến độ thu hồi .......................................37
Bảng 3.7. Độ thu hồi đối với mẫu nước cất thêm chuẩn CIP 50 µg/l .......................38
Bảng 3.8. Độ thu hồi và độ lặp lại của mẫu nước hồ nuôi tơm thêm chuẩn với nồng
độ CIP 50 µg/l ...........................................................................................................39
Bảng 3.9. Hằng số tốc độ phản ứng biểu kiến bậc 1 kapp ở những nồng độ CIP và
pH khác nhau. ............................................................................................................41
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của pH đến quá trình phân hủy CIP bằng UV/NaClO, [CIP]
= 10 µM; [NaClO] =100 µM ....................................................................................44
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của nồng độ Clo đến hằng số tốc độ phản ứng của phản ứng
phân hủy CIP bằng quá trình UV/NaClO .................................................................46
Bảng 3.12. Phản ứng của các ion vô cơ với gốc ●OH và hằng số tốc độ phản ứng .46
Bảng 3.13. Hằng số tốc độ phân hủy CIP khi có mặt các ion vơ cơ .........................47
Bảng 3.14. Các sản phẩm phụ của quá trình phân hủy CIP bằng hệ UV đã được định
danh bằng LC-MS/MS ..............................................................................................54
Bảng 3.15. Các sản phẩm phụ của quá trình phân hủy CIP bằng hệ UV/NaClO đã
được định danh bằng LC-MS/MS .............................................................................55


iii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cấu trúc cơ bản của nhóm quinolone...............................................4
Hình 1.2. Cân bằng acid base của nhóm Acidic quinolone .............................5
Hình 1.3. Các dạng tồn tại của PQ trong nước ................................................5
Hình 1.4. Cơng thức cấu tạo của Ciprofloxacin...............................................6
Hình 1.5. Cân bằng acid base của CIP ............................................................6
Hình 1.6. Sự ảnh hưởng của pH đến tỉ lệ phân bố của các dạng clo tự do ....11
Hình 1.7. Hệ số hấp thụ phân tử mol của HOCl, OCl- và NH2Cl ..................12
Hình 1.8. Phức tạo thành giữa Fe(III) với Ciprofloxacin (λmax = 430nm). .13
Hình 2.1: Phổ phát xạ của đèn Vilber-Lourmart T-6L ..................................27
Hình 2.2. Mơ hình thí nghiệm quang hóa. .....................................................27
Hình 3.1. Kết quả sắc kí đồ của ciprofloxacin tại CE=18V ...........................29
Hình 3.2. Sự phân mảnh của CIP ...................................................................31
Hình 3.3. Kết quả sắc kí đồ của CIP theo % axit formic ...............................32
Hình 3.4. Sắc kí đồ thể hiện ảnh hưởng của tỉ lệ pha động ...........................33
Hình 3.5. Sắc kí đồ thể hiện ảnh hưởng của tốc độ dịng ..............................34
Hình 3.6. Đồ thị biểu diễn đường chuẩn của CIP ..........................................36
Hình 3.7. Hiệu quả phân hủy CIP với các nồng độ đầu khác nhau ...............40
Hình 3.8. Mối quan hệ giữa hằng số tốc độ phản ứng với nồng độ đầu của
CIP..................................................................................................................40
Hình 3.9. Hiệu quả phân hủy CIP với các pH khác nhau ..............................42
Hình 3.10. Mối quan hệ giữa hằng số tốc độ phản ứng với các pH khác nhau
........................................................................................................................42
Hình 3.11. Sự ảnh hưởng của pH đến tỉ lệ phân bố của các dạng clo tự do ..42
Hình 3.12. Ảnh hưởng của pH đến quá trình phân hủy CIP bằng UV/NaClO
........................................................................................................................43
[CIP] = 10 µM; [NaClO] =100 µM ...............................................................43

Hình 3.13. Ảnh hưởng của nồng độ NaClO đến quá trình phân hủy CIP bằng
UV/NaClO, [CIP] = 10 µM ...........................................................................44
iv


Hình 3.14. Sự biến đổi nồng độ CIP theo thời gian chiếu xạ UV 254nm khi
có mặt các ion vơ cơ, [CIP]=10M ...............................................................48
Hình 3.15. Động học phân hủy của CIP chiếu xạ UV 254nm khi có mặt ion
vơ cơ ...............................................................................................................48
Hình 3.16. Cơ chế chính phân hủy CIP bằng UV ..........................................49
Hình 3.17. Sự hình thành các sản phẩm phụ theo thời gian trong quá trình
quang phân UV/CIP. ......................................................................................50
Hình 3.18: Cơ chế phân hủy Ciprofloxacin trong hệ UV/NaClO ..................53

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TĂT TRONG LUẬN VĂN
ACN

Acetonitrile

Axeton nitrin

CE

Capillary electrophoresis

Điện di mao quản


CIP

Ciprofloxacin

CZE

Capilary zone electrophoresis

ELISA

Enzyme

Linked

Điện di mao quản vùng

ImmunoSorbent

Assay
Cơ quan mơi trường Mỹ

EPA
ESI

Electrospray ionization

Chế độ ion hóa phun điện tử

FQ


Floroquinolone

Họ kháng sinh

HPLC

High

liquid Sắc kí lỏng hiệu năng cao

performance

chromatography
HPLC-MS

High

liquid Sắc kí lỏng hiệu năng cao

performance

chromatography

tandem

mas ghép nối khối phổ

spectrometry
IUPAC


International Union of Pure and Liên minh quốc tế về hóa
Applied Chemistry

học cơ bản và ứng dụng

LOD

Limit of detection

Giới hạn phát hiện

LOQ

Limit of quantity

Giới hạn định lượng

MeOH

Methanol

Metanol

MLR

Maximum Residue Limit

Giới hạn dư lượng tối đa

PDA


Detector Photodiode Array
Diện tích pic sắc kí

Spic
UV

Tử ngoại

Ultraviolet

vi


MỞ ĐẦU
Các chất ô nhiễm mới trong môi trường nước gần đây được quan tâm nghiên
cứu là sự tồn dư của các chất kháng sinh và các mỹ phẩm sau khi được sử dụng bị
thải loại vào môi trường. Những chất ô nhiễm mới này được định nghĩa là những
hợp chất chưa bao gồm trong các tiêu chuẩn về chất lượng nước, chưa được nghiên
cứu trước đây, và có khả năng ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và sức khỏe con
người. Các hợp chất kháng sinh tồn tại trong nước phần lớn do các tác động của con
người và liên tục đươc thải vào mơi trường, chúng có thể tác động đến các vi sinh
vật, gây nên sự kháng thuốc, cũng như các sản phẩm chuyển hóa của chúng có thể
là những hợp chất có độc tính cao. Các hợp chất kháng sinh này thường không xử lý
được bằng các phương pháp xử lý nước truyền thống và vẫn còn tồn tại trong nước
sinh hoạt dẫn đến nguy cơ tích lũy trong cơ thể con người.
Tại Việt Nam, việc nghiên cứu về dư lượng của các hợp chất kháng sinh
trong nước tự nhiên cũng như nước sinh hoạt chưa được chú ý, việc ứng dụng Clo
để khử trùng được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như khử trùng nước,
phun diệt trùng mơi trường, phịng chống dịch bệnh,... tuy nhiên cũng không nhiều

những nghiên cứu về sự phân hủy cũng như các sản phẩm phụ của quá trình tiệt
trùng nước có chứa những chất ơ nhiễm hữu cơ mới.
Ciprofloxacin (CIP), một Fluoroquinolone (FQ) thế hệ thứ hai và một trong
những loại thuốc kê đơn nhiều nhất trên thế giới. Nó đã được dùng trong thời gian
bùng phát bệnh than vào năm 2001 và cũng đã được sử dụng để nhắm mục tiêu tác
nhân sinh học của bệnh Legionnaire và thương hàn. CIP là một loại FQs mạnh có
liên quan đến tác dụng phụ nghiêm trọng bao gồm gân vỡ và tổn thương thần kinh
do cơn co giật. Do những tác dụng bất lợi mà CIP gây ra nên nó đã được quan tâm
nghiên cứu trong thời gian gần đây bởi vì nó đã được tìm thấy thường xuyên trong
nguồn nước mặt, nước thải ở mức có thể gây ra sự kháng thuốc của nhiều loại vi
khuẩn.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng q trình oxy hóa tiên tiến (AOPs) và các
ứng dụng hấp phụ là những phương pháp xử lý hữu hiệu cho việc làm giảm hoặc
loại bỏ CIP trong nước và nước thải hoàn toàn. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng CIP
nhạy cảm với những biến đổi quang hóa trực tiếp bởi sự tiếp xúc trực tiếp với UV
1


và bằng cách thêm chất xúc tác quang hóa như hydrogen peroxide (H2O2), và
titanium dioxide (TiO2) vào dung dịch [5]. Nghiên cứu hấp phụ CIP lên trầm tích ở
dưới nước, đất và bùn cũng đã được tiến hành bởi nhóm nghiên cứu Carmosini et
al., 2009.
Nhìn chung, việc nghiên cứu sâu về các q trình clo hóa kết hợp với chiếu
xạ UV còn chưa nhiều đặc biệt là với các đối tượng ô nhiễm mới như các hợp chất
kháng sinh. Các sản phẩm phụ của q trình chuyển hóa các hợp chất này trong tự
nhiên cũng như trong quá trình xử lý cũng chưa được nghiên cứu sâu. Vì vậy chúng
tơi đề xuất đề tài ―Nghiên cứu quá trình phân hủy một số hợp chất thuốc kháng sinh
bằng phương pháp quang hóa UV/HOCl/ClO-‖ nhằm góp phần hiểu sâu hơn về
bản chất của các quá trình này trong tự nhiên cũng như trong các quá trình xử lý
nước.


2


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1.

Khái quát về kháng sinh

Lịch sử hình thành
Năm 1929, Alexander Fleming phát hiện ra khả năng kháng khuẩn của nấm
Penicillium notatum, mở đầu cho nghiên cứu và sử dụng kháng sinh, và sau đó là
hàng loạt những nghiên cứu, sản xuất và sử dụng kháng sinh phát triển mạnh do tác
dụng hơn hẳn trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn so với các thuốc kháng sinh
khác. Giới y học định nghĩa : Kháng sinh là những chất tạo thành do chuyển hố
sinh học, có tác dụng ngăn cản sự tồn tại hoặc phát triển của vi khuẩn ở nồng độ
thấp, được sản xuất bằng sinh tổng hợp hoặc tổng hợp theo mẫu các kháng sinh tự
nhiên.
Phân loại
Kháng sinh được phân chia thành các loại sau:
+ Nhóm Beta lactam: các Penicilin, các Cephalosporin, Carbapenem,
Monobactam, các chất ức chế Beta lactam.
+ Nhóm Aminosid: Streptomicin, Dihydrostreptomycin, Kanamycin,
Neomycin, Paromomycin...
+ Nhóm Chloramphenicol (hay Phenicol): Chloramphenicol,
Thiamphenicol…
+ Nhóm Tetracyclin.
+ Nhóm Amynoglycosid.
+ Nhóm Lincosamid: Clindamycin, Lincomycin…
+ Nhóm Marcrolid: Erythromycin, spiramycin, Azithromycin,…

+ Nhóm Quinolone: ciprofloxacin, ciprofloxacin-d8, oxolinic acid,
danofloxacin, enrofloxacin, difloxacin, sarafloxacin, ofloxacin, norfloxacin...
+ Nhóm kháng sinh tổng hợp khác: Fosfomycin ….
Kháng sinh họ Quinolone
Quinolone là một kháng sinh được sử dụng rộng rãi trong việc điều trị nhiễm
trùng ở người và động vật. Mục tiêu chính của chúng là vi khuẩn bacterial enzyme
DNA gyrase hay topoisomerase II. Quinolone có thành phần hóa học là dẫn suất của
axit nalidixic. Dựa trên phổ kháng khuẩn của nó, quinolone được chia thành nhiều
3


thế hệ như:
-

Quinolone thế hệ thứ nhất: cinoxacin, flumequine, axit nalidixic,

oxilinic,
-

Quinolone thế hệ thứ hai: ciprofloxacin, enoxacin, fleroxacin,…

-

Quinolone thế hệ thứ ba: balofloxacin, gatifloxacin, grepafloxacin…

-

Quinolone thế hệ thứ tư: garenoxacin, clinafloxacin, gemifloxacin…

Cơng thức cấu tạo chung của nhóm quinolone là hợp chất vịng thơm có chứa

N, vị trí thứ 4 có gắn nhóm ketone, vị trí thứ 3 có gắn nhóm carboxylic. Các dẫn
suất của quinolone gồm những hợp chất mà: Vị trí 1: có thể gắn thêm nhóm alkyl
hoặc aryl; Vị trí 6: có thể gắn thêm F; Vị trí 2, 6, 8 có thể gắn thêm một ngun tử
N.

Hình 1.1. Cấu trúc cơ bản của nhóm quinolone

Tính chất acid - base nhóm quinolone:
Quinolone có một nhóm carboxylic ở vị trí số 3 nên đây là một hợp chất có
tính acid. Một số quinolone có chứa thêm nhóm amine khác nên có thêm tính base.
Dựa vào pKa có thể chia nhóm quinolone thành hai loại: Acidic quinolone (AQ) và
Piperazinyl quinolone (PQ).
- Acidic quinolone (AQ): chỉ có một giá trị pKa thuộc khoảng 6,0 đến 6,9.
Trong nước chúng tồn tại ở dạng trung hòa hoặc dạng anion. Thường AQ gồm
những quinolone thuộc thế hệ thứ nhất.

4


Hình 1.2. Cân bằng acid base của nhóm Acidic quinolone
- Piperazinyl quinolone (PQ): có hai giá trị pKa, pKa1 khoảng 5,5 – 6,6 và
pKa2 khoảng 7,2 – 8,9. Trong nước chúng có thể tồn tại ở ba dạng khác nhau: dạng
cation, dạng trung hịa và dạng anion.

Hình 1.3. Các dạng tồn tại của PQ trong nƣớc
Fluoroquinolone là một nhóm kháng sinh thuộc họ quinolone trong đó có
một nguyên tử F gắn ở vị trí số 6 của hệ thống trung tâm. Cả Quinolones và
Fluoroquinolones đều là thuốc kháng sinh có khả năng giết chết vi khuẩn.
1.2. Ciprofloxacin
Ciprofloxacin là kháng sinh thuộc nhóm fluoroquinolone, loại PQ.

1.2.1. Tính chất lí hóa học của Ciprofloxacin
Tên gọi:
1-Cyclopropyl-6-fluoro-1,4-dihydro-4-oxo-7-(1-piperazinyl)-3-quinolinecarboxylic
acid.
Cơng thức hóa học: C17H18FN3O3.
Trọng lượng phân tử: 331,35 g/mol.
Nhiệt độ nóng chảy: 318-320oC.

5


Hình 1.4. Cơng thức cấu tạo của Ciprofloxacin
Tính chất: là bột kết tinh màu vàng nhạt, tan một phần trong nước, tan rất ít
trong ethanol, methylene chloride. Tan tốt trong dung dịch acid acetic lỗng, có hai
giá trị pKa là 5,5 và 7,7.
CIP là chất kháng sinh tổng hợp thuộc thế hệ thứ hai của các nhóm thuốc FQ.
Thuốc diệt vi khuẩn bằng cách kết hợp với các enzyme để dừng tổng hợp protein và
DNA. Nó được sử dụng điều trị cho nhiều bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn như xương
và nhiễm trùng khớp, viêm bàng quang cấp tính ở phụ nữ, bệnh nhiễm trùng đường
hô hấp dưới và trong một số trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu. CIP là một
loại kháng sinh được sử dụng một cách hạn chế, nhưng đến nay nó là một trong
những loại kháng sinh được phân phối rộng rãi nhất tại Hoa Kỳ và Châu Âu.
Trong môi trường axit (pH < 5,5) CIP bị proton hóa nên dạng cation chiếm
ưu thế. Trong mơi trường trung tính (5,5 < pH < 7,7) hydro tách khỏi nhóm
carboxyl, dạng chiếm ưu thế là dạng trung hịa điện (zwitterionic). Trong dung dịch
có pH > 7,7 thì hydro gắn liền với nitơ trong vòng piperazine bị tách ra và các dạng
anion của CIP trở nên phổ biến.

Hình 1.5. Cân bằng acid base của CIP
6



1.2.2. Sự có mặt của CIP trong mơi trƣờng
Người ta ước tính rằng trên thế giới có khoảng 100,000-200,000 tấn thuốc
kháng sinh được tiêu thụ mỗi năm. Dược phẩm thâm nhập vào nguồn nước thông
qua các nguồn khác nhau như nước thải bệnh viện, nước thải sinh hoạt của con
người và nước thải từ các nhà máy dược phẩm công nghiệp. CIP thường được tìm
thấy trong rất nhiều các nguồn khác nhau và sự xuất hiện phổ biến của nó đã dẫn
đến sự kháng thuốc của nhiều loại vi khuẩn trong mơi trường tự nhiên. Hiện chưa
có quy định rõ ràng, nhưng do tính độc hại của CIP mà việc xác định, đánh giá hàm
lượng của nó trong mơi trường nước mặt, trong nguồn thải của nhà máy xử lý nước
thải, trong bùn thải,… đang trở thành vấn đề nhận được nhiều sự chú ý trên thế giới.
Phần lớn các nghiên cứu liên quan đến vấn đề nêu trên đã được tiến hành ở
Ý, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Trung Quốc, Mỹ và Đức. Các nghiên cứu đều kết luận
các loại dược phẩm đều có khả năng gây nguy hại đến môi trường và không dễ dàng
bị phân hủy trong các quy trình xử lý nước thải.
CIP đã được phát hiện trong nhiều đối tượng khác nhau bao gồm nước thải,
nước mặt, nước ngầm và nước biển ở một khoảng nồng độ rất rộng từ 0,02 μg/l cho
đến vài mg/l. CIP ở hàm lượng vết thì được tìm thấy trong phần lớn các vùng nước
mặt bao gồm cả hồ và sông nhưng xuất hiện ở hàm lượng lớn ở những vùng sản
xuất dược phẩm khối lượng lớn và các nhà máy xử lý nước thải. Các quốc gia chưa
có các phương pháp xử lý nước tiên tiến cũng thường xuyên tìm thấy CIP với nồng
độ lớn trong nguồn nước mặt. Sự xuất hiện của CIP ở mức vi lượng trong nguồn
nước mặt là một nguy cơ đối với hệ sinh thái thủy sinh, góp phần vào việc gây ra sự
kháng thuốc của nhiều loại vi sinh vật.
Kolpin et al. (2002)[17] đã phát triển năm phương pháp phân tích mới để đo
nồng độ của 95 hợp chất hữu cơ gây ô nhiễm trong nguồn nước mặt từ 139 con suối
khắp 30 tiểu bang của Hoa Kỳ trong năm 1999 và 2000. Các mẫu được lấy ở nơi
chất gây ơ nhiễm có xác suất tồn tại cao nhất – nơi được xác định là dịng thải của
khu đơ thị và các khu chăn ni. Các chất ơ nhiễm được tìm thấy trong khoảng 80%

các dịng suối. CIP được phân tích bằng phương pháp LC/MS-ESI (+) và xác định
có mặt trong 345 mẫu với tần số 7,2 % trong khoảng nồng độ 0,02-0,03 μg/l.

7


Bhandari et al. (2008) [8] đã xây dựng được phương pháp định lượng CIP ở
các loại đối tượng nguồn thải khác nhau trên nhiều miền của nước Mỹ bằng kỹ thuật
chiết pha rắn (SPE) và HPLC/UVFL. Kết quả cho thấy nồng độ của CIP trong
nguồn thải chung là 1,44μg/l và trong dòng thải biến động là 0,59 μg/l. Nồng độ
CIP là vào mùa hè cao hơn đáng kể so với mùa đông.
Fick et al. (2009) [16] đã thực hiện cuộc điều tra trên một khu công nghiệp
sản xuất dược phẩm lớn ở Ấn Độ. Nước thải từ 90 nhà máy sản xuất dược phẩm
được xử lý bằng hệ thống xử lý nước thải chung công suất 1500 m3/ngày, sử dụng
một số phương pháp xử lý bao gồm cả xử lý sinh học và hấp phụ. Các con sông ở
thượng nguồn (đầu vào nhà máy xử lý) có nồng độ CIP khoảng 12 µg/l. Sau khi qua
hệ thống xử lý, CIP được đo ở nhiều điểm tại hạ lưu con sông. Tính từ nhà máy xử
lý cách hạ lưu 150 m đo được nồng độ CIP khoảng 2500 µg/l, cách hạ lưu 4km đo
được nồng độ CIP là 1100 µg/l và cách hạ lưu 30km đo được nồng độ CIP là 10
µg/l. Nghiên cứu khẳng định rằng việc xử lý và loại bỏ CIP trong nước thải khơng
hiệu quả, do đó tăng cơ hội có mặt của CIP ở tất cả các nguồn nước có liên quan.
Plosz et al. (2010) [6] đã tiến hành một nghiên cứu để so sánh sự xuất hiện
của CIP trong nước thải bệnh viện tại Brazil và sự xuất hiện của CIP trong nước
thải ở châu Âu cũng như Hoa Kỳ. Tại Hoa Kỳ, CIP trung bình trong dịng thải hạ
lưu là 0,15 mg/l, mức trung bình trong nước thải là 0,06 mg/l và giá trị trung bình
của nước bề mặt là 0,02 mg/l. Nghiên cứu cho thấy, ở Brazil lượng CIP trong nước
bề mặt cao, bởi vì ở các bệnh viện và nhà máy xử lý nước thường thiếu kỹ thuật
hiệu quả để loại bỏ CIP.
1.3. Phản ứng quang hóa trong phân hủy các chất hữu cơ
Giới thiệu về phản ứng quang hóa

 Khái niệm: Phản ứng quang hóa (UV) là những phản ứng hóa học xảy ra
trong đó năng lượng cần thiết cho phản ứng là bức xạ điện từ (năng lượng mặt trời
vùng tử ngoại hay vùng khả kiến).
Tia tử ngoại (hay tia cực tím, UV) là sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn
ánh sáng nhìn thấy nhưng dài hơn tia X. Phổ của tia cực tím chia ra làm các phần:
UVA (380-315 nm), hay gọi là sóng dài hay "ánh sáng đen" chiếm tới hơn 95%
trong số những tia UV chiếu xuống mặt đất; UVB (315-280 nm) gọi là bước sóng
8


trung bình; và UVC (ngắn hơn 280 nm) gọi là bước sóng ngắn. Trong phổ mặt trời,
5-10% bức xạ thuộc về vùng tia cực tím UV, trong khi đó tổng năng lượng mặt trời
ngày nắng trung bình ở mức 5kWh/m2 thì đây là nguồn năng lượng lớn và gần như
vơ tận.
 Cơ chế của phản ứng quang hóa: được chia làm hai giai đoạn, giai đoạn một
là giai đoạn khơi mào, chất tham gia phản ứng hấp thụ bức xạ điện từ (một photon)
thích hợp, chuyển lên trạng thái kích hoạt và có khả năng tham gia phản ứng mạnh
mẽ, có thể biểu diễn:
A
Trong đó:

+





A●

(1.1)


A● là trạng thái kích hoạt của A
A● có thể là nguyên tử, phân tử hay ion
A● sau đó có thể tham gia vào các quá trình sau:

-

Phản ứng tỏa nhiệt: A● → A + E với E là năng lượng giải phóng

(1.2)

-

Phản ứng phát huỳnh quang (phát xạ): A● → A + hυ

(1.3)

-

Phản ứng khử hoạt động do va chạm: A● + M → M● + A

(1.4)

-

Phản ứng tự phân ly: A● → D1 + D2

(1.5)

-


Phản ứng phân ly do cảm ứng: A● + M → D1 + D2 + M

(1.6)

-

Phản ứng ion hóa: A● → A+ + e-

(1.7)

-

Phản ứng với phân tử khác: A● + B → C

(1.8)

-

Sự chuyển hóa nội, động phân hóa: A● → B

(1.9)

 Cơ chế quá trình phân hủy hợp chất hữu cơ bằng quang hóa
Dưới tác dụng của bức xạ UV thích hợp, các chất hữu cơ chuyển từ trạng
thái cơ bản lên trạng thái kích thích. Ở trạng thái kích thích, chúng rất dễ tham gia
vào các phản ứng, đặc biệt là phản ứng oxy hóa – khử. Chất hữu cơ hấp thụ năng
lượng bức xạ UV lớn hơn năng lượng liên kết giữa các phân tử, do đó làm gãy mạch
vịng hoặc gãy các mối liên kết giữa C-C, C-Cl hoặc nguyên tố khác trong cấu trúc
phân tử của chúng và tạo ra các sản phẩm phụ.


9


Quá trình phân hủy trực tiếp một chất hữu cơ bằng tia UV trong môi trường
nước (nước cất, loại trừ các chất tác dụng phụ, các chất có tác dụng xúc tác) có thể
xảy ra theo 4 q trình:
1. Chất hữu cơ hấp thụ năng lượng hʋ từ các photon của UV và chuyển lên
trạng thái kích thích:
R-R + hʋ → R● + R●

(1.10)

Điều kiện để phản ứng phân hủy có thể xảy ra là chất hữu cơ phải hấp thụ
tốt trong dải bước sóng của đèn UV.
2. Phân tử nước bị phân hủy dưới tác dụng của UV:
H-OH + hʋ → H● + OH●

(1.11)

OH● + R-R → R-Rox + H2O

(1.12)

3. Nếu trong nước có đủ oxi hịa tan, dưới tác dụng của UV, xảy ra phản ứng
oxi hóa các chất hữu cơ:
H2O + R-R

hv ●
O + R-R-O (oxi hóa)


(1.13)

4. Do chất hữu cơ tồn tại trong môi trường nước, dưới tác dụng của UV, xảy ra
phản ứng thủy phân:
R-R + H-OH→ R-H + R-OH

(1.14)

 Hóa học cơ bản của Clo tự do trong nƣớc
Clo là một chất oxi hóa và chất khử trùng truyền thống được sử dụng rộng rãi
trong xử lý nước và nước thải. Nó tồn tại ở dạng khí (Cl2), dung dịch (HOCl,
NaOCl) và dạng rắn [canxi hypochlorite, Ca(OCl)2] [12,13,14]. Việc sử dụng clo
tương đối kinh tế so với các phương pháp khác tuy nhiên nó có thể dẫn đến sự hình
thành các sản phẩm khử trùng có hại như trihalomethanes (THMs) và haloacetic
acids (HAAs).
Khi thêm khí Cl2 vào nước, một phản ứng thủy phân xảy ra để hình thành
axit hypochlorous (HOCl), sau đó phân tách thành ion hypochlorite (OCl–), được
thể hiện trong phương trình (1.15) và(1.16):
Cl2 (aq) + H2O
HOCl



↔ HOCl + H+ + ClH+ +

OCl-

(1.15)
(1.16)


10


Một phần lớn các phân tử clo có thể hịa tan vào nước để tạo ra HOCl/OCltrừ trường hợp ở pH rất thấp và / hoặc nồng độ clorua cao. Khi NaOCl được cho
vào nước, HOCl/OCl- có thể được tạo thành theo các phản ứng (1.17)
NaOCl



Na+

+

OCl-

(1.17)

Tổng lượng HOCl và OCl- được nói đến như là clo tự do có sẵn. Các tỷ lệ
tương đối của các dạng clo phụ thuộc vào nhiệt độ và pH của dung dịch. Hình 1.6
minh họa ảnh hưởng pH đến tỉ lệ phân bố HOCl, ClO- ở 25°C, được xác định bằng
cách sử dụng phương trình (1.15) và (1.16).
Kết quả là, pH thấp ưu tiên cho khử trùng clo. Tuy nhiên, giá trị pH không
nên giữ rất thấp, vì ở pH thấp hơn 4, HOCl có thể chuyển về dạng khí hịa tan Cl2
có hại.

Hình 1.6. Sự ảnh hƣởng của pH đến tỉ lệ phân bố của các dạng clo tự do
 Quá trình UV / Chlorine
Quang phân Clo bởi tia UV là một quá trình tương đối phức tạp bao gồm một
loạt các phản ứng dây truyền với sự hình thành của nhiều sản phẩm và chất trung

gian, bao gồm OH● và Cl●. Các hệ số hấp thụ phân tử của HOCl, OCl (hình 1.7)
phụ thuộc vào bước sóng quang phân.
Ding Wang (2015)[10], đã nghiên cứu khảo sát các phản ứng dây chuyền
quang hóa của các dung dịch HOCl và OCl-. Trong môi trường kiềm ion OCl- là
11


dạng chiếm ưu thế, một vài các phản ứng quang phân ion OCl- ở 254, 313 và 365
nm đã được tác giả đề xuất, thể hiện trong các phương trình [1.18] tới [1.25].

Hình 1.7. Hệ số hấp thụ phân tử mol của HOCl, OCl- và NH2Cl
OCl- +

hυ → Cl- + O(3P)

(1.18)

OCl- +

hυ → Cl● + O-

(1.19)

OCl- +

hυ → Cl- + O(1D) λ < 320nm

(1.20)

O(3P) + OCl- →


OCl2-

(1.21)

O(3P) + OCl- →

OCl2-

(1.22)

O- + H2O ↔ OH● + OHOH● + OCl- → OCl• +
O- + OCl- → OCl•
Cl● + OCl- → OCl•

+
+

(1.17)
OH-

(1.23)

O2-

(1.24)

Cl

(1.25)


1.4. Phƣơng pháp phân tích thuốc kháng sinh CIP
Dựa vào cấu trúc và tính chất của CIP, có nhiều phương pháp xác định hàm
lượng trong nền mẫu thực phẩm như phương pháp so màu, sắc kí lỏng hiệu năng
cao (HPLC) với các đầu dò khác nhau như: đầu dò huỳnh quang, đầu dò UV, đầu
dò MS …
1.4.1. Phƣơng pháp trắc quang
Phương pháp phân tích trắc quang do có độ nhạy, độ chính xác và độ chọn
lọc khá cao nên dung để xác định hàm lượng nhỏ, hàm lượng trung bình và hàm
lượng lớn các nguyên tố trong nhiều đối tượng phân tích, phương pháp này được

12


thực hiện nhanh thuận lợi, thiết bị đơn giản và dễ tự động hóa nên được dùng rộng
rãi trong nhiều thí nghiệm nghiên cứu khoa học, phịng thí nghiệm ở nhà máy.
Ưu điểm: Phương pháp này sử dụng thiết bị đơn giản, dễ vận hành, chi phí
thấp nên được dùng để kiểm tra độ tinh khiết của chất hữu cơ.
Nhược điểm: Độ chọn lọc không cao, độ nhạy kém, phân tích các chất ở nồng
độ cao.
Dùng một số ion kim loại như Fe(III), Cu(II), Cd(II), Mn(II)…để tạo phức với
nhóm quionlone. Đo cường độ bước sóng của phức tạo thành bằng máy trắc quang.
Lập đồ thị biểu diễn cường độ hấp thu của chất tại bước sóng đó theo những nồng
độ khác nhau.

Hình 1.8. Phức tạo thành giữa Fe(III) với Ciprofloxacin (λmax = 430nm)

Ngồi kim loại có thể dùng axit Chloranillic, tetracyanoethylene để tạo hình
thành phức chất chuyển điện tích. Phức của axit Chloranillic có bước sóng λmax =
520 nm. Phức của tetracyanoethylene hình thành với Ciprofloxacin có λmax = 335

nm. Quy trình này được ứng dụng trong việc xác định thuốc với độ chính xác
99,91% đến 100,40% tùy theo từng chất.
1.4.2. Phƣơng pháp điện hóa
Một số phương pháp điện hóa đã được sử dụng để phân tích CIP nhưng
khơng phổ biến nhiều.

13


M.I. Rodríguez Cáceres,A. Guiberteau Cabanillas, T. Galeano Díaz, M.A.
Martínez Cas với nghiên cứu ―Simultaneous determination of quinolones for
veterinary use by high-performance liquid chromatography with electrochemical
detection’’ đã dùng phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao với đầu dị điện hóa
(HPLC-ECD) đã cho phép xác định đồng thời ba fluoroquinolone (FQs) trong đó có
Ciprofloxacin. Các FQs được phân tách trên cột Novapack C-18 và phát hiện bằng
thiết bị amperometric cell, hiệu điện thế giữa hai điện cực được thiết lập là +0,8V.
Chiết pha rắn đã được sử dụng để tách các chất phân tích trong mẫu thực. Giới hạn
phát hiện dưới 10 ng/g và hiệu suất thu hồi khoảng 90% cho cả ba chất.
1.4.3. Phƣơng pháp ELISA
ELISA (enzyme-Linked ImmunoSorbent Assay) hay EIA (Enzyme Immuno
Assay) là một kĩ thuật sinh hóa để phát hiện kháng thể hay kháng nguyên trong mẫu
xét nghiệm. Hiện nay ELISA được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nghiên
cứu như y học, nông nghiệp và đặc biệt là trong các quy trình kiểm tra an tồn chất
lượng các sản phẩm sinh học. Nguyên lý của ELISA chính là dựa vào tính đặc hiệu
kháng nguyên - kháng thể và gồm các bước cơ bản như sau:


Kháng nguyên - antigen chưa biết được gắn trên một bề mặt.




Kháng thể - antibody biết trước được "rửa" qua bề mặt đó. Kháng thể

này được gắn kết với enzyme.


Thêm vào một cơ chất, enzyme sẽ biến đổi cơ chất này và tạo tín hiệu

có thể xác định được.
Tuy nhiên, phương pháp ELISA chỉ là một phương pháp bán định lượng và
có độ chọn lọc và độ nhạy thấp. Sử dụng phương pháp ELISA trong xác định dư
lượng kháng sinh chỉ mang tính định tính, xác định có hay khơng dư lượng kháng
sinh trong mẫu.
Một số ứng dụng của ELISA như:
- Xác định nồng độ của kháng thể trong huyết thanh.
- Kiểm tra sự có mặt của kháng nguyên.
- Phát hiện các yếu tố có khả năng gây dị ứng trong thực phẩm.
- Xác định sự có mặt của dược phẩm.
- Xác định hoạt tính của một hợp chất sinh học.
14


1.4.4. Phƣơng pháp điện di mao quản
Phương pháp điện di mao quản được sử dụng với một số tính chất ưu việt
như hiệu quả tách cao, thời gian tách ngắn, lượng mẫu tiêu tốn ít. Phương pháp đã
được áp dụng để tách và xác định kháng sinh Ciprofloxacin trong một số đối tượng
mẫu khác nhau.
Francisco J. Lara và cộng sự trong nghiên cứu ―Multiresidue Method for the
Determination of Quinolone Antibiotics in Bovine Raw Milk by Capillary
Electrophoresis Tandem Mass Spectrometry‖ đã sử dụng phương pháp phân tích

mới dựa trên điện di mao quản vùng kết hợp với khối phổ hai lần (CZE-MS/MS)
cho việc xác định và định lượng đồng thời tám quinolone dùng trong thú y có trong
sữa bị. Các thơng số khác nhau (ví dụ thành phần đệm tách và các điều kiện) đã
được tối ưu hóa để có được một hệ thống tách đầy đủ và độ nhạy cao. Kết quả khả
quan thu được về độ tuyến tính (R2 nằm giữa 0,989 và 0,992) và độ chính xác (RSD
dưới 18%). Giới hạn phát hiện (LOD) và định lượng (LOQ) cho Ciprofloxacin
tương ứng là 6 và 24 ppb, thấp hơn dư lượng tối đa cho phép các chất này trong sữa,
hiệu suất thu hồi 81-110% cho thấy tiềm năng của CZE-MS/MS để phân tích các
kháng sinh quinolone quy định về chất lượng thực phẩm và các khu vực kiểm soát
an toàn.
Piotr Kowalski và Alina Plenis đã nghiên cứu ― Simultaneous determination
of six quinolone antibiotics in poultry and porcine samples

by capillary

electrophoresis‖. Trong nghiên cứu này phương pháp điện di mao quản (CE) đã
được dùng để xác định dư lượng của 6 quinolone (enrofloxacin, ciprofloxacin,
ofloxacin, lomefloxacin, norfloxacin, cinoxacin) trong thịt gà và cơ lợn. Các mẫu
được chiết pha rắn và cho qua cột C-18 trước khi phân tích bằng CE với đầu dò UV.
Phương pháp này xác nhận về độ chọn lọc, độ tuyến tính, độ chính xác, hiệu suất
thu hồi và sự ổn định. Các đường tuyến tính của các quinolone với R2> 0,999, CC,
CC cho các chất phân tích khoảng 3,2-16,9 ng/g và 3,5-20,3 ng/g tương ứng.
1.4.5. Phƣơng pháp HPLC
Trong những năm gần đây, phương pháp HPLC đã đóng một vai trị vơ cùng
quan trọng trong việc tách và phân tích các chất trong mọi lĩnh vực khác nhau, nhất
là lĩnh vực hố dược, sinh hố, hố thực phẩm, nơng hoá, hoá dầu, hoá học hợp chất
15


thiên nhiên, phân tích mơi trường,… đặc biệt là tách và phân tích lượng vết các

chất.
Do cấu trúc của Ciprofloxacin có khả năng hấp thu bước sóng tử ngoại nên
có thể dùng phương pháp HPLC - đầu dò UV ở bước sóng 275nm.
Ngun tắc: mẫu sẽ được kích thích với nguồn sáng có bước sóng là 276nm,
sau đó sẽ phát xạ ra bước sóng 442nm; đo cường độ chất ở bước sóng này theo
nồng độ, từ đó tính nồng độ của mẫu.
Bước sóng: λ kích thích: 276nm - 295nm; λ phát xạ: 442nm- 500nm;
Ưu điểm: Phương pháp này có độ nhạy và độ chọn lọc cao, phân tích được
các chất có nồng độ bé. Do vậy, phương pháp này được nghiên cứu rất nhiều và
được lựa chọn làm phương pháp chính trong tiêu chuẩn của Châu Âu.
1.4.6. Phƣơng pháp LC/MS
Nguyên tắc: Dựa trên ái lực của các cấu tử với pha tĩnh (thường là chất rắn
hoặc chất lỏng) và pha động mà mỗi cấu tử sẽ được rửa giải ra khỏi cột theo các thứ
tự khác nhau. Cấu tử ra khỏi cột sẽ được đưa vào đầu do MS và ở đây cấu tử ion
hóa, phân mảnh, được phát hiện dựa vào cường độ tỉ lệ m/z. Trên cở sở đó, đầu dị
MS cho phép nhận danh và định lượng một cách rõ ràng về một hợp chất cụ thể.
Với đầu dị MS nhóm fluoroquinolones có khuynh hướng tạo thành mảnh mẹ
và những mảnh con: [MH-H2O]+; [MH-CO2]+; [MH-H2O-NR]+; [MH-CO2-NR]+
Bảng 1.1. Các phân mảnh của Ciprofloxacin
Kí hiệu

Ý nghĩa

[MH-H2O]+

M + 1(H) – 18(H2O)

[MH-CO2]+

M + 1(H) – 44(CO2)


[MH-H2O-NR]+

M + 1(H) – 18(H2O) – M(NR)

[MH-CO2-NR]+

M + 1(H) – 44(CO2) – M(NR)

Phương pháp này có độ nhạy và độ chọn lọc rất cao. Phương pháp này rất
phù hợp cho việc phân tích dư lượng chất kháng sinh trong nước bề mặt.

16


Để có thể xác định riêng biệt Ciprofloxacin và các sản phẩm phụ cần phải sử
dụng phương pháp tách trước khi xác định do đó trong nghiên cứu này chúng tôi đã
chọn phương pháp HPLC-MS/MS để định lượng thuốc kháng sinh. Phương pháp
này có độ chọn lọc cao, độ nhạy cao và có thể phân tích hàng loạt mẫu nên rất thuận
lợi cho việc xác định Ciprofloxacin trong nghiên cứu sự phân hủy của thuốc kháng
sinh. Mặt khác nó cũng là phương pháp hiện đại và đang phát triển mạnh trong các
phịng thí nghiệm phân tích của các nước đang phát triển trên thế giới.
Đã có một số cơng trình nghiên cứu về kháng sinh Ciprofloxacin được công bố như
sau:
Theo nghiên cứu của B. Delepine, D. Hurtaud-Pessel và P. Sanders,
―Simultaneous determination of six quinolones in pig muscle byliquid
chromatography-atmospheric pressure chemical ionisation mass spectrometry‖
,nghiên cứu này sử dụng phương pháp LC - MS để xác định dư lượng của 6 loại
kháng sinh thuộc nhóm quinolone trong cơ lợn ở mức 7,5 g/kg. Ion hóa học áp
suất khí quyển (APCI) đã được sử dụng để kết hợp với LC-MS.

Theo nghiên cứu của Chui-Shiang, Wei-Hsien Wang và Chinen Tsai
―Simultaneous Determination of Eleven Quinolones Antibacterial Residues in
Marine Products and Animal Tissues by Liquid Chromatography with Fluorescence
Detection‖ nghiên cứu này nhằm xác định dư lượng 11 loại thuốc kháng sinh thuộc
nhóm quinolone trong cơ động vật bao gồm thịt gà, thịt lợn, cá và tôm bằng sắc kí
lỏng hiệu năng cao với tia cực tím (UV) và phát hiện huỳnh quang (FLD). Kết quả
cho thấy đã xác định được các quinolone với giới hạn định lượng tùy loại cơ dao
động từ 5 ng/g đến 28 ng/g.
Trong một nghiên cứu Alesha D. LaFleur, Kevin A. Schug ―A review of
separation methods for the determination of estrogens and plastics-derived estrogen
mimics from aqueous systems‖ nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá hiệu quả
phân tích của các phương pháp phân tích hiện đại mục đích để tìm ra biện pháp
phân tích tối ưu và tiết kiệm chi phí cho việc xác định các estrogen trong môi
trường nước, báo cáo này cho thấy giới hạn phát hiện đối với HPLC APCI/MS là
0,5-1 ng/l, đối với HPLC-MS/MS là 0,1-10 g/l, đối với HPLC-UV là 1,6-4,7 ng/l.
17


×